Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thư gửi tổng thư kí liên hợp quốc 12-1946, đã long trọng tuyên bố: “VN sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác mọi lĩnh vực: Dành sự tiếp nhân thuận lợ
Trang 1A/ LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập quốc tế, trước hết và chủ yếu trên bình diện kinh tế, là một nội dung quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng ta, hướng tới việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước nhà Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động, từ khi tiến hành đổi mới đến nay, những thành tựu to lớn đạt được đã góp phần đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đẩy lùi cuộc bao vây cấm vận của các thế lực đế quốc phản động, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng XHCN
Trong suốt qua trình thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, có một thành phần không thể thiếu được Đó là Nhà nước ta-Nhà nước CHXHCN Việt Nam Nhà nước đã thực hiện quản lí rất hiệu quả dưới
sự lãnh đạo của Đảng Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là bảo đảm công bằng xã hội
Để thấy được ró hơn tầm quan trọng của quản lí Nhà nước trong bối
cảnh hội nhập hiên nay, chúng ta hãy cùng nghiên cứu đề tài: “Vai trò của
Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
Trang 2M ỤC L ỤC
A/Lời nói đầu……… 1
Mục lục……….… 2
B/Nội dung……….….3
1.Tìm hiểu chung về Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế … 3
2.Tất yếu của HNKTQT.……….… 4
3.Sự hình thành đường lối HNKTQT của Đảng và Nhà nước ta ……5
4.Tác động của HNKTQT tới Việt Nam ……….7
5.Chủ động HNKTQT-những thành tựu quan trọng.………8
6.Vai trò của Nhà nước trong tiến trình HNKTQT… ……….9
C/Kết luận……….15
D/Danh mục tài liệu tham khảo……….16
Trang 3B/ NỘI DUNG
1 Tìm hiểu chung về Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế(HNKTQT):
1.1 Nhà nước:
1.1.1.Bản chất:
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước XHCN- là Nhà nước kiểu mới, bản chất khác với các kiểu Nhà nước bóc lột Bản chất của Nhà nước
do cơ sở kinh tế XHCN và đặc điểm của quyền lực chính trị của CNXH qui định
1.1.2 Đặc trưng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam:
a, Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực Nhà nước
b, Nhà nước là biểu hiên tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam
c, Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
d, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN
e, Nhà nước thực hiện chính sách hoà bình hữu nghị với các nước trên thế giới
1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta:
1.2.1.Khái niệm:
Hiểu HNKTQT như thế nào? Thiết nghĩ đó trước hết là nhận thức rằng nền kinh tế thế giới là một tổng thể thống nhất, trong đó có sự tương tác giữa các nền kinh tế quốc gia, cũng như giữa từng nền kinh tế quốc gia với quy luật, cơ chế, tập quán vận hành của kinh tế toàn cầu sẽ qui định một cách cơ bản sự phát triển và hưng thịnh của mỗi nền kinh tế quốc gia và của
cả kinh tế thế giới Nói cách khác, trong thời đại quốc tế hoá, không một nền kinh tế nào co thể phát triển trong sự khép kín biệt lập Thực ra, dân tộc Việt Nam trong lịch sử của mình, đặc biệt từ khi có Đảng, đã khẳng định giá trị của hội nhập kinh tế khi kết hợp cộng hưởng tài tình nội lực với ngoại lực trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà và lập lại hoà bình Đương nhiên phương thức, quà trình, hiệu quả của HNKTQT của một quốc gia sẽ tạo nên mức độ phát triển khác nhau của từng nền kinh tế quốc gia Điều này càng đúng khi thế giới đi vào toàn cầu hoá
1.2.2.Mục tiêu:
Nghị quyết 07 của Bộ chính trị nêu rõ: “Chủ động HNKTQT nhằm
mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lí để đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiên thắng lợi những
Trang 4nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001-2010 và
kế hoạch 5 năm 2001-2005”
1.2.3.Nội dung của HNKTQT:
Tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới, nhất là WTO Trong khuôn khổ WTO, hiệp định chủ yếu là tổng hiệp định về thuế quan và thương mại năm 1994(GATT) kèm theo 122 hiệp định cụ thể, tổng hiệp định
về dịch vụ, hiệp định về tài sản trí tuệ liên quan tới thương mại(TRIPS) Các
tổ chức kinh tế quốc tế, về cơ bản, đều hoạt động theo nguyên tắc chung của WTO, nhưng mỗi tổ chức lại có yêu cầu cụ thể về nội dung, lộ trình, mốc thời gian hội nhập khác nhau mà các nước tham gia phải tuân thủ Tron thời gian qua, chúng ta đã và đang tham gia thực hiện những kam kết của AFTA, APECT, ASEM và gần đây nhất là WTO
1.2.4.Phương trâm:
Bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi trong quan hệ song phương Theo nguyên tắc này, một mặt không để thiệt hại đến lợi ích kinh tế cần có và hợp
lí mà ta được hưởng, mặt khác phải chấp nhận một sự chia sẻ hợp lí cho các đối tác, tuỳ theo mức đóng góp của mỗi bên tham gia hợp tác
2.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức thiết của đất nước
ta Nhận rõ lợi thế và thách thức để chủ động hội nhập là điều hết sức cần thiết Có vậy chúng ta mới đẩy nhanh quá trình hội nhập với quy mô rộng
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối
xử không công bằng Hiện nay Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thao túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới, nếu chúng ta còn đứng ngoài tổ chức này, thì tất nhiên sẽ rất yếu thế trong giao thương Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá,
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm
Mở cửa hội nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra,
mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở
Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt
Trang 5nào hơn Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mất truyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà xã hội lành mạnh và phát triển
3.Sự hình thành đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta:
Tư tưởng mở cửa, hôi nhập kinh tế với khu vực và thế giới đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thư gửi tổng thư kí liên hợp quốc (12-1946), đã long trọng tuyên bố: “VN sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác mọi lĩnh vực: Dành sự tiếp nhân thuận lợi cho sự đầu tư của các nước tư bản, nhà kĩ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kĩ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”
Sau khi đất nước thống nhất, tại đại hội IV, Đảng ta nhấn mạnh vai trò của kinh tế đối ngoại, khẳng định phải: “Kết hợp phát triển kinh tế trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài Do tầm quan trọng đặc biệt của nó, công tác kinh tế đối ngoại phải được tăng cường”
Bước vào thời kì đổi mới, đứng trước nhu cầu cấp bách phải đưa nền kinh tế nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng, phá thế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mĩ, đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại với hội nhập quốc tế ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và được thực hiện tích cực hơn Đại hội VI của Đảng(1986) khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đồng thời mở ra bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
Tại đại hội lần VII(1991), ta tuyên bố đường lối đối ngoại rộng mở:
“VN muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” theo nguyên tắc cơ bản là: “Mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi”
Chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng ta thời kì đổi mới tiếp tục được
bổ sung cụ thể hơn Nghị quyết Hội nghị TW 3(khoá VII) ngày 29-6-1992, nhấn mạnh chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó
Trang 6“cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như quĩ tiền tệ quốc tế(IMF), ngân hàng thế giới(WB), ngân hàng châu Á(ADB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu Á-Thái Bình Dương” Tiếp đó ngày 22-11-1994, Bộ chính trị ban hành quyết định số 1005 CP/VPTW, giao cho chính phủ soạn thảo và gửi đơn xin gia nhặpWTO Theo quyết định số 493 CV/VPTW của bộ chính trị, ngày 14-6-1996, VN đã gửi đơn xin gia nhập diễn đàn APEC
Trên cơ sở những thành tựu đạt được, đại hội VIII của Đảng(1996) chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Tiếp đó, bộ chính trị ra nghị quyết số 01/NQ-TW, ngày 18-1-1996 về “mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996-2000”
Bước vào những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, đại hội IX của Đảng đã
bổ sung và phát triển đường lối hội nhập kinh tế quốc tế: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo
vệ môi trường”1
4 Tác động của HNKTQT tới VN:
4.1.Những thời cơ thuận lợi:
4.1.1 Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước, không bị phân biệt đối xử, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia
4.1.2 Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lí theo qui định của các tổ chức kinh tế quốc tê mà VN tham gia thì môi trường kinh doanh của nước ta sẽ ngày càng được cải thiện
4.1.3 Vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định
các chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lí hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp
1 Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiên đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,nxb chính trị quốc
gia,H.2001,tr.120
Trang 74.1.4 Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể
chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, APECT, ASEM và đặc biệt gần đây nhất là tổ chức thương mại thế giới WTO, thì hôi nhập kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta động bộ hơn, có hiệu quả hơn
4.1.5 Việc hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là WTO, sẽ nâng cao vị thế của
ta trên trường quốc tế, tạo điều kiên thuận lợi cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương trâm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển toàn diên
4.2.Những thách thức mà VN phải đối đầu:
4.2.1 Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện
rộng hơn, sâu hơn
4.2.2 Sự phân phối lợi ích của toàn cầu hoá (giữa các nước và trong một
nước) là không đồng đều, do đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an
sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của
Đảng: “Tăng trươngt kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”
4.2.3 Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ
thuộc lẫn nhau giữa các nước sữ tăng lên, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ
chế quản lí phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới
4.2.4 Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ
môi trường gắn với, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc và văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo
đồng tiền…
5.Chủ động HNKTQT-những thành tưu quan trong:
Tính đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước,
đã tham gia vào các tổ chức lớn như ASEAN, APECT, ASEM và mới đây nhất là WTO Chúng ta đẩy mạnh quan hệ quan hệ buôn bán từ chỗ chỉ dựa vào các nước Đông Âu, đã mở rộng quan hệ buôn bán với 224/255 thị
Trang 8trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký 87 hiệp định thương mại song phương( cả kí mới và kí lại) Việt Nam cũng đã kí hơn 350 hiệp định hợp tác
và phát triển với các nhà tài trợ, 48 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,
42 hiệp định tránh đánh thuế hai lần và 37 hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế khác
Việc gia tăng quan hệ kinh tế thương mại, gia tăng kim ngạch xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Từ một nước có mức tăng trưởng kinh tế thấp kém, tới nay, Việt Nam liên tục đạt mức tăn trưởng hơn 7%,nhiều năm chỉ đứng sau hai mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 50% GDP năm 2004
Từ hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư công nghệ và kĩ năng quản lí Tính tự năm 1988 đến hết tháng 5/2005, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho hơn 6400 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí kể cả tăng vốn là 60,5 tỷ USD, trong đó có 5412
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí là 48,49 tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 26 tỷ USD Cho tới nay, đã có doanh nghiệp của hơn 70 nước
và vùng lãnh thổ có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn
có tiềm lực kinh tế-công nghệ, góp phần làm thay đổi trình độ sản xuất ở Việt Nam Đặc biệt, đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam: năm 1990, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ chiếm 19,5% đến năm 2004 là 54%( kể cả xuất khẩu dầu thô)
Bên cạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam còn tranh thủ nguồn viên trợ phát triển chính thức(ODA) ngày càng lớn Vốn ODA của các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam, từ 1993 đến 2004 đã tăng lên tới 28,78 tỷ USD Tính đến 20/12/2004, giá trị các hiệp định đã kí kết đạt 20,593 tỷ USD Năm 2005, Việt Nam huy động được ODA ở mức kỉ lục là 3,4 tỷ USD, tăng 600 triệu USD so với năm 2004
Sự hội nhập kinh tế đã thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tạo khả năng cạnh tranh Từ chỗ chỉ hơn 10.000 doanh nghiệp, đến nay đã có khoảng 106 nghìn doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Chỉ tính riêng đội ngũ tham gia hoạt động xuất khẩu tới năm 2005 đã là 35.714 doanh nghiệp, tăng gấp 965 lần so với năm 1986(37 công ty), trong đó doanh nghiệp nhà nước là 4.296 và 31.418 doanh nghiệp thuộc các loại hình khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI Đội ngũ các doanh nghiệp hùng hậu hơn, trưởng thành hơn, vững vàng hơn
Trang 96.Vai trò của Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế:
Những thành tựu phát triển kinh tế kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế trong những năm vừa qua là một minh chứng rõ nét nhất về vai trò của Nhà nước ta trong việc phát triển nền kinh tế thị trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế thấy rằng: một trong những nội dung quan trọng mà các nhà kinh tế bàn đến là vai trò của nhân tố Nhà nước trong điều hành quản lý nền kinh tế Bởi lẽ, vấn đề nhà nước là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, không những ở nước ta mà ở cả nhiều nước trên thế giới, vì muốn tìm tòi mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn
Nếu trước đây Nhà nước là cho phép và quyết định (theo cơ chế xin -cho), thì ngày nay, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, là Nhà nước tạo khung khổ pháp luật để mọi công dân tự do kinh doanh theo pháp luật và hỗ trợ giúp đỡ, đồng thời giám sát để doanh nghiệp và dân doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách lớn để phát triển nhanh và bền vững:
[1].Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lí, nhằm
hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện các kam kết
Các ưu tiên có việc đảm bảo cụ thể, công khai, minh bạch, phù hợp với nội dung của luật; việc xoá bỏ mọi hình thức bao cấp; các cải tổ về tài chính, ngân hàng, thị trường đất đai và bất động sản…, và việc đẩy mạnh cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm và các chính sách an sinh xã hội Sau cùng
là việc đổi mới cơ chế quản lí các cơ quan khoa học công nghệ theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự hạch toán, gắn kết với việc đổi mới công nghệ sản
xuất ở doanh nghiệp, nhằm phát triển thị trường khoa học công nghệ Tăng
cường trình độ công nghệ trong từng ngành sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao - cũng chính là những ngành có giá trị gia tăng lớn
Phải cải cách việc điều hành cơ chế quản lý ngân sách nhà nước.
Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi mà Quốc hội vừa thông qua Điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách
Trang 10nhà nước phù hợp với tiến trình cắt giảm thuế nhập khẩu và sự thay đổi của các luật thuế có liên quan Điều chỉnh cơ cấu chi đầu tư hợp lý, phù hợp với tiến trình hội nhập, ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, kiên quyết xóa bỏ bao cấp cho các doanh nghiệp ; chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình hội nhập, như lao động, việc làm, đào tạo lại công nhân
[2].Thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ
các thủ tục giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng hoá và dịch vụ vào kinh doanh…Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lí là một trong những tiêu chí của xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” và là yêu cầu cấp bách hiện nay, và là tiền đề chống tham nhũng, điều kiện để tạo ra thị trường cạnh tranh, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và công dân,
là điều kiện bảo đảm hiệu quả của tăng trưởng
Phải tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ tài chính ở tất cả các cấp, các ngành, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập tài chính quốc tế Việc nâng cao năng lực cán bộ tài chính bao gồm nhiều
việc thực hiện một cách đồng bộ, như : sắp xếp lại tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới ; đổi mới quy trình, thủ tục trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, ngân sách, đầu tư phù hợp với đổi mới về mặt chính sách và tiến trình hội nhập trong những năm sắp tới Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương, từ cán
bộ hoạch định chính sách đến cán bộ triển khai thực hiện Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế
[3].Sắp xếp lại các cơ quan quản lí Nhà nước, theo yêu cầu quản lí đa
ngành, đa lĩnh vực Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp, vừa bảo đảm tập trung thống nhất, vai trò chủ đạo và điều phối của ngân sách trung ương, vừa phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm và tính chủ động trong quản lý ngân sách của các bộ, ngành địa phương và đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách Cần phân cấp quản lý nhà nước theo nguyên tắc "những hoạt động gắn liền với quyền lợi người dân do chính quyền cấp gần dân nhất chăm lo, chính quyền cấp trên chỉ thực hiện những nhiệm vụ có quy mô lớn
mà cấp dưới không thực hiện được hoặc những việc mang tính liên vùng"
[4]. Đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực Hiện tại, chúng ta
chỉ có lợi thế cạnh tranh thực tế trong những ngành nghề đòi hỏi sử dụng