ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ------CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN HOÀNG ANH
NIÊN KHÓA : 2012 - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
- -SỐ LIỆU THÔ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Hoàng Anh ThS Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: K46A- KTNN
Niên khóa: 2012-2016
Trang 3HUẾ, 5/2016
Trang 4Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành đề tài này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS Nguyễn Mạnh Hùng, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết bài Đề tài tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm bài mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin nhất.
Em chân thành cảm ơn UBND phường Hương Vân đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại đây Đồng cám ơn các Cô, Chú, Anh, Chị phòng số liệu thống kê đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp cũng như hoàn thành đề tài này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Vì thế, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Thầy, Cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công việc thực tế sau này.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý này Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị tại UBND phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Phòng số liệu thống kê nói riêng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên Nguyễn Hoàng Anh
Trang 5
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Lý luận cơ bản về cây lạc 6
1.1.1.1 Giá trị dinh dưỡng 6
1.1.1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường 7
1.1.1.3 Một số đặc điểm sinh học của cây lạc 8
1.1.14 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc 9
1.1.2 Lý luận về hiệu quả kỹ thuật 11
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật 11
1.1.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật 12
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 14
1.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lạc 14
1.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất lạc 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.2.1.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 15
1.2.1.2 Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam 17
1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế 20
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.1.1 Vị trí địa lí 21
Trang 62.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 22
2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu 23
2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 23
2.1.2.1 Dân cư và lao động 23
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế 24
2.1.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của phường Hương Vân 25
2.2 Thực trạng phát triển sản xuất lạc hàng hóa ở phường Hương Vân 26
2.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng 26
2.2.2 Tình hình sử dụng giống lạc ở phường Hương Vân 27
2.2.3 Các chính sách hỗ trợ của địa phương 28
2.3 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc của các hộ điều tra 29
2.3.1 Thông tin chung của các hộ điều tra 29
2.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra 30
2.3.3 Tình hình thu nhập của hộ điều tra năm 2015 31
2.3.4 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất lạc của các hộ điều tra 32
2.3.5 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc hàng hóa 34
2.3.6 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ điều tra 42
2.3.7 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất lạc 44
2.3.7.1 Thuận lợi 44
2.3.7.2 Khó khăn 44
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN 45
3.2 Mục tiêu 45
3.2.1 Mục tiêu kinh tế 45
3.2.2 Mục tiêu kỹ thuật và bảo vệ môi trường 46
3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc hàng hóa ở phường Hương Vân 46
3.3.1 Các giải pháp về chính sách 46
3.3.1.1 Dồn điển đổi thửa 46
Trang 73.3.1.2 Đổi mới công nghệ 48
3.3.1.3 Giải pháp về tổ chức hoạt động khuyến nông 49
3.3.2.1 Xác định đúng thời vụ sản xuất 50
3.3.2.2 Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 50
3.3.2.3 Giải pháp về phân bón 51
3.3.2.4 Giải pháp về giống 51
3.3.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 52
3.3.4 Giải pháp về giá vật tư nông nghiệp và thị trường 52
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
1 Kết luận 53
2 Kiến nghị 55
2.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 55
2.2 Đối với các hộ trồng lạc 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ cái viết tắt và kí hiệu Giải thích
Trang 9BẢNG BIỂU
Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới 15
Bảng 2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 19
Bảng 3 Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế năm 2013-2015 20
Bảng 4 Tình hình sử dụng đất của phường Hương Vân trong giai đoạn 2013-2015 22
Bảng 5 Cơ cấu tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của phường Hương Vân giai đoạn 2013-2015 25
Bảng 6 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của phường Hương Vân từ 2013-2015 27
Bảng 7 Tình hình nhân khẩu, lao động các hộ điều tra năm 2015 29
Bảng 8 Tình hình sử dụng đất bình quân/hộ của các hộ điều tra năm 2015 30
Bảng 9 Thu nhập sinh kế của hộ điều tra năm 2015 (bình quân/hộ) 31
Bảng 10 Chi phí sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2015 33
Bảng 11 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 35
Bảng 12 Phân tổ mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lạc 40
Bảng 13 Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật 41
Bảng 14 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2015 (bình quân/sào) 43
HÌNH VẼ Hình 1 Bản đồ phường Hương Vân 21
Hình 2 Tình hình sử dụng giống lạc ở phường Hương Vân 28
Hình 3 Phân phối tần suất chỉ số hiệu quả kỹ thuật 40
Trang 10
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây Lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea, là cây công nghiệp ngắn ngày,
cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Theo số liệu của FAO (2013), trên thế giới
có khoảng hơn 100 nước trồng lạc với tổng diện tích gần 25,41 triệu hecta và sảnlượng lạc vỏ đạt 45,65 triệu tấn Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc đượcxếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thựcphẩm Ở Việt Nam, cây lạc đã được trồng ở hầu khắp các địa phương từ vùng núiđến đồng bằng, với tổng diện tích 220 nghìn hecta và được trồng trên nhiều loại đất,trong những điều kiện sinh thái khác nhau
Đối với khu vực miền trung Việt Nam, hoạt động trồng lạc từ lâu đã trở thànhmột hướng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương Trong khinhiều vùng đất khô cằn, không thể sản xuất lúa thì lạc là loại cây trồng không chỉ phùhợp với loại đất đó mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao Lạc là cây trồng có vị tríchiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu sảnxuất hàng hóa nói riêng, đồng thời đây là cây lương thực chủ lực trong kim ngạch xuấtkhẩu, mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhậpcho người nông dân Tuy nhiên, sản xuất lạc phải đặt ra yêu cầu đạt năng suất cao nhấttrên một đơn vị diện tích, giảm chi phí sản xuất và tăng giá trị lợi nhuận Bên cạnh đó,còn phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lượng và giá cả của ngườitiêu dùng Song do tập quán canh tác bao đời nay của người nông dân trong sản xuấtchủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtnên năng suất lạc vẫn thấp và chất lượng chưa cao Ngày nay, khi sản lượng lạc đã đápứng nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu thì vị trí của các giống lạc chất lượngcao ngày càng quan trọng, trong khi đó hầu hết các giống lạc này đều trong tình trạngthoái hóa và giảm dần về diện tích
Phường Hương Vân thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trongnhững địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng để sản xuất lạc hàng hóa Trongnhững năm gần đây, giá trị sản xuất lạc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản
Trang 11xuất nông nghiệp của địa phương Nếu như diện tích lúa trên địa bàn phường khoảng
250 ha, trong khi lạc chỉ 150 ha, nhưng giá trị sản xuất của cây lạc chiếm đến 70%.Theo đánh giá của UBND phường Hương Vân, cây lạc giữ một vị thế đặc biệt quantrọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trở thành cây trồng hàng hóa chủ lực góp phầnxóa thế độc canh cây lúa, giúp giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động ở khuvực nông thôn phường Hương Vân
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất lạc ở trên địa bàn phường Hương Vân đang bộc lộnhiều vấn đề bất cập, cụ thể là: sản xuất gặp nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu khắcnghiệt; giá cả đầu vào và đầu ra ở trên thị trường thường xuyên biến động Đặc biệt,trình độ kỹ thuật canh tác của người dân còn thấp; khả năng ứng dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật còn hạn chế, do đó năng suất và sản lượng lạc chưa cao Về thị trườngtiêu thụ, thương lái thu mua thường xuyên ép giá; do đó thu nhập của người trồng lạcchưa cao, chưa thực sự là nguồn thu nhập vững chắc
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài ‘‘Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất
lạc hàng hóa ở phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế’’làm
chuyên đề tốt nghiệp Kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin hữu ích và có cơ sởkhoa học nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phươngtrong việc xây dựng chiến lược phát triển sản xuất lạc hàng hóa mang tính bền vữngtrong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc hàng hóa của các nông hộ ở phườngHương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề xuất giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc cho các nông hộ trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật sảnxuất lạc
- Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc của các nông
hộ ở phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 12- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc
ở phường Hương Vân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc ở địabàn nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật sản xuất lạc hàng hóa
ở trên địa bàn phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2013-4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiêncứu đề tài, như là cơ sở phương pháp luận để giải quyết vấn đề theo quan điểm kháchquan, toàn diện, phát triển và hệ thống
Vận dụng phương pháp luận trên vào phân tích hiệu quả kỹ thuật của sản xuất,đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu ảnh hưởng tác động của các nhân tố cơ bản của quátrình sản xuất và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Đánh giá vềhiệu quả kỹ thuật trong mối tương quan giữa hiệu quả kỹ thuật và trình độ phát triển
kỹ thuật sản xuất hiện tại và sự cải thiện hiệu quả của kỹ thuật qua thời gian
4.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
- Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê Việt Nam, tỉnhThừa Thiên Huế, thị xã Hương Trà, đặc biệt là các báo cáo của UBND phường HươngVân liên quan đến tình hình sản xuất lạc ở địa phương Ngoài ra, nghiên cứu thu thậpthông tin đã được công bố trên các tạp chí khoa học, công nghệ và đề tài khoa học, từcác hội thảo khoa học trong và ngoài nước
Trang 13- Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra các hộ nông dân sản xuấtlạc của phường Hương Vân dựa trên bảng hỏi đã được thiết kế sẵn Số liệu thông tin
sơ cấp được thu thập thông qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp Mẫu điều tra được lựachọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Áp dụng công thức chọn mẫu củaSlovin: n=N/1+Ne2
Trong đó:
n - cỡ mẫu điều tra
N - Tổng số hộ trồng lạc ở phường Hương Vân
hộ trồng lạc ở tổ dân phố, việc chọn hộ điều tra được thực hiện như sau: Xác định hệ
số k- bước nhảy (k=N/n=13 hộ) Điều này có nghĩa là hộ thứ nhất trong danh sách hộđiều tra sẽ được chọn để điều tra và hộ thứ 2 được xác định là hộ thứ 14 trong danhsách của tổ dân phố Trong trường hợp không tiếp cận được hộ đã chọn theo danhsách, nghiên cứu có thể chọn hộ thứ tự +1 hoặc -1 để điều tra và hộ tiếp theo trongdanh sách vẫn giữ theo nguyên tắc của bước nhảy k
Trang 14- Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quanbằng việc xây dựng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả kỹthuật sản xuất lạc, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy Tobit để đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc của các hộ điều tra (được trình bày chitiết ở mục 1.1.2.2 ở chương I phần II).
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận cơ bản về cây lạc
1.1.1.1 Giá trị dinh dưỡng
Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao Hàmlượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khỏe conngười Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của lạc là Lipit và Protein Trong công nghiệp épdầu người ta thu được sản phẩm chính là dầu và khô dầu
Dầu lạc là dầu thực phẩm tốt được cơ thể hấp thu dễ dàng, thành phần chủ yếucủa dầu lạc là các axit béo chưa no (80%) còn lại (20%) là các axit béo no Axit béotrong dầu lạc chủ yếu là bốn loại sau đây: axit oleic (C18H34O2); axit linoleic(C18H32O2); axit panmitic (C16H32O2); axit stearit (C18H36O2)[1]
Ngoài ra trong thành phần của lạc có cacbuahidro thơm: C15H30; C19H38 và cácvitamin B1, B2, PP và A Protein lạc chứa đầy đủ 8 axit amin không thay thế trong đó
có 4 axit amin đạt hàm lượng quy định của FAO về hàm lượng các axit amin khôngthay thế trong thành phần protein thực phẩm Đó là loxin, Izoloxin, valin,phenilalanin[2] Do hạt lạc có giá trị kinh tế cao như vậy nên từ lâu con người đã sửdụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng Sản phẩm lạc được sử dụng rất đadạng, phong phú như luộc, rang, bột dinh dưỡng, bánh kẹo Ngày nay nhờ nền côngnghiệp phát triển người ta chế biến nhiều mặc hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như rútdầu, bơ lạc, chao, phomac lạc, sữa lạc Một giá trị khác của lạc mà không thể khôngnhắc tới đó là thức ăn gia súc Khô dầu lạc chứa 50,8% protein; 7,8% lipit; 24,3%gluxit; 4,4% xenlulo là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi Do giá trị dinhdưỡng cao nên trong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc có thể chiếm tới 25 -35% Trong thân lá lạc chứa tới 11,75% protein; 1,84% lipit; 46,95% gluxit[1] Do đó
nó cũng là nguồn thức ăn rất tốt cho chăn nuôi
Trang 16Về mặt dinh dưỡng, thành phần hạt lạc chủ yếu chứa dầu 44 56%, protein 25 34%, ngoài ra còn các vitamin và chất khoáng khác Lạc là một loại thực phẩm có giátrị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp chất béo và bổ xung protein cho con người.
-1.1.1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường
Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trên nhiều chânđất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao Trên thị trường thương mại thế giới,lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước Theo số liệu củaFAO (2013), hiện đang có hơn 100 nước trồng lạc Ở Xenegan giá trị từ lạc chiếm 1/2thu thập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu
Trong các loại cây có dầu trồng hằng năm trên thế giới, lạc là loại cây đứng thứhai sau đậu tương về diện tích và sản lượng Ở châu Á, có hơn 25 nước trồng lạc.Năng suất lạc ở Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Argentina Hiện nay, ởnước ta lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩuhằng năm là 100 triệu USD Những năm gần đây chúng ta đã xuất khẩu khoảng 70 -
80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như: Đức, Pháp, Ý cho nên lạc cũng là loại câyđem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [5]
Thị trường xuất khẩu lạc chính hiện nay của Việt Nam là Singapo, Pháp, CộngHòa Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông Đến năm 1999 dochất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nước như Hồng Kông, ĐàiLoan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế rấtcao, tỷ xuất lợi nhuận tới 31,86% (cao hơn một số nông sản khác) và xuất khẩu lạcgóp 15,11% cho nguồn vốn xuất khẩu[5]
Hiện nay Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn nhấtthế giới Do đó việc đầu tư ngiên cứu để cải tạo giống, kích cỡ hạt, chất lượng cầnđược quan tâm hơn Xuất khẩu lạc trong những năm qua đóng góp khoảng 15%trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu Tuy nhiên, chất lượng xuất khẩu lạc của ViệtNam vẫn chưa thực sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước Vìvậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch cao và
mở rộng thị trường xuất khẩu Muốn tăng được thu nhập từ lạc chúng ta phải đa
Trang 17dạng sản phẩm, ngoài lạc nhân còn phải xuất khẩu cả dầu lạc, khô dầu, nắm bắt thịtrường nhạy bén để đầu tư tích trữ lạc quả khô.
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn xác định lạc là một trong những câytrọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta Trên
cơ sở hệ thống giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh tế và nhữngthành tựu mới của các nước trong thời gian tới về sản xuất lạc, nước ta sẽ có điềukiện để đạt được đầy đủ các tiêu chí về xuất khẩu, góp phần phát triển về một nềnnông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sốngcủa nhân dân
1.1.1.3 Một số đặc điểm sinh học của cây lạc
- Là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyênliệu quan trọng của công nghiệp chế biến
- Cây lạc còn là cây trồng có vai trò cải tạo đất nhờ các vi khuẩn nốt sần sốngcộng sinh trên rễ Đồng thời cũng là cây có khả năng tạo tính đa dạng hóa cho sản xuấtnông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nângcao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và che phủ bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi
- Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thể trồng trong phạm vi điềukiện sinh thái khá rộng Cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24-330C.Lạc là cây trồng chịu hạn song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định,nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinhtrưởng sinh thực
- Cây lạc không đòi hỏi đất đai nghiêm ngặt, thường được trồng trên các vùngđất: cát ven biển, đất bạc màu, đất xám, đất đỏ bazan, đất dốc miền núi và đất phù sa.Lạc cho năng suất cao nhất trên đất thịt nhẹ, cát pha, có kết cấu tơi xốp, có khả nănggiữ nước và thoát nước tốt, pH 5,5-6,5
- Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100-130 ngày Củ lạc là quả của câylạc được bắt đầu từ việc ra hoa, thụ phấn thụ tinh trên mặt đất thành tia quả rồi nhanhchóng đâm xuống đất ở độ sâu 3-7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ.Trong kỹ thuật trồng lạc phải tạo điều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ ra hoa rộchỉ khoảng 10-15 ngày) và tạo điều kiện thuận lợi để tia quả phát triển
Trang 181.1.14 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
* Thời vụ:
-Vụ Xuân: + Vùng đất thấp, ven sông bố trí sớm tránh lụt tiểu mãn, vùng trung
du miền núi bố trí sớm để tránh hạn đầu vụ Thời gian gieo từ 20 - 30/1
+ Vùng đồng bằng nên gieo tập trung từ 1 - 15/2
- Vụ Hè thu: Gieo lạc từ 1 - 15/6, gieo ngay khi thu hoạch cây vụ xuân.
- Vụ Thu Đông: Thời vụ 25/8 - 15/9 Tranh thủ trời nắng ráo làm đất gieo ngay
* Chọn đất:
+ Đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, tiêu nước nhanh khi gặp mưa tokhông bị ngập úng
+Vùng đất trồng lạc trước đây thường bị bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) nên
bố trí loại cây trồng khác thay thế, hoặc sử dụng giống kháng bệnh
* Làm đất, lên luống:
- Cày bừa kỹ 2 - 3 lần, cày sâu từ 25 - 30cm, đảm bảo sạch cỏ và nhỏ, tơi xốp
- Đối với lạc không phủ nilon :
+ Vùng bãi bồi ven sông, đất cát ven biển: bố trí theo băng, mỗi băng rộng 2 - 2,5m + Các vùng đất khác: Lên luống rộng 1m, gieo 4 hàng lạc
- Đối với lạc che phủ nilon thì tuỳ thuộc vào kích cỡ nilon để bố trí: Lượng nilon cho 1sào: 5 kg
+ Nilon khổ rộng 1,2m: lên luống rộng 1m, gieo 4 hàng lạc
+ Nilon khổ rộng 0,6m: lên luống rộng 0,5m, gieo 2 hàng lạc
* Phân bón (cho 500m 2 ):
- Lượng phân và loại phân bón (tính trên sào):
+ Bón phân đơn: 25 - 30 kg vôi bột, 4 - 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 25 kgLân supe + 5 - 6 kg Kali clorua + Đạm urê 3 - 4 kg
+ Dùng phân tổng hợp: 35 - 40kg NPK(3: 9: 6) + 4 - 5 tạ phân chuồng hoai mục+ 25 - 30 kg vôi bột
- Phương pháp bón
+Bón phân cho lạc phủ nilon: Chủ yếu bón phân NPK 3:9:6
Trang 19Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân NPK, 50% vôi bột Lượng vôi bộtcòn lại bón vào gốc khi lạc ra hoa rộ.
+ Bón phân cho lạc không phủ nilon:
Bón phân đơn: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân super, 50% đạm Urê, 50% Kali
và 50% vôi bột Bón thúc khi lạc có 3 - 4 lá lượng đạm và Kali còn lại, lượng vôi cònlại bón vào gốc khi lạc ra hoa rộ
Bón phân NPK 3:9:6: Bón lót toàn bộ phân chuồng, toàn bộ phân NPK, 50%lượng vôi bột Lượng vôi còn lại bón thúc vào thời kỳ ra hoa rộ
* Lượng giống và mật độ gieo:
- Giống vụ Đông xuân: 240 - 250kg
- Xử lý hạt giống bằng 3 lạnh 2 sôi: đổ 3 lít nước lạnh vào xô, chậu, đổ tiếp 2 lít nướcsôi vào khuấy đều, đổ 4kg lạc nhân vào ngâm 5 - 6 giờ sau đó vớt ra rửa sạch nhớt đem ủ 1ngày đêm, chọn những hạt nảy mầm đem gieo trước số còn lại tiếp tục ủ cho nảy mầm.Không nên dùng lạc nẩy mầm ở lần thứ 3
- Mật độ: Khoảng cách gieo: 20 - 25cm x 10cm, gieo 1 hạt/hốc Mật độ: 38 - 40
khóm/m2
* Chăm sóc:
- Làm cỏ, bón phân: Đối với lạc không che phủ nilon
+ Làm cỏ lần 1: Khi lạc có 3 - 4 lá thật Yêu cầu cuốc cạn, nhổ sạch cỏ ở gốc lạc làm
thoáng gốc để lạc phân cành thuận lợi Kết hợp bón phân thúc lần 1 cho lạc
+ Làm cỏ lần 2: Khi lạc có 7 - 8 lá Yêu cầu cuốc sâu hơn lần 1 tạo đất tơi xốp
sạch cỏ
+ Làm cỏ lần 3: Khi lạc ra hoa được 7 - 10 ngày, lần này làm cỏ kết hợp vun gốc
và bón lượng vôi còn lại cho lạc 200 - 250kg/ha
+ Tưới nước: Thời tiết khô hạn, nếu có điều kiện nên tưới cho lạc được càng tốt,
đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và đâm tia Nhất thiết không được để lạc ngập úng nước
Có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:
+ Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất
+ Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra
Trang 20- Sử dụng các loại phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng cho cây lạc vàocác giai đoạn thích hợp.
- Chọn lạc để giống: Lạc giống được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng vàphát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao
+ Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củđôi, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân
+ Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạtmẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi giống
vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân)
1.1.2 Lý luận về hiệu quả kỹ thuật
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chiphí đầu vào của nguồn lực được sử dụng vào sản xuất với những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng sản xuất Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khảnăng, chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất Hiệu
Trang 21quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất Nó chỉ ra một nguồn lựcđược dùng vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đầu ra sản phẩm
Hiệu quả kỹ thuật của việc áp dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mốiquan hệ giữa đầu vào - đầu ra, giữa các đầu vào với nhau, và giữa các sản phẩm khi raquyết định sản xuất Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào bản chất kỹ thuật và công nghệ
áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trườngkinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng
1.1.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt năng suất tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹthuật hiện có Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số hoặc phitham số Trong nghiên cứu này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháptham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier production function), hàm nàyđược đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen và Broeck (1977); và đượcphát triển bởi Battese (1992)[8].Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng sau:
đa (Y*) và hiệu số giữa Y* và Yi là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này cànglớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và các cộng sự, 2005) Hiệu quả kỹ thuật (TE)
là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng suất hoặc sản lượng tối đa TEđược tính như sau:
TE = Y / Y* = f(xj;β)exp(Vi – Ui ) / f(xj;β)exp(Vi) = exp(-Ui) (2)
Trong đó, Y là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ ; Y* là mức năng suất
Trang 22hoặc sản lượng tối đa của hộ f(xj;β) trong phương trình (1) là hàm sản xuất biên (Frontierproduction function), có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas hoặc Translog Dựavào đặc điểm của số liệu trong nghiên cứu này, mô hình Cobb–Douglas phù hợp hơn môhình Translog Mô hình Cobb–Douglas có dạng như sau:
LnYi = β0 + ∑βjlnXji +Vi - Ui (3)
Trong đó, Yi là năng suất lạc của hộ i (kg/sào )
Xji-là các yếu tố đầu vào trong sản xuất lạc bao gồm :
X1i- lượng giống của hộ i (kg/sào);
X2i- là công lao động của hộ i (ngày công/sào);
X3i là lượng lân của hộ i (kg/sào);
X4it là lượng đạm ure của hộ i (kg/sào);
X5i- là lượng kali của hộ i (kg/sào);
X6i- là lượng phân bón tổng hợp NPK của hộ i (kg/sào);
X7i- là lượng vôi (kg/sào);
X8i- là thuốc bảo vệ thực vật (ml/sào)
* Các yếu số ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật :
Ui trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function)hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hayngược lại là hiệu quả kỹ thuật có dạng sau :
TIEi = Ui = δ0 + ∑
j=1
7
δZji + ε
Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i
Zj ( j = 1,2,3 7 ) là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại
là hiệu quả kỹ thuật, bao gồm :
Z1 : loại đất (1 = đất ruộng khô; 0 = đất bãi bồi ven sông)
Z2 : loại giống (1 = giống L14; 0 = giống SVL1)
Z3 : số năm đến trường của chủ hộ
Z4 : tuổi của chủ hộ
Z5 : lao động tham gia sản xuất lạc
Z6 : diện tích đất trồng lạc
Trang 23Z7 : tham gia tập huấn (1 = có; 0 = không).
Số liệu được đưa vào phân tích trong mô hình làm sản xuất là dạng dữ liệu chéo(Cross – Sertron data) Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng 1bước (One – Stageestima) bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (MLE) với sự hỗtrợ Chương trình Frontier 4.1 của Tim Coelli
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
1.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lạc
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Cho biết trong 1 năm hoặc một chu kì sản xuất, đơn
vị sản xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu
- Giá trị tăng thêm (VA): là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăngthêm hay là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kểkhấu hao tài sản cố định và chi phí lao động gia đình)
A: là khấu hao tài sản cố định được phân bố trong chu kì sản xuất
1.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất lạc
- Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị sản xuất (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết,
cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất
Trang 24- Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (VA/IC): chỉ tiêu này chobiết, cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giới hạn nguồnlực chi phí.
- Hiệu suất chi phí trung gian theo thu nhập hỗn hợp (MI/IC): chỉ tiêu này chobiết, cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc được du nhập vào châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sự phát triểnrộng khắp trên thế giới vào khoảng 125 năm trở lại đây khi công nghiệp ép dầu lạc rađời Hiện nay, lạc là cây đứng thứ hai trong số các loại cây lấy dầu (về diện tích và sảnlượng) sau đậu tương
Bảng 1 cho thấy, lạc chủ yếu được trồng tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ Trong đó Diện tích trồng lạc Châu Á lớn nhất, chiếm 63,17% tổng diện tích, ChâuPhi 31,81%, Châu Mỹ 5,8%, Châu Âu 0,22% Tính hết năm 2013, diện tích lạc trênthế giới có khoảng 25,41 triệu ha Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn độ5,25 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc 4,65 triệu ha, Nigeria 2,36 triệu ha và Sudan2,16 triệu ha
Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới
Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013
Thế giới 24,74 24,80 25,41 16,30 16,40 17,90 40,47 40,79 45,65Trung Quốc 4,60 4,71 4,65 34,90 35,70 36,5 16,11 16,85 17,01
Ấn Độ 5,31 4,77 5,25 13,1 9,80 18,00 6,960 4,60 9,47Nigeria 2,35 2,65 2,36 12,50 12,40 12,70 2,96 3,31 3,00Indonesia 0,53 0,55 0,51 21,3 22,3 25,80 1,15 1,25 1,34
Mỹ 1,01 1,27 1,15 29,6 35,10 32,10 3,00 4,46 3,71Senegal 0,86 0,70 0,76 6,10 9,50 9,20 0,52 0,67 0,70Xudan 1,69 1,61 2,16 6,90 6,30 8,10 1,18 1,03 1,76Cameroon 0,50 0,42 0,46 11,10 15,00 13,7 0,56 0,63 0,63
Trang 25Việt Nam 0,22 0,22 0,21 20,9 21,30 22,80 0,46 0,47 0,49
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)
Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổnđịnh qua các năm Nước có năng suất lớn nhất là Trung Quốc 36.5 tạ/ha tiếp theo là
Mỹ 32,1 tạ/ha, Indonesia 25,8 tạ/ha, Việt Nam 22,8 tạ/ha Mặc dù Ấn Độ là nước
có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại không cao
Như vậy, hướng sản xuất lạc trên thế giới trong những năm tới tốc độ pháttriển sẽ chậm hơn so với những năm trước Diện tích trồng lạc sẽ có thay đổi nhiều
do các chính sách quản lý, thương mại Năng suất là chỉ tiêu để phản ánh tiến bộnghiên cứu về cây lạc và cây đậu tương, và chính sách là yếu tố quan trọng quyếtđịnh tương lai của cây trồng này Những yếu tố quan trọng quyết định năng suấtcao là:
- Cải tiến kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và Ánhiệt đới, đặc biệt các nước đang phát triển
- Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao hơn, phẩm chấttốt, giống phải phù hợp với từng điều kiện sinh thái, hình thành vùng sản suất hànghoá, cơ giới hoá sản xuất Thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bệnh tốt hơn
- Chế biến, đi sâu vào lĩnh vực chế biến dầu thực vật, hỗ trợ và giúp đỡ cácnước đang phát triển về xuất khẩu và nhập khẩu lạc nhân
Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ gieotrồng trên diện tích lớn mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thựcphẩm và nguyên liệu cho công nghiệp Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càngtăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy môngày càng mở rộng
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sảnlượng ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác Trong khi năng suất lạc bình quâncủa thế giới xấp xỉ 1,3 tấn trên hecta, ở Trung Quốc thử nghiệm trên diện tích hẹp
đã thu được năng suất khoảng 12 tấn trên hecta, cao hơn 9 lần so với năng suất bìnhquân của thế giới Trên diện tích hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6tấn/ha Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn
Trang 26(ICRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trạinghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha Trong khinăng suất các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã đạt gần tới trần và có xuhướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất cònkhác rất xa so với năng suất tiềm năng Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng caonăng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất để khai thác những tiềm năng Chiến lược này đã được áp dụngthành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sảnxuất lạc ở nhiều nước trên thế giới[3]
1.2.1.2 Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam
Ở Việt Nam, lạc được trồng lâu đời, nhưng không được quan tâm và pháttriển Trong những năm trở lại đây, cây lạc đã được quan tâm và phát triển hơn,nhưng so với một số cây trồng khác thì diễn biến tăng về diện tích, năng suất và sảnlượng đều giảm
Từ năm 1990 đến nay, công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹthuật trồng lạc ở nước đã được quan tâm hơn trước Các đề tài nghiên cứu cấp nhànước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia của đội ngũđông đảo cán bộ nghiên cứu đã được khuyến nông trong cả nước Phát triển cây lấydầu, trong đó có cây lạc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định làmột trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nôngthôn của nước ta Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã đượctăng cường Thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT và Mạng lưới Đậu đỗ vàCây cốc châu Á (CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyếnnông đi đào tạo nâng cao trình độ đồng thời tiếp cận được với các thành tựu mới vàhọc hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc trên thế giới và khuvực Một số tiến bộ kỹ thuật phổ biến ở các nước khác đã được chọn lọc, thử nghiệm
và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam Dự án nghiên cứu thử nghiệm tiến bộ kỹthuật trồng lạc trọng điểm ở Việt Nam đã được nông dân, cán bộ địa phương, mạnglưới CLAN và các nước trong khu vực đánh giá cao
Trang 27Các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định vàtrên cơ sở đó các hướng nghiên cứu chính nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân đãđược xây dựng và thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ Thí dụ, đểkhắc phục tình trạng thiếu tro dừa bón cho cây lạc ở vùng Đông Nam Bộ, viện cây códầu đã nghiên cứu đề xuất chế phẩm thay thế sơ dừa (ACA) vừa tiện lợi trong sử dụng,vừa hạ giá thành sản xuất 6% vừa tăng năng suất chất lượng lạc Để nông dân chủđộng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiềuvùng trồng lạc nước ta Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn ragiống lạc MD7 kháng bệnh, năng suất chất lượng tốt vá khả năng thích ứng rộng vàđang phát triển nhanh trong sản xuất Đáng chú ý là một số giống lạc mới có tiềm năngnăng suất cao như giống 1660, LVT.L02, VD1, LO5, ngắn ngày, chịu hạn, phục vụcho vùng nước trời và năng suất khá (18 - 25 tạ/ha) đã được đưa ra sản xuất Một sốbiện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng được áp dụng như phân bón NPK cân đối, mật
độ gieo thích hợp, kỹ thuật phủ nilon đã làm tăng năng suất 30 - 40% Nhiều mô hìnhthâm canh đạt năng suất cao trên 3 tấn/ha đã được trình diễn trên đồng ruộng nông dân
ở nhiều địa phương[4]
Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn Kết quả nghiên cứutrong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục ha, gieo trồng giốngmới và biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc 4 - 5tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại trà Điều đó chứng
tỏ rằng các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần rấtđáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng lạc ở nước ta Vấn đề chính hiện nay làlàm sao để các giống mới và các kỹ thuật tiến bộ đến được với nông dân và được nôngdân tiếp nhận
Mặc dù cây lạc là một trong những cây trồng chính, có giá trị kinh tế về nhiềumặt ở nước ta nhưng so với một số cây trồng khác diễn biến về diện tích, năng suất,sản lượng đều chậm Trong 10 năm gần đây, diện tích lạc hầu như không tăng và có xuhướng giảm, tuy nhiên năng suất lạc có cải thiện nhờ việc đưa vào sử dụng các giốnglai mới như L23, L18, L14…Các vùng phía Nam có năng suất cao hơn, năng suất trên
Trang 28diện rộng trăm ha, nhiều tỉnh đã được năng suất 30 - 35 tạ/ha như ở tỉnh Tây Ninh vớicác giống lạc HL25, LO2.
Hơn 10 năm trở lại đây việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lýtrong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực Vì vậy người dân cóđiều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa nước sang trồng cácloại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nềnsản xuất nông nghiệp hàng hoá, cũng như góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đấtđai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới Đồng thời, việc sử dụng nhữnggiống mới có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh lạc tiên tiến cũng được áp dụng rộngrãi Nhờ vậy năng suất và sản lượng lạc ở nước ta ngày càng tăng
Bảng 2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Năm (nghìn ha) Diện tích Năng suất (tạ/ha) (nghìn tấn) Sản lượng
Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và trung du Bắc
Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Khu Bốn cũ và miền Đông Nam Bộ Cả 4 vùng này chiếmđến 3/4 diện tích và sản lượng, còn lại rải rác ở một số vùng khác Nước ta nằm trongvùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều thuận lợi cho cây lạc phát triển, nhờ tiến
bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống lạc chống chịu sâu bệnh, năng suất cao vàđặc biệt trình độ thâm canh ngày càng cao của nông dân vì thế tiềm năng để nâng caonăng suất lạc của nước ta còn rất lớn
Trang 29Qua số liệu ở bảng 2 ta thấy, diện tích trồng lạc trong những năm gần đây giảmdần Đến năm 2013 diện tích đạt 216,2 nghìn ha giảm 53,4 nghìn ha so năm 2005 Tuydiện tích trồng lạc ở nước ta giảm nhiều nhưng năng suất lại ngày càng tăng, năng suấttăng 4,9 tạ/ha từ năm 2005 – 2013.
1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên kháthuận lợi cho việc sản xuất lạc Đây là một trong những cây công nghiệp ngắn ngàychủ lực, mang lại giá trị kinh tế ổn định cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Thunhập từ sản xuất lạc đóng góp một phần quan trọng trong đời sống của bà con, lànguồn chi phí quan trọng hàng năm để các hộ chi phí cho con em được học hành vàchi tiêu cho đời sống gia đình Lạc được trồng chú yếu ở thị xã Hương Trà và huyệnPhong Điền
Bảng 3 Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế năm 2013-2015
Diện tích (ha) 3606,00 3764,62 3897,79
Năng suất (tạ/ha ) 23,10 18,20 24,25
Sản lượng (tạ) 83298,60 68516,08 94521,41
(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế)
Nhìn vào bảng 3 ta thấy, diện tích trồng lạc ở Thừa Thiên Huế liên tục tăng trong
3 năm (2013-2015) Nếu như năm 2013 diện tích trồng lạc của toàn tỉnh là 3606 ha thìđến năm 2015 tăng lên thành 3897,79 ha tăng 291,79 ha, tương ứng tăng 8,09%
Năng suất thu hoạch củng tăng lên, từ 23,10 tạ/ha năm 2013 lên 24,25/tạ năm
2015, tương ứng với tăng 4,98% Tuy nhiên, trong năm 2014 năng suất lạc có sự giảmsút, điều này bắt nguồn từ nguyên nhân thời tiết xấu làm cho cây lạc bị chết và quả lạcchưa được phát triển tốt nhất do đó năng suất lạc giảm xuống 18,20 tạ/ha
Cùng với sự tăng lên của diện tích trồng lạc và năng suất, sản lượng lạc củngtăng lên nhanh chóng, từ 832,98 tấn năm 2013 lên 945,21 tấn năm 2015, tương ứngtăng 13,47% Bên cạnh sự gia tăng của năm 2015 thì năm 2014 sản lượng lạc giảm148,82 tấn, tương ứng giảm 17,75% so với năm 2013, nguyên nhân là vì năm 2014mất mùa nên lạc cho năng suất thấp vậy nên sản lượng thấp
Trang 30CHƯƠNG II:
KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC
HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
2.1 Điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội của phường Hương Vân
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Phía Tây giáp với sông Bồ (huyện Phong Điền)
+ Phía Nam giáp với xã Hương Bình và xã Bình Điền
+ Phía Bắc giáp với phường Tứ Hạ
Trang 31(Nguồn: huongtra.thuathienhue.gov.vn)
Hình 1 Bản đồ phường Hương Vân
2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình phường Hương Vân được chia cắt mạnh bởi nhiều hệ thống sông, suối
và đồi núi, địa hình có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành hai vùng rõ rệt.Bao gồm: vùng đồi núi cao và vùng đồng bằng, hình thành hai vùng sản xuất lúa, câycông nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt Theo thống kê của phường Hương Vân, tổngdiện tích đất tự nhiên của phường là 6133 ha, với nhiều loại đất khác nhau phù hợpcho việc phát triển các loại cây trồng ngắn ngày như: đất thịt màu mỡ phù hợp cho câylúa, đất pha cát phù hợp với cây thanh trà, lạc và cây sắn
Bảng 4 Tình hình sử dụng đất của phường Hương Vân trong
giai đoạn 2013-2015 Loại đất 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
-/+ % -/+ %
1 Đất sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp (ha) 4516,60 4740,48 4819,66 +223,88 +4,96 +79,18 +1,67
2 Đất phi nông nghiệp (ha) 1307,19 1235,36 1217,21 -71,83 -5,49 -18,15 -1,47
3 Đất chưa sử dụng (ha) 309,21 157,16 96,13 -152,05 -49,17 -61,03 -38,83
(Nguồn: UBND phường Hương Vân)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỉ trọngcao nhất và tăng lên theo từng năm, năm 2014 tăng 223,88 ha tương ứng với tăng4,96% so với năm 2013; năm 2015 tăng 79,18 ha tương ứng với tăng 1,67% so vớinăm 2014 Điều này cho thấy hoạt động sản xuất ở địa phương chủ yếu dựa vào sảnxuất nông và lâm nghiệp là chính
Ngược lại, diện tích đất phi nông nghiệp giảm xuống qua các năm, so với năm
2013 diện tích đất phi nông nghiệp giảm 71,83 ha, tương ứng với giảm 5,49%; Năm
2015 giảm 18,15 ha, tương ứng giảm 1,47% so với năm 2014 Nguyên nhân của sự sụtgiảm này là do diện tích đất phi nông nghiệp được chuyển đổi sang đất nông nghiệp.Trong giai đoạn 2013-2015 UBND phường Hương Vân đã chuyển một số diệntích đất chưa sử dụng vào diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp So với năm
Trang 322013 diện tích đất chưa sử dụng giảm 152,05 ha, tương ứng giảm 49,17% Trong khi
đó, năm 2015 so với năm 2014 diện tích đất chưa được sử dụng lại tiếp tục giảm 61,03
ha tương ứng với giảm 38,83% Việc chuyển đổi diện tích đất chưa sử dụng sẽ gópphần khai thác hiệu quả nguồn đất đai của phường, có ý nghĩa lớn đối với việc nângcao thu nhập, mức sống của người dân địa phương cũng như tác động tích cực tới sựphát triển kinh tế - xã hội của địa phương
2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu
Phường Hương Vân nằm ở miền trung, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa rất khắcnghiệt Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau,mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm Mùa mưa thường chịu ảnh hưởngcủa gió mùa Đông Bắc lạnh và khô Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió từ phía Tây Namtràn sang Nhiệt độ trung bình của phường là tương đối cao Nhiệt độ trung bình hàngnăm là 25,40C, nhiệt độ cao tập trung từ tháng 5 đến tháng 8; nhiệt độ thấp tập trungvào tháng 12 đến tháng 2 năm sau Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 40,80C, nhiệt độ tối thấptuyệt đối:110C Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao, đến 84,5%, tháng thấp nhất là 70-73%(tháng 7), tháng cao nhất là tháng 10 đến tháng 1, tháng 2 với độ ẩm 90-92%.Lượng mưa hàng năm lớn và phân bổ không đều trong năm Mưa lớn tập trung từtháng 7 đến tháng 10, mưa nhỏ tập trung từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm Lượng mưatrung bình hàng năm lớn, khoảng 2955 mm Số ngày mưa trung bình trong năm là 163ngày, chiếm 44,66% số ngày trong năm
Vùng có hướng gió thay dổi theo các mùa trong năm Mùa đông với hướng gióthịnh hành là gió Tây-Tây Bắc, đặc biệt có lúc xuất hiện gió Đông Bắc nên gây ranhững đợt rét khủng khiếp khiến cây trông, vật nuôi phải ngừng sinh trưởng, có lúcphải chết Mùa hạ với hướng gió Tây Nam lại chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơngây ra hạn hán nghiêm trọng
Tóm lại, do tính chất thời tiết, khí hậu khắc nghiệt như vậy nên việc xác địnhđúng thời vụ gieo trồng là rất khó khăn Hơn nữa, độ ẩm không khí quanh năm cao tạođiều khiện thận lợi cho sâu bệnh phát triển, gây ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượngsản phẩm
2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Trang 332.1.2.1 Dân cư và lao động
Phường Hương Vân được xem là phường thuần nông, mật độ dân số trung bình,
là 68,688người/km2 Tuy nhiên, mật độ dân số không đồng đều giữa các vùng trongcác tổ dân phố Tổng số nhân khẩu năm 2015 là 7635 người, trong đó nam chiếm tỷ lệ50,85% Điều này cho thấy không có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ giữa nam và nữ
Nếu phân theo ngành nghề, lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm27,5% Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 33.2%,thương mại dịch vụ chiếm 39,3% Nhìn chung lao động hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp giảm thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt với việc chuyển đổi từ nôngnghiệp sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ và công nghiệp Tuy nhiên, từ xa xưaHương Vân vẫn là một vùng đất thuần nông chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên tỉ lệ laođộng trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao
Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,67 người/hộ Một số gia đình còn đông con, phầnlớn dân số trên địa bàn phường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên trình độnhận thức chưa cao, vẫn còn theo lối nhận thức cũ Bình quân mỗi hộ có khoảng 2,3lao động, tỷ lệ lao động còn thâp trong khi quy mô gia đình lớn Vì vậy tỉ lệ người phụthuộc còn nhiều nên đời sống người dân vẫn còn khó khăn
Nhu cầu việc làm và thu nhập hiện nay đã gây nên hiện tượng lao động ở nôngthôn di chuyển ra các trung tâm kinh tế lớn để tìm việc làm Trình độ học vấn của nhữngthanh thiếu niên đi làm việc ở các thành phố lớn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thôngcòn hạn chế, nên rất khó để tìm được việc làm tốt, đôi khi lại trở thành gánh nặng chogia đình và xã hội nếu rơi vào các tệ nạn xã hội Vì thế, nâng cao hiệu quả sản xuất nôngnghiệp để lôi kéo số lao động này ở lại địa phương, đồng thời cải thiện đời sống của hơn70% dân số ở đây cũng chính là thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của phường
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
Nhìn chung, giá trị sản xuất của phường Hương Vân tập trung chủ yếu ở ngànhnông - lâm - ngư nghiệp, giai đoạn 2013-2015 cơ cấu giá trị sản xuất có xu hướnggiảm từ 52,23% năm 2013 xuống còn 48,70% năm 2015 Sở dĩ có sự thay đổi này là
vì sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, người dân chú trọng đến ngành thương mại và dịch
vụ hơn
Trang 35Bảng 5 Cơ cấu tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của phường
Hương Vân giai đoạn 2013-2015
(Nguồn: UBND phường Hương Vân)
Cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏtrong cơ cấu các ngành sản xuất ở địa phương, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này từ10,47% trong năm 2013 giảm xuống còn 8,12 trong năm 2015 Điều này cho thấyphường Hương Vân vẫn chưa chú trọng đến phát triển ngành công nghiệp và xây dựng
Về cơ cấu ngành thương mại và dịch vụ, giai đoạn 2013-2015 tỉ trọng cơ cấu sảnxuất của ngành không ngừng tăng lên qua các năm, từ 37,3% năm 2013 lên 43,18%năm 2015 Điều này cho thấy ở địa phương đang ngày càng tập trung phát triển ngànhthương mại và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ nông nghiệp
2.1.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của phường Hương Vân
* Thuận lợi:
- Nằm ở vị trí tiếp giáp với thị trấn Tứ Hạ, có tuyến đường quốc lộ 1A, tuyếnđường tránh phía tây và đường sắt Bắc Nam của cả nước, nằm bên vành đai của thànhphố nên có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giao lưu trao đổi hàng hóa, tiếpthu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong và ngoài nước
- Lực lượng lao động của phường khá dồi dào Người lao động cần cù, chịu họchỏi nên thuận lợi trong tiếp thu khoa học kỹ thuật và sản xuất
- Đất đai của phường khá đa dạng và màu mở, có cả đất lâm nghiệp và nôngnghiệp rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây công nghiệpngắn ngày và cây ăn quả
Trang 36- Bộ máy chính quyền địa phương có trình độ và kinh nghiệm quản lý, là điềukiện cơ bản để phường phát triển trong thời gian tới.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng đầu tư và phát huy tác dụng
Hệ thống giao thông, y tế, giáo dục ngày càng được phát triển đáp ứng nhu cầu củangười dân Vì vậy chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao
* Khó khăn:
- Thời tiết diễn biến thất thường, mùa hè thì khô hạn, mùa mưa thì bão lụt ngậpúng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người nôngdân, cũng như thời vụ sản xuất và năng suất cây trồng, vật nuôi
- Địa hình bán sơn địa, khu vực đồng bằng nằm ngay dưới chân đồi núi, mùamưa lượng nước chảy về kéo theo hiện tượng xói lở mạnh, bào mòn độ phì nhiêu củađất canh tác Về mùa khô hạn lưu lượng nước thấp gây thiếu nước ngọt cho sản xuất
và đời sống sinh hoạt khó khăn đối với phường Hương Vân nói riêng và tỉnh ThừaThiên Huế nói chung
- Chất thải công nghiệp, nạn chặt phá rừng trồng, rừng phòng hộ còn chưa đượckiểm soát chặt chẽ nên ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái và đời sống sinh hoạtcũng như sản xuất của người dân
- Sức ép dân số ngày càng tăng trong khi diện tích đất không tăng đã làm chodiện tích đất bình quân trên đầu người giảm, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bịthu hẹp
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, cơ chế khuyếnnông còn nhiều bất cập cũng là một khó khắn lớn đẻ phường phát triển đời sống kinh
tế xã hội
2.2 Thực trạng phát triển sản xuất lạc hàng hóa ở phường Hương Vân
2.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng
Nhìn vào bảng 6 ta thấy, năm 2013 diện tích trồng lạc tăng lên trong 3 năm 2015) Nếu như năm năm 2013 diện tích trồng lạc là 175,53 ha thì đến năm 2015 tănglên thành 180,60 ha Tuy nhiên, diện tích tăng lên không đáng kể chỉ có gần 5ha
(2013-Bên cạnh đó, năng suất lạc lại giảm trong 3 năm (2013-2015), từ 26 tạ/ha giảmxuống còn 25,15 tạ/ha Đặc biệt là trong năm 2014 năng suất giảm xuống chỉ còn
Trang 3715,10 tạ/ha, tương ứng giảm 58,07% so với năm 2013 Năng suất có sự giảm sút nàybắt nguồn từ nguyên nhân thời tiết khắc nghiệt làm cây lạc vừa trồng đã bị chết, nhữngcây còn sống thì cho hiệu quả thấp vậy nên năng suất lạc bị sụt giảm nghiêm trọng.
Bảng 6 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của phường Hương Vân từ 2013-2015
Trang 38(Nguồn: UBND phường Hương Vân)
Với sự giảm sút về năng suất, sản lượng lạc củng giảm xuống, từ 45,63 tấn trongnăm 2013 xuống còn 45,42 tấn trong năm 2015 Tuy nhiên, sản lượng trong giai đoạnnày giảm sút không đáng kể Sản lượng sụt giảm lớn là vào năm 2014, nguyên nhânbởi năm này gặp ảnh hưởng xấu của thời tiết nên năng suất lạc thấp, do đó sản lượngthu hoạch thấp
Bởi sự sụt giảm về năng suất củng như sản lượng nên giá trị sản xuất trong 3 năm(2013-2015) giảm, từ 9,12 tỷ xuống còn 8,48 tỷ đồng Đặc biệt là năm 2014 giá trị sảnxuất chỉ còn 5,78 tỷ giảm 3,34 tỷ đồng, tương ứng giảm 36,70% so với năm 2013.Điều này gây nên ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của các hộ sản xuất
2.2.2 Tình hình sử dụng giống lạc ở phường Hương Vân
Ở phường Hương Vân, người dân hiện tại đang sử dụng chủ yếu là giống lạc L14chiếm 95% số hộ sử dụng Đây là giống lạc đã được các hộ sử dụng trong nhiều năm,
là giống lạc truyền thống của địa phương được mua từ công ty giống cây trồng vậtnuôi tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên, trong vụ đông xuân năm 2014-2015 Công tyTNHH Liên Việt ở khu công nghiệp Phú Đa (Phú Vang) đã hỗ trợ giống cho ngườidân Sơn Công, phường Hương Vân trồng thí điểm giống lạc SLV1 được lấy từ Công
ty cổ phần Giống cây trồng Quảng Bình
L14 SVL1
(Nguồn: UBND phường Hương Vân)
Hình 2 Tình hình sử dụng giống lạc ở phường Hương Vân
Trang 39Quá trình khảo nghiệm cho thấy, giống SLV1 thích nghi tốt trên nhiều vùng đất ởphường Kết quả trồng khảo nghiệm trên vùng đất xấu cho thấy giống lạc mới này vẫnđạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm củng cao hơn hẳn so với giống L14 Giống lạcSVL1 còn có ưu điểm thân chắc, lá dày, ít sâu bệnh, tỷ lệ chết khoảng 10% so với L14
tỷ lệ chết lên tới 30%, hạt chắc đều, căng tròn, vỏ mỏng, có hương vị thơm ngon, mềmdẻo Một ưu điểm mà người dân rất quan tâm là tỷ lệ củ có 3 đến 4 hạt rất cao Trongkhi năng suất lạc của giống L14 chỉ đạt từ 1-1,5 tạ/sào thì giống SVL1 đạt trên 2tạ/sào Với giá hiện nay, mỗi kg lạc khoảng 20 ngàn đồng, như vậy mỗi sào cho thunhập trên 4 triệu đồng, cao gấp rưỡi so với lạc L14 và gấp 3-4 lần so với trồng lúa.Vậy nên UBND phường cần sớm đưa giống lạc SVL1 vào sản xuất để nâng cao năngsuất sản xuất lạc củng như tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân
2.2.3 Các chính sách hỗ trợ của địa phương
Thứ nhất, UBND phường Hương Vân đã tiến hành 2 đợt dồn điền đổi thửa chocác hộ nông dân để nâng cao sản xuất nhờ đó các hộ nông dân tiết kiệm được thờigian củng như giảm chi phí đi lại cho công tác sản xuất
Thứ hai, hỗ trợ cho người dân vay vốn trong sản xuất nông nghiệp với lãi suất0,65%/tháng, nhờ đó các hộ nông dân có chi phí để sản xuất, đảm bảo các yếu tố đầuvào đầy đủ sẽ giúp năng suất sản xuất đạt hiệu quả cao hơn
Thứ ba, UBND đã mở lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc cho các
hộ dân, việc hỗ trợ kỹ thuật giúp cho các hộ tăng năng suất sản xuất, giảm thiểu chi phísản xuất, làm tăng hiệu quả sản xuất lạc
Thứ tư,UBND phường đã liên hệ với các doanh nghiệp để thu mua lạc vào cuối
vụ thu hoạch, đảm bảo đầu ra cho các hộ sản xuất nhờ đó các hộ yên tâm sản xuấtmang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất
2.3 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc của các hộ điều tra
2.3.1 Thông tin chung của các hộ điều tra
Quan sát số liệu ở bảng 7 cho thấy, bình quân nhân khẩu của các hộ điều tra là4,32 người/hộ, trong đó nhân khẩu nam chiếm tỷ lệ 63,89% cao hơn nữ giới là 36,11%.Bên cạnh đó bình quân lao động là 3,25 người/hộ trong đó tỉ lệ lao động nam chiếm68,05% số lao động Cho thấy ở phường Hương Vân có nguồn lao động dồi dào phục
Trang 40vụ cho sản xuất nông nghiệp, việc có nhiều lao động nam sẽ giảm gánh nặng trong sảnxuất cho lao động nữ nhờ đó sản xuất được tiến hành tốt hơn.
Bảng 7 Tình hình nhân khẩu, lao động các hộ điều tra năm 2015
lớn nhất
Trị số nhỏ nhất
Trị số trung bình
1.Tổng nhân khẩu Người 8 2 4,32
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Kết quả điều tra cho thấy tuổi bình quân của chủ hộ là 47,31, là độ tuổi ngườilao động đã trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất Tuy nhiên, việc độtuổi cao gặp khó ng việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Các chủ
hộ có độ tuổi trẻ tuy không có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng bù lại họ có lợi thế
về việc tiếp thu khoa học kỹ thuật nhờ đó sản xuất sẽ đạt kết quả cao hơn
Trình độ văn hóa của chủ hộ đa phần là TH và THCS, có một số người đạt đếntrình độ THPT, TC, CĐ và ĐH Điều này cho thấy trình độ học vấn ở địa bàn phườngcòn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn hạn chế
2.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra
Trong hoạt động nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệtkhông thể thay thế được Đất đai vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuấtmang tính chất giới hạn về mặt không gian Quy mô đất đai và cách sử dụng nguồn lựcnày ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp Mặt khác tínhchất và độ phì nhiêu của đất cũng tác động không nhỏ đến năng suất và hiệu quả củacây trồng
Bảng 8 Tình hình sử dụng đất bình quân/hộ của các hộ điều tra năm 2015