phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể Bài tập học kỳ Luật Lao động Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Lao động ĐỀ BÀI: Công ty X có trụ sở đóng tại quân Cầu Giấy – Hà Nôi. Do 6 tráng đầu năm 2013, công ty làm ăn thua lỗ nên Ban giám đốc công ty đã quyết định thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y. Giám đốc công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với 25 lao động thuộc phân xưởng này và giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho họ. Những lao động này không đồng ý nên đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp. Hỏi: 1. Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? Vì sao? 2. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những lao động trên? 3. Công ty X có căn cứ để chấm dứt hợp đồng đối với những lao động này không? Tại sao? Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng? 4. Việc công ty X thanh toán trợ cấp thôi việc cho 25 lao động là đúng hay sai? Tại sao? BÀI LÀM 1. Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? Vì sao? Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân. Có thể hiểu tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa một cá nhân hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người đại diện bảo về người lao động. Trong trường hợp này, tranh chấp xảy ra giữa một nhóm người ở đây là 25 lao động và công ty X có trụ sở đóng tai quận Cầu Giấy – Hà Nội. 25 lao động này thuộc xưởng sản xuất Y của công ty X. Tranh chấp xảy ra ở đây có sự tham gia của nhiều người lao động – 25 người lao động nhưng cần xét đến mục đích của các bên tranh chấp. Tuy 25 lao động đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp nhưng có thể thấy mục đích của họ là đòi quyền lợi cho bản thân mình. Có thể thấy 25 lao động này, mỗi người chỉ quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, mục tiêu cá nhân của họ rất rõ ràng. Thêm vào đó, tranh chấp ở đây xảy ra do giám đốc công ty X đã quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với 25 lao động trên. Từ các lý do trên, ta có thể khẳng định trnh chấp xảy ra trong trường hợp này là tranh chấp lao động cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những lao động trên? Xét tình huống trên ta đã xác định tranh chấp giữa 25 lao động và công ty X là tranh chấp lao động cá nhân. Theo điều 200 Bộ luật lao động quy định: “Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 1. Hòa giải viên lao động. 2. Tòa án nhân dân.” Vì thế, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những lao động trên là phòng lao động hoặc tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty X đóng trụ sở. Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 201 BLLĐ: “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: a, Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Vì đây là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp về trường hơp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên theo điểm a khoản 1 Điều 201 thì tranh chấp này không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động. Tóm lại, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giả quyết yêu cầu cúa các lao động trên là hòa giải viên lao động, phòng …. 3. Công ty X có căn cứ để chấm dứt hợp đồng đối với những lao động này không? Tại sao? Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng? Có thể thấy, công ty X có căn cứ để chấm dứt hợp đồng đối với những lao động trên. Theo điều 38 BLLĐ về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động: “1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a, Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. b, Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động; c, Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; d, Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tai Điều 33 của Bộ luật này.” Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 38 BLLĐ, người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với 25 lao động trên vì các lý do bất khả kháng hoặc vì lý do kinh tế mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Trong trường hợp này, do 6 tháng đầu năm 2013, công ty X làm ăn thua lỗ nên Ban giám đốc công ty đẫ quyết định thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y (25 lao động thuộc phân xưởng này). Có thể thấy, công ty X đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Vì vậy, căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 38 BLLĐ thì công ty X có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối vơi 25 lao động này. Về trình tự thủ tục cần thiết để công ty chấm dứt hợp đồng lao động với 25 lao động. + Trước tiên, công ty X cần đưa ra lý do cụ thể, đó là do công ty làm ăn thua lỗ, đang gặp khó khăn trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, nên công ty phải thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y. Sau đó, công ty X phải trao đổi với ban chấp hành Công đoàn cơ sở. + Lập phương án giải quyết lao động gửi đến phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đóng trụ sở và chuẩn bị ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, công ty X mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình (khoản 2 điều 38 BLLĐ). Trong trường hợp 25 lao động không nhất trí, hai bên phải báo với cơ quan có thẩm quyền. + Nếu có thể, công ty X nên tiến hành thương lượng hay hòa giải với 25 lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty X phải thanh toán trợ cấp mất việc cho họ theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc thương lượng hay hòa giải để tránh mâu thuẫn, xung đột xảy ra tiếp theo giữa hai bên. Việc hòa giải cần tiến hành theo đúng quy đinh của pháp luật + Nếu việc hòa giải không thành, công ty X có thể gửi đơn lên Tòa án yêu cầu giải quyết. 4. Việc công ty X thanh toán trợ cấp thôi việc cho 25 lao động là sai. Theo điều 44 BLLĐ về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: “1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động , thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. 3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.” Xét trong trường hợp này, công ty X vì lý do kinh tế (do làm ăn thua lỗ) nên phải thu hẹp sản xuất – giải thể xưởng sản xuất Y. Sau đó công ty không thể giải quyết được việc làm cho 25 lao động thuộc xưởng sản xuất Y, và đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với 25 lao động này. Trước đó, có thể công ty X đã xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 44 và Điều 49 BLLĐ Có thể thấy, công ty X đã không thể giải quyết được việc làm mà phải cho 25 lao động này thôi việc. Điều đó thể hiện ở việc công ty X chấm dứt HĐLĐ đối với những lao động này. Theo khoản 2 điều 44 BLLĐ thì công ty X phải trả trợ cấp mất việc làm cho 25 người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật lao động về trợ cấp mất việc làm. Vì vậy, việc công ty X thanh toán trợ cấp thôi việc cho 25 lao động là sai mà công ty phải thanh toán trợ cấp mất việc cho những lao động trên theo quy định tại điều 49 BLLĐ.
Trang 1Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
-ĐỀ BÀI: Công ty X có trụ sở đóng tại quân Cầu Giấy – Hà Nôi Do 6 tráng đầu năm 2013, công ty làm ăn thua lỗ nên Ban giám đốc công ty đã quyết định thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y Giám đốc công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với 25 lao động thuộc phân xưởng này và giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho họ Những lao động này không đồng ý nên đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp
Hỏi:
1 Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? Vì sao?
2 Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những lao động trên?
3 Công ty X có căn cứ để chấm dứt hợp đồng đối với những lao động này không? Tại sao? Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng?
4 Việc công ty X thanh toán trợ cấp thôi việc cho 25 lao động là đúng hay sai? Tại sao?
BÀI LÀM
Trang 21 Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? Vì sao?
Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân Có thể hiểu tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa một cá nhân hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động
về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người đại diện bảo về người lao động
Trong trường hợp này, tranh chấp xảy ra giữa một nhóm người ở đây là 25 lao động và công ty X có trụ sở đóng tai quận Cầu Giấy –
Hà Nội 25 lao động này thuộc xưởng sản xuất Y của công ty X
Tranh chấp xảy ra ở đây có sự tham gia của nhiều người lao động –
25 người lao động nhưng cần xét đến mục đích của các bên tranh chấp Tuy 25 lao động đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp nhưng có thể thấy mục đích của họ là đòi quyền lợi cho bản thân mình Có thể thấy 25 lao động này, mỗi người chỉ quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, mục tiêu cá nhân của họ rất rõ ràng
Thêm vào đó, tranh chấp ở đây xảy ra do giám đốc công ty X đã quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với 25 lao động trên Từ các lý do trên, ta có thể khẳng định trnh chấp xảy ra trong trường hợp này là tranh chấp lao động cá nhân
2 Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những lao động trên?
Trang 3Xét tình huống trên ta đã xác định tranh chấp giữa 25 lao động và công ty X là tranh chấp lao động cá nhân Theo điều 200 Bộ luật lao động quy định:
“Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
cá nhân
1 Hòa giải viên lao động
2 Tòa án nhân dân.”
Vì thế, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những lao động trên là phòng lao động hoặc tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty X đóng trụ sở Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 201 BLLĐ:
“1 Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a, Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp
về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”
Vì đây là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp về trường hơp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên theo điểm a khoản 1 Điều 201 thì tranh chấp này không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động
Trang 4Tóm lại, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giả quyết yêu cầu cúa các lao động trên là hòa giải viên lao động, phòng …
3 Công ty X có căn cứ để chấm dứt hợp đồng đối với những lao động này không? Tại sao? Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng?
Có thể thấy, công ty X có căn cứ để chấm dứt hợp đồng đối với những lao động trên Theo điều 38 BLLĐ về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
“1 Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a, Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
b, Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c, Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm
Trang 5mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d, Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tai Điều 33 của Bộ luật này.”
Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 38 BLLĐ, người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với 25 lao động trên vì các lý do bất khả kháng hoặc vì lý do kinh tế mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc Trong trường hợp này, do 6 tháng đầu năm 2013, công ty X làm ăn thua lỗ nên Ban giám đốc công ty đẫ quyết định thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y (25 lao động thuộc phân xưởng này) Có thể thấy, công ty X đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc Vì vậy, căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 38 BLLĐ thì công ty X
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối vơi 25 lao động này
- Về trình tự thủ tục cần thiết để công ty chấm dứt hợp đồng lao động với 25 lao động
+ Trước tiên, công ty X cần đưa ra lý do cụ thể, đó là do công ty làm ăn thua lỗ, đang gặp khó khăn trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, nên công ty phải thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y Sau đó, công ty X phải trao đổi với ban chấp hành Công đoàn cơ sở
+ Lập phương án giải quyết lao động gửi đến phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đóng trụ sở và chuẩn bị ra quyết
Trang 6định chấm dứt hợp đồng lao động Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, công ty X mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình (khoản 2 điều 38 BLLĐ) Trong trường hợp 25 lao động không nhất trí, hai bên phải báo với cơ quan có thẩm quyền
+ Nếu có thể, công ty X nên tiến hành thương lượng hay hòa giải với 25 lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động Công ty X phải thanh toán trợ cấp mất việc cho họ theo quy định của pháp luật hiện hành Việc thương lượng hay hòa giải để tránh mâu thuẫn, xung đột xảy ra tiếp theo giữa hai bên Việc hòa giải cần tiến hành theo đúng quy đinh của pháp luật
+ Nếu việc hòa giải không thành, công ty X có thể gửi đơn lên Tòa
án yêu cầu giải quyết
4 Việc công ty X thanh toán trợ cấp thôi việc cho 25 lao động là sai
Theo điều 44 BLLĐ về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế:
“1 Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động , thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải
Trang 7trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều
49 của Bộ luật này
2 Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của
Bộ luật này
3 Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”
Xét trong trường hợp này, công ty X vì lý do kinh tế (do làm ăn thua lỗ) nên phải thu hẹp sản xuất – giải thể xưởng sản xuất Y Sau
đó công ty không thể giải quyết được việc làm cho 25 lao động thuộc xưởng sản xuất Y, và đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với
25 lao động này Trước đó, có thể công ty X đã xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều
44 và Điều 49 BLLĐ
Có thể thấy, công ty X đã không thể giải quyết được việc làm mà phải cho 25 lao động này thôi việc Điều đó thể hiện ở việc công ty
X chấm dứt HĐLĐ đối với những lao động này Theo khoản 2 điều
44 BLLĐ thì công ty X phải trả trợ cấp mất việc làm cho 25 người
Trang 8lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật lao động về trợ cấp mất việc làm
Vì vậy, việc công ty X thanh toán trợ cấp thôi việc cho 25 lao động
là sai mà công ty phải thanh toán trợ cấp mất việc cho những lao động trên theo quy định tại điều 49 BLLĐ