1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà có tranh chấp

3 899 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 13,93 KB

Nội dung

Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà có tranh chấp Anh A, chị K có một căn nhà cấp 4 trên một diện tích đất là 100m2 tại xã P, huyện Q, tỉnh M, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất năm 2004. Năm 2006, anh A đã viết giấy bán nhà cho anh B với giá 500 triệu đồng nhưng chưa hoàn thất thủ tục sang tên trước bạ. Năm 2007, do giá trị của mảnh đất theo thời giá thị trường là 800 triệu nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa anh A và anh B với lý do chị K không ký vào giấy mua bán và không đồng ý việc mua bán trên. Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải. 1. Anh chị hãy bình luận quan điểm trên? 2. Giả sử vụ việc đã được Tòa án thụ lý, hãy xác định tư cách của đương sự trong vụ án và giải thích tại sao? BÀI LÀM 1. Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải. Anh chị hãy bình luận quan điểm trên? Để xác định quan điểm trên là đúng hay sai, trước hết cần xem xét, vụ án trên có thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án hay không. Nếu thuộc thì là loại tranh chấp nào? Theo đề bài đưa ra: do giá trị của mảnh đất theo thời giá thị trường là 800 triệu nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa anh A và anh B với lý do chị K không ký vào giấy mua bán và không đồng ý việc mua bán trên. Có thể thấy, đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng mua bán. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 BLTTDS: “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: 1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam; 2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; 3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự…”. Theo Điều luật này, thì tranh chấp trên là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thứ hai, ta cần xem xét những tranh chấp nào mà Tòa án chỉ xét xử khi đã được các cơ quan hữu quan giải quyết trước đó, nhưng chủ thể khởi kiện không đồng ý với quyết định đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đó là những tranh chấp: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất (Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy định các tranh chấp về quyền sử dụng đất phải được hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn); Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do những người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Tranh chấp lao động trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, có thể thấy tranh chấp về hợp đồng dân sự không thuộc các trường hợp bắt buộc phải qua giải quyết của cơ quan hữu quan (hòa giải ở Ủy ban nhân dân).Vậy, ý kiến trên là sai. Có thể thấy, quan điểm trên là xuất phát từ sự nhầm lẫn trong việc xác định đó tranh chấp về quyền sử dụng đất hay là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này. 2. Giả sử vụ việc đã được Tòa án thụ lý, hãy xác định tư cách của đương sự trong vụ án và giải thích tại sao? Trong vụ án này, anh A sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTDS: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”. Trong tình huống trên, anh A cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm nên đã khởi kiện ra tòa. Vì vậy anh A sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn. Anh B sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 56 BLTTDS: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm ”. Có thể thấy, anh B là người bị anh A khởi kiện, vì vậy anh B tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn. Chị K sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 56 BLTTDS thì: “ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Theo tình huống đề bài đưa ra, thì chị K không phải là người đi kiện, cũng không phải là người bị kiện, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của chị K có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Vì vậy chị K tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Trang 1

Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà có tranh chấp

Anh A, chị K có một căn nhà cấp 4 trên một diện tích đất là 100m2 tại xã P, huyện

Q, tỉnh M, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất năm

2004 Năm 2006, anh A đã viết giấy bán nhà cho anh B với giá 500 triệu đồng nhưng chưa hoàn thất thủ tục sang tên trước bạ Năm 2007, do giá trị của mảnh đất theo thời giá thị trường là 800 triệu nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa anh A và anh B với lý do chị K không ký vào giấy mua bán

và không đồng ý việc mua bán trên Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải

1 Anh chị hãy bình luận quan điểm trên?

2 Giả sử vụ việc đã được Tòa án thụ lý, hãy xác định tư cách của đương sự trong

vụ án và giải thích tại sao?

BÀI LÀM

1 Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải Anh chị hãy bình luận quan điểm trên? Để xác định quan điểm trên là đúng hay sai, trước hết cần xem xét, vụ án trên có thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án hay không Nếu thuộc thì là loại tranh chấp nào?

Theo đề bài đưa ra: do giá trị của mảnh đất theo thời giá thị trường là 800 triệu nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa anh A và anh B với lý do chị K không ký vào giấy mua bán và không đồng ý việc mua bán trên Có thể thấy, đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng mua bán Căn cứ theo quy định tại Điều 25 BLTTDS: “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: 1 Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch

Trang 2

Việt Nam; 2 Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; 3 Tranh chấp về hợp đồng dân sự…” Theo Điều luật này, thì tranh chấp trên là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án

Thứ hai, ta cần xem xét những tranh chấp nào mà Tòa án chỉ xét xử khi đã được các

cơ quan hữu quan giải quyết trước đó, nhưng chủ thể khởi kiện không đồng ý với quyết định đó Theo quy định của pháp luật hiện hành, đó là những tranh chấp: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất (Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy định các tranh chấp về quyền sử dụng đất phải được hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn); Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do những người có thẩm quyền của

cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Tranh chấp lao động trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Như vậy, có thể thấy tranh chấp về hợp đồng dân sự không thuộc các trường hợp bắt buộc phải qua giải quyết của cơ quan hữu quan (hòa giải ở Ủy ban nhân dân).Vậy, ý kiến trên là sai

Có thể thấy, quan điểm trên là xuất phát từ sự nhầm lẫn trong việc xác định đó tranh chấp về quyền sử dụng đất hay là tranh chấp về hợp đồng dân sự Vì vậy, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này

2 Giả sử vụ việc đã được Tòa án thụ lý, hãy xác định tư cách của đương sự trong

vụ án và giải thích tại sao?

Trong vụ án này, anh A sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn Vì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTDS: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm” Trong tình huống trên, anh A cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm nên đã khởi kiện ra tòa Vì vậy anh A sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn

Trang 3

Anh B sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn Vì theo quy định tại khoản 3 Điều

56 BLTTDS: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm ” Có thể thấy, anh B là người bị anh A khởi kiện, vì vậy anh B tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn

Chị K sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 56 BLTTDS thì: “ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” Theo tình huống đề bài đưa ra, thì chị K không phải là người đi kiện, cũng không phải là người bị kiện, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của chị K có liên quan đến việc giải quyết vụ án Vì vậy chị K tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa

vụ liên quan

Ngày đăng: 25/06/2016, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w