TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ THEO TINH THẦN CẢI CÁCH TƯ PHÁP
Trang 1BỐ CỤC ĐỀ TÀI:
A- PHẦN MỞ ĐẦU 02
B- PHẦN NỘI DUNG 04
CHƯƠNG 1- KHÁI QUÁT CHUNG 04
1.1 Một số vấn đề về cải cách tư pháp 04
1.2 Bản chất của tranh tụng tại phiên toà 05
1.3 Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong tố tụng 08
1.4 Các quy định hiện hành của pháp luật TTHS Việt Nam về vấn đề tranh tụng tại phiên toà 10
1.4.1 Các nguyên tắc đảm bảo tính tranh tụng tại phiên toà 10
1.4.2 Chủ thể thực hiện tranh tụng 12
1.5 Nội dung tranh tụng tại phiên toà 13
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 16
2.1 Thực trạng tranh tụng tại phiên tòa hình sự 16
2.2 Nguyên nhân của hạn chế trong tranh tụng tại phiên tòa hình sự 18
2.2.1 Quy định pháp luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp 18
2.2.2 Đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 19
2.2.3 Nguyên nhân khác 20
2.3 Giải pháp 21
2.3.1 Hoàn thiện các quy định của BLTTHS về tranh tụng tại phiên tòa 21
2.3.1.1 Hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản 21
2.3.1.2 Hoàn thiện chế định về bảo đảm quyền bào chữa 22
2.3.1.3 Hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia phiên tòa hình sự 24
2.3.1.4 Hoàn thiện về thủ tục xét xử tại phiên tòa 25
2.3.2 Kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư 26
2.3.3 Đào tạo các chức danh tư pháp theo hướng đáp ứng yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa 28
2.3.4 Đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành tố tụng 30
2.3.5 Tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân 30
C- PHẦN KẾT LUẬN 32
CHÚ THÍCH:
VKS: Viện kiểm sát
HĐXX: Hội đồng xét xử
LS: Luật sư
Trang 2A-PHẦN MỞ ĐẦU
Những năm gần, tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta xảy ra nghiêm trọng,diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất của tộiphạm Chất lượng công tác nói chung và công tác xét xử nói riêng vẫn đang còn bộc
lộ nhiều didemr yếu kém, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân… Những điều đó
đã tạo nên dư luận xã hội không tốt khiến người dân thiếu lòng tin vào pháp luậtNhà nước và niềm tin vào Đảng và nền công lý pháp luật chủ nghĩa Các cơ quanchức năng, ban ngành đã có nhiều cố gắng đấu tranh phòng chống tội phạm, nỗ lựctrong công tác cải cách tư pháp góp phần giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn
xã hội
Đặc biệt với sự ra đời của NQ 08/NQ-TW 02/01/2002 và NQ 49/NQ-TW vềchiến lước cải cách tư pháp của Bộ Chính trị được xem như sự mở đầu cho côngcuộc cải cách tư pháp ở nước ta Nghị quyết đề cập nhiều nội dung khác nhau củacông tác tư pháp từ hoạt động điều tra truy tố xét xử cho đến việc đào tạo cán bộ
tư pháp, tuy nhiên việc tăng cường yêu tố tranh tụng, nâng cao chất lượng tranhtụng trong quá trinh xét xử vụ án hình sự, theo đó phán quyết của Toà án phải căn
cứ chủ yếu vào kết quá tranh tụng tại phiên toà.lại được coi là điểm nhấn của cảicách tư pháp và là trọng tâm của Nghị quyết Từ đó vấn đề nghiên cứu làm rõ cơ sở
lý luận, thực tiễn và nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên toà làhết sức cần thiết
Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu sách chuyên khảo đề cập đến vấn đề tranhtụng trong tố tụng hình sự, tuy nhiên các bài viết đó chỉ đề cập được một sô vấn đềnhất định và còn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh các vấn đề đổi mới hoạtđộng xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp Trước yêu cầu cấp thiết đó và để đảmbảo bình đẳng dân chủ trong tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan
người vô tội, tôi chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao tính tranh tụng tại phiên toà hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp” làm đề tài tiểu luận của mình.
Mục đích của bài tiểu luận nhằm nhắm đến làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn củavấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp,chỉ ra những bất cập tồn tại và thông qua đó trọng tâm vào những giải pháp thiếtthực nhằm nâng cao tính tranh tụng tại phiên toà hình sự hướng đến xây dựng xây
Trang 3dựng một phiên toà hình sự công bằng dân chủ, đảm bảo sự công bằng, khách quancủa pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội Để làm được điều đó,bài tiểu luận sẽ làm sáng tỏ:
1 Sơ lược về các quy định về tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụng tại phiêntoà và những yêu cầu của cải cách tư pháp Từ đó phát triển làm sáng tỏ về
cơ sở lý luận của hoạt động tranh tụng tại phiên toà, các cơ sở pháp lý quyđịnh về tranh tụng tại phiên toà và ý nghĩa của tranh tụng tại phiên toà
2 Phân tích đánh giá thực trạng tranh tụng tại phiên toà ở Việt Nam những nămgần đây, qua đó rút ra những mặt tích cực cũng như những tồn tại hạn chếtrong hoạt động tranh tụng tại phiên toà
3 Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tính tranh tụng tại phiên toà hình sựtheo tinh thần cải cách tư pháp dựa trên việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận vàphân tích đánh giả thực tiễn của vấn đề
Bải tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phântích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử… nhằm làm rõnội dung và đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài trong phạm vi nghiên cứu làđịa phương nơi thực tập: Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Do người viết lần đầu viết đề tài và thời gian nghiên cứu có hạn nên khôngtránh khỏi nhiều hạn chế và sai sót Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự tậntình quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B-PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1- KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Một số vấn đề về cải cách tư pháp
Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững
mạnh, dân chủ, hiện đại, bảo vệ công lý” Hơn tám năm thực hiện, nền tư pháp
Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt trên tất cả các mặt, đặc biệt là hệ thống Tòa
án nhân dân (TAND), cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam
Những yêu cầu cải cách tòa án:
Theo quy định của Hiến pháp và các đạo luật hiện hành, các cơ quan tư pháp ởViệt Nam hiện nay bao gồm: cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND),TAND và cơ quan thi hành án Mỗi cơ quan tư pháp có chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn khác nhau được quy định chung tại Hiến pháp và quy định riêng tại các Luậtchuyên ngành Sau hơn tám năm thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, các
cơ quan tư pháp đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật vàtội phạm Tích cực giải quyết các vụ án dân sự, hành chính và thi hành án, góp phầnquan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi íchcủa nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân Tuy nhiên, vẫn tồntại một số hạn chế như: còn để xảy ra tình trạng oan sai trong điều tra, truy tố, xétxử; khiếu nại, tố cáo của công dân trên lĩnh vực hoạt động tư pháp còn nhiều; sốlượng án tồn đọng khá lớn; kết quả thi hành án hình sự, dân sự còn gặp nhiều khókhăn, vướng mắc
Để tạo chuyển biến căn bản trong cải cách tư pháp, phải nghiên cứu tìm giảipháp đột phá về vấn đề này, đó là phải tiến hành cải cách ở khâu then chốt nhất: cảicách tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Bởi lẽ, chất lượng phán quyết, cácbản án và quyết định của tòa án là kết quả cuối cùng của cả chuỗi hoạt động tố tụngcủa các cơ quan tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử) Một bản án được tòa án tuyêncông bằng, khách quan, đúng pháp luật luôn tạo ra sức mạnh, tính chân lý của cả hệ
Trang 5thống cơ quan tư pháp mới được người dân tin tưởng “tâm phục, khẩu phục”.Thông qua hoạt động của tòa án, các cơ quan điều tra, truy tố, thi hành án cũng phảikhông ngừng nâng cao năng lực hoạt động của mình để đảm bảo tính đồng bộ, tráchnhiệm Theo tinh thần thượng tôn pháp luật, pháp quyền và pháp luật thực định nếutòa án tuyên vô tội, tất yếu các cơ quan điều tra, VKS hoặc tòa án cấp dưới phảithực hiện việc bồi thường nếu để xảy ra oan sai trong quá trình tố tụng.
Nghị quyết số 49 đã chỉ rõ “Cải cách tư pháp lấy trọng tâm là cải cách hệthống tòa án”, “Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộcvào đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặcmột số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu xét xửphúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án tòa Thượng thẩm được tổ chức theo khuvực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kếtkinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét
Yêu cầu thứ hai của cải cách tòa án là xây dựng mô hình tòa án, một mặt tạothuận lợi cho việc thực hiện quyền lực nhà nước nhưng cũng cần quan tâm đến lợiích của công dân khi có có việc liên quan đến tố tụng tại tòa Quan điểm của Chủtịch Hồ Chí Minh về xây dựng cơ quan tư pháp phải “gần dân, hiểu dân, giúp dân,học dân” vẫn là bài học vô cùng quý giá trong chiến lược cải cách tư pháp củachúng ta hiện nay
Yêu cầu thứ ba của cải cách tòa án là phải đặt ra mục tiêu góp phần làm chohoạt động xét xử đảm bảo “công bằng, liêm khiết”, cán bộ tòa án phải “vừa hồng,vừa chuyên” như lời dạy của Chủ tịch Hồ chí Minh trong ngày đầu mới thành lậpngành tòa án Việt Nam
1.2 Bản chất của tranh tụng tại phiên toà:
Hiện nay, trong khoa học pháp lý còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dungtranh tụng tại phiên tòa Có ý kiến cho rằng tại phiên tòa các bên chỉ thực hiện việctranh luận trong giai đoạn tranh luận, còn xét hỏi là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử
và Viện kiểm sát Những người khác lại cho rằng tranh tụng được thực hiện tronghầu hết các giai đoạn của phiên tòa, đặc biệt là trong phần xét hỏi và tranh luận
Trang 6Thực ra tranh tụng là một khái niệm nhập ngoại, xuất hiện ở Việt Nam giải đoạn chúng ta chuẩn bị ban hành Bộ luật TTHS 2003, với nội dung là đề nghị bổ sung vào Bộ luật TTHS nguyên tắc “tranh tụng” Như vậy xuất phát điểm của khái niệm tranh tụng để chỉ một kiểu tố tụng hình sự mà có những đặc điểm riêng so với kiểu tố tụng hiện hành của Việt Nam (kiểu tố tụng xét hỏi) Nếu đưa nguyên tắc nàyvào BLTTHS của Việt Nam sẽ dẫn đên việc thay đổi hoàn toàn bản chất của kiểu tốtụng hiện hành
Theo Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị thì khái niệm “tranh tụng được hiểu đồng nhất với khái niệm “tranh luận”, nâng cao chất lượng tranh tụng nghĩa là nâng cao chất lượng tranh luận tại phiên toà, với tư cách là nâng cao chất lượng một giai đoạn tố tụng bằng giai đoạn tranh luận
Trong toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử đóng vai trò trung tâm, thể hiện đầy đủnhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi nhà nước, là giai đoạn quyết định tínhđúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
Trong xét xử, phiên tòa là giai đoạn có vai trò đặc biệt quan trọng và mangtính quyết định trong giải quyết vụ án, thực hiện các nhiệm vụ, mục đích tố tụng đặt
ra Vai trò quyết định đó của phiên tòa thể hiện ở những điểm sau đây:
- Thứ nhất, phiên tòa là nơi tòa án bằng thủ tục công khai, toàn diện thựchiện cuộc điều tra chính thức để xác định sự thật khách quan của vụ án Tòa án rabản án, quyết định trên cơ sở các chứng cứ được thu thập và kiểm tra công khai tạiphiên tòa Việc chứng minh (bao gồm cả quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giáchứng cứ) được các chủ thể có quyền và lợi ích khác nhau (bên buộc tội, bên bàochữa, nguyên đơn, bị đơn) thực hiện một cách bình đẳng, dân chủ tại phiên tòa khixét hỏi cũng như tranh luận Việc chứng minh và từ đó xác định sự thật của vụ ánđược tòa án thực hiện trên cơ sở chứng cứ được thu thập, thẩm tra tại phiên tòa vàcân nhắc, đánh giá của các bên tham gia tố tụng khác nhau;
- Thứ hai, phiên tòa đảm bảo sự tham gia của những người tham gia tố tụng.Hơn ở đâu hết, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tốtụng được quy định và được đảm bảo thực hiện đầy đủ nhất bằng thủ tục tố tụng
Trang 7trực tiếp, công khai Tại phiên tòa khó có thể xảy ra các trường hợp vi phạm phápluật nghiêm trọng như bức cung, ép cung, dùng nhục hình v.v…;
- Thứ ba, phiên tòa là nơi có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc áp dụngđúng đắn pháp luật Qua phân tích nội dung các đề xuất của các bên tham gia tốtụng về áp dụng pháp luật, Tòa án lựa chọn cho mình phương án áp dụng pháp luậtchính xác nhất để giải quyết đúng đắn vụ án;
- Thứ tư, phiên tòa là nơi tốt nhất thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục phápluật Thông qua thủ tục tại phiên tòa, việc điều tra công khai, việc tranh luận và đặcbiệt là qua việc công bố một bản án đúng đắn, hợp lý, hợp tình, tòa án giúp chonhững người tham gia tố tụng cũng như những người tham dự phiên tòa nâng caohiểu biết pháp luật, củng cố lòng tin vào pháp luật để từ đó không chỉ tự nguyệntuân thủ pháp luật, mà còn tích cực tham gia vào đấu tranh phòng chống vi phạmpháp luật v.v
Như vậy, phiên tòa là giai đoạn trung tâm thể hiện đầy đủ nhất bản chất quátrình tố tụng nói chung và xét xử nói riêng Phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của các
cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tốtụng với địa vị pháp lý được xác định Thông qua phiên tòa, bằng thủ tục trực tiếp,công khai, qua nghe ý kiến và đề xuất của các bên tham gia tố tụng, tòa án (với tưcách là cơ quan tiến hành tố tụng quan trọng nhất) tiến hành xác định sự thật kháchquan của vụ án và ra các phán quyết giải quyết vụ án một cách đúng đắn, đầy đủ,khách quan và đúng pháp luật
Mỗi quốc gia khác nhau có các thủ tục tố tụng khác nhau mang yếu tố đặctrưng cũng như truyền thống của mình Tuy nhiên trong xã hội dân chủ, tiến bộ hiệnnay, nguyên tắc hai cấp xét xử được thực hiện ở tuyệt đại đa số các nhà nước trênthế giới Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm bị các bên tham gia tốtụng có quyền và lợi ích liên quan kháng cáo, hoặc bị Viện kiểm sát kháng nghịtrong thời hạn luật định thì phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm Vì vậy,trong tố tụng nói đến phiên tòa, tức là nói đến phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúcthẩm Thế nhưng, là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án,phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa Ngoài ra,tuỳ theo cách tổ chức của hệ thống tư pháp, ở các nước còn có các phiên tòa khácnhư phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm, phiên tòa phá án, nhưng đây là các
Trang 8thủ tục đặc biệt, nên những phiên tòa này cũng mang yếu tố đặc biệt, không thể thựchiện đầy đủ các yếu tố đặc trưng của một phiên tòa.
Với vai trò quan trong như vậy, việc nâng cao chất lượng phiên tòa luôn luôn
là một nhu cầu, một đòi hỏi cấp thiết khách quan Việc nghiên cứu hoàn thiện cácquy định của pháp luật tố tụng phải lấy thủ tục tại phiên tòa là tâm điểm Việcnghiên cứu xây dựng một hệ thống tố tụng tranh tụng hay hệ thống tố tụng khác cócác yếu tố tranh tụng phải được xuất phát trước tiên từ vấn đề tranh tụng tại phiêntòa
1.3 Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong tố tụng
Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong tố tụng gắn liền với sựhình thành và phát triển của các tư tưởng dân chủ, tiến bộ trong lịch sử tư tưởngnhân loại Tranh tụng không chỉ là thành tựu pháp lý đơn thuần, mà cao hơn nó làthành tựu của sự phát triển tư tưởng, của nền văn minh nhân loại Trong xã hội hiệnđại, ở các nước dù có tổ chức hệ thống tư pháp khác nhau, dù là hệ thống luật án lệ(common law), hệ thống luật lục địa (legal law) hay hệ thống luật xã hội chủ nghĩa,thì ít hay nhiều và bằng các thể hiện khác nhau, trong hệ thống tố tụng đều có yếu tốtranh tụng Đây là cơ chế tố tụng có hiệu quả bảo đảm cho tòa án xác định sự thậtkhách quan của vụ án, giải quyết đúng đắn vụ việc, đảm bảo sự công bằng và bảo
vệ các quyền và lợi ích của các bên tham gia tố tụng
Vì thế, tôi không thể đồng ý với quan điểm cho rằng tranh tụng là yếu tố đặctrưng của tư pháp tư sản; rằng tranh tụng là biểu hiện của nền dân chủ tư sản hìnhthức; và vì vậy nó không thể có chỗ đứng trong hoạt động tư pháp xã hội chủ nghĩa;rằng trong tư pháp xã hội chủ nghĩa chỉ có tố tụng xét hỏi và kết hợp với tranh luận
để giải quyết vụ án mà thôi v.v
Theo Từ điển tiếng Việt, tranh tụng có nghĩa là kiện cáo lẫn nhau Còn theonghĩa Hán Việt thì thuật ngữ tranh tụng được ghép từ hai từ “tranh luận” và “tốtụng” Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng Trong tố tụng bao giờ cũng có sựtham gia của các bên có quyền và (hoặc) lợi ích trái ngược nhau yêu cầu tòa ánphân xử Để có cơ sở cho tòa án có thể phân xử, pháp luật quy định cho các bêntham gia tố tụng quyền khởi kiện vụ việc ra trước tòa án, chứng minh và tranh luận
để bảo vệ yêu cầu của mình
Trang 9Như vậy, tranh tụng bao giờ cũng gắn liền với hoạt động tài phán của tòa án.Xét xử dân sự là hoạt động phân xử vụ kiện giữa các bên có quyền và lợi ích khácnhau Tại phiên tòa, tòa án tiến hành xác định sự thật của vụ án bằng cách điều tracông khai, chính thức về vụ việc, nghe các bên tranh luận về giải quyết vụ án từ góc
độ nội dung cũng như pháp luật áp dụng để ra phán quyết
Tùy theo tính chất vụ án mà chức năng tố tụng, địa vị pháp lý của các bêncũng khác nhau Tranh tụng trong tố tụng hình sự diễn ra giữa bên buộc tội và bênbào chữa, chủ yếu là giữa công tố với người bào chữa và bị cáo; trong tố tụng dân
sự diễn ra giữa nguyên đơn với bị đơn dân sự Để những người đó thực hiện việctranh tụng, pháp luật tố tụng quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhấtđịnh Vì vậy, trong khoa học pháp lý, tranh tụng được phân thành tranh tụng dân sự,tranh tụng kinh tế, tranh tụng hành chính
Trong tất cả các loại tranh tụng, tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét
xử Tòa án thực hiện chức năng như một trọng tài có địa vị độc lập với các bên đểphân xử một cách khách quan, theo pháp luật Trong tố tụng hình sự, chức năng xét
xử của tòa án độc lập với chức năng buộc tội và chức năng bào chữa; trong tố tụngdân sự, kinh tế, tòa án là người đứng ra phân xử giữa bên khởi kiện và bên bị kiện
để ra phán quyết về vụ án
1.4 Các quy định hiện hành của pháp luật TTHS Việt Nam về vấn đề tranh tụng tại phiên toà
1.4.1 Các nguyên tắc đảm bảo tình tranh tụng tại phiên toà
Hiện nay, pháp luật TTHS Việt Nam chưa ghi nhận các nguyên tắc tranhtụng là nguyên tắc cơ bản Để hoạt động tranh tụng được đảm bảo thực thi trongthực tế, BLTTHS 2003 ghi nhận một số nguyên tắc như: Nguyên tắc: “Không ai bịcoi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9BLTTHS); nguyên tắc: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bịcáo” (Điều 11 BLTTHS); nguyên tắc: “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm thamgia” (Điều 15 BLTTHS); “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theopháp luật” (Điều 16 BLTTHS); nguyên tắc: “Xét xử công khai” (Điều 18BLTTHS); nguyên tắc: “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án” (Điều 19BLTTHS):
1.4.2 Chủ thể thực hiện tranh tụng
Trang 10Chủ thể thực hiện việc tranh tụng tại Toà án chủ yếu được diễn ra giữa bênbuộc tội và bên gỡ tội.
Đối với các chủ thể thuộc bên gỡ tội, bao gồm bị can, bị cáo, người bào chữa.Điều 50 BLTTHS quy định bị cáo có các quyền: được nhận quyết định đưa vụ án raxét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết địnhđình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Toà án; các quyết định tố tụng khác theo quyđịnh của Bộ luật này; quyền được tham gia phiên toà; được giải thích về quyền vànghĩa vụ So với BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS năm 2003 đã mở rộng hơn cácquyền của bị cáo Đặc biệt, quyền “trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa” của bịcáo được nhấn mạnh tại điểm g, khoản 2, Điều 50 của bộ luật
Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa có quyền tham gia tốtụng ngay từ khi có quyết định tạm giữ trong trường hợp bắt người theo quy định tạiĐiều 81 và Điều 82 của bộ luật Bên cạnh việc tiếp tục ghi nhận các quyền cơ bảncủa người bào chữa, BLTTHS 2003 đã quy định khá nhiều các quyền mới chongười bào chữa như: có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ; xem các biên bản
về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quanđến người mà mình bào chữa; đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địađiểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ
án liên quan đến việc bào chữa; được khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩmquyền tiến hành tố tụng
Các quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họđược quy định tại Điều 53 BLTTHS Nhằm bảo đảm cho họ có thể bảo vệ được cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình, BLTTHS năm 2003 đã chú trọng tới mở rộngtranh tụng tại phiên tòa với quy định bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp phápcủa họ có quyền “trình bày ý kiến tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của bị đơn” tại điểm đ, khoản 2, Điều 53 Quyền và nghĩa vụ của các chủthể thuộc bên bào chữa còn được quy định tại một số điều luật khác của BLTTHSnhư: Điều 10, Điều 24, Điều 62, Điều 201, Điều 207, Điều 212, Điều 215, Điều247
Đối với các chủ thể của chức năng buộc tội tại phiên tòa như VKS (KSV),người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ, BLTTHS cũngquy định những quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể
Trang 11Theo quy định của BLTTHS 2003 thì VKS có các quyền và nghĩa vụ sau: cótrách nhiệm chứng minh tội phạm (Điều 10); áp dụng mọi biện pháp hợp pháp đểxác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; làm rõ nhữngchứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; những tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; bảo đảm cho bị can, bị cáo thựchiện quyền bào chữa (Điều 11); giải thích và bảo đảm cho những người tham gia tốtụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ (Điều 62); thu thập, xem xét và đánh giáchứng cứ (các Điều 65 và 66).
Điều 37 BLTTHS đã quy định cụ thể về các hoạt động của KSV tại phiêntòa: “đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi,đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết
vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa” Song hành vớiquyền công tố, KSV tham gia phiên tòa còn có quyền “kiểm sát việc tuân theo phápluật trong hoạt động xét xử của Toà án, của những người tham gia tố tụng và kiểmsát các bản án, quyết định của Toà án”
Ngoài ra, người bị hại, nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng thực hiện chứcnăng buộc tội ở một mức độ nhất định Để các chủ thể này có thể thực hiện chứcnăng của mình trong tố tụng hình sự, pháp luật quy định cho họ những quyền vànghĩa vụ tố tụng nhất định được quy định tại các Điều 51, Điều 52 BLTTHS nhưquyền “trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp”; quyền “khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng”
1.5 Nội dung tranh tụng tại phiên toà
Hiện nay, trong khoa học pháp lý còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dungtranh tụng tại phiên tòa Có ý kiến cho rằng tại phiên tòa các bên chỉ thực hiện việctranh luận trong giai đoạn tranh luận, còn xét hỏi là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử
và Viện kiểm sát Những người khác lại cho rằng tranh tụng được thực hiện tronghầu hết các giai đoạn của phiên tòa, đặc biệt là trong phần xét hỏi và tranh luận
Nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận thì không đạt đượccác mục đích tranh tụng đặt ra Để thực sự tham gia vào quá trình chứng minh, cácbên tham gia tranh tụng phải được phép đưa ra chứng cứ, thực hiện việc xét hỏi,xem xét vật chứng, để đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, chứng cứ phải được thu thập,
Trang 12kiểm tra, đánh giá từ góc độ, cách nhìn nhận khác nhau cả của bên nguyên (nguyênđơn, buộc tội) cũng như bên bị (bị đơn, bị cáo) Hơn nữa, theo tố tụng hình sự củanhiều nước, nhất là các nước theo truyền thống án lệ, phiên tòa không được phânchia rõ rệt thành phần xét hỏi, phần tranh luận thì quan điểm cho rằng tranh tụng chỉxảy ra trong phần tranh luận là không chính xác.
Theo tôi, nội dung tranh tụng tại phiên tòa bao gồm:
- Đưa ra chứng cứ mới bằng cách yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng,đưa ra vật chứng hoặc tài liệu mới Hồ sơ, chứng cứ được xác lập trong giai đoạnđiều tra là rất quan trọng cho việc xét xử tại phiên tòa Tuy nhiên, các chứng cứ cótrong hồ sơ là do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, nhiều trường hợp chưa thểđầy đủ và không loại trừ việc thiếu khách quan Đặc biệt đối với vụ án hình sự,trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; cho nên đa số cáctrường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ thu thập chứng cứ buộc tội, khôngchú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội; trong khi đó bên bào chữa (người bào chữa, bịcan, bị cáo) không được quyền chủ động thu thập chứng cứ làm hạn chế khả năngtranh tụng của họ tại phiên tòa Vì vậy, cho nên pháp luật tố tụng quy định các bêntham gia tố tụng có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, quyền đưa racác chứng cứ mới tại phiên tòa Nhiệm vụ của tòa án là đảm bảo để các bên thựchiện quyền tố tụng này; tránh trường hợp sợ phiền phức, sợ phiên tòa đi chệch quỹđạo chuẩn bị nên không chú trọng thủ tục này tại phần mở đầu phiên tòa
- Thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa Xét hỏi thực chất là cuộc điều tra chínhthức tại phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án Vì vậy, các bên thamgia tố tụng đều có quyền điều tra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa từ hỏingười khác, xem xét vật chứng, tài liệu Việc xét hỏi này chỉ kết thúc khi tòa ánthấy rằng thông qua xét hỏi sự thật khách quan, đối tượng chứng minh trong vụ án
đã được xác định đầy đủ, các tình tiết liên quan đến việc giải quyết đã được làm rõ
Vì thế cho nên, thủ tục tố tụng quy định quyền thu thập chứng cứ chỉ cho các cơquan tiến hành tố tụng, quy định gánh nặng xét hỏi cho tòa án, quy định chỉ chophép một số ít các bên tham gia xét hỏi (đại diện Viện kiểm sát, luật sư) cần đượcxem xét lại từ góc độ tranh tụng;
- Phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ Qua việc điều tra chính thức, côngkhai tại phiên tòa, mỗi bên tham gia tố tụng đều có cách nhìn nhận, đánh giá củamình về kết qủa chứng minh Để thực hiện chức năng tố tụng, nhiệm vụ tố tụng, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên tham gia tố tụng phải công khai đưa
Trang 13ra ý kiến đánh giá của mình về sự thật khách quan của vụ án để giúp cho tòa án cânnhắc khi ra phán quyết Các đánh giá khác nhau, phản biện nhau của các bên thamgia tố tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho tòa án khách quan hơn, toàn diện hơn, thậntrọng hơn khi đánh giá để ra phán quyết;
- Phát biểu ý kiến về pháp luật áp dụng Thực tiễn cho thấy rằng, do nhiều lý
do khác nhau như kĩ thuật lập pháp chưa tốt, quy định của pháp luật chưa rõ ràng,thiếu cụ thể, trình độ nhận thức pháp luật chưa tốt mà pháp luật được nhận thức rấtkhác nhau trong hoạt động tố tụng Vì vậy, nội dung của tranh tụng trong giai đoạntranh luận tại phiên tòa bao gồm việc các bên tham gia tố tụng đề nghị áp dụng luật
để bảo vệ quan điểm của mình trong giải quyết vụ án theo chức năng, nhiệm vụđược giao Ví dụ: trong phiên tòa hình sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị áp dụngpháp luật hình sự để bảo vệ cáo trạng, bảo vệ việc buộc tội; người bào chữa đề nghị
áp dụng pháp luật hình sự để gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo v.v;
- Đề nghị biện pháp giải quyết vụ án liên quan đến quyền và lợi ích liênquan Mỗi bên tham gia tố tụng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình Vì vậy, nội dung không thể thiếu trong tranh tụng là các bên đề xuất
ý kiến và lập luận trên cơ sở chứng cứ, quy định của pháp luật để bảo vệ quyền vàlợi ích đó Tùy theo tư cách tố tụng của mình mà phạm vi xét hỏi, tranh luận, đềxuất ý kiến của mỗi người tham gia tố tụng cũng có khác nhau: đại diện Viện kiểmsát bảo vệ cáo trạng, người bào chữa, bị cáo bảo vệ quan điểm không có tội hoặcgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên đơn dân sự đòi hỏi việc bồi thường, bị đơndân sự bác bỏ hoặc giảm mức bồi thường v.v
Như vậy, tranh tụng tại phiên tòa là hình thức tố tụng mà trong đó Tòa ánthay mặt nhà nước xác định sự thật của vụ án trên cơ sở điều tra công khai tại phiênTòa, nghe ý kiến của các bên tham gia tố tụng để ra quyết định phán xét giải quyết
vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật
Tóm lại:
Từ những phân tích nội dung một số quy định của BLTTHS năm 2003 có thểthấy rằng TTHS nước ta là tố tụng thẩm vấn nhưng đã đan xen các yếu tố tranh tụngtrong quá trình tố tụng, nổi bật là tranh tụng tại phiên tòa Mặc dù vậy, tranh tụngvẫn chưa được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS ViệtNam
Trang 14Qua hơn 10 năm thi hành BLTTHS 2003; thực hiện Nghị quyết số08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng(Nghị quyết số 08) và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trịBan chấp hành Trung ương Đảng (Nghị quyết số 49); thực tiễn đã phản ánh nhữngmặt đạt được từ hoạt động tranh tụng tại phiên toà như: nâng cao vị trí vai trò củaluật sư trong hoạt động TTHS; nâng cao chất lượng xét xử; nâng cao việc thực hiệnquyền con người; nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân Bên cạnh đó thực tiễntranh tụng cũng phản ánh những mặt hạn chế như: tình trạng vi phạm các nguyêntắc cơ bản của TTHS; việc thực hiện các chức năng tố tụng còn nhiều bất cập; việcxét hỏi, tranh luận tại phiên toà chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng…Nguyênnhân của những tồn tại hạn chế trên bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyênnhân khách quan, có thể kể đến là do những hạn chế trong quy định của pháp luật;
do trình độ chuyên môn và kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán,kiểm sát viên, luật sư… từ đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng tranh tụng tại phiên tòa, thể chế hóa được đường lối, tư tưởng của Đảng vềcải cách tư pháp
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ GIẢI PHÁP
Tranh tụng tại phiên tòa có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là sựđánh giá kết quả hoạt động của các giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có tác dụng tolớn đối với chính giai đoạn xét xử Đây chính là cơ chế tối ưu nhất để bảo vệ quyềnlợi hợp pháp của bị cáo, đảm bảo việc truy tố, xét xử là đúng người, đúng tội, đúngpháp luật Chính vì tầm quan trọng như vậy nên Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới” đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án là khâutrung tâm đột phá, quyết định của hoạt động tư pháp, phán quyết của Tòa án phảicăn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa
2.1 Thực trạng tranh tụng tại phiên tòa hình sự
Trang 15Từ khi Nghị quyết số 49 ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 được quán triệt, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới
thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở những quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự và theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị Tại phiên tòa, Hộiđồng xét xử đã thể hiện được tính khách quan, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cảkiểm sát viên, luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác Phiên tòa đãthể hiện được tính dân chủ, bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, ngườitham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm khác nhau, cùngtranh luận xác định sự thật khách quan Cùng với việc xét hỏi, Hội đồng xét xử cònchấp nhận luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ mới.Hội đồng xét xử xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ mới, chứng cứ có trong hồ
sơ, chứng cứ đã được kiểm sát viên phân tích khi luận tội bảo vệ cáo trạng, phátbiểu tại phiên tòa, quan điểm của kiểm sát viên, của người bào chữa và những ngườitham gia tố tụng để ra phán quyết cuối cùng
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng bên cạnh những phiên tòa xét xử đúng vớitinh thần tranh tụng còn có những phiên tòa không đạt yêu cầu
Có những phiên toà, thẩm phán thiếu trách nhiệm, không nghiên cứu kỹ hồ
sơ vụ án, cẩu thả trong công tác chuẩn bị phiên tòa, trong phiên tòa cũng như trongviết bản án; đánh giá chứng cứ không đầy đủ, không chính xác nên xét xử oanngười không có tội, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, không áp dụngđầy đủ các quy định của pháp luật hoặc các hướng dẫn phải áp dụng trong công tácxét xử Ngược lại, có những trường hợp do đánh giá chứng cứ không chính xác,nhận thức không đầy đủ về quy định của pháp luật nên lẽ ra phải kết án đối với bịcáo lại tuyên bị cáo không có tội
Việc bị cáo và đại diện hợp pháp cho bị cáo có mặt tại phiên tòa là nhữngquy định bắt buộc của pháp luật tố tụng hình sự, đó không chỉ là tuân thủ quy định
tố tụng mà còn đảm bảo cho bị cáo được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình qua quá trình tranh tụng Nhưng trên thực tế vẫn còn có những vụ ánkhi xét xử vắng mặt bị cáo nhưng không có lệnh truy nã và kết quả truy nã; xét xửbị cáo chưa thành niên mà không có người đại diện hợp pháp của bị cáo hoặc nhàtrường tham gia; xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng khác - những người
mà pháp luật cho phép tham gia vào quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền lợi chínhđáng của mình
Hồ sơ, chứng cứ được xác lập trong giai đoạn điều tra là rất quan trọng choviệc xét xử tại phiên toà Tuy nhiên, các chứng cứ có trong hồ sơ là do các cơ quantiến hành tố tụng thu thập, nhiều trường hợp chưa thể đầy đủ và không loại trừ việc