Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt là đối với các vùng ven biển có nguy cơ chịu ảnh hưởng rất lớn của các hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhận thức và hiểu được những tác động của biến đổi khí hậu gây ra cho các ngành, lĩnh vực sẽ giúp con người có những nhìn nhận đúng đắn trong việc phòng chống và thích ứng với nó. Nam định là môt tỉnh nằm ở phái nam đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam với bờ biển kéo dài hàng chục km, là một trong những tỉnh hứng chịu nhiều nhất các tác động tiêu cực gây ra bởi sự biến đổi khí hậu. Để có những cái nhìn cụ thể hơn, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài tiểu luận “ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong các ngành, lĩnh vực của tỉnh Nam Định”. Trong giới hạn của một bài tiểu luận và hạn chế về mặt thời gian cũng như điều kiện nghiên cứu, sau đây chúng tôi xin trình bày về một số nội dung chính tìm hiểu được
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI - ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
********
Tiểu luận nhóm Môn quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững
Đề tài:
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong các ngành,
lĩnh vực của tỉnh Nam Định
GVHD: PGS.TS Lưu Đức Hải Nhóm: Nguyễn Bích Ngọc
Nguyễn Thùy Dương Phạm Thanh Hương Ngọ Thị Thùy
Trần Sơn Tùng Ngô Thanh Sơn Trần Mạnh Cường Nguyễn Chí Sỹ
Hà Nội 2011
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo Đặc biệt là đối với các vùng ven biển có nguy cơ chịu ảnh hưởng rất lớn của các hiện tượng biến đổi khí hậu Nhận thức và hiểu được những tác động của biến đổi khí hậu gây ra cho các ngành, lĩnh vực sẽ giúp con người có những nhìn nhận đúng đắn trong việc phòng chống và thích ứng với nó
Nam định là môt tỉnh nằm ở phái nam đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam với bờ biển kéo dài hàng chục km, là một trong những tỉnh hứng chịu nhiều nhất các tác động tiêu cực gây ra bởi sự biến đổi khí hậu Để có những cái nhìn cụ thể hơn, chúng tôi đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài tiểu luận “ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong các
ngành, lĩnh vực của tỉnh Nam Định” Trong giới hạn của một bài tiểu luận và hạn chế
về mặt thời gian cũng như điều kiện nghiên cứu, sau đây chúng tôi xin trình bày về một
số nội dung chính tìm hiểu được
Trang 3BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I Khái niệm
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên
và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác
II Tác động của biến đổi khí hậu
1 Một số tác động chính của biến đổi khí hậu
- Biến động về nhiệt độ (ví dụ: Nhiệt độ tăng vào mùa nóng, giảm vào mùa lạnh, tăng nhiệt độ cực đại, tăng số lượng các đợt nóng có cường độ cao…) làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng nguy cơ cháy rừng, ảnh hưởng tới hoạt động sống của các loài động vật hoang dã,
- Thay đổi về lượng mưa (tăng về mùa mưa, giảm về mùa khô) có thể dẫn đến tăng nguy
cơ lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, thay đổi hệ sinh thái lưu vực sông và các vùng ngập nước
- Tăng cường độ và tần suất bão gây tổn thất về con người, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế xã hội
- Nước biển dâng là đe dọa đến hoạt động sống của các vùng ven biển ven sông
2 Các ngành và lĩnh vực chịu tác động của biến đổi khí hậu
2.1 Vùng ven biển và hải đảo
Vùng ven biển và hải đảo của Việt Nam chia làm 3 khu vực: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ Các khu vực này thường xuyên chịu nhiều tác động của các hiện tượng liên quan đến khí hậu như bão và áp thấp nhiệt đới (đặc biệt là vùng Trung Bộ); lũ lụt và sạt
Trang 4lở đất (đặc biệt là vùng ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ) Bên cạnh đó, vùng ven biển là nơi tập trung của nhiều đô thị và các khu vực dịch vụ nên hầu hết các ngành và hoạt động kinh tế xã hội đã, đang và sẽ chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu Hai ngành có khả năng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu trong tương lai ở vùng duyên hải là du lịch
và thủy sản
2.2 Vùng đồng bằng
Việt Nam có hai vùng đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long Đây là các vùng thấp nên thường xuyên chịu các tác động của úng ngập Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ chịu nhiều tác động của bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và xói lở trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô
2.3 Vùng núi và trung du
Vùng núi và trung du Việt Nam có thể được chia làm các khu vực chủ yếu: Vùng núi và trung du Bắc Bộ, vùng núi Trung Bộ và Tây Nguyên Các khu vực này thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét và sạt lở đất; cháy rừng, hạn hán (đặc biệt là vùng núi Bắc
Bộ và Trung Bộ) Các lĩnh vực: an ninh lương thực; Lâm nghiệp; Giao thông vận tải; Môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học; Y tế, sức khỏe cộng đồng/các vấn đề xã hội khác thuộc vùng núi và trung du Việt Nam có nguy cơ chịu tác động đáng kể của biến đổi khí hậu
2.4 Vùng đô thị
Ở Việt Nam, các đô thị tập trung chủ yếu dọc theo vùng ven biển và các vùng đồng bằng Do hầu hết các đô thị lớn nằm ở khu vực đồng bằng và ven biển nên nước biển dâng, bão và lũ lụt là những mối nguy hại nghiêm trọng nhất Hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội ở khu vực đô thị đều chịu tác động của biến đổi khí hậu Đặc biệt, do đô thị
là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị nên khả năng dễ bị tổn thương và thiệt hại về kinh
tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng sẽ lớn hơn Các cộng đồng có khả năng dễ bị tổn thương cũng đa dạng hơn do các vấn đề xã hội ở đô thị phức tạp hơn
Trang 5ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC NGÀNH VÀ
LĨNH VỰC Ở NAM ĐỊNH
I Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nam Định
1 Điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí địa lý
Vĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà
Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông Diện tích: 1.669 km².
2.Địa hình
Địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng ven biển Phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở tây bắc Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Chỗ cao nhất là đỉnh núi Gôi (122 m), chỗ thấp nhất (3 m) ở vùng chiêm trũng Ý Yên, so với mặt nước biển
Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có
4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn
3 Khí hậu thời tiết
Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85% Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m
Trang 6II Điều kiện kinh tế xã hội
1 Các ngành kinh tế quan trọng
Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp Đặc biệt là những lợi ích khai thác được từ khu vực ven biển Tỉnh cũng đang có những chính sách, định hướng phát triển hợp lý các ngành đánh bắt thủy hải sản, nông nghiệp và dịch vụ
Sản xuất công nghiệp chú trọng 4 ngành chính là: Công nghiệp dệt may, cơ khí điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm
2 Tình hình tăng trưởng kinh tế
Năm 2000 ước GDP tỉnh đạt 5.920 tỷ đồng Năm 2005, Cơ cấu kinh tế là: Nông-lâm-thuỷ sản: 41%, Công nghiệp-xây dựng: 21.5%, Dịch vụ: 38% Trong 5 năm
2001-2006, kinh tế của tỉnh Nam Định phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Một số ngành tăng trưởng khá nhanh và toàn diện
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngươ nghiệp giảm từ 40,9% (năm 2000) xuống 32,17% (năm 2006); ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 20,9% (năm 2000) lên 31,99% (năm 2006), ngành dịch vụ ổn định ở khoảng 35,84% Cơ cấu lao động có sự thay đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21% (năm 2000) lên 33% (năm 2006)
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11 - 12%; GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 11-12 triệu đồng Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,95%/năm Đến năm 2010 tỷ lệ trồng trọt chiếm 59%, chăn nuôi
và dịch vụ 41% trong cơ cấu ngành nông nghiệp Tổng sản lượng cây lươơng thực bình quân 950 ngàn tấn Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 42 triệu đồng/ năm Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng bình quân 15% năm, năm 2010 sản lượng thuỷ, hải sản đạt 100 ngàn tấn
II Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực của tỉnh Nam Định
Trang 71 Tài nguyên nước
1.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng, chất lượng tài nguyên nước
Hệ thống sông ngòi tỉnh Nam Định bao gồm 530 km đường sông, với mật độ sông
là 0,33km/km2 Nằm trong hệ thống sông lớn này là hệ thống 21 kênh rạch được phân bố rộng rãi theo hình xương cá, tổng chiều dài là 279 km Chế độ nước sông được phân biệt
rõ rệt bởi mùa lũ và mùa cạn Hiện nay, nước sông đang là nguồn cung cấp nước chính cho các nhu cầu thiết yếu của người dân trong mọi hoạt động như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và hoạt động nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh sự thiết hụt nước ngọt trên các sông lớn vào mùa cạn, kết hợp với sự phát tán rác, nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động của làng nghề, các khu công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã làm giảm chất lượng nước mặt các sông lớn và trong các kênh cấp 1, cấp 2 và kênh cấp 3: nước sông Đào khu vực tiếp nhận nước thải từ cốn Kênh Gia (mương dẫn và thoát nước thải của khu vực thành phố Nam Định, các cơ sở sản xuất trong thành phố và một phần nước thải của KCN Hòa Xá) với lượng nước thải khoảng 50.000 m3/ngày đêm nên có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ bởi các thông số BOD, COD, dầu mỡ, phenol; sông Sắt khu vực Cầu Đen là nguồn tiếp nhận nước thải khu vực làng nghể thủ công mỹ nghệ, mây tre đan xã Yên Tiến, xã Yên Ninh; sông Hùng Vương là nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề dệt nhuộm Quả Linh - xã Thành Lợi - huyện Vụ Bản Một số thống sơ vượt quy chuẩn/tiêu chuẩn cho phép như BOD5, COD, dầu mỡ, coliform Ngoài ra một số thông số như phenol, chất rắn lơ lửng, nitrit, nitrat, cao hơn quy chuẩn cho phép tại một số thời điểm
Các tuyến sông nhỏ là nguồn cấp nước tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khi chất lượng nước hiện nay đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật tại một số vị trí trong một thời điểm nhất đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt, gây nguy hại cho các sinh vật thủy sinh, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người Do nhu cầu phục vụ thủy điện cần lượng nước rất lớn cho nên vào tháng cạn nhất trong năm thì lượng nước chảy về Nam Định rất nhỏ chỉ 1,29 tỷ m3 ở tần suất 50% và 0,95 tỷ m3 ở tần suất 95%, nghĩa là vào các tháng như vậy trong năm, Nam Định thuộc loại khan hiếm nước
Trang 81.2 Tác động đến tài nguyên nước
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của BDKH đến tài nguyên nước tỉnh Nam Định là việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm ngập mặn BDKH gây nên tình trạng khô hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mưa, kết hợp sự chặn dòng của các đập thủy điện trên thượng nguồn và cộng với sự dâng lên của mực nước biển nên quá trình xâm ngập mặn trong 10 năm trở lại đây diễn ra với chiều hướng xấu đi, xâm ngập mặn không chỉ tiến sâu hơn vào trong nội đồng mà thời gian ảnh hưởng cũng kéo dài hơn
Những năm qua, ở các cửa sông, độ mặn cao, xuất hiện sớm và xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng Cụ thể, tại sông Sò, khu vực chân cầu Thức Khóa - Giao Thịnh (Giao Thủy), độ mặn đo được ngày 18/6/2011 là 0,1% Nước sông Hồng tại phà Ngô Đồng - TT Ngô Đồng - huyện Giao Thủy độ mặn đo được ngày 26/6/2011 là 0,21% Trên sông Vọng - đội 1 xã Bạch Long - huyện Giao thủy có độ mặn là 1,59% (kết quả đo ngày 28/6/2011) Nước sông Ninh Cơ khu vực bến đò Gót Tràng - TT Thịnh Long đo ngày 14/6/2011 có độ mặn là 0,3% Nước sông Đáy khu vực cách cống Lạch Đáy 300m
-xã Nam Điền - huyện Hải Hậu đo ngày 17/6/2011 có độ mặn là 0,91% (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường - Sở TN&MT Nam Định)
Mực nước thấp, độ mặn cao hơn, xuất hiện sớm hơn và xâm nhập sâu vào các cửa sông Độ mặn này ảnh hưởng rất lớn cho các công trình đầu mối lấy nước, các cống tưới vùng triều do mực nước trên các triền sông thấp, mặn tiến sâu vào các cửa sông, nên số giờ mở cống lấy nước được ít chỉ đạt 1,5 - 3 giờ/ngày
Xâm nhập mặn những năm qua trên địa bàn tỉnh Nam Định dẫn tới thay đổi độ sâu nước ngầm sử dụng được cho mục đích sinh hoạt Các hộ gia đình khoan giếng tại huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu để khai thác nước ngầm cho mục đích sinh hoạt thì hiện nay phải khoan sâu 100 - 120m, trong khi đó thời gian trước khoan 80 - 90m là đã khai thác được nước ngầm để sử dụng Quá trình kết hợp giữa thiếu nước ngọt và mực nước biển gia tăng sẽ trở thành thách thức đối với tài nguyên nước của Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng trong hiện tại cũng như tương lai
2 Hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học
Trang 9Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ hoạt động kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân cư vùng ven ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH của VQG Xuân Thủy, thì những năm qua sự biến đổi của các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hướng gió), dòng chảy sông Hồng và sự tăng lên của mực nước biển đã làm thay đổi hình thái của VQG, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học của VQG Xuân Thủy Nhiều loài đặc hữu bị suy giảm nghiêm trọng (cá chuối sộp, cua Giận, cò Thìa….)
* Phần Cồn Xanh và dải cát đầu Cồn Lu giáp sông Hồng bị cát xâm lấn do dòng chảy của sông Hồng thay đổi, diện tích rừng phòng hộ suy giảm vì tác động của hướng gió Đông Nam Phía đuôi Cồn Lu được bù đắp thêm, và kéo dài ra địa phận của xã Giao Long
* Sự dâng lên của mực nước biển (thủy triều lên cao và thời gian ngập chiều cao hơn) gây ngập úng thường xuyên khu vực Cồn Lu và là một trong những nguyên nhân làm chết rừng phi lao
* Quá trình thay đổi môi trường đất bị ảnh hưởng do nước biển dâng với mức độ ngày càng gia tăng Biểu hiện tác động trên là mất đất (khu vực bãi bồi VQG Xuân Thủy, huyện Nghĩa Hưng, bờ biển Thị trấn Quất Lâm - Giao Thủy, Thị trấn Thịnh Long - Hải Hậu); và đất bị nhiễm mặn tại 03 huyện ven biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy
3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp đặc biệt là đối với các ngành trồng trọt, phát triển nghề rừng, nghề cá
3.1 Ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng các ngành trồng trọt, chăn nuôi
Theo số liệu của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, từ năm 1989 đến 2010, Nam Định phải hứng chịu 26 trận bão, 01 trận lốc, 04 trận
lũ lớn, đã gây thiệt hại ngành nông nghiệp lên đến hàng ngàn tỷ đồng (từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay đã có tới 05 thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp)
Bão lũ dồn dập đã gây tổng thiệt hại vật chất 750 tỷ đồng (theo thời giá 1996) trong đó thiệt hại mùa màng hệ thống đê điều nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn đê Tân Thịnh tuyến hữu sông Hồng (huyện Nam Trực) sạt dài trên 500m, hố sạt lấn sâu vào 1/3 mặt đê, nếu không triển khai phòng hộ đê quyết liệt, chắc chắn xảy ra vỡ đê, dẫn đến thảm họa
Trang 10Năm 2004, ngày 20 - 23/7/2004 đợt mưa lớn với lượng mưa trung bình 262,5mm, nhiều nơi có lượng mưa rất lớn: Giao Thủy 345mm, Vụ Bản 279mm…đúng vào lúc lúa mới cấy, khả năng chịu úng kém, kết hợp với lũ cao và thủy triều giai đoạn nghiêm trọng kéo dài trên diện rộng Diện tích lúc bị ngập úng là 35.113 ha, phải cấy lại 11.774 ha, diện tích cây màu bị ảnh hưởng là 6.764 ha (Nguồn: Báo cáo tham luận BDKH và những ảnh hưởng của nó, Sở NN&PTNT Tỉnh Nam Định)
Năm 2007, diễn biến nhiệt độ trong tháng 1, tháng 2 và nửa đầu tháng 3 khác quy luật chung Suốt thời kỳ này hầu như không có rét, nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiệt năm từ 1,5 - 3,5oC (riêng trung tuần tháng 1 và tháng 2 cao hơn trung bình nhiệt năm từ 3-3,5oC), có nhiều giờ nắng Từ giữa tháng 3 và trong tháng 4 có nhiều đợt không khí lạnh, nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiệt năm từ 0,5 - 1,0 oC, ánh sáng thiếu Thời điểm từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 có 2 đợt gió mùa đông bắc muộn, nhiệt độ thấp dưới
20oC Do nhiệt độ giai đoạn đầu vụ Xuân cao hơn nên các loại cây trồng sinh trưởng nhanh, thời gian tích lũy dinh dưỡng bị rút ngắn, lúa đẻ nhánh ít Thời kỳ làm đòng của cây lúa (từ giữa tháng 3 và trong tháng 4) gặp lạnh nên số gié và hạt ít, hạt đầu bông bị thoái hóa, khi lúa trổ có hiện tượng bớt đầu bông….do đó đã làm giảm khoảng 5% năng suất lúa Xuân (ước sản lượng khoảng 47.000 tấn) (Nguồn: Báo cáo Tham luận BDKH và những ảnh hưởng của nó, Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định)
Ngày 22/7/2010, cơn bão số 3 đã đổ bộ vào tỉnh Nam Định, huyệ Hải Hậu là địa phương chị ảnh hưởng nặng nề nhất Theo thống kê của huyện, hơn 2.500m3 đất đá ven biển bị sạt lở, khoảng 1000 ha lúa mùa cùng nhiều đầm nuôi tôm bị ngập nước Huyện Giao Thủy bị ngập úng khoảng 3.164 ha lúa mới cấy, trong đó 60 ha lúa chết phải cấy lại,
500 ha lúa phải cấy dặm tỉa (Báo cáo Tổng kết công tác PCBL%TKCN năm 2010, phương hướng thực hiện nhiệm vụ PCBL&TKCN năm 2011 huyện Giao Thủy)
Hạn hán về mùa khô những năm qua đã xảy ra nghiêm trọng theo chiều hướng hết sức bất lợi Năm 2004, năm được coi là khốc liệt nhất trong vòng 40 năm qua, mực nước sông Hồng tại Hà Nội ở thời điểm tháng 1/2004 là +2,17 m (kiệt nhất có lúc xuống tới 1,75m); Năm 2005 ở cùng thời điểm mực nước xuống đến 2,06 m (kiệt nhất có lúc xuống tới 1,5m); Dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, làm giảm năng suất lúa các địa phương trên toàn tỉnh Gần đây, tháng 5-6/2010, hạn hán gây thiếu nước trầm trọng gây