Từ đó tìm ranhững giá trị nguyên bản của màu sắc được sử dụng trong tranh dângian Đông Hồ.. Đối tượng nghiên cứu - Màu sắc và những ứng dụng của màu sắc chính được sử dụ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Ngô Văn Sắc
Sinh viên : Nguyễn Văn Lượng Lớp : K59B MĨ THUẬT
HÀ NỘI, 5 - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Sưphạm Hà Nội nói chung và các thầy cô trong khoa Nghệ thuật nói riêng,những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập,nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ngô Văn Sắc, giảng viênkhoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn emtrong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn ở bên quantâm, động viên và giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Cuối cùng kính chúc quý Thầy, Cô một sức khỏe tràn đầy và thành côngtrong sự nghiệp cao quý
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trang 3MỤC LỤC
Trang
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Dự kiến đóng góp của đề tài 4
6 Bố cục của tiểu luận 5
B NỘI DUNG 6
Chương I: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÒNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 6
1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển tranh Đông Hồ 6
1.1.1 Lịch sử hình thành 6
1.1.2 Sự phát triển qua các thời kỳ 8
1.2 Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ 9
1.3 Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam 12
1.3.1 Tranh Đông hồ và tranh Hàng Trống 12
1.3.2 Tranh Đông hồ với tranh Kim Hoàng 13
1.3.3 Tranh Đông Hồ với tranh làng Sình 14
1.4 Sự độc đáo về màu sắc trong tranh Đông Hồ với các thể loại chất liệu tranh khác 15
1.4.1 Màu sắc trong tranh sơn mài 15
1.4.2 Màu sắc trong tranh lụa 16
1.4.3 Màu sắc trong tranh sơn dầu 17
TIỂU KẾT CHƯƠNG I………18
Chương II: GIÁ TRỊ CỦA MÀU SẮC TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 20
2.1 Giá trị nghệ thuật của màu sắc trong tranh Đông hồ 20
2.1.1 Tính chất trang trí biểu trưng của màu sắc 20
2.1.2 Quan niệm về sự sắp xếp bố cục màu sắc trong tranh 21
2.1.3 Giá trị nghệ thuật của màu sắc thể hiện qua một số tranh dân gian Đông Hồ 23
Trang 42.1.3.1 Tranh Đàn cá 23
2.1.3.2 Tranh Vinh hoa – Phú quý 25
2.2 Giá trị nhân văn của màu sắc trong tranh Đông hồ 27
2.2.1 Tính triết lý trong quan niệm sống thể hiện qua màu sắc 27
2.2.2 Giá trị nhân văn của màu sắc thể hiện qua một số tranh Đông hồ 29
2.2.2.1 Tranh dân gian Đánh ghen 29
2.2.2.2 Tranh dân gian Đám cưới chuột 32
2.3 Giá trị màu sắc trong tranh Đông hồ với chương trình giáo dục thẩm mỹ tại các trường phổ thông 34
2.3.1 Tranh Đông Hồ khơi dậy khiếu thẩm mỹ cho học sinh 34
2.3.2 Tranh Đông Hồ góp phần giáo dục trong việc hình thành nhân cách cho lứa tuổi học sinh 35
2.3.3 Vai trò của người giáo viên với việc bồi dưỡng thẩm mỹ và phát huy sự sáng tạo cho học sinh 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG II……… 39
C.KẾT LUẬN 41
PHỤ LỤC ẢNH 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS : Trung học cơ sở
NXB : Nhà xuất bản ĐHSP : Đại học sư phạm
Trang 6A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Màu sắc luôn hiện hữu trong đời sống Mắt ta cảm nhận được màu sắc vàrung động khi được ngắm những hòa sắc đẹp trong thiên nhiên Sảng khoáithích thú khi được sở hữu, nhìn ngắm các đồ vật có sắc màu đẹp…
Chúng ta thường biết đến phần lớn màu sắc trong đời sống hiện nayđược tạo ra bằng kĩ thuật công nghiệp hiện đại, với những gam màu sắc đadạng vô cùng phong phú Song ít ai biết đến dân gian xa xưa đã biết tạo ramàu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn như đất, than cỏ cây, Nhữngnguyên liệu thật đỗi thân quen gần gũi có ngay trong cuộc sống đời thường.Vì vậy màu sắc trong tranh rất mộc mạc giản dị và gẫn gũi với cuộc sốngthường ngày Đây là nguồn cảm hứng cho các đề tài sáng tác và nghiên cứucho đề tài về tranh dân gian Việt Nam
Tranh dân gian Đông hồ nằm trong quẩn thể văn hóa tranh dân gian ViệtNam, vốn đã được gìn giữ và lưu truyền bao đời nay Tìm hiểu về giá trị màusắc trong tranh dân gian Đông Hồ, cũng là phương pháp giúp tôi tiếp cậnđược vốn nghệ thuật nước nhà
Là một sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thuộc ngành sư phạm
Mĩ thuật, tôi luôn hướng tới “nghệ thuật từ đời sống hiện thực”
Nên khi chọn đề tài nghiên cứu “Giá trị của màu sắc trong tranh dân
gian Đông Hồ”, tôi muốn định hướng cho chương trình giảng dạy sau khi ra
trường cũng như sự nghiệp sáng tác, áp dụng những kiến thức về giá trị củamàu sắc mà xưa kia các nghệ nhân Đông hồ để lại, áp dụng vào chương trìnhdạy học phổ thông; hay như có thể phát triển thể loại tranh khắc gỗ – bản sắcdân tộc; gìn giữ với những giá trị độc đáo của màu sắc tự nhiên cha ông đã đểlại; trau dồi kiến thức cho bản thân
Trang 72 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Giúp cho bản thân hiểu sâu hơn về những giá trị nguyên bản của màusắc tự nhiên trong tranh dân gian Đông Hồ
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Người viết trình bày hiểu biết của mình về dòng tranh Đông hồ Phântích giá trị của màu sắc qua một số tác phẩm tiêu biểu Từ đó tìm ranhững giá trị nguyên bản của màu sắc được sử dụng trong tranh dângian Đông Hồ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Màu sắc và những ứng dụng của màu sắc chính được sử dụng trongtranh dân gian Đông hồ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Làng nghề nơi sinh ra dòng tranh Đông Hồ
4 Phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận được thực hiện qua khảo sát ký sự thực tế quá trình sản xuấttranh, trong đó tập chung đánh giá nhận xét việc sử dụng màu sắctruyền thống của làng tranh Đông Hồ
- Phân tích giá trị nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của màu sắc sử dụngtrong các bức tranh dân gian Qua đó nói lên giá trị của màu sắc trongtranh dân gian Đông hồ
- So sánh, tổng hợp các tài liệu liên quan về đề tài dòng tranh Đông Hồcũng như các dòng tranh khác
5 Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài nhằm tìm hiểu sâu giá trị nguyên bản của màu sắc truyền thống
mà dân gian ngày xưa đã biết sử dụng từ tự nhiên Ngày nay với công nghệhóa màu công nghiệp, người ta có thể chế phẩm ra rất nhiều màu sắc khác
Trang 8nhau Song các giá trị màu sắc truyền thống dân gian cần được lưu truyền.Vận dụng sự hiểu biết về giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông hồvào thực tiễn trong chương trình dạy ở trường phổ thông.
6 Bố cục của tiểu luận
Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm hai chương lớn:
Chương I: Vài nét khái quát về dòng tranh dân gian Đông Hồ
1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ1.2 Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ
1.3 Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam1.4 Sự độc đáo về màu sắc trong tranh Đông Hồ với các thể loại
chất liệu tranh khác
Chương II: Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
2.1 Giá trị nghệ thuật của màu sắc trong tranh Đông Hồ
2.2 Giá trị nhân văn sâu sắc thể hiện trong tranh Đông Hồ
2.3 Giá trị màu sắc trong tranh Đông Hồ với chương trình giáo dục mĩthuật tại các trường phổ thông
Trang 9B NỘI DUNG
Chương I: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÒNG TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ
1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển tranh Đông Hồ
1.1.1 Lịch sử hình thành
Tranh dân gian nói chung và dòng tranh dân gian Đông Hồ nói riêng cóvốn văn hóa lâu đời Trong quá khứ, ngôn ngữ tạo hình điêu khắc độc đáo vàlâu đời đã tạo nên những phường thợ chuyên khắc tranh mang tính chuyênmôn hóa cao ở các nông thôn Việt Nam Tiêu biểu phải kể đến làng LaXuyên(Ý Yên - Nam Định), ĐôngGiao(Cảm Giang – Hải Dương), HươngMạc, Phù Khê( Từ Sơn – Bắc Ninh), Một trong số đó phải kể đến làng SongHồ(Thuận thành - Bắc Ninh) Vậy tranh dân gian Đông Hồ có lịch sử bắtnguồn từ đâu?
Vào thời nhà Lý(1010-1225), đạo Phật được du nhập phát triển thịnhhành cùng với nghề in ấn và phát hành tiền giấy Song song với việc duy trìđến thời nhà Hồ(1400-1414), và phát triển mạnh đến thời hậu Lê(1533-1788)
Kĩ thuật in ấn ngày càng được trau dồi phong phú và đa dạng hơn Năm 1396,vào cuối thời Trần, Hồ Qúy Ly cho phát hành tiền giấy Các đồng bạc đều inhình vẽ khác nhau tùy theo mệnh giá trị của chúng Các nghệ nhân cho ranhưng khuôn in khắc tiền rất tinh tế, từng tờ in đều hết sức chuẩn xác Nghệthuật vẽ in tiền đạt đến đỉnh cao Vào mấy thập kỉ sau, một người tên LươngNhĩ Hộc(Hải Dương) đỗ danh Thám Hoa thời Lê Thái Tông(1434-1442) đượcvua đắc cử đi sứ nhà Minh Tại đây ông có tìm hiểu nghề in ván gỗ lâu đờicủa lịch sử Trung Quốc Về nước ông cho cải tiến chế bản ván khắc và in cổtruyền của ta rồi dạy cho dân làng Hồng Lục và Liễu Tràng quê mình LươngNhĩ Hộc trở thành ông tổ nghề in khắc ván từ đấy Xuất hiện vào khoảng thếkỉ XVI, tranh Đông Hồ đặt nền móng cho mình một dòng tranh “uy tín” được
Trang 10bán chủ yếu phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán Người dân nông thôn muatranh về dán tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Tranh Đông Hồ cũng xuất hiện ở nhiều nơi một số tỉnh lẻ Hà Nội, HàTây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An nhưng truy về gốc dongười Đông Hồ di cư mang nghề đến nơi mới Làng Sình – Đông Hồ thuộc xãSong Hồ - Thuận Thành – Bắc Ninh chính là nơi trung tâm sản xuất tranh dângian Đông Hồ Nơi có dòng họ Nguyễn Đăng, một dòng họ lớn làm tranh ởlàng tranh Đông Hồ đến nay đã có hơn 20 đời làm nghề tranh, tức là đã trảiqua trên dưới 500 năm Đây là một ngôi làng nhỏ nằm bên sông Đuống vànằm trên đương giao thông nôi xứ kinh Bắc(Bắc Ninh) với xứ Đông(HảiDương), chỉ cách Hà Nội 40km về hướng Đông Bắc Vùng đất đầy phú trú,nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, đời sống văn hóa cao(cái nôicủa văn hóa quan họ), lễ hội nhiều và đặc sắc…tất cả đã tạo lên “thương hiệu”dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng
Dòng tranh Đông Hồ phát triển mạnh vào khoảng thế kỉ XVIII đến năm1944(thống kê có 17 dòng họ tất cả đều làm tranh) Đến hẹn lại lên, cứkhoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùatranh Tết mới Khắp làng rực rỡ của sắc màu giấy điệp, không mảnh đất trốngnào không được người dân làng Hồ tận dụng phơi giấy: từ sân nhà sân đình,ven đến các ngõ xóm, đường làng, ven các sườn đê, trên các nóc nhà, nócbếp, không khí trong làng rộn rã suốt từ sáng đến tối ngày đến ngày Mỗi nămchợ tranh chỉ nhộn nhịp vào mấy tháng chạp, họp 5 phiên vào các ngày mùng
6, 11, 16, 21 và 26 Bà con khách thập phương muôn nơi đổ về mua tranh vuitấp nập Hàng nghìn bức tranh được mang ra xếp gọn lại bán cho các lái buônhoặc bán lẻ cho các gia đình mang về nhà treo Tết Sau phiên chợ cuốicùng(26/12 âm lịch), những gia đình nào còn lại tranh bọc kín lại đem cất đichờ mùa tranh năm sau lại đem ra chợ bán
Trang 111.1.2 Sự phát triển qua các thời kỳ
Trải qua thời gian thăng trầm, tranh Đông Hồ ngày dần mai một, làngtranh cũng đổi thay Đến thời Pháp thuộc, một phần do ảnh hưởng của thờicuộc, chiến tranh loạn lạc, giấy dó khan hiếm, giấy báo không có, tranh dângian phải in trên giấy vở học sinh với số lượng ít và xấu Chiến tranh tàn phángôi làng làm tranh ven sông Đuống tan tác, người dân trong lang lo chạykhắp nơi Nghề tranh từ đó mà gián đoạn Trong những năm đầu thập niên 60đến 70 tranh Đông Hồ có được khôi phục song còn gặp rất nhiều khó khăn.Phần lớn những bản khắc giá trị cổ đều bị hư hỏng, thất lạc rất nhiều Năm
1967, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hà Bắc(cũ) cho thành lập đội sản xuấttranh Đông Hồ theo tổ hợp tác xã vừa và nhỏ Từ 1970 đến 1985, tranh đượcxuất sang 12 nước xã hội chủ nghĩa Thời kì này, việc xuất khẩu tranh đượcđạt hiệu quả cao nhất Từ năm 1985 đến 1990, Nhà nước xóa bỏ chế độ baocấp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỉ mở cửa Nhu cầu thẩm mĩ củangười dân cũng đổi thay Mọi người được biến đến nhiều cái mới cái đẹp nhưmột luồng gió lạ so với cái truyền thống quen thuộc Người dân làng tranhchuyển dần sang làm hàng mã Tranh dân gian chỉ còn tồn tại lay lắt yếu ớttại một vài hộ gia đình bám trụ lấy nghề tranh như gia đình ông Nguyến ĐăngChế, gia đình ông Nguyễn Hữu Sam,…Đến nay cũng nhờ sự bảo tồn gìn giữnghề truyền thống của hai nghệ nhân trên mà tranh dân gian không bị thấttruyền Du khách thập phương có dịp chiêm ngưỡng một di sản văn hóa dângian đặc sắc
Tuy vậy, tranh Đông Hồ bây giờ không còn mang tính “thuần Việt” nhưxưa nữa Ảnh hưởng của xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới,dùng bột màu thay cho chất liệu tự nhiên…trở lên phổ biến làm cho dòngtranh mất đi những nét đặc trưng vốn có Theo đánh giá của một số họa sĩtranh Đông Hồ in thời điểm hiện tại không còn được thắm tươi như tranh cổ,
Trang 12độ óng ánh của giấy điệp trở lên thường, các bản khắc mới không còn đượctinh tế như bản cổ(một phần bản khắc chữ Hán-Nôm cũng bị đục bỏ) TranhĐông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một Cách đây gần 10 năm, câu lạc bộlàng tranh được thành lập với mục đích dạy nghề, quản lí và bán tranh tại đìnhlàng Tuy nhiên trong suốt mấy năm qua câu lạc bộ gần như chỉ hoạt độngtrên danh nghĩa Cuối tháng 9-2004, được sự hỗ trợ của tổng cục du lịch, Sơ
du lịch tỉnh Bắc Ninh đã khai chương “phòng tranh Đông Hồ”, nhưng cũngchỉ dựa trên phòng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế Tuy cónhiều sự cố gắng của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục củalàng tranh Đông Hổ vẫn chỉ đang tồn tại với mức độ “phảng phất” Hi vọngtrong tương lai gần, cùng với các làng nghề truyền thống trên cả nước, làngtranh Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển,làm giàu thêm cho văn hóa đậm đà bẳn sắc dân tộc Việt
1.2 Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ
Tranh dân gian phục vụ chủ yếu cho đối tượng là người dân lao động,thỏa mãn nhu cầu chơi tranh ngày Tết và tục thờ cúng Để đảm bảo các yếu tốđó, các nghệ nhân làm tranh đã chọn cách làm tranh theo lối khắc ván để rồi
từ đó in thành nhiều bản
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, đặc trưng tranh dân gianĐông Hồ tiêu biểu còn nằm trong chất liệu làm tranh Giấy in tranh Đông Hồđược làm từ giấy dó, giấy dó được làm từ vỏ cây dó trên rừng Sự thú vị vàđọc đáo của giấy dó ở chỗ rất bền dai và có độ xốp nhẹ, không nhòe khi viết
vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gẫy và ẩm nát Với đặc tính chống ẩm, giấy dogiúp các tác phẩm tranh không bị ẩm ướt và có tuổi thọ tương đối cao Theonghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho hay thì cây dó này chỉ có ở 3 tỉnh QuảngNinh, Tuyên Quang và Thái Nguyên Giấy dó mang về với bản lớn nguyên sẽđược cắt thành nhiều cỡ, nhỏ nhất là 1102cm, lớn nhất là 2231cm Sau đó,
Trang 13người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển) đem trộn với hồ(hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùngđể quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từbột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét điệp lên mặt giấy dó.Chổi lá thông tạo nên những đường rãnh li ti chạy theo đường quét khiến chomặt giấy có những đường gân lồi lõm nên khi sờ lên có cảm giác thô ráp nhưsờ trên mặt vải thổ cẩm Hiệu ứng thứ đến là do cấu tạo thô ráp, tranh ĐôngHồ gần gũi với nét dân dã hơn do đó lột tả được chủ đề mà dòng tranh nàythường khai thác Vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh nhữngmảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng Khi làm giấy, có thể pha thêm màu khác vàohồ để tạo thành màu nền Giấy dó có quết điệp nên người ta thường gọi là
“giấy điệp”
Người dân làng nghề Đông Hồ xưa đã có sự giao lưu buôn bán qua lạivới các làng nghề khác Họ đến với các làng nghề vùng cửa sông Thái Bình,làng ven biển Quảng Ninh để mua lượm các vỏ trai, vỏ sò về nghiền vụnthành chất tạo độ óng ánh sắc điệp nền tranh; đến với làng Đông Cảo, làngPhong Khê(Bắc Ninh) để có được thứ giấy dó seo với kĩ thuật đặc biệt; vàlàng Bưởi, làng Yên Thái (Hà Nội) để lấy loại giấy dó có khổ dài dùng in cácbộ tranh tứ bình Những rơm nếp, giành giành, lá chè, hoa hoè…Ngoài ralàng còn mua chuyên các làng lân cận các nguyên liệu chế màu
Nét tự nhiên của màu sắc làm tăng thêm giá trị vẻ đẹp cho bức tranh đó
là sự mộc mạc dân dã từ những nguyên liệu tạo ra màu sắc Vậy màu sắcđược tạo ra như thế nào: màu trắng lấy từ điệp từ những vỏ con trai ven sônghay vỏ sò ven biển được phơi nắng đến độ khô giòn, đem giã mịn thành hạttrong cối đá; màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm
kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu đỏ có hai loại là đỏvang và đỏ son, đỏ vang lấy từ cây gỗ vang được chẻ nhỏ đem đun lấy nước
Trang 14cho tới khi màu gỗ “thục” ra nước và sau đó đem cô đặc thành màu đỏ sẫm,màu đỏ son lấy từ sỏi son trên núi Thiên Thai, đem về giã nhỏ tán mịn, ngâmrồi lọc lấy nước màu mượt và mịn nhất, màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm– lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo;màu vàng lấy từ hạt giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫndùng để sắc nước uống thanh nhiệt, tất cả cho vào rang lên sau đó cho vào cốigiã Sau đó cho vào nấu cho tới khi bã lắng xuống rồi lọc lấy nước Lúc dùngpha với hồ nếp.
Làm màu là một công đoạn khó, phải trải qua các khâu chế màu, đồ màu,hãm màu rất công phu, đòi hỏi phải có tay nghề cao mới có thể làm ra loạimàu tươi tắn, tự nhiên Bởi vậy, ngày xưa, có bao nhiêu dòng họ thì có bấynhiêu cách pha chế màu, nó đã trở thành bí kíp của riêng từng người, bởi vậykhông hề truyền ra ngoài mà chỉ truyền cho con cháu Vậy nên nếu ai “sành”chơi tranh, nhìn tranh sẽ đoán biết được tranh của nhà nào Sau khi in thànhtranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranhthật tươi tắn như lúc tranh ướt Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia cósự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên
Trên giấy điệp, khi hớn hở, khi thanh thản, những màu nguyên đó runglên theo ánh sáng Màu vàng hòe tượng trưng cho sự no đủ, màu vàng rộm lênnhư cánh đồng lúa chín, màu xanh như lũy tre, màu đỏ gấc như yếm thắm,màu nhiễu tím như thắt lưng, màu đen như váy lĩnh giữa mùa quan họ Tất cảđều là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên mà cuộc đời chúng ăn sâu vào tâmthức người Việt từ thuở xa nào Bởi vậy, mỗi khi được cầm một bức tranhĐông Hồ trên tay, bao kỉ niệm ấu thơ, tình yêu làng xóm, quê hương, nỗi khátkhao quay trở lại cội nguồn dân tộc lại sống dậy trong lòng biết bao người conViệt xa xứ
Trang 151.3 Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam 1.3.1 Tranh Đông hồ và tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Namđược làm và bày bán tại chủ yếu tại các phố trong Hàng Trống, Hàng Nón,Hàng Hòm và Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc(sau đổi là Thuận Mỹ), huyệnThọ Xương(nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhưng chủ yếu là HàngTrống(xưa là thôn Tự Tháp) Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai mộthết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng mĩ thuật
Đề tài rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như Hương chủ, Ngũhổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba… Tứ bình có thể là tố nữ hay tứdân(ngư, tiều, canh, mục) hoặc tứ quý(Bốn mùa), truyện cổ tích hay dân quê Màu sắc chủ đạo là màu lam, hồng, đôi khi là thêm lục - đỏ - cam -
thuận mắt và ưa nhìn
Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màusắc đậm đà trau truốt hơn so với sự mộc mạc khỏe khoắn của tranh Đông Hồ.Dùng kĩ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốcnước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửangọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật “vờn” màu Tranh chỉ cómột bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay Từ cácbản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất.Sau đó là công đoạn bồi giấy Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồimột lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy Khi hồ đã khô thì mới cóthể vẽ màu lại Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng Có những tranh bộkhổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo,phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị Ván khắc được
Trang 16làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị Mực in truyền thống dùng bằng nhữngchất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.
Tranh Đông Hồ mang đậm chất dân dã mộc mạc vốn bình dị của ngườidân quê không như sự tỉ mỉ lượt là như tranh xứ kinh thành Vì vậy tranhĐông hồ được ưa chuộng phổ biến với mọi người dân quê sứ xa gần
1.3.2 Tranh Đông hồ với tranh Kim Hoàng
Bên cạnh hai dòng tranh được biết đến như tranh Đông Hồ và tranh HàngTrống còn có tranh Kim Hoàng Tranh Kim Hoàng là dòng tranh dân gian pháttriển khá mạnh vào khoảng thế kỉ VIII – IX của làng Kim Hoàng thuộc huyệnHoài Đức, tỉnh Hà Tây Tương truyền dòng họ đầu tiên lập lên dòng tranh KimHoàng là dòng họ Nguyễn Sĩ thuộc Thanh Hóa di cư ra thành Thăng Long rồilập nghiệp ở Kim Hoàng Thế kỉ IX, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh rồi bắtđầu bị thất truyền từ trận lụt 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu giấy ngậptrắng, nhiều ván in khắc gỗ bị lũ cuốn trôi; Đến năm 1045, tranh hoàn toànkhông thể sản xuất được nữa Đến nay chỉ còn một vài ván in tranh này đượclưu giữ trong bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
Tranh Kim Hoàng tuy có những nét riêng biệt so với tranh Đông Hồ nhưng
về đề tài cũng tương tự Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạcđơn sơ của người dân làng quê như trâu, bò, lợn, gà, sinh hoạt ngày thường haycảnh ngày tết Có một điểm tuy giống nhưng khác với tranh Đông Hồ là dòngtranh Kim Hoàng này cũng đề thơ trên tranh Đó là những câu thơ Hán tự đượcvờn theo lối chữ thảo trờn gúc trỏi bức tranh Dòng tranh này không sử dụng intrên giấy điệp hay giấy dó, mà được in trên giấy đỏ, giấy hồng điều hay giấyvàng Tàu Nếu ở tranh Đông Hồ để có một bức tranh cần ít nhất năm ván màuthì ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ cần một bản khắc để in nột TranhKim Hoàng dùng mực Tàu và các màu tự nhiên
Trang 17Màu trắng tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm làm từ mực Tàu hòa vớinước chàm; màu đỏ lấy từ son; màu đen lấy từ tro rơm, rạ…
Chúng ta không thể không thừa nhận nét riêng biệt của dòng tranh KimHoàng có phần tinh tế hơn so với dòng tranh Hàng Trống và Đông Hồ vì dòngtranh này sinh ra là sự kết hợp nét đẹp từ hai dòng tranh trên Chính vì thế giátrị của tranh Đông Hồ càng được nhân lên bởi nó chính là nền tảng cho sự rađời cho dòng tranh khác Bởi sự nguyên sơ ngay từ ban đầu, các giá trị củamàu sắc tranh Đông hồ không bị mất đi, nó có sự ảnh hưởng sâu sắc đến cácdòng tranh khác như tranh Kim Hoàng và Hàng Trống…
1.3.3 Tranh Đông Hồ với tranh làng Sình
Khác với dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh chủ yếu để treo chơi ngày Tết,tranh làng Sình mang đậm văn hoá tâm linh của người Huế
Cũng là dòng tranh dân gian mộc bản nhưng tranh làng Sình khác vớitranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) vì chỉ được dùng đểthờ cúng và hoá sau khi lễ Theo quan niệm của người dân, dùng tranh để thờcúng thì sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống Bởi vậy, không chỉ ngườiHuế, các vùng lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam cũng thườngchọn tranh làng Sình để sử dụng trong dịp Tết Cuối năm là dịp lý tưởng đểtham quan làng Sình và chứng kiến không khí hối hả làm tranh phục vụ choTết cổ truyền Khác về mục đích sử dụng nhưng về kỹ thuật và chất liệu,tranh Sình không khác tranh Đông Hồ, Hàng Trống là mấy với lối in tranhmộc bản Người dân làng Sình cũng sử dụng loại giấy dó hoặc giấy mộc quétđiệp để in tranh và nguyên liệu tự nhiên để tạo nên màu sắc Tranh Đông Hồchỉ có 4 - 5 màu cơ bản gồm đen, xanh, vàng, đỏ thì tranh Làng Sinh lại nhiềusắc hơn Màu vàng nhẹ làm từ lá đung giã với búp hoè non, màu xanh dương
từ hạt mồng tơi, hạt hoè làm nên màu vàng đỏ, nước lá bàng sẽ cho màu đỏ
Trang 18sẫm, bột gạch để có màu đơn, tro rơm nếp hoà tan trong nước rồi lọc sạch, côlại thành màu mực đen bóng.
Xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục là những gam màu chủ đạo tạo nênsắc màu rực rỡ cho tranh làng Sình Tranh không in chồng màu trong nhiềungày như Đông Hồ mà chỉ in thô bằng một bản khắc đen, phơi khô rồi tỉ mẩn
tô màu vào các chi tiết Quá trình tô màu làm theo dây chuyền, mỗi người phụtrách một hai màu, tô xong lại chuyển cho người khác Lúc này, nghệ nhânthả mình theo cảm hứng và tưởng tượng của bản thân, để những bàn tay tômàu như múa thoăn thoắt trên bản in đen trắng Có người còn kẹp hai, ba câybút ở đầu ngón tay để tô cùng một lúc hai, ba mảng màu như nghệ sĩ xiếc biểudiễn bút lông điêu luyện Màu sắc tươi tắn cộng với đường nét và bố cục tựnhiên đã làm nên vẻ đẹp rất riêng cho dòng tranh dân gian xứ Huế Người tathường mua những bộ tranh của làng Sình vào dịp lễ nghi đặc biệt như TếtNguyên đán, lễ thôi nôi, động thổ, cầu mùa, xây nhà dựng cửa Mọi ngườicúng tranh để cầu cho người yên vật thịnh, phụ nữ sinh nở được mẹ tròn convuông, trẻ em chóng lớn, người ốm chóng khỏi Chính vì thế tranh làng Sìnhchia thành tranh để thờ và tranh để hoá như hoá vàng
Có khoảng 50 đề tài được thể hiện trong tranh ở làng Sình, chia 3 chủ đề:tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật, phản ánh tín ngưỡng cổ xưa củangười Việt Qua đó, du khách có thể hiểu thêm phần nào về văn hoá đất cốđô
1.4 Sự độc đáo về màu sắc trong tranh Đông Hồ với các thể loại chất liệu tranh khác
1.4.1 Màu sắc trong tranh sơn mài
Sơn mài là thể loại tranh chỉ có ở một số nước châu Á Ở Việt Nam, sơnmài cũng được coi như là một chất liệu tranh truyền thống như tranh dân gianĐông hồ Ngay từ thời xa xưa, chất liệu sơn mài được sử dụng trang trí trongcác cung điện quý tộc của vua, các quan lại văn thần Chúng ta thường được
Trang 19biết đến câu “sơn son thếp vàng” đó chính là chất liệu làm được sử dụng trongtranh sơn mài Đến thời Pháp thuộc, sự xuất hiện trường học Mĩ thuật đầutiên của Việt nam Lúc này các họa sĩ Việt Nam tìm tòi và khám phá ra chấtliệu và đem vào sử dụng sơn mài làm thể loại tranh sáng tác Phải kể đến danhhọa Nguyễn Gia Trí, ông là một người đi đầu trong việc chuyển chuyểnnhững bức tranh sơn mài thành những phẩm nghệ thuật Từ đó ông đã đượcmệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam".Những bức tranh đầu tiên mang nhiểu phong cách của chủ nghĩa hiện thực và
ấn tượng châu Âu của Nguyễn Gia Trí như “Hoàng hôn trên sông”, “phong
cảnh Móng Cái”, “cảnh nông thôn”(1939)…
Là thể loại tranh dùng ít màu, song sơn mài thường toát lên một màu chủđạo đó là: nâu đỏ của cánh dán, đen của sơn then, trắng của vỏ trứng điểmthem ánh sáng của vàng bạc Sơn mài vốn có đặc thù của quy luật đồng sắc,thường dùng một màu chính làm chủ đạo và thường là hòa sắc nóng, nâu, đỏ,vàng rất thuận tiện trong biểu hiện những sắc thái tình cảm sâu sắc của ngườinghệ sĩ
Cũng giống như các màu sắc chủ đạo trong tranh dân gian Đông Hồ,tranh sơn mài có các màu sử dụng chủ yếu như màu đỏ thắm, đỏ gạch, xanhlục nét đen của sơn then, nâu cánh dán Các màu sắc đó hòa quyện lên mộttông màu thật giản dị, “guốc mộc” mà thấm đượm đu gần gũi với thiên nhiêncon người Việt Nam Sơn mài đã trở thành nét đặc của trưng của nền hội họaViệt Nam bởi vẻ đẹp thật dung dị của màu sắc
1.4.2 Màu sắc trong tranh lụa
Nhắc đến lụa người ta thường liên tưởng tới các vật phẩm quý giá chỉ cótrong hoàng cung Tranh lụa tuy không phải không được xếp vào dòng tranhdân gian như tranh giấy điệp Đông Hồ, nhưng cũng là một trong những thểloại tranh mang nét đặc trưng của Việt Nam được cả thế giới công nhận, sánh
Trang 20ngang với các dòng tranh lụa của Nhật bản, Trung Quốc,v.v Người đem lại
“thương hiệu” tranh lụa Việt Nam phải kể đến họa sĩ Nguyễn Văn Chánh –ông tổ của tranh lụa Việt Nam, nổi tiếng với bức tranh “Chơi ô ănquan”(1931) Trong tranh của ông cũng thường sử dụng gam màu nâu đất, đỏtrầm, đen dịu trắng điệp như trong tranh dân gian Đông hồ Có nét tươngđồng về gam màu chủ đạo như tranh dân gian Đông Hồ, nhưng với thể loạitranh lụa, lối bút pháp thể hiện chất liệu riêng trên vải lụa Vì thế các mảngmàu sắc không khỏe khoắn, mộc mạc hiện khối như tranh dân gian Màu sắctranh lụa thấm từng trong “thớ” lụa, hòa quyện chộn lẫn đan xen nhau còn gọi
là ranh giới giữa các mảng màu Người vẽ tranh lụa đời hỏi cần độ tỉ mỉ trongtừng nét vẽ đặt xuống, kiên nhẫn chờ đợi độ thắm của màu trên lụa Nếu khimảng màu đặt xuống chưa được thắm thì lại cần người vẽ kiên trì chờ đợi lớpmàu này khô đặt tiếp lớp sau Khi các lớp màu đủ độ thắm các mảng màuđược hòa quyện chuyển sắc nhẹ nhàng, tranh lúc này tạo một không gian hoàntoàn “quyến rũ” người thưởng thức bởi chiều sâu và độ huyền ảo mơ hồ củanó Tuy nhiên so với thời gian từ thuở ban đầu của nó, tranh lụa không còngiữ được thuần khiết, mà xen vào đó, các họa sĩ đương đại tìm tòi nghiên cứucác chất liệu thể hiện lên mặt lụa, màu sắc cũng đa dạng hơn Nhưng nếu bạn
là người đam mê các dòng tranh, thì chắc hẳn cũng sẽ không khỏi ngưỡng mộnhững bức tranh lụa xưa thật mềm mại, có chiều sâu không gian như mơ hồ,thật cuốn hút người chiêm ngưỡng
1.4.3 Màu sắc trong tranh sơn dầu
Là chất liệu được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới bởi màu sắcphong phú, sự tiện lợi khi dùng cùng với nhiều trường phái khác nhau Thờikỳ Phục hưng, ta có thể kể đến những danh họa bất hủ như Raphael, Leonado
da Vinci, Michelangelo; thời kỳ sau có Vangoh, Picasso… Màu trong sơn dầuđược kết hợp với nhau theo nguyên tắc của sự ảnh hưởng, các màu được hòa
Trang 21chộn vào nhau, được trồng lên nhau để thể hiện sắc thái mới của màu sắc, từđó không gian được tạo dựng bởi sự đậm nhạt, sáng tối Sự biến ảo của màusắc trong sơn dầu là vô cùng vô tận, nó phụ thuộc vào việc sử dụng các tôngmàu thật tài tình, sự kêt hợp “uyển chuyển” màu sắc của người nghệ sĩ trongviệc thể hiện tình cảm của mình Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu thìtranh mới bảo tồn được lâu, nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạntranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy ngả vàng Thời cổđiển các họa sĩ thường sử dụng 1/3 nhựa thông pha với 1/3 dầu lanh + với 1/3
vecni demar(Bí quyết với sơn dầu của Huỳnh Phạm Hương Trang, Nhà xuất
bản Mĩ thuật) Ngày nay công nghệ hóa phát triển, kĩ thuật tinh luyện tốt nên
cách pha trộn cũng giản đơn Tuy vậy kĩ thuật pha chế hay cách thể hiện cũngtùy thuộc vào thói quyen, kĩ năng…mỗi người vẽ đều có những thủ phápriêng, nhưng thông thường lên một lớp mỏng, loãng trước để nắm tương quanchung sau đó có thể xử lý theo hai hướng vẽ ướt hoặc khô Nếu là vẽ ướt thìliên tục theo mạch cảm xúc hoặc nặn màu lên toan, dùng cọ hay bay kết nốiquan hệ của chúng tạo những chuyển động sinh khí cho màu, bắt chúng phụcvụ theo ý đồ tác phẩm Nếu là vẽ khô thì để màu se lại sau đó lên màu từngphần cho đến khi ý đồ được hoàn thiện
Trang 22TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Tranh sơn dầu du nhập vào Việt Nam đem lại một “luồng” văn hóa mớivới đề tài và chất liệu riêng cho các họa sĩ Người vẽ tranh xưa quen thuộc vớicác thể loại chất liệu tranh truyền thống, nay được khoác lên mình tấm áomàu sắc phong phú trong lối thể hiện cảm xúc riêng, thả mình tha hồ sáng tác
và lựa chọn phong cách sáng tác cho riêng mình Sánh ngang với giá trị vốncó của màu sắc tranh dân gian truyền thống xưa
Như vậy, ở mỗi chất liệu dù truyền thống hay hiện đại đều có những ưuviệt màu sắc của nó Cùng với đấy mỗi chất liệu lại có những kĩ thuật sử dụngriêng, ý tưởng biểu hiện hiệu quả, chất liệu hoàn toàn không giống nhaunhưng cách biểu đạt màu có thể có sự giao thoa tương đồng nhau Từ đó đemlại cho người thưởng thức những cảm nhận nhau
Trang 23Chương II: GIÁ TRỊ CỦA MÀU SẮC TRONG TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ
2.1 Giá trị nghệ thuật của màu sắc trong tranh Đông hồ
2.1.1 Tính chất trang trí biểu trưng của màu sắc
Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt vớinhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậycũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giảndị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt Đó là con gà, con trâu, con cóc,con chuột; cảnh chăn trâu, đi bừa; các trò chơi vui ngày xuân như bịt mắt bắt
dê, đánh đu, đấu vật… Nét vẽ giản dị, trong sáng, khoáng đạt chứ không cầukì đi vào chi tiết Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết việc dùng màu sắctrong tranh cũng có ý nghĩa riêng và phải phù hợp với mỗi đề tài khác nhau:nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngộtngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắcxuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yênbình…
Không thể không kể đến yếu tố sử dụng gam màu cơ bản có tính tươngphản sâu sắc trong tranh Đông hồ Khi nhắc đến tính tương phản màu sắctrang trí, ta thường ngầm hiểu là những cặp màu khi đặt cạnh nhau có sự đốilập nhau về sắc độ mạnh mẽ hay đối lập nhau về sáng, tối Về bản chất và mộtsố hình thái vừa cụ thể vừa tinh tế Màu tương phản làm tôn nhau thêm rực rỡ,lung linh Thường được dùng trong trang trí, tranh vẽ cổ động, trang trí… Ởđây, các nghệ nhân Đông Hồ dân gian xưa tuy không được trang bị nhữngkiến thức cơ bản nói trên, song họ đã biết khai thác triệt để yếu tố trang trínày Bởi vì người ta thấy rằng, tranh dân gian thường được trang trí treo trongnhà vào những ngày tết cuối năm Vì vậy trong tranh đòi hỏi cần có màu sắc
Trang 24tươi vui, rộn rã, “màu sắc biết nhảy múa” có nhịp phách ngày Tết Chính yếutố tương phản của màu sắc trang trí đã lột tả không khí của ngày Tết.
Tranh Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình Vớinhững chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áprất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có Chỉ với 4 màu cơ bản: đen,vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sốngđộng, hài hòa và vô cùng độc đáo
Nếu phối cảnh theo quy luật không gian xa gần phương Tây đã tạo ra lốibố cục tuần tự đúng theo cảm nhận của thị giác con người thì độc đáo thaycác nghệ nhân Đông Hồ lại đi theo phối cảnh theo lượng Phương Đông để tạo
ra bố cục không gian khái quát, chắt lọc về đường nét và màu sắc Các nhânvật sự vật trong tranh thường được sắp xếp theo địa vị, tầng lớp, nhân vậtchính có bố cục to, nhân vật còn lại, cảnh xung quanh nhỏ đi theo chức tráchđịa vị hay khoảng không gian còn lại trong tranh Hoặc bố cục của tranhthường được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn theo lối vẽ đơn tuyến bình đồ, do đóxem tranh dân gian Đông Hồ ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngâyngô, đơn giản nhưng hợp lý hợp tình Một nét độc đáo nữa trong tranh dângian Đông Hồ, đó là bên cạnh các hình thể, trong tranh thường có chữ đề thơ,mảng chữ là một phần tạo nên sự chặt chẽ và hoàn chỉnh trong bố cục khônggian của tranh bên cạnh việc thể hiện rõ ý tưởng về nội dung Nét chữ cũng lànét vẽ trong tranh, hài hòa, ăn ý với nét vẽ ở các hình thể khác Bởi vậy trongtranh dân gian Đông Hồ, với chỉ vài nhân vật được tạo hình một cách đơngiản, không gian mang tính ước lệ cùng những chữ đề thơ nhưng người xemvẫn cảm nhận thấy hết ý vị của tranh, dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cũng như
tư tưởng mà người nghệ nhân muốn truyền đạt lấy ví dụ thưởng thức bứctranh Đàn lợn âm dương nhìn một cách tổng thể, đây là một bố cục hình chữ
Trang 25nhật được đặt trong khung hình chữ nhật Bức tranh diễn tả lợn mẹ và đàn lợncon trông thật sinh động, các nét cong của mông, lưng và đầu lợn con trôngmềm mại và nhịp nhàng song không làm mất đi hình mảng cơ bản của nó Đểtăng thêm sự hài hòa, cân bằng của đường nét, trên mình lợn được điểm xuyếtbởi các vòng xoáy âm dương, vừa khiến các mảng đỡ đặc, vừa thể hiện tínhhài hòa trong trang trí Những con lợn trong tranh không giống lợn thực,những đặc điểm của mắt, mũi, miệng, tai, lưng được nghệ nhân khai thác triệtđể và cường điệu hóa trong cách nhìn trang trí Đặc biệt sự sắp xếp các conlợn quây quần bên nhau, giữa đàn lợn con và lợn mẹ hoà vào nhau tạo ra mộtbố cục chặt chẽ, thể hiện rõ chủ đề "chúc tụng" của tranh, chúc cho sự sinh sôinảy nở, con cháu đầy đàn
Nét là một phần cực kỳ quan trọng, quyết định đến vẻ đẹp cũng như nộidung của tranh, đó là nét thực, nét tạo nên hình mảng trong tranh Nét vàmảng bố cục màu trong tranh rất phong phú, không những nêu bật được nộidung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, mà còn gợi khối, tả chất rất giỏi Chútrọng lột tả giá trị nội dung hơn là hình thức của tác phẩm Trên tinh thần đó,tranh dân gian Đông Hồ thoát ra yếu tố tả thực Xây dựng diện hình, mảnghình dẹt, bỏ qua vờn khối Vai trò của thủ pháp ước lệ trong tạo hình được đềcao và khai thác Chính nhờ thủ pháp đó, người nghệ nhân khi làm tranh đãbỏ qua các yếu tố đúng sai, đẹp xấu về mặt hình thức; chú trọng biểu cảm vềmặt nội dung, sao cho tác phẩm mang được tiếng nói riêng, tình cảm củangười sáng tác Hơn thế nữa, sự tượng trưng, ước lệ về cách phối màu, dùngmàu, thoát li bản chất của cấu trúc tự nhiên sự vật, nâng lên bằng những gammàu, mảng màu có tính khái quát cao Các nghệ nhân đã quy các hình tượngnhân vật trong tranh vào các dạng hình học cơ bản: như hình tam giác, hìnhthang, hình tròn, ví dụ như trong tác phẩm Đánh vật, Hứng Dừa, Đánhghen…Tập trung chú trọng vào những nhân vật, đối tượng chính, quan tâm
Trang 26những nhận vật trung tâm để xử lí hình, mảng hay biểu cảm nội tâm nhân vậtqua đó, chuyển tải nội dung của tác phẩm đến người xem với hiệu quả trực
hình viền nét bao quanh Bố cục màu được phân định rõ bởi đường quy nétbao quanh Đây là hình tượng bố cục màu mạch lạc, nét riêng biệt Trong hộihọa, mảng nét, tả chất và hình thành khối rất cần thiết, trong tranh dân dânĐông Hồ mảng nét góp phần hình thành khối, trong bức tranh Thầy đồ cócvới cách sử dụng nét kết hợp với mảng đã diễn tả thành công hình khối nhânvật Thầy đồ cóc nhân vật chính được diễn tả bằng mảng hình to nhất, thầy đồcóc ngồi chỗm chệ trên sập, nét vẽ thầy đồ cóc là những nét cong tả khốibụng, khối lưng, khối cổ và các nét chấm diễn tả chất xù xì của da cóc, trongtranh thầy đồ cóc được thể hiện to nhất đầy tính hách dịch, phía dưới là nhữnghọc trò với những mảng, hình to nhỏ khác nhau và kích thước nhỏ hơn Thầyđồ cóc rất nhiều Các nhân vật học trò được diễn tả với những hoạt động khácnhau cùng nét, mảng và màu sắc được thay đổi liên tục tạo nên tổng thể bứctranh là một lớp học lộn xộn: chỗ thì học trò đang chịu hình phạt, chỗ thì đọcsách, chỗ thì đang lo điếu đóm Các nghệ nhân Đông Hồ luôn chú ý đến sựhài hòa giữa đường nét, mảng và màu sắc cũng như sự hài hòa về hình thể vàkhoảng trống sao cho giữa chúng có một tỉ lệ hợp lý, các mảng mầu tươi đượcđặt cạnh nhau, được làm dịu bởi nét đen thông qua tác dụng tương phản và bổtúc
2.1.3 Giá trị nghệ thuật của màu sắc thể hiện qua một số tranh dân gian Đông Hồ
Trang 27vươn lên trong cuộc sống, không cam chịu thân phận và bằng con đường họcvấn để “hóa rồng” trở lên vị thế quan trọng, danh vọng cho bản thân, gia đình,dòng họ, xóm làng Có thuyết cho rằng, con cá trong tiếng Hán phát âm là
“ngư” đồng âm với chữ “dư” “Dư” là dư thừa, no đủ nên tranh Tết hay vẽ vềcá, ý chúc mọi người, nhà nhà no đủ Hình tượng cá biểu tượng cho chí lớn,truyền thuyết dân gian kể rằng cá mãi không cam chịu sống kiếp cá bìnhthường mà luôn luôn chịu khó chờ dịp thi tài vượt qua “vũ môn” để hóa thànhrồng Chúng ta từng được biết đến tranh dân đề tài về cá như “Lý ngư vọngnguyệt” – Tranh Hàng Trống hay như tranh “Cá vượt vũ môn” nói về cốt cáchnhân tính con người muốn ước mơ “công thành danh toại” trong sự nghiệpcuộc đời Nhưng với tranh “Đàn cá”(Hình 1.4) cho ta một hình ảnh hoàn toànkhác, tình mẫu tử Bức tranh với lối vẽ của một bố cục chặt chẽ trong hìnhchữ nhật đã cho ta thấy sự quây quần khăng khít giữa cá mẹ và năm cá conbên nhau Hình ảnh cá mẹ hơi “cuộn” mình lại, e ấp che chở cho đàn con,dường như ta đã từng bắt gặp dáng dấp người mẹ khom lưng “quặn” mình vấtvả để nuôi con trong nhưng trang thi ca văn học Các nghệ nhân thật khéo léotài tình xây dựng hình tượng người mẹ “ẩn dụ” áo sờn nâu thổi vào đôi mắt cóhồn, dù có vất vả mệt nhọc nhưng vẫn quan tâm, hiền dịu bên đàn con tinhnghịch Bên cạnh đó là hình tượng lá sen cùng điểm hai bông sen vàng, đỏxen kẽ, giá trị về tinh thần càng được tôn sùng cao hơn càng làm cho nhịpđiệu bố cục tranh thật hòa quyện nhịp nhàng Hình ảnh cá chép mẹ gắn liềnvới sen tượng trưng cho tâm hồn thanh khiết thật cao cả vượt lên trên mọi khókhăn thấp hèn Đã từ lâu rồi ý nghĩa của màu nâu đã ăn sâu vào trong tiềmthức của người bởi sự mộc mạc, gắn liền với màu đất quê, màu áo của các bà,các mẹ rất đỗi thân quen Màu nâu trong tranh “Đàn cá” là tông màu chủ đạo.Cả bức tranh đều toát lên màu nâu thật gần gũi, hòa quyện và đượm tình mẫutử Màu xanh cho niềm hi vọng, tương lai tốt lành cho đàn con Đàn cá có
Trang 28năm cá con tượng trưng cho ngũ hành trời và đất “kim – mộc – thủy – hỏa thổ” cầu mong sự vẹn toàn Qua mỗi bức tranh, dường như ta thấy được mộtthông điệp nào đó mà các nghệ nhân xưa muốn gửi gắm ước mơ hay gần gũinhất là thông điệp nào đó đến với thế hệ sau này.
-2.1.3.2 Tranh “Vinh hoa – Phú quý”
Trong hai bức tranh Vinh hoa - Phú quý, hình vịt, gà, hoa sen, hoa cúc,các mảng to nhỏ, dài ngắn khác nhau tạo nên sự phong phú về mảng nhưngvẫn đảm bảo sự cân bằng và hài hòa Ở đó, cách sử dụng nét và lượng rất tàitình, tạo nên sự cân bằng, mảng to mảng nhỏ đặt khéo léo Nét to, nhỏ hợp lý,chắc khỏe, có chỗ lại dùng nét đứt tạo chất, tạo chu vi hình thể trên con vật.Có chỗ thì mảng nhỏ nhưng dùng nét để vẽ (vòng yếm), vừa tạo hình, vừa cótính trang trí Có thể nói, cách sử dụng mảng nét và màu sắc tạo nên vẻ đẹpcủa tranh dân gian Đông Hồ, nét xác định hình màu, nét xác địch hình, xácđịnh màu, nét giữ cho mảng màu đằm trên giấy, tạo ra hòa sắc, tăng thêm vẻđẹp của bức tranh, nét còn tạo sự nhất quán của hình và các mảng màu, diễntả được tình cảm, tính cách nhân vật bằng những nét, to nhỏ đậm nhạt, mạnh
mẽ khác nhau nhưng không làm cho bức tranh khô cứng, chắc nhưng uyểnchuyển thanh thoát, có thể nói mảng nét trong sự phối hợp với màu sắc đã đạt
Gà trống chữ Hán là đại kê, có âm đồng với chữ đại cát/đại kiết Đại cát cũng
là tên 1 quẻ bói tốt nhất trong Bát quái gắn liền với hình tượng tranh Đạicát(Hình 2.4) Tranh Phú quý là hình bé gái ôm con vịt Ý nghĩa chúc tụngcủa 4 bức tranh này đều được nghệ nhân thể hiện rõ ràng ở tên tranh Trongbộ tứ quí này lại được chia làm 2 cặp bé trai – bé gái: Lễ trí – Nhân nghĩa vàVinh hoa – Phú quý với hàm ý chú cho có con cái thì phải có đủ cả trai lẫngái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ xưa, như vậy mới là tròn đầy
Trang 29Tranh dân gian Đông Hồ với ngôn ngữ tạo hình đơn giản, dễ hiểu, hìnhtượng rõ ràng, đã đáp ứng được những nhu cầu về tâm lý, tư tưởng, tình cảm
và mong ước của người dân lao động, vì vậy tranh dân gian Đông Hồ dễ đivào lòng người với những ấn tượng sâu sắc, phản ánh các đề tài gần gũi vớiđời sống sinh hoạt của người dân, phản ánh ước mơ, khát vọng sống của conngười về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc Các nghệ nhân Đông Hồ đãchuyển hóa những lời hay - ý đẹp, những kinh nghiệm đúc rút trong cuộcsống từ ngàn đời để lại vào tranh với những cách thể hiện rất riêng, độc đáo,tinh tế và giàu chất biểu cảm Ngày nay "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và đang đượclập hồ sơ trình UNESCO để xét tặng danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể cầnđược bảo vệ khẩn cấp Với sự thành công cũng như sự quan tâm đó, mongrằng tranh dân gian Đông Hồ sẽ mãi "tồn tại, phát triển", lưu giữ và phát huynhững giá trị vốn có của mình, trở thành một phần không thể thiếu trong đờisống của nhân dân lao động
Qua những bức tranh dân gian khác của làng Đông Hồ, bạn đọc lại thấyhình ảnh đặc thù quen thuộc từ thời Hùng Vương Đó là con Cóc, một biểutượng cho nền văn minh chữ viết của Văn Lang; con Rùa biểu tượng chophương tiện chuyển tải chữ viết ở thời kỳ đầu lập quốc (“giống rùa lớnthường chỉ thấy ở sông Dương Tử”, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viếttrong tác phẩm “Sử Trung Quốc” của ông) Hình ảnh trong tranh chú bé ômRùa, ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam Có thểnói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh này đã xuất hiện đâuđó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể chứng minh được rằng: những hìnhtượng này xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc Hay nói một cách khác, nộidung và những hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời HùngVương, cội nguồn của văn hoá Việt Nam Bên cạnh những nét nghĩa gần gũi,