Tòa án thụ lý giải quyết vụ án đòi nợ có được không? Có được xem là bị đơn cố tình giấu địa chỉ không? . Nguyên đơn khởi kiện đòi nợ, bị đơn đã bỏ đi khỏi địa phương. Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn. Nguyên đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự về việc yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Sau khi Tòa án giải quyết và ra thông báo tìm kiếm thì nguyên đơn phát hiện bị đơn đã về và đang làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Nguyên đơn khởi kiện và cung cấp cho Tòa án hợp đồng chuyển nhượng mà bị đơn thực hiện tại phòng công chứng. Trường hợp này Tòa án thụ lý giải quyết vụ án đòi nợ có được không? Có được xem là bị đơn cố tình giấu địa chỉ không? Trả lời có tính chất tham khảo Đây là trường hợp bị đơn có địa chỉ nhưng tại thời điểm giải quyết vụ án bị đơn đã không cư trú tại địa chỉ đó chứ không phải là trường hợp nguyên đơn không nêu được địa chỉ của bị đơn. Vì vậy, việc đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này là không đúng. Có trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú của bị đơn, pháp luật vẫn cho phép nguyên đơn khởi kiện và còn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp. Đó là trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 BLTTDS: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện đòi nợ, đã giải quyết việc yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Việc giải quyết yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú không ảnh hưởng đến việc khởi kiện lại vụ án đòi nợ. Thực tế bị đơn đã về địa chỉ cũ và đang làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Vì vậy Tòa án cần chấp nhận việc khởi kiện lại, thụ lý vụ án đòi nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 193 BLTTDS. Cần lưu ý là trong trường hợp bị đơn “cố tình dấu địa chỉ” thì dù nguyên đơn “không biết địa chỉ của người bị kiện” Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục chung (Theo hướng dẫn tại Công văn số 109KHXX ngày 3062006 của TAND tối cao).
Trang 1Tòa án thụ lý giải quyết vụ án đòi nợ có được không Có được xem là bị đơn cố tình giấu địa chỉ không?
Nguyên đơn khởi kiện đòi nợ, bị đơn đã bỏ đi khỏi địa phương Tòa án
đã đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn Nguyên đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự về việc yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú Sau khi Tòa án giải quyết và ra thông báo tìm kiếm thì nguyên đơn phát hiện
bị đơn đã về và đang làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất Nguyên đơn khởi kiện và cung cấp cho Tòa án hợp đồng chuyển nhượng mà bị đơn thực hiện tại phòng công chứng Trường hợp này Tòa án thụ lý giải quyết vụ án đòi nợ có được không? Có được xem là bị đơn cố tình giấu địa chỉ không?
Trả lời có tính chất tham khảo
Đây là trường hợp bị đơn có địa chỉ nhưng tại thời điểm giải quyết vụ
án bị đơn đã không cư trú tại địa chỉ đó chứ không phải là trường hợp nguyên đơn không nêu được địa chỉ của bị đơn Vì vậy, việc đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này là không đúng
Có trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú của bị đơn, pháp luật vẫn cho phép nguyên đơn khởi kiện và còn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp Đó là trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 BLTTDS: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết” Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện đòi nợ, đã giải quyết việc yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú Việc giải quyết yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú không ảnh hưởng đến việc khởi kiện lại vụ án đòi nợ Thực tế bị đơn
đã về địa chỉ cũ và đang làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất Vì vậy Tòa án cần chấp nhận việc khởi kiện lại, thụ lý vụ án đòi nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 193 BLTTDS
Cần lưu ý là trong trường hợp bị đơn “cố tình dấu địa chỉ” thì dù nguyên đơn “không biết địa chỉ của người bị kiện” Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục chung (Theo hướng dẫn tại Công văn số
109/KHXX ngày 30/6/2006 của TAND tối cao)