CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘ
2.2.1. Thanh toán xuất khẩu
Thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 còn ở mức rất hạn chế. Thị phần thanh toán xuất khẩu của chi nhánh còn khá nhỏ so với một số chi nhánh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Ngân hàng chưa duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng, chưa có những khách hàng thường xuyên. Do đó, các hình thức thanh toán quốc tế phát sinh mới chỉ mang tính tự phát và rất nhỏ lẻ, không ổn định qua các năm (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán xuất khẩu NHNNo Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: ngàn USD
Năm
TTXK L/C XK TT XK
Nhờ thu
XK Tổng
2004 Tốc độ tăng trưởng (%)Doanh số 254- 0- 0- 254- 2005 Tốc độ tăng trưởng (%)Doanh số -86.7333,70 0- 0- -86.7333,70
2006 Doanh số 0 1.364 0 1.364
Tốc độ tăng trưởng (%) - - - 3.947,5
2007 Tốc độ tăng trưởng (%)Doanh số 0- 124.853.067 0- 124.853.067
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.
Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội được thành lập vào tháng 07/2003 nhưng hoạt động thanh toán quốc chỉ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Tuy vậy, chi nhánh đã thực hiện mở L/C xuất khẩu với doanh số đạt 254 nghìn USD. Các hình thức khác như chuyển tiền xuất khẩu, Nhờ thu xuất khẩu không phát sinh.
Năm 2005 thanh toán xuất khẩu đạt mức tăng trưởng âm 86.73% so với năm 2004. Năm 2005 chỉ phát sinh hình thức L/C xuất khẩu có doanh số đạt 33.7 nghìn USD.
Hình thức chuyển tiền xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu không phát sinh. Có sự sụt giảm này là do nhiều nguyên nhân song có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:
• Chi nhánh vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu có khối lượng xuất khẩu ổn định, chưa có nhiều khách hàng, dịch vụ thanh toán xuất khẩu mới chỉ mang tính tự phát, không ổn định.
• Chính sách khách hàng chưa có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng thương mại khác, nên khó thu hút được các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
• Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh mới đi vào hoạt động, năm 2004, 2005 mới chỉ mang tính chất vừa phát triển vừa tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra chính sách phát triển phù hợp.
Năm 2006, là năm Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự kiện này đưa xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục. Năm 2006 cũng là năm Việt Nam tiếp nhận nhiều luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào trong nước và luồng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng tăng trưởng kỷ lục so với các năm trước. Kinh tế đạt mức tăng trưởng cao. Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cũng tăng trưởng đáng kể. Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cũng không nằm ngoài những tác động đó. Năm 2006 doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng đạt mức tăng trưởng 3947,5% so với năm 2005, mức tăng trưởng kỷ lục. Thanh toán xuất khẩu phát sinh 38 món chuyển tiền với trị giá 1.36 triệu USD với tổng phí thu được là 117.3 nghìn USD. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam được tập trung ở khu vực phía nam. Khu vực miền bắc chủ yếu tập trung một số doanh nghiệp xuất khẩu chè, xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, lụa … với khối lượng hàng xuất khẩu rất hạn chế. Trong khi Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội mới được thành lập năm 2003 với mạng lới chi nhánh làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế rât hạn chế. Hiện chỉ có hội sở và chi nhánh Bà Triệu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chi nhánh Lý Thường Kiệt cùng 03 phòng giao dịch mới đi vào hoạt động nên chỉ thực hiện marketing