Môi trường - Những tác động của con người tới môi trường và thực trạng môi trường ngày nay Có rất nhiều khái niệm về môi trường đã được đưa ra, như theo Từ điển tiếng Việt, môi trường đư
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2
I Môi trường - Những tác động của con người tới môi trường và thực trạng môi trường ngày nay 2
II Bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững 4
III Luật môi trường – vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường 8
IV Khái quát hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam 11
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 15
I Quá trình phát triển của hoạt động đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược 15
II Định nghĩa, mục đích, ý nghĩa và các yêu cầu của ĐTM, ĐMC 16
III Các giai đoạn chính của quá trình đánh giá môi trường 18
IV Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đánh giá môi trường 18
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 23
I Các khái niệm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường 23
II Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 25
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 32
I Không khí, ô nhiễm không khí và những hoạt động ảnh hưởng đến không khí của con người 32
II Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí 36
III Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí 39
CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC VÀ SUY THOÁI NGUỒN THỦY SINH 41
I Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước 41
II Pháp luật kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh 48
CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG 53
I Pháp luật về kiểm soát suy thoái đất 53
II PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG 59
CHƯƠNG 7: PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 69
I Đa dạng sinh học và sự suy thoái đa dạng sinh học 69
II Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 76
III Xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 81
CHƯƠNG 8: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG 82
I TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG 82
II Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 87
CHƯƠNG 9: THỰC THI CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 95
I Vai trò của các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường 95
II Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam xuất phát từ các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm 96
III Thực trạng thực thi nghĩa vụ cơ bản trong các Công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 100
Trang 2CHƯƠNG 1 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I Môi trường - Những tác động của con người tới môi trường và thực trạng môi trường ngày nay
Có rất nhiều khái niệm về môi trường đã được đưa ra, như theo Từ điển tiếng Việt,
môi trường được hiểu là “toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”, hoặc theo từ điển di sản của Mỹ: “môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”… Dưới góc độ pháp lý, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 đã đưa ra khái niệm môi trường “là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”
Nhưng nhìn chung, tất cả các khái niệm về môi trường được đưa ra đều xác địnhmôi trường bao gồm các yếu tố vật chất, bên ngoài con người hoặc sinh vật, đó có thể làcác yếu tố vật chất tự nhiên cũng có thể là yếu tố vật chất nhân tạo – mà chúng có ảnhhưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người hay sinh vật nào đó Sự thay đổi củacác yếu tố vật chất này sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người Tuynhiên, con người trong mối liên hệ với môi trường lại không chỉ đóng vai trò bị động,
mà ngược lại những hoạt động của con người cũng đã tác động trở lại đối với môitrường, làm cho môi trường biến đổi và sự biến đổi đó lại quay trở lại tác động đến conngười Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đã có rất nhiều hoạt độngdẫn đến những sự biến đổi của môi trường theo chiều hướng xấu và đáng lo ngại
1 Những tác động của con người đến môi trường
Hoạt động của con người đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến môi trường, gây
ra những biến đổi môi trường nghiêm trọng Sự gia tăng dân số thế giới dẫn đến sự giatăng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người Khi hoạt động sản xuất, tiêu dùngcủa con người tăng lên đòi hỏi phải gia tăng việc khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiêntrong môi trường, dẫn đến sự gia tăng của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường Biểu hiện
cụ thể ở một số khía cạnh sau:
Sự gia tăng dân số dẫn đến gia tăng nhu cầu về đất ở và đất canh tác, sản xuất, nhucầu về gỗ khiến các khu rừng bị tàn phá nghiêm trọng Hậu quả của việc phá rừng trướchết là làm mất đi nguồn cung cấp ôxi cho sự sống của con người Bên cạnh đó còn rấtnhiều hậu quả khác như làm suy giảm mạch nước ngầm khiến đất đai trở nên khô cằn,hoang hoá, không khí trở nên khô nóng hơn Sự biến mất của các khu rừng đầu nguồn
sẽ dẫn đến tình trạng lũ quét, đất đai bị xói mòn, sạt lở Hơn nữa, nhiều cánh rừng trênthế giới bị tàn phá trong các đám cháy do con người gây ra còn khiến bầu không khí bị
ô nhiễm thêm bởi khói và khí CO2
Các hoạt động sản xuất và khai thác tài nguyên khoáng sản cũng ngày càng tác độngnghiêm trọng đến môi trường Hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các hoạt động sửdụng công nghệ lạc hậu đã và đang xả thải các chất khí độc hại như SO2, CO và NO2 vào môitrường không khí, đây là các khí độc hại phát sinh từ quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch(than đá và dầu mỏ) Ngoài việc xả thải vào môi trường các chất khí độc hại, hoạt động sảnxuất công nghiệp còn thải ra các chất thải hoá học như axit sunfuaric và các chất thải rắn độchại như các kim loại nặng (chì, arsen, crom, kadmium, nicken, đồng, kẽm…) Bên cạnh đó,hoạt động sản xuất nông nghiệp ở mức cao mà không tính đến khả năng và quy luật phục hồichất dinh dưỡng của đất là một trong những hoạt động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường Việc sử dụng các chất hoá học như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (nhiều loại chứahàm lượng độc tố cao) trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày nay nhằm thâm canh, tăng
vụ, tăng năng suất, bảo vệ cây trồng, tuy nhiên chúng đang bị lạm dụng quá mức dẫn đến dư
Trang 3lượng các chất hóa học để lại trong đất rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất và
ô nhiễm nguồn nước ngầm, hơn nữa còn gây hại cho sức khỏe con người Việc xây dựng vàthực hiện quy hoạch đồng ruộng ở nhiều quốc gia và các địa phương còn tùy tiện, chưa khoahọc cũng dẫn đến tình trạng đất bị rửa trôi, bào mòn với tốc độ nhanh
Ở một số địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh hoạt động khai khoáng đã vàđang diễn ra mạnh mẽ Bụi phát sinh từ hoạt động của các mỏ gây ô nhiễm không khítại chỗ và cho cả các đô thị xung quanh, các tuyến đường vận chuyển Hoạt động vậnchuyển từ các mỏ ra cảng, qua các khu dân cư và đường quốc lộ gây bụi nghiêm trọng
do các xe vận chuyển không được đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường như rửabánh xe, che chắn trong quá trình vận chuyển cũng như xe không chở vượt tải… Hậuquả là rất nhiều đô thị của các tỉnh này bị ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi docác hoạt động khai thác than, tuyển than và vận chuyển than gây ra…
Ngoài những hoạt động kể trên còn có rất nhiều hoạt động khác của con ngườicũng đang hàng ngày, hàng giờ tác động xấu, gây ra ô nhiễm môi trường như các hoạtđộng giao thông vận tải, du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu…
2 Hiện trạng môi trường - những vấn đề đáng lo ngại
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người và tình trạng đóđang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia, với nhiều cấp
độ khác nhau
Trước hết là hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu Sự biến đổi khí hậu toàn cầu donhiều yếu tố khác nhau như rừng bị tàn phát, sự gia tăng của chất thải chứa khí CFCs ởmức độ lớn; sự gia tăng của dân số Các yếu tố này đã góp phần là cho trái đất nóng dầnlên và dẫn đến những thay đổi bất thường của khí hậu Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởngđến lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông nghiệp, lũ lụt sẽ xuất hiện ở nhiều nơitrong khi đó ở nhiều nơi khác tình trạng hạn hán sẽ xuất hiện thường xuyên hơn Sựbiến đổi khí hậu biểu hiện ở sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên cả lụcđịa và đại dương, dẫn đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Nino.Nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm cho băng ở hai vùng cực tan, dẫn đến hiện tượng mựcnước biển dâng lên, nhiều vùng đất ven biển sẽ chìm sâu dưới nước
Sự suy giảm tầng ôzôn cũng là một sự thay đổi đáng lo ngại của môi trường Tầngôzôn là “tầng khí quyển bên ngoài tầng biên hành tinh”, nó được coi là vỏ bọc của tráiđất Tầng ôzôn ngăn không cho các tia cực tím trong vũ trụ xâm nhập trấi đất (tác hạicủa tia cực tím là gây ung thư da ở người, gây suy giảm khả năng miễn dịch của thựcvật, làm các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần), nó còn ngăn cho bầu khíquyển bao quanh trái đất không nóng lên bởi năng lượng mặt trời Do đó, sự suy giảmtầng ôzôn sẽ tác động xấu đến môi trường
Sự suy giảm các loài thực vật và sự diệt vong của nhiều loài động vật sẽ dẫn đếnsuy giảm đa dạng sinh học, suy giảm nguồn gien, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường, sự sống Theo nhiều nhà khoa học, thế giới đang tiến dầntới đợt tuyệt chủng lớn nhất trong vòng 65 triệu năm qua Trong số 10-30 triệu loài trêntrái đất, mới có chừng 1,7 triệu loài được nhận dạng và mô tả Mỗi năm, có 25.000-50.000 loài tuyệt chủng và đa số những loài này vẫn chưa được nhận dạng Trong 50năm qua tổn hại mà con người gây ra cho nguồn đa dạng sinh học của thế giới lớn hơnnhiều so với mọi thời kỳ khác trong lịch sử Trong thế kỷ 20, do hoạt động của conngười mà tốc độ tuyệt chủng của các loài lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tựnhiên Báo cáo tiết lộ 12% loài chim, gần 25% động vật có vú và khoảng 30% động vậtđang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng Kể từ khi có đánh bắt cá thương mại, nguồn cátoàn cầu đã giảm 90% Theo số liệu được công bố tại hội nghị bảo tồn thế giới, Liênminh bảo tồn thế giới (IUNC) thì số loài có trong sách đỏ thế giới ngày càng tăng vọt.Sách đỏ năm 2004 cho thấy có 12.259 loài bị đe dọa và số lượng này tăng nhanh hằngnăm
Trang 4Thảm hoạ thiên nhiên như động đất, sóng thần, sạt lở đất, núi lửa phun trào…trong thời gian gần đây đã xảy ra với cường độ và sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại hàngvạn tính mạng con người và tài sản ở nhiều quốc gia trên thế giới.
II Bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững
1 Trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người và việc bảo vệ môi trườngcần phải thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau như mức độ cá nhân, mức độ cộng đồng,mức độ địa phương, vùng, mức độ quốc gia, mức độ quốc tế Mỗi mức độ bảo vệ môitrường có những yêu cầu khác nhau
Môi trường có ảnh hưởng tới mọi cá nhân, hơn nữa mỗi hành động riêng lẻ của cánhân có thể góp phần bảo vệ tốt môi trường và cũng có thể làm tổn hại đến môi trường,
vì vậy việc bảo vệ môi trường phải được coi là trách nhiệm của từng cá nhân Ở cấp độ
cá nhân yêu cầu đặt ra là mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng những quy địnhcủa pháp luật, các quy tắc của cộng đồng để giữ gìn môi trường sống Việc phát huyhoạt động bảo vệ môi trường ở mức độ cá nhân hiện nay cần được chú trọng Nếu nhưquan niệm rằng trách nhiệm bảo vệ môi trường là công việc của các cơ quan quản lý,các tổ chức bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các cánhân đối với môi trường, đây chính là nguyên nhân khiến nhiều khu rừng nguyên sinh
bị cháy, bị khai thác, tàn phá trong một thời gian dài Giải pháp để nâng cao hiệu quảcủa việc bảo vệ môi trường ở cấp độ cá nhân là việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng của môi trường, đồng thời phổ biến các phương thức, hành động bảo
vệ môi trường đối với từng cá nhân
Mức độ trách nhiệm công đồng Cộng đồng là tập thể người có gắn kết với nhaubằng những yếu tố kinh tế, xã hội hoặc tổ chức, chính trị Dù tồn tại dưới bất cứ hìnhthức nào, gắn kết với nhau bằng những yếu tố nào thì các cộng đồng cũng đều phảiquan tâm và bảo vệ môi trường vì lợi ích của chính mình Vai trò của cộng đồng trongviệc bảo vệ môi trường là vô cùng to lớn Đặc biệt là những cộng đồng làng, bản lànhững cộng đồng có mỗi liên hệ mật thiết với môi trường với nhiều lợi ích ràng buộc
Sự thống nhất và ràng buộc bởi lợi ích chung này là nền tảng quan trọng cho việc huyđộng cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường Ở nhiều công đồng đã có những quy tắcnhằm bảo vệ môi trường Ở cấp độ này, các biện pháp giáo dục và hành động tập thểcần được đặc biệt chú trọng Một trong những biện pháp thu hút sự tham gia tích cựccủa cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường là sự phân phối công bằng các nguồn tàinguyên môi trường
Mức độ trách nhiệm địa phương, vùng Do đặc điểm của môi trường, đặc biệt làcác yếu tố môi trường như nước, không khí, việc bảo vệ môi trường sẽ trở nên có hiệuquả nếu được thực hiện ở phạm vi lớn hơn với sự tham gia của nhiều cộng đồng hơn.Hiện nay, ở Việt Nam việc bảo vệ môi trường ở mức độ địa phương, vùng được thựchiện theo nguyên tắc địa giới hành chính Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện bảo vệmôi trường là các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Mức độ trách nhiệm quốc gia Việc bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc gia đượcthực hiện thông qua hoạt động quản lý thống nhất của Nhà nước Nhà nước thông quacác công cụ và hình thức khác nhau để thực hiện việc bảo vệ môi trường
Mức độ trách nhiệm quốc tế Thế giới hiện nay đang chứng kiến những cố gắnglớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường Các tổ chức, công ước quốc tế lầnlượt ra đời để bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc tế
2 Các biện pháp bảo vệ môi trường
Môi trường có thể được bảo vệ không những dưới nhiều cấp độ mà còn bằngnhững biện pháp khác nhau Tuy nhiên, những biện pháp cơ bản vẫn là biện pháp tổchức – chính trị, giáo dục, công nghệ, kinh tế và pháp lý
- Biện pháp tổ chức – chính trị
Trang 5Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ môitrường Chính trị là mối quan hệ phát sinh giữa các giai cấp, các nhóm người trong xãhội nhằm thực hiện quyền lực chính trị Các biện pháp chính trị được thực hiện nhằmxây dựng hoặc củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị Ở các nước phát triển, vấn đềmôi trường được các đảng phái, tổ chức sử dụng triệt để để thu hút sự ủng hộ chính trị
từ quần chúng và các tổ chức xã hội Nhiều đảng phái chính trị mang màu sắc môitrường xuất hiện Đảng Xanh ở các nước Châu Âu là tổ chức chính trị của những ngườibảo vệ môi trường Hoạt động của các đảng này ngày càng thu hút sự quan tâm của xãhội và có vị trí ngày càng vững chắc ở trong các cơ cấu quyền lực ở những nước này.Đảng Xanh tại Đức và Thuỵ Điển tạo nên một phái mạnh trong Quốc hội hai nước này
Ở Việt Nam, các biện pháp chính trị được sử dụng trong bảo vệ môi trường mangsắc thái khác Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề môi trường vào cương lĩnh, chiếnlược hành động của mình không nhằm mục đích tranh cử hay giành quyền lực chính trị
mà nhằm làm tăng thêm tính chất toàn diện, đúng đắn và khả thi của cương lĩnh, chiếnlược, trên cơ sở đó nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội Nghị quyết số 41 –NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhânloại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quantrọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúcđẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”
Ý nghĩa của các biện pháp chính trị trong bảo vệ môi trường thể hiện qua một sốđiểm chính sau: Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khicác tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào các cương lĩnh hoạt động của mình;Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ đwjc thể chế hoá thành các chínhsách, pháp luật
- Biện pháp kinh tế
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi
mô và vĩ mô đối với nền kinh tế Trong quản lý và bảo vệ môi trường, các biện phápkinh tế cũng phát huy tác dụng của nó Sử dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến nhữngđòn bẩy lợi ích kinh tế Thực chất của phương pháp này trong bảo vệ môi trường là việcdùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi chomôi trường, cho cộng đồng Các biện pháp kinh tế được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệmôi trường gồm:
+ Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường;
+ Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có cácgiải pháp tốt bảo vệ môi trường;
+ Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất ra chúng có tácđộng xấu đến môi trường;
+ Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường Cáchiệp định của GATT trước đây và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này.Các biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng Việc sử dụng chúng trong bẩo vệmôi trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản, cácbiện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với cácbiện pháp khác
- Biện pháp khoa học – công nghệ
Môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố vật chất phức tạp Việc tìm hiểu cấu trúc,quy luật hoạt động và các ảnh hưởng của môi trường nói chung và các yếu tố cấu thành
nó nói riêng không thể thực hiện được một cách đầy đủ nếu thiếu các biện pháp khoahọc và công nghệ Tương tự, việc bảo vệ môi trường cũng không thể thiếu các giải phápkhoa học, kỹ thuật và công nghệ Ví dụ như việc xử lý chất thải, nếu như các cộng đồngchỉ xử lý chất thải bằng các phương pháp như đốt, chôn thì việc trách ô nhiễm này lại
Trang 6dẫn đến một ô nhiễm khác Khi số lượng dân cư ngày càng đông hơn thì công nghệ xử
lý chất thải đòi hỏi phải có những biện pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.Việc áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ được khẳng định trongnguyên tắc thứ 9 của Tuyên bố Rio de Janeiro
- Biện pháp giáo dục
Ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường sẽ được nâng cao thông qua các hoạtđộng tuyên truyền và giáo dục Càng mở rộng các hoạt động giáo dục cộng đồng về táchại của sự ô nhiễm, suy thoái môi trường thì càng nâng cao được hiệu quả của công tácbảo vệ môi trường Vai trò của giáo dục đặc biệt quan trọng, biện pháp giáo dục là biệnpháp cần được thực hiện trước khi sử dụng biện pháp trừng phạt hay răn đe đối với cáchành động tàn phá môi trường Vì khi con người đã ý thức được những tác hại của việcmôi trường bị hủy hoại thì việc bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng được thực hiện một cách
có hiệu quả Chính vì tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường nênTuyên bố Rio de Janeiro cũng đã coi biện pháp này là một nguyên tắc quan trọng màcác quốc gia ký Tuyền bố cần thực hiện Đảng và Nhà nước ta cũng đặc biệt chú ý đếnviệc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệmôi trường có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, cấp độ và phạm vi khác nhau Điểnhình là các hình thức sau:
+ Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thức củacác trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học;
+ Sử dụng rộng tãi các phương tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng;
+ Tổ chức các hoạt động cụ thể để tuyền truyền bảo vệ môi trường như: Ngày môitrường thế giới, Tuần lễ xanh, Phong trào thành phố xanh – sạch – đẹp…;
+ Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội
- Biện pháp pháp lý
Khó có thể liệt kê hết các biện pháp mà các quốc gia đã thực hiện để bảo vệ cóhiệu quả môi trường Tuy nhiên, khi nói đến bảo vệ môi trường, chúng ta không thểkhông kể đến biện pháp pháp lý Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con ngườiphải thực hiện, vì vậy trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, pháp luật sẽ có tác động rất lớn
để thay đổi cách xử sự của con người đối với môi trường Pháp luật môi trường đưa racác tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động khai thác môi trường; quy định các chế tàihình sự, hành chính, dân sự để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòihỏi của pháp luật bảo vệ môi trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức bảo vệ môi trường; quy định các thủ tụcgiải quyết các tranh chấp môi trường cụ thể, rõ ràng và chặt chế Trên cơ sở đó phápluật là công cụ hữu hiệu để thực hiện việc bảo vệ môi trường
3 Sự phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệmôi trường Thực chất của phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển với việc duytrì môi trường hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền pháttriển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường
Trong Tuyên bố Stockholm, nguyên tắc thứ 13 có nêu: “Nhằm đạt được việc quản
lý tài nguyên hợp lý và tiến đến cải thiện môi trường, các nước cần phải chấp nhận cách tiếp cận tổng hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển nhằm bảo đảm phát triển tương hợp với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường vì lợi ích của nhân dân các nước” Nguyên tắc này đã khẳng định mối liễn hệ giữa việc phát triển với việc bảo vệ
môi trường Trong Tuyên bố Rio de Janeiro, yếu tố bảo vệ môi trường đã được nhấn
mạnh là rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển, cụ thể là: “Để thực hiện được sự phát triển bền vững, sự bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó”
Trang 7Tuy nhiên, khái niệm phát triển bền vững lại được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, góc
độ khác nhau, có cách hiểu phát triển bền vững bao gồm những khía cạnh xã hội vàhoạch định chính sách; có cách hiểu thuần túy dưới góc độ môi trường Ở mỗi góc độtiếp cận khác nhau thì lại có những tiêu chí, yếu tố khác nhau để đánh giá về phát triểnbền vững Theo các nghiên cứu của Brundtland, phát triển bền vững phải thỏa mãn cácyếu tố sau: sự xóa bỏ nghèo đói và bóc lột; sự giữ gìn và tăng cường các nguồn tàinguyên mà chỉ với chúng mới có thể đảm bảo việc xóa nghèo được liên tục; sự tăngtrường kinh tế và văn hóa xã hội; sự thống nhất giữa môi trường sinh thái và kinh tếtrong hoạch định chính sách Còn theo Chính phủ Canada, phát triển bền vững đượctiếp cận ở 3 tiêu chí mang tính mục tiêu như: Mục tiêu kinh tế là phải tạo ra được sảnxuất hàng hóa và dịch vụ với nguyên tắc chi phối là hiệu quả; mục tiêu môi trường làgìn giữ và quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên với nguyên tắc chi phối là bảo
vệ đa dạng sinh học và tính thống nhất của sinh thái; mục tiêu xã hội là gìn giữ và nângcao chất lượng cuộc sống với nguyên tắc chi phối là công bằng Còn ở Việt Nam, kháiniệm phát triển bền vững được nêu ra một cách thống nhất trong Luật Bảo vệ môi
trường 2005 (Điều 4.1): “phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Như vậy, tuy có sự khác nhau giữa cách cách tiếp cận nhưng về cơ bản các
tiêu chí của phát triển bền vững được nêu ra tương đối thống nhất, đó là sự phát triểnkinh tế, sự bảo vệ môi trường và sự thỏa mãn các yêu cầu cuộc sống con người
Phát triển bền vững có những đòi hỏi riêng của nó về mặt tài chính, về mặt địnhchế và pháp luật Tùy theo phạm vi quốc gia hay phạm vi quốc tế mà phát triển bềnvững sẽ đặt ra những đòi hỏi khác nhau Trong phạm vi quốc gia, sự phát triển bền vữngđòi hỏi được thể chế hóa dưới những hình thức sau:
- Quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách Quyết định chínhsách là bước quan trọng trong phát triển bền vững Khả năng kết hợp giữa phát triển vàbảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn vào việc ban hành các chính sách đúng đắn Thực
tế ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, nơi mà việc quyết định chính sáchthường bị chi phối bởi một hoặc một nhóm cá nhân cho thấy ảnh hưởng to lớn của việcquyết định chính sách đối với phát triển bền vững Gắn liền với việc ra chính sách là vịtrí và thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách và quyết định Việc xác định đúng
vị trí, tạo ra được sự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các hệ cơ quan quyền lực nhànước cũng là yếu tố định chế quan trọng của phát triển bền vững Các quyết định sẽ ít bịmang tính chất tham nhũng, ít bị chi phối bởi lợi ích cá nhân nếu như các cơ quan banhành chúng được đặt dưới sự giám sát của cộng đồng hoặc các cơ quan nhà nước khác.Không chỉ ở các nước đang phát triển mà ngay ở ác nước phát triển, việc hoàn thiện cơquan quyết định chính sách cũng đang là vấn đề đáng quan tâm
- Ban hành phát luật và thực thi pháp luật Pháp luật là công cụ đặc biệt quan trong
để đảm bảo phát triển bền vững
- Giải quyết tranh chấp, Cơ chế giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trongviệc đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển ổn định và các lợi ích hợp pháp đượcbảo vệ thỏa đáng Phát triển bền vững sẽ gặp khó khăn nếu như các quan hệ kinh tế xãhội không được điều tiết thích hợp thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc giảiquyết tranh chấp Với tư cách là yếu tố định chế của phát triển bền vững, giải quyếttranh chấp cần được chú ý phát triển mạnh hơn nữa
- Hợp tác quốc tế Tính toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu của môi trường đòi hỏiviệc phải có nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững Haithập kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều bước phát triển của quá trình hợp tác quốc tế vànhững định chế pháp lý, tổ chức thích hợp Các công ước quốc tế đa phương, các định
Trang 8chế tổ chức quốc tế (như WTO, UNCSD, WCED) đã được hình thành nhằm tạo ra sựphát triển bền vững toàn cầu.
III Luật môi trường – vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường
1 Luật môi trường
Luật môi trường là một lĩnh vực tương đối mới không chỉ đối với Việt Nam màcòn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, bởi ởcác quốc gia này sức ép của việc phát triển kinh tế đã khiến các quốc gia phải hi sinhcác giá trị môi trường, sinh thái Tuy nhiên, các quốc gia ngày nay cũng nhận ra nếumuốn tiếp tục phát triển thì cần phải tiến hành việc bảo vệ môi trường và một công hữuhiệu được mọi quốc gia sử dụng để bảo vệ môi trường đó là pháp luật Vì vậy, Luật môitrường ra đời với tư cách là một bộ môn khoa học, đồng thời là một ngành luật
1.1 Môn khoa học luật môi trường
Với tư cách là một môn khoa học pháp lý chuyên ngành, Luật môi trường có đốitượng nghiên cứu riêng của mình đó là các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động sửdụng, khai thác và bảo vệ môi trường Đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học Luậtmôi trường mang khía cạnh xã hội của vấn đề môi trường, trong khi các đối tượngnghiên cứu của các bộ môn khoa học môi trường khác (môi trường học, sinh thái học)chỉ nghiên cứu các hiện tượng, các biến động tự nhiên của môi trường dưới những tácđộng khác nhau của thiên nhiên và con người, trong đó con người chỉ được đánh giánhư những chủ thể tự nhiên trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường Khi nghiêncứu các mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tham gia sử dụng, khai thác các yếu tốmôi trường, môn khoa học luật môi trường chú trọng đến các yếu tố như địa vị pháp lý,quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong từng mối quan hệ
Khoa học luật môi trường nghiên cứu những quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh từ các lĩnh vực khác nhau của môi trường như: quản lý các yếu
tố của môi trường, bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp pháp sinh Khi nghiên cứucác quy phạm của luật môi trường, khoa học luật môi trường đặc biệt chú trọng đến tínhphù hợp giữa các quy phạm pháp luật môi trường với mức độ phát triển và tính chất củacác quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật về môi trường điều chỉnh Sự phù hợpgiữa quy phạm pháp luật với quan hệ xã hội là đối tượng của nó tồn tại như một yêu cầuđối với bất cứ môn khoa học pháp lý chuyên ngành nào song đối với khoa học luật môitrường thì nó đặc biệt cần được chú trọng, bởi những lý do sau:
- Luật môi trường liên quan rất mật thiết đến yếu tố phát triển Sự phát triển nhiềukhi buộc các quốc gia, các cá nhân hy sinh lợi ích không định lượng được để đạt đượcnhững lợi ích định lượng được Chính vì vậy, việc soạn thảo và ban hành các văn bảnpháp luật, ra quyết định, chính sách chịu sự chi phối không ít của lợi ích trước mắt vàđịnh lượng được Các cộng đồng cũng dễ dàng chấp nhận các quy định, chính sách cólợi trước mắt song lại rất tác hại đối với môi trường hơn là chấp nhận những chính sáchmang tính ngăn chặn cho tương lai
- Nhiều quy phạm của pháp luật môi trường liên quan đến lợi ích thiết thực củacộng đồng, liên quan đến cuộc sống trực tiếp của họ Do đó, các quy phạm pháp luậtbảo vệ môi trường những lại ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng sẽ khó được chấpnhận
- Quy phạm pháp luật môi trường liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, baogồm những quy phạm hình sự, hành chính, dân sự, đất đai… tương ứng với các quan hệphát sinh từ quá trình quản lý, khai thác và sử dụng các yếu tố khác nhau của môitrường
1.2 Ngành luật môi trường
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về ngành luật môi trường, có quan điểmcho rằng luật môi trường chỉ là một bộ phận của ngành luật hành chính (do tính chấtquản lý nhà nước đối với mọi hoạt động có liên quan đến môi trường), nhưng cũng có
Trang 9quan điểm cho rằng luật môi trường là một ngành luật độc lập Việc phân định ngànhluật (tức là phân định giới hạn điều chỉnh của các quan hệ pháp luật) chỉ có ý nghĩa đốivới việc phân loại trong lĩnh vực luật học, chứ không có ý nghĩa đối với việc nhận thức
về bản chất của luật môi trường Do đó, vấn đề luật môi trường có phải là một ngànhluật độc lập hay không chẳng có nhiều giá trị thực tiễn, vấn đề cần phải xác định làphạm vi điều chỉnh của ngành luật môi trường
Do nội hàm của khái niệm môi trường khá rộng và lịch sử phát triển của luật môitrường chưa dài nên việc đưa ra định nghĩa về luật môi trường là rất khó Hơn nữa, cácnhà lập pháp ở các nước hiện nay đã mở rộng khái niệm môi trường để nó bao hàm tất
cả các tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, cáccấu trúc do con người tạo ra nên phạm vi của các chế định điều chỉnh chúng càng rộnghơn Do đó sẽ không dễ dàng đều xác định được phạm vi điều chỉnh của ngành luật môitrường Tuy vậy, có thể khái quát những vấn đề được ưu tiên điều chỉnh bởi luật môitrường là: thiết lập các cơ chế hành chính để bảo vệ các lợi ích chung về một môitrường an toàn, lành mạnh và thoải mái; bảo tồn các giống loài; đảm bảo cho các viênchức chính quyền quyền hạn kiểm soát tính thân thiện môi trường trong các hoạt độngquan trọng; thúc đẩy việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch và thực hiện các cơ chế bảo vệ
và thực thi; thiết lập các thủ tục xem xét khiếu nại Từ các vấn đề mà luật môi trườngcần điều chỉnh nêu trên, có thể đưa ra một định nghĩa như sau về luật môi trường là:
“Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.”
Từ định nghĩa trên cho thấy các quan hệ xã hội phát sinh thuộc phạm vi tác độngcủa luật môi trường phải gắn với việc bảo vệ môi trường sống của con người, nghĩa làkhông phải bất cứ sự tác động nào của các chủ thể vào các yếu tố môi trường cũng làmphát sinh quan hệ pháp luật môi trường Các quan hệ pháp luật môi trường có thể phânloại theo các nhóm sau:
- Các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước phátsinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường Bao gồm: quan hệ phát sinh từ hoạtđộng đánh giá tác động môi trường; quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thựchiện pháp luật và chính sách môi trường; quan hệ phát sinh từ việc xử lý vi phạm phápluật môi trường
- Quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau do thỏa thuận ý chí của cácbên Đặc trưng của quan hệ này là sự bình đẳng, thỏa thuận, do đó các mối quan hệ loạinày mang tính chất dân sự, thương mại, cụ thể như: quan hệ bồi thường thiệt hại do việcgây ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường; quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắcphục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường; quan hệ phát sinh từ việcgiải quyết tranh chấp môi trường; quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các côngtrình bảo vệ môi trường
2 Vai trò của pháp luật môi trường đối với việc bảo vệ môi trường
Pháp luật có vai trò đặc biệt đối với việc bảo vệ môi trường, đó là công cụ hữuhiệu để quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố môi trường, góp phần gìngiữ, bảo vệ và phát triển môi trường sống Chính con người trong quá trình khai tháccác yếu tố môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, vì vậymuốn bảo vệ môi trường trước hết phải tác động đến hành vi của con người Pháp luậtvới tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tácdụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường
Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau:
Trang 10- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác,
sử dụng các yếu tố môi trường Pháp luật môi trường đưa ra các tiêu chuẩn nhất định,định hướng cho hành vi của con người trong hoạt động khai thác môi trường, việc tuânthủ pháp luật bảo vệ môi trường sẽ góp phần hạn chế các tác động xấu của con ngườigây ra ô nhiễm, suy thoái các yếu tố môi trường
- Bên cạnh đó, pháp luật còn có các chế tài hình sự, hành chính, dân sự để buộccác cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật bảo vệ môi trường,ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đồng thời có tác dụng giáodục cộng đồng tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường
- Pháp luật cũng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhànước cũng như của các tổ chức bảo vệ môi trường, đây là biện pháp để huy động sựtham gia, phối hợp của các thành viên xã hội trong việc bảo vệ môi trường
- Trong quá trình khai thác các yếu tố khác nhau của môi trường, giữa các tổ chức,
cá nhân có thể xảy ra những tranh chấp, đó là tranh chấp môi trường, việc giải quyết cáctranh chấp này cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường và các thủ tục giải quyết cáctranh chấp môi trường được pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ
3 Các nguyên tắc của luật môi trường
Dưới đây là các nguyên tắc chi phối một cách toàn diện các quan hệ phát sinhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan
hệ luật môi trường cần phải được ban hành nhằm thực hiện các nguyên tắc này
- Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành.
Quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của conngười, ngày nay, quyền sống của con người không chỉ cần được đảm bảo về mặt pháp
lý bằng các thể chế dân chủ, mà quyền sống của con người còn phải được gắn chặt vớimôi trường vì sự suy thoái, ô nhiễm môi trường đang đe dọa quyền cơ bản đó Tuyên bố
Stockholm nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau” Tương tư, trong Tuyên bố Rio
de Janeiro cũng khẳng định: “Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên” Nguyên tắc này đòi hỏi mọi quy phạm pháp luật môi trường,
mọi chính sách pháp luật về môi trường phải đảm bảo điều kiện sống của con người,trong đó có việc đảm bảo điều kiện môi trường trong lành, an toàn
- Nguyên tắc thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường Nguyên tắc này được
xác định trong Điều 12 Hiến pháp 1992 và Điều 3 Luật bảo vệ môi trường Nguyêntắc này có một số yêu cầu sau đây: Các chính sách cũng như các quy định pháp luật vềmôi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau củamôi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này không bị phân tán
và thiếu đồng bộ; Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điềuu hành của một
cơ quan thống nhất; Các tiêu chuẩn môi trường, các quy trình đánh giá tác động môitrường cũng như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cần được xây dựng
và áp dụng một cách thống nhất; Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp củatoàn dân
- Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững Nguyên tắc này được xác định cụ thể trong Điều 4.1 Luật bảo vệ môi trường 2005: “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu”.
Nguyên tắc này đòi hỏi: Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tốcấu thành trong các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế; phải tạo ra bộ máy và cơchế quản lý có hiệu quả để tránh tham nhũng và lãng phí các nguồn lực, trong đó cónguồn tài nguyên thiên nhiên; phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng
Trang 11cường tính công khai của quá trình đó đảm bảo mục đích của các quyết sách đó là sựphát triển bền vững; phải coi đánh giá tác động môi trường là một bộ phận cấu thànhcủa các dự án đầu tư.
- Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa Môi trường khác với các hiện tượng xã
hội khác ở chỗ khả năng khôi phục hiện trạng hoặc là không thể hoặc là rất khó khăn vàtốn kém, mất nhiều thời gian Vì thế, ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trườngcần phải được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác.Nguyên tắc này đòi hỏi luật môi trường phải coi các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặncác hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi trường là chủ yếu Có nhiều biện pháp đểngăn chặn hành vi nguy hại nhưng trong đó biện pháp kích thích lợi ích, nâng cao ýthức tự giác bảo vệ môi trường hoặc triệt tiêu các lợi ích vốn là động lực của việc viphạm pháp luật môi trường là hiệu quả nhất
IV Khái quát hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
1 Các giai đoạn phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, luật môi trường xuất hiện khá muộn, có thể nói trong hệ thống phápluật Việt Nam, luật môi trường là lĩnh vực mới nhất Quá trình phát triển của pháp luậtbảo vệ môi trường có thể được chia thành hai giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn trước năm 1986 Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vựcriêng chưa xuất hiện, tuy nhiên Nhà nước ta đã có những ý tưởng về việc bảo vệ môitrường, mà chưa được thể chế hóa thành các quy định cụ thể Những ý tưởng này nằmtrong một số văn bản như: Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày21/12/1949 về việc kiểm soát, lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng;Nghị quyết 36/CP ngày 11/3/1961 của Hội đồng chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tàinguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/5/1971 của Hội đồng chính phủ vềcông tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị số 07/TTg ngày16/01/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/Cpngày 25/9/1966 về công tác trong cây gây rừng; Pháp lệnh về bảo vệ rừng ngày
11/9/1972 Đặc biệt nhất là Điều 36 Hiến pháp 1980 quy định: “Các cơ quan nhà nước,
xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống”
Nhìn chung các quy định bảo vệ môi trường trong thời gian này chỉ liên quan đếnmột số khía cạnh của bảo vệ môi trường, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước; cácquy định này lại nằm rải rác trong các văn bản chủ yếu là văn bản dưới luật nhằm đảmbảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, còn khía cạnh bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu
- Giai đoạn từ 1986 đến nay Trong giai đoạn này, bảo vệ môi trường trở thànhnhu cầu đối với sự phát triển đất nước, trở thành ưu tiên chiến lược của Việt Nam, phápluật bảo vệ môi trường ở Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng vàchất lượng
Văn bản luật đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường là Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, tiếp đó các văn bản luật khác như Bộ luật hàng hải 1990, Luật đấtđai 1993, Luật dầu khí 1993… đều đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ của cácchủ thể trong việc khai thác các yếu tố môi trường đó, sau này trong các văn bản luậtsửa đổi, bổ sung, thay thế yếu tố bảo vệ môi trường vẫn được kế thừa Đại hội đại biểutoàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII cũng xác định bảo vệ môi trường là bộphận chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2000, sự kiện này có ýnghĩa lớn trong việc đánh giá vị trí của bảo vệ môi trường đối với phát triển kinh tế xãhội của đất nước, mặt khác nó tạo điều kiện cho quá trình thể chế hóa vấn đề bảo vệ môitrường trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội và ban hành pháp luật.Bảo vệ môi trường cũng trở thành một nghĩa vụ hiến định được quy định cụ thể tại Điều
17 và Điều 29 của Hiến pháp 1992, đây là cơ sở cho việc đưa nghĩa vụ bảo vệ môi
Trang 12trường vào các lĩnh vực cụ thể khác của đời sống kinh tế Bước phát triển nổi bật nhấtcủa pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam là việc Quốc hội thông qua Luật bảo vệmôi trường ngày 27/12/1993, Luật này đã được thay thế bằng Luật bảo vệ môi trường
2005 Tiếp đó, Nhà nước ta cũng đã ban hành rất nhiều văn bản luật và dưới luật khácđiều chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia các công ướcquốc tế về môi trường (Tuyên bố Stockholm, Tuyên bố Rio de Janeiro…), đẩy mạnhcác hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, tạo điều kiện cho hệ thốngpháp luật môi trường Việt Nam phát triển
Có thể thấy, pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn này ở Việt Nam đã tươngđối đầy đủ các quy định về những vấn đề, những yếu tố khác nhau của môi trường Các quyđịnh pháp luật về bảo vệ môi trường đã có giá trị pháp lý cao hơn do việc Nhà nước sử dụngnhiều văn bản luật để điều chỉnh Nội dung các quy định có tính cụ thể và trực tiếp hơn vềvấn đề bảo vệ môi trường, các quy định này đã đề cập hầu hết các yếu tố và các vấn đề củamôi trường và bảo vệ môi trường, từ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệthống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chứctrong khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố khác nhau của môi trường Hệ thống tiêu chuẩnmôi trường cũng được ban hành đầy đủ hơn làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệmcủa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường Các quy định của pháp luật trong giaiđoạn này cũng đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường Tính tương đồngcủa các quy phạm pháp luật môi trường của Việt Nam với các điều ước quốc tế về môitrường đã được nâng cao
2 Nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường
Nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường bao gồm một hệ thống các văn bản phápluật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành Nguồn luậthiện hành trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
2.1 Các văn bản luật
- Hiến pháp 2013 là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thốngpháp luật Việt Nam, với ý nghĩa là nguồn của pháp luật môi trường, Hiến pháp 2013 cócác quy định cơ bản đặt cơ sở cho việc ban hành các quy phạm pháp luật về môi trường
Trước hết, tại Điều 43 Hiến pháp 2013 xác định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.” Điều này khẳng định quyền
được sống trong môi trường trong lành là một trong những quyền con người, để đảmbảo quyền này, Điều 50 và Điều 63 Hiến pháp 2013 cũng khẳng định Nhà nước có tráchnhiệm bảo vệ môi trường, phải có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệuquả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học,chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng thời với quyềnđược đảm bảo môi trường sống trong lành, Hiến pháp 2013 cũng xác định việc bảo vệmôi trưỡng cũng là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức; người nào gây ô nhiễm môitrường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lýnghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại Như vậy, các quy định nàytạo ra cơ sở hiến định cho việc xác định các trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thểtrong bảo vệ môi trường
Trên cơ sở đó, Nhà nước Việt Nam đã lần lượt ban hành các văn bản luật và cácvăn bản dưới luật khác về môi trường, phù hợp với các quy định này trong Hiến pháp2013
- Các đạo luật về bảo vệ môi trường, bao gồm các luật như sau:
+ Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, thay thế cho Luật bảo vệ môitrường 2005 Đây là nguồn luật cơ bản của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành,đạo luật này có 22 chương, 170 điều
Trang 13+ Luật khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 2010, có hiệu lực ngày 1/7/2011 (thay thế cho Luật Khoáng sản 1996,
và các Luật sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2005) Luật này chứa đựng rất nhiều các quyđịnh về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, đây chính là những quy địnhbảo vệ môi trường
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừngnăm 1991
+ Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12
+ Luật dầu khí năm 1993, được sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008
+ Luật đất đai số 45/2013/QH13;
+ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13;
+ Luật thủy sản số 17/2003/QH11;
+ Luật biển số 18/2012/QH13
+ Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12
+ Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12
+ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12
+ Luật An toàn thực phẩm năm 2010
+ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13
+ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1989
+ Bộ luật dân sự năm 2005, bộ luật này điều chỉnh rất nhiều quan hệ dân sự, trong
đó có những quy định gắn liền với việc bảo vệ môi trường, cụ thể Điều 263, 270, 624 làcác điều luật liên quan đến việc sử dụng, định đoạt, sở hữu tài sản với nghĩa vụ bảo vệmôi trường
+ Bộ luật hình sự năm 1999, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luậthình sự năm 2009 Tại chương 17 – các tội phạm môi trường có những quy định vềtrách nhiệm hình sự đối với những hành vi xâm hại các yếu tố môi trường như: tôi làm
ô nhiễm không khí, tội làm ô nhiễm đất, tội làm ô nhiễm nguồn nước…
2.2 Các văn bản dưới luật
Các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường tồn tại dưới nhiều hìnhthức như pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị quyết, nghị định của Chínhphủ; các quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trường, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, củachủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
- Các Pháp lệnh chứa đựng các quy định về bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi 2001;
+ Pháp lệnh giống cây trồng 2004;
+ Pháp lệnh giống vật nuôi 2004
- Các văn bản của chính phủ bao gồm các Nghị quyết, Nghị định, trong đó có cácNghị định quan trọng sau:
+ Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 ban hành điều lệ vệ sinh;
+ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng vàtrồng cấy nhân tạo các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
+ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, độngvật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
+ Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bềnvững các vùng đất ngập nước;
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Tài nguyên nước;
+ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Trang 14+ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
+Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 vể xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
+ Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải;+ Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 6/1/2015 quy định về xác định thiệt hại đối vớimôi trường;
+ Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môitrường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường;
+ Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu;
- Bên cạnh các văn bản của Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, ủy ban nhândân các tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản về môi trường Các văn bản này có tác dụnggiải thích cho các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, có ýnghĩa quan trọng đối với hoạt động thực tế
Trang 15CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
I Quá trình phát triển của hoạt động đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược
Các hoạt động của con người ngày càng tác động nhiều hơn tới thiên nhiên và
môi trường xung quanh Tác động môi trường tạo ra những thay đổi về chất lượng, biếnđổi sự phân bổ các tài nguyên hoặc nhân tố chất lượng môi trường Những tác động đó
có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực, chính vì thế con người cần phải xem xét đểtìm ra cũng như để dự liệu những tác động tích cực để phát huy và những tác động tiêucực để hạn chế Đòi hỏi này của thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành nên khái niệm Đánhgiá tác động môi trường (ĐTM) và Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), gọi chung
là Đánh giá môi trường
1 Quá trình phát triển của hoạt động Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Đánh giá tác động môi trường ra đời nhằm mục đích giảm bớt và ngăn ngừa sự ônhiễm môi trường và suy thoái môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế xã hộigây ra
Từ những năm 1960-1970, ở các nước phương Tây, vấn đề bảo vệ tài nguyên vàmôi trường trở thành vấn đề chính trị bức xúc trong xã hội, đòi hỏi chính phủ các nướcphải có chủ trương đường lối và chính sách giải quyết Ở Hoa Kì vào đầu năm 1970,Quốc hội nước này đã ban hành luật và chính sách quốc gia về môi trường và gọi tắt làNEPA Luật này quy định rằng tất cả các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng ởcấp liên bang muốn được xét duyệt và thông qua bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tácđộng môi trường Sau Hoa Kì, các nước phương Tây khác như Canada, Australia, Anh,Đức đã lần lượt ban hành những luật pháp hoặc quy định với mức độ khác nhau về đánhgiá tác động môi trường của các dự án phát tiển kinh tế xã hội của nước mình
Vào những năm 1970-1980 một số nước đang phát triển ở châu Á Thái BìnhDương như Thái Lan, Hàn Quốc, Philipin, Indonesia, Malaysia… cũng đã ban hành cácquy định chính thức hoặc tạm thời về đánh giá tác động môi trường Ở Trung Quốctrong thời kì thực hiện bốn hiện đại đất nước, với sự giúp đỡ của các nước phương Tây
và các tổ chức Quốc tế cũng đã quan tâm và tiến hành ĐTM đối với các dự án phát triểnkinh tế xã hội của nước mình Theo tư liệu của chương trình Liên hiệp Quốc vào năm
1985, các nước phát triển trên thế giới đã có tới ¾ số nước đã có quy định về ĐTM vớinhững mức độ yêu cầu khác nhau
Các tổ chức quốc tế cũng đã quan tâm nhiều đến ĐTM Năm 1972 Liên hiệpQuốc đã tổ chức hội nghị quốc tế về môi trường Chương trình môi trường của Liênhiệp Quốc cũng đã thành lập với mục đích là cung cấp các tư liệu và cơ sở khoa học cầnthiết cho việc xác định đường lối phát triển kinh tế của các quốc gia Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) cũng đã ban hành các quy định về chất lượng nước uống và không khínhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người Tổ chức UNESCO đã xây dựngchương trình con người và sinh quyển Năm 1980 ba tổ chức UNEP, UNDP và WB đãcông bố “Tuyên bố về các chính sách và thủ tục về môi trường” Nội dung của Tuyên
bố nói lên quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường và các nướcđược viện trợ hay vay vốn của WB phải có báo cáo ĐTM
Ở Việt Nam vấn đề ĐTM ra đời vào năm 1984 khi có chương trình Tài nguyên
và Môi trường Báo cáo ĐTM đầu tiên được thực hiện ở dự án xây dựng nhà máy thủyđiện Trị An năm 1985 và tiếp theo là quy định về ĐTM được ban hành trong Quyếtđịnh của Chính phủ về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường Tính đến cuối năm 2004, số báo cáo ĐTM cho các dự án pháttriển kinh tế - xã hội đã có 26.800 được thực hiện, trong đó có 800 báo cáo ĐTM thuộccấp TW quản lý và 26.000 thuộc cấp địa phương quản lý Công tác ĐTM của nước ta
Trang 16trong thời gian qua so với yêu cầu đặt ra vẫn còn nhiều yếu điểm hạn chế, cần khắcphục Vẫn còn xảy ra tình trạng ở nhiều địa phương nhiều công trình khi đi vào hoạtđộng có những ảnh hưởng xấu đến môi trường do sự tuân thủ các quy định của phápluật về ĐTM còn hạn chế, chất lượng báo cáo cũng như năng lực thẩm định các báocáo đánh giá tác động môi trường còn chưa tốt Bên cạnh đó, hoạt động sau thẩm địnhcũng như sự tham gia của cộng đồng trong quá trình đánh giá tác động môi trường cònnhiều bất cập Đặc biệt là một số nội dung của công tác này như đánh giác tá động môitrường tổng hợp ở một vùng hay ở phạm vi xuyên biên giới vẫn chưa được tiến hành(Báo cáo tổng kết công tác ĐTM ngày 27/12/2004).
Hiện nay ĐTM đã trở thành bộ môn khoa học môi trường, có phương pháp luận nghiên cứu của mình và đã được ứng dụng rộng rãi để được ứng dụng rộng rãi để giảng dạy trong một số trường đại học và cao đẳng chuyên ngành ở một số nước trên thế giới
và ở nước ta
2 Quá trình phát triển của hoạt động Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Quá trình đánh giá tác động môi trường chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triểntại những địa điểm cụ thể, nên ĐTM ở cấp dự án thường không đủ để ra quyết định ởquy mô rộng lớn Do đó, khái niệm Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) ra đời.ĐMC là việc đánh giá các tác động của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với môitrường để xác định hiệu quả của chúng Việc đánh giá này nhằm đảm bảo những vấn đềmôi trường đều được xem xét cặn kẽ và giải quyết thích đáng ở giai đoạn đầu của việclập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Ngoài ra, chính sách và chương trình môi trườngcần được đánh giá định kỳ về hiệu quả và có thể được điều chỉnh để phục vụ tốt hơn các
ưu tiên về môi trường
Năm 2001, Liên minh Châu Âu đã ban hành Chỉ thị về ĐMC đòi hỏi mỗi nămphải thực hiện một số lượng lớn các báo cáo ĐMC tại 27 nước thành viên EU Đây làmột trong những dấu mốc quan trọng tạo nên yêu cầu phải tiến hành các ĐMC trongquá trình ra các quyết định phát triển trong phạm vi các nước này Tiếp theo đó, Ủy banKinh tế LHQ khu vực Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định thư về ĐMC đính kèmtheo Công ước về ĐTM xuyên biên giới (năm 2003) được ký kết bởi 37 nước tạo ra sựthay đổi lớn về việc bao gồm các đánh giá môi trường trong quá trình ra quyết định ởtầm vĩ mô Sau đó, năm 2006 OECD/DAC đã xây dựng Hướng dẫn thực hành tốt vềĐMC trong hợp tác phát triển và được các nhà tài trợ chủ chốt ở Việt Nam chấp thuậnlàm tiền đề cho quá trình thực hiện ĐMC tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động đánh giá môi trường chiến lược mới hầu như chỉ đượcthực hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây ĐMC đã chính thức được quy định lần đầutiên trong Luật bảo vệ môi trường 2005 Các hoạt động ĐMC ở Việt Nam chủ yếu làcác hoạt động mang tính chất nghiên cứu hoặc thí điểm (trong dự án được tài trợ quốctế) nhằm xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận áp dụng ĐMC ở Việt Nam làchính, còn các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực sự còn khá hiếm
II Định nghĩa, mục đích, ý nghĩa và các yêu cầu của ĐTM, ĐMC
1 Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá môi trường, Luật bảo vệ môi trường
2014 đã đưa ra định nghĩa như sau:
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
- Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Trang 17vụ thực hiện đánh giá môi trường gắn liền với chủ thể đề xuất dự án có nguy cơ gây ảnhhưởng đến môi trường; Đánh giá môi trường phải là một nghĩa vụ mang tính nội dung,chứ không thể là nghĩa vụ hình thức, đánh giá môi trường cần được xem xét, cân nhắcmột cách đầy đủ như các yếu tố vật chất khác của dự án, hoạt động.
Giữa ĐTM và ĐMC có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
- ĐTM đề cập đến việc giải quyết sự tác động của phát triển đến các điều kiện hiện
hữu về môi trường và kinh tế - xã hội, trong khi đó, ĐMC đề cập đến việc giải quyết sựtác động của các điều kiện về môi trường và kinh tế - xã hội đến phát triển (CSIR,1996)
- Về cách tiếp cận, ĐTM hướng trọng tâm vào các tác động tích cực và tiêu cựccủa một dự án phát triển cụ thể khi nó được thiết kế Trong khi đó, ĐMC cho phép cácnhà ra quyết định chủ động xác định được loại hình phát triển thích hợp nhất đối vớimột vùng cụ thể trước khi các đề xuất về phát triển đối với khu vực đó được hình thành
- ĐTM được sử dụng để đánh giá các tác động của sự phát triển đến môi trường vàcác điều kiện kinh tế - xã hội, còn ĐMC có thể được sử dụng để đánh giá những cơ hội
và hạn chế của môi trường và các điều kiện kinh tế - xã hội đối với sự phát triển
ĐMC về cơ bản có thể được tiến hành theo phầnlớn các bước phân tích cơ bản của ĐTM nhưng vớiphạm vi lớn hơn về thời gian, không gian và đối tượng.ĐMC phải đưa ra được sự tổng quan về xu hướng biếnđổi môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch; đồng thời ĐMC có thể đưa ra các khuyến nghị,
đề xuất những thay đổi để hoàn thiện các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch đó ĐMC cũng có thể đưa ranhững gợi ý đối với công tác ĐTM cho các dự án trong tương lai và cải thiện chất lượngcủa công tác này
2 Mục đích và ý nghĩa
Hoạt động ĐTM và ĐMC giúp cung cấp các tư liệu khoa học cần thiết cho việc raquyết định về một dự án phát triển, một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở sosánh các lợi ích và tác hại của hoạt động phát triển đến môi trường Như vậy, mục đích
cơ bản của quá trình đánh giá môi trường nói chung là bảo đảm sự hài hòa giữa việcphát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, hay nói cách khác là đảm bảo sự pháttriển bền vững
Từ đó, có thể thấy đánh giá môi trường có ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở nhữngphương diện sau:
- Đánh giá môi trường giúp chúng ta xem xét nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt làcông nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và giám sát môitrường, do đó sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí để khắc phục hậu quả củanhững quyết định sai lầm
- Đánh giá môi trường góp phần ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các chủ thểtrong quá trình khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường, giúp các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền giám sát và áp dụng trách nhiệm pháp lý cho các chủ thể có vi phạm camkết trong báo cáo đánh giá môi trường đã được xét duyệt
- Đánh giá môi trường chiến lược giúp làm giảm việc phải thực hiện đánh giá tácđộng môi trường cho từng dự án cụ thể như là những hợp phần của dự án tổng thể xâydựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Đánh giá môi trường chiến lược còn thúc đẩy
Trang 18việc lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình hoạch định chính sách,chiến lược…
- Cuối cùng, đánh giá môi trường giúp nâng cao chất lượng của việc ra quyết địnhchiến lược, làm tăng sự ủng hộ của nhân dân đối với các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch và các dự án phát triển cụ thể
3 Các yêu cầu đối với ĐTM và ĐMC
Để thực hiện được mục đích cơ bản của ĐTM và ĐMC là tạo ra sự phát triển biền vững, quá trình đánh giá môi trường cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Đánh giá môi trường phải được đặt trong một thể thống nhất của yêu cầu pháttriển và không được đối lập với sự phát triển, có như vậy mới có thể tạo ra được sựquan tâm thực sự của Nhà nước, của các tổ chức, các cá nhân trong xã hội đối với việcbảo vệ môi trường Các biện pháp giảm thiểu các tác động của môi trường trong trườnghợp này sẽ trở thành một bộ phận của kế hoạch phát triển
- Đánh giá môi trường phải thực sự là một công cụ giúp cho việc lựa chọn và raquyết định
- Đánh giá môi trường phải là một hoạt động mang tính chất liên ngành, phải huyđộng được sự tham gia của các nhà khoa học, kỹ thuật thuộc nhiều ngành liên quan, phùhợp với nội dung và yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể
- Đánh giá môi trường nhất thiết phải được tiến hành trên cơ sở các tiêu chuẩn môitrường Việt Nam (đối với các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn môi trường thì cần được sựthỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường)
- Nội dung của đánh giá môi trường phải được thực hiện một cách khách quan,khoa học, tất cả các thông số, giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính hiện thực và khả thi,
đó phải là các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực, phát huy các mặttích cực đến môi trường
- Báo cáo đánh giá môi trường phải do các cơ quân và tổ chức có đủ điều kiện vềcán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất thực hiện Phải rõ ràng, dễ hiểu giúp người raquyết định thấy được vấn đề một cách rõ ràng, khách quan, trên cơ sở đó đưa ra quyếtđịnh đúng đắn
III Các giai đoạn chính của quá trình đánh giá môi trường
Các giai đoạn của quá trình đánh giá môi trường bao gồm:
- Giai đoạn sàng lọc: là giai đoạn xác định đối tượng phải tiến hành đánh giá môi trường, việc xác định này phải dựa trên một số tiêu chí để lựa chọn như mục đích, nội dung của dự án; quy mô dự án; địa điểm thực hiện dự án
- Giai đoạn xác định phạm vi: là quá trình xác định các vấn đề chính cần phải được xem xét, phân tích, đánh giá trong quá trình đánh giá môi trường Công việc này giúp ngăn chặn được sự lãng phí về thời gian và các nguồn lực
- Giai đoạn lập báo cáo đánh giá môi trường: là giai đoạn phân tích khoa học vềquy mô, tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động được xác định Đây là giai đoạn cơbản của quá trình đánh giá môi trường Thực hiện giai đoạn này cần đảm bảo các yêucầu cơ bản theo quy định của pháp luật
- Giai đoạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường: các vấn đề cơ bản của giaiđoạn này bao gồm việc thông qua của Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩmđịnh; phân cấp tổ chức thẩm định; phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường
- Giai đoạn sau thẩm định: hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng, đây
là hoạt động do chủ dự án, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các cơquan, tổ chức liên quan thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện những nội dung, biện phápbảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá môi trường
IV Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đánh giá môi trường
1 Chủ thể thực hiện đánh giá môi trường
Trang 19- Chủ thể phải lập báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 18 Luật bảo vệ môi
trường 2014 là chủ đầu tư các dự án gồm:
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ;
+ Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tíchlịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh
đã được xếp hạng (theo danh mục dự án mà Chính phủ quy định);
+ Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (theo danh mục dự án mà Chínhphủ quy định)
- Chủ thể phải lập báo cáo ĐMC được quy định tại Điều 13 Luật bảo vệ môitrường 2014 là các cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án xây dựng các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch Cụ thể là:
+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xãhội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
+ Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu công nghiệp;
+ Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02tỉnh trở lên;
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia,cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường;
+ Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của đối tượng thuộc các điểm a, b,
dù ở bất cứ cấp nào cũng phải lập báo cáo ĐMC
- Thời điểm lập báo cáo đánh giá môi trường được quy định cụ thể là: Chủ thểthực hiện ĐTM phải lập báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư phải thực hiện trong giaiđoạn chuẩn bị dự án Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể phải lập lại báo cáo ĐTM trongcác trường hợp được quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trưởng 2014 Trong quátrình đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư phải tham vấn cơ quan, tổ chức, cộngđồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trừ các trường hợp quy định tại Điều 21.3 LuậtBảo vệ môi trường 2014 Việc tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác độngmôi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhấtcác tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dựán
- Còn chủ thể thực hiện ĐMC phải lập báo cáo ĐMC ngay trong thời gian đangtiến hành xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và báo cáo ĐMC phải được trìnhđồng thời với văn bản chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đó
2 Nội dung của báo cáo đánh giá môi trường
- Nội dung của báo cáo ĐTM phụ thuộc vào nội dung và tính chất của các dự ánphát triển hay các công trình xây dựng cơ bản Nội dung của báo cáo ĐTM cần phải cócác vấn đề sau:
(1) Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án;phương pháp đánh giá tác động môi trường
Trang 20(2) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của
dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường
(3) Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án,vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
(4) Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sứckhỏe cộng đồng
(5) Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng
(6) Biện pháp xử lý chất thải
(7) Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.(8) Kết quả tham vấn
(9) Chương trình quản lý và giám sát môi trường
(10) Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện cácbiện pháp giảm thiểu tác động môi trường
(11) Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
- Nội dung của báo cáo ĐMC cần phải có các vấn đề sau:
(1) Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch
(2) Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
(3) Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
(4) Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch
(5) Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mụctiêu về bảo vệ môi trường
(6) Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trườngtrong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
(7) Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiệnchiến lược, quy hoạch, kế hoạch
(8) Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
(9) Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cựccủa các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.(10) Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược,quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý
3 Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhànước nhằm xem xét, thẩm tra về mặt pháp lý cũng như nội dung khoa học của các báocáo Các cơ quan có trách nhiệm thẩm định phải đưa ra các nhận xét về sự phù hợppháp lý của báo cáo, đồng thời phải đánh giá tính chính xác, khách quan, mặt khoa họccủa các đề xuất trong báo cáo Kết luận thẩm định này cùng với các kết luận khác trongluận chứng kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
dự án hoạch cho phép thực hiện dự án
Việc thẩm định báo cáo Đánh giá môi trường phải dựa trên các nguyên tắc cơ bảnsau:
+ Phải xem xét mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầubảo vệ môi trường;
+ Phải xem xét, giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của từng đơn vị,
tổ chức, lợi ích của địa phương với lợi ích chung của toàn xã hội;
+ Phải xem xét lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
3.1 Trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
- Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 23 Luật bảo vệ môitrường 2014, như sau:
Trang 21(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác độngmôi trường đối với các dự án sau: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộcđối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường
2014, trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; Dự án do Chính phủ giao thẩm định.(2) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngđối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng khôngthuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này
(3) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môitrường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự
án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môitrường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các khoản
(2) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiếnlược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trườngchiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt củamình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp
3.2 Hình thức thẩm định
- Đối với báo cáo ĐTM, hình thức thẩm định có thể được tiến hành thông qua mộttrong hai hình thức là thông qua Hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến củacác cơ quan, tổ chức có liên quan Việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác độngmôi trường theo hình thức nào là do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giaothẩm định quyết định Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực
tế, lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánhgiá tác động môi trường Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định,thành viên Hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm về
ý kiến của mình
Trong thời gian thẩm định, nếu có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để thực hiện chỉnh sửa, bổ sungbáo cáo đánh giá tác động môi trường
- Đối với báo cáo ĐMC, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của cơ quan thẩm địnhthành lập Hội đồng thẩm định để thực hiện việc thẩm định Cơ quan thẩm định báo cáođánh giá môi trường chiến lược tổ chức điều tra, đánh giá thông tin trong báo cáo đánhgiá môi trường chiến lược; lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liênquan
3.3 Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệtbáo cáo ĐTM nếu báo cáo ĐTM đã được thông qua, trường hợp báo cáo ĐTM có yêucầu chỉnh sửa, bổ sung thì việc phê duyệt báo cáo ĐTM phải được thực hiện trong thờigian 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa theo yêu cầu.Trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp cóthẩm quyền thực hiện các việc sau:
Trang 22- Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầutư;
- Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự ánthăm dò, khai thác khoáng sản;
- Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khaithác dầu khí;
- Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng côngtrình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;
- Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tạicác điểm a, b, c và d khoản này
Đối với báo cáo ĐMC, cơ quan thẩm định phải báo cáo bằng văn bản về kết quảthẩm định cho cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Báo cáokết quả thẩm định báo cáo ĐMC là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược,quy hoạch, kế hoạch Còn cơ quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải cótrách nhiệm hoàn chỉnh báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo văn bảnchiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Hội đồngthẩm định
Trang 23CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM,
SUY THOÁI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
I Các khái niệm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường
1 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa,nhưng nhìn chung các định nghĩa đều đề cập đến sự biến đổi của các thành phần môitrường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật Theo Điều 3.8 Luật
bảo vệ môi trường 2014 thì ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhântrong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất ô nhiễm Các chất gây ô nhiễm là chấthoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiệndưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm, và được phân thành các dạngnhư: Chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm khôngtích lũy (tiếng ồn); chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương(tiếng ồn), trong phạm vivùng (mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu ( chất CFC); chất gây ô nhiễm từ nguồn có thểxác định ( chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không thểxác định được nguồn (hóa chất dung cho công nghiệp); chất gây ô nhiễm do phát thảiliên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thảikhông liên tục (dầu tràn do sự cố tràn dầu)
Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ gồm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng (Điều 105.2 Luật bảo vệ môi trường 2014).
2 Suy thoái môi trường
Khái niệm suy thoái môi trường được dùng để chỉ trạng thái môi trường, trong
đó có sự thay đổi về số lượng và chất lượng các thành phần môi trường Theo quy định
tại Điều 3.9 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì: “Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật” Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi
trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển,sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnhquan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác Các dấu hiệu của một thành phần môi trường bị suy thoái bao gồm:
- Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường
đó hoặc là sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại
- Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật Nghĩa là sựthay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnhhưởng xấu tới sức khỏe, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người hoặc gâynên những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất,… thì mới coi môi trường
Trang 24quy định các cấp độ của suy thoái rừng thành: suy thoái môi trường, suy thoái môitrường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng
Ở đây, ta có thể thấy suy thoái môi trường thể hiện cấp độ “mãn tính” cao hơn sovới ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường thường là kết quả của một quá trình suythoái, cạn kiệt dần giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chứcnăng cơ bản của chúng Do vậy, hiện tượng suy thoái môi trường thường gây nên nhữngảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên
3 Khái niệm sự cố môi trường
Một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm suy thoái môi trường cần kể đến
ở đây đó là sự cố môi trường Đó là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trìnhhoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên Điều 3.10 Luật bảo vệ
môi trường 2014 của Việt Nam đưa ra khái niệm về sự cố môi trường như sau: “sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của
tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng”.
Một số sự cố môi trường điển hình thường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại đốivới con người và thiên nhiên có thể kể đến là:
- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa
đá, biến động khí hậu và thiên tai khác
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trìnhkinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môitrường
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sậphầm mỏ, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóadầu và các cơ sở công nghiệp khác
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, táichế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ
4 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường (gọi chung là kiểm soát ô nhiễm môi trường)
Theo Điều 3 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 xác định kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm Như vậy, kiểm soát ô nhiễm
môi trường là phải là sự tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của tổ chức, cá nhânnhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễmmôi trường; phát hiện kịp thời và ngăn chặn thiệt hại, khắc phục xử lý hậu quả do ônhiễm môi trường gây nên Và có thể thấy, khái niệm kiểm soát ô nhiễm có nội hàmrộng hơn so với khái niệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường Cụ thể kiểm soát ônhiễm môi trường thể hiện ở những điểm sau:
- Mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường là phòng ngừa, khống chế để ônhiễm môi trường không xảy ra Nói cách khác, kiểm soát ô nhiễm môi trường là quátrình con người chủ động ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt độngphát triển kinh tế xã hội Còn nếu vì những lý do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫnxảy ra thì kiểm soát ô nhiễm môi trường chính là hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả,phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm
- Chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ là Nhà nước mà còn là cácdoanh nghiệp, các cộng đồng dân cư, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân… Nói cách khác, kiểm soát ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của toàn xãhội, của toàn thể nhân dân
- Biện pháp thực hiện: Kiểm soát ô nhiễm không chỉ được thực hiện bằng các biệnpháp mệnh lệnh – kiểm soát, bằng các công cụ hành chính mà còn được thực hiện đồng
bộ bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp kĩ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố
xã hội và yếu tố thị trường…trong đó các yếu tố thị trường, yếu tố xã hội ngày càngđược quan tâm cân nhắc và lựa chọn
Trang 25- Nội dung hay các hình thức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm môi trường: Thuthập, quản lý, công bố các thông tin về môi trường; xây dựng và thực hiện quy hoạch,
kế hoạch kiềm soát ô nhiễm; ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lýchất thải; xử lý khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm…
II Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
1 Hệ thống pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường
Cho đến nay, đã có một khối lượng lớn các văn bản pháp luật quy định về kiểmsoát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như: Luật Bảo vệ môi trường 2015 và các vănbản hướng dẫn, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổsung 2009), Bộ luật Dân sự 2005, Luật Tài nguyên nước 2012 Trong đó, Luật bảo vệmôi trường 2014 quy định khá đầy đủ về hệ thống kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cốmôi trường như: Thu thập, quản lí và công bố thông tin về môi trường; Quy hoạch, kếhoạch hóa việc bảo vệ môi trường; Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môitrường; Quản lí chất thải; Xử lí các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh,dich vụ gây ô nhiễm môi trường; Khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, ứng phó sự
cố môi trường
Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật sau:
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn hihành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về môi trường;
Bên cạnh các văn bản pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế về môi trường màViệt Nam ký kết và gia nhập cũng là một nguồn luật quan trọng để điều chỉnh việc kiểmsoát ô nhiễm môi trường Cụ thể phải kể đến điều ước quốc tế như: Tuyên bố Rio deJaneiro; Tuyên bố Joha
Các quy định pháp luật của Việt Nam trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trườnghiện nay được đánh giá là tiến bộ, phù hợp với thực tế Pháp luật Việt Nam quy địnhtrách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, của cộng đồng và của các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý nhà nước; mọi tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm,suy thoái môi trường phải có trách nhiệm khắc phục, phục hồi, bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường hiện nay còn thiếu một sốquy định như: quy định về thuế bảo vệ môi trường, quy định chi tiết chế độ bảo hiểmtrách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, thiếu chính sách cụ thể khuyến khíchngành công nghiệp môi trường, xã hội hóa bảo vệ môi trường; thiếu quy định cụ thểkhuyến khích sử dụng các sản phẩm dán nhãn sinh thái…
2 Các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
Các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường được quy định trong Luật bảo vệ môitrương 2014 khá đầy đủ, cụ thể là các nội dung sau:
2.1 Thu thập, quản lý, công bố thông tin về môi trường
Thông tin môi trường: thông tin môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thànhphần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyênthiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị
ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác Việc có được đầy đủ,chính xác các thông tin môi trường là điều rất quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môitrường Nó cho phép nắm được thực trạng môi trường cũng như biến đổi về chất lượngmôi trường; sự tương tác giữa môi trường với các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội
Từ đó có thể chủ động trong việc phòng ngừa ô nhiễm, xử lí các vấn đề về môi trường Thông tin trong lĩnh vực môi trường rất lớn, liên quan đến rất nhiều thành phầnmôi trường, trong phạm vi không gian rộng lớn nên việc thu thập các thông tin về môi
Trang 26trường là vấn đề không đơn giản Hoạt động thu thập thông tin về hiên trạng và các tácđộng đến môi trường được thông qua các chương trình quan trắc môi trường.
Trách nhiệm tổ chức các chương trình quan trắc môi trường được quy định nhưsau: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốcgia; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc quan trắc các tácđộng đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý; Uỷ bannhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường theo phạm vi địaphương; Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môitrường từ các cơ sở của mình
Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môitrường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báocáo hiện trạng môi trường Chỉ thị môi trường của quốc gia do Bộ tài nguyên và môitrường ban hành để áp dụng trong cả nước Có 3 loại báo cáo hiện trạng môi trường là:Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi trường củangành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia
Các số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc phải được thống kê, lưutrữ nhằm phục vụ công tác quản lí và bảo vệ môi trường
Các thông tin về môi trường phải được công bố, cung cấp cho các đối tượng cóliên quan, đối tượng có quan tâm theo quy định của pháp luật Các thông tin, dữ liệu vềmôi trường phải được công khai, trừ một số thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước
Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tínhchính xác, trung thực, khách quan của thông tin mình khai thác
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo cácthông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thôngtin chủ yếu về môi trường theo định kì
2.2 Quy hoạch, kế hoạch hóa việc bảo vệ môi trường
Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học đểxây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môitrường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu pháttriển bền vững
Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định các loại quy hoạch môi trường bao gồm:Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên; Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Quy hoạchbảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư;
Nội dung liên quan đến quy hoạch môi trường đã được luật hóa, cụ thể như sau:
- Phải coi các yêu cầu về bảo vệ môi trường là nội dung không thể thiếu của cácchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân
- Phải thường xuyên điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tếcủa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác địnhmức độ giới hạn cho phép khai thác, mức thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, kíquỹ phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường và biện pháp khác về bảo
vệ môi trường
- Các khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia,quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức các khu bảotồn thiên nhiên
- Phải xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường đối vớicác khu đô thị, khu dân cư Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là mộtnội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư
2.3 Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 (khoản 5 và 6 Điều 3), quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm
Trang 27lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo
vệ môi trường; Còn tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dướidạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường
Như vậy, việc ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một trongnhững hình thức pháp lý quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trường Tiêu chuẩnmôi trường vừa là công cụ kỹ thuật, vừa là công cụ pháp lý để kiểm soát ô nhiễm Tiêuchuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, thểhiện sự sẵn sàng của một quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia quá trìnhtoàn cầu hoá Để đáp ứng yêu cầu đó, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trườngphải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Đảm bảo đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và
- Căn cứ vào sự tác động của môi trường đến các hệ sinh thái và vật liệu Tiêuchuẩn môi trường không chỉ nhằm bảo vệ sức khỏe con người mà còn bảo vệ hệ sinhthái và các yếu tố vật chất khác, chống lại những ảnh hưởng làm suy giảm hệ sinh tháihay làm hư hỏng các vật liệu chính trong công nghiệp và sinh hoạt
- Căn cứ vào các yếu tố chủ quan và khách quan khác: ngoài việc dựa vào các căn
cứ nêu trên thì quá trình xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường còn phải xemxét đến những yếu tố như: yếu tố nền môi trường (chất lượng tự nhiên của môi trường);sức chịu tải của môi trường (giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấpthụ các chất gây ô nhiễm); chi phí để thực hiện tiêu chuẩn môi trường; mức chính xáccủa các thiết bị đo lường; mức đồng nhất của các phương pháp thu nhập xử lý thông tin
và ý thức xã hội của dân chúng…
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môitrường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải
Trong đó, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm: (1) Nhómcác tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các mục đích khác; (2) Nhóm các tiêu chuẩn môitrường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nướcuống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và các mụcđích khác; (3) Nhóm các tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ cácmục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và các mục đích khác; (4) Nhóm cáctiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn; (5)Nhóm các tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong các khu vực dân cư, côngcộng
Tiêu chuẩn về chất thải: được xây dựng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát các chấtthải đưa vào môi trường xung quanh Tiêu chuẩn thải là các giới hạn cho phép về hàmlượng đối với các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, khí thải xả ra môi trường Cáctiêu chuẩn về chất thải bao gồm: (1) Nhóm các tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp,
Trang 28dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và các hoạtđộng khác; (2) Nhóm các tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị xử
lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và các hình thức xử lý khác đối vớichất thải; (3) Nhóm các tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc,thiết bị chuyên dụng; (4) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại; (5) Nhóm các tiêuchuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, dịch vụ, hoạtđộng xây dựng
Tiêu chuẩn môi trường quốc gia khi được ban hành chính thức phải thể hiện đượccác nội dung cơ bàn là: Các cấp độ tiêu chuẩn; Các thông số về môi trường và giá trịgiới hạn; Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn; Quy trình và phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêuchuẩn; Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn; Phương pháp đo đạc, lấy mẫu phântích…
2.4 Quản lý chất thải
Chất thải là các chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Hay nói cách khác, chất thải được hiểu là các chất không cần thiết được hình thành trong quá trình sống và sinh hoạt của con người như rác bùn, dầu thải, axit thải, tro bay, chất kiềm thải bay của xác động vật …
Chất thải là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nên quản lý chất thải là mộttrong những hình thức quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm
Chất thải có thể được nhận biết dưới nhiều dạng khác nhau theo các căn cứ khácnhau:
- Căn cứ vào tính chất của chất thải thì chất thải được chia thành: chất thải lỏng,chất thải rắn, chất thải khí, chất thải dạng bùn, chất phóng xạ và các dạng hỗn hợp khác
- Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh thì chấtthải được chia thành: chất thải thông thường và chất thải nguy hại Trong đó chất thảinguy hại là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễlây nhiểm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác Thực tế trên thế giới thì chất thảiđộc hại không bao gồm chất phóng xạ vì loại chất thải độc hại này được hầu hết cácnước phân cách và tổ chức quản lý riêng
- Chất thải nhưng đáp ứng được các yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất được gọi làphế liệu
Quản lý chất thải bao gồm các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái
sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng khả năng có ích củachất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra Đối với mỗi loại chất thải khác nhau, căn cứ vào sự tác động của các chất thải đóvới môi trường xung quanh, pháp luật có các quy định khác nhau về quản lý chất thải.Hiện tại thì pháp luật Việt Nam quy định rõ việc quản lý đối với 2 loại chất thải: chấtthải thông thường (bao gồm chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng và chất thảiphải tiêu hủy hoặc chôn lấp); chất thải nguy hại
- Đối với chất thải có khả năng tái chế tái sử dụng: những pháp luật có liên quanđều quy định khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng chất thải ở mức cao nhất, hạn chếđến mức thấp nhất lượng chất thải phải xử lý bằng các biện pháp chôn lấp, đốt, tiêu hủyhoạc các biện pháp khác Các hình thức khuyến khích thường được áp dụng là miễnhoặc giảm thuế giá trị gia tăng cho các hoạt động tái chế chất thải, quảng cáo, xúc tiếnthương mại về sản xuất, tái chế, sử dụng chất thải, bù giá hoạc hỗ trợ kỹ thuật cho việcsản xuất năng lượng từ chất thải Việc nhập khẩu phế liệu được quy định riêng nhằmbảo vệ môi trường quốc gia, theo tinh thần không tuyệt đối cấm việc nhập khẩu phế liệunhưng cũng không khuyến khích hoạt động này Nguyên tác chung đặt ra đối với các tổchức, cá nhân nhập khẩu phế liểu là chie nhập khẩu phế liệu để sản xuất; không đượclạm dụng việc nhập khẩu phế liệu để nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức Người
Trang 29nhập khẩu phế liệu phải tự chịu trách nhiệm trong từng trường hợp nhập khẩu, sử dụngphế liệu nhập khẩu cho sản xuất để xảy ra ô nhiễm môi trường…
- Đối với chất thải thông thường phải tiêu hủy hoặc chôn lấp thì ngoài các quyđịnh chung về trách nhiện quản lý chất thải trước hết thuộc về chủ phát sinh chất thảihoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải theo hợp đồn chuyển giao trách nhiệm quản lý chấtthải, pháp luật còn quy định riêng việc quản lý từng loại chất thải như sau:
+ Quản lý chất thải rắn: các chủ phát sinh chất thải rắn phải có trách nhiệm thựchiện việc thu gom và phân loại chất thải tại nguồn để phục vụ cho mục đích tái chế, tái
sử dụng, xử lý và lưu giữ chất thải đúng quy định trước khi xử lý Tổ chức, cá nhânquản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực côngcộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thairawns phùhợp với việc phân loại tại nguồn
+ Quản lý nước thải: Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khusản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môitrường Đô thi, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng theo từng nguồnnước; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vàomôi trường Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo theo quy định
về quản lý chất thải rắn Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theoquy định về chất thải nguy hại Điều 101.1 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định vềcác đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải Chủ quản lý hệ thống xử lýnước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý Số liệuquan trắc phải được lưu trữ để làm căn cứ kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử
lý nước thải
+ Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải: Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định vềtrách nhiệm kiểm soát và xử lý khí thải của các tổ chức, cá nhân phát tán bụi, khí thảitrong quá trình hoạt động Riêng đối với khí thải gây hiệu ứng nhà kính, pháp luật quyđịnh việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn
+ Ngoài ra pháp luật còn quy định về hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sang, bức xạtại Điều 85 Luật bảo vệ môi trường
Bên cạnh trách nhiệm của chủ phát sinh chất thải, pháp luật còn quy định tráchnhiệm của các bộ ngành và UBND các cấp trong quản lý chất thải
- Đối với chất thải nguy hại: Việc quản lý chất thải nguy hại được quy định rấtchặt chẽ và chi tiết Cụ thể là:
+ Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký nhà nước về bảo
vệ môi trường, nếu cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện và năng lực quản lý chất thải nguyhại sẽ được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại;
+ Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại được quy định tại,
cụ thể là cá nhân, tổ chức có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chứcphân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thugom; chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảmkhông rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường; tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phươngtiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguyhại với chất thải thông thường;
+ Về việc vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải nguy hại phải được vận chuyểnbằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường, thời gian quyđịnh, chỉ có tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hai mới đượctham gia vận chuyển; tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại phải chịu tráchnhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vậnchuyển, xếp dỡ
+ Việc xử lý chất thải nguy hại phải được tiến hành bằng phương pháp, công nghệ,thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại
Trang 30để bảo đảm tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị
xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý;
+ Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thự hiệntheo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
về bảo vệ môi trường
Trong việc quản lý chất thải, pháp luật còn quy định những hành vi xả thải bịnghiêm cấm, bao gồm: Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hạikhác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; Thải chấtthải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chấtnguy hại khác vào đất, nguồn nước; Thải khói, bụi, khí có chất hoạc mùi độc hại vàokhông khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trườngcho phép; Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Nhập khẩu máy móc,thiết bị phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường; Nhập khẩu quá cảnh chất thảidưới mọi hình thức
Thẩm quyền quản lý chất thải được phân cấp cụ thể cho các cơ quan nhà nướcnhư: Bộ tài nguyên và môi trường; Bộ xây dựng; Bộ công thương; Bộ y tế; Bộ quốcphòng; Bộ công an; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2.5 Xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động, sản xuất kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi
Hiện nay có rất nhiều vụ vi phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và vấn đềđược nhiều người quan tâm đó chính là hình thức xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ra ô nhiễm môi trường đó Theo quy định tại điều 49Luật bảo vệ môi trường 2005 thì hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân hoạt độngsản xuất kinh doanh , dịch vụ gây ô nhiễm môi trường bao gồm:
- Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩnmôi trường;
- Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môitrường cần thiết;
- Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạmhành chính;
- Trong trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thìcòn phải bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọngthì ngoài việc bị xử lý theo các hình thức nêu trên còn bị xử lý bằng một trong các biệnpháp sau:
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường;
- Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;
- Cấm hoạt động
Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định cụ thể tại Điều 104 Luật bảo vệ môi trường 2014
3 Khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường
Khi ô nhiễm môi trường đã xảy ra, việc đầu tiên chúng ta phải làm đó là khắc phụctình trạng ô nhiễm, tiếp theo là phục hồi môi trường, đây cũng là một trong những hìnhthức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quảxấu do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây nên Bên cạnh đó cũng phải nhanhchóng tìm ra các giải pháp để khôi phục tình trạng môi trường lại như ban đầu
Trang 31Trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường trước hết thuộc về các tổchức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường cócác trách nhiệm được quy định tại Điều 107 Luật bảo vệ môi trường 2014 Đối vớitrường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên có liên quan đểlàm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môitrường.
Trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác địnhđược nguyên nhân thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy bannhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huyđộng các nguồn lực để tổ chức, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường Còn trong trườnghợp mà khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trungương trở lên thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được thực hiện theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ
Để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường một cách nhanh chóng, kịp thời,đạt kết quả thì cần phải tiến hành điều tra, xác định khu vực bị ô nhiễm Việc xác địnhkhu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định tại Điều 106 Luật bảo vệ môi trường2014
Về trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường trước hết cũng thuộc về tổ chức, cánhân gây ra sự cố môi trường Các đối tượng này có trách nhiệm: Thực hiện các biệnpháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản vàkịp thời thông báo cho tổ chức chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn vềbảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố Ngoài ra người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi mà
sự cố môi trường xảy ra có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phươngtiện để ứng phó sự cố kịp thời Nếu sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở,địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùngphối hợp, ứng phó Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địaphương thì phải khẩn cấp, cấp báo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các
cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; các cơ sở, địa phương đượcyêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vikhả năng của mình
Trang 32CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
I Không khí, ô nhiễm không khí và những hoạt động ảnh hưởng đến không khí của con người
1 Không khí và ô nhiễm không khí
Không khí là hỗn hợp các chất khí bao gồm: Nitơ (N2) chiếm 78,9%, Ôxi (O2)chiếm 0,95%, Acgông (Ar) chiếm 0,93%, Đioxit cacbon (CO2) chiếm 0,32% và một sốkhí khác như Neon, Hêli, Mêtan, Krypton Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệtđối, hơi nước chiếm gần 1-3 % thể tích không khí
Ô nhiễm không khí theo cách nhìn tổng quan nhất là sự biến đổi không khí theohướng bất lợi với cuộc sống của con người, của động thực vật, mà sự thay đổi đó lại dochính hoạt động của con người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau,trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vậtchất vật
lí và sinh học của không khí
Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm được hiểu là sự thay đổi tính chất không khí, viphạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định Nói cách khác, ô nhiễm khôngkhí là tình trạng không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trongthành phần không khí làm thay đổi tính chất lý hóa vốn có của nó, vi phạm tiêu chuẩnmôi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con
người và thiên nhiên Cụ thể Điều 3.8 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Ô nhiễm không khí có đặc điểm là: các chất gây ô nhiễm thường là các chất khí,các tác động của quang học, độ ẩm, hơi nóng ; ô nhiễm không khí thường khó xác địnhchính xác bằng trực quan của con người; nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cũng rấtkhó xác định, đó có thể là xuất phát từ một sự việc cụ thể nhưng cũng có thể do nhiều
sự việc gây ra; vấn đề ô nhiễm không khí là một trong những vấn nạn rất khó giải quyếtkhông chỉ riêng với một quốc gia nào mà là đối với toàn thế giới
Ô nhiễm không khí bao gồm các dạng sau: ô nhiễm do bụi; ô nhiễm khí độc; ônhiễm tiếng ồn; ô nhiễm mùi
Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phảiriêng của một quốc gia nào Môi trường không khí đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnhhưởng xấu đến con người và các sinh vật Sự ô nhiễm không khí ngày nay có nguyên nhân chủyếu là do các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của con người đã thải vào bầu không khí các chấtthải như khói bụi và các khí độc làm gia tăng đột biến các chất CO2, NO2, SO2… Ngoài ra, các
sự cố môi trường như núi lửa phun trào, cháy rừng và các loại vi khuẩn trong không khí cũng
là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Theo ước tính thì lượng CO2 do núi lửa hoạt độngphun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng CO2 hiện có trong khí quyển Ở Việt Nam, hiệntượng ô nhiễm không khí cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khucông nghiệp Nồng độ bụi trong các khu dân cự ở cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần cácđường giao thông đều vượt trị số tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần, đặc biệt ở những nơiđang xây dựng nồng độ bụi còn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần Nồng độ các khí
SO2, NO2, CO2 ở các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất gạch ngói đã xấp xỉ hoặc vượttiêu chuẩn cho phép, có nơi tới 2 đến 3 lần Tình trạng ô nhiễm mùi cũng đáng báo động, ônhiễm mùi hôi thường xảy ra ở hai bên bờ sông, kênh rạch thoát nước trong đô thị do rác thải
và sự phân hủy các chất hữu cơ (gây ra các khí ô nhiễm như H2S, NH3, CH4…), ô nhiễm mùitanh ở các khu đô thị ven biển có cảng cá và cơ sở chế biến hải sản, ô nhiễm mùi hôi hóa chất ởcác xí nghiệp chế biến mủ cao su, nhà máy chế biến phân hóa học…
Trang 332 Các hiện tượng và tác hại do ô nhiễm không khí gây ra
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều các hiện tượng biến đổi môitrường đáng lo ngại (là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khíhậu) và có những tác động nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống con người cũng nhưcủa các loài sinh vật khác
Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng như: sự lắng đọng axit, hiệu ứng nhàkính, thủng tầng ozon, hiện tượng sương mù quang hóa, axit hóa đại dương
- Lắng đọng axit (Acid deposition) hiện đang là một trong những vấn đề nhiễmbẩn môi trường nghiêm trọng nhất không chỉ vì mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúngtới cuộc sống của con người và các hệ sinh thái mà còn vì quy mô tác động của chúng
đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia và nhân loại đang phải xem xétnhững ảnh hưởng của chúng ở quy mô khu vực và toàn cầu Lắng đọng axit được tạothành trong điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx
từ các nguồn thải công nghiệp và có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng ngàn kilomet.Bởi vậy, có thể nguồn phát thải sinh ra từ quốc gia này song lại có ảnh hưởng tới nhiềuquốc gia lân bang do sự chuyển động quy mô lớn trong khí quyển Lắng đọng axit gây
ra các trận mưa axit, tác động nghiêm trọng về người và của: làm hư hại mùa màng,giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật
ở dưới nước và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng nghiêmtrọng tới sức khỏe con người… Thiệt hại hàng năm trên toàn cầu ước tính tới hàng tỷ đô
la Mỹ Những tác động tiêu cực này thường kéo dài và khó khắc phục
- Hiệu ứng nhà kính: là hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất
được Mặt Trời chiếu sáng Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là dotác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng) Cóthể hiểu một cách sơ lược về hiệu ứng nhà kính như sau: nhiệt độ trung bình của bề mặttrái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất vàlượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóngngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức
xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí
CO2 dày và bị CO2 tác dụng với hơi nước trong khí quyển hấp thụ Nếu hàm lượng khí
CO2 trong không khí càng cao thì nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên.Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của tráiđất trên quy mô toàn cầu Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung làkhí nhà kính như NOx, Metan, CFC
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái đấttăng 0,40C/năm Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khíhậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái đất sẽ tăngthêm 1,5 – 4,50C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiệntượng “ Hiệu ứng nhà kính”
- Hiện tượng thủng tầng ozon Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (O3) Hàm lượngkhí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khíOzon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển), người ta gọi tầng khíquyển ở độ cao này là tầng Ozon Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽchiếu thẳng xuống Trái đất Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thựcvật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, cácsinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần Sự suy giảm tầng Ozon là hiện tượng giảmlượng ozon trong tầng bình lưu Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầngbình lưu đã suy giảm vào khoảng 5% Sự suy giảm tầng ozon có nguyên nhân chủ yếu
do các hợp chất cácbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons), ngoài ra còn do cácchất khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform
Trang 34- Hiện tượng sương mù quang hóa: khi hiện tượng sương mù quang hóa xảy ra,trong bầu khí quyển rất khó chịu này, tầm nhìn xa bị hạn chế rã rệt, cư dân có nguy cơmắc các chứng bệnh hiểm nghèo ( ung thư, viêm phổi, mờ mắt,…), không khí có nhiềuđộc tố, các thiết bị kim loại nhanh chóng bị ăn mòn, gia cầm bị ngộ độc, rau quả bịnhiễm độc Hai thành phần có sức hủy diệt lớn nhất của sương mù quang hóa là ozon(O3) và peroxy acetyl nỉtat (PAN) Chúng là những hợp chất có tính oxy hóa mạnh, cónghĩa là chúng dễ dàng phản ứng với các hợp chất khác, bao gồm cả những loại tìmthấy trong những vật sống, gây ra sự hủy diệt.Mức độ ô nhiễm do sương mù quang hóađược đánh giá theo nồng độ ôzôn trong không khí.
- Hiện tượng axit hóa đại dương: Sự gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển khiếntình trạng axit hóa đại dương ngày càng trở nên nghiêm trọng Ngoài những tác độngtiêu cực đối với các hệ sinh thái biển, tình trạng axit hóa đại dương còn có thể khiến âmthanh đi được quãng đường dài hơn dưới đáy biển Sự thay đổi này tác động tới hoạtđộng liên lạc của động vật có vú dưới nước, đặc biệt là những loài giao tiếp bằng sóng
âm, và nhiều ứng dụng khoa học, thương mại, quân sự Sự liên quan giữa tình trạng axithóa đại dương và khả năng hấp thu âm thanh của nước là rõ ràng Lượng CO2 nhân tạo
mà các đại dương hấp thu đã làm giảm khả năng hấp thu âm thanh tới 10% ở Đại TâyDương và Thái Bình Dương Thậm chí ở một số nơi thuộc Đại Tây Dương mức độ suygiảm lên tới 15% Theo nhóm nghiên cứu, tính toán của họ vẫn còn thua xa con số thực,
vì họ chưa thể tính được lượng CO2 từ khí quyển Do mức ồn dưới đáy đại dương tănglên, những động vật giao tiếp bằng sóng âm không thể nhận thông điệp của đồng loại.Những loài không giao tiếp bằng sóng âm cũng gánh chịu nhiều hậu quả tai hại
3 Những hoạt động gây ảnh hưởng đến không khí của con người
Trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình, con người đã gây nhiều tácđộng tiêu cực cho môi trường nói chung và cho môi trường khí nói riêng, và hiện naynhững tác động này là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí Có thể kể ra đâymột số hoạt động cơ bản của con người trong quá trình phát triển được xác định lànguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Việt Nam
3.1 Hoạt động công nghiệp
- Hoạt động sản xuất công nghiệp: có thể coi đây là nguồn gây ô nhiễm không khílớn nhất ở nước ta mà chủ yếu là do công nghệ lạc hậu Các cơ sở công nghiệp đượcxây dựng trước đây đều có quy mô vừa và nhỏ, bố trí phân tán, công nghệ sản xuất lạchậu Khi quá trình đô thị hóa diễn ra, phạm vi các thành phố ngày càng mở rộng dẫnđến phần lớn các khu công nghiệp cũ đều nằm rải rác trong nội thành của nhiều thànhphố làm cho mức độ ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng Một số cơ sở sản xuất cóthiết bị lọc bụi xong lại hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại như SO2, CO và
NO2… Các khí thải ô nhiễm này phát sinh từ các nhà máy xí nghiệp chủ yếu do quátrình đốt các nguyên liệu hóa thạch (than và dầu các loại ) Đặc biệt khi chất liệu nhiênliệu của nước ta chưa tốt so với các nước trong khu vực, cụ thể là hàm lượng benzentrong xăng quá cao (5% so với 1%), hàm lượng lưu huỳnh trong diesel cao (0,25% sovới 0,05%) Các hoạt động này đã thải ra một lượng lớn bụi, khí SO2, CO và NO2 gâytác động xấu đến chất lượng không khí đô thị Theo như kết quả nghiên cứu thì lượngkhí CO chủ yếu do ngành luyện kim thải ra còn NO2 và SO2 do các nhà máy nhiệt điệnthải ra
- Hoạt động khai thác khoáng sản: Ở một số địa phương như Thái Nguyên, QuảngNinh hoạt động khai khoáng đã và đang diễn ra mạnh mẽ Bụi phát sinh từ hoạt độngcủa các mỏ gây ô nhiễm không khí tới các đô thị xung quanh và các tuyến đường vậnchuyển Hoạt động vận chuyển từ các mỏ ra cảng qua các khu dân cư và đường quốc lộgây bụi nghiêm trọng do các xe vận chuyển không được đảm bảo các điều kiện vệ sinhmôi trường như rửa bánh xe, che chắn trong quá trình vận chuyển cũng như xe khôngchở vượt tải… Hậu quả là rất nhiều đô thị của các tỉnh này bị ô nhiễm không khí đặc
Trang 35biệt là ô nhiễm bụi do các hoạt động khai thác than, tuyển than và vận chuyển than gâyra.
- Hoạt động xây dựng: Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra mạnh
mẽ ở hầu khắp các địa phương trên cả nước cũng là nguyên nhân không nhỏ làm giatăng tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất,đập phá các công trình cũ, chuyên chở vật liệu xây dựng … là nguyên nhân gây ô nhiễmxung quanh do lượng bụi thải ra quá lớn Kết quả đo lường thực hiện trên thực tế chothấy khoảng 70% lượng bụi trong không khí đô thị là do giao thông vận tải và xâydựng Tại thành phố Hồ Chính Minh tổng lượng bụi từ các hoạt động xây dựng xấp xỉ
13 nghìn tấn/năm1 Tại Hà Nội 70% lượng bụi do hoạt động xây dựng gây ra Đặc biệt
do việc quản lý sửa chữa hệ thống đường xá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thôngtin cáp điện không tốt, luôn xảy ra hiện tượng đào và lấp đường gây mất vệ sinh, ônhiễm bụi nghiêm trọng tại khu vực
3.2 Hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương tiện giao thông cơ giới
ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị Chính vì lẽ đó mà nguồn thải từgiao thông vận tải đã trở thành nguồn gây ô nhiễm chính đối với không khí ở đô thị,nhất là các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.Theo số liệu của Bộ giao thông vận tải, số lượng xe máy tăng lên rất nhanh (trung bìnhmỗi năm là 15% đến 18%) Đây không chỉ là nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông màcòn làm tăng nguồn thải gây ô nhiễm không khí ở nhiều đô thị lớn Các phương tiện nàythải ra nhiều khói, bụi, hơi xăng dầu (HmCn, VOCs), khí CO, NOx, SO2, bụi chì,benzen và bụi PM2,5 rất độc hại cho không khí Xe máy là nguồn đóng góp chính chocác khí như CO, HmCn, VOCs Trong khi đó xe tải lại thải ra nhiều NOx và SO2.Phương tiện giao thông chạy xăng phát thải các khí ô nhiễm CO, HmCn, Pb nhiều hơnhẳn so với các phương tiện giao thông chạy dầu diesel Ngược lại phương tiện chạybằng dầu diesel lại phát thải bụi mịn nhiều nhất
Ngoài ra, đối với các thành phố có các cảng biển lớn, các hoạt động giao thôngvận tải của các cảng cũng thải ra một lượng khí ô nhiễm đáng kể, cần hết sức quan tâmgiảm thiểu để bảo vệ môi trường không khí đô thị
3.3 Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng
Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng không phải là nguồn gây ô nhiễm không khí chính
ở Việt Nam song tác động xấu của hoạt động này cũng cần phải được tính đến Hiệnnay, mức thu nhập của người dân đô thị tăng nhiều gia đình đã sử dụng điện hoặc gacho việc nấu ăn hơn than dầu Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp tốt thì thực tếlượng chất ô nhiễm do hoạt động đun nấu từ các khu dân cư vẫn thải vào môi trườngkhông khí đáng kể Đặc biệt là khu dân cư nghèo, các khu phố cũ, phố cổ khi mà việcđun nấu bằng than, dầu hỏa, củi khá phổ biến đã là nguyên nhân gây ô nhiễm không khítrong nhà, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân Ước tính các khu này có mật độnguồn phát thải ô nhiễm cao hơn hẳn những khu khác, có thể gấp tới 10 lần so với cáckhu dân cư có mức sống cao
4 Kiểm soát ô nhiễm không khí
Kiểm soát ô nhiễm không khí là hoạt động mà các cơ quan quản lý nhà nước cũngnhư các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ không khí khỏi những tác động bất lợi từphía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên Nói cách khác, đó lànhững hoạt động nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí và tiếntới cải thiện chất lượng không khí
Các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:
1 Theo số liệu của sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 36- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường khôngkhí Thông qua hoạt động này, các cơ quan nhà nước có thể đánh giá, kiểm soát sự thayđổi của môi trường không khí một cách thường xuyên ở các địa phương cũng như trên
cả nước Đồng thời các tiêu chuẩn này cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước kiểm soát và
áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với những tổ chức, cá nhân có những hoạt động gâyhại đến môi trường không khí
- Phòng, chống, khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí Thôngqua những hoạt động này, mọi biến đổi của không khí sẽ được kiểm soát một cáchthường xuyên và mọi tác động tiêu cực đối với không khí sẽ được giảm thiểu
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào không khí Các nguồn thải vào không khíbao gồm nguồn thải động (từ các phương tiện giao thông) và nguồn thải tĩnh (từ ốngkhói nhà máy), nếu kiểm soát tốt các nguồn thải này có nghĩa là môi trường không khí
đã được kiểm soát một cách hiệu quả
- Tổ chức hệ thống các cơ quan kiểm soát từ Trung ương đến địa phương Đây làcác cơ quan trực tiếp thực hiện và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễmkhông khí ở từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung Nếu hệ thống này được tổchức một cách chặt chẽ và khoa học sẽ góp phần kiểm soát một cách có hiệu quả ônhiễm không khí
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí đòi hỏi
sự nỗ lực chung của toàn dân Đó không chỉ là những hoạt động tuân thủ pháp luậtnhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí của các cơ quan nhà nước mà còn là ýthức tự giác thực hiện tự kiểm soát ô nhiễm môi trường của các cá nhân, tổ chức, đặcbiệt là các chủ thể tiến hành những hoạt động được xác định là nguồn gây ô nhiễm chủyếu Tuy nhiên, các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Namhiện hành chưa nhiều, chưa tập trung và hiệu quả điều chỉnh chưa cao Việt Nam vẫnchưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh riêng trong lĩnh vực này
II Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí
1.1 Pháp luật quốc gia
Như đã nêu ở trên, hiện nay Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật
để điều chỉnh riêng trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí, hầu hết các quy địnhliên quan đến vấn đề này đang nằm rải rác trong các điều khoản của Luật bảo vệ môitrường 2005 và một số văn bản dưới luật riêng rẽ Dưới đây là các văn bản quy phạmpháp luật do các cơ quan nhà nước Việt Nam ban hành để điều chỉnh lĩnh vực này:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
- Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai sử dụngxăng không pha chì ở Việt Nam;
- Quyết định 64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướngChính phủ về Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giaothông cơ giới đường bộ;
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm2010;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 ban hành bộ tiêu chuẩnViệt Nam về môi trường (trong 5 bộ tiêu chuẩn môi trường có đến 4 bộ tiêu chuẩn quyđịnh về chất lượng không khí, như: TCVN 5937:2005;TCVN 5938:2005; TCVN5939:2005; TCVN 5940:2005);
Trang 37- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệmôi trường;
1.2 Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập
Việt Nam đã gia nhập chính thức vào các Điều ước quốc tế liên quan đến kiểmsoát ô nhiễm không khí sau:
- Công ước Vienna 1985: được thông qua vào 22/3/1985 tại Vienna sau nhiều nỗlực xây dựng của Tổ chức khí tượng thế giới(WMO) dưới sự điều hành của UNEP.Công ước này gồm 21 điều nêu ra những cam kết quốc tế nhằm bảo vệ sức khoẻ conngười và môi trường khỏi những tác động tiêu cực do tầng ôzôn bị suy giảm, hợp táctrong nghiên cứu , quan trắc và trao đổi thông tin trong lĩnh vực này
- Nghị định thư Montreal: Nghị định thư được thông qua vào ngày 16/9/1987 (saunày được công nhận là Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ôzôn ) tại Montreal (Canada) nhằmxác định những biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát được việcsản xuất và tiêu thụ các hoá chất làm suy giảm tầng ôzôn, kêu gọi cắt giảm 50% cácchất CFC trước năm 2000 Nghị định gồm 20 điều và 5 phụ lục và cho đến ngày31/01/1998 đã có 165 quốc gia phê chuẩn
- Nghị định thư Kyoto: Đây là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu, đã
có hiệu lực thi hành từ ngày 16-02-2005 Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto
là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nướcphát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế - xã hộimột cách bền vững thông qua thực hiện “Cơ chế phát triển sạch” CDM Dự án CDMđược đầu tư vào các lĩnh vực như: năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nôngnghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu vàNghị định thư Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang pháttriển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nướcphát triển thông qua các dự án CDM
2 Những nội dung chủ yếu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
2.1 Pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn môi trường
Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêngkhông chỉ cần đến một hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm vàđiều kiện cơ sở vật chất cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí Mà quan trọng hơn, đểcác điều luật đạt được hiệu quả tối ưu, cần có một “hàng rào kỹ thuật” đó là tiêu chuẩncho không khí và tiêu chuẩn của khí thải Có như vậy, pháp luật mới có một căn cứ cụthể để có thể xác định rõ ràng tình hình môi trường không khí thực tiễn và giúp pháthiện những vụ việc gây ô nhiễm không khí cụ thể Theo Điều 3.6 Luật bảo vệ môi
trường 2014 thì: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dướidạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”
Theo hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hiện nay có thể phân chia các tiêuchuẩn về không khí ra làm 2 loại Thứ nhất là những tiêu chuẩn quy định chất lượngmôi trường không khí xung quanh và thứ hai là đó là những tiêu chuẩn trong việc thảikhí Các loại tiêu chuẩn này hướng đến những mục đích khác nhau:
- Đối với tiêu chuẩn quy định chất lượng môi trường không khí xung quan: bộ tiêuchuẩn này được xây dựng nhằm đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lượng không khí
- Đối với tiêu chuẩn thải khí thì mục đích là để khống chế các chất thải khí đượcđưa vào môi trường trong những lĩnh vực khác nhau
2.2 Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí
Trang 38Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhànước cũng như của các tổ chức, cá nhân nhằm phòng ngừa những tác động tiêu cực màcác hoạt động của con người có thể gây ra cho môi trường không khí, khác phục các sự
cố môi trường không khí để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường không khí
từ các sự cố đó Các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí bao gồm:
- Hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơquan nhà nước (được quy định từ điều 121 đến điều 127 của Luật bảo vệ môi trường 2014);
- Hoạt động ĐTM và ĐMC: Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM, ĐMC là cơ sở để
cơ quan thẩm quyền quyết định xét duyệt dự án hoặc chiến lược có được thực hiện haykhông, hoặc đưa ra các biện pháp bắt buộc thực hiện giải quyết các tồn tại về môitrường đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động (điều 13 đến điều 28 Luật bảo vệ môitrường 2014);
- Hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí (điều 128 đến điều 131Luật bảo vệ môi trường 2014);
- Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí: trách nhiệm điều tra, xác định khu vực
bị ô nhiễm thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ tài nguyên và môi trường; các cánhân, tổ chức gây ô nhiễm không khí phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chếnguồn gây ô nhiễm để giảm đến mức tối đa những thiệt hại và chịu trách nhiệm pháp lýkhác theo quy định pháp luật;
- Hoạt động cải thiện chất lượng không khí Nội dung của hoạt động này bao gồm:thực hiện các biện pháp hạn chế nguồn thải gây ô nhiễm không khí hoặc các biện phápgiải tỏa mức độ tập trung của nguồn thải; trồng cây xanh hoặc mở rộng diện tích câyxanh, công viên; thực hiện biện pháp hấp thụ khí thải, làm sạch không khí
2.3 Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí
Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm hệ thống các quyphạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môitrường xung quanh trong các hoạt động của họ
Có hai loại nguồn thải vào không khí là nguồn thải tĩnh và nguồn thải động, phápluật đưa ra những quy định khác nhau để kiểm soát hai loại nguồn này
- Kiểm soát các nguồn thải tĩnh: các quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2014chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tổ chức, cá nhân có phát sinh khí thải từ các hoạtđộng sản xuất kinh doanh và dịch vụ Các cá nhân, tổ chức trong trường hợp này phảituân thủ một số nghĩa vụ cơ bản như:
+ Thải khí trong giới hạn cho phép: tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải khí buộcphải làm thủ xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (giấy phép môi trường)
và buộc phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn môi trường đã được ghi trong giấy phép, nếu xảthải vượt quá giới hạn thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật;+ Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch, vuichơi, giải trí tập trung… phải có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường vàphải được vận hành thường xuyên;
+ Ở các khu công nghiệp tập trung phải tổ chức bộ phận chuyên môn về bảo vệmôi trường, bộ phận này có nhiệm vụ: quản lý hệ thống thu gom, tập trung và xử lý khíthải; tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môitrường và định kỳ báo cáo với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; + Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có biện pháp giảm thiểu và xử lýbụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường, bảo đảm không để
rò rỉ, phát tán khí thải, khí độc ra môi trường xung quanh, khống chế tiếng ồn, phátsáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và người lao động;+ Khi thi công công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảmkhông phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Trang 39- Kiểm soát nguồn thải động: Nguồn thải này chủ yếu do các phương tiện giaothông vận tải gây ra, pháp luật có quy định một số nghĩa vụ đối với chủ phương tiệngiao thông như sau:
+ Các chủ phương tiện giao thông không được thả khói bụi, khí độc quá giới hạncho phép vào không khí: TCVN 6438-2001 (Phương tiện giao thông đường bộ- Giớihạn lớn nhất cho phép của khí thải);
+ Các chủ phương tiện giao thông phải đảm bảo không được gây tiếng ồn quá giớihạn cho phép Cụ thể là: các loại xe 2 bánh có động cơ dưới 125cc không được gây ồnvượt quá 79 dba, còn các loại xe có động cơ trên 1000cc không được gây ồn quá 89dba;
+ Các phương tiện chạy bằng xăng phải sử dụng xăng không pha chì theo quyđịnh tại Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg về việc triển khai sử dụng xăng không pha chì ởViệt Nam
+ Các loại phương tiện cơ giới được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩuphải bảo đảm tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn
2.4 Hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí
Hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí được chia thành các cơ quan cóthẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
- Cơ quan có thẩm quyền chung:
+ Chính phủ: chỉ đạo toàn bộ các hoạt động bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm khôngkhí là 1 trong số các nhiệm vụ của chính phủ;
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: thực hiện kiểm soát không khí ởđịa phương
- Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn:
+ Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất và trực tiếptrước Chính Phủ trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí Các Bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình cũng cótrách nhiệm thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí như Bộ công nghiệp, Bộ giao thôngvận tải
+ Sở Tài nguyên môi trường có nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện kiểmsoát ô nhiễm không khí tại địa phương
Ngoài các quy định trên, trong Luật bảo vệ môi trường 2014 còn có một số quyđịnh liên quan đến việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ônhiễm, quy định này mang tính chất khuyến khích Đây cũng là một biện pháp tích cựclàm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí
III Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
Tùy theo hành vi vi phạm mà có thể áp dụng một trong hai loại trách nhiệm pháp
lý là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.Ngoài ra, chủ thể gây ô nhiễm còn bị buộc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, ngănchặn, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm của mình gây
ra (Điều 101 Luật bảo vệ môi trường 2014)
1 Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm không khí
Hiện nay, vi phạm hành chính là hình thức vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực kiểmsoát ô nhiễm không khí Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không đadạng như các lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng hay kiểm soát ô nhiễm môi trườngnước Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khíđược quy định cụ thể tại các điều: điều 15 đến điều 19 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Các hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí được quy định trongNghị định 179/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác về xử phạt vi phạm hànhchính có liên quan đến môi trường đều phải bị đình chỉ ngay, và các cá nhân, tổ chức đã
Trang 40thực hiện hành vi đó chịu trách nhiệm hành chính ngay cả khi hành vi ấy chưa gây thiệthại
Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần với một hình thức xử phạt chính là cảnhcáo hoặc phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc cáchình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép môi trường và tịch thu tang vật,phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn
có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả; Mức phạt tiền áp dụng đốivới hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tối thiểu là 1.000.000 đồng đến1.000.000.000 đồng Các mức xử phạt cụ thể được được quy định trong các điều 15, 16, 17
và 18 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hainăm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện, nếu quá thời hạn này thìkhông xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiNghị định 179/2013/NĐ-CP
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được quy định tại cácđiều 50, 51, 52 và 53 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP, theo đó Chủ tịch ủy ban nhândân các cấp, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Sở Tàinguyên và Môi trường, Thanh tra viên chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, của Sở Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ
là những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Ngoài hành vi vi phạm hành chính được quy định trực tiếp trong kiểm soát ônhiễm không khí, các tổ chức, cá nhân còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính khi thựchiện một số hành vi vi phạm hành chính khác gây ảnh hưởng xấu đến không khi như:hành vi không lập báo cáo ĐTM, không trang bị các thiết bị xử lý chất thải theo yêucầu…
2 Xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí
Một đặc điểm riêng biệt của hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễmkhông khí, đó là vấn đề xác định chủ thể tội phạm và mức độ nguy hiểm của hành vi.Bởi lẽ, nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng và môi trường không khí lại có đặctính khuyếch tán rất rộng nên việc xác định chủ thể và mức độ nguy hiểm của hành vi làrất khó khăn Tuy vậy, trong Bộ Luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) cũng đã cóquy định về tội gây ô nhiễm môi trường trong đó có không khí (Điều 182) như sau:
“Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
Theo quy định của điều luật này, có hai hành vi vi phạm sẽ bị trừng phạt là:
- Hành vi thải vào không khí các chất gây ô nhiễm và độc hại đối với con người vàsinh vật;
- Hành vi phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xungquanh
Cá nhân nào thực hiện một trong hai hành vi nêu trên với mức độ xả thải, phát xạ vượtquá giới hạn cho phép được quy định tại các bộ Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam mà đã bị
xử phạt vi phạm hành chính và đồng thời cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phụctheo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, có gây ra hậu quả nghiêm trọng thì phải chịutrách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 này Hậu quả nghiêm trọng gây ra có thể làlàm tổn hại đến sức khỏe của nhiều người, làm chết một hoặc nhiều người, gây thiệt hại lớn
về tài sản Tuy nhiên có nhiều trường hợp hậu quả của hành vi phạm tội này lại không xảy rangay, những khí thải độc hại lại có thể phát tác sau nhiều năm, vì thế rất nhiều trường hợptrong thực tế không thể áp dụng được loại trách nhiệm pháp lý này