1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương môn luật báo chí và đạo đức nhà báo

13 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

DC LUẬT BÁO CHÍ VÀ ĐẠO ĐỨC NHA BAO I. Tìm hiểu một số khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp nhà báo  Đạo đức là gì? Theo quan niệm phương Đông, đạo đức có nghĩa là “ đạo làm người”, bao gồm các chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn bè, làng xóm….Ở phương Tây, khi nói đến đạo đức là nói đến các lề thói và tập tục biểu hiện trong mối quan hệ giữa người với người. Ngày nay, đạo đức được định nghĩa là “một hình thái ý thức xã hội tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.  Đạo đức nghề nghiệp Là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể, là đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.  Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Trong cuốn Thuật ngữ Báo chí – truyền thông, tác giả cho rằng đây là “ khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo”. Trong cuốn Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo (Nguyễn Thị Trường Giang) thì đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp”. II. Tìm hiểu cơ sở hình thành đạo đức nghề nghiệp Cơ sở hình thành đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức học nghề nghiệp của nhà báo – đó là những quy định đạo đức không được ghi trong các đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo – nghề nghiệp – đó là những nguyên tắc, những quy tắc, những quy định về hành vi đạo đức của người làm báo. Báo chí càng phát triển càng có nhiều vấn đề đặt ra cho chính mình trong các mối quan hệ nghề nghiệp và xã hội Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo còn dựa trên cơ sở của những quan niệm riêng, về nghĩa vụ nghề nghiệp và về việc hình thành những nghĩa vụ ấy thông qua việc tôn trọng danh dự và phẩm giá nghề nghiệp, bằng lương tâm nghề nghiệp của người làm báo. Tùy thuộc vào tính chất của hành vi mà lương tâm sẽ làm người làm báo kiêu hãnh, thỏa mãn hoặc tự cảm thấy hổ thẹn, bị sỉ nhục, bị lên án. Cở sở quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam: Đảm bảo tính Đảng là cơ sở đầu tiên trong nguyên tắc báo chí vô sản + Xuất phát từ từ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc, đối với cách mạng. Báo chí là một vũ khí tinh thần của ĐCS trong việc lãnh đạo cách mạng, do vậy báo chí cần có tính Đảng + Xuất thân từ nhận thức sâu sắc của Đảng đối với vai trò của báo chí + xuất phát từ vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng, sự phát triển nhanh chóng của KHKT, CN – PTTTDC trở thành bộ phận cấu thành xã hội hiện đại, tác động tới mọi lĩnh vực. Thông tin trên các PTTTĐC ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong luồng thông tin tiếp cận của con người, ý nghĩa to lớn trong chiều hướng và tính chất của dư luận xã hội, nhiều điều kiện có thể thúc đẩy cách mạng xã hội phát triển Báo chí tự giác và kiên quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền tổ chức, thực hiện đường lối chính sách của ĐCS Tính Đảng là bạn đồng hành, đòi hỏi trong cuộc đấu trang giai cấp của giai cấp vô sản Xem xét góc độ thể hiện tính Đảng trên 3 mặt: + Mặt xã hội: hoạt động của báo chí, của nhà báo: đường lối của Đảng + Mặt tổ chức: đứng trên luật pháp, theo khuôn khổ, mục đích. + Mặt tinh thần tư tưởng: tuyên truyền, phổ biến và hình thành dòng chủ lưu tích cực trong tư tưởng xã hội. III. Phân tích, chứng minh vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí Đạo đức nghề nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng, song một số nghề có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh….thì đạo đức nghề nghiệp được coi trọng hơn cả. Với nghề báo, đây là nghề gắn liền với nhiều người, bất kì một thông tin nào đưa ra trên báo chí (dù tốt hay xấu) cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận xã hội nên khi hành nghề, nhà báo phải thật sự coi trọng. Vai trò quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí thể hiện ở chỗ: + đạo đức nghề nghiệp quy định một hệ thống các quy tắc, nguyên tắc sử xự, những chuẩn mực đạo đức nhất định đòi hỏi nhà báo phải tuân theo. Bất kì một nghành nghề, một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội cũng yêu cầu phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức cơ bản. Ví dụ, ở Việt Nam, chúng ta có hẳn 9 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam quy định những quy tắc xử sự nhất định của nhà báo khi hành nghề. Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN được xác định trên cơ sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn của báo chí VN. Những nguyên tắc, chuẩn mực này vừa đảm bảo cho những hoạt động của nhà báo hòa đồng với xã hôi vừa không vượt quá giới hạn của những nguyên tắc, chuẩn mực chung đạo đức nghề báo. Chính vì thế, những phẩm chất đạo đức nghề báo như chân thật, khách quan, lòng trung thành, yêu nước, thương dân, lòng nhân đạo….đã trở thành nền tảng của đạo đức nhà báo Việt Nam. + ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp giúp nhà báo điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của mình trong các mối quan hệ nghề nghiệp (đồng nghiệp, với tòa soạn, với nhân vật, nguồn tin…..). Không phải tuân thủ tất cả những quy tắc đạo đức trong 9 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam là trở thành một nhà báo có đạo đức. Có những điều không có trong quy tắc nhưng lương tâm nhà báo, trách nhiệm với nghề đòi hỏi nhà báo không được làm như vậy. Ví dụ như sự việc một em bé 8 tháng tuổi ở Bắc Giang (2000) bị xâm hại tình dục. Một số tờ báo đã công khai hình ảnh, đăng cả tên tuổi, địa chỉ gia đình, địa chỉ tên tội phạm và nạn nhân rất tỉ mỉ, chi tiết. Đáng lẽ, trong trường hợp này, lương tâm và trách nhiệm nhà báo không cho phép họ làm như vậy vì không chỉ nạn nhân mà cả gia đình em bé sẽ phải chịu nỗi ô nhục suốt đời nếu như sự việc được lan truyền rộng rãi. Có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của báo chí, bị báo chí phanh phui đời tư, cuộc sống cá nhân dẫn đến bị họ hàng xa lánh, mất việc, bị ghét bỏ, trù dập…..Vì vậy, trong quá trình tác nghiệp, trách nhiệm của nhà báo đòi hỏi lương tâm và đạo đức từ chính người làm báo chứ không đơn thuần chỉ từ những điều có trong quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Trang 1

DC LUẬT BÁO CHÍ VÀ ĐẠO ĐỨC NHA BAO

I Tìm hiểu một số khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp nhà báo

 Đạo đức là gì?

- Theo quan niệm phương Đông, đạo đức có nghĩa là “ đạo làm người”, bao gồm các chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn bè, làng xóm….Ở phương Tây, khi nói đến đạo đức là nói đến các lề thói và tập tục biểu hiện trong mối quan hệ giữa người với người

- Ngày nay, đạo đức được định nghĩa là “một hình thái ý thức xã hội tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của

dư luận xã hội

 Đạo đức nghề nghiệp

Là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể, là đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội

 Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

- Trong cuốn Thuật ngữ Báo chí – truyền thông, tác giả cho rằng đây là “ khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo”

- Trong cuốn Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo (Nguyễn Thị Trường Giang) thì đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy tắc, chuẩn mực quy định thái

độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp”

II Tìm hiểu cơ sở hình thành đạo đức nghề nghiệp

Cơ sở hình thành đạo đức nghề nghiệp:

- Đạo đức học nghề nghiệp của nhà báo – đó là những quy định đạo đức không được ghi trong các đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo – nghề nghiệp – đó là những nguyên tắc, những quy tắc, những quy định về hành vi đạo đức của người làm báo

Báo chí càng phát triển càng có nhiều vấn đề đặt ra cho chính mình trong các mối quan hệ nghề nghiệp và xã hội

- Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo còn dựa trên cơ sở của những quan niệm riêng, về nghĩa vụ nghề nghiệp và về việc hình thành những nghĩa vụ ấy thông qua việc tôn trọng danh dự và phẩm giá nghề nghiệp, bằng lương tâm nghề nghiệp của người làm báo

Tùy thuộc vào tính chất của hành vi mà lương tâm sẽ làm người làm báo kiêu hãnh, thỏa mãn hoặc tự cảm thấy hổ thẹn, bị sỉ nhục, bị lên án

Trang 2

- Cở sở quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam: Đảm bảo tính

Đảng là cơ sở đầu tiên trong nguyên tắc báo chí vô sản

+ Xuất phát từ từ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc, đối với cách mạng Báo chí là một vũ khí tinh thần của ĐCS trong việc lãnh đạo cách mạng, do vậy báo chí cần có tính Đảng

+ Xuất thân từ nhận thức sâu sắc của Đảng đối với vai trò của báo chí

+ xuất phát từ vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng, sự phát triển nhanh chóng của KHKT, CN – PTTTDC trở thành bộ phận cấu thành xã hội hiện đại, tác động tới mọi lĩnh vực Thông tin trên các PTTTĐC ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong luồng thông tin tiếp cận của con người, ý nghĩa to lớn trong chiều hướng và tính chất của dư luận xã hội, nhiều điều kiện có thể thúc đẩy cách mạng xã hội phát triển

- Báo chí tự giác và kiên quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền tổ chức, thực hiện đường lối chính sách của ĐCS

- Tính Đảng là bạn đồng hành, đòi hỏi trong cuộc đấu trang giai cấp của giai cấp

vô sản

- Xem xét góc độ thể hiện tính Đảng trên 3 mặt:

+ Mặt xã hội: hoạt động của báo chí, của nhà báo: đường lối của Đảng

+ Mặt tổ chức: đứng trên luật pháp, theo khuôn khổ, mục đích

+ Mặt tinh thần tư tưởng: tuyên truyền, phổ biến và hình thành dòng chủ lưu tích cực trong tư tưởng xã hội

III Phân tích, chứng minh vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động

báo chí

- Đạo đức nghề nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng, song một số nghề có

vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh….thì đạo đức nghề nghiệp được coi trọng hơn cả Với nghề báo, đây là nghề gắn liền với nhiều người, bất

kì một thông tin nào đưa ra trên báo chí (dù tốt hay xấu) cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận xã hội nên khi hành nghề, nhà báo phải thật sự coi trọng

- Vai trò quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí thể hiện ở chỗ:

+ đạo đức nghề nghiệp quy định một hệ thống các quy tắc, nguyên tắc sử xự, những chuẩn mực đạo đức nhất định đòi hỏi nhà báo phải tuân theo Bất kì một nghành nghề, một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội cũng yêu cầu phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức cơ bản Ví dụ, ở Việt Nam, chúng ta có

hẳn 9 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam quy

định những quy tắc xử sự nhất định của nhà báo khi hành nghề Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN được xác định trên cơ sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn của báo chí VN Những nguyên

Trang 3

tắc, chuẩn mực này vừa đảm bảo cho những hoạt động của nhà báo hòa đồng với xã hôi vừa không vượt quá giới hạn của những nguyên tắc, chuẩn mực chung đạo đức nghề báo Chính vì thế, những phẩm chất đạo đức nghề báo như chân thật, khách quan, lòng trung thành, yêu nước, thương dân, lòng nhân đạo….đã trở thành nền tảng của đạo đức nhà báo Việt Nam

+ ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp giúp nhà báo điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của mình trong các mối quan hệ nghề nghiệp (đồng nghiệp, với tòa soạn, với nhân vật, nguồn tin… ) Không phải tuân thủ tất cả những quy tắc đạo đức

trong 9 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam là trở

thành một nhà báo có đạo đức Có những điều không có trong quy tắc nhưng lương tâm nhà báo, trách nhiệm với nghề đòi hỏi nhà báo không được làm như vậy

Ví dụ như sự việc một em bé 8 tháng tuổi ở Bắc Giang (2000) bị xâm hại tình

dục Một số tờ báo đã công khai hình ảnh, đăng cả tên tuổi, địa chỉ gia đình, địa chỉ tên tội phạm và nạn nhân rất tỉ mỉ, chi tiết Đáng lẽ, trong trường hợp này, lương tâm và trách nhiệm nhà báo không cho phép họ làm như vậy vì không chỉ nạn nhân mà cả gia đình em bé sẽ phải chịu nỗi ô nhục suốt đời nếu như sự việc được lan truyền rộng rãi Có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của báo chí, bị báo chí phanh phui đời tư, cuộc sống cá nhân dẫn đến bị họ hàng xa lánh, mất việc, bị ghét bỏ, trù dập… Vì vậy, trong quá trình tác nghiệp, trách nhiệm của nhà báo đòi hỏi lương tâm và đạo đức từ chính người làm báo chứ không đơn thuần chỉ từ những điều có trong quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

IV Phân tích 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt

Nam? Nêu ý kiến,quan điểm của mình về những quy định đó.

Người làm báo Việt Nam cần thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp sau đây

1 Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là phẩm chất số một, là yêu cầu đạo đức nghề nghiệp mà nhà báo ở thời nào cũng cần có Nhà báo không có lòng yêu nước, không xuất phát từ lợi ích nhân dân thì mọi người không coi trọng dù có tài năng xuất chúng đến đâu Không phải tự nhiên mà trong 9 điều Quy định về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, đây là điều đầu tiên được đưa lên hàng đầu Ở VN, chúng ta chỉ công nhận một Đảng duy nhất là ĐCSVN, chính vì thế những phẩm chất như yêu nước, trung thành với đất nước, nhân dân phải trở thành nên tảng của đạo đức của nhà báo VN

- Nhà báo trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước tức

là phải luôn có ý thức làm cho đất nước giàu mạnh, sánh vai với các nước bạn trên thế giới

Trang 4

Hiện nay đa số nhà báo đều có lòng trung thành với đất nước, không những góp phần làm lành mạnh hóa xã hội mà còn tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những con đường, phương pháp giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của đất nước, góp phần củng cố và xây dựng niềm tin cho xã hội Thông qua những bài báo biểu dương người tốt, việc tốt, phê phán những cái xấu xa, tiêu cực, nhà báo góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp, lành mạnh hóa đời sống xã hội

- Nhà báo trung với nước nghĩa là không được làm gì tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời nhà báo phải đấu tranh không khoan nhượng, chống lại mọi hành vi làm tổn hại đến đất nước, đến nhân dân, vừa góp phần hun đúc tình yêu, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, vừa đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ chống phá thù địch trong và ngoài nước

Ví dụ: Chiến dịch vận động “ Góp đá xây trường Sa” do báo Tuổi trẻ TP.HCM

phát động thực sự đã mang lại thành công và để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng công chúng Thông qua chiến dịch, báo Tuổi Trẻ đã khích lệ được tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của những người con

VN trong và ngoài nước đối với Trường Sa thân yêu, góp phần giữ vững chủ quyền của đất nước Chiến dịch này là một ví dụ tiêu biểu cho sức mạnh và vai trò to lớn của báo chí đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN

2 Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân

- Báo chí luôn chịu sự giám sát của nhân dân và nếu đi ngược lại với lợi ích của nhân dân sẽ bị nhân dân gạt bỏ

- Phục vụ nhu cầu được thông tin của nhân dân, trở thành một diễn đàn ngôn luận của nhân dân

Nhà báo phải tham gia vào quá trình thông tin cho nhân dân, để nhân dân hiểu được tất cả các vấn đề của đời sống xã hội, trong và ngoài nước, làm cho dân hiểu được rõ đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước

→ Thông tin phải đem lại lợi ích cho đất nước, cho nhân dân

3 Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật

- Chân thật, khách quan là một trong những đặc trưng cơ bản của báo chí, là một tiêu chuẩn đạo đức của người làm báo ở bất kì thời kì nào Biểu hiện của hành nghề trung thực, khách quan được thể hiện ở chỗ:

+ nhà báo biết tôn trọng sự thật, đưa tin đúng sự thật, trước mỗi vấn đề, trước mỗi

sự kiện, nhà báo phải có nhiệm vụ tìm hiểu và phát hiện ra bản chất bên trong của sự thật, cung cấp cho người đọc những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, không chạy theo nhu cầu, thị hiếu của độc giả mà đưa thông tin sai lệch, thông tin thiếu kiểm chứng

Trang 5

+ thông tin có định hướng, có liều lượng Trách nhiệm xã hội buộc nhà báo phải suy nghĩ nên đưa tin vào lúc nào, đưa tin như thế nào là đủ, đưa tin như thế nào là có lợi cho đất nước, cho nhân dân

+ phải biết cải chính, xin lỗi khi mắc sai lầm Ở nước ta, có rất nhiều tờ báo khi biết mình mắc sai lầm thì không chịu cải chính, cố tình làm ngơ như không biết gì, hoặc nếu có cải chính, xin lỗi thì cũng rất sơ sài, qua loa đại khái Chính điều này lại khiến cho tình trạng thông tin sai lệch, thiếu sự kiểm chứng diễn ra ngày càng nhiều

Ví dụ: Thông tin về bưởi, sầu riêng gây ung thư, sự việc Thánh vật ở sông Tô lịch, rau Thanh trì nhiễm độc, thông tin về giá lúa… đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân Hoặc khi bàn về vấn đề cải chính, đưa thông tin sai lệch trên báo chí, qua vụ PMU18, có rất nhiều tờ báo

đã đưa thông tin sai lệch, không đúng với bản chất của sự việc, thổi phồng thông tin gây nên nhiều bức xúc trong dư luận xã hội Ngay cả khi việc đã rồi thì những tờ báo này cũng không chịu xin lỗi hay cải chính trước công chúng

vì đã đưa thông tin sai lệch như vậy

4 Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật

Nhà báo phải là người có cái tâm trong sáng “bút sắc, lòng trong” Không lợi dụng nghề nghiệp của mình để làm những việc có lợi cho bản thân và trái pháp luật Hơn bao giờ hết, nhà báo luôn là những người đại diện cho công lý, lẽ phải, đấu tranh những cái xấu, cái tiêu cực Vì vậy, nghề này luôn đòi hỏi nhà báo phải biết dấn thân, dũng cảm, trung thực khi hành nghề… trên thực tế, có một số bộ phận nhà báo là những “con sâu làm rầu nồi canh”:

- Ví dụ: Nhà báo Phan Hà Bình (bút danh Hà Phan) nguyên Phó TTKTS báo

Tiền phong đã bị bắt với tội danh “cưỡng đoạt tài sản” Trong quá trình còn làm PV, nhà báo này đã lợi dụng chuyên môn của mình để thu thập thông tin, viết các bài báo rồi yêu cầu các doanh nghiệp liên quan phải đưa tiền cho mình, nếu không sẽ viết các bài bất lợi cho họ Khi biết được Tập đoàn đầu tư Sài Gòn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện dự án kinh tế, PV này đã nhiều lần đòi tiền chuộc và đưa ra điều kiện nếu không đưa sẽ viết những bài bất lợi cho tập đoàn này

5 Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ xã hội

- Trước khi trở thành một nhà báo, phóng viên phải thực hiện tốt nghĩa vụ của một công dân, trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, xã hội, sau đó mới là nghề nghiệp của mình Do đó, trước khi trở thành một nhà báo giỏi, nhà báo đó phải là một công dân tốt đã: không làm những điều trái pháp luật, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc, làm tròn bổn phận của một công dân với đất nước, yêu nước, trung thành với Tổ quốc…v….v…v

6 Bảo về bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin và những người cung cấp thông tin

Trang 6

- Đây là yêu cầu quan trọng cần có trong mỗi nhà báo Trên hết, nhà báo khi tác nghiệp phải hiểu được tầm quan trọng của thông tin Trong một số trường hợp, những người nắm giữ nguồn tin thường là những người trong cuộc, được chứng kiến sự việc, do đó, họ có thể gặp phải nguy hiểm nếu như thông tin bị phung phui ra ngoài Càng những thông tin quan trọng thì người nắm giữ thông tin càng gặp nguy hiểm do đó, nhà báo khi tác nghiệp cần phải biết bảo

vệ nguồn tin của mình và những người cung cấp thông tin Có rất nhiều trường hợp những người cung cấp thông tin bị trả thù, bị trù dập vì cung cấp thông tin cho báo chí

- Trong mối quan hệ với đất nước, nhà báo cần phải biết bảo vệ bí mật quốc gia

Có những thông tin được phép đăng trên mặt báo, nhưng cũng có những thông tin liên quan đến an ninh quân sự, kinh tế, đất nước thì không thể đăng tùy tiện, cần phải có kiểm chứng và sự cho phép của các cơ quan quản lý báo chí Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao của đất nước

7 Tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp

- Sản phẩm báo chí là sản phẩm tập thể, do đó, một bài báo viết ra dựa trên sự giúp đỡ của rất nhiều người, trong đó bao gồm cả đồng nghiệp hoạt động trong nghề Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp được biểu hiện ở chỗ: sẵn sàng chia sẻ nguồn tin, tài liệu cho nhau nếu cần thiết, giúp đỡ nhau trong quá trình tác nghiệp, hành nghề, chia sẻ những thông tin quý báu cho nhau….Trên thực tế, việc các nhà báo chia sẻ tài liệu cho nhau có thể giúp cho

họ có được những thông tin đắt giá mà người khác không có được v…v…

- Đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các nhà báo không chỉ bó hẹp trong phạm vi nghề nghiệp mà còn trong cả cộng đồng những người làm báo Nhà báo phải biết bảo vệ đồng nghiệp của mình khi họ gặp nguy hiểm Tôn trọng nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp, không vì ghen ghét, đố kị mà đá xoáy nhau, nói xấu nhau trên mặt báo Tình đồng nghiệp trong nghề báo không loại trừ sự thi đua trong sáng tạo để vươn lên trở thành người đầu tiên tìm ra sự kiện tuy nhiên nó khác xa với việc trang giành để đạt được mục đích bằng mọi cách, bỏ qua những nguyên tắc về đạo đức

8 Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn, cầu thị

Nghề báo đòi hỏi những người làm nghề phải có kiến thức uyên thâm, sâu rộng,

có những trải nghiệm sâu sắc Những kiến thức này sẽ là hành trang tốt, thuận lợi cho nhà báo mỗi khi viết bài Do đó, mỗi nhà báo cần phải trau dồi kiến thức, trình độ của mình, khiêm tốn, học hỏi những người đi trước và các bạn đồng nghiệp có rất nhiều trường hợp phóng viên vì thiếu kiến thức xã hội mà

đã viết ra những bài báo sai lầm, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới dư luận xã hội

Trang 7

9 Giữ già phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác.

Đây là nét đặc thù của quy định đạo đức VN khi đề cao nghĩa vụ của nhà báo trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, dân tộc tronh thế giới hội nhập

 Ý kiến, quan điểm của bản thân về những quy định này?

- Những quy định này đã đưa ra được những quy định cần thiết của người làm báo mà mọi nhà báo trên thế giới đều cần phải có như: trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, gắn bó với nhân dân, hành nghề trong sáng, dũng cảm…… Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể thì những quy định này còn mang tính chất chung chung, hình thức, chưa thật sự bám sát vào đời sống của những người làm báo

Ví dụ, một số vấn đề không được nhắc đến trong quy định như vấn đề đưa thông tin sai sự thật, ăn cắp thông tin, vu khống, làm tổn hại danh dự đến người khác, cải chính thông tin, vi phạm bản quyền báo chí, vấn đề đưa thông tin có liều lượng…

- Bản thân những quy định này vẫn còn nặng nề, chưa đủ sức hấp dẫn, thuyết phục, chưa thực sự gắn với đời sống báo chí….cách biểu đạt vẫn chưa đủ sức nặng và có ảnh hưởng tới nhà báo

V Nêu, phân tích những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

1 Chạy theo những thông tin tiêu cực

- Đăng tải quá nhiều các vụ án mạng và mặt trái của xã hội

- Lợi dụng đưa tin, bài về đề tài giới tính, tình yêu, hôn nhân, tình dục nhằm câu khách, khêu gợi trí tò mò

- Khai thác thông tin, đề tài mê tín dị đoan, trong đó “đời sống tâm linh” của con người được đề cập, bàn luận nhiều nhất

- “ Chạy” quảng cáo, quảng cáo thiếu trung thực

2 Xa rời nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí

- Viết sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng

• Thông tin gây tổn hại đến đời sống sản xuất của nhân dân

• Làm tổn hại đến uy tín, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp

• Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm cá nhân

Ví dụ: Bài viết “Bà ăn xin bên cháu bé hai tuổi – Sự thật nhói lòng” được đăng

trên Kenh14.vn Bằng nhiều cách khác nhau, phóng viên báo này đã tiếp cận

bà lão để lấy thông tin, rồi xuyên tạc, bịa đặt một số chi tiết hoang đường, không có thật về cuộc đời của bà lão ăn xin này, như: bà Hường (tên nhân vật) ngày xưa không cưới chồng, bà Hường có con phạm tội, đi tù thế nào, bà Hường có ông chồng là Phước Súng, buôn bán ma túy mấy chục năm trước ra sao….đều được báo kể rành mạch Nội dung bài viết khá giống với một chân dung nhân vật trên báo chí Bài viết đưa ra những dẫn chứng rằng bà là người

Trang 8

lừa đảo, lợi dụng cháu gái để kiếm tiền…v…v Theo đó, hàng nghìn lượt người đã vào chửi và lão không thương tiếc: “ Xã hội bây giờ khó lường quá”;

“ Rõ mặt lừa đảo nhé”…v…v, thậm chí ra đường, bà còn bị người khác sỉ nhục, đuổi đánh

→ đây là một ví dụ vi phạm đạo đức nghiêm trọng Trước hết là phóng viên đã lợi dụng nghề nghiệp để lấy thông tin một cách thiếu chính đáng, viết thông tin sai

sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người trong cuộc, thông tin sai nhưng không cải chính, xin lỗi…

- Viết sai không cải chính

- Thiếu dũng cảm trước sự thật

- Sử dụng tin, bài ảnh của người khác mà không xin phép

3 Thiếu tính nhân văn, vô cảm

- Mô tả xã hội thiên lệch, trần trụi

- Thiếu bao dung

Sự vô cảm của nhà báo hiện nay chúng ta có thể gặp ở rất nhiều nơi, trong rất nhiều vụ việc mà hậu quả của nó tác động xấu tới đời sống xã hội mà hậu quả của nó thật khôn lường, đôi khi phải trả giá đắt bằng cả mạng sống của người dân Ví dụ, trong việc đưa tin, khai thác thông tin vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ đưa ra kết luận cuối cùng đúng – sai, rất nhiều cơ quan báo chí, các nhà báo khi khai thác thông tin và đưa thông tin một cach trái ngược nhau hoàn toàn khiến dư luận hoang mang Rất nhiều nhà báo viết về đối tượng nổ súng với lời lẽ miệt thị, không dùng đại từ “ông, bà anh, chị” để viết về ông Đoàn Văn Vươn và những người trong gia đình ông, trong khi họ chưa bị kết án, bị mất quyền công dân

→ Đáng nhẽ, trong trường hợp này nhà báo lên đặt mình vào vị trí của người nông dân để hiểu được nỗi đau mất mát của người nông dân khi bị cưỡng đất Không ai có thê bênh vực cho hành vi phạm tội của anh em ông Vươn, nhưng người ta – nhất là những người làm báo, cần phải có sự đồng cảm, hiểu rõ lý

do vì sao họ buộc phải làm như vậy

4 Thiếu trách nhiệm xã hội

- Khi thông tin những vấn đề hệ trọng của đất nước và về tham nhũng, tiêu cực

- Khi thông tin về các vụ tranh chấp, khiếu kiện

- Khi thông tin về kinh tế

- Khi thông tin về các vấn đề quốc tế

5 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cơ quan báo chí để trục lợi

- Tống tiền

- Nhận hối lộ, bảo kê cho thế lực xấu

Lợi dụng danh nghĩa nhà báo phục vụ mục đích cá nhân

Ví dụ cụ thể

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi

Trang 9

Nguyễn Trọng Giác (Phó TBT tạp chí Thị trường giá cả) đã có hành vi giả mạo là Phó vụ trưởng Ban Vật giá Chính phủ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong việc xin vay vốn

- Đăng tải quá nhiều thông tin tiêu cực, mặt trái của xã hội

Các thông tin như chồng giết vợ, cha giết con, học sinh đâm chém nhau, nữ sinh

rủ nhau đánh hội đồng, cảnh sát giao thông ăn chặn tiền của dân, cô nuôi dạy trẻ hành hạ cháu gái….đã và đang khiến cho dư luận bức xúc vì những câu chuyện thương tâm, nó tạo ra một tâm lý xấu cho công chúng về một xã hôi mục nát, tiêu cực…

- Thông tin sai sự thật

Giữa tháng 7/2007, một số báo nước ngoài đưa thông tin “phụ nữ ăn nhiều bưởi

sẽ có nguy cơ ung thư vú” Theo đó, một số báo trong nước (Thanh niên, Khuyến học và Dân trí, Khoa học phổ thông…) trích dẫn nguồn tin này không chính xác và gây ra sự nhầm lầm rất tai hại là “ăn bưởi gây ung thư” Thông tin này đã gây thiệt hại lớn cho nhân dân trồng bưởi (giá bưởi tại ĐBSCL rớt xuống từ 8000 – 10000 đồng/kg xuống còn 1000 đồng/kg), gây tâm lý bất an trong xã hội

Tương tự, thông tin về quả sầu riêng ở Kiên Giang bị người sản xuất dùng hóa chất carbendazin – thuốc trừ nấm phổ rộng để giữ cho quả tươi lâu Một số người cho rằng chất này có khả năng gây ung thư và một số báo Lao động, Gia đình và xã hội, Nông thôn ngày nay đưa tin Hậu quả là người tiêu dùng

đã quay lưng lại với sầu riêng!

VI Đánh giá việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam

• Về mặt tích cực

- Có công lớn trong việc phát hiện, tố giác những hiện tượng tiêu cực, xấu xa của đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn nạn tham nhũng, đút lót, chạy bằng cấp…,

- Khuyến khích, biểu dương, ca ngợi những tấm gương người tốt, việc tốt, những anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp làm ăn phát triển Rất nhiều hoàn cảnh, mảnh đời gặp khó khăn, éo le đều được báo chí tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đòi lại công lý, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chính bản thân họ

- Tại những điểm nóng, những nơi nguy hiểm, báo chí luôn là lá cờ tiên phong, mũi nhọn, không ít nhà báo đã bất chấp hiểm nguy đến tính mạng, gia đình của mình để lấy được thông tin quý báu phục vụ cho công chúng, đó là những tấm gương nhà báo dũng cảm, dám xông pha, hi sinh bản thân mình cho nghề nghiệp

→ Nhìn chung, phần lớn đội ngũ những người làm báo là tốt, họ hiểu được trách nhiệm xã hội của bản thân mình đối với nghề nghiệp và sự nguy hiểm, khó khăn của nghề báo, hết mình phục vụ để đem đến cho công chúng những

Trang 10

thông tin nóng hổi nhất, mới nhất, hấp dẫn nhất, không ngại khó khăn, gian nan lao vào những nơi hiểm nguy, chết chóc để có được tin tức Đó là những nhà báo có tâm và có tài

• Về mặt tiêu cực

Bên cạnh những biểu hiện tích cực về đạo đức, những người làm báo VN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đó là:

- Hiện tượng nhà báo đóng bút, vô cảm trước nỗi đau đớn, nghèo khổ của người khác Thông tin chụp giật, sai sự thật theo kiểu giật gân, câu khách, xâm phạm đời tư cá nhân quá sâu làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của gia đình và bản thân người bị hại, thông tin thiếu khách quan, trung thực, chạy theo số lượng mà không coi trọng chất lượng

- Tình trạng nhà báo lạm quyền và cửa quyền ngày càng tăng, rất nhiều nhà báo

tự cho mình quyền được phán xét và đánh giá người khác, do đó khi biết mình sai vẫn không chịu thừa nhận hoặc tìm cách lảng tránh; nhà báo câu kết với người ngoài để nhận hối lộ, bưng bít thông tin, lấy danh nghĩa nhà báo để trục lợi cho bản thân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp

- Rủ nhau “đánh hội đồng”, câu kết với người này, người kia để đánh hội đồng…làm mất hình ảnh tốt đẹp của báo chí trước mặt công chúng…

→những người làm báo VN cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhất là những nhà báo trẻ mới ra trường, phải nắm vững pháp luật và những quy định về đạo đức của nhà báo, không ngừng bồi đắp kiến thức để hoàn thiện bản thân

VII Phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến vi phạm đạo đức

nghề nghiệp của nhà báo trong thời gian qua

1 Nguyên nhân chủ quan

- Nhà báo thiếu bản lĩnh chính trị

- Nhà báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

- Nhà báo thiếu kiến thức cơ bản về báo chí

2 Nguyên nhân khách quan

- Sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường

- Thu nhập thấp

- Sự quản lý, giám sát chưa chặt của cơ quan báo chí

- Hành lang pháp lý còn nhiều kẽ hở

- Sức ép về sự nhanh nhạy của thông tin

VIII Đề xuất giải pháp kiến nghị để nâng cao đạo đức nhà báo trong giai đoạn

hiện nay

- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên báo chí cần phải được tìm hiểu về những quy định trong đạo đức nghề báo, được học về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, nhưng văn bản Luật, nghị định, thông tư có liên quan đến báo chí để giúp cho những nhà báo nắm vững pháp luật khi tác nghiệp, biết được những việc mình làm là đúng hay sai, cái nào nên làm và cái nào là không được phép làm’

Ngày đăng: 29/05/2020, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w