Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘ

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004

Hà Nội giai đoạn 2004 - 2007

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Từ năm 2003 đến nay, mặc dù tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng (bao gồm cả thuận lợi và khó khăn). Song với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động của mình. Về tình hình huy động vốn của Chi nhánh. Kể từ năm 2003 đến nay đều có tốc độ tăng trưởng dương.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Hà Nội

Năm Chỉ tiêu Nội tệ (tỷ đồng) tỷ lệ tăng trưởng(%) Ngoại tệ (tỷ đồng) tỷ lệ tăng trưởng(%) 2003 387 - 206.9818 - 2004 1379 256,33 134 -35.26 2005 1450 5,15 231 72.39 2006 2144 48 202 -13 2007 3348 56 230 14

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội)

Năm 2004, tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của toàn chi nhánh như: Nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam nên tới 4.1 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2003; Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới; chính

sách quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ thận trọng và phù hợp với tình hình thực tế; chính sách cải cách tiền lương góp phần nâng cao mức sống của người dân. Vì vậy, năm 2004 lượng vốn huy động nội tệ của Chi nhánh tăng rất cao so với năm 2003, lên tới 1379 tỷ đồng, tăng 256.33 % so với năm 2003 (xem bảng 2.1).

Tuy nhiên là một chi nhánh mới thành lập Chi nhánh Đông Hà Nội đi vào hoạt động, còn gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, công nghệ, nhân lực, cơ sở vật chất …. chưa thể khắc phục ngay được, đồng thời chịu những tác động bất lợi của tình hình kinh tế xã hội như giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng; giá vàng tăng đến 16.2% .... gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Huy động ngoại tệ đạt mức độ tăng trưởng âm 35.26% so với năm 2003 (xem bảng 2.1). Năm 2005, là năm đạt thắng lợi lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, cải cách chính sách tài chính tiền tệ. Song năm 2005 cũng là năm có nhiều biến động bất lợi cho nền kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng tài chính nói riêng như: diễn biến khó lường của giá dầu, thời tiết, dịch bệnh, sự tăng lãi suất của các ngoại tệ mạnh như USD, EUR ….. Tất cả đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của toàn Chi nhánh. Ban lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội cũng sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ để phát triển hoạt động kinh doanh cùa Chi nhánh. Năm 2005, huy động nội tệ đạt 1450 tỷ đồng, huy động ngoại tệ đạt 231 tỷ đồng (bảng 2.1). Trong đó tiền gửi không kỳ hạn đạt 219 tỷ đồng, chiếm 13%; có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1105 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66%; Có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 357 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% (Xem Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội). Năm 2006, 2007 là những năm đầu Việt Nam ra nhập WTO. Việt Nam đã có sự cải cách mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính tiền tệ ngân hàng nói riêng; thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh; luồng vốn đầu tư FDI và FPI chảy vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 2006 FDI đổ vào Việt Nam là 10.2 tỷ USD; năm 2007 là 20 tỷ USD. Những biến động đó đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Năm 2006, tình hình huy động nội tệ

đạt 2144 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2005, huy động ngoại tệ chỉ đạt 202 tỷ đồng giảm 13% so với năm 2005. Năm 2007, huy động nội tệ đạt 3348 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2006; huy động ngoại tệ đạt 230 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2006 (Xem bảng 2.1).

2.1.2.2. Đầu tư vốn

Hai hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là huy động vốn và đầu tư vốn. Nhìn chung hoạt động đầu tư vốn của ngân hàng nông nghiệp Đông Hà Nội có mức tăng trưởng dương từ năm 2003 đến nay song tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm

(xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tình hình đầu tư vốn của NHNo&PTNT- chi nhánh Đông Hà Nội (giai đoạn 2004 – 2007). Năm Chỉ tiêu Nội tệ (tỷ đồng) Tăng trưởng(%) Ngoại tệ (tỷ đồng) Tăng trưởng(%) 2004 625 147 75 60 2005 732 17,12 101 34,67 2006 883 21 138 37 2007 1162 31,59 138 0

(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm của Ngân hàng Nông nghiệ Đông Hà Nội)

Cũng như phân tích ở trên, tình hình đầu tư vốn của Chi nhánh Đông Hà Nội – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

Mức tăng trưởng đầu tư vốn bằng đồng nội tệ là khá ổn định qua các năm. Năm 2006 tăng 21% so với năm 2005; năm 2007 tăng 31.59% so với 2006 (Xem bảng 2.2).

Tổng dư nợ cả nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng dần theo các năm, trong đó tỷ lệ tăng trưởng ngoại tệ có tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của nội tệ từ năm 2004 đến 2006.

Năm 2007, công tác tín dụng đạt được nhiều kết quả với sự tăng trưởng cao. Tổng dư nợ là 1.329 tỷ (tính cả 29.9 tỷ đồng cho vat Ngân hàng chính sách và 100 tỷ cho vay Ưu đãi đầu tư), dư nợ thông thường là 1.200 tỷ, đạt tốc độ 27% và hoàn thành kế hoạch năm.

Chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó Chi nhánh chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiên quyết chỉ cho vay các dự án có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, Chi nhánh đã thực hiện không chi vay các dự án, các phương án không khả thi.

Vấn đề nợ xấu đã được giải quyết rất mạnh mẽ (trong tháng 12 Chi nhánh đã thực hiện thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 5,3tỷ đồng). Có những tháng trong năm, tỷ lệ nợ xấu lên đến trên 8% song được sự chỉ đạo kiên quyết của Ban lãnh đạo cùng với những cố gắng của đội ngũ cán bộ tín dụng, đến cuối năm nợ xấu giảm còn 5,7%/tổng dư nợ (trong đó tỷ lệ nợ xấu kế hoạch giao là < 7%).

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w