1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu ba phương diện văn sử triết trong tác phẩm quân trung từ mệnh tập

99 526 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 492,5 KB

Nội dung

Có thể nói, “Quân trung từ mệnh tập” mà Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo chính là tập văn ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, nhân nghĩa tự cường, nêu b

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới toàn thể Quý thầy cô trường Đại học Hải Phòng, Quý thầy cô khoa Ngữ Văn đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại nhà trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thị Kim Hoa đã tận tình giúp đỡ, động viên và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp “trồng người”

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 20 tháng 4 năm 2016 Sinh viên thực hiện

Trang 3

lẽ văn học chính là tấm gương phản chiếu rõ nhất hiện thực đời sống xã hội

và văn học bắt nguồn từ hiện thực là vì thế Bởi vậy, tùy vào từng hoàn cảnh của từng giai đoạn khác nhau mà văn học lại có sự biến đổi phù hợp với thực tiễn của xã hội cùng vận mệnh dân tộc Trong lịch sử văn học Việt Nam, văn học trung đại là giai đoạn văn học đạt những thành tựu lớn, góp phần không nhỏ vào thành tựu của cả nền văn học nước nhà Chính vì thế, nền văn học trung đại Việt Nam có một vị trí cực kì quan trọng trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý báu của nền văn học dân tộc Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với vận mệnh đất nước và con người Đó là những bài

ca yêu nước, là những áng văn thể hiện nỗi đau đáu, day dứt về số phận con người Có thể nói, tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và tư tưởng nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong thơ ca trung đại Việt Nam Có lẽ không có thời kì văn học nào lại đạt nhiều thành tựu cũng như để lại những giá trị to lớn

về mọi mặt không chỉ trên lĩnh vực văn học mà còn trên các mặt quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục…như giai đoạn này Văn học trung đại đã đánh dấu những bước tiến vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển nền văn học Việt Nam Đã có rất nhiều tác phẩm văn học trung đại là minh chứng

rõ nét cho sự thành công ấy Và “Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi là

minh chứng tiêu biểu hơn cả

1.2 Nguyễn Trãi là tác gia lớn của văn chương trung đại Việt Nam, “là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc” (Phạm Văn Đồng)

Văn chương Nguyễn Trãi là thứ văn chương có sức mạnh bằng mười vạn

quân, “có đủ sức để sửa sang việc đời” (Ngô Thế Vinh) Trong sự nghiệp sáng

tác của mình, Nguyễn Trãi đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn chính luận Văn chính luận của Nguyễn Trãi có nội dung

yêu nước sâu sắc và tính chiến đấu cao Điều đó được thể hiện rõ trong “Quân

Trang 4

trung từ mệnh tập”, đây là một tác phẩm văn chính luận xuất sắc, phản ánh

tình hình địch và ta trong các giai đoạn chính của cuộc kháng chiến

1.3 “Quân trung từ mệnh tập” là tập hợp các văn kiện lịch sử - binh

vận – ngoại giao do Nguyễn Trãi soạn thảo Tập quân trung từ mệnh này có

“sức mạnh hơn mười vạn quân” được thể hiện qua những bức thư chiến luận thực chất là sức mạnh được tạo nên từ ngòi bút thiên tài và lòng yêu nước nồng nàn, kết hợp với sự cứng rắn mềm dẻo cũng như tư tưởng chiến lược

đúng đắn của Nguyễn Trãi Trong “Quân trung từ mệnh tập” bằng lời lẽ đanh

thép, Nguyễn Trãi đã dõng dạc tuyên bố về chủ quyền, về nền văn hiến lâu đời của dân tộc không một thế lực thù địch nào có thể hủy hoại được Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh một chân lí hiển nhiên: chính nghĩa luôn luôn chiến thắng phi nghĩa và chính lòng yêu nước sục sôi, lòng căm thù giặc sâu sắc cùng tinh thần đoàn kết, quật cường quật khởi của nhân dân Đại Việt đã giúp cho cuộc khởi nghĩa của dân tộc đi đến thắng lợi toàn diện, chấm dứt thời kì đau thương của dân tộc, mở ra một giai đoạn mới, một cuộc sống mới Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn tố cáo tội ác man rợ của giặc ngoại xâm đã gây ra biết bao đau khổ cho nhân ta, cùng với đó là tấm lòng nhân nghĩa của ta đối với kẻ thù xâm lược

Cho đến ngày nay, giá trị của “Quân trung từ mệnh tập” vẫn còn

nguyên vẹn, vẫn tạo dấu ấn riêng và có chỗ đứng vững chắc trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng và trong toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung Tác phẩm có thể coi như những thước phim lịch sử, quay lại một cách trung thực nhất về tội ác, sự gian dối của giặc Minh, về những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Lam Sơn và khẳng định chiến thắng chính đáng của non sông Đại Việt Tác phẩm là cảm hứng anh hùng hào hùng sôi nổi, mãnh liệt Tác phẩm đã tạo nên sự tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc Tác phẩm đã bộc lộ sự căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi

Trang 5

thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi

trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước Có thể nói, “Quân trung từ mệnh tập” mà Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo chính là tập văn ca

ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, nhân nghĩa tự cường, nêu bật sức mạnh của dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi nghĩa của giặc Minh, mở ra một kỷ nguyên mới của độc lập tự do, hoà bình cho lịch sử

“Quân trung từ mệnh tập” như những tư liệu vô cùng quý giá giúp cho

các thế hệ đời sau có cái nhìn chính xác cuộc chiến đấu kiên trì, bền bỉ làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta Thông qua tác phẩm, một lần nữa khẳng định được tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân Đại Việt

“một dân tộc dù nhỏ nhưng mỗi khi đã đoàn kết lại thành một khối, kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của lực lượng tiến bộ trong xã hội và có đường lối đúng đắn thì nhất định cuối cùng sẽ giành được thắng lợi, sẽ nhấn chìm tất cả

lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh tuyển tập), từ đó hun đúc lòng

yêu nước, lòng biết ơn, tự hào những quân dân Đại Việt đã hi sinh cho nền

độc lập dân tộc Đúng như Hồ Chủ tịch đã nói: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta Chúng ta có quyền

tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” Mặc dù đã

trôi qua mấy thế kỉ nhưng lịch sử oai hùng của khởi nghĩa Lam Sơn cùng với tên tuổi của những anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi và những chiến thắng lẫy lừng ở Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang…vẫn rất gần gũi trong trí óc và tâm tư của mỗi chúng ta Chúng ta mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc và tự hào với quá khứ hào hùng đó Có thể

Trang 6

nói, “Quân trung từ mệnh tập” là hiện tượng có một không hai trong lịch sử

văn học Việt Nam Với ngòi bút của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi -

nhân vật toàn tài số một của thời phong kiến, những bức thư mà ông viết gửi cho các tướng giặc góp phần rất lớn vào chiến thắng chung của cuộc kháng chiến Hơn thế những bức thư ấy đã trở thành bằng chứng hùng hồn khẳng định sức mạnh của quân dân Đại Việt, một dân tộc quyết không chịu làm nô

lệ Bởi thế, Nguyễn Trãi và “Quân trung từ mệnh tập” luôn được nhiều thế hệ

người Việt Nam ngưỡng mộ, yêu thích và nghiên cứu tìm hiểu

1.4 Trong chương trình phổ thông có học “Lại thư cho Vương Thông” trích trong “Quân trung từ mệnh tập” Đây là một tác phẩm được phân tích,

bình giảng rất kỹ lưỡng, sâu sắc qua nhiều thế hệ Đồng thời với những giá trị bất hủ của mình, tác phẩm đã được nhiều học giả, nhiều các nhà nghiên cứu và những người quan tâm tìm hiểu trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên vấn đề văn sử

triết bất phân trong “Quân trung từ mệnh tập” chưa được tìm hiểu một cách

thấu đáo

Từ lý do trên cùng với lòng yêu thích tác phẩm văn học và tác gia

Nguyễn Trãi, chúng tôi xin chọn đề tài “Tìm hiểu ba phương diện văn - sử - triết trong tác phẩm Quân trung từ mệnh tập” để làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp

2 Lịch sử vấn đề

Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc, một nhân vật

vĩ đại của lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XV, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà chính trị thiên tài, một nhà văn lớn tiêu biểu cho những tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân dân, nhân nghĩa, hòa bình mãi mãi sáng rực Số lượng các chuyên luận, các công trình nghiên cứu, các bài báo, bài tựa viết về Nguyễn Trãi và thơ văn ông cũng không thua kém bất cứ một tác gia nào của văn học trung

đại “Quân trung từ mệnh tập” là một trong những tác phẩm còn lại của

Nguyễn Trãi Đó không những là một tác phẩm văn học mà còn là một nguồn

Trang 7

tư liệu lịch sử có giá trị để nghiên cứu về khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo cũng như để nghiên cứu về nghệ thuật quân sự Việt Nam Bởi thế mà từ lâu, việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn học và sử học Phần lớn các ý kiến phê bình, đánh giá đều nhận thấy vai trò và vị trí quan trọng của tập văn trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi nói riêng và văn học dân tộc nói chung cũng như sự nghiệp đấu tranh chính trị của quân dân ta.Và đến nay đã

có nhiều công trình nghiên cứu về cá nhân con người Nguyễn Trãi cũng như

về thơ văn của ông một cách rất sâu sắc

Trải qua 10 thế kỷ sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong các hoạt động sáng tạo văn hóa tinh thần, cha ông ta đã tạo dựng được một di sản văn hóa thành văn khá đồ sộ Nhưng trải qua bao cuộc bể dâu, nhiều phen binh lửa những di sản văn hóa bị mất mát đi nhiều.Nguyên nhân chiến tranh là một nhân tố tàn phá sách vở nghiêm trọng nhất Nhưng ngoài lý do chiến tranh, còn nhiều lí do khác nữa hủy hoại kho tàng di sản văn hóa của dân tộc: khoảng cách giữa người sáng tác và độc giả khiến cho tác phẩm không được phổ biến rộng và dần dần bị thất truyền, hoặc các triều đại phong kiến hạn chế việc in sách (triều Lý – Trần chỉ có kinh bổn Phật giáo được in tự do còn các loại sách khác đều phải chờ “thánh chỉ”) Vì thế, phần lớn những tác phẩm còn lại đều là nhờ công lao sưu tầm của các nhà nghiên cứu Đối với thơ văn của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, ngoài những lý

do trên, còn do một nguyên nhân oan nghiệt khác, ông bị triều đình phong kiến nhà Lê kết tội oan và tru di tam tộc; từ đó mọi sáng tác thơ văn của ông cũng bị hủy hoại Những gì còn lưu lại được là nhờ tấm lòng ưu ai nhiệt huyết của bao thế hệ cha ông trong suốt mấy trăm năm qua đã liên tục tìm kiếm, sưu tập

Trang 8

Sau vụ án Lệ Chi viên năm 1442, năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan và khôi phục chức tước cũ cho Nguyễn Trãi, sai tìm con cháu ông Năm 1467, Lê Thánh Tông hạ chỉ cho Trần Khắc Kiệm tìm kiếm những

di cảo thơ văn của cố Hàn lâm thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi Trong khoảng đời Hồng Đức (1470-1494), Trần Khắc Kiệm đã dày công sưu tầm và biên tập

thành hai tác phẩm của Nguyễn Trãi đó là Ức Trai thi tập và Quân trung từ mệnh tập Công lao của Trần Khắc Kiệm rất lớn nhưng ông cũng chỉ thu thập được một phần di cảo của Nguyễn Trãi Khi Lê Quý Đôn viết Đại Việt thông

sử và trong lời đề tựa năm Cảnh Hưng 10 (1749) thì hai tác phẩm này vẫn còn

và cho biết thêm: Ức Trai thi tập gồm 3 quyển và Quân trung từ mệnh tập có

1 quyển Không lâu sau đó, hai tập này đã không còn nữa Vào đầu thế kỷ XIX, Dương Bá Cung (1791 - 1868) người cùng làng Nhị Khê với Nguyễn Trãi, vốn yêu mến thơ văn Nguyễn Trãi từ lâu, xót xa trước tình trạng thất tán của nó, lại cảm thông sâu sắc với sự nghiệp của người anh hùng đã đứng ra

cặm cụi tìm tòi, “thường du lịch trong Nam, ngoài Bắc, hễ gặp sĩ phu là tìm hỏi, kê cứu”, công việc âm thầm kéo dài khoảng 10 năm (1823 - 1833) thì tạm hoàn thành và mãi 30 năm sau (1868) Ức Trai di tập của Dương Bá Cung mới

được đem xuất bản và in thành sách Ba mươi lăm năm đó là khoảng thời gian

mà Dương Bá Cung, Nguyễn Năng Tĩnh và Ngô Thế Vinh bàn bạc, trao đổi

để bổ sung chỉnh lý văn bản Ức Trai di tập Như vậy là kể từ năm 1833, sau

hàng chục năm sưu tầm, kê cứu, Dương Bá Cung đã cơ bản hoàn thành bộ sách, ông mang bộ sách đó đến nhờ Nguyễn Năng Tĩnh biên soạn, sắp xếp, phê bình, kiểm duyệt và viết lời tựa Sau khi được Nguyễn Năng Tĩnh giúp đỡ

và góp ý, ông lại mang về bổ sung và hiệu chỉnh Đến năm 1834, ông lại mang

bộ sách đến nhờ Ngô Thế Vinh xem và góp ý những chỗ cần hiệu chỉnh, ông lại tiếp tục sửa đổi theo gợi ý của Ngô Thế Vinh Đến năm 1836, ông lại mang

bộ sách đến Ngô Thế Vinh nhờ xem lại và viết lời tựa Sau đó, hai ông bàn

Trang 9

bạc đem in ấn và công bố bộ sách Nhưng mãi tới năm Tự Đức thứ 21 (1868)

ý định của hai ông mới được nhà in Phúc Khê thực hiện in ấn và cho ra đời

Quân trung từ mệnh tập xuất hiện trong quyển IV của bộ Ức trai di tập gồm 7

bộ tác phẩm được Phan Duy Tiếp dịch và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961,

tên là Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập Năm 1971 tại Sài Gòn, Hoàng Khôi cũng dịch và xuất bản Nguyễn Trãi: Ức Trai tập, trong đó có Quân trung từ mệnh tập.

Năm 1966, nhà thư tịch học Trần Văn Giáp đã phát hiện thêm một số tư

liệu mới chưa có trong Quân trung từ mệnh tập đã ấn hành trước đó, ông đã sưu tầm tập hợp lại thành cuốn Ức Trai Quân trung từ mệnh tập bổ biên và công bố trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử và trong cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm Phát hiện của Trần Văn Giáp đã làm phong phú thêm nguồn tư liệu đã

có về Quân trung từ mệnh tập đã có trước đó Nguyễn Văn Nguyên đã sưu tầm, khảo sát, đối chiếu và đưa ra bài viết Về hai nhóm văn bản Quân trung từ mệnh tập hiện còn (Tạp chí Hán Nôm, số 2, 1985), và ông còn tiếp tục hoàn thành công trình nghiên cứu Những vấn đề về văn bản học Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi góp phần làm cho độc giả hiểu thêm một cách

chính xác nguồn gốc của những văn bản luận chiến trong tác phẩm này Năm

1976, nhà xuất bản Khoa học xã hội tái bản Nguyễn Trãi toàn tập đã được xuất bản năm 1969, trong đó có Quân trung từ mệnh tập với 69 bức thư luận chiến

Trang 10

Năm 1999, nhà xuất bản Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học đã biên soạn

lại bộ sách Nguyễn Trãi toàn tập lấy tên là: Nguyễn Trãi toàn tập tân biên

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi và tác

phẩm Quân trung từ mệnh tập, có thể kể đến như sau: Trần Huy Liệu đã viết Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc (Viện Sử học, Hà Nội,

năm 1962) Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh trong công trình

nghiên cứu Nguyễn Trãi- nhà văn học chính trị thiên tài (Hà Nội, 1958) Bùi Duy Tân với bài Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất (Tạp chí văn học

số 4, 1980) Trần Thanh Đạm Vài nét về tư tưởng Nguyễn Trãi qua thơ văn của ông (Phan Sĩ Tấn, Trần Thanh Đạm, Thơ văn Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục, 1980) Đinh Gia Khánh Bút pháp Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Huệ Chi Quân trung từ mệnh tập, đỉnh cao của dòng văn học luận chiến chống xâm lược, Đặng Thị Hảo Tìm hiểu về phương pháp luận của Nguyễn Trãi trong Quân trung từ mệnh tập…

Qua một loạt những công trình nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu chỉ đi tìm hiểu phương diện nội dung, tư tưởng, nghệ thuật…

của Quân trung từ mệnh tập chứ vấn đề “văn sử triết bất phân” thì chưa có ai

đề cập đến Với hướng khai thác mới, bài nghiên cứu này sẽ giúp ta có thêm

cách nhìn nhận về Quân trung từ mệnh tập trên ba phương diện văn sử triết

- Đưa ra những biểu hiện của ba phương diện văn học, sử học và triết

học trong tác phẩm Quân trung từ mệnh tập

- Làm rõ nghệ thuật dùng thể loại văn chính luận thể hiện ba phương

diện văn sử triết trong Quân trung từ mệnh tập

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi tư liệu:

Trang 11

Trước tác của Nguyễn Trãi rất đồ sộ Quân trung từ mệnh tập là quyển sách thứ tư trong Ức Trai di tập Chúng tôi quyết định dùng 69 bài trong Quân trung từ mệnh tập được in ở cuốn Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa

học xã hội, H 1976 làm tư liệu nghiên cứu chính Chúng tôi chọn văn bản này là

vì Quân trung từ mệnh tập trong cuốn sách này tương đối đầy đủ và tư liệu chính

tập trung đi sâu vào nghiên cứu Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi trên

ba phương diện văn học, sử học và triết học.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp phân tích văn bản

Đây là phương pháp quan trọng được chúng tôi sử dụng trong đề tài nghiên cứu này Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích này để tìm hiểu, đi

sâu vào ba bình diện văn, sử, triết của tác phẩm Quân trung từ mệnh tập

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn học, triết học, lịch sử, văn hóa học…

Sử dụng phương pháp liên ngành là phương pháp cơ bản khi chúng

tôi thực hiện khóa luận để khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tác phẩm Quân trung từ mệnh tập về giá trị văn học, sử học, triết học.

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

Dựa vào việc tìm hiểu tác phẩm Quân trung từ mệnh tập chúng tôi tiến

hành đọc hiểu và từ đó phân loại, thống kê trong tổng số 69 bức thư chiến luận Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết để gửi tới các tướng giặc có những bức

Trang 12

thư nào thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, bức thư nào nói đến các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc trong khởi nghĩa Lam Sơn để từ đó thấy được các giá trị văn học, giá trị sử học, giá trị triết học của tác phẩm.

6 Đóng góp của khóa luận

- Chỉ ra hiện tượng văn sử triết bất phân - một hiện tượng đặc trưng phổ

biến trong văn học trung đại đồng thời chỉ ra hiện tượng này trong một số tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu của Việt Nam

- Đưa ra những biểu hiện của ba phương diện văn học, sử học, triết học trong tác phẩm Quân trung từ mệnh tập

- Làm rõ nghệ thuật dùng thể loại văn chính luận thể hiện ba phương

diện văn sử triết trong tác phẩm Quân trung từ mệnh tập.

- Nghiên cứu của khóa luận có thể sẽ là những tài liệu tham khảo cho những người quan tâm về vấn đề của đề tài Đồng thời là tài liệu góp thêm

một tiếng nói về tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, một tác phẩm văn chính

luận được quan tâm giảng dạy trong trường phổ thông

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

đề tài được triển khai theo 3 chương như sau:

Chương 1: Khái quát về hiện tượng văn sử triết bất phân và tác phẩm

Quân trung từ mệnh tập.

Chương 2: Biểu hiện của ba phương diện văn sử triết trong tác phẩm

Quân trung từ mệnh tập.

Chương 3: Sử dụng nghệ thuật văn chính luận thể hiện ba phương diện

văn sử triết trong tác phẩm Quân trung từ mệnh tập.

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TƯỢNG VĂN SỬ TRIẾTBẤT PHÂN

VÀ TÁC PHẨM “QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”.

1.1 Hiện tượng văn sử triết bất phân trong văn học trung đại.

1.1.1 Khái quát về hiện tượng văn sử triết bất phân trong văn học trung đại.

Hiện tượng “văn, sử, triết bất phân” là một hiện tượng đặc trưng và phổ biến của văn học trung đại, liên quan đến quy luật văn hóa, trạng thái tư duy nghệ thuật, quan niệm văn chương thời trung đại Nó thể hiện trong hệ thống thể loại văn học và trong cơ chế nghệ thuật ở mỗi tác phẩm văn học cụ thể

Văn sử triết bất phân “…vốn là sản phẩm của một trình độ tư duy nghệ thuật mà trong đó sự phân hóa giữa hai hình thái tư duy: luận lí (gọi là khái niệm, logic) và hình tượng chưa tách bạch nhau mà có sự đan xen Đó là trạng thái trong sáng tác văn chương, tư duy hình tượng chưa lấn át hoàn toàn tư duy luân lí Các ý tưởng, các khái niệm mang tính chất triết học, nói chung vẫn tồn tại trong các tác phẩm một cách trực hiện bằng tư duy lý luận (trong khi với văn học hiện đại chúng tồn tại theo một kiểu gián tiếp, tan biến vào trong hình tượng)…” [24; tr 2]

Như vậy qua ý kiến của GS Nguyễn Đình Chú, ta thấy hiện tượng

“văn sử triết bất phân” là hiện tượng trong một tác phẩm văn học và một số

lĩnh vực khác như: triết học, sử học, chính trị học… đan xen vào nhau, không tách bạch Điều này bắt nguồn từ đặc điểm văn hoá thời trung đại được chi

phối bởi tính chất hỗn hợp, tổng hợp của tư duy Mác nói: “Bất kỳ triết học chân chính nào cũng là tinh hoa của tinh thần thời đại của mình”, và chính vì

thế ai cũng thường nói đến mối liên hệ giữa triết học với mỹ học nói chung và văn học nói riêng Ba ngọn nguồn thi ca cổ đại của nhân loại Hi Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên, vì đó cũng là ba cái lò nung nấu “tinh thần thời đại” sớm nhất trong nhiều nền văn minh của loài người Trong thời

Trang 14

kỳ phong kiến, đất nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết học Nho giáo của Khổng Tử Đó là “triết học đạo đức”, và triết học để “trị quốc an dân” Thời kỳ “bách gia chư tử” của Trung Quốc, triết gia xuất hiện kiêm luôn tư thế của chính trị gia Hay nói cách khác, chính trị gia phải xuất hiện với tư cách đầy trí tuệ, nghĩa là kiêm luôn tư cách triết gia Các văn bản thời kỳ đó phần lớn phục vụ cho mục đích “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Ở đó

có rất nhiều câu châm ngôn mang tính lý luận nhưng đan xen vào vẫn có những câu, những đoạn văn lãng mạn, bay bổng, ngụ ngôn thâm thúy và các

sự kiện chính trị, xã hội được ghi chép chính xác Các văn bản của Việt Nam thời kỳ trung đại cũng mang đặc tính như vậy Trong văn học trung đại, nội dung các ý tưởng, các khái niệm mang tính chất triết học, nói chung vẫn tồn tại trong các tác phẩm một cách trực diện và các sự kiện lịch sử được khắc họa chi tiết, cụ thể, có thể khai thác được mà không hề mất đi tính chính xác và khoa học Chính vì lý do như trên, những tác phẩm kinh điển của nền văn hóa Trung Hoa cũng như Việt Nam đều có thể khai thác trên nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng có những giá trị sâu sắc

GS Nguyễn Đình Chú khẳng định: “…Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - sử - triết bất phân trong văn học trung đại trước hết

là đặc trưng của văn hoá trung đại nói chung một khi mà khối lượng tri thức của xã hội chưa phong phú tới độ đòi hỏi phải có sự phân ngành rạch ròi như

về sau ở thời hiện đại ” [24; tr 4]

1.1.2 Hiện tượng văn sử triết bất phân trong các tác phẩm văn học trung đại

Hiện tượng văn sử triết bất phân là một đặc tính của văn chương trung

đại Trong văn chương trung đại, khái niệm “văn” cũng có những điều khác với khái niệm “văn” trong văn học hiện đại ngày nay Khổng Từ trong Luận ngữ có nói đến “văn” trong câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” (trước tiên là phải học lễ nghĩa, sau đó mới học được văn) và “văn” ở đây nghĩa rất rộng là cái

Trang 15

đẹp - tinh hoa trong tri thức xã hội, bao hàm văn hoá, văn hiến, với học thuật nói chung Quan niệm “văn” với nghĩa rộng này đã giải thích phần nào trong

các văn bản tiêu biểu của người xưa lại xuất hiện hiện tượng kiến thức được đúc kết một cách tổng hợp nhiều lĩnh vực của khoa học xã hội như: văn học,

sử học, triết học, đạo đức học, chính trị học… Và cũng vì lý do đó mà văn

chương trung đại có những tiêu chí nổi bật như “văn dĩ tải đạo” (văn chương

là để chuyên chở đạo lý ), “văn dĩ quán đạo” (văn để hiểu thấu đáo và đầy đủ đạo), “văn dĩ minh đạo” (văn để làm sáng tỏ đạo)…

Những tác phẩm tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam đều mang

những đặc tính nổi bật này, chẳng hạn “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn

được ra đời vì một sự kiện lịch sử lớn lao Đó là việc chuyển dời kinh đô của quốc gia đến một vùng đất mới Văn bản chiếu đã bộc lộ khúc triết toàn bộ tâm thế, tư duy của một bậc đế vương khai sáng ra một triều đại, khai sinh ra một kinh thành của quốc gia Đại Việt một nghìn năm trước Tư duy luận lý của văn bản chiếu thể hiện rất rõ nếu nhìn trên cấp độ tổng thể Xét về mặt tư

duy hình tượng, bản chiếu đã vẽ nên một kinh đô tương lai toàn bích “long bàn hổ cứ” (rồng cuộn hổ chầu) “giang sơn hướng bội” (dựa núi hướng ra sông) Bên cạnh đó là “Nam quốc sơn hà”, tác phẩm vẫn được coi là bản tuyên

ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt Xét về mặt văn học, đây là một bài thơ bốn câu, làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cảm xúc trữ tình được dồn nén trong ngôn từ nghiêm trang, kết cấu chặt chẽ, hợp lý Bài thơ chỉ có hai mươi tám chữ nhưng đã tuyên bố rõ tính chất “pháp lý” về chủ quyền nước Đại Việt là của người Đại Việt một cách khúc triết, đầy đủ yếu tố khách quan,

chủ quan Hay “Dụ chư tì tướng hịch văn” (Hịch tướng sĩ) của Trần Quốc

Tuấn ra đời trong hoàn cảnh quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta Để dấy lên tinh thần chống giặc ngoại xâm và ý chí căm thù giặc, Trần Quốc

Tuấn đã viết ra bài hịch này Theo “Việt Nam sử lược” Trần Trọng Kim ghi

Trang 16

rằng binh sĩ nghe lời hịch nức lòng, lấy mực xăm vào tay hai chữ “Sát Thát”

Trần Quốc Tuấn thảo bài hịch còn là để khuyên răn các phó tướng của mình

học tập và rèn luyện võ nghệ theo sách “Binh thư yếu lược” để đánh bại quân Nguyên Mông Xét về mặt thể tài “Dụ chư tì tướng hịch văn” là văn bản hịch,

một thể loại văn bản có chức năng kêu gọi, cổ vũ quân sĩ trước khi bước vào một trận chiến nhưng tác giả đã dùng phương thức thể hiện bằng áng văn chính luận đặc sắc, với phong cách biền ngẫu để bộc lộ tâm huyết của một vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc Bài hịch với ảnh hưởng tư tưởng của thời đại cho nên thể hiện rất

rõ tính chất triết học Nho giáo đó là “trung nghĩa” Kết cấu của bài chặt chẽ, bài hịch cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với tình cảm, giữa lập luận với hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục

Cũng từ đặc điểm “văn dĩ tải đạo” (văn chương là để chở đạo lý), “văn

dĩ quán đạo” (văn để hiểu thấu đáo đạo), “văn dĩ minh đạo” (văn để làm sáng

tỏ đạo), “thi ngôn chí” (thơ để nói chí) nên các văn bản nổi tiếng của văn học

Việt Nam thời trung đại, bên cạnh là các tác phẩm văn học tiêu biểu đều có

chức năng riêng theo thể tài văn bản mà nó đảm trách như hịch, cáo, chiếu

Vào thời điểm mà các tác phẩm này ra đời thì chức năng theo thể tài mà văn bản đảm trách luôn vượt trội hơn các giá trị khác của nó để hoàn thành sứ

mệnh của văn bản Vào năm mùa xuân năm 1010, “Thiên đô chiếu” của Lý

Thái Tổ ra đời nhằm thông báo cho quần thần và dân chúng biết quyết định chuyển dời kinh đô của nhà vua từ Hoa Lư ra thành Thăng Long, chức năng

ban bố thông tin của văn bản nổi trội hơn chức năng thẩm mỹ “Dụ chư tì tướng hịch văn” của Trần Quốc Tuấn được viết vào trước cuộc kháng chiến

chống quân Nguyên Mông lần thứ hai của dân tộc ta có chức năng kêu gọi đứng đầu Và chính đó cũng liên quan tới hiện tượng văn triết bất phân, bởi

Trang 17

nội dung triết chính là nội dung giáo huấn được tồn tại trực diện như đã nói Các tác giả của các văn bản đó cũng là những cá nhân đã tiếp thu được tinh hoa của ngôn ngữ, thẩm mỹ văn chương thời đại cho nên đã chọn phương thức thể hiện được cái vẻ đẹp cần có về hình thức song song với giá trị quý báu trong nội dung của tác phẩm.

Có thể nói hiện tượng văn sử triết bất phân có liên quan mật thiết với quan niệm văn chương thời trung đại Chính vì thế hiện tượng này xuất hiện

trong hầu hết hệ thống thể loại của văn học trung đại Hiện tượng văn sử triết

bất phân xuất hiện rõ nét hơn trong vận văn, biền văn và tản văn của văn học trung đại, các văn bản thuộc biền văn và tản văn Nguyên nhân là biền văn và tản văn thường được sử dụng trong các văn bản văn chính luận, sử dụng cho công việc triều chính nên thường được viết bằng tư duy tổng hợp văn triết bất phân

ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã góp công lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là tác gia xuất sắc với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian Toàn tài là vậy nhưng Nguyễn Trãi lại là người chịu oan khiên thảm khốc hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương); sau gia đình ông dời đến làng Ngọc Ổi, xứ Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị

Trang 18

Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) Ông xuất thân trong một gia đình Nho

học, cha là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh (1356 - 1429) – một học trò nghèo đỗ Thái học sinh, ông ngoại là Trần Nguyên Đán (1325 - 1390)

– tiến sĩ, nhà thơ và tể tướng cuối triều Trần Như vậy Nguyễn Trãi được sinh

ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước Ở ông hội đủ điều kiện để có thể dấn thân gánh vác những trọng trách lớn lao và góp phần giải quyết những thách thức đang đặt ra trước toàn dân tộc Tuy nhiên, ngay từ khi con nhỏ Nguyễn Trãi đã phải chịu nhiều mất mát Năm ông lên 5 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ Sau đó không lâu, ông ngoại cũng qua đời Ông về

ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê Cuộc đời của ông là một chuỗi những gian nan, thử thách

Năm 1400 Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ

Năm 1406 giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc Nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước Trải qua nhiều năm tháng tìm đường cứu nước, bước chân trải khắp dặm dài xứ sở, đặc biệt là quãng đời mười năm gian khổ “nếm mật nằm gai” gắn bó với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho đến ngày toàn thắng, Nguyễn Trãi đã tỏ rõ bản lĩnh, khí phách và tinh thần Đại Việt, trở thành nguồn sáng

về phẩm chất và tinh hoa dân tộc

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hoá lớn Ông

đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm Về quân sự và chính trị

có Quân trung từ mệnh tập gồm những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh và triều đình nhà Lê, được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân” Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối

ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được nhiều thành Hay có “Bình

Trang 19

Ngô đại cáo” được coi là áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước

nhà Về lục sử có “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

và “Dư địa chí” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ Về văn học, Nguyễn Trãi

có “Ức Trai thi tập” và “Quốc Âm thi tập” “Quốc Âm thi tập” được viết bằng

chữ Nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca tiếng Việt Và cũng chính Nguyễn Trãi là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi nghĩa dòng thơ Nôm trong hàng nghìn, hàng vạn văn chương chữ Hán đương thời

Với tư cách là anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà chính trị -

quan chức, nhà ngoại giao, nhà sử học và địa lý học, Nguyễn Trãi xứng đáng

là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn

Đồng đã từng đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao

“mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh ít địch nhiều thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao Thật

là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.” Nguyễn Trãi luôn

“lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”, ông lúc nào

cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính Điều đó được thể hiện qua căn nhà ông sống tại vùng Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà

tranh “góc thành Nam, lều một gian” Hay khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn “ bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu” Tưởng rằng sẽ có cuộc đời an nhàn nhưng đáng tiếc

thay, năm 1442, án oan “Lệ chi viên” đột ngột đổ xuống hãm hại ông Ông và gia đình phải chịu tội chu di tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước, tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm

Trang 20

quan Như vậy, ta thấy rằng Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa lỗi lạc và cũng

là người có số phận bi thương nhất trong lịch sử Việt Nam Ông không những góp phần viết nên những trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc Qua những trước tác của mình, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, đồng thời thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng

như vua Lê Thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”

Thời gian có thể phủ rêu lên tất cả nhưng ánh sao Khuê ấy vẫn sẽ mãi soi rọi đến thế hệ mai sau

Có thể nói rằng, Nguyễn Trãi là thiên tài văn học, kết tinh tinh hoa văn hóa Lí – Trần, là cây đại thụ đầu tiên của nền văn học nước nhà, là người mở đường cho giai đoạn phát triển mới của nền văn học dân tộc Với những đóng góp to lớn, năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới

1.2.2 Tác phẩm

1.2.2.1 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”

“Quân trung từ mệnh tập” là tập sách tập hợp các văn kiện lịch sử -

binh vận – ngoại giao bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo theo sự ủy thác

và trên danh nghĩa của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) Tập sách gồm những thư từ do Nguyễn Trãi viết cho các tướng lĩnh quân Minh như Sơn Thọ, Phương Chính, Vương Thông, Thái Phúc,…Và viết cho bọn Việt gian như Đỗ Trung, Lương Nhữ Hốt Sau khi Nguyễn Trãi cùng gia đình

bị tru di tam tộc những thư từ nói trên đã không còn nữa Cho đến năm 1480, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, Trần Khắc Kiệm mới sưu tầm những thư từ của Nguyễn Trãi viết cho quân Minh từ khoảng năm 1423 – 1427 Quân trung từ mệnh tập còn lại đến nay chỉ còn 46 bài

Trang 21

trong đó có một tờ “tấu cầu phong “, một tờ “chiếu khuyến dụ hào kiệt” và một tờ tấu “về việc tìm con cháu họ Trần”.

Có thể nói, phần lớn các tư tưởng triết học, chính trị, quân sự của Nguyễn Trãi đã nói khá cụ thể trong Quân trung từ mệnh tập Toàn bộ tập văn sắc sảo này như một cái thòng lọng vô hình mà mỗi bức thư là một cái nút Cái thòng lọng vô hình ấy trải qua thời gian diễn biến theo mặt trận quân sự

mà quấn chặt dần quanh cái cổ tham vọng bá quyền của quân giặc

“Quân trung từ mệnh tập” không bị xóa mờ bởi thời gian vì nó là một

“giá trị chân chính”, một “cống hiến thật quý cho thời đại và con người” Đó

là một tập thư “địch vận” của Nguyễn Trãi gửi cho giặc Minh, một tập thư mang tiếng nói anh hùng cho cả một thời đại chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc Đó là tấm gương phản chiếu một cách trung thực những đoạn đường đầy gian nan nhưng cũng đầy triển vọng của nghĩa quân và còn là những chặng đường bại vong nhục nhã của quân địch Xuyên qua nội dung tác phẩm, không những ta thấy được chủ trương, đường lối chiến thuật và chiến lược của nghĩa quân Lam Sơn mà đồng thời cũng thấy được tình cảm yêu nước thương dân nồng cháy, tư tưởng nhân nghĩa chói lòa cùng với đó là ý chí giải phóng dân tộc thiết tha của người anh hùng Nguyễn Trãi

1.2.2.2 Giá trị xã hội của “Quân trung từ mệnh tập”

* Giá trị của tác phẩm đối với xã hội đương thời

Quan niệm chính nghĩa thắng gian tà đã không còn xa lạ gì trong tâm

lí của con người Ở đâu cũng vậy, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây quan niệm

ấy vẫn luôn tồn tại và nó được coi như là một tuyên ngôn tất yếu không thể

thay đổi Và trong “Quân trung từ mệnh tập” Nguyễn Trãi một lần nữa đã

khẳng định quan niệm đó là đúng đắn Trong các bức thư của mình gửi cho Phương Chính hoặc Vương Thông, ông đã nêu cao chủ nghĩa nhân đạo chân chính Đối với tên ác tướng Phương Chính, tuy lời lẽ gay gắt nhưng Nguyễn Trãi vẫn lấy cơ sở đạo lý để vạch trần tính chất bịp bợm giả nhân giả nghĩa

Trang 22

của chúng Nguyễn Trãi đã vạch ra hai tội : một là mồm nói nhân nghĩa mà tay vấy máu xâm lược nước ta ; hai là vì đưa quân sang xâm lược nước ta mà lừa dối nhân dân Trung Quốc, đẩy họ vào chỗ chết chóc thảm hại Như vậy chẳng phải là bất nhân hay sao ? Đối với Tổng binh Vương Thông ngay từ những bức thư đầu tiên, Nguyễn Trãi đã nêu bật ý nghĩa chân chính của tư tưởng

nhân nghĩa phải thể hiện ở lòng thương dân như “…Quả thực có lòng thương

xót dân chúng, thì hãy phái đầu mục đến ra lệnh cho quân lính đóng quan ở các thành Diễn Châu, Nghệ An, Tân Bình phải rút quân về và nếu như vậy không những sinh linh nước chúng tôi tránh khỏi lầm than mà binh sĩ Trung

Quốc cũng khỏi nỗi gươm giáo vậy…” Tư tưởng nhân đạo có ý nghĩa phổ

biến đó được Nguyễn Trãi nhắc đi nhắc lại trong nhiều bức thư khác nhau gửi cho Vương Thông Nếu như vậy, chẳng những nhân dân Trung Quốc thoát khỏi cái khổ về nạn đánh dẹp mà nhân dân nước mình cũng thoát khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng Nam, Bắc từ đây sẽ được yên ổn Với quan niệm chính nghĩa như vậy, Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi lấy bút thay kiếm, dùng lời lẽ phải trái để thuyết phục giặc, buộc giặc phải nghe ta mà chấp nhận biện pháp hòa giải Có thể nói trừ một số ít tướng giặc ngoan cố, mù quáng mà phải đền tội, khiến cho dân chúng chết lây như bọn chỉ huy thành Xương Giang, còn hầu hết vì nghe theo chính nghĩa được tha cho về với gia đình, ngay cả những tên

ác tướng như Phương Chính, Mã Kỳ cũng được hưởng ân huệ này Thế mới biết mục tiêu chiến đấu của ta thật cao cả, đậm đà tinh thần nhân đạo, đúng với bản chất của đội quân nhân nghĩa Chúng ta quý trọng tính mạng và quyền sống của nhân dân ta và cũng quý trọng tính mạng và quyền sống của nhân dân nước bạn Với những tên ngụy quân, ngụy quyền chưa táng tận lương tâm, đọc thư Nguyễn Trãi đều thấm nhuần tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đồng bào mà trở về với chính nghĩa, như trường hợp của các thổ quan chỉ huy

thành Điều Diêu là Trương Lâm, Trần Vân Như vậy, trong “Quân Trung từ

Trang 23

mệnh tập”, Nguyễn Trãi đã dùng luồng ánh sáng chính nghĩa và coi đó là sức

mạnh để bóc trần bộ mặt giả dối của quân giặc, để mọi người nhìn thấy rõ bản chất của giặc và phần nào còn dùng để cảm hóa quân giặc quay về với con đường chính nghĩa

* Giá trị của tác phẩm đối với dân tộc sau này

Đọc “Quân trung từ mệnh tập” , chúng ta thấy toát ra một tinh thần

yêu nước sâu sắc Trước hết Nguyễn Trãi tỏ lòng thương xót với những khổ đau của nhân dân ta khi phải sống dưới ách thống trị của giặc Minh Tội ác của giặc cũng đã được ghi lại rất rõ trong tác phẩm này và thông qua đó tác giả cũng nói lên nỗi phẫn nộ, đau xót mà giặc Minh đã gây ra cho nhân dân ta

Đó cũng chính là nỗi lòng thương dân, thương nước đã được thể hiện qua các bài trong tập văn của Nguyễn Trãi Lòng yêu nước, thương dân đó lại bao hàm một niềm tự hào của kẻ sĩ phu về nền văn minh của nước mình

Phân biệt rõ ràng giữa Bắc và Nam, đồng thời nêu cao nền văn hiến của nước Nam và tự hào rằng dù Nam hay Bắc đều có nét riền của mình, đó chính là biện pháp phản ứng lại với chính sách miệt thị dân tộc nhỏ hơn của bọn phong kiến phương Bắc Tác phẩm đã thể hiện được ý thức tự hào dân tộc qua từng bức thư gửi cho tướng giặc Yêu nước, thương dân và đấu tranh để cứu nước, cứu dân khỏi vòng lầm than, tự hào về nền văn hiến lâu đời của dân tộc và đấu tranh để bảo vệ nền văn hiến ấy là điều đã được thể hiện rất rõ trong

“Quân trung từ mệnh tập” và đây cũng là hai khía cạnh đáng chú ý nhất trong chủ

nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi

Sức mạnh chiến đấu của “Quân trung từ mệnh tập” phần lớn thể hiện

ở chỗ đem nhân nghĩa của ta đối lập với nhân nghĩa của địch Trong tác phẩm Nguyễn Trãi đã đem đối lập thái độ đường hoàng chính đại của nghĩa quân với thái độ ám muội của quân giặc Qua Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi

đã phần nào phản ánh được những cảm nghĩ của toàn thể nhân dân ta trong cuộc kháng chiến oanh liệt chống quân Minh, trong cuộc đấu tranh vì chính

Trang 24

nghĩa Hình tượng mà Nguyễn Trãi dùng để miêu tả quân địch hay quân ta đều

có tác dụng khắc rõ nét bộ mặt gian ác, hèn hạ của quân giặc, nêu rõ khí thế dũng mãnh đường hoàng của quân ta Với tinh thần chiến đâu không mệt mỏi, Nguyễn Trãi đã đánh cho kẻ thù phải thua trên mặt trận tinh thần, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến

Trong “Quân trung từ mệnh tập”, Nguyễn Trãi đã đem nhữn tin thắng

trận của ta, những tin đầu hàng thành của địch… báo cho các tướng giặc còn ngoan cố biết để rồi nhân đó nêu những tấm gương trí hay ngu, an hay nguy

mà vạch lẽ tiến hay lui cho kẻ địch, thuyết phục chúng, thôi thúc chúng phải

bỏ giáp quy hàng, Nguyễn Trãi đã đánh địch tới tấp không khoan nhượng trên những điều căn bản Tuy vậy, ta cũng thấy được rằng, vì không muốn thấy tướng giặc đi đến chỗ cùng mà liều chết chống lại quân ta, các lãnh tụ nghĩa quân một mặt thì đánh mạnh, vây chặt, một mặt thì đưa ra những điều kiện đầu hàng mà địch có thể chấp nhận.Tác phẩm đã thể hiện khá trọn vẹn đường lối chính trị của nghĩa quân Lam Sơn

Như vậy, “Quân trung từ mệnh tập” chính là tấm gương soi của đất

nước Việt Nam, của con người Việt Nam Ở đó ta thấy được lòng quyết tâm

và hành động dũng cảm cao cả của toàn thể nhân dân ta từ đời này qua đời

khác, là tiếng vọng ngàn xưa cho đến mai sau Nhớ đến “Quân trung từ mệnh tập” là nhớ đến quá khứ hào hùng của dân tộc, một dân tộc quyết không chịu

làm nô lệ Một lần nữa, tác phẩm cũng khẳng định dân tộc Việt Nam là một

dân tộc “nhi hào kiệt thế vị thường phạp” – người tài giỏi đời nào cũng có

Lớp lớp các thế hệ người Việt sau này bằng hành động thực tế của mình đã minh chứng cho thế giới biết điều khẳng định của cha ông là hoàn toàn chính xác Chúng ta không chỉ giỏi trong chiến đấu mà chúng ta còn rất giỏi trong việc chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, đưa Việt Nam trở thành một nước giầu mạnh trong khu vực và trên thế giới

1.3 Kết luận chương 1

Trang 25

Văn sử triết bất phân là sản phẩm của một trình độ tư duy nghệ thuật

mà trong đó sự phân hóa giữa hai hình thái tư duy: luận lí (gọi là khái niệm, logic) và hình tượng chưa tách bạch nhau mà có sự đan xen Đó là trạng thái trong sáng tác văn chương, tư duy hình tượng chưa lấn át hoàn toàn tư duy luân lí Các ý tưởng, các khái niệm mang tính chất triết học, nói chung vẫn tồn tại trong các tác phẩm một cách trực hiện bằng tư duy lý luận (trong khi với văn học hiện đại chúng tồn tại theo một kiểu gián tiếp, tan biến vào trong hình tượng)

Hiện tượng văn sử triết bất phân là một đặc tính của văn chương trung đại Những tác phẩm tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam đều mang

những đặc tính nổi bật này như : “Thiên đô chiếu” của Lý Thái Tổ, “Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn… Hiện tượng văn sử triết bất phân có

liên quan mật thiết với quan niệm văn chương thời trung đại vậy nên hiện tượng này xuất hiện trong hầu hết hệ thống thể loại của văn học trung đại Các văn bản thuộc biền văn và tản văn, hiện tượng văn sử triết bất phân xuất hiện

rõ nét hơn trong vận văn, biền văn và tản văn của văn học trung đại Nguyên nhân là biền văn và tản văn thường được sử dụng trong các văn bản văn chính luận, sử dụng cho công việc triều chính nên được thường được viết bằng tư duy tổng hợp văn triết bất phân

Như đã biết Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hoá lớn Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm

có giá trị trong đó có “Quân trung từ mệnh tập” Dưới ngòi bút của Nguyễn

Trãi giặc Minh hiện ra như một bọn người độc ác mà đớn hèn, trí trá mà ngu xuẩn, trái lại với nghĩa quân thì khoan hồng nhưng dũng mãnh, trung thực

nhưng khôn ngoan Và đó quả đúng với sự thật Như vậy, “Quân trung từ mệnh tập” mà Nguyễn Trãi viết thay cho Lê Lợi bằng tất cả nhiệt huyết và trí

Trang 26

tuệ sắc bén có giá trị như những bài văn chiến đấu góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc ta trước kẻ thù xâm lược Những nội dung mà Nguyễn Trãi

đã đề cập về chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa thực sự không chỉ có giá trị trong thời đại của ông mà còn có giá trị vững bền trong cả cuộc sống hôm nay và mai sau

Trang 27

CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA BA PHƯƠNG DIỆN VĂN SỬ TRIẾT

TRONG “QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”

2.1 Phương diện văn học trong Quân trung từ mệnh tập

2.1.1 Giá trị nội dung

“Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi là một tập văn luận chiến

Trong tập thư này để đạt được mục đích của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi nhân danh chủ tướng Lê Lợi dùng thể loại văn thư tín để giao dịch với tướng lĩnh của giặc và răn bảo các tướng sĩ Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm chính là tinh thần yêu nước của nhân dân ta và cùng với đó là bày tỏ thái độ không đội trời chung với kẻ thù Những bức thư mà Nguyễn Trãi thừa mệnh

Lê Lợi viết cho kẻ địch không phải chỉ là những điều suy nghiệm thuần lí trí

mà còn ẩn chứa trong đó những tình cảm cháy bỏng, tha thiết với đất nước và nhân dân Việt Nam Mặc dù trong tập thư tín luận chiến này, tác giả dùng lí lẽ

để phân tích là chủ đạo nhưng thấm trong từng câu văn mà Nguyễn Trãi viết chính là ước vọng đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho đất nước

2.1.1.1 Tinh thần yêu nước quyết giành chủ quyền quốc gia.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc Sự nghiệp và tác phẩm của ông là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc” quả thực không sai Các sáng tác của ông đều chứa

đựng tinh thần yêu nước cùng với đó là lòng căm thù giặc sâu sắc Điều này

được thể hiện rất rõ trong “Quân trung từ mệnh tập”.

Với Nguyễn Trãi, yêu nước trước hết là nỗi thương xót nhân dân khi phải chịu sự áp bức, bóc lột của quân xâm lược Ông quan niệm rằng "yêu nước là phải cứu nước, cứu dân" và hành động theo quan niệm, tư tưởng đó Đối với Nguyễn Trãi, để nhân dân được sống trong cảnh yên ổn, ấm no, hạnh phúc luôn là niềm mong ước, niềm trăn trở lớn nhất trong ông Trong nhiều trang thư, ông đã thống thiết nói lên điều này Trong bức thư số 2 “Thư gửi quan

Trang 28

tổng binh và quan phủ vệ Thanh Hóa” [2; tr 103] có viết “…Kim phủ vệ đẳng quan phụng triều đình chi mệnh thu dưỡng tư dân, thí phụ mẫu chi dưỡng anh nhi, vô bất tận kỳ ái dã Kim phó ngộ vô cô chi tội, hàm oan khốc chi tình, bất mông căng sát, sử nhất phương chi nhân bất đắc kỳ sở…” (… các quan trấn

thủ phủ vệ vâng mệnh Triều đình, chăn nuôi dân chúng, ví như cha mẹ nuôi con, ai cũng là hết lòng thương yêu Nay tôi mang tội vô cô, ngậm tình oan khổ, đã không được lượng trên thương xét, lại còn đem quân đến đánh, khiến nhân dân một phương không được ở yên…) Mặc dù đang phải chịu cảnh oan khổ nhưng trong thư Nguyễn Trãi không hề bận tâm đến điều đó Điều mà ông đau xót, nhất vẫn chính là vì sự oan khốc này mà giặc Minh đã lấy đó làm cái

cớ để đem quân đến đánh, khiến cho dân chúng phải khốn khổ, điêu linh

Trong bức thư số 28 [2; tr 123]“Lại thư cho Vương Thông”, ông viết: “… Nhiên bất năng hưng diệt kế tuyệt, nhi phản dục cùng binh độc vũ, sử vô cô chi chúng liên niên vẫn mệnh ư thương phong, bồ bặc chi dân tí tuế đồ can ư thảo dã Thị khởi nhân nhân quân tử chi tâm tai? ” (…Song không làm cho

nước đã diệt được phục hưng, dòng đã tuyệt được kế nối, mà lại muốn cùng binh độc vũ, khiến người vô tội liền năm thiệt mạng dưới gươm đao, dân hiền lành liền năm dầm gan ở ngoài nội cỏ Lẽ nào bụng dạ bực nhân nhân quân tử

lại như thế ư? ) Câu hỏi mỉa mai ông đặt ra cho quân giặc, những kẻ ngoại

bang cho rằng mình được quyền sinh quyền sát biết bao sinh mạng con người

dân tộc khác đã chỉ rõ mục đích đen tối chúng: “…Nhĩ quốc vãng nhân Hồ thị bất đạo, giả dĩ điếu phạt vi danh, tế kỳ bạo lệ chi thực, xâm đoạt ngã cương thổ, ngư liệp ngã sinh dân, trọng phú phiền hình, sưu cầu trân dị, lư lý tiểu dân bất đắc kỳ dưỡng Nhân nghĩa chi tâm cố vi thị da? ” (…Nước mày trước

đây nhân khi họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dân đánh kẻ có tội, kì thực làm việc bạo tàn, lấn cướp nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền,

vơ vét của quý, dân mọn nơi làng quê không được sống yên Lòng nhân nghĩa

Trang 29

mà lại thế ư?”…) (Lại thư trả lời Phương Chính, thư số 8) [2; tr 106] Câu hỏi

ấy như muốn dồn quân giặc vào đường cùng, khiến cho chúng phải thức tỉnh

Ở Nguyễn Trãi, yêu nước không chỉ là nỗi thương xót trước những đau khổ của nhân dân mà yêu nước còn là niềm tự hào về nền văn hiến lâu đời của dân tộc Sang xâm chiếm nước ta, giặc Minh đã tàn bạo thi hành rất nhiều chính sách nhằm đồng hóa dân tộc ta, đốt phá mọi của cải văn hóa, tinh thần của người Việt Nam ta Vì thế Nguyễn Trãi đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống văn hóa tinh thần riêng biệt của Đại Việt, độc lập với nền văn hóa Trung

Quốc Trong thư số 31 “Thư dụ thành Bắc Giang” [2; tr 126] ông khẳng định:

“…Dư văn, nhân hữu nam bắc, đạo vô bỉ thử, nhân nhân quân tử vô xứ vô chi Ngã An Nam tuy địch cư Lĩnh ngoại, nhi hiệu vi thi thư chi bang, kỳ trí mưu tài thức chi sĩ, thế bất phạp nhân…” (…Nước An Nam ta tuy xa ở ngoài

Ngũ Lĩnh mà danh tiếng là nước thi thư Những bậc trí mưu tài thức chẳng đời

nào thiếu vắng…) Nền văn hiến của dân tộc ta còn được khẳng định qua

chính những gì mà nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện trong suốt cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Đó chính là vẻ đẹp của những con người dũng cảm, kiên cường nhưng cũng rất khoan dung và giàu lòng nhân ái Họ biết trọng chữ “tín”, biết yêu chuộng hòa bình, biết tự hào về truyền thống đấu tranh quật cường của dân tộc

Yêu nước là thương xót, yêu nước là tự hào, yêu nước còn là tố cáo lên

án tội ác của giặc Nguyễn Trãi đã đem đối lập giữa cái đẹp của dân tộc ta với cái xấu xa của quân địch, cái nhân nghĩa sáng ngời của ta với cái phản nhân nghĩa của địch, cái tín nghĩa mà ta thực hiện với cái bất tín mà chúng đã làm, cái chân thành, cao thượng của ta với cái giả dối, thấp hèn của chúng Bởi vậy

mà ý nghĩa tố cáo kẻ thù nhờ thế càng thêm đanh thép, thêm hùng hồn trong

bức thư thứ 35 “Lại thư dụ Vương Thông” [2; tr 132], ông viết: “…Tích giả, Phương Chính, Mã Kỳ, cùng hành hà ngược, sinh linh đồ thán, thiên hạ oán

Trang 30

ta Quật ngã ấp chi phần mộ, lỗ ngã dân chi thê tử, sinh giả thọ hại, tử giả hàm oan…” (…Trước Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc bạo

ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán Đào phần mộ ở làng ấp tôi, bắt

vợ con của dân tôi, người sống bị hại, người chết ngậm oan…) Dưới ngòi bút

của Nguyễn Trãi, bộ mặt tàn ác của giặc đều bị phơi bày: Phương Chính thì cực kì bất nhân, bất nghĩa, giết chóc không ghê tay, Vương Thông, vừa đa

nghi vừa do dự, không biết giữ chữ tín, mưu kế gian trá “ngoài nói giảng hòa

mà trong lại mưu kế khác”, Liễu Thăng hữu dũng vô mưu hung ác

Những lời tố cáo của ông rõ ràng mang tính chân thực và tính khái quát cao độ Nó thể hiện một tinh thần yêu nước thiết tha và ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng để giành độc lập cho dân tộc

2.1.1.2 Khẳng định sự tất thắng của ta.

Từ sự hiểu biết của mình đối với diễn biến của cuộc chiến, Nguyễn Trãi

đã đưa ra hàng loạt những luận điểm khẳng định nhận thức đúng đắn của ông

về chiều hướng tất thắng của ta, tất bại của địch Đó cũng chính là điểm mấu chốt làm chỗ tựa cho Nguyễn Trãi trong hầu hết các lập luận của ông nhằm dụ hàng kẻ địch Trong rất nhiều bức thư, ông chỉ rõ tầm quan trọng của việc nắm được thời cơ Thời, theo Nguyễn Trãi chính là xu thế tất yếu của lịch sử, là một vấn đề của hiện thực khách quan và con người sáng suốt, thông minh là người có con mắt nhìn thấu những biến chuyển bên trong của sự vật Nghĩa là

phải “thông biến”.Trong rất nhiều bức thư gửi cho các tướng giặc, ông chỉ rõ

tầm quan trọng của việc nắm được thời cơ Để thuyết phục địch, có lúc Nguyễn Trãi đứng về phía quyền lợi chính đáng của tướng Minh mà bàn bạc phải trái, vạch cho chúng con đường đi đúng đắn Ông hay nhắc đến chữ thời

và chữ thế Viết cho Vương Thông trong thư thứ 34 “Lại thư dụ Vương Thông” [2; tr 130], ông viết: “…Bộc thường văn Dịch kinh, tam bách bát thập

tứ hào, nhi kỳ yếu giả tắc tại hồ thời chi nhất tự Cố quân tử tùy thời đạt biến Thời chi nghĩa đại hĩ tai! Tiền nhật sơ chinh Giao Chỉ chi thời, tướng quân

Trang 31

phụng từ phạt tội, thử nhất thời dã Kim giả, thiên vận tuần hoàn, vô vãng bất phục…” (…Tôi từng nghe nói kinh Dịch có ba trăm tám mươi tư hào, mà cốt

yếu ở chữ “Thời Cho nên người quân tử tùy theo thời thế mà ứng biến Chữ

“Thời” có ý nghĩa to tát làm sao! Ngày trước khi mới sang đánh Giao Chỉ, Tướng quân vâng mệnh đi đánh kẻ có tội, bấy giờ là một thời vậy Ngày nay

vận trời tuần hoàn, không có gì đi rồi mà không quay trở lại…) Hay trong bức thư khác, thư thứ 35 “Lại thư dụ Vương Thông” [2; tr 132] ông có viết: “Phù, thiện dụng binh giả, tại hồ thẩm thời thế nhi dĩ Đắc kỳ thời, hữu kỳ thế, tắc biến vong vi tồn, hóa tiểu vi đại Thất kỳ thời, vô kỳ thế, tắc phản cường vi nhược, chuyển an vi nguy, tại hồ phản chưởng chi gian nhĩ Kim khanh đẳng bất minh thời thế, cánh súc vu từ, khởi bất thị dung liệt thất phu hồ? Hà túc

dữ luận binh sự dã…” (…Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế

mà thôi Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng

bàn việc binh được ) Phân tích thời và thế, Nguyễn Trãi nêu rõ rằng, lúc

trước khác, bây giờ khác Lúc trước quân Minh mượn danh diệt nhà Hồ là kẻ cướp ngôi, phục hồi nhà Trần là triều đại chính thống cho nên tạm thời có thể thành công Bây giờ ở lại chiếm đóng, thống trị, vơ vét, bóc lột lại là một việc làm phi nghĩa để mất lòng dân Cho nên nếu không sớm rút lui sẽ bị tiêu diệt Lúc trước, quân Lam Sơn còn ở thế yếu mà quân Minh còn chẳng làm gì nổi nữa là bây giờ quân Lam Sơn đã có phần lớn đất đai Hơn nữa, binh lính trong quân Minh lại chán nản, nhiều nơi đã đầu hàng Nếu còn ngoan cố, trì hoãn không chịu rút quân thì sẽ thua to Đó là nội dung các bức thư gửi cho Vương Thông khi viên tướng này tuy còn có nhiều quân nhưng đã nao núng Trong

bức thư thứ 35 “Lại thư dụ Vương Thông” [2; tr 132] Nguyễn Trãi cũng đã

Trang 32

nói lên phần nào thế yếu của địch hiện giờ, ông viết: “…Kim kế cùng lực tận,

sĩ tốt bì lao, nội phạp lương trừ, ngoại ô cứu viện, không thủ tội thổ, giả tức

cô thành, khởi phi kỷ thượng chi nhục, phũ trung chi ngư hồ? ” (…Nay sức

hết kế cùng, quân sĩ nhọc mệt, trong thiếu lương thực, ngoài không viện binh, bám hờ cụm đất nhỏ nhoi, nghỉ tạm cái thành trơ trọi, há chẳng phải như thịt

trên thớt, cá trong nồi sao? ) Là người có tầm nhìn xa trông rộng, Nguyễn

Trãi đã thấy trước được thất bại của kẻ thù là điều hiển nhiên Bởi vậy, mà cũng trong bức thư thứ 35 này, ông đã chỉ rõ cho quan Tổng binh thấy được

sự yếu thế của chúng, ông viết: “…Kim vị khanh đẳng trù chi, kỳ bại hữu lục:

Hạ lạo hoành lưu, kiều sách băng đồi, tiều tô quỹ phạp, mã tử binh bì Thử nhất bại dã Tích Đường Thái tông cầm Kiến Đức, như Thế Sung xuất hàng Kim trường quan hiểm tái, binh tượng câu đồn, viện binh nhược chí, vạn phân tất bại Viện binh ký bại, khanh đẳng hàm cầm Thử nhị bại dã Kiện binh phì

mã tận tại bắc biên phòng bị Đại Nguyên, bất hoàng nam cố Thử tam bại dã Can qua lũ động, chinh phạt tần hưng, dân bất liêu sinh, ngao ngao thất vọng Thử thứ bại dã Gian thần chuyên chính, ngược chủ đương triều, cốt nhục tương tàn, tiêu tường họa khởi Thử ngũ bại dã Kim ngã hưng khởi nghĩa binh, thượng hạ đồng tâm, anh hùng tận lực, sĩ tốt nhật luyện, khí giới nhật tinh, thả canh thả chiến Thành trung bì tệ, tự thủ diệt vong Thử lục bại dã…” (…Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua Nước lũ mùa hạ chảy tràn,

cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm Đó là điều phải thua thứ nhất Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của tôi dồn giữ, nếu viện binh có đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt Đó là điều phải thua thứ hai Quân mạnh ngựa khỏe nay đều đóng cả ở biên giới phía Bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi nhìn đến miền Nam Đó là điều phải thua thứ ba Luôn luôn động

Trang 33

binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng

Đó là điều phải thua thứ tư Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến Đó là điều phải thua thứ năm Nay tôi dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc Còn quân sĩ trong

thành thì đều mỏi mệt, tự chuốc bại vong Đó là điều phải thua thứ sáu…) Sang bức thư thứ 37 “Lại thư cho Vương Thông” [2; tr 137], Nguyễn

Trãi một lần nữa cho chúng ta thấy được sức mạnh của quân ta đã hơn hẳn

quân địch Ông viết: “…Vãng nhật bất câu nhị phạn, kim nhân nhĩ lương trừ hữu tam thập niên chi thực Tích giả, binh bất quá sổ bách, kim Thanh Hóa phụ tử chi binh, bất hạ nhị vạn Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa tố hiệu tinh tráng dũng cảm chi binh bất hạ sổ vạn, dữ Giao Châu đẳng lộ, đồng tâm, đồng lực chi sĩ bất hạ thập vạn, kỳ dư chiến sĩ bất hạ tam thập vạn Tích chi

sư hữu thân thích câu các phân tán, kim giả, trí mưu tài thức chi sĩ bất thí lâm lập, trất tí Tích chi khí giới không không, kim giả chiến thuyền liên vân, khải giáp huy nhật, nhuệ tiễn đôi tích, hỏa dược thương sung Dĩ tích giảo kim, cường nhược chi thế cố khả tri dã Huống nhĩ quốc chủ liên niên tử táng, cốt nhục tương tàn, bắc khấu xâm lăng, đại thần bất phụ Gia dĩ hung hoang tiến chí, thổ mộc lũ hưng, chính lệnh phiền hà, đạo tặc phong khởi…” (…Hồi

trước ăn không nề hai bữa, mà nay thì với số lương thực tích trữ lấy được của các ngươi kia ăn được đến ba chục năm; hồi trước quân bất quá vài trăm người, mà nay đội quân phụ tử ở Thanh Hóa không dưới hai vạn, số quân có tiếng tinh tráng dũng cảm ở Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa cũng không dưới vài vạn, cùng đội quân đồng tâm đồng lực ở các lộ Giao Châu không dưới mười vạn người; còn lại quân sĩ không dưới ba mươi vạn Trước thì thầy bạn, thân thích mỗi người tán tác một nơi, mà nay thì những kẻ sĩ tử mưu tài thức, không khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau; trước thì khí giới

Trang 34

trống trơn mà nay thì thuyền chiến ngất mây, áo giáp rực trời, tên đạn chất đống, thuốc súng đầy kho So hồi trước với bây giờ, thế mạnh hay yếu có thể thấy rõ được Huống chi ở nước các ông, quốc vương liền năm tử táng, cốt nhục tàn hại lẫn nhau, giặc phương bắc xâm lăng, các đại thần bỏ rơi không phò tá Lại thêm nạn mất mùa liên tiếp, việc thổ mộc luôn bày, chính lệnh

phiền hà, giặc cướp nổi lên như ong…) Thế của địch là đã yếu hẳn hơn ta Và

sự thất bại của quân địch là khó tránh khỏi đối với chúng

2.1.1.3 Tinh thần nhân đạo.

Nguyễn Trãi là con người yêu nước thương dân, nặng lòng với đất nước đó là điều mà chúng ta đã biết Ở ông, tinh thần nhân đạo luôn được đặt lên trên hết và điều này đã được thể hiện rất rõ trong tập Quân trung từ mệnh

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Trãi trước hết được thể hiện trong việc ông bày tỏ lòng yêu thương, nỗi đau đớn xót xa khi chứng kiến cảnh dân mình bị giặc Minh đàn áp, bóc lột dã man khiến họ phải sống trong cảnh lầm than, bế tắc Để từ đó ông lên án, tố cáo, thể hiện sự căm phẫn của mình trước những tội ác man rợ của giặc Minh Trong nhiều bức thư gửi cho các tướng giặc ông đều thay mặt nhân dân, đại diện cho nhân dân nói lên lời than oán song song với đó còn là thái độ căm thù sâu sắc với kẻ thù xâm lược Trong

“Văn tấu cáo” Nguyễn Trãi có viết: “…Nhất tự Minh tặc đoạt ngã cương thổ, ngược ngã sinh linh, phạm chư tiên đế lăng miếu, tuyệt diệt Trần thị tử tôn…” (…Từ khi giặc Minh cướp đoạt nước ta, ngược đãi dân ta, phạm lăng miếu các tiên đế, giết hết con cháu họ Trần…) Hay trong bức thư thứ 40 [2; tr 142]“Thư dụ các thành Thanh Hóa”, ông cũng đưa lời tố cáo tội ác của giặc

Minh để từ đó khơi gợi lên lòng chính nghĩa, đứng về phái lẽ phải của các

tướng hiệu quân nhân “…Kim giả cuồng minh bất đạo, thượng nghịch thiên tâm, cùng binh độc vũ, vụ quảng thổ địa, sinh dân đồ độc, nhị thập dư niên…” (…Nay giặc Minh ngồn cuồng vô đạo, trái với lòng trời, độc vũ cùng binh, mưu mở rộng đất, dày xéo dân lành hơn hai mươi lăm…).

Trang 35

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở việc yêu nước thương dân, hay tự hào về truyền thống của dân tộc mà tấm lòng nhân đạo còn thể hiện qua thái độ và việc làm khoan dung với địch Trong tình cảnh quân giặc thất thế, các bức thư mà Nguyễn Trãi viết đều bày tỏ lòng mong muốn lập lại hòa bình giữa hai đất nước và sẵn sàng cung cấp đầy đủ phương tiện cũng như giao trả lại quân sĩ để giặc Minh yên ổn rút quân về nước Trong các bức thư của mình, Nguyễn Trãi vạch ra con đường sáng cho tướng giặc, cho tướng giặc có thể dựa vào cơ hội đó để rút quân mà bớt xấu hổ Trong bức thư thứ 37

[2; tr 137] “Lại thư cho Vương Thông” ông viết: “…Kim thiết vị công kế, bất nhược dữ Thái Đô đốc ban sư hồi khứ chi vì dũ dã Thảng hoặc bất nhiên, ngã

kỳ nhất chỉ, ngã cổ nhất minh, công đẳng hối tương hà cập? Dịch viết: “Cùng tắc biến, biến tắc thông” Công đẳng hạp bất tư thử, nhi do khanh khanh thủ Tuần, Viễn chi tiểu tiết Ngô khủng nhĩ chi sĩ tốt, nhật dạ tư quy chi thiết, kế dĩ nhiên chúc bất bão, tật dịch tương nhưng, tuy công dục công thả thủ, thùy kỳ

dữ chi? ” (…Nay trộm tính giùm các ông, chẳng gì bằng cùng Thái Đô đốc

đem quân về nước là hơn cả Còn nếu không thế thì khi cờ ta đã trỏ, trống ta

đã nổi, các ông ăn năn chẳng kịp đâu! kinh Dịch có câu: “Cùng thì biến, biến thì thông” Các ông không nghĩ đến điều đó, lại cứ khư khư ôm giữ cái tiểu tiết của Trương Tuần, Hứa Viễn, ta e sĩ tốt của các ông ngày đêm thiết tha mong về, lại thêm cơm cháo chẳng no, bệnh tật lây lan, dẫu ông muốn đánh

với giữ, đã dễ ai theo…) Như vậy, từ lí lẽ cho đến thái độ, những bức thư của

Nguyễn Trãi đều có sức thuyết phục mạnh mẽ Nguyễn Trãi rất chú ý đến đối tượng, đến kẻ đọc thư của mình Đối với những tên ra mặt hung hăng như Phương Chính, Mã Kỳ thì từ cách xưng hô cho đến nội dung và lời văn thường có tính chất đả kích Trái lại, đối với những hạng người có thể tranh thủ được như Thái Phúc và tướng sĩ cấp dưới, thì từ cách xưng hô cho đến nội dung và lời văn đều có tính chất ôn tồn khuyên bảo Đối với hạng tướng tá cấp

Trang 36

cao như Tổng binh Vương Thông, thì Nguyễn Trãi lại tỏ thái độ kiên nhẫn vừa phê phán, vừa tranh thủ Còn lời lẽ trong các bài biểu và tấu gửi vua Minh thì lại nhún nhường Ngay trong các bức thư gửi cho tướng nhà Minh, khi nhắc đến vua Minh thì bao giờ Nguyễn Trãi cũng thể hiện sự tôn trọng của mình Đây thực chất chỉ là một thuật ngoại giao làm dịu đi sự căng thẳng giữa hai nước và góp phần đưa đến quan hệ hòa bình giữa hai đất nước, hai dân tộc trong hoàn cảnh chế độ phong kiến Là một cách để cho nhà Minh từ bỏ tham vọng xâm chiếm nước ta, không cho viện binh sang và chịu rút quân về Có thể thấy, Nguyễn Trãi thật tài tình, khéo léo trong việc làm giảm đi tinh thần chiến đấu của quân địch và nêu rõ thiện ý của quân ta là muốn chung sống hòa bình Bởi vậy mà trong hầu hết các bức thư gửi cho tướng giặc khi chúng đã thất thế, Nguyễn Trãi đều nêu thiện ý quân ta sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tàn quân của Vương Thông rút về nước

Trong bức thư số 11 “Thư cho Thái công” [2; tr 108], Nguyễn Trãi viết: “… Kim khiển nhân tương thuyền thập ngữ chích lai tiếp, công cập các quan quý quyến khả tùy thúc trang lai Kỳ dư quân nhân khả dĩ lục hành Ngô kim các

xứ kiều lương cụ dĩ tu chỉnh, lộ thượng vô ngu…” (… Nay sai người đem 15

chiếc thuyền đến đón, ngài cùng các quan và quý quyến có thể tùy tiện thu xếp hành trang lên đường Còn quân nhân thì có thể đi đường bộ được Hiện nay

cầu cống các nơi đều sửa sang, trên đường không gì quản ngại…).Trong bức thư thứ 35 “Lại thư dụ Vương Thông” [2; tr 132], ông viết: “…Nhược dục ban sư chấn lữ, tắc tu chỉnh kiều lương, bị biện thuyền chích, thủy lục nhị đồ, duy ý sở dục Tống quân xuất cảnh, vạn bảo vô ngu Thần lễ bất khuy, cống vật bất khuyết…” (…Như muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang,

thuyền ghe sắm đủ, thủy bộ hai đường, tùy theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên

ổn muôn phần Tôi sẽ giữ phận bề tôi, không thiếu chức cống…) Điều đó cho

thấy được tấm lòng nhân nghĩa của ta Có khi kẻ đối thoại là đám tướng hiệu,

Trang 37

quan viên, quân nhân ít học thì Nguyễn Trãi lại lựa một cách nói đơn giản mà hiệu quả là chính những so sánh cụ thể, gần gũi nhất với chúng, để chúng có

thể dễ dàng tiếp cận với chữ “thời” Trong thư thứ 31, “Thư dụ thành Bắc Giang” [2; tr 126], ông viết: “…Nhĩ nhược vị thành cao trì thâm, lương thực hựu đa, tắc thanh Hóa, Diễn Nghệ đẳng xứ, thành phi bất cao, trì phi bất thâm, lương phi bất đa, binh phi bất cường,nhi Thái Đô đốc binh phi bất tinh, quan phi bất đại, trí phi bất minh, nhi do thả tùy thời đạt biến, dĩ toàn sổ vận nhân chi tính mệnh…” (…Nếu các ngươi cho là thành cao, hào sâu, lương thực

lại nhiều thì thử xem như ở các xứ Thanh Hóa, Diễn (Châu), Nghệ (An), thành không phải là không cao, hào không phải là không sâu, lương thực không phải

là không nhiều, quân không phải là không mạnh, mà như Thái Đô đốc so với các ngươi chức không phải không to, trí không phải không sáng, mà còn tùy thời ứng biến để bảo toàn tính mệnh cho mấy vạn con người…).Qua các bức thư trên, có thể thấy rằng tinh thần nhân đạo của Nguyễn Trãi đã bao trùm lên

toàn bộ tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” Chúng ta cũng nhận ra tinh thần

ấy không chỉ là vẻ đẹp riêng trong tâm hồn Nguyễn Trãi mà nó còn là vẻ đẹp chung, là truyền thống quý báu của cả nhân dân nước Đại Việt

2.1.2 Giá trị nghệ thuật

2.1.2.1 Bút pháp chính luận tài tình

Như ta đã biết tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” là một tập văn

kiện binh vận – ngoại giao mà Nguyễn Trãi viết gửi cho các tướng giặc

“Quân trung từ mệnh tập” được đánh giá là một tác phẩm văn chính luận xuất

sắc, phản ánh tình hình địch và ta trong các giai đoạn chính của cuộc kháng

chiến “Quân trung từ mệnh tập” không phải chỉ là những văn bản ngoại giao

đơn thuần mà là các bài văn chiến đấu Ở đó đã phát biểu lên chủ nghĩa ái quốc và tư tưởng nhân nghĩa với những đặc sắc về mặt bút pháp luận chiến của Nguyễn Trãi

Trang 38

Trước thời của Nguyễn Trãi mới có văn chính luận chứ chưa có nhà văn chính luận Xét trong tiến trình lịch sử văn học, văn chính luận thời nào cũng có, người viết văn chính luận cũng không ít song là người mà đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường như Phạm Văn Đồng nói về Nguyễn Trãi thì thực là hiếm có Có thể nói, Nguyễn Trãi chính là nhà văn chính luận kiệt xuất đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc

Văn chính luận của Nguyễn Trãi có đặc điểm và tính chất nổi bật Trước hết đó là tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác của người dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị xã hội Bên cạnh đó, văn chính luận của Nguyễn Trãi phản ánh một tinh thần dân tộc đã trưởng thành Đó là một thành tựu, một đóng góp to lớn của ông vào lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học dân tộc Nguyễn Trãi cũng là nhà văn đầu tiên có ý thức dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu có hiệu quả nhất cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc giống như Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Và “Quân trung từ mệnh tập” chính là một tác phẩm như vậy Nó là

một tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của dân tộc ta Bằng bút pháp lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có tình Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả thực hiếm thấy, đã góp phần làm cho giặc dao động và cầu hòa, đưa đến thắng lợi năm 1428 Bởi thế mà Lê Quý Đôn

cũng đã từng nhận xét Nguyễn Trãi là người “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” Với lập luận sắc bén, lí lẽ mạnh mẽ như “sức mạnh hơn mười vạn quân” Nguyễn Trãi đã góp công lớn vào chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn Và bức thư thứ 45 “Lại thư trả lời cho Vương Thông” là minh chứng rõ nét cho bút pháp lập luận chặt chẽ, sắc bén của Nguyễn Trãi “…Kim vị khanh

Trang 39

đẳng kế chi, kỳ bại hữu lục Thiên nhân bất dữ, minh vận tương chung, kỳ bại nhất dã Tọa thủ cô thành, thế cùng viện tuyệt, kỳ bại nhị dã Sĩ khí trở táng, bất khẳng vi dụng, kỳ bại tam dã Tiều tô lộ tuyệt, lương quỹ phạp, kỳ bại tứ

dã Hạ lạo phiếm dật, tường sách đăng bồi, kỳ bại ngũ dã Ngã quốc chi nhân cửu hảm thành trung, cùng khốn tư quy, tất hữu nội biến, kỳ bại lục dã Ký hãm lục bại chi trung nhi bất giác ngộ, khởi thiện dùng binh giải chi vi tai?” (…Nay tôi xin tính hộ cho các ông nghe, các ông có sáu điều đáng thua Trời,

người đều không ưa, vận hưng thịnh sắp hết, đó là điều đáng thua thứ nhất Ngồi trơ giữ thành lẻ, thế cùng, viện không sang, là điều đáng thua thứ hai Khí thế quân nhụt kém, chống lệnh chẳng chịu theo, là điều đáng thua thứ ba Hết đường kiếm củi, cỏ, lương ăn thiếu cạn kho, là điều đáng thua thứ tư Lũ mùa hạ cuốn tràn, lũy tường rào sạt đổ, là điều đáng thua thứ năm Người Việt nhốt trong thành, khốn khổ chỉ muốn về, rồi ắt có nội biến, là điều đáng thua thứ sáu Đã mắc vào trong sáu điều đáng thua ấy mà còn không tỉnh ngộ,

người giỏi dùng binh đâu có như thế! ) Bút pháp chính luận của Nguyễn Trãi

thật tài tình

2.1.2.2 Cấu trúc văn bản chặt chẽ

“Quân trung từ mệnh tập” là tập hợp những thư từ lệnh dụ mà

Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết trong khởi nghĩa Lam Sơn Xét về cấu trúc văn bản có thể thấy mặc dù là từng bức thư mới đầu có vẻ như rời rạc, không có mối liên hệ về mặt cấu trúc, nhưng nhìn ở cấp độ tổng thể thì toàn

bộ 68 văn kiện đều nằm trong một chỉnh thể hoàn chỉnh tạo nên hệ thống thư

từ địch vận vừa phong phú vừa lôgic Nếu xem xét các bức thư theo đối tượng

mà Nguyễn Trãi đã phân loại, ta có thể thấy cấu trúc dành cho mỗi loại đối tượng không giống nhau Tùy từng đối tượng, Nguyễn Trãi đưa ra cấu trúc bức thư cho phù hợp, cách lập luận, cách dẫn dắt vấn đề đôi khi tưởng chừng như rất giống nhau nhưng nếu xem xét kĩ ta sẽ thấy chúng có những khác biệt

Trang 40

về cách thức lập luận cũng như hình thức của các bức thư Có thể thấy rằng tất

cả các bức thư đều được Nguyễn Trãi viết với cùng một mục đích là dụ hàng địch Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với mỗi đối tượng Nguyễn Trãi lại có những cách viết khác nhau, không đối tượng nào giống với đối tượng nào Với các tướng giặc nhà Minh, ông cho chúng thấy cái mạnh, cái sức sống trường tồn và cái lẽ tất thắng của dân tộc ta, đồng thời ông vạch rõ cái thế yếu, thế thua của giặc Với các tướng ngụy, ông nhấn mạnh vào tình quê hương tổ quốc Ông bày tỏ sự thông cảm với bọn ngụy quân, ngụy quyền phải làm tay sai cho giặc Ông cũng nêu rõ cái sức mạnh vũ bão, biết đoàn kết của nhân dân

cả nước đang vùng lên để cứu nước Cũng là dân trong một nước, bọn ngụy quân nguy quyền không thể cứ đi theo điều phản nhân nghĩa mà đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân mãi được Những bức thư ấy tuy cách viết khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm cơ bản đó là bức thư nào cũng sáng ngời chính nghĩa của dân tộc và tràn đầy tình yêu nước nồng nàn mà Nguyễn Trãi gửi gắm vào đó Từ trong thư toát lên một tinh thần tự hào dân tộc rất cao đẹp, một khí thế chiến đấu kiên cường để bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, một sức mạnh hùng biện áp đảo địch, một tấm lòng nhân ái tuyệt vời, thu phục được lòng người, lôi cuốn người đi theo lẽ phải, theo chính nghĩa Bên cạnh đó, những bức thư Nguyễn Trãi viết đều mang giọng điệu, lời lẽ đanh thép, cảnh cáo phê phán địch rất nghiêm khắc, mà khuyên nhủ, dụ bảo cũng rất chân tình Ngoài ra, các bức thư còn giống nhau ở chỗ thư nào ông cũng mở lối thoát cho địch: ông nêu rõ chính sách khoan hồng, không giết kẻ đầu hàng và thái độ đối xử tử tế, ân cần của quan dân ta đối với tù hàng binh,

kể cả địch lẫn ngụy Thư của Nguyễn Trãi viết có sức mạnh đánh vào lòng người chính là ở những điểm cơ bản đó

Lời văn trong các bức thư của Nguyễn Trãi luôn luôn biến đổi không ngừng Khi thì phẫn nộ, đanh thép, đập hẳn vào mặt quân giặc Đó là lời lẽ mà

Ngày đăng: 02/07/2016, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Quốc Liên (chủ biên), Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, NXB Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi toàn tập tân biên
Nhà XB: NXB Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học
2. Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, H. 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi toàn tập
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
3. Trần Đình Sử (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Đại học Sư phạm, 2012 4. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học", NXB Đại học Sư phạm, 20124. Hồ Chí Minh, "Hồ Chí Minh tuyển tập
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
5. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Khởi nghĩa Lam Sơn, NXB Khoa học xã hội, 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
6. Nguyễn Văn Nguyên, Những vấn đề văn bản học Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi, NXB Văn học, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề văn bản học Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB Văn học
8. Nguyễn Văn Nguyên, Về hai nhóm văn bản Quân trung từ mệnh tập hiện còn, Tạp chí Hán Nôm, số 2, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hai nhóm văn bản Quân trung từ mệnh tập hiện còn
9. Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc, NXB Viện Sử học, Hà Nội, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Nhà XB: NXB Viện Sử học
10. Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh, Nguyễn Trãi- nhà văn học chính trị thiên tài, Hà Nội, 1958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi- nhà văn học chính trị thiên tài
11. Bùi Duy Tân, Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất , Tạp chí văn học số 4, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất
12. Phan Sĩ Tấn, Trần Thanh Đạm, Thơ văn Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Đinh Gia Khánh: Văn học Việt Nam, thế kỷ X -nửa đầu thế kỷ XVIII, T.1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam, thế kỷ X -nửa đầu thế kỷ XVIII
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
14. Phạm Văn Đồng – Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất, NXB Sự thật, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất
Nhà XB: NXB Sự thật
15. Giáo trình Hán văn Lý Trần , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hán văn Lý Trần
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
16. Viện Văn học, Thơ văn Lý - Trần, T. 3, NXB Khoa học xã hội, H. 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Lý - Trần
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
17. Nhiều tác giả (Đặng Thai Mai, Bùi Văn Nguyên, Hoàng Xuân, Lê Quý Đôn, Ngô Văn Triện, Trần Lê Văn, Trúc Khê, Trương Chính), Nguyễn Trãi thơ và đời, H. Văn học, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi thơ và đời
18. PGS.TS Võ Xuân Đàn, Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
19. Văn Tiến Dũng, Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam, NXB Quân dội nhân dân, Hà Nội, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân dội nhân dân
20. Từ điển văn hoá Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, H. 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn hoá Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
21. Nguyễn Xuân Trâm, Lam Sơn tụ nghĩa, NXB Văn hóa, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lam Sơn tụ nghĩa
Nhà XB: NXB Văn hóa
22. Lê Thị Thu Yến, Văn học Việt Nam trung đại – những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam trung đại – những công trình nghiên cứu
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w