A: Mở Đầu I: Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm qua báo chí xác lập một vai trò to lớn trong đời sống tinh thần. Báo chí phát triển nhanh về số lượng, chất lượng loại hình. Đời sống báo chí ngày càng trở nên sống động hơn. Báo chí ngày càng phát triển theo hướng hiện đại thì đòi hỏi người làm báo càng nhanh, nhạy bén để chủ động đưa thông tin một cách sớm nhất, hấp dẫn nhất đến với bạn đọc và cũng để cạnh tranh thông tin với các tờ báo khác vì tính hấp dẫn của tờ báo, dù đó là báo viết, báo hình, báo nói hay báo điện tử. Chính đòi hỏi này đã tạo nên những “áp lực vô hình” đối với người làm báo, đôi khi buộc họ phải xoay sở bằng mọi cách để có thông tin mới, trong đó có việc lấy nguồn tin từ đồng nghiệp. Điều này dẫn đến một hình thức vi phạm đạo đức nghề nghiệp khá phổ biến trong nghề báo hiện nay là vi phạm trong khai thác và xử lý nguồn tin. Đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nói riêng. Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên. Đạo đức của người làm báo trong việc khai thác và xử lý thông tin là vấn đề nóng hổi hiện nay. Một số phóng viên và tờ báo đang coi nhẹ việc kiểm chứng và xác thực các nguồn tin, dẫn tới hậu quả thông tin đưa lên mặt báo sai sự thật đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của báo chí đối với công chúng. Sự sa đà đã tới mức có dấu hiệu đáng báo động về sự xuống cấp của đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy trong đề tài này chủ yếu tập trung vào vấn đề đạo đức nhà báo trong khai thác và xử lý nguồn tin, đưa thông tin tới công chúng, bạn đọc.
Trang 1A: Mở ĐầuI: Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua báo chí xác lập một vai trò to lớn trong đờisống tinh thần Báo chí phát triển nhanh về số lượng, chất lượng loạihình Đời sống báo chí ngày càng trở nên sống động hơn Báo chí ngàycàng phát triển theo hướng hiện đại thì đòi hỏi người làm báo càngnhanh, nhạy bén để chủ động đưa thông tin một cách sớm nhất, hấp dẫnnhất đến với bạn đọc và cũng để cạnh tranh thông tin với các tờ báo khác
vì tính hấp dẫn của tờ báo, dù đó là báo viết, báo hình, báo nói hay báođiện tử Chính đòi hỏi này đã tạo nên những “áp lực vô hình” đối vớingười làm báo, đôi khi buộc họ phải xoay sở bằng mọi cách để có thôngtin mới, trong đó có việc lấy nguồn tin từ đồng nghiệp Điều này dẫn đếnmột hình thức vi phạm đạo đức nghề nghiệp khá phổ biến trong nghề báohiện nay là vi phạm trong khai thác và xử lý nguồn tin Đạo đức nhà báokhông chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báo
đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nóiriêng Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêucực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướngtăng lên
Đạo đức của người làm báo trong việc khai thác và xử lý thông tin làvấn đề nóng hổi hiện nay Một số phóng viên và tờ báo đang coi nhẹ việckiểm chứng và xác thực các nguồn tin, dẫn tới hậu quả thông tin đưa lênmặt báo sai sự thật đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của báo chí đối vớicông chúng Sự sa đà đã tới mức có dấu hiệu đáng báo động về sự xuốngcấp của đạo đức nghề nghiệp
Chính vì vậy trong đề tài này chủ yếu tập trung vào vấn đề đạo đứcnhà báo trong khai thác và xử lý nguồn tin, đưa thông tin tới công chúng,bạn đọc
Trang 2II: Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đạo đức nhà báo Việt Nam, điềunày thể hiện qua các tác phẩm báo chí, hành vi ứng xử của họ báo đượcthể hiện chủ yếu thông qua các tác phẩm báo chí, vì vậy mà trong đề tàinày tập trung nghiên cứu các tác phẩm báo chí làm hướng phân tích.Đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và mặt hạn chế, dovậy mà khi triển khai hướng đề tài này phải mang tính khách quan, kếthợp tính chủ quan, nhưng tính khách quan mang lại cho bạn đọc cái nhìnthực tế hơn, vì đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và hạn chế
dù hạn chế chiếm số ít hơn , nhưng trong đề tài này cần nhấn mạnh tiệucực những biểu hiện tiêu cực đạo đức nhà báo hiện nay
III: Phạm vi đề tài
Trong đề tài nghiên cứu những vi phạm đạo đức nhà báo thì đề tàitập trung vào nghiên cứu những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà báo trongkhai thác và xử lý thông tin,đưa thông tới công chúng bạn đọc
IV: Phương pháp làm đề tài
Để hoàn thành tốt đề tài vi phạm đạo đức nhà báo trong khai thác và
xử lý thông tin thì em có sử dụng các tài liệu tham khảo, sác, báo,internet dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
Trang 3đã đạt đến trình độ cao hơn hẳn trước đó
Các nội dung thông tin báo chí và nhu cầu thông tin cơ bản của người dân
Việc bảo đảm quyền được thông tin của người dân thông qua báo chí
được thể hiện trên mấy phương diện chủ yếu sau: Thứ nhất, báo chí thông tin về chủ trương, chính sách, các quy định về pháp luật trên mọi mặt đời sống Những văn bản này theo luật định người dân có toàn quyền tiếp cận và thực tế việc phổ biến pháp luật đến người dân cũng là một ưu tiên trong chính sách của chính phủ Tuy nhiên do sự hạn chế về kinh tế- xã hội cũng như tập quán làm việc nên việc trực tiếp đưa phápluật đến người dân của cơ quan công quyền còn nhiều rào cản Báo chí chính là kênh hữu hiệu phổ biến pháp luật đến công chúng
Báo chí cung cấp thông tin về các sự việc giúp chúng ta nắm rõ hơn những vấn đề quan trọng đối với chúng ta
Báo chí phê bình và tranh luận để đảm bảo rằng thông tin phải được kiểm chứng và xem xét từ mọi góc độ
Và báo chí điều tra và kiểm chứng để đảm bảo rằng quyền lực được kiểm tra và những người ra quyết định phải chịu trách nhiệm
Trang 4Tất cả những vai trò trên được thực hiện là nhờ thông tin báo chí phản ánh từ những việc nhỏ tới những sự kiện lớn nhất.
Trong hoạt động của mình, báo chí nước ta đã chủ động tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới và hội nhập quốc tế Đồng thời, báo chí cũng góp phần mở rộng quan
hệ đối ngoại; quảng bá ra thế giới hình ảnh đất nước và con người Việt Nam thanh bình, thân thiện, là địa chỉ tin cậy của khách du lịch và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế “Báo chí luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng cách mạng, gặt hái được nhiều thành tựu Chính báo chí đã góp phần kiến tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho việc triển khai thuận lợi đường lối đổi mới của Đảng Báo chí ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò vừa hướng dẫn dư luận xã hội, vừa tham gia có hiệu quả phản biện xã hội”
Có thể nói, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tuy nhiên, trong thời đại thông tin và hội nhập quốc tế hiện nay, báochí nước ta bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập, non kém Đó là, vẫn còn hiện tượng “thông tin thiếu trung thực, thiếu chính xác, không đúng sự thật, thiếu toàn diện, thiếu cân nhắc sự lợi hại, đưa đậm các mặt trái, mặt yếu kém, các vụ án và các tệ nạn xã hội trên trang nhất”; “thông tin dễ dãi, xa rời tôn chỉ mục đích, bình luận một chiều, lên án thái quá, thậm chí quy chụp”, coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng, gây tổn hại nghiêm trọng tới lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan báo chí; “khuynh hướng tư nhân hóa, thương mại hóa báo chí, tư
Trang 5nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí có xu hướng gia tăng”; vẫn
có nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, pháp luật và bị xử lý hình sự …
2: Đạo đức nhà báo trong việc truyền tải thông tin tới công chúng.
Nghề nào cũng cần có đạo đức Từ một bà hàng cơm, một chú xe
ôm, một nghệ sỹ đến một nhà doanh nghiệp… tất thảy đều cần có đạo đức trong cái nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi Với một nhà báo - những người luôn được coi là đại diện cho tiếng nói của nhân dân, thì đạođức lại càng cần phải luôn được đề cao…
Một nhà báo tài giỏi, có kiến thức sâu rộng và học hàm, học vị đầy mình nhưng khi đứng trước một trang giấy cùng muôn ngàn sự kiện, con chữ, thứ mà họ cần đầu tiên vẫn là lương tâm, trách nhiệm với sự thật và đạo đức nghề nghiệp Mỗi câu chữ họ viết ra có thể được đong đếm bằng tiền hoặc trách nhiệm xã hội nhưng chọn tiền hay sự thật lại phụ thuộc vào bản lĩnh của mỗi người làm báo
Bản lĩnh, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp là những kiến thức mà mọi bài giảng đều là không đủ Giáo trình duy nhất, trường học cần thiết nhất chính là bản thân nội tại con người họ
Trong mỗi trái tim, khối óc của một nhà báo, ngoài lượng kiến thức
họ còn phải luôn có chỗ dành cho sự rung cảm Điều khiến xã hội sợ hãi
là một nhà báo tài năng nhưng lạnh lùng và vô cảm Biết rung cảm trước những đớn đau của xã hội, đồng cảm với tiếng nói của những người dân nghèo khổ thì nhà báo sẽ nghiêm khắc hơn trước những sai lầm của mình
và của đồng nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và mặt hạn chế Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin được Đảng và Nhà nước giao phó, xứng đáng là phương tiện tuyên truyền sắc bén, hiệu quả,
Trang 6báo chí vẫn còn tồn tại một số hiện tượng cá biệt như đưa thông tin sai sự thật, một số ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu địa phương, doanh nghiệp, gây bức xúc xã hội, vi phạm đạo đức báo chí…Một bộ phận báo chí vì lo doanh thu, hoặc yếu kém về chuyên môn
mà chạy theo thị hiếu tầm thường, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đang làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đội ngũ báo giới nước nhà
Theo các nhà báo giàu kinh nghiệm, có nhiều hình thức vi phạm Đạo đức nhà báo khá phổ biến hiện nay như đưa thông tin sai các vấn đề
về tư tưởng chính trị, do nhận thức non kém; những sai phạm về thông tinđối ngoại, do sự tắc trách cẩu thả; đưa tin sai và không có lợi về kinh tế
do không hiểu thấu đáo vấn đề hoặc có động cơ không tốt; đưa thông tin
về các vấn đề xã hội nhưng giật gân để “câu khách”… Riêng sai phạm về khai thác và xử lý nguồn tin là việc tùy tiện sử dụng thông tin trên các báo khác mà không để trích dẫn nguồn tin; là việc đưa thông tin sai do hoàn toàn tin tưởng vào nguồn tin mà không có sự kiểm chứng cần thiết Tuy là hiện tượng mới nhưng đã sớm trở thành một tình trạng phổ biến vàđược nhiều nhà báo thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm nghề nghiệp xem
đó như là một công việc hiển nhiên với mục đích cung cấp thông tin mới nhất cho bạn đọc Với sự phát triển ồ ạt của báo mạng và sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, nhiều nhà báo sao chép một cách vô tư các thông tin trên mạng Internet rồi cho đăng trên báo mình
mà không cần đăng nguồn trích dẫn, hay kiểm chứng xem thông tin đó cóđúng không Hiện tượng này thường diễn ra ở một số ít nhà báo vì những
lý do kinh tế, chạy theo đầu bài, hoặc vì lý do chưa nhận thức đầy đủ về chức năng nhiệm vụ của báo chí, hoặc do yếu kém về chuyên môn, từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của báo giới
Thông tin của báo chí không chỉ tác động đến một, hai người mà cả triệu người Những thông tin thiếu trung thực, kiểu giật gân, thiên lệch,
Trang 7thiếu tính xây dựng… gây ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức, cá nhân Có doanh nghiệp phá sản vì thông tin sai lệch của báo chí
II: Thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo.
Chúng ta có đội ngũ 17.000 nhà báo được cấp thẻ và cơ bản các nhà báo đều hoạt động rất tốt, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ nhà báo Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, những tiêu cực trong xã hội ít nhiều ảnh hưởng đến những người làm báo Một số người trong hoạt động có biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp: lợi dụng danh nghĩa để vòi vĩnh, trục lợi, đặt điều kiện để thông tin, đấu tranh chống tiêu cực không trong sáng… thậm chí vi phạm pháp luật
Làm báo là một nghề nhưng là nghề đặc biệt, bởi lẽ, nghề báo có quan hệ với số đông, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến côngchúng và góp phần tạo nên dư luận xã hội Do tính chất đặc thù như vậy nên đạo đức người làm báo luôn được coi trọng, nhất là trong thời buổi
cơ chế thị trường hiện nay, việc xuất hiện hàng loạt biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo trong thời gian vừa qua chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” đạo đức nghề nghiệp nhà báo Bởi những vấn đề này thường rất dễ nhận diện vì nó có dấu hiệu của vi phạm pháp luật như tống tiền, viết sai sự thật làm tổn hại đến uy tín và danh dự của người khác Những hành động sai trái này đang diễn
ra hàng ngày hàng giờ trong thực tế tác nghiệp của đội ngũ nhà báo Việt Nam
Trong những năm gần đây, với sự quản lý chặt chẽ và kiên quyết xử
lý những trường hợp vi phạm của cá nhân và đơn vị trong quá trình hoạt động báo chí thì đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn là “đề tài nóng” trên các diễn đàn, các Hội thảo bàn về báo chí Biểu hiện rõ nhất của tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp là đưa thông tin sai sự thật, không chính xác làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp Trên các trang báo mạng, báo in đăng tải quá nhiều các
Trang 8vụ án mạng, các mặt trái của xã hội; các vụ hôn nhân, tình dục; khai thác các khía cạnh mê tín dị đoan, đời sống tâm linh; chuyện riêng tư của các người mẫu, diễn viên; những hành vi tội ác bạo lực Có không ít nhà báolợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp dọa dẫm doanh nghiệp đưa tiền, ép làm quảng cáo; có nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy cảm nhưng để nguyên địa chỉ, tên thật dẫn đến nạn nhân xấu hổ có hành động không tốt Nhiều trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng tin bài của người khác mà không
có sự đồng ý của tác giả, hoặc dùng phương tiện của báo chí để lăng xê, tâng bốc người này, dìm người khác với mục đích lợi ích cá nhân
Chạy theo tính nhanh nhạy, giật gân, câu khách của tin tức, một số nhà báo đã thiếu thận trọng, trung thực trong điều tra sự việc, hiện tượng gây ra những hậu quả hết sức nặng nề
Những biểu hiện về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và đôi khi được che đậy rất khéo Có nhiều ý kiến đề cập đến nguyên nhân của tình trạng này Một số người cho rằng trong cơ chế thị trường, báo chí phải tuân theo quy luật cung - cầu, tức là làm thoả mãn các nhu cầu theo sở thích của người tiêu dùng Tác động của cơ chế này cộng với sự buông lõng quản lý của cơ quan báochí làm cho một số nhà báo coi trọng lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế hơn lợi ích xã hội
Có thể thấy một vài ví dụ như nhà báo lợi dụng danh nghĩa để ép cácdoanh nghiệp ký hợp đồng quảng cáo, hoặc những trường hợp viết bài về các vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống như tệ nạn xã hội, hành vi xâm hại trẻ em mà để nguyên tên và địa chỉ khiến cho nhân vật trong bài vì quá xấu hổ mà dẫn đến những hành vi cực đoan như tự tử… Thường trong những trường hợp này nhà báo sẽ không bị xử lý về mặt pháp luật, thế nhưng, nó đặt phóng viên vào tình cảnh phải chọn để làm hoặc không làmđiều đó
Trang 9Một ví dụ điển hình gần đây nhất, vi phạm nghiêm trọng “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” đó là một nhà báo đã bịa ra câu chuyện giật gân về quan hệ bố chồng - nàng dâu rồi đưa lên một
tờ báo điện tử, đăng trên một số trang báo ngày 18/9, với nội dung đưa
thông tin về vụ việc xảy ra tại xã Tân Trung, theo đó ông A (58 tuổi) đã
cùng nàng dâu (36 tuổi) quan hệ tình dục trong khi người con trai đi làm
xa Trong lúc quan hệ, cô con dâu bị chứng co thắt âm đạo khiến ông bố chồng không thể tách ra được Sau đó cả 2 người được đưa đi bệnh viện tỉnh cấp cứu trong tình trạng dính chặt vào nhau Ngay lập tức rất nhiều
tờ báo mạng khác đã tin vào sự chính thống của tờ báo này để sao chép
và đưa lên trang thông tin của mình, vô hình chung đã nhân bản rộng rãi một sai phạm nghiêm trọng
Tuy nhiên cũng ngay sau đó, các báo đăng tải bài viết trên đã lên tiếng cải chính thông tin sai sự thật do phóng viên "thiếu sót trong nghiệp
vụ, nghe thông tin một chiều mà không xác minh" và xin lỗi độc giả, như
trên báo Dân trí co bài viết Vụ bố chồng “dính” nàng dâu chỉ là tin đồn thất thiệt với nội dung (Dân trí) - Sáng 20/9, bà Lê Thị Hưởng, đại diện
lãnh đạo xã Tân Trung (thị xã Gò Công, Tiền Giang) khẳng định, thông tin bố chồng loạn luân với nàng dâu rồi bị "dính" chỉ là tin đồn thất thiệt.Ngay khi thông tin này đưa ra tạo ra nhiều dư luận xã hội khác nhau,trên báo chí xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều bài viết nêu ra vấn đề nhà báo vi phạm đạo đức trong quá trình tác nghiệp khi mà thông tin chưa được kiểm chứng Tuy nhiên sự việc đã được xác minh và khẳng định lại rằng không chính xác Cho dù đã được “minh oan” nhưng chắc chắn "sự cố" này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người bị nhắc đến trong bài viết và chính quyền địa phương Qua sự việc này người làm báo nhận ra được nhiều điều quan trọng khi thông tin đưa sại
sự thật
Trang 10Vi phạm đạo đức nhà báo không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin sai lệch mà nhà báo không chỉ vi phạm đạo đức nhà báo mà còn vi phạm
đến luật báo chí, điển hình như vụ nhà báo Hoàng Khương: “Ngày 27-12,
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tiến hành xét xử vụ án Nguyễn Văn Khương, bút danh Hoàng Khương, nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ về tội “Đưa hối lộ” Đây là phiên tòa rất nhận được sự thu hút
của báo giới… Ông Khương thừa nhận trước tòa, việc đưa tiền để nhờ người có thẩm quyền giải quyết cho lấy xe vi phạm khi chưa đủ điều kiện
là sai, nhưng là nhằm thu thập thông tin cho bài viết phản ánh tiêu cực của Cảnh Sát Giao Thông trong hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và bài
“Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi trẻ vào tháng 7-2011 ÔngKhương cũng khẳng định, những sai phạm của mình là vì mục đích thực hiện bài điều tra, "không có động cơ cá nhân" là nhằm lấy xe cho em vợ như cấp sơ thẩm quy buộc Vì vậy, bị cáo đề nghị Tòa phúc thẩm xem xétlại toàn bộ nội dung vụ án Trình bày với tòa, đại diện Ban biên tập cũng thừa nhận sai sót của mình trong việc kiểm duyệt, quản lý quá trình tác nghiệp của phóng viên
Tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo, giữ nguyên mức án 4 năm tù về tội
“Đưa hối lộ” đối với ông Khương Nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ bị bắtgiam ngay tại tòa Vụ án có rất nhiều cảm xúc đối với những người cầm bút bởi Hoàng Khương vừa đáng tôn trọng vừa đáng giận Ông Khương đáng tôn trọng vì tinh thần dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng CSGT không chỉ một lần Ông Khương cũng đáng giận
bởi sự sơ suất không đáng có trong nghề…””( Theo báo pháp luật và xã
hội)
Không chỉ những vụ vi phạm đạo đức nhà báo dừng lại ở đó mà trong xã hội báo chí hiện nay còn nhiều hiện tượng vi phạm khác đang diễn ra như bài viết: Nữ sinh quay clip sex: Người yêu mình bỏ trốn rồi
mà sau đó các trang báo mạng đăng tên tuổi, địa chỉ, trường lớp cô bé là
Trang 11“nhân vật chính” trong clip lên Người ta đọc rồi thì suýt xoa, à ơi rằng khổ, rằng con không ngoan… nhưng có mấy ai biết đằng sau bài báo ấy,
cô nữ sinh lớp 10 ấy sẽ ra sao?
Người ta cho rằng bài viết ấy là đúng, và rằng tác giả không sai khi
đi đến thực tế và viết đúng sự thật Thưa vâng! Sự thật là lúc trước chính báo chí hàng ngày cập nhật thông tin về nhân vật trong clip sex khiến nữ sinh và gia đình cô suy xụp Và cũng chính báo chí đưa một cô bé lớp 10 với hành động cá nhân lên mặt báo để dư luận mặc sức gièm pha Vậy ai
sẽ nghĩ cho rằng cuộc đời cô bé sẽ về đâu?
Ở độ tuổi cô bé, người làm cha làm mẹ còn khéo léo dạy bảo Có những điều mà chỉ cần phút giây dại dột thôi thì hậu quả sẽ khó lường Aidám chắc sau khi báo chí vào cuộc sẽ khiến em kiên cường hơn để vượt qua “tai nạn”? Gia đình em sẽ sống ra sao với ánh mắt gièm pha của láng giềng? Bởi trước nay cứ cái gì lên báo là sự thật, và khi clip tung trên mạng được báo chí vào cuộc đưa cụ thể mọi thứ cho người đọc biết thì những người dân quê nhìn nhận ra sao? Cái tiếng “gái hư” sẽ theo em ngấm vào tâm người dân quê cho đến hết đời Em học lớp 10 và sẽ phải vẫy vùng với dư luận bằng sự ngây thơ để trả giá cho một lần trót dại? Tại sao báo chí cứ nhắm vào em?
Thời buổi kinh tế thị trường, dưới sức ép của việc phải có người đọc,báo chí Việt Nam hầu hết phải thương mại hóa, “lá cải hóa” để thu hút lượng người đọc bình dân Và cách thức dễ thấy nhất là khai thác chuyện đời tư của giới nghệ sĩ Có một điều đáng nói là báo chí ở Việt Nam hầu như không có khái niệm gì về sự tôn trọng hay bảo mật những thông tin
cá nhân của con người Hầu như ở Việt Nam bây giờ không có ngày nào
mở các tờ báo ra mà không có những cái chết, những vụ án mạng các kiểu, với mức độ ngày càng đa dạng, tinh vi, man rợ hơn Báo chí càng cónhiều chuyện để viết bài và bán báo Và chẳng cần bận tâm gì đến hậu quả của những bài viết của mình