1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản chất, nguyên tắc hoạt động, chức năng và cấu trúc của thị trường chứng khoán các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và thực trạng thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay

54 985 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Việc hình thành và phát triển Thị trường (TTCK) là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cũng đòi hỏi phải có TTCK để làm cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư (bao gồm các tổ chức kinh tế xã hội và dân chúng) với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh và Nhà nước cần vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước (tiền đề thỏa mãn các nhu cầu chung của đất nước).TTCK có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, vai trò đó chỉ có thể được thực hiện khi các giao dịch trên thị trường được diễn ra một cách hợp pháp, tạo điều kiện tăng tính hiệu quả và giảm rủi ro của thị trường. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, để đạt được mục tiêu đó, hoạt động giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) đối với TTCK, đặt biệt là giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK là một yêu cầu rất quan trọng.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quy mô TTCK ngày càng tăng, sự tham gia của các trung gian tài chính trong và ngoài nước trên TTCK ngày càng phát triển.TTCK từ khi thành lập đến nay đã phát huy được chức năng của mình đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế gây kiềm hãm sự phát triển của thị trường, với những vấn đề trên việc nghiên cứu giao dịch chứng khoán trên TTCKVN thực sự là một nhu cầu cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Bản chất, nguyên tắc hoạt động, chức năng và cấu trúc của thị trường chứng khoán. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay”.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Việc hình thành và phát triển Thị trường (TTCK) là bước phát triển tấtyếu của nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường cũng đòi hỏi phải có TTCK để làm cầu nối giữa một bên là cácnhà đầu tư (bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và dân chúng) với bên kia làcác doanh nghiệp cần vốn kinh doanh và Nhà nước cần vốn để thực hiện cácmục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước (tiền đề thỏa mãn các nhu cầuchung của đất nước)

TTCK có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tàichính nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung Tuy nhiên, vai trò đó chỉ cóthể được thực hiện khi các giao dịch trên thị trường được diễn ra một cáchhợp pháp, tạo điều kiện tăng tính hiệu quả và giảm rủi ro của thị trường Kinhnghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, để đạt được mục tiêu đó, hoạtđộng giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở giaodịch chứng khoán (SGDCK) đối với TTCK, đặt biệt là giám sát giao dịchchứng khoán trên SGDCK là một yêu cầu rất quan trọng

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quy mô TTCK ngày càng tăng, sựtham gia của các trung gian tài chính trong và ngoài nước trên TTCK ngàycàng phát triển.TTCK từ khi thành lập đến nay đã phát huy được chức năngcủa mình đối với nền kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhữnghạn chế gây kiềm hãm sự phát triển của thị trường, với những vấn đề trên việcnghiên cứu giao dịch chứng khoán trên TTCKVN thực sự là một nhu cầu cầnthiết cả về lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Bản chất, nguyên tắc hoạt động, chức năng và cấu trúc của thị trường chứng khoán Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay”

Trang 2

TTCK ra đời xuất phát từ nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế.Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hếtphải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư Tới một lúc nào đó, nhu cầu vốn nàyvượt quá khả năng đáp ứng của các kênh huy động truyền thống Mà trên thực

tế, đang tồn tại một lượng vốn rất lớn trong cộng đồng dân cư chưa tham giavào hoạt động sản xuất kinh doanh, gây mất cân đối trong nền kinh tế, đó lànhững người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người cóvốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư, dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãngphí Xuất phát từ nghịch lý này, TTCK đã ra đời đóng vai trò là kênh dẫn vốnquan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung, phân phối vốn mộtcách hiệu quả trong nền kinh tế

Tiền thân của TTCK là các chợ và hội chợ Đây là nơi có vị trí thuậnlợi, có địa điểm, thời gian họp cố định Đồng thời là nơi gặp gỡ, trao đổithông tin giữa các thương nhân, nơi giao dịch và kí kết các hợp đồng mua báncác hàng hóa không mang ra chợ vẫn xác định được lượng, chất của hàng hóa,nơi kí kết hợp đồng giữa những người môi giới, các hãng thương mại thâutóm được cung cầu

Trang 3

Những dấu hiệu của một TTCK sơ khai đã xuất hiện ngay từ thời Trung

cổ xa xưa Vào khoảng thế kỉ XV, ở các thành phố lớn của các nước phươngTây, trong các phiên chợ hay hội chợ, các thương gia thường gặp gỡ, tiếp xúcvới nhau tại các quán cà – phê để thương lượng, mua bán, trao đổi hàng hóa.Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời nói vớinhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất cứ hànghóa, giấy tờ nào Đến cuối thế kỉ XV, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trườnghoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thươnglượng Những quy ước này dần dần trở thành những quy tắc có tính chất bắtbuộc đối với các thành viên tham gia

Năm 1453, phiên chợ đầu tiên đã diễn ra tại một lữ điếm của gia đìnhlãnh chúa Vanber ở Bruges, với biển hiệu “Bourse” (Mậu dịch thị trường) vẽhình 3 túi da tượng trưng cho 3 loại giao dịch: giao dịch hàng hóa, giao dịchngoại tệ, giao dịch chứng khoán Vào năm 1457, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất

đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bịsụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auves (Bỉ) Ở đây, thị trường phát triển rấtnhanh chóng Sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên xuất hiện ở Anh vào giữa thế

kỉ XVI Các sàn giao dịch như vậy cũng được thành lập ở Đức và Mĩ vào cuốithế kỉ XIII, ở Thụy Sĩ vào giữa thế kỉ XIX và ở Nhật vào cuối thế kỉ XIX

Quá trình phát triển thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều bướcthăng trầm Thời kì huy hoàng nhất là vào những năm 1875 – 1913, TTCKphát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhưng đến ngày29/10/1929 - ngày được gọi là “ngày thứ năm đen tối”, đã mở đầu cuộc khủnghoảng TTCK New York và sau đó lan rộng ra các TTCK Tây Âu, Bắc Âu,Nhật Bản Sau thế chiến thứ hai, các TTCK phục hồi, phát triển mạnh Nhưngrồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa đã làm cho các TTCKthế giới suy sụp, kiệt quệ Lần này, hậu quả của nó rất lớn và nặng nề hơncuộc khủng hoảng năm 1929 Nhưng chỉ 2 năm sau, TTCK thế giới lại đi vào

ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được

Trang 4

trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơchế thị trường.

2 Khái niệm thị trường chứng khoán.

TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua

bán, trao đổi các chứng khoán Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng

khoán thì đó là hoạt động của TTCK

Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ,

nó có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư, cho phép chủ sở hữu

có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành Các quyền yêucầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữucủa chúng Có nhiều cách để phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thứckhác nhau Nếu dựa theo tính chất của chứng khoán thì hàng hoá trên thịtrường bao gồm hai loại chủ yếu là chứng khoán vốn và chứng khoán nợ

Với chứng khoán vốn, mà đại diện là cổ phiếu, nó xác nhận sự góp vốn

và quyền sở hữu phần vốn góp đó của cổ đông đối với tài sản của công ty cổphần Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thịtrường thứ cấp theo quy định của pháp luật Ngoài ra, cổ đông còn có quyềntham gia quản lý công ty thông qua quyền tham gia và bỏ phiếu tại Đại hội cổđông, quyền mua trước đối với cổ phiếu phát hành mới

Với chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quyđịnh nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hữu chứng khoántoàn bộ giá trị cam kết bao gồm cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định

Với các đặc tính trên, chứng khoán được xem là các tài sản tài chính

mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền của chủ

sở hữu đối với tổ chức phát hành

Đặc điểm cơ bản nhất của TTCK là thị trường tự do, tự do nhất trongcác loại thị trường Ở TTCK không có sự độc đoán, can thiệp cưỡng ép vềgiá Giá mua bán hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định

Trang 5

Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thịtrường sơ cấp hay ở thị trường thứ cấp, tại Sở giao dịch hay tại thị trường giaodịch qua quầy, ở thị trường giao ngay hay ở thị trường kì hạn Các quan hệmua bán trao đổi làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, thực chất đâychính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bảnkinh doanh.

Quá trình vận động của tư bản được thực hiện xuất phát từ chức năngkinh tế nòng cốt của thị trường tài chính trong việc dẫn vốn từ những ngườitạm thời dư thừa vốn sang những người cần vốn Sự chuyển dịch vốn đượcthể hiện qua sơ đồ H1.1

Người cho vay vốn

1 Hộ gia đình

2 Doanh nghiệp

3 Chính phủ

4 Nước ngoài

Các trung gian tài chính

- Ngân hàng thương mại

- Bảo hiểm, quỹ hưu trí

- Tổ chức nhận tiền gửi và cho vay

Tài trợ gián tiếp

Người đi vay vốn

Tài trợ trực tiếp

Sơ đồ 1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chính

Trang 6

Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua hai conđường trực tiếp và gián tiếp Những người cần vốn có thể huy động trực tiếp

từ những người tạm dư thừa vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ.Hoặc con đường thứ hai để dẫn vốn là thông qua các trung gian tài chính, đây

là một bộ phận đã chuyển tải một khối lượng đáng kể nguồn tiết kiệm đưa vàođầu tư và góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn

Như vậy, thị trường tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việctích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế Đượcxem là đặc trưng cơ bản của thị trường vốn, TTCK là thị trường mà giá cả củachứng khoán (hàng hoá trên thị trường) chính là giá cả của vốn đầu tư, vì vậy,TTCK được coi là hình thức phát triển bậc cao của nền kinh tế thị trường

3 Bản chất và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

3.1 Bản chất của thị trường chứng khoán

- Về hình thức: TTCK là nơi giao dịch (SGD) kí kết thực hiện hợp đồngmua bán các giấy tờ có giá (mua bán chứng khoán) giữa những người môi giới

- Về bản chất: TTCK là thị trường mua bán quyền sử dụng và quyền sởhữu về vốn (mua bán quyền sử dụng và quyền sở hữu tư bản)

- Về nội dung: lúc đầu thuần túy là thị trường về vốn (mua bán các văn tựnợ), về sau phát triển thành thị trường đầu tư ( mua bán cổ phiếu là chủ yếu)

3.2 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

a Nguyên tắc trung gian

Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch thường được thực hiệnthông qua tổ chức trung gian và môi giới là các công ty chứng khoán Trên thịtrường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành

mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông quanghiệp vụ môi giới kinh doanh các công ty chứng khoán mua chứng khoángiúp các nhà đầu tư, hoặc mua chứng khoán của nhà đầu tư này để mua vàbán cho các nhà đầu tư khác

Trang 7

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch làchứng khoán thực và giúp thị trường hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợicủa các nhà đầu tư

b Nguyên tắc định giá

Việc định giá chứng khoán trên thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào cácnhà trung gian môi giới Mỗi nhà trung gian môi giới định giá mỗi loại chứngkhoán tại một thời điểm tuỳ theo sự xét đoán và tùy vào số cung cầu chứngkhoán có trên thị trường Việc định giá chứng khoán được thực hiện thôngqua cuộc thương lượng giữa những người trung gian môi giới cần mua và cầnbán Giá cả được xác định khi hai bên đã thống nhất

Tất cả các thành viên có liên quan trên thị trường không ai có thể canthiệp vào sự tác động qua lại của số cung cầu chứng khoán trên thị trường vàcũng không ai có quyền định giá chứng khoán một cách độc đoán Vì thế thịtrường chứng khoán được coi là thị trường tự do nhất trong các thị trường

c Nguyên tắc công khai hoá

Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khaihoá về các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, cũng nhưtình hình tài chính về kết quả kinh doanh của công ty phát hành và số lượngchứng khoán và giá cả từng loại đều được công khai trên thị trường và trongcác báo cáo Khi kết thúc một cuộc giao dịch số lượng chứng khoán đượcmua bán, giá cả từng loại đều được lập tức thông bán ngay Nguyên tắc nàynhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán chứng khoán khôngbịhớ trong mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng chọnloại chứng khoán theo sở thích của mình

4 Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán:

a Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiềnnhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó gópphần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở

Trang 8

các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng vàđầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

b Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh vớicác cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khácnhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựachọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình

c Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sởhữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năngthanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối vớingười đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của cácchứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao

d Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phảnánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạtđộng của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ramột môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

e Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cáchnhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang

mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ chothấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong

vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thựchiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua

và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách vàquản lý lạm phát Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách,

Trang 9

biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự pháttriển cân đối của nền kinh tế.

5 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán ở Việt Nam

5.1.Chủ thể phát hành

Chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức huy động vốn bằng cách bánchứng khoán do mình phát hành cho các nhà đầu tư Chủ thể phát hành baogồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư

a) Chính phủ

Mục đích phát hành của chính phủ là sự bù đắp thiếu hụt của ngân sách

và huy động vốn đẻ tài trợ cho các công trình, dự án lớn và quan trọng Chínhphủ cấp các loại chứng khoán gồm: Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu côngtrình và Tín phiếu kho bạc

b) Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp phát hành các chứng khoán để huy động vốn và tăngvốn cho sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn đi vay từ các Ngân hàngthương mại Trong nền kinh tế thị trường có 3 hình thức tổ chức doanh nghiêp

cơ bản đó là: Doanh nghiệp một chủ; Công ty hợp doanh và Công ty cổ phần

Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp ban hành năm 1998 và có hiệu lựcnăm 1999, chỉ có các công ty cổ phần và doanh nghiệp cổ phần hoá là tổ chứcđược phát hành cả trái phiếu và cổ phiếu Doanh nghiệp Nhà nướcvà các công

ty trách nhiệm hữu hạn được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn Cácdoanh nghiệp còn lại: Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danhkhông được phép phát hành bất khì loại chứng khoán nào ra thị trường

c) Các quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, được hình thànhbằng vốn góp của các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư vào chứng khoán và cácloại hình đầu tư khác Mục đích thành lập quỹ đầu tư là tập hợp và thu hútnhững nhà đầu tư nhỏ, lẻ tham gia kinh doanh Đặc trưng cơ bản nhất của quỹđầu tư là quỹ vừa đóng vai trò là tổ chức phát hành bằng việc phát hành ra các

Trang 10

chứng khoán như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư vừa đóng vai trò là quỹ đầu

tư, kinh doanh các loại chứng khoán Quỹ đầu tư có nhiều loại mỗi loại sẽ cóphương thức phát hành khác nhau

- Các công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vựcchứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong các nghiệp vụ chính làmôi giới,quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán

và tự doanh

5.3 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

- Uỷ ban chứng khoán nhà nước là cơ quan thuộc chính phủ thực hiệnchức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam

- Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường

và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứngkhoán trên Sở phù hợp với quy định của pháp luật và UBCK

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của cáccông ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứngkhoán được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của các thành viên và cácnhà đầu tư trên thị trường

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ là tổ chức nhận lưu giữ cácchứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịchchứng khoán Ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán đáp ứng

Trang 11

đủ điều kiện của UBCK sẽ thực hiện dịch vụ lưu kí và thanh toán bù trừchứng khoán.

- Các tổ chức hỗ trợ là tổ chức được thành lập với mục đích khuyếnkhích mở rộng và tăng trưởng của TTCK thông qua các hoạt động như chovay tiền để mua CK và cho vay CK để bán trong các giao dịch bảo chứng

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán là tổ chức phụ trợ, phục vụcác giao dịch chứng khoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch

vụ đánh giá năng lực thanh toán khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn theonhững điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt pháthành cụ thể

6 Cấu trúc của thị trường chứng khoán

6.1 Căn cứ vào phương thức giao dịch:

Thị trường chứng khoán tập trung (SGD): Là thị trường chứng khoán

có tổ chức, chứng khoán được sàng lọc, lựa chọn Giao dịch chứng khoánđược tập trung tại một nơi là sàn giao dịch Đây là nơi tập trung lệnh mua vàbán để ghép lệnh Lệnh mua ghép với lệnh bán hình thành giá Sàn giao dịchchứng khoán có thể là tổ chức phi lợi nhuận hoặc là công ty cổ phần Ở ViệtNam, sàn giao dịch chứng khoán là công ty TNHH một thành viên

Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Giao dịch chứng khoán ở

đây không tập trung tại một nơi Giao dịch có thể bằng gặp trực tiếp, bằngđiện thoại hay qua mạng Giá theo phương thức thỏa thuận

So với thị trường chứng khoán phi tập trung, giao dịch ở sàn giao dịch được

tổ chức quản lí chặt chẽ hơn, tính thanh khoản cao hơn; nhưng số lượng loại

cỏ phiếu và tổng giá trị giao dịch lại thường nhỏ hơn

6.2 Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch:

Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua

bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

Trang 12

Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và

mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các tráiphiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ

Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường chứng khoán phái sinh , bao gồm thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… Đây là thị trường cấp cao mua bán chuyển giao các công cụ tài chính cấp cao; Do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển ở trình độ cao

6.3 Căn cứ vào sự lưu chuyển vốn:

Thị trường chứng khoán sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng

khoán phát hành lần đầu Việc phát hành phải thông qua bảo lãnh Giá do

tổ chức phát hành quy định Thị trường chứng khoán sơ cấp trực tiếp mang lại vốn cho công ty Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

Thị trường chứng khoán thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán

đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Vốn trên thị trường chứng khoán thứ cấp không vào công ty phát hành Giá phụ thuộc vào cung cầu (thông qua đấu giá, đấu lệnh…) Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được

phát hành Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong cácmục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàngnăm, hưởng chênh lệch giá

 Vai trò của TTCK

Xu thế hội nhập và quốc tế hoá nền kinh tế đòi hỏi tự bản thân mỗiquốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao Một thịtrường tài chính năng động có khả năng làm tăng thêm sức mạnh cho nềnkinh tế hơn bất cứ một loại tài nguyên nào, mà trong đó TTCK là một định

Trang 13

chế tài chính rất quan trọng Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thếgiới đã khẳng định vai trò quan trọng của TTCK trong phát triển kinh tế:

Thứ nhất, TTCK cùng với sự vận hành của mình đã tạo ra các công cụ

có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối, chuyển thờihạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế Yếu tố thông tin

và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn mộtcách có hiệu quả

Thứ hai, TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý

doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp Với

cơ chế thông tin hoàn hảo đã tạo khả năng giám sát chặt chẽ của TTCK đãlàm giảm tác động của các tiêu cực trong quản lý, đảm bảo phân bổ lợi íchmột cách hài hoà giữa người sở hữu, nhà quản lý và người làm công ăn lương.Đồng thời, TTCK đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá DNNN

Thứ ba, TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông

qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng,

từ đó phân tán quyền lực kinh tế trong tay một số tập đoàn, tránh hiện tượngđộc quyền, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế Việc giải toả tậptrung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đótạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế

Thứ tư, TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ có thể huy động được các

nguồn tài chính để phục vụ cho các mục đích của mình mà không tạo áp lực

về lạm phát, hơn nữa, hoạt động của TTCK còn giúp tăng thu ngân sách choNhà nước, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chínhtiền tệ của Chính phủ

Thứ năm, việc mở cửa TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị

trường quốc tế hay nói khác đi muốn khẳng định đến tính hiệu quả của quốc

tế hoá TTCK Điều này cho phép các công ty có thể huy động được mộtlượng vốn đầu tư lớn ở thị trường ngoài nước, bên cạnh đó mở rộng các cơ

Trang 14

hội kinh doanh cho các công ty trong nước, cho phép các công ty có thể huyđộng nguồn vốn được rẻ hơn.

Thứ sáu, TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh

doanh trong tương lai Việc giá chứng khoán lên xuống có xu hướng đi trướcchu kỳ kinh doanh đã đưa ra một dự báo giúp cho Chính phủ và các công ty

có kế hoạch phân bổ các nguồn lực của họ Như vậy, TTCK cũng tạo điềukiện tái cấu trúc nền kinh tế

Ngoài những tác động tích cực trên, hoạt động của TTCK cũng cónhững tác động tiêu cực nhất định Ta biết rằng, thị trường hoạt động dựa trên

cơ sở thông tin hoàn hảo, tuy nhiên ở hầu hết các thị trường không phải nhàđầu tư nào cũng có khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ và như nhau, vì vậyviệc đưa ra các quyết định đầu tư không hoàn toàn dựa trên việc xử lý thôngtin, dẫn tới việc giá cả chứng khoán không phản ánh chính xác giá trị công ty

và chưa phân bổ một cách hiệu quả các nguồn lực Ngoài ra, còn có một sốhiện tượng tiêu cực khác trên TTCK như hiện tượng đầu cơ, mua bán nộigián, xung đột quyền lực…gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư Thực tế nàyđặt lên vai các nhà quản lý thị trường phải có những biện pháp hiệu quả đểgiảm thiểu đến mức tối đa các tiêu cực trên thị trường nhằm đảm bảo cho tínhhiệu quả của thị trường, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư

Như vậy ta thấy vai trò của TTCK đã được thể hiện dưới nhiều góc độkhác nhau Vai trò này có thực sự được phát huy hay không nó phụ thuộc vào

sự quản lý của Nhà nước và các chủ thể tham gia thị trường

Trang 15

PHẦN B: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM

I.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM (TỪ 2007 - 2010)

1 Tình hình niêm yết chứng khoán:

Thị trường chứng khoán VN bắt đầu hoạt động từ năm 2000, khởi thuỷ

là sự kiện thành lập Trung tâm chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 11 tháng

7 năm 1998 theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và thực hiện phiên giaodịch đầu tiên vào ngày 28 tháng 07 năm 2000 Trong khi đó, trung tâm giaodịch chứng khoán Hà Nội thành lập vào ngày 08 tháng 03 năm 2005 Tiếp sau

là các sự kiện thành lập Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 11tháng 05 năm 2007 theo Quyết định số 599/QĐ-TTg của Thủ tướng ChínhPhủ và Sở giao dịch Hà Nội trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

Khởi thuỷ, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 2 mã Cổ phiếuniêm yết là SAM và REE, đến năm 2005, số công ty niêm yết đã lên 32 công

ty, cho đến nay, số lượng đã vượt qua con số 300, gồm các loại chứng khoán

và chứng chỉ quỹ tổng trên cả 2 sàn niêm yết, với giá trị lên đến hàng nghìn tỷđồng Tuy có những tình hình phát triển khả quan như vậy về số lượng, nhưng

về mặt giá trị thì tuy có gia tăng nhưng đã gây ra những biến động thăng trầm

có những lúc đến không ngờ, và nếu không thoát khỏi thị trường kịp thờitrong những lúc giảm điểm kịp thời thì các nhà đầu tư cũng sẽ gặp những rủi

ro về vốn của mình

2 Tình hình giao dịch chứng khoán:

Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động được 10 năm, trải quanhiều thăng trầm, nhưng có thể nói những diễn biến trong giai đoạn từ 2007đến 2010 là đầy biến động nhất và nhiều sự kiện nhất Tuỳ theo giá trị về vốnchủ sỡ hữu mà các công ty có thể niêm yết Cổ phiếu của mình ở những thịtrường Hà Nội, vốn dưới 80 tỷ hay là TP Hồ Chí Minh, vốn trên 80 tỷ

Trang 16

Tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gianqua, đặc biệt là từ những năm 2007 đến 2010 cực kỳ sôi động, các công tyđại chúng, các tập đoàn tài chính, đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng và Bảohiểm cũng thay nhau lên sàn Đến thời điểm hiện nay, ở mỗi sàn giao dịch,tổng giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng Ngày trước, các công tyniêm yết chủ yếu là những công ty vừa cổ phần hoá, tham gia niêm yết vì sựkêu gọi từ phía Nhà nước; còn bây giờ Sở giao dịch Chứng khoán TP HồChí Minh liên tục thông báo nhận hồ sơ niêm yết từ nhiều công ty từ các đôthị lớn đến các tỉnh xa, từ công ty tư nhân cho đến các công ty có gốc làdoanh nghiệp nhà nước

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay cũng còn nhữnghạn chế nhất định Có những ý kiến cho rằng cơ sở pháp lý và điều kiện quản

lý hiện nay chưa thực sự giúp thị trường đủ lớn mạnh và được như mongmuốn của những công ty niêm yết, đó là làm sao để doanh nghiệp, kể cả ngânhàng, khi cần vốn có thể tìm đến thị trường chứng khoán Đến ngày hôm nay,thị trường chứng khoán vẫn chủ yếu là giao dịch cổ phiếu có sẵn, còn nhữnggiao dịch gọi vốn qua thị trường để thay thế nguồn vốn ngân hàng thì vẫnchưa nhiều, do đó chúng ta cần có những giải pháp căn cơ hơn để giải quyếtvấn đề cốt yếu này để thị trường phát triển và tăng quy mô của thị trường lên,đáp ứng đúng mục tiêu huy động vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam

3 Tình hình biến động chỉ số VN-Index:

Theo đà thăng trầm của tình hình niêm yết và tình hình giao dịch trênthị trường chứng khoán Việt Nam, (thì chỉ số VN-Index, chỉ số giao dịchchứng khoán Việt Nam HOSE-index tại sàn TP Hồ Chí Minh và chỉ sốHNX-Index, chỉ số tại sàn giao dịch Hà Nội, cũng có những biến động khôngngừng và hầu như hai chỉ số này luôn luôn biến động cùng chiều với nhau)hai chỉ số này hầu như luôn biến động

Có thể nhìn lại diễn biến chỉ số VN- Index trong mười năm qua để thấyhết thăng trầm Chỉ non 01 năm sau khi mở cửa thị trường, vào tháng 06-

Trang 17

2001, chỉ số này đã leo lên 571 điểm Ở giai đoạn tốt đẹp này, với sự chàođón nồng nhiệt của công chúng đầu tư trong điều kiện hiếm hàng (do có ítcông ty niêm yết), thị trường nóng lên là không có gì khó hiểu Chính cái bẫytăng nóng, tình trạng thiếu đáp ứng nhiều mặt, cùng sự thoả mãn, thất vọng và

sợ hãi đan xen vào thời kỳ sơ khai này đã kéo thị trường xuống đáy sâu chưađầy hai năm sau đó Hậu quả là VNI-Index rớt liên tục xuống còn 139 điểmvào tháng 4-2003 Vào giai đoạn bỉ cực này, có lúc cả cổ phiếu tên tuổi cũng

bị đẩy xa về phía dưới mệnh giá Từ đó, thị trường rơi vào giai đoạn ngủ đôngcho đến hết năm 2005

Sau đó, thị trường lại ấm lên vào năm 2006, rồi sốt cao, đỉnh điểm làchỉ số VNI-Index cao nhất từ trước đến nay 1.170 điểm vào tháng 03-2007,một chỉ số kỷ lục mà mãi cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được Sự hưng phấnquá trớn này làm cho mọi người cứ nghĩ đó là xu thế, là quy luật, để rồi đoánnon đoán già rằng VNI-Index sẽ còn vượt lên trên 2000 điểm! Thật may làđiều đó đã không xảy ra Thay vào đó là giai đoạn điều chỉnh dài ngày, ảmđạm suốt năm 2008, và chỉ dừng lại ở cái đáy sâu 235 điểm vào tháng 2-2009

Thị trường trong những gia đoạn ảm đạm đã tụt đốc không phanh, cóthể quy cho một số tác động kinh tế, bởi lúc này, khách quan trên thế giới đãxảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới do Mỹ châm ngòi, tạo ra những tácđộng tiêu cực trên toàn thế giới về kinh tế nói chung và thị trường chứngkhoán nói riêng Tuy vậy, điều đáng nói ở đây chính là thực tế lúng túng trongcách ứng phó và các áp đặt mang tính hành chính từ phía các nhà quản lý thịtrường, được cho là đã gây nên tình trạng thị trường có lúc như bị mất lửa.Bảng điện tử đỏ đều suốt tháng, bi quan lây lan bao trùm, tình trạng tháo luikhỏi thị trường diễn ra tràn lan…Thế nhưng, vào thời điểm vắng lặng làm chokhông ít nhà đầu tư rời bỏ thị trường với nỗi lo “sập sàn” thì thị trường nhưbừng tỉnh lại Trong vòng bảy tháng, từ tháng 3 đến 10-2009 thị trường đãtăng ngoạn mục từ 235 đến 633 điểm Không ít nhà đầu tư đã tận dụng cơ hộinày để kiếm lại những gì đã mất trước đó

Trang 18

Có thể nói tóm lại rằng, thị trường chứng khoán lắm thăng trầm nhưngcũng không kém cuốn hút Chỉ tính ba năm gần đây thôi đã có bốn thời đoạnvui buồn kịch tính: hoành tráng 2007, sóng gió 2008, thử thách 2009 và ẩn số

2010 Hy vọng rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ và tâm huyết củacác nhà quản lý, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những bước pháttriển tốt hơn trong tương lai

II CÁC MẶT HẠN CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – NGUYÊN NHÂN.

có tổ chức còn rất hạn chế Các nhà đầu tư trong nước đa số hiểu biết chưathật đầy đủ về cơ chế hoạt động của TTCK, tầm nhìn chiến lược còn ngắnhạn Mặt khác còn do sự thiếu trung thực trong việc cung cấp thông tin củacác công ty, đã làm cho không ít nhà đầu tư không còn đủ tin cậy để sử dụngcác thông tin này trong việc ra quyết định Từ đó xuất hiện một số nhà đầu tư

“chơi chứng khoán” như đánh bạc, họ sẵn sàng dốc hầu bao của mình ra đểthử vận may Hậu quả là số lượng các hộ gia đình đã lâm vào tình trạng phásản do đầu tư chứng khoán theo kiểu đánh bạc rất lớn

+ Tính thanh khoản thị trường thấp dẫn đến mất cân đối cung – cầu, làmcho giá cả biến động thất thường Tính thanh khoản của chứng khoán là kháiniệm thể hiện khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán vàngược lại Thị trường có những lúc không thể hiện đúng giá trị của nó Giáchứng khoán bị thổi phồng theo tin đồn mà không phải căn cứ vào tình hìnhtài chính thực sự của công ty, đương nhiên sẽ nhanh chóng bị xẹp xuống khi

Trang 19

có tin đồn xấu Thị trường thiếu những công ty hoạt động thực sự hiệu quả, cótầm nhìn chiến lược dài hạn, các “blue chip” khá ít ỏi đã khiến cho thị trường

có tính thanh khoản kém, khó ổn định trước những cơn bão tài chính

Biên độ giao dịch chứng khoán hiện nay trên các sàn có sự chênh lệnhkhá lớn (HOSE với biên độ 5%, HNX với 7% và Upcom là 10%) Điều này sẽdẫn đến tình trạng đầu cơ gia tăng khi thị trường có biến động mạnh

+ Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ cho hoạt động của thị trườngcòn nhiều hạn chế Khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập khi màluật chứng khoán đã ban hành song chưa đầy đủ ở một số hành vi như: giaodịch khống, giao dịch tín dụng, giao dịch các sản phẩm phái sinh Các hành vitiêu cực xảy ra trong các hoạt động kinh doanh đầu tư chứng khoán bị xử phạttheo luật chứng khoán là chưa thích đáng với mức độ gây hại của nó Theothống kê của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM trong năm 2007 có cáchành vi tiêu cực sau:

Có 135 công ty chứng khoán vi phạm khi đặt lệnh: Hủy lệnh trong cùngđợt khớp lệnh, đặt mua vượt quá tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài…Giao dịch của các cổ đông lớn không báo cáo

Giao dịch của những người liên quan không công bố thông tin

Nhân viên công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch chứng khoán tạicông ty chứng khoán khác

Nhiều người mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán khác nhau.Trong năm 2008 thì số trường hợp vi phạm là 137

Đã có một số vụ thao túng thị trường và giao dịch nội gián Điển hình là

vụ thao túng thị trường đối với các cổ phiếu của Công ty kỹ nghệ khoáng sảnQuảng Nam (MIC), Công ty cổ phần Vincom (VIC), Công ty cổ phầnVinpearland (VPL), vụ thao túng thị trường đối với cổ phiếu của các công ty

cổ phần xi măng Cần Thơ (CCM), vụ giao dịch nội gián đối với cổ phiếu củacác công ty, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT),

Trang 20

Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (TDH), Công ty cổ phần khoáng sản

Hà Nam (KSH)

Tuy nhiên mức xử phạt hiện hành theo Nghị Định 36/2007/NĐ-CP chỉdừng lại ở mức xử phạt hành chính tối đa là 70 triệu đồng Điều này thật sựchưa hợp lý vì lý do việc thu lợi từ việc vi phạm nhiều hơn so với mức đóngphạt hành chính Điều này chưa đủ sức răn đe

2 Nguyên nhân.

Thứ nhất: Hàng hóa trên thị trường tuy có tăng về số lượng nhưng chưa

đa dạng về chủng loại Thị trường niêm yết hiện nay chỉ có cổ phiếu, tráiphiếu và chứng chỉ quỹ, chưa có công cụ phái sinh Điều này không làm tăngtính đa dạng trong hoạt động đầu tư Thiếu công cụ phòng ngừa hạn chế rủi rokhi thị trường có biến động lớn

Thứ hai: Các công ty niêm yết phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ,

chưa có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn nên khả năng cạnh tranhchưa cao nên chưa làm yên lòng các nhà đầu tư Ngoài ra công tác quản trị,chế độ kế toán của các công ty niêm yết có những điểm chưa phù hợp vớithông lệ quốc tế điều này gây trở ngại đối với nhà đầu tư nước ngoài Thôngtin chưa minh bạch, chính xác điều này gây mất niềm tin đối với nhà đầu tư

Thứ ba: Nguồn nhân lực cho hoạt động của thị trường còn hạn chế cả về

số lượng và chất lượng Phần lớn nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán chưađược đào tạo chính quy và đúng chuyên môn mà từ các lĩnh vực chuyển sangnên còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng như nội dungđào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chứng khoán còn rất nhiều hạn chế Hiệntại, Ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan duy nhất được phép đào tạo vàcấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, do vậy việc đào tạo gì, cấp bằng gì,chất lượng ra sao không có ai phản biện nên khó nâng cao chất lượng nguồnnhân lực này Ngoài ra việc thanh tra, giám sát hoạt động của công ty chứngkhoán còn lỏng lẻo và chưa triệt để nên sai phạm của các công ty này diễn rathường xuyên làm xói mòn niềm tin vào thị trường

Trang 21

Thứ tư: Số lượng công ty chứng khoán hiện nay ở Việt Nam so với quy

mô thị trường tương đối nhiều, tuy nhiên còn thiếu về nhiều mặt Hạ tầng kỹthuật của các công ty chứng khoán chưa được đầu tư đúng mức, cho nên cáccông ty chứng khoán tuy nhiều nhưng chất lượng hoạt động chưa cao, chưađáp ứng được yêu cầu của thị trường Phần mềm Giao dịch chứng khoán tại

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM là phần mềm chuyển giao từ Thái Lantrước đây, khi có sự cố phải mời các chuyên gia Thái Lan sang khắc phục,gây tốn nhiều chi phí và không mang tính chuyên nghiệp mất nhiều thời gian

để chuyên gia Thái Lan sửa lỗi Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứngkiến nhiều lần “sập sàn” do quy mô giao dịch tăng đột biến những năm 2007.Tính chuyên nghiệp của thị trường chưa cao Điều này thể hiện ở thị trườngchưa minh bạch, kiến thức chứng khoán và thị trường chứng khoán đối vớinhà đầu tư còn hạn chế, pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán chưa ổn định…

Thứ năm: Hiện trung tâm lưu ký quản lý tài khoản trực tiếp của công ty

chứng khoán mà chưa quản lý cụ thể đến từng nhà đầu tư Điều này khôngkiểm soát được việc nhà đầu tư mở một lúc nhiều tài khoản qua nhiều công tychứng khoán khác nhau Quan trọng hơn chính vấn đề này nhiều công tychứng khoán có cơ hội vi phạm như dùng đòn bẩy tài chính, bán chứng khoánngày T, T+1, T+2, phân bổ chứng khoán của công ty chứng khoán cho nhàđầu tư không chính xác, điều này gây nên sự những nhiễu và bất lợi cho nhàđầu tư nhỏ

3 Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1 Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chínhphủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thịtrường chứng khoán Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứngkhoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị cácđiều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về

Trang 22

chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi choviệc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổchức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi íchhợp pháp của các nhà đầu tư.

UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền của một cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK;quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK.Với Nghị định số 90/2003/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/8/2003thay thế Nghị định số 75/CP, UBCKNN có các nhiệm vụ, quyền hạn:

 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng đượcThủ tướng Chính phủ phân công ký các văn bản quy phạm pháp luật vềchứng khoán và thị trường chứng khoán và tổ chức thực hiện các văn bảnđó;

 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch,các chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các dự án quantrọng của UBCKNN; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chươngtrình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

 Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêuchuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ và định mức kinh tế -

kỹ thuật được áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy địnhcủa pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

 Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép phát hành, niêmyết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, hành nghề kinh doanh chứngkhoán theo quy định của pháp luật;

 Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạtđộng hoặc giải thể Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịchChứng khoán, các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức;

Trang 23

 Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giaodịch Chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, cáctrung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;

 Quản lý các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán của

tổ chức phát hành chứng khoán, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chứckinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật;

 Thanh tra, kiểm tra và giám sát các đối tượng tham gia hoạt độngtrên thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thịtrường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

 Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theoquy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọngthuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo yêu cầu củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

 Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoánthực hiện mục đích, tôn chỉ và điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm trathực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhànước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng khoántheo quy định của pháp luật;

 Tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trườngchứng khoán; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viênchức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc, nhânviên kinh doanh chứng khoán và các đối tượng tham gia thị trường chứngkhoán;

 Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứngkhoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức và cho công chúng;

 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

 Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hànhchính của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo mục tiêu và nội dung

Trang 24

chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt;

 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiềnlương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhànước;

 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngânsách được phân bổ theo quy định của pháp luật;

 Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Cơ cấu tổ chức của UBCKNN theo Nghị định 90/2003/NĐ-CP củaChính phủ:

Trang 25

Lãnh đạo UBCKNN:

o Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;

o Các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Các tổ chức tham mưu giúp Chủ tịch UBCKNN (Chủ tịch)

thực hiện quản lý các lĩnh vực về chứng khoán và TTCK:

Trang 26

o Vụ Phát triển thị trường chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch vềchiến lược và chính sách phát triển TTCK;

o Vụ Quản lý phát hành chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch vềquản lý phát hành và niêm yết chứng khoán;

o Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch quản

lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụchứng khoán;

o Vụ Pháp chế: tham mưu giúp Chủ tịch trong việc thực hiện quản lýnhà nước bằng pháp luật về chứng khoán và TTCK;

o Thanh tra: tham mưu giúp Chủ tịch và thực hiện công tác thanh tra,giám sát về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán vàTTCK;

o Vụ Kế hoạch - Tài chính: tham mưu giúp Chủ tịch về công tác tàichính - kế toán, đầu tư và xây dựng đối với các tổ chức thuộcUBCKNN;

o Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu giúp Chủ tịch về hợp tác quốc tế vàhội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK;

o Vụ Tổ chức cán bộ: tham mưu giúp Chủ tịch thực hiện các chủtrương, chính sách về tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo công chức,viên chức của UBCKNN;

o Văn phòng: tham mưu giúp Chủ tịch tổng hợp, điều phối hoạt độngcác tổ chức của UBCKNN, thực hiện công tác hành chính, quản trịđối với các hoạt động của Uỷ ban Văn phòng UBCKNN có đại diệntại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáp nhập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính: Căn

cứ Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004, theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 07/9/2004 Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng

Trang 27

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.Theo Quyết định này, UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu tráchnhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứngkhoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứngkhoán và TTCK theo quy định của pháp luật

3.2 Trung tâm giao dịch chứng khoán.

3.2.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh:

Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thếgiới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chínhphủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sởgiao dịch Chứng khoán Tp.HCM Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đãchính thức được khai trương

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCKTP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiênvào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinhtế- xã hội của đất nước Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớntrong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công

Ngày đăng: 25/06/2016, 13:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nâng cấp, hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam - Bùi Nguyên Hoàn (Cơ quan đại diện SSC tại TPHCM. Đăng trên websitehttp://www.sggp.org.vn/taichinhnganhangchungkhoan/2010/7/231603/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Cơ quan đại diện SSC tại TPHCM. Đăng trên website
5.Giải pháp nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững - PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi – Trường Đào tạo & PTNNL VietinBank. Đăng trên website http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/12/13/4201 Link
6. Tìm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán - Việt Anh. Đăng trên website http://www.tinmoi.vn/Tim-giai-phap-phat-trien-thi-truong-chung-khoan-01112586.html Link
1. Đề cương bài giảng thị trường chứng khoán. TS. Đồng Văn Phường (2013). NXB: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khác
3. Thị trường chứng khoán. GS.TS.Nguyễn Thanh Tuyền (chủ biên), TS.Nguyễn Đăng Dờn, Th.S.Bùi Kim Yến, Th.S.Thân Thị Thu Thủy, TS.Vũ Thị Minh Hằng (2005) Khác
4. Chứng khoán và tìm hiểu thị trường chứng khoán. Phạm Văn Quan (2001) Khác
8. Thị trường chứng khóan Việt Nam: 10 năm hình thành và phát triển.PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng - Ths Nguyễn Anh Tuấn.Trường đại học Kinh tế TP.HCM Khác
9. Website của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước www.ssc.gov.vn Khác
10.Website của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh www.hsx.vn Khác
11.Website của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội www.hnx.vn Khác
12.Tập thể tác giả - Giáo trình Luật Chứng Khoán –Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công An Nhân Dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w