TẠP CHÍ
Y DUOC HOC QUAN SY
Journal of Military Pharmaco-medicine
ISSN 1859-0748 Vol 40, N°4, thang 4/2015
HOC VIEN QUAN Y
Trang 2TAP CHI Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 MỤC LỤC
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở “Viên nén đại tràng 105" Study of standardization of “Vien nen dai trang 105”
Nguyễn Tuấn Quang; Hồ Cảnh Hậu; Hoàng Văn Thêm Phan Văn Gây; Nguyễn Văn Chinh; Nguyễn Cẩm Vân
Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn trên thực nghiệm của altretamin tổng hợp tại Việt Nam
Experimental evaluation of acute and semi-chronic toxicity of synthesised altretamine from Vietnam
Lê Thị Hồng Hạnh; Vũ Bình Dương; Hồ Anh Sơn; Phan Đình Châu Khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Status of the professional activities of drug retailers in contraventions of the GPP standard pharmacies
Trịnh Hồng Minh; Phạm Đình Luyến; Phan Văn Bình
Khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành báo cáo phản ứng có hại của thuốc của nhân viên y tế Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Reporting adverse drug reactions: Knowledge, attitude and practice of medical staff of the National Hospital of Obstetrics and Gynecology
Nguyễn Huy Tuấn; Vũ Minh Duy
Nguyễn Phương Thúy; Nguyễn Hoàng Anh
Thực trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan về kinh tế - xã hội và gia đình tại tỉnh Hòa Bình năm 2013
Reality of the underweight children under 5 years old in Hoabinh province and some factors related to economic - social and family (2013)
Dinh Héng Duong
Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp
khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014
Knowledge, attitudes and practice of hypertension in hypertensive patients in the rural areas of Hanoi City and Vinhphuc in 2014
Hoàng Cao Sạ; Đỗ Ngọc Ánh; Nguyễn Thị Lan Anh
Tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên
động vật thực nghiệm
Anti-inflammatory and analgesic activities of Kien khop tieu thong liquid extract in animal model
Trang 310 10 Tt 12 13 Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của bài thuốc HA-02 trên động vật thực nghiệm
Studying the acute toxicity and semi-chronic toxicity of herbal medicine HA-02 on experimental animals
Bùi Thanh Hà; Trần Quốc Bảo; Hoàng Trung Vinh
Đoàn Chí Cường; Nguyễn Văn Chinh
Nghiên cứu trình tự một số gen độc lực của Yersinia pestis va phat triển
kỹ thuật multiplex PCR xác dinh Yersinia pestis gay bénh 6 Viét Nam Study on the complete sequences of virulence genes of Yersinia pestis and development of a multiplex PCR assay for detection of pathogenic Yersinia pestis in Vietnam
Đinh Thị Thu Hằng; Nguyễn Thái Sơn; Nguyễn Văn An
Cao Thị Dinh; Triệu Thị Nguyệt
Thiết kế và tối ưu hóa phản ứng multiplex PCR chẩn đồng thời vi khuẩn
than và vi khuẩn dịch hạch
Establishing a novel multiplex PCR to simultaneously detect Bacillus anthracis and Yersinia pestis
Nguyễn Văn An; Nguyễn Thái Son; Dinh Thi Thu Hang
Nghién cứu giá trị chẩn đoán của Cyfra 21-1 và ProGRP trong ung thư phổi nguyên phát
Research on diagnostic value of Cyfra 21-1 and ProGRP in primany lung cancer Hoàng Thị Minh; Hoàng Trung Kiên; Phạm Văn Trân
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến đổi kích thước và chức năng nhĩ trái với biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng siêu âm Doppler tim
Study on the relation between left atrial size-function and cardiovascular complication in hypertention by Doppler echocardiography
Nguyễn Hồng Sơn; Trần Văn Riệp
Nghiên cứu đặc điểm các chỉ số lipid máu và non-HDL-cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch
Non-HDL-cholesterol in elderly type 2 diabetic patients with cardiovascular risk factors
Vũ Thị Thanh Huyền; Hà Trần Hưng; Khúc Thị Hương
Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ
Prevalence, clinical, paraclinical characteristics of chronic heart failure patients with atrial fibrillation
Trang 414 15 17 18 19 20 21
Liên quan giữa áp lực động mạch phổi với một số đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn IV, V
Relationship between pulmonary pressure with clinical and laboratory characteristics in patients with chronic kidney disease stage IV, V
Bùi Văn Tuấn; Lê Việt Thắng; Nguyễn Tiến Dũng
Lê Xuân Bách; Lê Kiên
Mối liên quan giữa nồng độ adiponectin và TNF-œ huyết thanh với tình trạng kháng insulin ở người béo phì
Correlation between serum adiponectine and TNF-u levels with insulin resistance status in obesity
Nguyén Linh Toan; Pham Xuan Phong
Đặc điểm điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi điều
trị ngoại trú
Insulin therapy in outpatient elderly type 2 diabetes
Nguyễn Trung Anh; Vũ Thị Thanh Huyền; Vũ Xuân Nghĩa
Nghiên cứu các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người sống hiến thận tại Bệnh viện Quân y 103
Study categories of renal arteries in pedicles of the living kidney donors at 103 Hospital
Bui Van Manh
Hiệu quả điều trị can thiệp nội mạch tổn thương động mạch đùi-khoeo ở
bệnh nhân bị bệnh động mạch chỉ dưới mạn tính
The effectiveness of femoro-popliteal angioplasty in patients with chronic lower extremity arterial disease
Trần Đức Hùng; Dương Văn Nghĩa; Đoàn Văn Đệ; Hoàng Cao Sạ Vị trí của khớp nhân tạo với đường mổ bên ngoài trực tiếp trong thay
khớp háng lần đầu
Component placement with direct lateral approach in primary hip arthroplasty Vũ Nhất Định
Nghiên cứu chuyển đổi từ cố định ngoài sang kết xương bằng đính nội tủy kỳ hai trong điều trị gãy hở thân xương chày
Procedures of conversion from primary external fixation to secondary
intramedullary nailing in the treatment of open tibial fractures Nguyễn Thành Tấn; Phạm Đăng Ninh
Trần Văn Hợp; Trần Đình Chiến
Kỹ thuật tái tạo dây chằng chéo trước hai bó với bốn đường hầm
Treatment outcomes of technique of of double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction with four tunnels
Trang 522 23 24, 25 26 27 28
Đánh giá kết quả điều trị biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật kết xương bên trong xương chày
Evaluation of the treatment results of infectious complication after internal fixation fractures site of tibial shaft
Pham Đăng Ninh; Trần Văn Hợp Nguyễn Đăng Long; Lê Tuấn Dũng
Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng trái The results of laparoscopic colectomy for treatment of left colon cancer
Nguyễn Văn Xuyên; Đỗ Sơn Hải; Bùi Tuấn Anh
Nghiên cứu kết quả điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp xẻ lạnh nội soi tại Bệnh viện Quân y 103
Results of the internal optical urethrotomy in treatment of urethra stricture at 103 Hospital
Nguyễn Phú Việt
Đánh giá hiệu quả mở khí quản sớm ở Khoa Điều trị Tích cực, Bệnh viện Quân y 103
Evaluation of efficacy of early tracheostomy in Intensive Care Unit, 103 Hospital Kiều Van Khương
Nghiên cứu hiện tượng kích thích dây thần kinh bịt và tai biến thủng bàng quang trong phẫu thuật cắt nội soi qua niệu đạo bằng dao lưỡng cực điều trị ung thư bàng quang nông
Evaluate the obturator nerve stimulations and bladder perforations due to bipolar transurethral resection in treatment of non-muscle invasive bladder tumors
Tran Văn Hinh; Nguyễn Phú Việt
Thông báo lâm sàng: Vô cảm cho phẫu thuật giảm thể tích phổi
Case report: Anesthesia for lung volume reduction surgery Võ Văn Hiển; Nguyễn Ngọc Thạch; Nguyễn Đăng Thứ
Đánh giá kết quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng kem chải răng Sensodyne Rapid Relief
Trang 6TẠP CHÍ ÿ - DƯỢC HỌC QUẦN SỰ SỐ 4-2015
KHẢO SÁT NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH BÁO CÁO
PHAN UNG CÓ HẠI CỦA THUỐC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Huy Tuắn*; Vũ Minh Duy**
Nguyễn Phương Thúy**; Nguyễn Hoàng Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế (NVYT) Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BV PSTW) đối với hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) Đối tượng: NVYT thuộc 14 khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện Phương pháp: mô tả cắt ngang, phỏng vần thông qua một bộ câu hỏi tự điền Kết quả: tỷ lệ phản hồi 80% Đa số NVYT có kiến thức đúng về ADR và 91% cho rằng báo cáo ADR là một trong những hoạt động chuyên môn bắt buộc 75% người trả lời đã từng gặp ADR, tuy nhiên, chỉ có 38% đã từng báo cáo ADR Khó xác định thuốc và cho rằng phản ứng nhẹ là những nguyên nhân thường gặp mà NVYT không làm báo cáo Kết luận: đa số NVYT có nhận thức và thái độ đúng đối với hoạt động báo cáo ADR Bên cạnh đó, đã xác định được một số nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thực hiện báo cáo chưa cao
* Từ khóa: Phản ứng có hại của thuốc; Nhân viên y tế; Nhận thức; Thái độ; Thực hành Reporting Adverse Drug Reactions: Knowledge, Attitude and Practice of Medical Staff of the National Hospital of Obstetrics and Gynecology
Summary
Objective: To assess the knowledge, attitude and practice of medical staff working at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology towards adverse drug reaction (ADR) reporting scheme Subjects: Medical staff of 14 faculties, departments and centers of the hospital Method: Cross- sectional and questionnaire-based study Result: The overall response rate was 80% Most of the respondents possessed good knowledge of ADR, and 91% of them agreed that ADR reporting was a part of their professional obligation 75% of the respondents had observed ADRs in their practice, but only 38% of them had officially reported these cases Unknown causal relationship
between ADRs and drugs, minor ADR manifestations are common causes for this problem
Conclusion: Most of the medical staff had good knowledge and attitude towards ADR reporting scheme In addition, some main reasons for under-reporting have been identified `
* Key words: Adverse drug reactions; Medical Staff; Attitude; Knowledge; Practice
ĐẶT VẤN ĐỀ cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta Tuy nhiên, : tinh trạng báo cáo thiếu và chát lượng báo Hệ thống báo cáo phản ứng có hại của _ cáo kém vẫn còn phổ biến (3, 4] NVYT là thuốc đã được triển khai rộng rãi tại các _ người trực tiếp phát hiện và báo cáo ADR,
* Bệnh viện Phụ sản Trung ương ** Trung tâm DI & ADR Quốc gia
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Huy Tuần (nguyenhuytuan.ptsw@gmail.com)
Ngày nhận bài: 30/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/03/2015 Ngày bài báo được đăng: 06/04/2015
Trang 7TẠP CHÍ W - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
do đó quyết định số lượng và chất lượng
báo cáo Nghiên cứu thực hiện trên các
nhóm NVYT khác nhau như bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng/hộ sinh/kỹ thuật viên (BS, DS, ĐD/HS/KTV) cho thấy nhận thức và thái độ của NVYT đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động báo cáo ADR [6, 7] Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện
tuyến cuối, chuyên ngành Sản Phụ khoa, hàng năm tiếp nhận và điều trị khoảng
500.000 lượt bệnh nhân Xuất phát từ số
lượng báo cáo ADR khiêm tốn, trong 2 năm đầu tham gia triển khai dự án “Hỗ trợ hệ thống y tế”, “Tăng cường các hoạt động
Cảnh giác Dược”, bệnh viện đã trở thành
một trong 10 bệnh viện có số báo cáo
cao nhất cả nước [3, 4] Trước sự chuyển
biến tích cực đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm: Tìm hiểu nhận thúc, thái độ và thục hành của NVYT trong hoạt động báo cáo ADR và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đây mạnh hoạt động nay tai bệnh viện
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu NVYT thuộc 14 khoa, phòng, trung tâm của Bệnh viện Phụ sản Trung
ương từ tháng 6 - 2013 đến 10 - 2013
2 Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang; thu thập thông tin thông qua một bộ câu hỏi tự điền
Bộ câu hỏi bao gồm câu hỏi có nhiều lựa chọn, câu hỏi có/không và câu hỏi thăm
dò được xây dựng trên cơ sở một số nghiên cứu trước đó [2, 6]
Mục tiêu nghiên cứu, cách thức trả lời bộ
câu hỏi được thông tin trước cho NVYT và
đảm bảo bí mật cho người tham gia 24
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu - Nhận thức về phản ứng có hại của thuốc
- Thái độ của NVYT đối với hoạt động
báo cáo ADR
- Thực trạng thực hành báo cáo ADR tại bệnh viện
- Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động báo cáo ADR
* Xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2010 Số liệu được biểu diễn dạng giá trị trung bình + độ lệch chuẩn hoặc
tỷ lệ %
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 8TẠP CHÍ - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
Đa số NVYT tham gia phỏng vắn là nữ
(73,6%) ĐD/HS/KTV là đối tượng tham
gia nhiều nhất (68,5%), bác sỹ (20,1%) và dược sỹ (2,5%) Đối tượng khảo sát có độ tuổi trung bình 33,4 với thời gian công tác chủ yêu < 15 năm
* Nhận thức của NVYT về ADR:
Nhận thức về độ an toàn của các loại thuốc lưu hành trên thị trường: 325 người (90,5%); nhận thức đúng về phản ứng có hại của thuốc: 293 người (81,6%); nhận thức về các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo: 238 người (66,3%)
90,5% NVYT cho rằng không phải tất cả các loại thuốc lưu hành trên thị trường
Đã từng gặp ADR
đều an toàn, 81,6% NVYT hiểu đầy đủ khái niệm về ADR theo định nghĩa của
WHO Tuy nhiên, chỉ 66,3% NVYT nhận
thức đúng về các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo bao gồm: thông tin về bệnh nhân, về ADR, thông tin về thuốc nghỉ ngờ gay ADR va thông tin về
người và đơn vị báo cáo [1]
* Thái độ của NVYT đối với hoạt động
báo cáo ADR:
91,4% NVYT cho rằng báo cáo ADR là một phần trách nhiệm trong thực hành chuyên môn của mình và báo cáo ADR là quan trọng (97,2%) * Thực trạng việc thực hiện báo cáo ADR: m Đã từng báo cáo ADR Bác sĩ Dược sĩ ĐD/HS/KTV Tổng
Hình 1: Tỷ lệ NVYT đã gặp ADR và tỷ lệ NVYT đã từng làm báo cáo ADR
78,2% người trả lời đã từng gặp ADR, tuy nhiên, chỉ có 38,7% trong số đó đã từng làm báo cáo ADR Tỷ lệ gặp ADR ở dược sỹ lâm sàng cao hơn ĐD/HS/KTV (77,8% so với 74%), nhưng tỷ lệ làm báo cáo lại thắp hơn (33,3% so với 37%)
Trang 9TẠP CHÍ ÿ - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 Bảng 3: Lý do NVYT không làm báo cáo ADR
LÝ DO KHÔNG LÀM BÁO CÁO ARD SỐ LƯỢNG (n = 359) TỶ LỆ (%) Việc báo cáo không ảnh hưởng đến phác đồ điều trị 106 29,5
Mắt thời gian 89 24,8
Thiếu kinh phí 44 12,3 Phản ứng này đã được biết quá rõ 88 24,5
Không có sẵn mẫu báo cáo 135 37,6
Không biết cách báo cáo 158 alia ai 44,0
Phản ứng nhẹ không đáng để báo cáo 167 j 46,5
Sợ bị quy kết trách nhiệm 89 248
Không biết 51 14,2
Những lý do NVYT không làm báo cáo ADR Theo đó, phan tng nhe khéng dang dé báo cáo, không biết cách báo cáo và không có sẵn mẫu báo cáo là 3 lý do chính với
lần lượt 46,5%, 44,0%, 37,6% số người đồng ý
Phân tích những khó khăn NVYT gặp phải khi báo cáo ADR thu được kết quả như sau (tổng số bộ câu hỏi: n = 359):
Khó xác định thuốc nghi ngờ: 239 (66,6%); không có thời gian: 89 (24,8%); mẫu báo cáo phức tạp: 72 (20,0%); khó xác định mức độ nghiêm trọng của ADR: 195 (54,3%);
thiếu kiến thức lâm sàng: 99 (27,6%); không có khó khăn nao: 42 (11,7%)
Hai khó khăn lớn nhát được NVYT lựa chọn là khó xác định thuốc nghi ngờ và khó
xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng với tỷ lệ lần lượt là 86,6% và 54,3% Bảng 4: Biện pháp nâng cao hoạt động báo cáo ADR BIỆN PHÁP 'SỐ LƯỢNG (n = 359) TỶ LỆ (%)
Nâng cao nhận thức của NVYT thông qua đào tạo và tập huấn 339 944
Phối hợp với dược sỹ lâm sảng để hỗ trợ báo cáo ADR 317 88,3 Xây dựng cơ chế phản hồi thông tin thẩm định báo cao ADR 301 83,8
Quy định bằng văn bản quy trình giám sát ADR 265 73,8
Hầu hết NVYT đồng ý với các phương án mà bộ câu hỏi đưa ra, trong đó, nâng
cao nhận thức của NVYT thông qua đào tạo và tập huắn và phối hợp với dược sỹ
lâm sàng để hỗ trợ báo cáo ADR là những biện pháp được quan tâm nhiều nhất
(94,4% và 88,3%) I
Trang 10TẠP CHÍ ý - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
BÀN LUẬN
80% bộ câu hỏi phát ra cho NVYT của 14 khoa, phòng, trung tâm đã thu được câu trả lời Chúng tôi lựa chọn hình thức phát bộ câu hỏi tại buổi giao ban khoa và thu lại sau khi NVYT hoàn thiện Hình thức này sẽ giảm thiểu nguy cơ thất lạc khi gửi qua đường bưu điện hay nguy cơ giảm sự quan tâm của NVYT với hình thức gửi qua email đã được sử dụng trong một số nghiên cứu trước đó đây [5,
8] Tuy nhiên, hình thức này không tránh khỏi hạn ché là làm giảm tính độc lập của đối tượng khảo sát Phần lớn đối tượng tham gia khảo sát là ĐD/HS/KTV (68,5%), trong khi dược sỹ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2,5%) nhưng đã bao gồm toàn bộ nhân lực của khoa dược Bên cạnh đó, 73,6% NVYT tham gia trả lời bộ câu hỏi là nữ Những đặc điểm trên phản ánh đúng cơ cấu nhân sự hiện nay của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Nhìn chung, NVYT của bệnh viện có nhận thức tốt về ADR, tuy nhiên > 30% NVYT vẫn chưa nắm được các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo Nghiên cứu tương tự tại Bệnh viện Nhi Trung ương thậm chí còn ghi nhận tỷ lệ cao hơn, 53% [2] Việc NVYT không nắm được đầy đủ các thông tin cần điền trong báo cáo ADR sẽ dẫn đến tình trạng báo cáo thiếu thông tin, chất lượng kém và gây khó khăn trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và ADR Kết quả cho thấy, đa số NVYT đều cho rằng báo cáo ADR là một phần trong thực hành chuyên môn của mình, hiểu rõ tầm quan trọng của việc báo cáo ADR (tỷ lệ đồng ý trên 90%) Chỉ có 2,4% NVYT bỏ trống, không có trường hợp nào
cho rằng việc báo cáo ADR là không quan trọng Việc xác định công tác báo cáo ADR có vai trò quan trọng trong thực hành chuyên môn của NVYT, góp phần quan trọng nâng cao số lượng cũng như
chất lượng báo cáo
Tại Việt Nam, Hướng dẫn chỉ tiết về việc Giám sát và báo cáo ADR tại các cơ sở khám, chữa bệnh được Bộ Y tế ban hành năm 2013 theo quyết định số
1088/QD-BYT [1] Tuy nhiên, thực trang
hoạt động báo cáo ADR tại bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế Kết quả cho thấy, số NVYT đã từng làm báo cáo ADR tháp hơn nhiều so với số NVYT đã từng gặp ADR (139 so với 270) Con số thực tế có
thể còn thấp hơn khi khảo sát trên báo
cáo lưu trữ tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia trong 2 năm (2012, 2013), chỉ có 40 NVYT tham gia báo cáo [3, 4] Câu hỏi 8 và 9 trong bộ câu hỏi của chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân không báo cáo và những khó khăn khi thực hiện báo cáo giúp phần nào làm sáng tỏ tỷ lệ Theo đó, 3 nguyên nhân chính khiến NVYT không làm báo cáo ADR là phản ứng nhẹ không dang đễ báo cáo, không biết cách báo cáo và không có sẵn mẫu báo cáo (tương ứng 46,5%, 44,0% và 37,6%) Kết quả trên tương tự với nghiên cứu thực hiện tại các Tiểu Vương quốc Ä Rập thống nhất khi 48% bác sỹ được hỏi không biết cách báo cáo ADR và 34% dược sỹ không báo cáo vì phản ứng đã được biết quá rõ [7] Bên cạnh đó, khó xác định thuốc nghi ngờ và khó xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng được coi là 2 khó khăn lớn nhất khi làm báo cáo ADR (tương ứng 66,6% và 54,3%) Trên thực té, việc bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc cùng lúc với đặc tính
Trang 11TAP CHI - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
dược lý, dược động học đa dạng cũng như mối quan hệ về thời gian giữa thời điểm dùng thuốc và thời điểm xuất hiện ADR đều gây phức tạp cho chẩn đoán ADR Các giải pháp đề xuất đều được đa số NVYT đồng ý, trong đó tập trung vào
nâng cao năng lực của NVYT trong thực
hành báo cáo như đào tạo, tập huấn, trao đổi thông tin và phối hợp với dược sỹ lâm sàng, xây dựng hệ thống văn bản quy định
KẾT LUẬN
Đa số NVYT tại bệnh viện có nhận thức
và thái độ đúng đối với hoạt động báo cáo
ADR Tuy vậy, nhiều NVYT vẫn chưa nắm được các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo, tỷ lệ NVYT làm báo cáo/NVYT
gặp ADR còn chưa cao, gặp không ít khó khăn trong thực hành báo cáo Việc đào
tạo, tập huấn và thường xuyên trao đổi
thông tin những biện pháp quan trọng mà
NVYT đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động
Cảnh giác Dược tại bệnh viện TAI LIEU THAM KHAO
1 Bộ Y tế Hướng dẫn hoạt động giám sát
phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm theo Quyết
định số 1088 của Bộ trưởng Bộ Y tế 2013
28
2 Lại Quang Phương Khảo sát tình hình
báo cáo ADR trên bệnh nhỉ trong cơ sở dữ
liệu Quốc gia và khảo sát nhận thức, thái độ của cán bộ y tế đối với hoạt động Cảnh giác
Dược tại một bệnh viện chuyên khoa nhi Khóa luận Tết nghiệp Dược sỹ Trường Đại
học Dược Hà Nội 2013
3 Trung tâm DI & ADR Quốc gia Tỗng kết công tác báo cáo ADR năm 2012
4 Trung tâm DI & ADR Quốc gia Tỗng kết công tác báo cáo ADR năm 2013
5 Hasford J et al Physicians' knowledge and attitudes regarding the spontaneous reporting system for adverse drug reactions, Journal of Clinical Epidemiology 2002, 55, pp.945-950
6 Santosh KC et al Attitudes among healthcare professionals to the reporting
of adverse drug reactions in Nepal BMC
Pharmacology and Toxicity 2013, 14, 16 7 Sathvik BS et al, Adverse drug reaction monitoring and reporting: knowledge, attitude and belief of physicians & pharmacists of Ras AI Khaimah, United Arab Emirates (UAE), International Journal of Pharmaceutical sciences and research 2014, Vol 5, Issue 2
8 Willian D, Feely J Underreporting of adverse drug reactions: attitudes of Irish
doctors, Irish Journal of Medical Science