1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vấn đề thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

11 663 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 17,58 KB

Nội dung

Vấn đề thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật Bài tập học kỳ môn Xây dựng văn bản pháp luật Chuyên mục Bài tập học kỳ, Xây dựng văn bản pháp luật Vấn đề thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình soạn thảo để ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những trường hợp mắc lỗi trong văn bản, những lỗi đó dù nhỏ nhưng cũng có thể gây ra hậu quả khó lường trong thực tiễn áp dụng. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót đó, đồng thời hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định việc thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một trong những thủ tục quan trọng của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởi là một khâu quan trọng nên trách nhiệm của những chủ thể thực hiện công việc thẩm tra, thẩm định càng trở nên quan trọng hơn nữa. NỘI DUNG 1, Khái quát chung về thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là việc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm tra và thẩm định là những hoạt động tương tự nhau về chuyên môn nhưng có một số điểm khác biệt. Mọi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được thẩm định nhưng riêng đối với các dự án văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn được thẩm tra bởi các cơ quan chuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Về phạm vi, thẩm tra và thẩm định đều xem xét tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo, bên cạnh đó thẩm định còn xem xét về sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, kĩ thuật soạn thảo văn bản; thẩm tra còn xem xét về tính chính trị, tính hợp lí và tính khả thi của dự thảo. Nguyên tắc thẩm tra, thẩm định là bảo đảm tính khách quan và khoa học; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định dự án, dự thảo; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ tư pháp, phối giữa Bộ tư pháp với cơ quan liên quan; bảo đảm sự trao đổi, thảo luận tập thể trong đơn vị được giao thẩm định dự án, dự thảo. 2, Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 2.1 Bộ tư pháp Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị định, dự thảo quyết định. Trong việc thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ tư pháp có trách nhiệm:  Tổ chức thẩm định dự án, dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng của báo cáo thẩm định.  Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến dự án, dự thảo;  Tổ chức các hội thảo về nội dung của văn bản được thẩm định trước khi nhận hồ sơ thẩm định;  Tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức có liên quan,các chuyên gia, các nhà khoa học;  Tham gia với các cơ quan chủ trì soạn thảo khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo;  Tham gia các hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo;  Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cở đại diện phối hợp thẩm định;  Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo và cung cấp thông tin tìa liệu có liên quan đến dự án, dự thảo;  Mời đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan tham gia hoạt động thẩm định. Cụ thể trong quá trình triển khai thẩm định của Bộ tư pháp, các chủ thể có trách nhiệm như sau: Đối với Bộ trưởng Bộ tư pháp phụ trách chung về công tác thẩm định dự án, dự thảo. Đối với Thứ trưởng thường trực phụ trách chung công tác thẩm định khi Bộ trưởng vắng mặt, giải quyết công việc liên quan đến công tác thẩm định được phân công cho Thứ trưởng khác phụ trách khi Thứ trưởng đó vắng mặt. Các thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp phụ trách công tác thẩm định dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực theo sự phân công của Bộ trưởng. Đối với dự án, dự thảo quan trọng, phức tạp, Thứ trưởng phụ trách có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng và xin ý kiến chỉ đạo về ý kiến thẩm định. Đối với các đơn vị thuộc Bộ: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo và dự thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Trong trường hợp dự thảo quyết định, dự thảo thông tư có nội dung phức tạp, Vụ trưởng vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có thể yêu cầu các đơn vị phối hợp thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Trường hợp các đơn vị khác được giao chủ trì tổ chức thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ tư pháp thì trình tự, thủ tục thẩm định được áp dụng theo các quy định của Nghị định số 242009NĐCP. Trong quá trình thẩm định dự thảo quyết định, thông tư, đơn vị chủ trì thẩm định có thể tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định. Trong trường hợp vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật được phân công chủ trì soạn thảo quyết định, thông tư thì Bộ trưởng quyết định đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định. Đối với thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định: Trong việc thẩm định dự án, dự thảo được phân công Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức có trách nhiệm: + Phân công một lãnh đạo đơn vị phụ trách việc tổ chức thẩm định dự án, dự thảo; + Đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp thẩm định khi xét thấy cần thiết; + Đề xuất việc yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo trước khi thẩm định; + Đề nghị cơ quan soạn thảo cung cấ thông tin và tài liệu có liên quan đến dự an, dự thảo được thẩm định; + Đề xuất việc tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trong những trường hợp cần thiết; + Tổ chức hoặc đề xuất lãnh đạo tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định với sự tham gia của cơ quan chủ trì soạn thảo và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lí. 2.2 Pháp chế bộ, ngành Tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. • Trong việc thẩm định dự thảo thông tư, tổ chức pháp chế có trách nhiệm sau đây:  Thẩm định dự án, dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng của báo cáo thẩm định.  Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến dự thảo;  Tham gia cùng đơn vịchur trì soạn thảo khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo;  Yêu cầu đơn vị chủ trì thuyết trình về dự thảo;  Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo;  Phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo thông tư;  Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công các đơn vị khác phối hợp thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học trong những trường hợp dự thảo có nội dung phức tạp. • Đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm:  Mời đại diện tổ chức pháp chế tham gia các hoạt động soạn thảo dự thảo;  Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định đến tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo thông tư theo yêu cầu của tổ chức pháp chế;  Thuyết trình về dự thảo thông tư khi có yêu cầu của tổ chức pháp chế;  Phối hợp với tổ chức pháp chế nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lí dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định;  Giải trình bằng văn bản về việc tiếp thu, không tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, đồng thời gửi bản giải trình đến tổ chức pháp chế. • Các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:  Cử đại diện có trình độ chuyên môn có trình độ phù hợp phối hợp thẩm định theo đề nghị của tổ chức pháp chế;  Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định theo yêu cầu của tổ chức pháp chế. 2.3 Cơ quan chủ trì soạn thảo Để hoạt động soạn thảo được đảm bảo chất lượng, hiệu quả cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đối với công tác thẩm định như sau:  Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và cung cấp các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.  Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề có liên quan đến nội dung của dự thảo, dự án theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.  Cử đại diện có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Hội đồng thẩm định và các cuộc họp thẩm định theo đề nghị của Bộ tư pháp.  Mời đại diện Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ soạn thảo dự án, dự thảo.  Phối hợp với Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lí dự án, dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.  Tiếp thu và giải trình ý kiến thẩm định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định gửi dự thảo đã được chỉnh lí và văn bản tiếp thu giải trình đến Bộ tư pháp và Văn phòng Chính phủ, đăng tải dự thảo đã được chỉnh lí trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan mình. 2.4 Hội đồng thẩm định Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định trong những trường hợp sau đây:  Thẩm định dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và dự thảo Nghị định có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực.  Thẩm định dự thảo do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định, Thư kí Hội đồng và các thành viên khác là đại diện Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học. Tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định ít nhất là 9 người. Đối với trường hợp thẩm định dự án, dự thảo của Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo thì đại diện Bộ tư pháp không quá 13 tổng số thành viên. Nếu thẩm định dự án, dự thảo liên quan đến nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, không do Bộ tư pháp soạn thảo thì đại diện Bộ tư pháp không quá 12 tổng số thành viên. Cuộc họp Hội đồng thẩm định diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng thẩm định và sự tham gia của ít nhất 12 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định. Thành viên Hội đồng thẩm định không thể tham gia cuộc họp phải gửi Chủ tịch Hội đồng thẩm định ý kiến thẩm định của mình bằng văn bản. 2.5 Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội “Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra” (khoản 1 Điều 32 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008) Các cơ quan thẩm tra này có trách nhiệm yêu cầu cơ quan soạn thảo báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung của dự án; tự mình hoặc cùng cơ quan soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. 3, Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể Việc thẩm tra, thẩm định có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể giúp cho việc phát hiện ra những kẽ hở của Luật được nhanh chóng để khắc phục, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật. Trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể giúp cho những người làm luật có trách nhiệm cao hơn nữa đối với văn bản mà mình soạn thảo ra, là động lực để người soạn thảo làm việc có hiệu quả hơn. Trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể giúp cho Nhà nước phát huy tốt hơn nữa việc quản lí hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sắp được thông qua, đảm bảo văn bản đó được soạn thảo có hiệu quả. 4, Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả việc đảm bảo trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể được thực hiện tốt hơn Thứ nhất, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chủ thể trong công tác thẩm tra, thẩm định. Thứ hai, đảm bảo những chủ thể tiến hành thẩm tra, thẩm định là những người có nhân cách tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn sâu rộng trên lĩnh vực tiến hành thẩm định. Thứ ba, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thẩm tra, thẩm định cả về mặt vật chất và tinh thần. Thứ tư, luôn kiểm tra gắt gao quá trình thẩm tra, thẩm định để quá trình này được tiến hành đúng trình tự. KẾT LUẬN Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trong quá trình xây dựng văn bản.Để công tác thẩm tra, thẩm định đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo phát huy tốt sự quản lí của Nhà nước thì việc quy định trách nhiệm cho các chủ thể thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định nhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi gần như là trọng tâm của việc xây dựng văn bản pháp luật.

Trang 1

Vấn đề thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Trong quá trình soạn thảo để ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những trường hợp mắc lỗi trong văn bản, những lỗi

đó dù nhỏ nhưng cũng có thể gây ra hậu quả khó lường trong thực tiễn áp dụng Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót

đó, đồng thời hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định việc thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một trong những thủ tục quan trọng của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật Bởi là một khâu quan trọng nên trách nhiệm của những chủ thể thực hiện công việc thẩm tra, thẩm định càng trở nên quan trọng hơn nữa

NỘI DUNG

1, Khái quát chung về thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là việc cơ quan

có thẩm quyền của Nhà nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm tra và thẩm định là những hoạt động tương tự nhau về chuyên môn nhưng có một số điểm khác biệt Mọi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được thẩm định nhưng riêng đối với các

dự án văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường

Trang 2

vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn được thẩm tra bởi các cơ quan chuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân Về phạm

vi, thẩm tra và thẩm định đều xem xét tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo, bên cạnh đó thẩm định còn xem xét về sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, kĩ thuật soạn thảo văn bản; thẩm tra còn xem xét về tính chính trị, tính hợp lí và tính khả thi của dự thảo

Nguyên tắc thẩm tra, thẩm định là bảo đảm tính khách quan và khoa học; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định dự án,

dự thảo; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ tư pháp, phối giữa Bộ tư pháp với cơ quan liên quan; bảo đảm sự trao đổi, thảo luận tập thể trong đơn vị được giao thẩm định dự án, dự thảo

2, Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

2.1 Bộ tư pháp

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị định, dự thảo quyết định

Trong việc thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Bộ tư pháp có trách nhiệm:

 Tổ chức thẩm định dự án, dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng của báo cáo thẩm định

Trang 3

 Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến dự án, dự thảo;

 Tổ chức các hội thảo về nội dung của văn bản được thẩm định trước khi nhận hồ sơ thẩm định;

 Tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan,

tổ chức có liên quan,các chuyên gia, các nhà khoa học;

 Tham gia với các cơ quan chủ trì soạn thảo khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo;

 Tham gia các hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo;

 Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cở đại diện phối hợp thẩm định;

 Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo

và cung cấp thông tin tìa liệu có liên quan đến dự án, dự thảo;

 Mời đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học

có liên quan tham gia hoạt động thẩm định

Cụ thể trong quá trình triển khai thẩm định của Bộ tư pháp, các chủ thể có trách nhiệm như sau:

Đối với Bộ trưởng Bộ tư pháp phụ trách chung về công tác thẩm định dự án, dự thảo

Trang 4

Đối với Thứ trưởng thường trực phụ trách chung công tác thẩm định khi Bộ trưởng vắng mặt, giải quyết công việc liên quan đến công tác thẩm định được phân công cho Thứ trưởng khác phụ trách khi Thứ trưởng đó vắng mặt Các thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp phụ trách công tác thẩm định dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực theo sự phân công của Bộ trưởng Đối với dự án, dự thảo quan trọng, phức tạp, Thứ trưởng phụ trách có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng và xin ý kiến chỉ đạo về ý kiến thẩm định

Đối với các đơn vị thuộc Bộ: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo và dự thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ tư pháp Trong trường hợp dự thảo quyết định, dự thảo thông tư có nội dung phức tạp, Vụ trưởng vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có thể yêu cầu các đơn vị phối hợp thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học Trường hợp các đơn vị khác được giao chủ trì tổ chức thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo thông tư của Bộ trưởng

Bộ tư pháp thì trình tự, thủ tục thẩm định được áp dụng theo các quy định của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP Trong quá trình thẩm định dự thảo quyết định, thông tư, đơn vị chủ trì thẩm định có thể

tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định Trong trường hợp vụ các vấn

đề chung về xây dựng pháp luật được phân công chủ trì soạn thảo quyết định, thông tư thì Bộ trưởng quyết định đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định

Trang 5

Đối với thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định: Trong việc thẩm định dự án, dự thảo được phân công Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức có trách nhiệm:

+ Phân công một lãnh đạo đơn vị phụ trách việc tổ chức thẩm định

dự án, dự thảo;

+ Đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp thẩm định khi xét thấy cần thiết;

+ Đề xuất việc yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo trước khi thẩm định;

+ Đề nghị cơ quan soạn thảo cung cấ thông tin và tài liệu có liên quan đến dự an, dự thảo được thẩm định;

+ Đề xuất việc tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trong những trường hợp cần thiết;

+ Tổ chức hoặc đề xuất lãnh đạo tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định với sự tham gia của cơ quan chủ trì soạn thảo và đại diện các

cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lí

2.2 Pháp chế bộ, ngành

Tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Trang 6

• Trong việc thẩm định dự thảo thông tư, tổ chức pháp chế có trách nhiệm sau đây:

 Thẩm định dự án, dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng của báo cáo thẩm định

 Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến dự thảo;

 Tham gia cùng đơn vịchur trì soạn thảo khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo;

 Yêu cầu đơn vị chủ trì thuyết trình về dự thảo;

 Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo;

 Phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo thông tư;

 Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công các đơn vị khác phối hợp thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học trong những trường hợp dự thảo có nội dung phức tạp

• Đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm:

 Mời đại diện tổ chức pháp chế tham gia các hoạt động soạn thảo

dự thảo;

Trang 7

 Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định đến tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo thông tư theo yêu cầu của tổ chức pháp chế;

 Thuyết trình về dự thảo thông tư khi có yêu cầu của tổ chức pháp chế;

 Phối hợp với tổ chức pháp chế nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lí dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định;

 Giải trình bằng văn bản về việc tiếp thu, không tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, đồng thời gửi bản giải trình đến tổ chức pháp chế

• Các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

 Cử đại diện có trình độ chuyên môn có trình độ phù hợp phối hợp thẩm định theo đề nghị của tổ chức pháp chế;

 Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định theo yêu cầu của tổ chức pháp chế

2.3 Cơ quan chủ trì soạn thảo

Để hoạt động soạn thảo được đảm bảo chất lượng, hiệu quả cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đối với công tác thẩm định như sau:

Trang 8

 Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và cung cấp các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo theo yêu cầu của cơ quan thẩm định

 Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề có liên quan đến nội dung của dự thảo, dự án theo yêu cầu của cơ quan thẩm định

 Cử đại diện có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Hội đồng thẩm định và các cuộc họp thẩm định theo đề nghị của Bộ tư pháp

 Mời đại diện Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ soạn thảo dự án,

dự thảo

 Phối hợp với Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lí dự án, dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

 Tiếp thu và giải trình ý kiến thẩm định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định gửi dự thảo đã được chỉnh lí

và văn bản tiếp thu giải trình đến Bộ tư pháp và Văn phòng Chính phủ, đăng tải dự thảo đã được chỉnh lí trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan mình

2.4 Hội đồng thẩm định

Trang 9

Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định trong những trường hợp sau đây:

 Thẩm định dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và dự thảo Nghị định có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực

 Thẩm định dự thảo do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo

Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định, Thư kí Hội đồng và các thành viên khác là đại diện Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học Tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định

ít nhất là 9 người Đối với trường hợp thẩm định dự án, dự thảo của

Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo thì đại diện Bộ tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên Nếu thẩm định dự án, dự thảo liên quan đến nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, không do Bộ tư pháp soạn thảo thì đại diện Bộ tư pháp không quá 1/2 tổng số thành viên

Cuộc họp Hội đồng thẩm định diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng thẩm định và sự tham gia của ít nhất 1/2 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định Thành viên Hội đồng thẩm định không thể tham gia cuộc họp phải gửi Chủ tịch Hội đồng thẩm định ý kiến thẩm định của mình bằng văn bản

2.5 Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

“Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi trình

Trang 10

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra” (khoản 1 Điều 32 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008)

Các cơ quan thẩm tra này có trách nhiệm yêu cầu cơ quan soạn thảo báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung của dự án; tự mình hoặc cùng cơ quan soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

3, Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể

Việc thẩm tra, thẩm định có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể giúp cho việc phát hiện ra những kẽ hở của Luật được nhanh chóng để khắc phục, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật

Trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể giúp cho những người làm luật có trách nhiệm cao hơn nữa đối với văn bản mà mình soạn thảo ra, là động lực để người soạn thảo làm việc có hiệu quả hơn

Trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể giúp cho Nhà nước phát huy tốt hơn nữa việc quản lí hệ thống văn bản quy

Trang 11

phạm pháp luật sắp được thông qua, đảm bảo văn bản đó được soạn thảo có hiệu quả

4, Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả việc đảm bảo trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của các chủ thể được thực hiện tốt hơn

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chủ thể trong công tác thẩm tra, thẩm định

Thứ hai, đảm bảo những chủ thể tiến hành thẩm tra, thẩm định là những người có nhân cách tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn sâu rộng trên lĩnh vực tiến hành thẩm định

Thứ ba, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thẩm tra, thẩm định cả về mặt vật chất và tinh thần

Thứ tư, luôn kiểm tra gắt gao quá trình thẩm tra, thẩm định để quá trình này được tiến hành đúng trình tự

KẾT LUẬN

Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trong quá trình xây dựng văn bản.Để công tác thẩm tra, thẩm định đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo phát huy tốt sự quản lí của Nhà nước thì việc quy định trách nhiệm cho các chủ thể thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định nhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi gần như là trọng tâm của việc xây dựng văn bản pháp luật

Ngày đăng: 24/06/2016, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w