1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

17 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 25,67 KB

Nội dung

Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Bài tập học kỳ môn Luật Tố tụng hình sự Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Tố tụng Hình sự LỜI MỞ ĐẦU Trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, có rất nhiều các quy định đã được sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn những điểm thiếu sót đã tồn tại trong BLTTHS năm 1988. Trong khi các quy định khác sau khi được sửa đổi bổ sung đã trở nên hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu hiện nay thì quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự dường như lại đi vào bế tắc và gặp nhiều sự khó khăn trong việc thi hành. Vậy, để hiểu được giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì, được quy định như thế nào trong BLTTHS hiện hành và tại sao lại có những hạn chế như vậy thì sau đây, em xin được phân tích đề tài “Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1. Khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Từ điển luật học đưa ra khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau: “Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là phạm vi Tòa án cấp sơ thẩm được xem xét và giải quyết về vụ án” 11, tr.309. Có thể hiểu: giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là phạm vi những bị cáo, những hành vi mà HĐXX được xét xử tại phiên tòa theo tội danh mà VKS đã truy tố và TA đã ra quyết định xét xử. Như vậy, phạm vi này không phải là vô hạn, TA không thể xét xử bất kì người nào, bất kì hành vi nào theo nhận định chủ quan của mình mà phạm vi này được hạn chế là những người và những hành vi mà VKS đã truy tố trong bản cáo trạng và Thẩm phán được phân công phụ trách vụ án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cụ thể phạm vi đó được xác định ở đâu, đến mức độ nào thì sẽ được các nhà làm luật quy định trong BLTTHS. Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định: “ Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và TA đã quyết định đưa ra xét xử. TA có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố”. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là phạm vi mà TA cấp sơ thẩm được xét xử và giải quyết vụ án theo tội danh mà VKS đã truy tố và TA đã quyết định đưa ra xét xử. 2. Cơ sở về lý luận và thực tiễn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 2.1. Cơ sở về lý luận Thứ nhất, căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Trong các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS, các nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định giới hạn xét xử sơ thẩm của TA. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN. Đảm bảo pháp chế XHCN tức là đảm bảo mọi hoạt động của mọi chủ thể phải tuân theo pháp luật, hoạt động của TA cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một chế định vô cùng quan trọng có liên quan đến nhiều chế định khác đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bị cáo. Vì lẽ đó, việc xác định chế định giới hạn xét xử phải bảo đảm phù hợp và luôn lấy nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN làm tư tưởng chỉ đạo. Nguyên tắc thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử, trên cơ sở chứng cứ, tài liệu (các quyết định , kết luận của Cơ quan điều tra và bản cáo trạng, quyết định truy tố của VKS) Thẩm phán và Hội thẩm đưa ra các ý kiến và phán quyết của mình về vụ án mà không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân hay tổ chức nào; căn cứ duy nhất mà Thẩm phán và Hội thẩm dựa vào là pháp luật. Trên cơ sở nguyên tắc, quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cũng phải đảm bảo sự độc lập và đúng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án và Hội thẩm, có như vậy quyết định mà Tòa án đưa ra mới thật sự đúng người, đúng tội. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo Bị can, bị cáo tuy là những đối tượng đã có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cần được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp mà cụ thể chính là đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quá trình TTHS. Vấn đề giới hạn xét xử của Tòa án được đặt ra sẽ tránh được tình trạng bị cáo không bảo đảm được quyền bào chữa do Tòa án xét xử thêm tội danh ngoài tội danh mà VKS đã truy tố. Thứ hai, xuất phát từ sự phân định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát và Tòa án trong TTHS. BLTTHS đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS và TA trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Sự quy định này là cần thiết bởi sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến phán quyết cuối cùng của Tòa án. Phán quyết này sẽ không thể chính xác được khi nhiệm vụ, quyền hạn của VKS và TA bị chồng chéo, không xác định rõ ràng giữa hai bên. Chính vì vậy, việc phân định chức năng , nhiệm vụ giữa VKS và TA là một yếu tố rất quan trọng nhằm làm căn cứ quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 2.2. Cơ sở thực tiễn Thứ nhất, xuất phát từ sự chưa thống nhất trong việc giải quyết vụ án giữa Viện kiểm sát và Tòa án. Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn yêu cầu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự. Như đã khẳng định ở trên, bị can, bị cáo là chủ thể có địa vị pháp lý bất lợi nhất trong quá trình tố tụng. do đó, việc bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pahps của bị can bị cáo có ý nghĩa rất to lớn đối với bản than họ đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. Nếu pháp luật không quy định TA chỉ được xét xử những bị cáo và những hành vi mà VKS đã truy tố thì sẽ làm cho bị can, bị cáo không có điều kiện để chuẩn bị cho việc bào chữa để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều này cho thấy sự cần thiết của quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 3. Ý nghĩa của giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Thứ nhất, về mặt chính trị xã hội Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thể hiện rõ sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước đối với VKS và TA đã dược ghi nhận trong hiến pháp đồng thời nó cũng thể hiện mối quan hệ phối hợp và chế ước lẫn nhau giữa hai cơ quan này. VKS và TA nhân danh Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nước một cách khách quan, công minh vì lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.Vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được quy định một cách đúng đắn là cơ sở đảm bảo cho cho bị cáo thực hiện được những quyền công dân của mình;TA xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN, bảo đảm công bằng xã hội, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp nói riêng, với Đảng và Nhà nước nói chung. Thứ hai, về mặt pháp lý Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đảm bảo cho hoạt động TTHS được thực hiện theo một trình tự nhất định. Các giai đoạn được thực hiện thống nhất, xuyên suốt và đúng theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, đảm bảo tính chính xác cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, đặc biệt là TA khi xem xét và quyết định các vấn đề cụ thể của vụ án. Từ đó các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng vụ án hình sự thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ngăn chặn sự tùy tiện cũng như lạm quyền trong việc xử lý vụ án, đảm bảo cho bản án, quyết định của TA được khách quan và đúng pháp luật. Thứ ba, về mặt thực tiễn. Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hiện hành đã góp phần đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo và tạo ra sự phối hợp – chế ước giữa VKS và TA trong hoạt động TTHS. II. QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS HIỆN HÀNH VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM So với quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được ghi nhận lại quy định của Điều 170 BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS năm 2003 đã có những điểm khác biệt, quy định một cách cụ thể và chặt chẽ hơn trong đường lối xét xử của Tòa án. Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và TA đã quyết định đưa ra xét xử. TA có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố”. Để có thể nắm được rõ hơn nội dung quy định của pháp luật hiện hành về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, em xin được phân tích từng nội dung cụ thể: 1. Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử Quy định này thể hiện rõ Tòa án chỉ được xét xử một vụ án với một (hoặc nhiều) bị cáo cụ thể khi có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, chủ thể mà TA đưa ra xét xử phải là người đã bị VKS truy tố bằng một bản cáo trạng. Trường hợp trong vụ án có đồng phạm mà vì lý do nào đó, người đồng phạm chưa bị VKS truy tố thì TA cũng không có quyền xét xử đối với những đồng phạm đó. Nếu trong quá trình xét xử tại phiên tòa mà HĐXX phát hiện ra người phạm tội mới cần phải điều tra thì HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003). Thứ hai, TA chỉ được xét xử những hành vi của bị cáo mà đã được VKS truy tố, còn những hành vi chưa bị VKS truy tố thì TA không được xét xử. Hành vi của bị cáo bị truy tố phải là hành vi được quy định thành những tội danh cụ thể của BLHS. Thứ ba, TA đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đây là một trong những quyết định của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sau thời gian nghiên cứu hồ sơ. Quyết định đưa vụ án ra xét xử thể hiện quan điểm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp mình, có đủ căn cứ để đưa ra xét xử. Nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa mà chưa đưa ra được quyết định đưa vụ án ra xét xử thì tất nhiên chưa thể tiến hành xét xử vụ án. Nếu như giới hạn xét xử đối với những bị cáo được xác định rõ ràng trong quyết định truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử thì giới hạn xét xử với hành vi của bị cáo lại phức tạp hơn rất nhiều. Hiểu thế nào là những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và TA đã quyết định đưa ra xét xử? Theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế đăng tạp Tạp chí Kiểm sát số 42006: Một hoặc một số người có thể thực hiện nhiều hành vi khách quan. Vì vậy khi xác định giới hạn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần phân biệt các trường hợp cụ thể sau: Trường hợp chỉ có một người phạm tội và thực hiện một hành vi khách quan thì việc xác định hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và TA đưa ra xét xử căn cứ vào hành vi người phạm tội thực hiện với hành vi mà VKS truy tố về một tội danh được quy định trong BLHS và TA quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc xét xử. Ví dụ: C lén lút vào nhà S lấy đi một TV Samsung trị giá 3 triệu đồng. VKS truy tố C về hành vi chiếm đoạt chiếc TV của anh S về tội “trộm cắp tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS và TA cũng quyết định đưa C ra xét xử về hành vi chiếm đoạt chiếc TV này về tội “trộm cắp tài sản” là đúng với quy định tại Điều 196 BLTTHS. Trường hợp tuy chỉ có một người phạm tội nhưng lại thực hiện nhiều hành vi khách quan thì việc xác định hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và TA quyết định đưa ra xét xử chỉ căn cứ vào hành vi mà VKS truy tố về một tội danh được quy định trong BLHS và TA quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc xét xử. Vd: A tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và giết người, nhưng VKS chỉ truy tố A về tội “giết người” và không truy tố về tội “tàng trữ vũ khí trái phép” thì TA không được xét xử A về hành vi “tàng trữ vũ khí trái phép”. Nếu TA thấy VKS không truy tố A về hành vi “tàng trữ vũ khí trái phép” thì chỉ có thể quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, những VKS vẫn không truy tố thì TA chỉ có thể khởi kiện vụ án hoặc kiến nghị trong bản án, hoặc kiến nghị bằng văn bản với VKS cấp trên trực tiếp để VKS cấp trên xem xét việc không truy tố A về hành vi tang trữ trái phép. Trường hợp chỉ có một người phạm tội mà người này thực hiện nhiều hành vi khách quan và tất cả những hành vi đó VKS chỉ truy tố về một tội, nhưng trong các hành vi mà VKS truy tố có hành vi cấu thành tội khác với tội mà Viện kiểm sát truy tố thì Toà án được xét xử tất cả các hành vi mà Viện kiểm sát truy tố nhưng không được kết án tất cả các hành vi đó về một tội và cũng không được kết án thêm tội mà Viện kiểm sát không truy tố. Ví dụ: B bị Viện kiểm sát truy tố về tội tham ô tài sản vì đã 5 lần cùng với C chiếm đoạt 800.000.000 đồng của cơ quan, nhưng Toà án thấy hành vi của B chỉ đồng phạm với C về tội tham ô 3 lần với số tiền là 500.000.000 đồng, còn 2 lần là hành vi thiếu trách nhiệm để C chiếm đoạt 300.000.000 đồng. Trong trường hợp này, Toà án vẫn xét xử cả 5 hành vi nhưng chỉ được kết án B đồng phạm tham ô khoản 500.000.000 đồng về 3 hành vi nhưng không được kết án B về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước về khoản tiền 300.000.000 đồng. Nếu trong thời gian chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên toà Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phát hiện được thì trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung, thay đổi bản cáo trạng truy tố B thêm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước về khoản tiền 300.000.000 đồng, nếu Viện kiểm sát không đồng ý thay đổi cáo trạng vẫn truy tố như cũ thì kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét mà không được tuyên bố B không phạm tội tham ô về khoản 300.000.000 đồng. Trường hợp có nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm tội thì việc xác định giới hạn việc xét xử cũng tương tư như trường hợp một người thực hiện một hành vi phạm tội. Nếu có người nào chưa bị Viện kiểm sát truy tố thì Toà án trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung truy tố thêm người phạm tội; nếu đã trả hồ sơ vụ án mà Viện kiểm sát vẫn không thay đổi cáo trạng (không truy tố thêm) thì Toà án chỉ được xét xử những người mà Viện kiểm sát đã truy tố và kiến nghị cấp Giám đốc thẩm xem xét. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng đều bị Viện kiểm sát truy tố về một tội thì khi xác định giới hạn việc xét xử cần căn cứ vào hành vi của từng người phạm tội cụ thể và vai trò tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm, mà không tách bạch hành vi cụ thể của từng người. Ví dụ: A, B, C và D cùng bàn bạc vào nhà anh H trộm cắp tài sản nhưng chỉ có C và D trực tiếp lén lút vào nhà anh H lấy tài sản, còn B tìm nơi tiêu thụ, A cung cấp phương tiện và trực tiếp vận chuyển tài sản trộm cắp được đi tiêu thụ thì tất cả A, B, C, D đều được coi là cùng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Nếu Toà án thấy trong số những người mà Viện kiểm sát truy tố có người không phạm tội trộm cắp tài sản mà chỉ phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì có thể kết án người đó về tội phạm mà Toà án xác định nhưng không được trái với quy định tại điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự (tội danh bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố). Trường hợp nhiều người trong cùng một vụ án bị truy tố về nhiều tội khác nhau thì phải căn cứ vào hành vi của từng người mà họ bị Viện kiểm sát truy tố và Toà án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn của việc xét xử như trường hợp đối với một người đã phân tích ở trên. 2.Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội phạm khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS truy tố Đây là nội dung về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mới được bổ sung vào BLTTHS năm 2003. Điểm 2 mục II Nghị quyết số 042004NQHĐTP ngày 05112004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích và hướng dẫn rất cụ thể việc triển khai thực hiện nội dung này như sau: a. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo A về năm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 139 của Bộ luật hình sự. Theo quy định tại đoạn 2 Điều 196 của BLTTHS thì Toà án có thể xét xử bị cáo A về năm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản này theo khoản 1 hoặc theo khoản 3 hoặc cũng có thể theo khoản 4 Điều 139 của Bộ luật hình sự. b, Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Đối với trường hợp tội phạm khác bằng tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với hai tội phạm như nhau. Ví dụ: Bị cáo B bị Viện kiểm sát truy tố về tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”, thì Toà án có thể xét xử bị cáo B về tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý”. Đối với tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố. Để xác định tội nào nhẹ hơn, tội nào nặng hơn thì cần thực hiện theo thứ tự như sau: Thứ nhất, xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng hơn. Ví dụ: Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 104 của Bộ luật hình sự), điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất là tù chung thân, còn đối với tội giết người (Điều 93 của Bộ luật hình sự), điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất là tử hình; do đó, tội giết người nặng hơn tội cố ý gây thương tích. Thứ hai, trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) thì tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn. Ví dụ: Đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 của Bộ luật hình sự), điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất là mười lăm năm, còn đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99 của Bộ luật hình sự), điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất là mười hai năm; do đó, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ nặng hơn tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Thứ ba, trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn. Ví dụ: Đối với tội hiếp dâm (Điều 111 của Bộ luật hình sự) và đối với tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 của Bộ luật hình sự), điều luật đều quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân và hình phạt tù có thời hạn có mức cao nhất là hai mươi năm, nhưng mức hình phạt tù khởi điểm đối với tội hiếp dâm là hai năm, còn đối với tội hiếp dâm trẻ em là bảy năm; do đó, tội hiếp dâm trẻ em nặng hơn tội hiếp dâm. Thứ tư, trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhất như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định loại hình phạt chính khác nhẹ hơn (cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) thì tội đó nhẹ hơn. Nếu điều luật cùng quy định các loại hình phạt như nhau, nhưng có mức cao nhất, mức khởi điểm khác nhau thì việc xác định tội nặng hơn, tội nhẹ hơn được thực hiện tương tự như trường hợp thứ hai và thứ ba. Thứ năm, trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định hình phạt bổ sung là tội đó nặng hơn. Nếu điều luật cùng quy định hình phạt bổ sung như nhau, nhưng đối với tội này thì hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với tội khác hình phạt bổ sung có thể áp dụng, thì tội nào điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc là tội đó nặng hơn. c. Khi Viện kiểm sát truy tố bị cáo về nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội, thì giới hạn của việc xét xử đối với từng tội được thực hiện theo hướng dẫn tại hai phần a. và b. phía trên. Toà án cũng có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà Viện kiểm sát truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà Viện kiểm sát truy tố đối với tất cả các hành vi phạm tội đó. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo M về năm hành vi phạm tội, trong đó hai hành vi phạm tội bị truy tố về tội cướp tài sản, còn ba hành vi phạm tội bị truy tố về tội cướp giật tài sản, thì Toà án có thể xét xử bị cáo M về tội cướp giật tài sản đối với cả năm hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố (tội cướp giật tài sản nhẹ hơn tội cướp tài sản). Toà án cũng có thể xét xử bị cáo M về tội cưỡng đoạt tài sản đối với cả năm hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố (tội cưỡng đoạt tài sản nhẹ hơn tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản). Cần phải lưu ý, khi thực hiện các trường hợp Toà án xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật và Viện kiểm sát truy tố bị cáo về nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội, cần thi hành đúng các quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp, về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm và về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. III. GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Thực trạng việc thi hành quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mặc dù mới được bổ sung tuy nhiên đã thể hiện nhiều điểm bất cập về nội dung cũng như những mặt hạn chế trong quá trình thi hành luật. Trong trường hợp Tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội khác nặng hơn tội mà VKS đã truy tố. Thực tiễn cho thấy, phần lớn các vụ án mà Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thấy cần xét xử theo tội nặng hơn đều ít khi được VKS chấp nhận và họ vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố. Khi đó, Tòa án buộc phải đưa vụ án ra xét xử và kết án theo tội danh mà VKS truy tố. Do bị hạn chế bởi giới hạn xét xử sơ thẩm mà Tòa án buộc phải xét xử và kết án theo tội danh nhẹ hơn theo quyết định truy tố của VKS. Điều này sẽ làm giảm tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm, chưa kể đến việc làm mất niềm tin của người dân vào tính nghiêm minh của pháp luật mặc dù nó được tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo em, quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự là chưa phù hợp với thực tiễn xét xử, cũng như mâu thuẫn với nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án và yêu cầu của cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08NQTW của Bộ Chính trị đã đề ra là việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Với quy định trên, nếu tại phiên toà, Tòa án thấy bị cáo phạm tội khác nặng hơn và Kiểm sát viên cũng thừa nhận điều đó thì Tòa án cũng không thể kết tội bị cáo theo tội nặng hơn tội đã được Viện kiểm sát truy tố trong cáo trạng. Đây là điều bất hợp lý bởi việc Tòa án đưa ra xét xử và việc Tòa án quyết định là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, không thể ràng buộc Tòa án phải phán quyết về tội danh mà viện kiểm sát đã truy tố khi định tội. Với quy định Tòa án có thể xét xử bị cáo theo các khoản nặng hơn khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật đã gây ra những vướng mắc trong thực tiễn thi hành. Theo Điều 176 BLTTHS, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của VKS, nếu đồng ý với quan điểm nêu trong bản cáo trạng thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thế nhưng Điều 178 quy định về nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ quy định quyết định đưa vụ án ra xét xử phải nêu rõ :Tội danh và điều khoản của BLHS mà VKS áp dụng đối với hành vi của bị cáo” mà không có quy định phải ghi tội danh và điều khoản mà Tòa án có thể xét xử. Điều này dẫn đến một khó khăn là trong trường hợp Tòa án thấy cần xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng hơn mà khung hình phạt đó có mức cao nhất là tử hình (yêu cầu thành phần HĐXX gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm và bắt buộc phải có người bào chữa) thì Tòa án sẽ quyết định như thế nào về thành phần HĐXX và nếu bị cáo chưa mời người bào chữa thì Tòa án phải xử lý như thế nào? Nếu chỉ căn cứ vào tội danh và điều khoản mà VKS đề nghị áp dụng thì không thể đáp ứng được điều kiện thực tế yêu cầu nếu trường hợp Tòa án xét thấy cần áp dụng hình phạt tử hình đối với hành vi phạm tội của bị cáo. Đây là một điểm khó khan khi thi hành quy định tại Điều 196 BLTTHS năm 2003 Bên cạnh đó, có ý kiến còn cho rằng, quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 như vậy là chính xác và đầy đủ, không nhất thiết phải quy định thêm như Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vừa không đầy đủ vừa mâu thuẫn ngay chính nội dung đã quy định ở trên là “Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử”. Toà án chỉ xét xử… lại còn cho phép xét xử tội danh bằng hoặc nhẹ hơn… 2. Giải pháp hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” khi quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Theo quy định của Điều 196 BLTTHS, HĐXX chỉ được quyền ra bản án tuyên vô tội đối với bị cáo, quyết định khoản khác với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật (có thể là khoản nhẹ hơn hoặc nặng hơn), thay đổi tội danh bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà VKS truy tố. Tuy nhiên, HĐXX lại không được thay đổi tội danh nặng hơn tội danh mà VKS truy tố. Như vậy, Từ những quy định của Điều 196 BLTTHS có thể hiểu HĐXX lại không được thay đổi tội danh nặng hơn tội danh mà VKS truy tố. Điều này thực sự đã đi ngược lại với nội dung nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Sự chính xác, công bằng của kết quả vụ án sẽ không được đảm bảo nếu như nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” bị vi phạm. Để đảm bảo nguyên tắc được thực hiện cần phải có sự sửa đổi trong quy định tại Điều 196. Theo em, nên sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà VKS đã truy tố và TA đã quyết định đưa ra xét xử. TA có thể xét xử bị cáo theo khoản khác mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác với tội mà VKS truy tố nhưng có cùng hành vi mà VKS đã truy tố”. “TA có thể xét xử bị cáo về một tội mà VKS truy tố nhưng có cùng hành vi mà VKS đã truy tố” có nghĩa như sau: TA không phải chỉ được xét xử về tội bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS truy tố mà còn có thể xét xử bị cáo với tội danh nặng hơn tội danh mà VKS đã truy tố. Tuy nhiên phải với điều kiện, tội danh mà TA xét xử phải có cùng hành vi phạm tội với tội mà VKS đã truy tố. Có thể lấy ví dụ như sau: Cáo trạng của VKS truy tố bị can về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999 nhưng tại phiên tòa, bằng các chứng cứ mới xác định và trên cơ sở thẩm tra lại hồ sơ vụ án của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sau khi đã nghiên cứu, HĐXX xác định bị cáo không phạm tội trộm cắp tài sản mà hành vi phạm tội đã chuyển hóa thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999. Đây là tội nặng hơn với tội mà VKS truy tố và được cấu thành từ hành vi phạm tội giống với hành vi phạm tội cấu thành tội Trộm cắp tài sản. Nếu quy định như vậy, trong trường hợp khi xét xử HĐXX xác định chắc chắn rằng bị cáo không phạm tội mà VKS đã truy tố mà phạm một tội khác nặng hơn, quyết định của HĐXX sẽ không bị chịu ảnh hưởng bởi quyết định truy tố của VKS. Đảm bảo được sự độc lập trong phán quyết của Thẩm phán và Hội thẩm đúng như nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện đối với tội mà HĐXX đưa ra khác với tội mà VKS truy tố (phải có cùng hành vi phạm tội với tội mà VKS đã truy tố) là để thống nhất với ý thứ nhất trong Điều luật này (Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà VKS đã truy tố và TA đã quyết định đưa ra xét xử), đảm bảo không phá vỡ yêu cầu về giới hạn xét xử được đặt ra trong điều luật. Nếu tội danh mà HĐXX đưa ra không có cùng hành vi phạm tội với tội mà VKS truy tố thì TA không có quyền xét xử tại phiên tòa này. HĐXX có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm mới cần phải điều tra (theo Điều 104 BLTTHS). Thứ hai, cần bảo đảm nguyên tắc “Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo”. Như bất cập về việc chưa đảm bảo được quyền bào chữa của bị can bị cáo được nêu ở phần thực trạng, em thấy cần bổ sung vào quy định thêm một nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử tại Điều 178 BLTTHS là: “Tội danh và điều khoản của BLHS mà TA có thể xét xử đối với hành vi của bị cáo”. Với quy định như vậy, bị cáo sẽ nắm được chính xác mình có thể sẽ bị xét xử theo tội danh nào, từ đó chuẩn bị trước được phần bào chữa của mình tại phiên tòa. Xét thấy việc quy định thêm là cần thiết bởi bị cáo sẽ hoàn toàn bất ngờ và không có sự chuẩn bị trước đối với tội danh mà TA đưa ra tại phiên tòa nếu như tội danh đó không được thể hiện trong nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử. Chắc chắn, bị cáo sẽ gặp bất lợi lớn trong trường hợp này và quyền bào chữa mà bị cáo thực hiện sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Ngoài ra quy định này sẽ giải quyết được vướng mắc về thi hành quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong trường hợp TA xác định tội danh của bị cáo có hình phạt tử hình đã được nêu ra trong phần thực trạng. Thứ ba, cần xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đảm bảo về chất lượng và số lượng. Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng trong mọi vấn đề. Quy định của pháp luật dù đúng đắn đến đâu nhưng người tiến hành pháp luật không đủ về số lượng, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì quy định ấy cũng không thể phát huy hiệu quả mà ngược lại còn làm cho pháp luật bị sai phạm. Theo em cần tiến hành một số biện pháp sau: Trong thời đại thay đổi nhanh chóng của tội phạm kéo theo sự sửa đổi bổ sung của các văn bản luật, cần phải nghiên cứu để đổi mới phương pháp đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống luật pháp – tức là bắt đầu từ gốc; thường xuyên, liên tục bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới; rèn luyện phấm chất cho đội ngũ cán bộ; từng bước xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán có trình độ cao. Có cơ chế thu hút những người có năng lực tâm huyết với nghề, đủ đức, đủ tài vào làm việc tại VKS và TA, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Bằng cách đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. KẾT LUẬN Quy định về giới hạn của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một quy định quan trọng có ảnh hưởng lớn đến phán quyết cuối cùng của HĐXX hay cũng chính là kết quả của một quá trình tố tụng. Sự chính xác đúng người, đúng tội luôn là tiêu chí hàng đầu và bắt buộc của pháp luật. Tuy nhiên, với những bất cập trong quy định về giới hạn của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hiện này, sự chính xác đó dường như chưa thể nào được đảm bảo hoàn toàn. Vì vậy, các nhà làm luật cần phải nghiên cứu nghiêm túc về quy định này, sao cho tìm ra được các điều chỉnh hợp lý nhất.

Giới hạn việc xét xử sơ thẩm vụ án hình LỜI MỞ ĐẦU Trong Bộ luật tố tụng hình (BLTTHS) năm 2003, có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện điểm thiếu sót tồn BLTTHS năm 1988 Trong quy định khác sau sửa đổi bổ sung trở nên hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình dường lại vào bế tắc gặp nhiều khó khăn việc thi hành Vậy, để hiểu giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình gì, quy định BLTTHS hành lại có hạn chế sau đây, em xin phân tích đề tài “Giới hạn việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” NỘI DUNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ Khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình Từ điển luật học đưa khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sau: “Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình phạm vi Tòa án cấp sơ thẩm xem xét giải vụ án” [11, tr.309] Có thể hiểu: giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình phạm vi bị cáo, hành vi mà HĐXX xét xử phiên tòa theo tội danh mà VKS truy tố TA định xét xử Như vậy, phạm vi vô hạn, TA xét xử người nào, hành vi theo nhận định chủ quan mà phạm vi hạn chế người hành vi mà VKS truy tố cáo trạng Thẩm phán phân công phụ trách vụ án định đưa vụ án xét xử Cụ thể phạm vi xác định đâu, đến mức độ nhà làm luật quy định BLTTHS Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định: “ Tòa án xét xử bị cáo hành vi theo tội danh mà VKS truy tố TA định đưa xét xử TA xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố điều luật tội khác nhẹ tội mà VKS truy tố” Từ phân tích trên, đưa khái niệm sau: Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình phạm vi mà TA cấp sơ thẩm xét xử giải vụ án theo tội danh mà VKS truy tố TA định đưa xét xử Cơ sở lý luận thực tiễn giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình 2.1 Cơ sở lý luận Thứ nhất, vào nguyên tắc BLTTHS Trong nguyên tắc BLTTHS, nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN, Thẩm phán Hội thẩm xét xử độc lập tuân theo pháp luật, đảm bảo quyền bào chữa bị can, bị cáo có vai trò quan trọng việc xác định giới hạn xét xử sơ thẩm TA - Nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN Đảm bảo pháp chế XHCN tức đảm bảo hoạt động chủ thể phải tuân theo pháp luật, hoạt động TA phải tuân theo quy định pháp luật Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình chế định vô quan trọng có liên quan đến nhiều chế định khác đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi bị cáo Vì lẽ đó, việc xác định chế định giới hạn xét xử phải bảo đảm phù hợp lấy nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN làm tư tưởng đạo - Nguyên tắc thẩm phán Hội thẩm xét xử độc lập tuân theo pháp luật Khi xét xử, sở chứng cứ, tài liệu (các định , kết luận Cơ quan điều tra cáo trạng, định truy tố VKS) Thẩm phán Hội thẩm đưa ý kiến phán vụ án mà không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ chức nào; mà Thẩm phán Hội thẩm dựa vào pháp luật Trên sở nguyên tắc, quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình phải đảm bảo độc lập pháp luật hoạt động xét xử Tòa án Hội thẩm, có định mà Tòa án đưa thật người, tội - Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa bị can, bị cáo Bị can, bị cáo đối tượng có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội cần đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp mà cụ thể đảm bảo quyền bào chữa bị can, bị cáo trình TTHS Vấn đề giới hạn xét xử Tòa án đặt tránh tình trạng bị cáo không bảo đảm quyền bào chữa Tòa án xét xử thêm tội danh tội danh mà VKS truy tố Thứ hai, xuất phát từ phân định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn Viện kiểm sát Tòa án TTHS BLTTHS quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn VKS TA trình xét xử sơ thẩm vụ án hình Sự quy định cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến phán cuối Tòa án Phán xác nhiệm vụ, quyền hạn VKS TA bị chồng chéo, không xác định rõ ràng hai bên Chính vậy, việc phân định chức , nhiệm vụ VKS TA yếu tố quan trọng nhằm làm quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình 2.2 Cơ sở thực tiễn Thứ nhất, xuất phát từ chưa thống việc giải vụ án Viện kiểm sát Tòa án Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn yêu cầu bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp bị can, bị cáo vụ án hình Như khẳng định trên, bị can, bị cáo chủ thể có địa vị pháp lý bất lợi trình tố tụng đó, việc bảo đảm quyền lợi ích hợp pahps bị can bị cáo có ý nghĩa to lớn than họ đồng thời đảm bảo công xã hội Nếu pháp luật không quy định TA xét xử bị cáo hành vi mà VKS truy tố làm cho bị can, bị cáo điều kiện để chuẩn bị cho việc bào chữa để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp Điều cho thấy cần thiết quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình Ý nghĩa giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình Thứ nhất, mặt trị - xã hội Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình thể rõ phân định nhiệm vụ, quyền hạn Nhà nước VKS TA dược ghi nhận hiến pháp đồng thời thể mối quan hệ phối hợp chế ước lẫn hai quan VKS TA nhân danh Nhà nước thực quyền lực Nhà nước cách khách quan, công minh lợi ích Nhà nước, xã hội công dân.Vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình quy định cách đắn sở đảm bảo cho cho bị cáo thực quyền công dân mình;TA xét xử người tội, pháp luật góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN, bảo đảm công xã hội, củng cố lòng tin quần chúng nhân dân quan tư pháp nói riêng, với Đảng Nhà nước nói chung Thứ hai, mặt pháp lý Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình đảm bảo cho hoạt động TTHS thực theo trình tự định Các giai đoạn thực thống nhất, xuyên suốt theo quy định pháp luật Nhờ đó, đảm bảo tính xác cho hoạt động tố tụng chủ thể tiến hành tham gia tố tụng, đặc biệt TA xem xét định vấn đề cụ thể vụ án Từ chủ thể tham gia vào trình tố tụng vụ án hình thực chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mình, ngăn chặn tùy tiện lạm quyền việc xử lý vụ án, đảm bảo cho án, định TA khách quan pháp luật Thứ ba, mặt thực tiễn Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình hành góp phần đảm bảo quyền bào chữa bị can, bị cáo tạo phối hợp – chế ước VKS TA hoạt động TTHS II QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS HIỆN HÀNH VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM So với quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình ghi nhận lại quy định Điều 170 BLTTHS năm 1988 BLTTHS năm 2003 có điểm khác biệt, quy định cách cụ thể chặt chẽ đường lối xét xử Tòa án Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định: “Tòa án xét xử bị cáo hành vi theo tội danh mà VKS truy tố TA định đưa xét xử TA xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố điều luật tội khác nhẹ tội mà VKS truy tố” Để nắm rõ nội dung quy định pháp luật hành giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, em xin phân tích nội dung cụ thể: Tòa án xét xử bị cáo hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố Tòa án định đưa xét xử Quy định thể rõ Tòa án xét xử vụ án với (hoặc nhiều) bị cáo cụ thể có đủ điều kiện sau: Thứ nhất, chủ thể mà TA đưa xét xử phải người bị VKS truy tố cáo trạng Trường hợp vụ án có đồng phạm mà lý đó, người đồng phạm chưa bị VKS truy tố TA quyền xét xử đồng phạm Nếu trình xét xử phiên tòa mà HĐXX phát người phạm tội cần phải điều tra HĐXX định khởi tố yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình (khoản Điều 104 BLTTHS năm 2003) Thứ hai, TA xét xử hành vi bị cáo mà VKS truy tố, hành vi chưa bị VKS truy tố TA không xét xử Hành vi bị cáo bị truy tố phải hành vi quy định thành tội danh cụ thể BLHS Thứ ba, TA định đưa vụ án xét xử Đây định Thẩm phán phân công chủ tọa phiên tòa sau thời gian nghiên cứu hồ sơ Quyết định đưa vụ án xét xử thể quan điểm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp mình, có đủ để đưa xét xử Nếu Thẩm phán phân công chủ tọa phiên tòa mà chưa đưa định đưa vụ án xét xử tất nhiên chưa thể tiến hành xét xử vụ án Nếu giới hạn xét xử bị cáo xác định rõ ràng định truy tố định đưa vụ án xét xử giới hạn xét xử với hành vi bị cáo lại phức tạp nhiều Hiểu hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố TA định đưa xét xử? Theo quan điểm tác giả Đinh Văn Quế đăng tạp Tạp chí Kiểm sát số 4/2006: Một số người thực nhiều hành vi khách quan Vì xác định giới hạn giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình cần phân biệt trường hợp cụ thể sau: - Trường hợp có người phạm tội thực hành vi khách quan việc xác định hành vi theo tội danh mà VKS truy tố TA đưa xét xử vào hành vi người phạm tội thực với hành vi mà VKS truy tố tội danh quy định BLHS TA định đưa xét xử để xác định giới hạn việc xét xử Ví dụ: C lút vào nhà S lấy TV Samsung trị giá triệu đồng VKS truy tố C hành vi chiếm đoạt TV anh S tội “trộm cắp tài sản” quy định khoản Điều 138 BLHS TA định đưa C xét xử hành vi chiếm đoạt TV tội “trộm cắp tài sản” với quy định Điều 196 BLTTHS - Trường hợp có người phạm tội lại thực nhiều hành vi khách quan việc xác định hành vi theo tội danh mà VKS truy tố TA định đưa xét xử vào hành vi mà VKS truy tố tội danh quy định BLHS TA định đưa xét xử để xác định giới hạn việc xét xử Vd: A tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng giết người, VKS truy tố A tội “giết người” không truy tố tội “tàng trữ vũ khí trái phép” TA không xét xử A hành vi “tàng trữ vũ khí trái phép” Nếu TA thấy VKS không truy tố A hành vi “tàng trữ vũ khí trái phép” định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, VKS không truy tố TA khởi kiện vụ án kiến nghị án, kiến nghị văn với VKS cấp trực tiếp để VKS cấp xem xét việc không truy tố A hành vi tang trữ trái phép - Trường hợp có người phạm tội mà người thực nhiều hành vi khách quan tất hành vi VKS truy tố tội, hành vi mà VKS truy tố có hành vi cấu thành tội khác với tội mà Viện kiểm sát truy tố Toà án xét xử tất hành vi mà Viện kiểm sát truy tố không kết án tất hành vi tội không kết án thêm tội mà Viện kiểm sát không truy tố Ví dụ: B bị Viện kiểm sát truy tố tội tham ô tài sản lần với C chiếm đoạt 800.000.000 đồng quan, Toà án thấy hành vi B đồng phạm với C tội tham ô lần với số tiền 500.000.000 đồng, lần hành vi thiếu trách nhiệm để C chiếm đoạt 300.000.000 đồng Trong trường hợp này, Toà án xét xử hành vi kết án B đồng phạm tham ô khoản 500.000.000 đồng hành vi không kết án B tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước khoản tiền 300.000.000 đồng Nếu thời gian chuẩn bị xét xử phiên Thẩm phán Hội đồng xét xử phát trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung, thay đổi cáo trạng truy tố B thêm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước khoản tiền 300.000.000 đồng, Viện kiểm sát không đồng ý thay đổi cáo trạng truy tố cũ kiến nghị Viện kiểm sát cấp trực tiếp xem xét mà không tuyên bố B không phạm tội tham ô khoản 300.000.000 đồng - Trường hợp có nhiều người thực hành vi phạm tội việc xác định giới hạn việc xét xử tương tư trường hợp người thực hành vi phạm tội Nếu có người chưa bị Viện kiểm sát truy tố Toà án trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung truy tố thêm người phạm tội; trả hồ sơ vụ án mà Viện kiểm sát không thay đổi cáo trạng (không truy tố thêm) Toà án xét xử người mà Viện kiểm sát truy tố kiến nghị cấp Giám đốc thẩm xem xét - Trường hợp nhiều người thực nhiều hành vi phạm tội bị Viện kiểm sát truy tố tội xác định giới hạn việc xét xử cần vào hành vi người phạm tội cụ thể vai trò tham gia họ vào việc thực tội phạm, mà không tách bạch hành vi cụ thể người Ví dụ: A, B, C D bàn bạc vào nhà anh H trộm cắp tài sản có C D trực tiếp lút vào nhà anh H lấy tài sản, B tìm nơi tiêu thụ, A cung cấp phương tiện trực tiếp vận chuyển tài sản trộm cắp tiêu thụ tất A, B, C, D coi thực hành vi trộm cắp tài sản Nếu Toà án thấy số người mà Viện kiểm sát truy tố có người không phạm tội trộm cắp tài sản mà phạm tội chứa chấp tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có kết án người tội phạm mà Toà án xác định không trái với quy định điều 196 Bộ luật tố tụng hình (tội danh nhẹ tội danh mà Viện kiểm sát truy tố) - Trường hợp nhiều người vụ án bị truy tố nhiều tội khác phải vào hành vi người mà họ bị Viện kiểm sát truy tố Toà án định đưa xét xử để xác định giới hạn việc xét xử trường hợp người phân tích 2.Tòa án xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố điều luật tội phạm khác nhẹ tội mà VKS truy tố Đây nội dung giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình bổ sung vào BLTTHS năm 2003 Điểm mục II Nghị số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải thích hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực nội dung sau: a Toà án xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố điều luật, có nghĩa với hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án xét xử bị cáo theo khoản nặng theo khoản nhẹ so với khoản mà Viện kiểm sát truy tố điều luật Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo A năm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản Điều 139 Bộ luật hình Theo quy định đoạn Điều 196 BLTTHS Toà án xét xử bị cáo A năm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản theo khoản theo khoản Điều 139 Bộ luật hình b, Toà án xét xử bị cáo tội khác nhẹ tội mà Viện kiểm sát truy tố, có nghĩa với hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án xét xử bị cáo tội khác nhẹ tội mà Viện kiểm sát truy tố - Đối với trường hợp tội phạm khác tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố trường hợp điều luật quy định trách nhiệm hình (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) hai tội phạm Ví dụ: Bị cáo B bị Viện kiểm sát truy tố tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”, Toà án xét xử bị cáo B tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” - Đối với tội phạm khác nhẹ tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố trường hợp điều luật quy định trách nhiệm hình (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) tội phạm khác nhẹ so với tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố Để xác định tội nhẹ hơn, tội nặng cần thực theo thứ tự sau: Thứ nhất, xem xét hình phạt hai tội phạm, tội điều luật có quy định loại hình phạt nặng nặng tội nặng Ví dụ: Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 104 Bộ luật hình sự), điều luật quy định loại hình phạt nặng tù chung thân, tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự), điều luật quy định loại hình phạt nặng tử hình; đó, tội giết người nặng tội cố ý gây thương tích Thứ hai, trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng hai tội tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao tội cao tội nặng Ví dụ: Đối với tội làm chết người thi hành công vụ (Điều 97 Bộ luật hình sự), điều luật quy định mức hình phạt tù cao mười lăm năm, tội vô ý làm chết người vi phạm quy tắc nghề nghiệp quy tắc hành (Điều 99 Bộ luật hình sự), điều luật quy định mức hình phạt tù cao mười hai năm; đó, tội làm chết người thi hành công vụ nặng tội vô ý làm chết người vi phạm quy tắc nghề nghiệp quy tắc hành Thứ ba, trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng hai tội tử hình tù chung thân tù có thời hạn mức hình phạt tù cao hai tội nhau, tội điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao tội nặng Ví dụ: Đối với tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự) tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự), điều luật quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân hình phạt tù có thời hạn có mức cao hai mươi năm, mức hình phạt tù khởi điểm tội hiếp dâm hai năm, tội hiếp dâm trẻ em bảy năm; đó, tội hiếp dâm trẻ em nặng tội hiếp dâm Thứ tư, trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng hai tội tù có thời hạn mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhau, tội điều luật quy định loại hình phạt khác nhẹ (cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) tội nhẹ Nếu điều luật quy định loại hình phạt nhau, có mức cao nhất, mức khởi điểm khác việc xác định tội nặng hơn, tội nhẹ thực tương tự trường hợp thứ hai thứ ba Thứ năm, trường hợp điều luật quy định loại hình phạt hai tội nhau, tội điều luật quy định hình phạt bổ sung tội nặng Nếu điều luật quy định hình phạt bổ sung nhau, tội hình phạt bổ sung bắt buộc, tội khác hình phạt bổ sung áp dụng, tội điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc tội nặng c Khi Viện kiểm sát truy tố bị cáo nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội, giới hạn việc xét xử tội thực theo hướng dẫn hai phần a b phía Toà án xét xử bị cáo tội nhẹ tội mà Viện kiểm sát truy tố tội nhẹ tất tội mà Viện kiểm sát truy tố tất hành vi phạm tội Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo M năm hành vi phạm tội, hai hành vi phạm tội bị truy tố tội cướp tài sản, ba hành vi phạm tội bị truy tố tội cướp giật tài sản, Toà án xét xử bị cáo M tội cướp giật tài sản năm hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố (tội cướp giật tài sản nhẹ tội cướp tài sản) Toà án xét xử bị cáo M tội cưỡng đoạt tài sản năm hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố (tội cưỡng đoạt tài sản nhẹ tội cướp giật tài sản tội cướp tài sản) Cần phải lưu ý, thực trường hợp Toà án xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố điều luật Viện kiểm sát truy tố bị cáo nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội, cần thi hành quy định BLTTHS thẩm quyền xét xử Toà án cấp, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm việc bảo đảm quyền bào chữa bị cáo III GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thực trạng việc thi hành quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình bổ sung nhiên thể nhiều điểm bất cập nội dung mặt hạn chế trình thi hành luật Trong trường hợp Tòa án xét xử bị cáo tội khác nặng tội mà VKS truy tố Thực tiễn cho thấy, phần lớn vụ án mà Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung thấy cần xét xử theo tội nặng VKS chấp nhận họ giữ nguyên quan điểm truy tố Khi đó, Tòa án buộc phải đưa vụ án xét xử kết án theo tội danh mà VKS truy tố Do bị hạn chế giới hạn xét xử sơ thẩm mà Tòa án buộc phải xét xử kết án theo tội danh nhẹ theo định truy tố VKS Điều làm giảm tác dụng giáo dục phòng ngừa tội phạm, chưa kể đến việc làm niềm tin người dân vào tính nghiêm minh pháp luật tuân thủ quy định pháp luật Theo em, quy định Điều 196 Bộ luật tố tụng hình chưa phù hợp với thực tiễn xét xử, mâu thuẫn với nguyên tắc độc lập xét xử Tòa án yêu cầu cải cách tư pháp Nghị số 08-NQ/TW Bộ Chính trị đề "việc phán Tòa án phải chủ yếu vào kết tranh tụng phiên tòa” Với quy định trên, phiên toà, Tòa án thấy bị cáo phạm tội khác nặng Kiểm sát viên thừa nhận điều Tòa án kết tội bị cáo theo tội nặng tội Viện kiểm sát truy tố cáo trạng Đây điều bất hợp lý việc Tòa án đưa xét xử việc Tòa án định hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, ràng buộc Tòa án phải phán tội danh mà viện kiểm sát truy tố định tội Với quy định Tòa án xét xử bị cáo theo khoản nặng khoản mà VKS truy tố điều luật gây vướng mắc thực tiễn thi hành Theo Điều 176 BLTTHS, sau nghiên cứu hồ sơ vụ án cáo trạng VKS, đồng ý với quan điểm nêu cáo trạng Tòa án định đưa vụ án xét xử Thế Điều 178 quy định nội dung định đưa vụ án xét xử quy định định đưa vụ án xét xử phải nêu rõ :Tội danh điều khoản BLHS mà VKS áp dụng hành vi bị cáo” mà quy định phải ghi tội danh điều khoản mà Tòa án xét xử Điều dẫn đến khó khăn trường hợp Tòa án thấy cần xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng mà khung hình phạt có mức cao tử hình (yêu cầu thành phần HĐXX gồm hai Thẩm phán ba Hội thẩm bắt buộc phải có người bào chữa) Tòa án định thành phần HĐXX bị cáo chưa mời người bào chữa Tòa án phải xử lý nào? Nếu vào tội danh điều khoản mà VKS đề nghị áp dụng đáp ứng điều kiện thực tế yêu cầu trường hợp Tòa án xét thấy cần áp dụng hình phạt tử hình hành vi phạm tội bị cáo Đây điểm khó khan thi hành quy định Điều 196 BLTTHS năm 2003 Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, quy định Điều 170 Bộ luật tố tụng hình năm 1988 xác đầy đủ, không thiết phải quy định thêm Điều 196 Bộ luật tố tụng hình năm 2003 vừa không đầy đủ vừa mâu thuẫn nội dung quy định “Toà án xét xử bị cáo hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố Toà án định đưa xét xử” Toà án xét xử… lại cho phép xét xử tội danh nhẹ hơn… Giải pháp hoàn thiện quy định giới hạn xét xử sơ thẩm Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc “Thẩm phán Hội thẩm độc lập tuân theo pháp luật” quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình Theo quy định Điều 196 BLTTHS, HĐXX quyền án tuyên vô tội bị cáo, định khoản khác với khoản mà VKS truy tố điều luật (có thể khoản nhẹ nặng hơn), thay đổi tội danh nhẹ tội danh mà VKS truy tố Tuy nhiên, HĐXX lại không thay đổi tội danh nặng tội danh mà VKS truy tố Như vậy, Từ quy định Điều 196 BLTTHS hiểu HĐXX lại không thay đổi tội danh nặng tội danh mà VKS truy tố Điều thực ngược lại với nội dung nguyên tắc “Thẩm phán Hội thẩm độc lập tuân theo pháp luật” Sự xác, công kết vụ án không đảm bảo nguyên tắc “Thẩm phán Hội thẩm độc lập tuân theo pháp luật” bị vi phạm Để đảm bảo nguyên tắc thực cần phải có sửa đổi quy định Điều 196 Theo em, nên sửa đổi, bổ sung cụ thể sau: “Tòa án xét xử bị cáo hành vi mà VKS truy tố TA định đưa xét xử TA xét xử bị cáo theo khoản khác mà VKS truy tố điều luật tội khác với tội mà VKS truy tố có hành vi mà VKS truy tố” “TA xét xử bị cáo tội mà VKS truy tố có hành vi mà VKS truy tố” có nghĩa sau: TA xét xử tội nhẹ tội mà VKS truy tố mà xét xử bị cáo với tội danh nặng tội danh mà VKS truy tố Tuy nhiên phải với điều kiện, tội danh mà TA xét xử phải có hành vi phạm tội với tội mà VKS truy tố Có thể lấy ví dụ sau: Cáo trạng VKS truy tố bị can tội Trộm cắp tài sản theo quy định Điều 138 BLHS năm 1999 phiên tòa, chứng xác định sở thẩm tra lại hồ sơ vụ án Thẩm phán phân công chủ tọa phiên tòa sau nghiên cứu, HĐXX xác định bị cáo không phạm tội trộm cắp tài sản mà hành vi phạm tội chuyển hóa thành tội cướp tài sản theo quy định Điều 133 BLHS năm 1999 Đây tội nặng với tội mà VKS truy tố cấu thành từ hành vi phạm tội giống với hành vi phạm tội cấu thành tội Trộm cắp tài sản Nếu quy định vậy, trường hợp xét xử HĐXX xác định chắn bị cáo không phạm tội mà VKS truy tố mà phạm tội khác nặng hơn, định HĐXX không bị chịu ảnh hưởng định truy tố VKS Đảm bảo độc lập phán Thẩm phán Hội thẩm nguyên tắc “Thẩm phán Hội thẩm độc lập tuân theo pháp luật” Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện tội mà HĐXX đưa khác với tội mà VKS truy tố (phải có hành vi phạm tội với tội mà VKS truy tố) để thống với ý thứ Điều luật (Tòa án xét xử bị cáo hành vi mà VKS truy tố TA định đưa xét xử), đảm bảo không phá vỡ yêu cầu giới hạn xét xử đặt điều luật Nếu tội danh mà HĐXX đưa hành vi phạm tội với tội mà VKS truy tố TA quyền xét xử phiên tòa HĐXX định khởi tố yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình qua việc xét xử phiên tòa mà phát tội phạm cần phải điều tra (theo Điều 104 BLTTHS) Thứ hai, cần bảo đảm nguyên tắc “Đảm bảo quyền bào chữa bị can, bị cáo” Như bất cập việc chưa đảm bảo quyền bào chữa bị can bị cáo nêu phần thực trạng, em thấy cần bổ sung vào quy định thêm nội dung định đưa vụ án xét xử Điều 178 BLTTHS là: “Tội danh điều khoản BLHS mà TA xét xử hành vi bị cáo” Với quy định vậy, bị cáo nắm xác bị xét xử theo tội danh nào, từ chuẩn bị trước phần bào chữa phiên tòa Xét thấy việc quy định thêm cần thiết bị cáo hoàn toàn bất ngờ chuẩn bị trước tội danh mà TA đưa phiên tòa tội danh nội dung định đưa vụ án xét xử Chắc chắn, bị cáo gặp bất lợi lớn trường hợp quyền bào chữa mà bị cáo thực chẳng ý nghĩa Ngoài quy định giải vướng mắc thi hành quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình trường hợp TA xác định tội danh bị cáo có hình phạt tử hình nêu phần thực trạng Thứ ba, cần xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đảm bảo chất lượng số lượng Yếu tố người yếu tố quan trọng vấn đề Quy định pháp luật dù đắn đến đâu người tiến hành pháp luật không đủ số lượng, không đáp ứng yêu cầu chất lượng quy định phát huy hiệu mà ngược lại làm cho pháp luật bị sai phạm Theo em cần tiến hành số biện pháp sau: - Trong thời đại thay đổi nhanh chóng tội phạm kéo theo sửa đổi bổ sung văn luật, cần phải nghiên cứu để đổi phương pháp đào tạo nguồn nhân lực hệ thống luật pháp – tức gốc; thường xuyên, liên tục bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật kiến thức mới; rèn luyện phấm chất cho đội ngũ cán bộ; bước xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán có trình độ cao - Có chế thu hút người có lực tâm huyết với nghề, đủ đức, đủ tài vào làm việc VKS TA, tránh tình trạng chảy máu chất xám Bằng cách đảm bảo sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ KẾT LUẬN Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình quy định quan trọng có ảnh hưởng lớn đến phán cuối HĐXX kết trình tố tụng Sự xác người, tội tiêu chí hàng đầu bắt buộc pháp luật Tuy nhiên, với bất cập quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình này, xác dường chưa thể đảm bảo hoàn toàn Vì vậy, nhà làm luật cần phải nghiên cứu nghiêm túc quy định này, cho tìm điều chỉnh hợp lý [...]... trạng việc thi hành quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mặc dù mới được bổ sung tuy nhiên đã thể hiện nhiều điểm bất cập về nội dung cũng như những mặt hạn chế trong quá trình thi hành luật Trong trường hợp Tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội khác nặng hơn tội mà VKS đã truy tố Thực tiễn cho thấy, phần lớn các vụ án mà Tòa án trả hồ sơ. .. trường hợp Toà án xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật và Viện kiểm sát truy tố bị cáo về nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội, cần thi hành đúng các quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp, về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm và về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo III GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ - THỰC TRẠNG... làm việc tại VKS và TA, tránh tình trạng chảy máu chất xám Bằng cách đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình KẾT LUẬN Quy định về giới hạn của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một quy định quan trọng có ảnh hưởng lớn đến phán quyết cuối cùng của HĐXX hay cũng chính là kết quả của một quá trình tố tụng Sự chính... lại còn cho phép xét xử tội danh bằng hoặc nhẹ hơn… 2 Giải pháp hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” khi quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Theo quy định của Điều 196 BLTTHS, HĐXX chỉ được quyền ra bản án tuyên vô tội đối với bị cáo, quyết định khoản khác với khoản mà VKS truy tố trong... thấy cần xét xử theo tội nặng hơn đều ít khi được VKS chấp nhận và họ vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Khi đó, Tòa án buộc phải đưa vụ án ra xét xử và kết án theo tội danh mà VKS truy tố Do bị hạn chế bởi giới hạn xét xử sơ thẩm mà Tòa án buộc phải xét xử và kết án theo tội danh nhẹ hơn theo quyết định truy tố của VKS Điều này sẽ làm giảm tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm, chưa kể đến việc làm... (Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà VKS đã truy tố và TA đã quyết định đưa ra xét xử) , đảm bảo không phá vỡ yêu cầu về giới hạn xét xử được đặt ra trong điều luật Nếu tội danh mà HĐXX đưa ra không có cùng hành vi phạm tội với tội mà VKS truy tố thì TA không có quyền xét xử tại phiên tòa này HĐXX có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại... đưa vụ án ra xét xử phải nêu rõ :Tội danh và điều khoản của BLHS mà VKS áp dụng đối với hành vi của bị cáo” mà không có quy định phải ghi tội danh và điều khoản mà Tòa án có thể xét xử Điều này dẫn đến một khó khăn là trong trường hợp Tòa án thấy cần xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng hơn mà khung hình phạt đó có mức cao nhất là tử hình (yêu cầu thành phần HĐXX gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. .. làm mất niềm tin của người dân vào tính nghiêm minh của pháp luật mặc dù nó được tuân thủ đúng quy định của pháp luật Theo em, quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự là chưa phù hợp với thực tiễn xét xử, cũng như mâu thuẫn với nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án và yêu cầu của cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra là "việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ... giải quyết được vướng mắc về thi hành quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong trường hợp TA xác định tội danh của bị cáo có hình phạt tử hình đã được nêu ra trong phần thực trạng Thứ ba, cần xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đảm bảo về chất lượng và số lượng Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng trong mọi vấn đề Quy định của pháp luật dù đúng đắn đến đâu nhưng người... Tòa án có thể xét xử bị cáo theo các khoản nặng hơn khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật đã gây ra những vướng mắc trong thực tiễn thi hành Theo Điều 176 BLTTHS, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của VKS, nếu đồng ý với quan điểm nêu trong bản cáo trạng thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Thế nhưng Điều 178 quy định về nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ

Ngày đăng: 24/06/2016, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w