Thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên A. MỞ ĐẦU I. Lý do lựa chọn đề tài Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (ở xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã khiến dư luận cả nước bàng hoàng bởi “sát thủ” máu lạnh này còn quá trẻ, chưa đủ 18 tuổi mà đã gây lên tội ác kinh hoàng và rùng rợn. Hiện nay, số vụ án do tội phạm vị thành niên gây nên không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn tăng cả về tính chất nghiêm trọng. Từ lừa đảo, cướp tài sản, buôn bán ma túy đến buôn bán người, giết người… tất cả đều có bóng dáng của những kẻ tội phạm lứa tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), thời gian gần đây, số vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ mỗi năm. Tội phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 (60%). Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Công an TP, trong năm 2010, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 222 vụ án gồm 348 đối tượng phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên. Trước thực trạng đáng báo động như vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Luật Nội trước thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên” nhằm làm rõ thêm phần nào đó góc nhìn của những cử nhân luật tương lai về một vấn đề đang được dư luận xã hội rất quan tâm để qua đó cùng thảo luận và tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này. Rất mong nhận được sự ủng hộ cùng ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn II. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu: Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm chưa thành niên ở nước ta có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao. Những vụ án thảm khốc do chính những thế hệ tương lai của đất nước đã không còn xa lạ đối với dư luận xã hội. Tuy nhiên, một số cư dân mạng là các bạn trẻ còn lập ra các nhóm, hội, tiến hành bình luận, châm biếm vụ án, đem tính chất nghiêm trọng của vụ án ra làm những trò đùa lố bịch. Trên cộng đồng mạng xã hội Facebook, cái tên và hình ảnh của “sát thủ thiếu niên máu lạnh” Lê Văn Luyện đã được mang ra bàn tán như một trào lưu. Liệu đây chỉ là hành động của một số người thiếu suy nghĩ hay là lời cảnh tỉnh về một thế hệ trẻ bàng quan trước xã hội mình đang sống? Chính vì lẽ đó, trong một phạm vi nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm thăm dò, cung cấp những cái nhìn toàn diện nhất về suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Luật Nội trước thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, cùng với đó là các ý kiến phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề đáng báo động này để từ đó xem xét các nguyên nhân, thực trạng cũng như nhằm đưa ra những giải pháp hạn chế hiện tượng tiêu cực này . 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích của đề tài, chúng em đề ra ba nhiệm vụ chính cần giải quyết như sau : Thứ nhất là nghiên cứu thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên. Thứ hai là xây dựng phiếu điều tra xã hội học pháp luật và tiến hành điều tra xã hội học để nắm vững thực tiễn. Cuối cùng là xử lý số liệu, phân tích thông tin và đánh giá tổng hợp các ý kiến đã thăm dò . 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong cuộc điều tra về suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Luật Nội trước thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp anket là chủ yếu và trong quá trình điều tra, các điều tra viên còn kết hợp với phương pháp phỏng vấn để thấy rõ hơn về suy nghĩ của sinh viên. Phương pháp anket là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua bảng câu hỏi (phiếu điều tra). Anket là một phương pháp nghiên cứu định lượng, nó chủ yếu đi vào thu thập các thông tin về hành vi, sự việc, xác định các quy mô, kích thước của nhóm chỉ báo, tương quan về số lượng giữa các biến số của các hiện tượng nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép triển khai, nghiên cứu trên quy mô rộng, thu thập được ý kiến của nhiều người cùng một lúc, do đó thông tin có độ tin cậy cao hơn. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về một hiện tượng thực tế đang diễn ra và được dư luận hết sức quan tâm, chúng tôi lựa chọn phương pháp này để có được những thông tin chính xác nhất về thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên – một vấn đề hết sức cần được quan tâm trong xã hội. Đối tượng điều tra: Sinh viên Đại học Luật Hà Nội Mẫu điều tra: phiếu thăm dò ý kiến Dung lượng mẫu: Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát ra 80 phiếu thăm ý kiến và thu về 80 phiếu. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm “vị thành niên” Định nghĩa “vị thành niên” đòi hỏi phải xét đến độ tuổi và những ảnh hưởng của lịch sử xã hội. Theo quan điểm hiện nay thì thời vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đồng ấu và thời trưởng thành. Nó bao gồm những thay đổi phức tạp về sinh lý, nhận thức và cảm xúc xã hội. Trên thế giới, việc quy định về độ tuổi của giai đoạn vị thành niên chưa thống nhất. Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự Việt nam 2005, Chương II: Cá nhân, Mục I, điều 20 nêu rõ : Người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Như vậy, trong pháp luật Việt Nam, có từ chưa thành niên chỉ những người chưa đủ 18 tuổi. 2. Tội phạm và vấn đề người chưa thành niên phạm tội Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Theo điều 12 BLHS, khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong khi tiến hành điều tra, các điều tra viên của chúng tôi tiến hành thực tế ở các đối tượng sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội như sau: Sống ở khu nhà trọ: 48 người (60%) Ký túc xá: 12 người (15%) Sống cùng gia đình, người thân: 20 người (25%) Năm nhất: 30 người (37.5%) Năm hai: 20 người (25%) Năm ba: 15 người (18.75%) Năm tư: 15 người (18.75%) Về việc trang bị kiến thức luật hình sự Đang học: 23 người (28.75%) Đã học: 25 người (32.25%) Chưa học: 32 người (40%) Trước thực trạng tội phạm chưa thành niên ở nước ta trong những năm gần đây ngày càng gia tang về cả số lượng các vụ án cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Toàn xã hội đang đứng trước một thực trạng đáng báo động về một thế hệ trẻ đang hủy hoại sức trẻ của mình vào những hành động sai lệch chuẩn mực pháp luật, đi ngược lại với dạo đức xã hội… Đứng trước những điều đó, vậy sinh viên trường đại học luật Hà Nội nghĩ gì và họ bày tỏ quan niệm của minh như thế nào? 1. Thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên trong suy nghĩ của Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội Để biết trong suy nghĩ của sinh viên đại học luât Hà Nội về lứa tuổi dễ mắc vào con đường tội ở trẻ vị thành niên, nhóm chúng tôi đã đưa ra nhóm câu hỏi về thực trạng của vấn đề điều tra Kết quả điều tra cho thấy: Độ tuổi dễ phạm tội nhất hiện nay là từ 16 đến 18 tuổi ( tức là lứa tuổi trẻ vị thành niên ) chiếm 51,25% trong cơ cấu. Tiếp sau đó là độ tuổi từ 13 đến 16 (23,75%); độ tuổi từ 10 đến 13 ( 11,25 %), và độ tuổi dưới 10 là 3,75 %. Như vậy, nhìn vào đây ta có thể khẳng định một điều rằng khuynh hướng độ tuổi của các tội phạm trẻ vị thành niên ngày càng diễn biến phức tạp và ngày càng trẻ hóa. Theo điều tra, khuynh hướng độ tuổi của các tội phạm trẻ vị thành niên diễn biến phức tạp chiếm số phần trăm cao nhất ( 67,5 %) và khuynh hướng ngày càng trẻ hóa chiếm 26,25 %. Biểu đồ thể hiện Khuynh hướng độ tuổi của các tội phạm trẻ vị thành niên Tham khảo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), chúng tôi còn được biết rằng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ vi phạm hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là trẻ vị thành niên. Trong số này, 60% là những người chưa thành niên, lứa tuổi từ 1618 chiếm tỷ lệ cao nhất và mức độ nghiêm trọng cũng đáng lo ngại nhất. 32% ở lứa tuổi từ 14 đến 16 và 8% dưới 14 tuổi. Qua việc khởi tố các bị can là người chưa thành niên trong thời gian gần đây cho thấy, tình hình tội phạm không chỉ tập trung trong một vài nhóm tội danh, mà đã xuất hiện tình trạng người chưa thành niên vi phạm hầu hết các tội danh trong Bộ luật Hình sự. Tính chất phạm tội cũng ngày càng phức tạp, có những đối tượng với sự chuẩn bị kỹ càng từ trước; các công cụ nguy hiểm được sử dụng để gây án ngày càng nhiều và phổ biến hơn. Đặc biệt là hành vi bạo lực của nhóm tội phạm này đã xảy ra mọi lúc, mọi nơi… chứng tỏ các em đã không hề biết sợ và coi thường trật tự kỷ cương xã hội. Những vụ án hình sự do trẻ vị thành niên thực hiện thường mang tính chất táo bạo và liều lĩnh chiếm 28,75 % trong khảo sát điều tra và hành vi phạm tội ở mức độ nguy hiểm chiếm 43,75 %. Bồng bột, non nớt 19 phiếu 23.75% Vượt quá cái ngưỡng vô thức, non nớt 21 phiếu 26.25% Táo bạo, liều lĩnh 23 phiếu 28.75% Mang tính chất côn đồ và sa đọa nhân phẩm rõ rệt 17 phiếu 21.25% Bảng: đánh giá tính chất các vụ án hình sự ở lứa tuổi vị thành niên Điểm qua các vụ trọng án thì thấy đa số hung thủ còn trẻ nhưng hành vi phạm tội là nghiêm trọng, táo bạo và liều lĩnh. Không chỉ là sự lạnh lùng, tàn bạo bộc lộ trong các vụ trọng án mà trong rất nhiều vụ gây rối trật tự, các đối tượng trẻ cũng thể hiện tính côn đồ, sẵn sàng dùng hung khí thẳng tay hạ đối thủ. Nhóm chúng tôi xin đưa ra một số vụ án điển hình để chúng ta thấy rõ hơn nữa tính chất nguy hiểm của hành vi tội phạm mà lưa tuổi trẻ vị thành niên gây ra: Rùng rợn nhất là vụ cướp tiệm vàng tại Bắc Giang cách đây gần một tháng làm cả xã hội sốc khi sát nhân là một thanh niên chưa đầy 18 tuổi có tên Lê Văn Luyện. Hắn đã giết chết một lúc 3 mạng người, trong đó có cháu bé mới 18 tháng tuổi. Vậy mà khi bị bắt, trước ống kính báo chí, Luyện vẫn không có bất cứ một trạng thái tâm lý hoảng loạn hay ân hận nào biểu lộ trên khuôn mặt. Trước đó, Nguyễn Duy Quang, 20 tuổi, sinh viên ĐH Xây dựng giết bạn gái, cướp xe máy LX để tổ chức sinh nhật cho người yêu cũng làm dư luận bàng hoàng.... Qua điều tra ta thấy, tội phạm chủ yếu của các vụ án có thủ phạm là đối tượng trẻ vị thành niên chiếm tỉ lệ cao nhất là tội cướp tài sản chiếm 57 phiếu điều tra, tiếp sau đó là tội giết người chiếm 46 phiếu, các tội về ma túy chiếm 45 phiếu. Nhóm tội phạm chủ yếu được thực hiện bởi lứa tuổi vị thành niên Như vậy , các tội xâm phạm về quyền sở hữu chiếm tỉ lệ cao nhất tiếp sau đó là các tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự của con người, và các tội phạm về ma túy. Mặc dù tội giết người chỉ chiếm 46 phiếu điều tra, ít hơn so với tội cướp tài tài sản nhưng đây là một thực trạng cần báo động. Trong 7.000 vụ vi phạm, khoảng 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Điều khiến nhiều người phải suy nghĩ chính là tính chất liều lĩnh và manh động của những hung thủ áo trắng. Một cán bộ điều tra hình sự TP.HCM cũng cho rằng: Tính chất nghiêm trọng, côn đồ trong việc giải quyết các mâu thuẫn hiện nay trong giới học sinh, sinh viên gia tăng chóng mặt. Tại một trường cấp 3 ở TP.HCM, một nam sinh rút dao giấu trong cặp ra đâm bạn ngay tại cổng với lý do từng bị nạn nhân nhiều lần đe dọa. Hay cũng vì mâu thuẫn trong học đường mà một học sinh lớp 9 ở huyện Hóc Môn bị hai bạn gái dùng dao lam rạch mặt. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 trẻ vị thành niên phạm tội, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là trẻ vị thành niên. Qua điều tra ta thấy, người ở độ tuổi vị thành niên khi phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội có đồng phạm (chiếm 35 phiếu ), một mình nhưng có sự hưởng ứng của bạn bè chiếm 34 phiếu, một mình nhưng có sự ảnh hưởng về môi trường sống, suy nghĩ và hành động của người khác (chiếm 28 phiếu) và một mình (chiếm 16 phiếu). Như vậy, người ở độ tuổi vị thành niên khi phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội có đồng phạm chiếm tỉ lệ cao nhất cho thấy việc ngày càng gia tăng các vụ án hình sự phạm tội có tổ chức hiện nay gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Những năm gần đây, tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật có tính chất ngày càng nghiêm trọng và diễn biến hết sức phức tạp. Số vụ phạm pháp hình sự do trẻ vị thành niên gây ra với mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là những vụ trọng án chỉ xuất phát từ mâu thuẫn rất nhỏ, thậm chí không hề có gây hấn. Thực trạng đó đang là mối lo của toàn xã hội và các bậc cha mẹ trong việc quản lý và giáo dục con cái. 2. Hậu quả của vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội Để đánh sự ảnh hưởng của việc trẻ vị thành niên phạm tội, nhóm chúng tôi đưa vào phiếu điều tra câu hỏi Câu 14: Việc phạm tội của trẻ vị thành niên có ảnh hưởng đến những ai? (có thể chọn nhiều phương án) A. Bản thân người phạm tội B. Gia đình và những người thân thích C. Nguy hiểm cho xã hội D. Ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. E. Ý kiến khác: ............................................................................... Kết quả điều tra thu được: Bản thân người phạm tội 69 phiếu Gia đình và những người thân thích 58 phiếu Toàn xã hội 72 phiếu Thế hệ trẻ 74 phiếu Tỷ lệ lựa chọn giữa các phương án là ngang nhau và đều ở mức cao cho phép chúng tôi rút ra kết luận Trẻ vị thành niên phạm tội, có thể nói rằng, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến người thân của các em, đến thế hệ trẻ của đất nước và toàn xã hội. Đối với riêng bản thân người phạm tội, theo như đánh giá của những người tham gia cuộc điều tra của chúng tôi, thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. Đó là sự suy sụp về tinh thần và thể chất, là sự kỳ thị của cộng đồng, là vấn đề hòa nhập cộng đồng vô cùng nan giải và hơn hết là hành vi này sẽ là “yếu tố đen” trong lí lịch khiến họ mất đi rất nhiều cơ hội trong tương lai. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa vào phiếu điều tra câu hỏi Câu 16: 20 năm sau, khi bạn là một doanh nghiệp thành đạt, nếu nhận hồ sơ xin việc của những đối tượng như Lê Văn Luyện, bạn sẽ: A. Tuyệt nhiên bỏ qua B. Sẽ xem xét thận trọng C. Cho Luyện một cơ hội D. Hết lòng giúp đỡ Luyện có một công ăn việc làm Kết quả thu được có tới 52% lựa chọn phương án sẽ xem xét thận trọng và 21% tuyệt nhiên bỏ qua. Con số này đủ để cho chúng ta thấy rằng “vết nhơ” đó sẽ là một con dấu đi theo các em đến suốt cuộc đời. Đối với xã hội, hậu quả mà hành vi này của trẻ vị thành niên gây ra đó là sự xáo trộn trật tự công cộng, là sự hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư, có tác động đến nhận thức và hành động của thế hệ trẻ theo chiều hướng tiêu cực và gây sự khó khăn trong công tác phòng chống tội phạm và định hướng giới trẻ của Nhà nước. Đây là những hệ quả xã hội vô cùng nan giải mà hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên để lại 3. Nguyên nhân của vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội Để đánh giá suy nghĩ của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội về nguyên nhân dẫn đến gia tăng các vụ án hình sự ở lứa tuổi vị thành niên, nhóm chúng tôi đã đưa vào phiếu điều tra câu hỏi: Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến viêc phạm tội của trẻ vị thành niên: (có thể chọn nhiều phương án trả lời) A. Việc giáo dục hiện nay (của cả gia đình, nhà trường và xã hội) chưa đạt được mục đích là giáo dục hướng thiện đối với con người. B. Sự buông lỏng của gia đình C. Thái độ thờ ơ, vô cảm của con người trong giao tiếp, với các sự việc xảy ra xung quanh mình D. Sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ hiện nay E. Sự phát triển của các kênh truyền hình mang văn hóa bạo lực và thực dụng du nhập từ bên ngoài, của Internet, của mạng xã hội. F. Do sự phát triển của các tệ nạn xã hội. G. Tiếp xúc với các thành phần xã hội xấu H. Nguyên nhân khác: …………………………… Kết quả điều tra thu được như sau: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của sinh viên đại học luật Hà Nội về nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên: Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc trẻ vị thành niên rơi vào con đường tội lỗi có là do có sự tác động của tất cả các nguyên nhân dẫn trên. Trước hết chính là bắt đầu từ nền giáo dục cách của mỗi con người từ khi sinh ra. Cũng theo kết quả điều tra, có đến 97,5% các bạn sinh viên được hỏi cho rằng gia đình có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nề kinh tế thị trường các gia đình đều coi kinh tế cũng như việc kiếm tiền là quan trọng dường như các bậc cha mẹ dường như ít quan tâm đến con cái hơn, một thưc trạng đáng buồn nữa là các gia đình tan vỡ cũng có ảnh hưởng rất xấu đến con cái chính sự thiếu tình thương cùng với những thói quen không tốt của gia đình ăn sâu vào suy nghĩ của con trẻ như vậy đó chính là những nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm . Ngoài ra sự giáo dục từ nhà trường cũng rất quan trọng việc tội phạm hình sự là trẻ dưới 18 tuổi ngày càng gia tăng, những em còn đang ngồi trên ghế nhà trường sự không chú trọng đưa những môn giáo dục nhân cách và kỹ năng sống vào trường học. Thực tế cho thấy rằng nền giáo dục của nước ta tuy đặt ra khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng lại đặt nặng việc giáo dục tri thức hơn là giáo dục nhân cách. Bên cạnh đó là sự phối hợp không sâu sát, không khoa học giữa nhà trường và gia đình. Đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến việc trẻ vị thành niên phạm tội. Qua kết quả điều tra, chúng tôi được biết rằng hầu hết những đối tượng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên có hoàn cảnh như: không được gia đình quan tâm (45 phiếu) , không có điều kiện học (46 phiếu), lang thang kiếm sống (43 phiếu) hoặc có quan hệ với phần tử xấu (54 phiếu). Như vậy, môi trường sống là một điều kiện vô cùng quan trọng dẫn trẻ vị thành niên vào con đường phạm pháp. Tuy nhiên, điều cốt yếu và rất quan trọng nữa là chính bản thân mỗi cá nhân phải tự cố gắng. Không thể không kể đến nguyên nhân chủ quan từ chính những tính cách nóng nảy, hiếu thắng của trẻ vị thành niên. Nhiều đối tượng phạm tội khi phải chịu trách nhiệm hình sự đã ăn năn sám hối chính sự nhu nhược không chiến thắng nổi sự ích kỷ của chính bản thân mình muốn sống một cuộc sống hưởng thụ không có lý tưởng, mục tiêu sống rõ ràng lành mạnh; dễ dàng a dua theo sự phát triển của các tệ nạn xã hội cũng như khi tiếp xúc với các phần tử xấu trong xã hội thì sẽ rất dễ sa vào các tệ nạn cũng như vòng lao lý. Ngoài những nguyên nhân trên chính là điều kiện xã hội hay chính là điều kiện bên ngoài như sự phát triển và phổ biến tràn lan của game online mang tính bạo lực ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của trẻ vị thành niên. Trong số các tệ nạn xã hội mà chúng tôi đưa ra làm tác nhân xấu dẫn đến việc nhiều trẻ vị thành niên phạm tội thì game online chiếm tỉ lệ cao nhất sự lựa chọn của các bạn sinh viên (6980 phiếu). Bên cạnh đó, là những tệ nạ khác như ma túy, mại dâm, lô đề và nhiều các tệ nạ khác mà chúng tôi chưa liệt kê hết cũng là tác nhân xấu dẫn đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình hình tội phạm phức tạp và gia tăng các vụ án hình sự nhưng cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn chính sự tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật không sâu rộng trong đời sống nhân dân cũng góp phần làm cho tình trạng tội phạm gia tăng. Có đến 90% các bạn được hỏi cho rằng việc không hiểu biết về Luật có phải là một trong những nguyên nhân của việc phạm tội của trẻ vị thành niên ngày càng tăng. Đây sẽ là một vấn đề mà các nhà chức trách cần thiết phải quan tâm xem xét và điều chỉnh. 4. Giải pháp để hạn chế sự gia tăng của các vụ án hình sự ở lứa tuổi vị thành niên Trước thực trạng đáng báo động như hiện nay cũng với những hậu quả nặng nề mà nó gây ra cho xã hội, chúng ta không thể khoanh tay bang quan trước thế hệ Việt Nam trẻ đang dần xa vào con đường tội lỗi. Việc của chúng ta là phải bắt tay vào tìm ra những giải pháp để hạn chế tình trạng này. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, đa số các bạn sinh viên đều đồng ý rằng để có thể giảm thiểu việc phạm tội của trẻ vị thanh niên, cần thiết phải sử dụng phối hợp các biện pháp như: củng cố mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ vị thành niên, tạo cho các em môi trường sống lành mạnh và thân thiện, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và sử phạt nghiêm minh và công tâm đối với các trường hợp phạm tội Biểu đồ thể hiện sự lựa chọn phương pháp giảm thiểu tình trạng gia tăng các vụ án hình sự ở lứa tuổi vị thành niên: Tuy nhiên không nên áp dụng hình phạt tử hình bởi “vị thành niên” là những người có tuổi đời còn rất trẻ. Nên cho họ thời gian để nhận ra lỗi lầm và làm lại cuộc đời” (có 95% sinh viên được hỏi đồng tình với quan điểm này) Về biện pháp giáo dục pháp luật, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Câu 19: Về phương pháp giáo dục pháp luật cho vị thành niên, theo anh chị nên sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp thuyết giảng B. Phương pháp thảo luận nhóm theo chủ đề pháp luật C. Phương pháp thực nghiệm D. Phương pháp khác: ………………………………………………… Kết quả điều tra của chúng tôi, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực nghiệm và phương pháp tuyên truyền qua sách báo phim ảnh chiếm số lượng lựa chọn cao từ phía các bạn sinh viên, thấp nhất là phương pháp thuyết giảng. Điều này cho chúng ta thấy rằng đã đến lúc phương pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đã đến lúc cần có sự thay đổi linh hoạt và mền dẻo hơn. Cũng xét về nhóm giải pháp pháp luật, khi được hỏi về sự hợp lý trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, có 60% các bạn được hỏi cho rằng hợp lý và rất hợp lý, 10% cho rằng chưa thực sự hợp lý và 30% cho rằng cực kỳ chưa hợp lý. Gần tương đương với mức đó, có 38,75% cho rằng pháp luật nên sửa lại quy định của luật cho câu hỏi: “Sau vụ án Lê Văn Luyện, dư luận lên tiếng “đòi” sửa Luật để có những bản án xác đáng hơn, ý kiến của bạn như thế nào” (câu 21). Số còn lại không tán thành với quan điểm cần phải sửa luật. Lý giải cho sự lựa chọn này, các bạn cho rằng Lứa tuổi vị thành niên chưa có sự phát triển sâu sắc về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi; Quy định của pháp luật vừa mang tính nhân đạo vừa phù hợp với khoa học; “pháp luật không mang tính “giết người đền mạng” và bản án pháp luật đôi khi không có sức mạnh bằng bản án lương tâm”; “vụ án Lê Văn Luyện chỉ là một “Hạt sỏi to trong thúng cát”, không nên vì một trường hợp cá biệt mà điều chỉnh cái nhìn toàn cục”. Với nhận thức của mình, nhóm chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này Hầu hết những bạn cho rằng quy định của pháp luật chưa hợp lý và nên sửa đổi là của sinh viên năm thứ nhất. Điều này cho thấy nhận thức về pháp luật của sinh viên năm nhất có sự bộc trực và thiếu khoa học luật hơn so với sinh viên năm hai trở lên. Cũng có những bạn đưa ra nhận xét như trên bởi sự nóng vội và bức xúc đối với những vụ việc điển hình và man rợ mà chưa xem xét đến tính toàn cục. Theo quan điểm của chúng tôi, nhóm các biện pháp về pháp luật rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế tình trạng gia tăng các vụ án hình sự ở lứa tuổi vị thành niên nhưng phải được thực hiện trên nguyên tắc nhân đạo và sự cứu vớt con người hơn là những biện pháp trừng trị hà khắc. KẾT LUẬN Qua cuộc điều tra, chúng ta có thể thấy được tình hình phạm tội rất báo động trong độ tuổi vị thành nhiên hiên nay và cùng với đó là rất nhiều quan điểm khác nhau của các bạn sinh viên. Rõ ràng đây là một hồi chuông cảnh báo khiến mỗi người phải nhìn nhận và quan tâm nhiều hơn nữa. Với tư cách là thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta hãy cùng chung tay với cộng đồng vì một xã hội Việt Nam không có bong dáng của tội phạm, nhất là tội phạm vị thành niên. Chúng tôi và các bạn hãy “cùng suy nghĩ và hành động vì một thế hệ trẻ Việt Nam – lành mạnh và năng động hơn”
Trang 1Thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên
A MỞ ĐẦU
I Lý do lựa chọn đề tài
Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (ở xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã khiến dư luận cả nước bàng hoàng bởi “sát thủ” máu lạnh này còn quá trẻ, chưa đủ 18 tuổi mà đã gây lên tội ác kinh hoàng và rùng rợn Hiện nay, số vụ án
do tội phạm vị thành niên gây nên không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn tăng cả
về tính chất nghiêm trọng Từ lừa đảo, cướp tài sản, buôn bán ma túy đến buôn bán người, giết người… tất cả đều có bóng dáng của những kẻ tội phạm lứa tuổi vị thành niên Theo thống kê của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), thời gian gần đây, số vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ mỗi năm Tội phạm thường ở độ tuổi
từ 16 đến 18 (60%) Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Công an TP, trong năm
2010, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 222 vụ án gồm 348 đối tượng phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên Trước thực trạng đáng báo động như vậy, chúng tôi
đã lựa chọn đề tài: “Suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Luật Nội trước thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên” nhằm làm rõ thêm phần nào đó góc nhìn của những cử nhân luật tương lai về một vấn đề đang được dư luận xã hội rất quan tâm để qua đó cùng thảo luận và tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này Rất mong nhận được sự ủng hộ cùng ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn!
II Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Trang 21 Mục đích nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm chưa thành niên ở nước ta có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao Những vụ án thảm khốc do chính những thế hệ tương lai của đất nước đã không còn xa lạ đối với dư luận xã hội Tuy nhiên, một
số cư dân mạng là các bạn trẻ còn lập ra các nhóm, hội, tiến hành bình luận, châm biếm vụ án, đem tính chất nghiêm trọng của vụ án ra làm những trò đùa lố bịch Trên cộng đồng mạng xã hội Facebook, cái tên và hình ảnh của “sát thủ thiếu niên máu lạnh” Lê Văn Luyện đã được mang ra bàn tán như một trào lưu Liệu đây chỉ
là hành động của một số người thiếu suy nghĩ hay là lời cảnh tỉnh về một thế hệ trẻ bàng quan trước xã hội mình đang sống? Chính vì lẽ đó, trong một phạm vi nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm thăm dò, cung cấp những cái nhìn toàn diện nhất về suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Luật Nội trước thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, cùng với đó là các
ý kiến phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề đáng báo động này để từ đó xem xét các nguyên nhân, thực trạng cũng như nhằm đưa ra những giải pháp hạn chế hiện tượng tiêu cực này
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng em đề ra ba nhiệm vụ chính cần giải quyết như sau :
- Thứ nhất là nghiên cứu thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên
Trang 3- Thứ hai là xây dựng phiếu điều tra xã hội học pháp luật và tiến hành điều tra xã hội học để nắm vững thực tiễn
- Cuối cùng là xử lý số liệu, phân tích thông tin và đánh giá tổng hợp các ý kiến đã thăm dò
3 Phương pháp nghiên cứu:
Trong cuộc điều tra về suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Luật Nội trước thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp anket là chủ yếu và trong quá trình điều tra, các điều tra viên còn kết hợp với phương pháp phỏng vấn để thấy rõ hơn về suy nghĩ của sinh viên
Phương pháp anket là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua bảng câu hỏi (phiếu điều tra) Anket là một phương pháp nghiên cứu định lượng, nó chủ yếu
đi vào thu thập các thông tin về hành vi, sự việc, xác định các quy mô, kích thước của nhóm chỉ báo, tương quan về số lượng giữa các biến số của các hiện tượng nhất định Phương pháp này có ưu điểm là cho phép triển khai, nghiên cứu trên quy mô rộng, thu thập được ý kiến của nhiều người cùng một lúc, do đó thông tin có độ tin cậy cao hơn Chính vì thế mà khi tìm hiểu về một hiện tượng thực tế đang diễn ra
và được dư luận hết sức quan tâm, chúng tôi lựa chọn phương pháp này để có được những thông tin chính xác nhất về thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên – một vấn đề hết sức cần được quan tâm trong xã hội
- Đối tượng điều tra: Sinh viên Đại học Luật Hà Nội
- Mẫu điều tra: phiếu thăm dò ý kiến
- Dung lượng mẫu: Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát ra 80 phiếu thăm ý kiến
và thu về 80 phiếu
Trang 4B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm “vị thành niên”
Định nghĩa “vị thành niên” đòi hỏi phải xét đến độ tuổi và những ảnh hưởng của lịch sử xã hội Theo quan điểm hiện nay thì thời vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đồng ấu và thời trưởng thành Nó bao gồm những thay đổi phức tạp
về sinh lý, nhận thức và cảm xúc xã hội
Trên thế giới, việc quy định về độ tuổi của giai đoạn vị thành niên chưa thống nhất
Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự Việt nam 2005, Chương II: Cá nhân, Mục I, điều 20 nêu rõ : "Người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên" Như vậy, trong pháp luật Việt Nam, có từ "chưa thành niên" chỉ những người chưa đủ 18 tuổi
2 Tội phạm và vấn đề người chưa thành niên phạm tội
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt
Theo điều 12 BLHS, khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi
I KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khi tiến hành điều tra, các điều tra viên của chúng tôi tiến hành thực tế ở các đối tượng sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội như sau:
Sống ở khu nhà trọ: 48 người (60%)
Trang 5Ký túc xá: 12 người (15%)
Sống cùng gia đình, người thân: 20 người (25%)
Năm nhất: 30 người (37.5%)
Năm hai: 20 người (25%)
Năm ba: 15 người (18.75%)
Năm tư: 15 người (18.75%)
Về việc trang bị kiến thức luật hình sự
Đang học: 23 người (28.75%)
Đã học: 25 người (32.25%)
Chưa học: 32 người (40%)
Trước thực trạng tội phạm chưa thành niên ở nước ta trong những năm gần đây ngày càng gia tang về cả số lượng các vụ án cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi Toàn xã hội đang đứng trước một thực trạng đáng báo động về một thế hệ trẻ đang hủy hoại sức trẻ của mình vào những hành động sai lệch chuẩn mực pháp luật, đi ngược lại với dạo đức xã hội… Đứng trước những điều đó, vậy sinh viên trường đại học luật Hà Nội nghĩ gì và họ bày tỏ quan niệm của minh như thế nào?
1 Thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên trong suy nghĩ của Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Để biết trong suy nghĩ của sinh viên đại học luât Hà Nội về lứa tuổi dễ mắc vào con đường tội ở trẻ vị thành niên, nhóm chúng tôi đã đưa ra nhóm câu hỏi về thực trạng của vấn đề điều tra
Kết quả điều tra cho thấy:
Trang 6Độ tuổi dễ phạm tội nhất hiện nay là từ 16 đến 18 tuổi ( tức là lứa tuổi trẻ vị thành niên ) chiếm 51,25% trong cơ cấu Tiếp sau đó là độ tuổi từ 13 đến 16 (23,75%); độ tuổi từ 10 đến 13 ( 11,25 %), và độ tuổi dưới 10 là 3,75 % Như vậy, nhìn vào đây
ta có thể khẳng định một điều rằng khuynh hướng độ tuổi của các tội phạm trẻ vị thành niên ngày càng diễn biến phức tạp và ngày càng trẻ hóa Theo điều tra, khuynh hướng độ tuổi của các tội phạm trẻ vị thành niên diễn biến phức tạp chiếm
số phần trăm cao nhất ( 67,5 %) và khuynh hướng ngày càng trẻ hóa chiếm 26,25
%
Biểu đồ thể hiện Khuynh hướng độ tuổi của các tội phạm trẻ vị thành niên
Tham khảo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), chúng tôi còn được biết rằng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử
lý 15.000 vụ vi phạm hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là trẻ vị thành niên Trong số này, 60% là những người chưa thành niên, lứa tuổi từ 16-18 chiếm tỷ lệ cao nhất và mức độ nghiêm trọng cũng đáng lo ngại nhất 32% ở lứa tuổi từ 14 đến 16 và 8% dưới 14 tuổi
Qua việc khởi tố các bị can là người chưa thành niên trong thời gian gần đây cho thấy, tình hình tội phạm không chỉ tập trung trong một vài nhóm tội danh, mà đã xuất hiện tình trạng người chưa thành niên vi phạm hầu hết các tội danh trong Bộ luật Hình sự Tính chất phạm tội cũng ngày càng phức tạp, có những đối tượng với
sự chuẩn bị kỹ càng từ trước; các công cụ nguy hiểm được sử dụng để gây án ngày càng nhiều và phổ biến hơn Đặc biệt là hành vi bạo lực của nhóm tội phạm này đã xảy ra mọi lúc, mọi nơi… chứng tỏ các em đã không hề biết "sợ" và coi thường trật
tự kỷ cương xã hội
Những vụ án hình sự do trẻ vị thành niên thực hiện thường mang tính chất táo bạo
và liều lĩnh chiếm 28,75 % trong khảo sát điều tra và hành vi phạm tội ở mức độ nguy hiểm chiếm 43,75 %
Trang 7Bồng bột, non nớt 19 phiếu 23.75%
Vượt quá cái ngưỡng vô thức, non nớt 21 phiếu 26.25%
Táo bạo, liều lĩnh 23 phiếu 28.75%
Mang tính chất côn đồ và sa đọa nhân phẩm rõ rệt 17 phiếu 21.25%
Bảng: đánh giá tính chất các vụ án hình sự ở lứa tuổi vị thành niên
Điểm qua các vụ trọng án thì thấy đa số hung thủ còn trẻ nhưng hành vi phạm tội là nghiêm trọng, táo bạo và liều lĩnh Không chỉ là sự lạnh lùng, tàn bạo bộc lộ trong các vụ trọng án mà trong rất nhiều vụ gây rối trật tự, các đối tượng trẻ cũng thể hiện tính côn đồ, sẵn sàng dùng hung khí thẳng tay hạ đối thủ Nhóm chúng tôi xin đưa
ra một số vụ án điển hình để chúng ta thấy rõ hơn nữa tính chất nguy hiểm của hành vi tội phạm mà lưa tuổi trẻ vị thành niên gây ra:
Rùng rợn nhất là vụ cướp tiệm vàng tại Bắc Giang cách đây gần một tháng làm cả
xã hội sốc khi sát nhân là một thanh niên chưa đầy 18 tuổi có tên Lê Văn Luyện Hắn đã giết chết một lúc 3 mạng người, trong đó có cháu bé mới 18 tháng tuổi Vậy
mà khi bị bắt, trước ống kính báo chí, Luyện vẫn không có bất cứ một trạng thái tâm lý hoảng loạn hay ân hận nào biểu lộ trên khuôn mặt Trước đó, Nguyễn Duy Quang, 20 tuổi, sinh viên ĐH Xây dựng giết bạn gái, cướp xe máy LX để tổ chức sinh nhật cho người yêu cũng làm dư luận bàng hoàng
Qua điều tra ta thấy, tội phạm chủ yếu của các vụ án có thủ phạm là đối tượng trẻ vị thành niên chiếm tỉ lệ cao nhất là tội cướp tài sản chiếm 57 phiếu điều tra, tiếp sau
đó là tội giết người chiếm 46 phiếu, các tội về ma túy chiếm 45 phiếu
Nhóm tội phạm chủ yếu được thực hiện bởi lứa tuổi vị thành niên
Trang 8Như vậy , các tội xâm phạm về quyền sở hữu chiếm tỉ lệ cao nhất tiếp sau đó là các tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự của con người, và các tội phạm về ma túy Mặc dù tội giết người chỉ chiếm 46 phiếu điều tra, ít hơn so với tội cướp tài tài sản nhưng đây là một thực trạng cần báo động Trong 7.000 vụ vi phạm, khoảng 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi Điều khiến nhiều người phải suy nghĩ chính là tính chất liều lĩnh và manh động của những hung thủ áo trắng
Một cán bộ điều tra hình sự TP.HCM cũng cho rằng: Tính chất nghiêm trọng, côn
đồ trong việc giải quyết các mâu thuẫn hiện nay trong giới học sinh, sinh viên gia tăng "chóng mặt" Tại một trường cấp 3 ở TP.HCM, một nam sinh rút dao giấu trong cặp ra đâm bạn ngay tại cổng với lý do từng bị nạn nhân nhiều lần đe dọa Hay cũng vì mâu thuẫn trong học đường mà một học sinh lớp 9 ở huyện Hóc Môn
bị hai bạn gái dùng dao lam rạch mặt Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 trẻ vị thành niên phạm tội, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là trẻ vị thành niên
Qua điều tra ta thấy, người ở độ tuổi vị thành niên khi phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội có đồng phạm (chiếm 35 phiếu ), một mình nhưng có sự hưởng ứng của bạn bè chiếm 34 phiếu, một mình nhưng có sự ảnh hưởng về môi trường sống, suy nghĩ và hành động của người khác (chiếm 28 phiếu) và một mình (chiếm
16 phiếu) Như vậy, người ở độ tuổi vị thành niên khi phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội có đồng phạm chiếm tỉ lệ cao nhất cho thấy việc ngày càng gia tăng các vụ án hình sự phạm tội có tổ chức hiện nay gây hậu quả nghiêm trọng cho
xã hội
Những năm gần đây, tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật có tính chất ngày càng nghiêm trọng và diễn biến hết sức phức tạp Số vụ phạm pháp hình sự do trẻ vị thành niên gây ra với mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là những vụ trọng án chỉ xuất phát từ mâu thuẫn rất nhỏ, thậm chí không hề có gây
Trang 9hấn Thực trạng đó đang là mối lo của toàn xã hội và các bậc cha mẹ trong việc quản lý và giáo dục con cái
2 Hậu quả của vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội
Để đánh sự ảnh hưởng của việc trẻ vị thành niên phạm tội, nhóm chúng tôi đưa vào phiếu điều tra câu hỏi
Câu 14: Việc phạm tội của trẻ vị thành niên có ảnh hưởng đến những ai? (có thể chọn nhiều phương án)
A Bản thân người phạm tội
B Gia đình và những người thân thích
C Nguy hiểm cho xã hội
D Ảnh hưởng đến thế hệ trẻ
E Ý kiến khác:
Kết quả điều tra thu được:
Bản thân người phạm tội 69 phiếu
Gia đình và những người thân thích 58 phiếu
Toàn xã hội 72 phiếu
Thế hệ trẻ 74 phiếu
Tỷ lệ lựa chọn giữa các phương án là ngang nhau và đều ở mức cao cho phép chúng tôi rút ra kết luận Trẻ vị thành niên phạm tội, có thể nói rằng, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến người thân của các em, đến thế hệ trẻ của đất nước và toàn xã hội
Đối với riêng bản thân người phạm tội, theo như đánh giá của những người tham gia cuộc điều tra của chúng tôi, thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng Đó là sự suy sụp về tinh thần và thể chất, là sự kỳ thị của cộng đồng, là vấn đề hòa nhập cộng
Trang 10đồng vô cùng nan giải và hơn hết là hành vi này sẽ là “yếu tố đen” trong lí lịch khiến họ mất đi rất nhiều cơ hội trong tương lai Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa vào phiếu điều tra câu hỏi
Câu 16: 20 năm sau, khi bạn là một doanh nghiệp thành đạt, nếu nhận hồ sơ xin việc của những đối tượng như Lê Văn Luyện, bạn sẽ:
A Tuyệt nhiên bỏ qua
B Sẽ xem xét thận trọng
C Cho Luyện một cơ hội
D Hết lòng giúp đỡ Luyện có một công ăn việc làm
Kết quả thu được có tới 52% lựa chọn phương án sẽ xem xét thận trọng và 21% tuyệt nhiên bỏ qua Con số này đủ để cho chúng ta thấy rằng “vết nhơ” đó sẽ là một con dấu đi theo các em đến suốt cuộc đời
Đối với xã hội, hậu quả mà hành vi này của trẻ vị thành niên gây ra đó là sự xáo trộn trật tự công cộng, là sự hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư, có tác động đến nhận thức và hành động của thế hệ trẻ theo chiều hướng tiêu cực và gây
sự khó khăn trong công tác phòng chống tội phạm và định hướng giới trẻ của Nhà nước Đây là những hệ quả xã hội vô cùng nan giải mà hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên để lại
3 Nguyên nhân của vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội
Để đánh giá suy nghĩ của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội về nguyên nhân dẫn đến gia tăng các vụ án hình sự ở lứa tuổi vị thành niên, nhóm chúng tôi đã đưa vào phiếu điều tra câu hỏi:
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến viêc phạm tội của trẻ vị thành niên: (có thể chọn nhiều phương án trả lời)