TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DANG, HUYỆN TÂY GI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ DANG, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lớp: K46C-KTNN
Trang 3Lời Cảm Ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô giáo trường Đại học kinh tế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Xin cảm ơn quý Thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Phát triển đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành hết sức bổ ích và thực tế Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Dư anh Thơ đã tận tình hướng dẫn, phân tích, sửa chữa để em hoàn thành bài Chuyên đề cuối khóa một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cản ơn chân thành đến UBND xã Dang, huyện Tây Giang, Quảng Nam và bà con xã nhà đã tạo cơ hội cho
em có thể hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa biết được Em xin chân thành cảm ơn anh Alăng Nhum, dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa này.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài chuyên đề thực tập cuối khóa, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Khái niệm về dự án chương trình mục tiêu Quốc gia 5
1.1.2 Tầm quan trọng của chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 6
1.1.3 Khái quát chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 7
1.1.3.1 Quan điểm 7
1.1.3.2 Mục tiêu 6
1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 9
1.1.5 Ảnh hưởng tập quán văn hóa của đồng bào dân tộc đến chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 10
1.2 Cơ sở thực tiễn 11
1.2.1 Tình hình chung về kinh tế xã hội của xã Dang 11
1.2.2 Tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 12
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DANG, HUYỆN TÂY GIANG QUA 3 NĂM (2012 - 2015) 15
Trang 5đến chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 15
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 16
2.1.2.1 Tình hình phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trên địa bàn xã Dang 16
2.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất của xã Dang 17
2.1.2.3 Tình hình dân số và lao động của xã Dang 18
2.2 Tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn nghiên cứu 19
2.2.1 Tình hình thực hiện các dự án thành phần 19
2.2.1.1 Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 19
2.2.1.2 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 20
2.2.1.3 Chính sách vay vốn 22
2.2.2 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phân bổ cho địa phương 23
2.3 Tác động của chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đến sản xuất và đời sống của người dân 24
2.3.1 Tác động của chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 24
2.3.1.1 Sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ - thương mại 25
2.3.1.2 Tác động đến giáo dục, y tế 30
2.3.1.3 Tác động đến đời sồng nhân dân 31
2.3.2 Đánh giá của người dân về chương trình 30A 32
2.3.2.1 Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 34
2.3.2.2 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 37
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG 39
3.1 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chỉ đạo điều hành 39
Trang 63.3 Giải pháp về thúc đẩy sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 40
3.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 41
3.5 Biện pháp về đất đai 42
3.6 Vấn đề tổ chức thực hiện và quản lý sau dự án 42
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
3.1 Kết luận 44
3.2 Kiến nghị 46
3.2.1 Đối với các cấp chính quyền địa phương 46
3.2.2 Đối với người dân 46
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 48
Trang 7UBND: Uỷ ban nhân dânHĐND: Hội đồng nhân dânUBMT: Uỷ ban mặt trậnMTQG: Mục tiêu quốc giaKTXH: Kinh tế xã hộiLHPN: Liên hiệp phụ nữPTDTBT: Phổ thông dân tộc bán trúPTDTNT: Phổ thông dân tộc nội trúTH: Trung học
THCS: Trung học cơ sởTHPT: Trung học phổ thông
Trang 8Bảng 1: Thống kê dân số của xã Dang năm 2013 - 2015 19
Bảng 2: Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ cây con giống phát triển sản xuất 21
Bảng 3: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay từ chương trình 30A 22
Bảng 4: Tình hình trồng trọt của xã Dang từ năm 2013 - 2015 26
Bảng 5: Tình hình chăn nuôi của xã Dang năm 2013 - 2015 28
Bảng 6: Tình hình biến động hộ nghèo xã Dang qua các năm 31
Bảng 7: Đánh giá của người dân về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 34
Bảng 8: Đánh giá của người dân về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 37
Biểu đồ 1: Hoạt động kinh tế chính của hộ 33
Trang 9PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
- Qua hơn 7 năm thực hiện (từ năm 2008 đến năm 2015), Chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ hỗ trợ cho 61 huyện nghèo (nay là 64huyện nghèo do quá trình điều chỉnh địa giới hành chính các huyện nghèo và thành lậpcác huyện mới) đã đi vào cuộc sống và đạt kết quả tích cực trên nhiều phương diện.Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước luôn dànhnguồn lực ưu tiên đầu tư cho các huyện nghèo để thực hiện các chính sách đặc thù
- Tại Quảng Nam, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã đạtnhiều thành công nhưng kết quả giảm nghèo chưa chắc chắn và bền vững, chênh lệchgiàu - nghèo chưa được thu hẹp, đời sống của người dân ở các huyện nghèo vẫn cònkhó khăn, trình độ dân trí thấp Cụ thể tại Xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh QuảngNam: xã Dang là một xã còn nhiều khó khăn của huyện miền núi Tây Giang tỉnhQuảng Nam Nơi đây, người đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống trên các địa bàng xaxôi hẻo lánh, điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi: kinh tế vẫn trong tình trạngchậm phát triển, chậm chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếpcận với cơ chế thị trường còn rất lúng túng, chất lượng, sản phẩm hàng hóa thấp, tìnhtrạng du canh, du cư, đi dân tự do vẫn đang diễn ra, kết cấu hạ tầng còn thiếu và cònnhiều khó khăn, dân số ngày càng tăng lên, môi trường sinh thái bị suy giảm, rừng bịphá, đất bị bạc màu, tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao so với bình quân chung của cảnước, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa xã với các vùng khác, giữa các hộ giađìnhngày càng lớn Vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo là chủ trương hàng đầu nhằmcải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nghèo ở đó, thu hẹp khoảngcách về phát triển giữa địa phương với các địa phương khác trên địa bàn huyện, giữacác nhóm dân cư, các hộ gia đình
- Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng
kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, cuộc sống của người dân nơi đây đã
có nhiều đổi thay Tuy nhiên việc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ còn chưa hiệu quả,
Trang 10hiệu quả chưa cao gây lãng phí ngân sách Nhà nước Một số chính sách, dự án hỗ trợgiảm nghèo đầu tư còn dàn trải,việc hỗ trợ còn mang tính bình quân, mức hỗ trợ thấp,hiệu quả chưa cao Bên cạnh đó, việc có quá nhiều chính sách hỗ trợ, liên quan đến lợiích trực tiếp của hộ nghèo, thôn, xã và huyện nghèo, kể cả chế độ của người dân vàcán bộ ở địa phương nghèo, từ đó làm mất đi động lực phát phiển, tạo nên tâm lý trôngchờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo, kể cả địa phươngnghèo Công tác tham mưu, giúp việc của các ban ngành chưa kịp thời, luôn bị động,dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao, công tác quản lý còn nhiều bất cập,còn thiếu trách nhiệm trong công tác thực hiện chương trình.
- Với lý do trên tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh quảng Nam” nhằm mục đích tìm hiểu công tác thực hiện và sử dụng các nguồn vốn
của chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, những tác động của chương trìnhđến đời sống của người dân cũng như những khó khăn mà cả người dân và chươngtrình đang mắc phải trong quá trình thực hiện Từ đó đề xuất các giải pháp nâng caohiệu thực hiện các dự án trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu thực tế tình hình thực hiện của chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững trên địa bàn xã Dang Những chuyển biến đời sống của người dân sau khinhận được các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
+ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các công trình của chương trìnhgiảm nghèo nhanh và bền vững chưa chưa tốt, các công trình chưa đáp ứng được nhucầu sử dụng của người dân dẫn đến việc thực hiện mang hiệu quả chưa cao
Trang 11+ Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ.Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về công tác xóa đói giảm nghèo, sử dụngcác nguồn vốn hỗ trợ nhanh và bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vị trí củacác nguồn vốn hỗ trợ đối với công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trongđời sống xã hội để đưa ra được những nội dung, phương hướng và giải pháp cụ thể đểnâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
Phương pháp chọn điểm: trên địa bàn xã Dang có 4 thôn A Đâu, A Lua, Batư,K'xêêng Ta tiến hành chọn ngẫu nhiên 30 hộ trong 4 thôn để điều tra
Số liệu thứ cấp: các tài liệu đã được công bố như niên giám thống kê các cấpcác tài liệu, báo cáo của xã, huyện, của các tổ chức phi chính phủ, các dự án trên địabàng xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Ngoài ra đề tài còn sử dụng cácloại sách báo có liên quan, internet,…
Số liệu sơ cấp: Dựa vào số liệu thống kê của xã tôi tiến hành điều tra với quy
mô mẫu điều tra gồm 30 hộ nông dân các thôn (A Đâu, A Lua, Batư, K'xêêng) trên địabàn xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các cán bộ khoa học
kỹ thuật, cán bộ huyện, xã, trưởng thôn, chủ hộ có trình độ văn hóa, có nhiều kinh nghiệm
Trang 12- Phương pháp thang đo Likert: Sử dụng thang đo Likert để đánh giá thái độ củangười dân về dự án giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn xã Dang, huyện TâyGiang Dựa vào bảng điều tra 30 hộ dân tại địa bàn xã Dang để xác định ý kiến haythái độ của họ về chương trình qua 5 mức đánh giá (rất không đồng ý, không đồng ý,không ý kiến, đồng ý, rất đồng ý) sau đó qua tính toán, phân tích và đưa ra nhận xét
- Các công cụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế bằng Excel
1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình ở xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Năm 2012 đến năm 2015
Không gian: 30 hộ gia đình ở xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Trang 13PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về dự án chương trình mục tiêu Quốc gia
- Theo Tiến sĩ Đỗ Ba Khang thuộc trường quản lý AIT (Asian Institute of
Technology - Viện công nghệ Châu Á) : Dự án là quá trình gồm nhiều hoạt động liênquan lẫn nhau nhằm đạt được một tập hợp các mục tiêu đã được xác định trước, trongmột thời gian và nguồn lực có hạn
- “Dự án đầu tư” là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất
nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng caochất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trongkhoảng thời gian xác định
- Mặt dù có nhiều cách hiểu, định nghĩa và quan niệm khác nhau về dự án nhưng
nó có một số đặc điểm chung:
Tính phức tạp:
Dự án gồm nhiều hoạt động liên quan với nhau
Dự án liên quan đến nhiều người
Dự án đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng
Tính tạm thời: Có một vòng đời xác định và trải qua các giai đoạn đặc trưngkhi thiết kế, hoạch định, thực hiện và kết thúc
Tính duy nhất: Khác nhau về mục tiêu nhiệm vụ, đối tượng, địa phương và conngười
Thường có nhiều rủi ro:
Thay đổi trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời dự án
Thay đổi khách quan của hoàn cảnh dự án, chính sách và sự tiến bộ khoa học
kỹ thuật
Trang 14 Thay đổi nhân sự và môi trường làm việc.
Từ khái niệm dự án và dự án đầu tư trên, ta có khái niệm về chương trình:
- “Chương trình mục tiêu quốc gia” (viết tắt là Chương trình MTQG) là một
tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học,công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức để thực hiện một hoặcmột số mục tiêu ưu tiên đã được xác định trong chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 nămphát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời gian nhất định
Một Chương trình MTQG gồm các dự án có liên quan với nhau để thực hiệncác mục tiêu cụ thể của Chương trình Đối tượng quản lý và kế hoạch hóa thực hiệntheo Chương trình, việc đầu tư được thực hiện theo dự án
- “Dự án thuộc Chương trình MTQG” là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của Chương trình, đượcthực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên nhữngnguồn lực đã xác định Dự án bao gồm dự án đầu tư, dự án sự nghiệp công cộng hoặc
dự án hỗn hợp
(Theo Quyết định 135/2009/QĐ-TTg của Chính phủ)
1.1.2 Tầm quan trọng của chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Trước thực trạng kinh tế xã hội của huyện Tây Giang còn gặp nhiều khó khăn thì
sự ra đời của chương trình 30A đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của huyện nóichung và xã Dang nói riêng Mức độ quan trong của chương tình 30A nằm trong cácchính sách của dự án thành phần, cụ thể là:
a Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn liền với chế biến, tiêu thụsản phẩm để khái thác và sử dụng nguồn tài nguyên, lao động tại chỗ tạo ra nhiều cơhội việc làm giúp người dân năng cao thu nhập và ổn định đời sống
b Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết giúp người dân ổn định đờisống để sản xuất và tránh được thiên tai, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống
Trang 15c Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất, phân bổdân cư và điều kiện tự nhiên của từng thôn bản Trước hết là điện lưới, trường học, y
tế, nước sinh hoạt, thủy lợi và đường giao thông
d Đào tạo cán bộ xã, thôn bản giúp nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn vàkiến thức về khoa học kỹ thuật để truyền đạt và nâng cao nhận thức của người dân tạiđịa phương
Tóm lại, việc thực hiện các chính sách, các dự án của chương trình 30A tại xãDang là nhằm năng cao thu nhập và ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu sốlên mức thoát nghèo và dần dần phát triển hơn
1.1.3 Khái quát chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của chính phủ(gọi tắt Chương trình 30a 30a/CP/CP) là một chương trình phát triển kinh tế - xã hộicủa Chính phủ nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần chocác hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 64 huyện nghèo trong cả nước (nhữnghuyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) sao cho đến năm
2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực
1.1.3.1 Quan điểm
1 Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sựnghiệp của toàn dân Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của ngườidân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuấtlâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấuvươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công củacông cuộc xóa đói giảm nghèo
2 Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là nhiệm vụchính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉđạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của
Trang 16người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệuquả của Chương trình.
3 Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chung trong cảnước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèonhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết này,các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn thêm một số huyện nghèo khác trênđịa bàn, nhất là các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy độngnguồn lực của địa phương đầu tư hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và phát triểnbền vững
1.1.3.2 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
- Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằngcác huyện khác trong khu vực
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất
hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàubản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảođảm vững chắc an ninh, quốc phòng
Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2010: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo
chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005);
cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợcấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khuvực giáp biên giới để bảo đảm đời sống Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sởđẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xâydựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển
Trang 17giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khaimột bước chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo,tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng
mức trung bình của tỉnh Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để pháthuy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huylợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sảnxuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được cácdịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nôngnghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn,huấn luyện đạt trên 40%
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng
mức trung bình của khu vực Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập đểnâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần so với hiện nay Laođộng nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đàotạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng50% Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệthống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2
vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thôngsuốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quyhoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập;chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững
Những chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa,xã hội:
- Tỷ lệ hộ nghèo: Thước đo này cho biết phần trăm hộ dân cư có mức thu nhậpthực tế bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong năm xác định trong tổng số
hộ dân cư (Chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cảlương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm) cho 1 người trong 1 tháng, chuẩn
Trang 18nghèo năm 2015 là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.)
- Diện tích canh tác: Tổng diện dích được sử dụng để canh tác gieo trồng các câynông nghiệp hàng năm (Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ tương, rau các loại, đậu các loại )
- Thang đo Likert: Dùng thang đo Likert với 5 lựa chọn trong bảng khảo sát.Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
Ý nghĩa các mức như sau:
1,00 – 1,80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng 1,81 – 2,60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng
2,61 – 3,40: Không ý kiến/ Trung bình
3,41 – 4,20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng
4,21 – 5,00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng
1.1.5 Ảnh hưởng tập quán văn hóa của đồng bào dân tộc đến chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
- Hầu hết bà con dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa có trình độ dân trí thấp, khả
năng tiếp thu khoa học kĩ thuật của lao động kém chính vì thế các hộ dân tộc đa số đềunằm trong diện đói nghèo, tình trạng đói ăn vẫn diễn ra thường xuyên
- Bà con có suy nghĩ đơn giản, ít quan tâm đến quy hoạch sản xuất, tổ chức đời
sống Nhiều nơi yếu tố mê tín dị đoan, tập quán cũ, thủ tục lạc hậu của bản làng, gia
Trang 19đình cũng làm bà con hạn chế đến việc bà con tiếp nhận cái mới, thay đổi cách làm ăn,
tổ chức đời sống làm cho nền sản xuất và đời sống bà con vẫn còn thấp kém, lạc hậu,chưa thoát ra khỏi cảnh nghèo đói
- Tình trạng du canh du cư đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh
tế nói chung và chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững nói riêng Tập quán củađồng bào dân tộc thiểu số vẫn theo kiểu “phát, cốt, đốt, trỉa” Điều này không nhữngkhông cải thiện được đời sống của bà con mà còn làm tổn hại đến toàn xã hội Bởi vìhiện tượng chặt phá rừng bừa bãi sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệtdẫn đến mưa lũ kéo dài triền miên và ảnh hưởng toàn cầu về môi trường sinh thái bịsuy thoái
- Mặt khác cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa thường rất yếu kém gây cản trở không
nhỏ đến đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của bà con trong vùng Điều kiện giaothông khó khăn gây cản trở cho quá trình giao lưu, buôn bán giữa các vùng, hệ thốngthủy lợi vẫn chưa được đầu tư nhiều
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình chung về kinh tế xã hội của xã Dang
Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã, sự chỉ đạo điềuhành của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức,tình hình kinh tế - xã hội xã nhà vẫn tiếp tục ổn định, có những lĩnh vực tăng trưởng vàphát triển khá, các lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, Y tế, Văn hóa – Xã hội có nhữngchuyển biến tiến bộ, Quốc phòng – An ninh tiếp tục được giữ vững, ổn định
- Nông nghiệp: Xã đã tập trung chỉ đạo các thôn, bản làng tăng cường áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với thổ nhưỡng vàkhí hậu vào sản xuất bằng cách xây dựng các mô hình và nhân rộng mô hình, từng bướcđẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa
- Lâm nghiệp: Với lợi thế của rừng và đất trồng rừng phát triển kinh tế và thực
hiện đề án trồng rừng kinh tế của Đại hội Đảng bộ xã, các cấp ủy Đảng, chính quyềnđịa phương đã tập trung chỉ đạo tích cực, có nhiều biện pháp hữu hiệu và đã có nhữngchuyển biến rõ rệt
Trang 20- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn: Từng
bước phát triển cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm Các cơ sở sản xuất đãtạo ra được một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và giải quyết việc làm cho một
số lao động trên địa bàn Đã tập trung khôi phục lại một số nghề truyền thống, pháttriển một số nghề mới
- Giáo dục đào tạo: Công tác Giáo dục đã quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ
chuyên môn, xây dựng kế hoạch trong việc triển khai các Nghị quyết của Đảng và chươngtrình hành động thực hiện Nghị quyết, động thời cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trongtừng giai đoạn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm của ngành
- Công tác xóa đói, giảm nghèo: Thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo,
những năm qua đã thu được những kết quả khả quan Năm 2012 giảm còn 78,93%,năm 2013 giảm còn 73,17%, năm 2014 giảm còn 70,21%, năm 2015 còn 70,79% Nhưng vẫn còn một số tồn tại như: Chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, sựđiều hành quản lý của nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo
1.2.2 Tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của chính phủ(gọi tắt Chương trình 30a) đã triển khai thực hiện tại các huyện nghèo Phước Sơn, NamTrà My và Tây Giang Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hơn 598,5 tỷ đồng từ nguồnkinh phí Trung ương cấp để triển khai Chương trình 30A; trong đó, vốn đầu tư phát triểngần 515 đồng, vốn sự nghiệp hơn 83,6 tỷ đồng Kinh phí hỗ trợ để làm nhà theo Quyếtđịnh 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở hơn 32,7 tỷ đồng để triển khai thực hiện được 1.345 nhà Tổng dư nợ cho hộnghèo vay để thực hiện các chính sách theo Chương trình 30a hơn 4,4 tỷ đồng
- Về chính sách giáo dục, dạy nghề nâng cao dân trí, đã xây dựng hoàn thành 3
Trung tâm dạy nghề của 3 huyện nghèo và đi vào hoạt động, bước đầu đã có hiệu quả(Nam Trà My năm 2011; Phước Sơn và Tây Giang năm 2012), góp phần thực hiện chứcnăng đạo tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tăng thu nhập, giúp các địaphương giảm nghèo nhanh và bền vững.; thực hiện mua sắm, đóng mới 1.290 bộ bàn ghế,
Trang 21hỗ trợ sửa chữa 114 phòng học xuống cấp Đào tạo nghề sơ cấp cho 90 lao động ngườidân tộc thiểu số, đã gửi 180 học viên đi đào tạo tại trường Trung cấp nghề Bắc QuảngNam, Trường Trung cấp nghề thanh niên dân tộc miền núi Bên cạnh đó, tổ chức nhiềukhóa đào tạo ngắn hạn cho 358 cán bộ thôn, xã (kế toán, địa chính ) Hỗ trợ tiền sinhhoạt phí, mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh cử tuyển, số lượng 103 em, hỗ trợvới mức 650.000 đồng/em (ngoài mức quy định của tỉnh) với tổng kinh phí gần 67 tỷđồng Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho 356 học viên với tổng kinh phí 480 triệu đồng.
- Về chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, đã đưa 640 lao động sang làm việc tại
Malaysia (Phước Sơn: 114 lao động; Nam Trà My: 428 lao động; Tây Giang: 98 laođộng), hiện có 154 lao động đủ điều kiện chờ xuất cảnh (Phước Sơn: 51 lao động;Nam Trà My: 79 lao động; Tây Giang: 24 lao động) Chính sách cán bộ đối với cáchuyện nghèo theo QĐ 70/2009/QĐ-TTg, các huyện Nam Trà My, Phước Sơn, TâyGiang đã luân chuyển được 27 cán bộ về đảm nhận những công việc chủ chốt tại các
xã với tổng kinh phí hỗ trợ là 692 triệu đồng; đề án 600 của trung ương đã bố trí đủ 30trí thức trẻ cho 3 huyện nghèo (10 người/huyện)
- Ngoài ra, Chương trình 30A còn tổ chức tuyên truyền pháp luật, kết hợp với
đăng ký hộ tịch cho người dân, đặc biệt là các xã vùng giáp biên với mức kinh phí 93triệu đồng; hỗ trợ tiêm phòng vắc xin Viêm gan B cho 17.728 lượt người với kinh phí
là 625 triệu đồng; tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân 32 xã với kinh phí thực hiện
là 167,480 triệu đồng Trong 5 năm đã đầu tư 432 công trình cơ sở hạ tầng để phục vụsản xuất và dân sinh, với tổng số tiền gần 312 tỷ đồng Thông qua việc thực hiệnChương trình 30a, tỷ lệ hộ nghèo ở 3 huyện Phước Sơn, Tây Giang và Nam Trà Mygiảm bình quân hàng năm khoảng 4,2%
Tuy đạt được những kết quả khá khả quan, nhưng Chương trình 30A ở QuảngNam vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định Vì địa bàn các huyện miền núi rộng,địa hình đồi núi phức tạp nên việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng đến từng hộ dângặp nhiều khó khăn, kinh phí thấp (200.000 đồng/ha), các khoản kinh phí khác như:lập hồ sơ thiết kế - dự toán, nghiệm thu không được hỗ trợ kinh phí và chưa có quyđịnh cụ thể, nên các địa phương lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện Các
Trang 22danh mục được hỗ trợ về phát triển sản xuất còn hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu,nguyện vọng của người dân; hỗ trợ khai hoang, phục hóa tạo ruộng bậc thang để sảnxuất, đa số là công việc thủ công, nhân dân tự làm được để tăng thu nhập, nhưng thủtục thanh toán áp dụng theo quy định của nguồn vốn đầu tư phát triển là không phùhợp, gây khó khăn cho nhân dân Cạnh đó, Trung ương mới phân cho tỉnh Quảng Nam
2 doanh nghiệp hỗ trợ cho 3 huyện nghèo, nhưng đến nay chỉ có Tổng công ty Ximăng Việt Nam (Vicem) hỗ trợ đúng cam kết: Hỗ trợ 3,346 tỷ đồng để xây dựng nhà ởcho 478 hộ nghèo của huyện Nam Trà My, mỗi hộ 7 triệu đồng (đã giải ngân); hỗ trợ
Dự án nâng cấp trường Trung học cơ sở Bán trú cụm xã Trà Nam tổng số vốn năm
2010 gần 4 tỷ đồng (đến nay đã chuyển 03 tỷ vào tài khoản của huyện); dự án nângcấp Trạm Y tế xã Trà Don: Tổng số vốn dự kiến giai đoạn 2011 – 2015 là 1 tỷ đồng.Trong khi đó, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cam kết hỗ trợ 8,83 tỷ đồng chohuyện Tây Giang và huyện Phước Sơn để làm nhà ở cho hộ nghèo, nhưng đến nay mới
hỗ trợ cho huyện Phước Sơn 2 tỷ đồng, huyện Tây Giang 1 tỷ đồng và chưa có kếhoạch gì khác, điều nay gây khó khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thựchiện chương trình
Trang 23CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM
NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DANG,
HUYỆN TÂY GIANG QUA 3 NĂM (2012 - 2015)
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn xã Dang, huyện Tây Giang tác động đến chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Dang là xã nghèo thuộc huyện Tây Giang, là huyện mới tái lập theo Nghịđịnh số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách, điềuchỉnh địa giới hành chính của huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang
và Tây Giang Trụ sở làm việc tạm thời của UBND xã nằm trên địa bàn thôn AĐâu,cách Trung tâm hành chính huyện 16 km về phía Đông-Nam Xã giáp giới với các đơn
vị hành chính khác như sau:
- Phía Đông giáp xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phía Tây giáp xã Atiêng và Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phía Nam giáp xã Zuôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phía Bắc giáp xã Avương, huyện Tây Giang và xã Arooi, huyện Đông Giang,tỉnh Quảng Nam
Địa hình cao dần từ Đông sang Tây với các cấp độ dốc khác nhau, tổng diện tích
tự nhiên là 8.617 ha, dân số trên địa bàn xã là 1.664 khẩu tăng so với năm 2013 là 35khẩu, mật độ dân số trung bình 19 người/km2 Toàn xã có 08 thôn; giao thông đi lạikhó khăn, nhất là vào mùa mưa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cònnhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao với 1.227 khẩu/271 hộ chiếm 70,21% (theo chuẩnmới năm 2010) dân số toàn xã (giảm 15 hộ so với năm 2013 đạt 2,96%) Hiện có 05
Trang 24dân tộc anh em đang sinh sống, gồm: C’tu, Kinh, Mường, Mơnoong, Vân Kiều, trong
đó có 98,77% dân số là dân tộc thiểu số C’tu
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trên địa bàn xã Dang
Dang là xã miền núi của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Đồng bào các đantộc thiểu số ở đây có trên 399 hộ, 1.733 dân khẩu, chủ yếu sống tập trung tại 8 thôn:Phần lớn, dân cư là người dân tộc C’tu, 98% Đời sống của cộng đồng các dân tộc ítngười nơi đây vẫn còn rất nhiều khó khăn
Trước khi thực hiện các chương trình dự án, xã Dang là một xã miền núi vớinhiều khó khăn Cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn và nhiều nơi chỉ đilại được trong mùa khô Thông tin liên lạc hạn chế, trường học, trạm xá thiếu nhiều.Tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp, các mặt giáo dục, y tế, giải quyết việclàm, chăm lo chính sách, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở yếu là những vấn đề bức xúctrước yêu cầu của sự phát triển
Trong nhiều năm qua, các cấp ngành Trung ương và địa phương đặc biệt quantâm giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Dang trên nhiều lĩnh vực Đến nay, diệnmạo thôn bản đã có nhiều đổi thay đáng kể, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu(điện, đường, trường, trạm) cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của đại bộphận đồng bào Đặc biệt, được thụ hưởng từ chương trình 30A giai đoạn 2011-2015,các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc-miền núi của xã Dang đã có bướcphát triển vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõrệt Tỷ lệ hộ nghèo của xã nói chung giảm đáng kể
Tuy vậy, xã Dang vẫn là một xã miền núi nghèo, tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức cao,nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa phát triển một cách đồng bộ, điều kiện thiên taikhắc nghiệt, thiếu kinh nghiệm làm ăn, sự hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình còn hạnchế, thiếu vốn sản xuất, trình độ dân trí thấp
Lao động nông nghiệp chiếm trên 90%, lao động ngành nghề thủ công nghiệp,thương nghiệp, dịch vụ không đáng kể Song có quyết tâm của toàn thể nhân dân cùng
Trang 25với sự chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy, thường trực UBND xã trong những năm quađời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.
Trang 262.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất của xã Dang
- Về kết cấu hạ tầng giao thông:
+ Tuyến đường ĐH2.TG là tuyến huyết mạch nối xã Dang với Trung tâm huyệnTây Giang, tuy nhiên quá trình đầu tư gián đoạn nên hiện tại đi lại hết sức khó khăn.Các tuyến giao thông khác như đường từ thôn Ađâu đi thôn Ađiêu (xã A Rooi, ĐôngGiang) đang làm đường công vụ thì đã dừng thi công từ hơn 6 tháng nay; tuyến công
vụ từ thôn K’xêêng đi thôn Z’lao hiện đã hư hỏng khá nhiều, ảnh hưởng lớn tới việc đilại của nhân dân; tuyến về cầu treo thủy điện A Vương qua thôn K’la (cũ) chưa khớpnối được do các hộ dân đòi hỗ trợ Với địa hình đồi núi, nhiều sông, suối nên vào mùamưa tình hình nước lũ là khó tránh khỏi, tuy nhiên trên địa bàn xã chỉ có 01 cầu treochính qua lòng hồ thủy điện A Vương và 01 cầu treo tại thôn Arui (khu 2)
+ Hệ thống biển báo giao thông được cắm sơ sài trên tuyến ĐH2.TG, ngoài ra,các tuyến khác không có biển báo; do chất lượng đường kém dẫn tới việc lưu thôngvới tốc độ thấp nên chưa xác định được điểm đen giao thông
- Thông tin liên lạc: Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện nghe nhìn,phương tiện đi lại từng bước có sự phát triển, hệ thống thông tin Viettel được phủ sóngtại 8/8 thôn, tỷ lệ dùng điện thoại 55% người dân, tivi 248 cái; xe gắn máy 113 chiếc
- Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi đến nay đã được xây dựng để phục vụ tưới tiêu cho hơn 30hatrồng lúa nước và các hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp Các hồ đập được xâydựng kiên cố, nhưng phần lớn các hồ đập đã xây dựng từ lâu nên đến nay đã xuống cấpnghiêm trọng nên chưa đáp ứng được nhu cấu tưới tiêu của người dân Nguồn nước cungcấp cho sản xuất còn thiếu, các công trình thủy lợi nhỏ, chủ yếu là các đập, hồ chứa lượngnước phụ thuộc vào lượng mưa trong năm Hệ thống kênh mương chưa đáp ứng được yêucầu nên không đảm bảo nước tưới vào mùa khô Nhiều chương trình dự án đã đầu tư xâydựng đáp ứng một phần nước sinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân
- Hệ thống điện
Trang 27Mạng lưới điện Quốc gia đã được kéo về tát cả các thôn, số hộ được dùng điệnsinh hoạt đạt 95% trong tổng số hộ toàn xã, số hộ còn lại vẫn chưa được dùng điệnsinh hoạt, do ở quá xa đường dây hạ thế, chưa có điều kiện để kéo điện, tập trung vàocác bản của 2 thôn vùng dân tộc thiểu số là Z’lao và Arui.
2.1.2.3 Tình hình dân số và lao động của xã Dang
Ở nước ta với hơn 70% dân số là nông thôn, lao động được coi là yếu tố quantrọng trong nông nghiệp nông thôn miền núi nói riêng và nông thôn cả nước nóichung, nó ảnh hưởng tới sự phát triển của vùng, chất lượng và số lương lao động quyếtđịnh đến năng suất và chất lượng sản phẩm làm ra
Mặt khác, sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ cao, do đó, bố trí và sử dụnglao động cho hợp lý có ý nghĩa rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của vùng
là cơ sở tạo thu nhập cho hộ nông dân
Nhìn vào bảng Thống kê dân số của xã Dang ta thấy tổng số hộ trong toàn xãtăng không đều qua các năm So sánh năm 2014/2013 tổng số hộ tăng là 17 hộ, năm2015/2014 tăng 13 hộ Nền kinh tế trong vùng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
là chính, vì vậy, số hộ này chiếm tỉ lệ cao nhất Ta thấy, giữa 2 năm 2014/2013 tăng 14
hộ tương đương 4,03%, năm 2015/2014 tăng 11 hộ tương đương 3,05% Tuy nhiên,các hộ sản xuất ở ngành khác cũng tăng giữa các năm, lần lượt 2014/2013 là 13,64%
và 2015/2014 là 8,00% Tổng số khẩu cũng tăng lên cùng với số hộ trong xã, với tỷ lệtăng 2014/2013 là 60 khẩu tương đương 3,79% và 2015/2014 là 89 khẩu tương đương5,41% Điều đó cho thấy, nhận thức hiểu biết của nhân dân địa phương vẫn chưa caocũng như công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ về vấn đề kế hoạch hóa gia đìnhcủa xã triển khai chưa được tốt, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Trang 28Bảng 1: Thống kê dân số của xã Dang năm 2013 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
So sánh 2014/2013
So sánh 2015/2014
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Dang
Về lao động, hơn 90% ngành nghề là sản xuất nông nghiệp nên phần lớn laođộng tại địa phương phục vụ cho ngành nông nghiệp Thực tế hiện nay, đời sống cũngnhư nhận thức của người dân đã tiến bộ hơn nhiều, một số hộ gia đình đã cho con emmình đi học tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề và theo học tại các trường đại học;một số khác lựa chọn chuyển đổi ngành nghề sang làm mộc, buôn bán hàng hóa, nênlượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm xuống
2.2 Tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn nghiên cứu
Trang 29y tế, Trụ sở làm việc xã…ngoài ra tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnhtoàn diện, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Các phần việc đối vớingười dân đều được tuyên tuyền vận động, tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả Tổchức di dời nhân dân các thôn Alua, K’la, K’xêêng về nơi ở mới, đến nay cơ bản đã ổnđịnh và sản xuất cho nhân dân.
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện, từ đầu năm 2012 đến nay, xã luôn nhận được
sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, các ngành chức năng của huyện trong ưutiên bố trí các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư phát triển Hiện nay, đãđầu tư sản ủi 06 mặt bằng, bố trí, sắp xếp dân cư tại Ađâu, K'tiếc, Batư, Alua, K'la,K'xêêng, hoàn thành tuyến đường Atiêng-Dang (chưa thâm nhập nhựa), xây dựngTrường PTDTBT TH&THCS xã Dang, Trường Tiểu học thôn Ađâu, K'tiếc, nước sinhhoạt thôn K'tiếc, Alua, K’la, K’xêêng, sửa chữa thủy lợi suối Ch'rinh, Trụ sở làm việccủa xã, Trường Mẫu giáo K’xêêng, khai hoang được 8,8 ha đất để trồng cây có hạt tạithôn K'tiếc và cánh đồng Lđhuông (khu Bađhúh), đường giao thông nông thôn từ thônAđâu đi thôn Ađiêu; cầu qua suối R’xâu; đường công vụ đi thôn K’xêêng và thônZ'lao, Trạm phát sóng BTS Viettel, đầu tư hệ thống điện lưới tại 05/8 thôn tại các thônAlua, Ađâu, K'la, K’tiếc, K’xêêng đạt 83,33% so với mục tiêu đề ra Với tổng nguồnkinh phí khoảng 130 tỷ đồng
2.2.1.2 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất gồ các nội dung hoạt động sau:
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi
- Giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng
Mục tiêu của quốc gia nói chung và xã Dang nói riêng là xóa đói giảm nghèo chođồng bào dân tộc thiểu số Để làm tốt điều đó trước hết phải tuyên truyền cho nhân dâncách thức nuôi con gì, trồng cây gì cho phù hợp Vì vậy, các cấp lãnh đạo và cán bộđịa phương đã nghiên cứu tình hình tự nhiên, tập tục canh tác cũng như nhu cầu củangười dân để lựa chọn và tìm ra loại cây trồng phù hợp như cây lúa nước, chuối Mốc,tre điền trúc Ngoài ra còn các giống vật nuôi như bò vàng sinh sản, dê, heo Đó là
Trang 30những cây giống con vật nuôi phù hợp với điều kiện khia hậu, địa hình của xã và manglại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2: Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ cây con giống phát triển sản xuất.
Giải Ngân (Triệu đồng)
Đạt KH (%)
2013 Hỗ trợ giống bò vàng sinh sản cho nhân
dân thôn Ađâu và thôn Arui 200 199,95 99,97
2014 Hỗ trợ giống chuối Mốc và giống Dê cở
cho nhân dân 02 thôn Alua và Tưr 192 192 100
2015
Hỗ trợ tre điền trúc, nuôi cá lồng bè và
thép gai khoanh vùng chăn nuôi cho
nhân dân các thôn K'tiếc, K'la, Alua,
K'xêêng và Tưr
390 389,99 99,99
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Dang
Nhìn vào bảng 2 ta thấy mỗi năm nguồn vốn đầu tư để hôc trợ cây trồng, vật nuôicho xã rất lớn
Năm 2013: Xã được cấp 200 triệu đồng để mua bò cho hai thôn A Đâu và A Rui
Xã đã sử dụng 199,55 triệu đồng chiếm 99,99% nguồn ngân sách được phân bổ
Năm 2014: Nguồn ngân sách được phân bổ ít hơn và được xã sử dụng toàn bộ đểmua dê, giống chuối Mốc cho người dân
Năm 2015: Xã sử dụng hơn 389 triệu đồng (ngân sách phân bổ 390 triệu đồng)
để mua tre điền trúc, lồng bè nuôi các và thép gai khoanh vùng chăn nuôi cho địaphương
Như vậy đây là một dự án khá quan trọng đối với bà con vùng sâu vùng xa Đếnnay, tình hình sản xuất ở địa phương có những bước khả quan hơn, cây trồng đang dầndần phát triển và số lượng vật nuôi cũng dần tăng hơn so với ban đầu