1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ Tư DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO CHẤT lƯỢNGDẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

143 4,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC ..........................................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................8 DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................11 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................................11 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................12 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................................................12 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ...........................................................................................12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................................12 6. Đóng góp của đề tài...................................................................................................................13 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................14 CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................................................................14 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................................14 1.2. Tƣ duy ...................................................................................................................................15 1.2.1. Khái niệm tư duy..............................................................................................................15 1.2.2. Các thao tác tư duy ..........................................................................................................16 1.2.3. Tư duy mở rộng ...............................................................................................................17 1.2.4. Tư duy sáng tạo ...............................................................................................................17 1.4. Sơ đồ tƣ duy ...........................................................................................................................18 1.4.1. Nguồn gốc của sơ đồ tư duy .............................................................................................18 1.4.2. Khái niệm sơ đồ tư duy của Tony Buzan ...........................................................................18 1.4.3. Quy tắc lập sơ đồ tư duy ..................................................................................................19 1.4.4. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ...........................................24 1.5. Phần mềm IMindMap .............................................................................................................25 1.5.1. Giới thiệu ........................................................................................................................25 1.5.2. Tính năng và download ImindMap ...................................................................................26 1.5.3. Xây dựng sơ đồ tư duy bằng phần mềm IMindMap ...........................................................29 1.5.3.1. Ý tƣởngchủ đề trung tâm ..........................................................................................25 1.5.3.2. Những nhánh chính (Những ý tƣởng cơ bản đầu tiên) ................................................26 1.5.3.3 Thêm những hình ảnhbiểu tƣợng vào những ý tƣởng chính .......................................29 1.5.3.4. Tạo những nhánh con (những ý tưởng thứ 2, thứ 3,…) ................................................35 1.5.3.5. Sự phối hợp màu nền ................................................................................................32 1.5.3.6. Nhấn mạnh làm nổi bật những chủ đề........................................................................32 1.5.3.7. Đính kèm thông tin ...................................................................................................33 6 1.5.3.8. Xuất SĐTD ...............................................................................................................34 1.5.3.9. In và lƣu lại SĐTD ....................................................................................................37 1.6. Thực trạng sử dụng sơ đồ sơ đồ tƣ duy trong dạy học hóa học ở trƣờng THPT tại Quảng Nam và TP. Đà Nẵng.............................................................................................................................44 1.6.1. Mục đích điều tra .............................................................................................................44 1.6.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................................44 1.6.3. Tiến hành điều tra............................................................................................................44 1.6.4. Kết quả điều tra ...............................................................................................................45 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY VÀO BÀI LÊN LỚP PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 CƠ BẢN........................................................................................................................50 2.1. Những định hƣớng khi lập sơ đồ tƣ duy trong dạy học hóa học ...............................................50 2.1.1. Nguyên tắc lập sơ đồ tư duy (6 nguyên tắc) ......................................................................50 2.1.2. Quy trình lập sơ đồ tư duy (6 bước) .................................................................................51 2.2. Thiết kế sơ đồ tƣ duy Phần kiến thức hóa hữu cơ lớp 11 cơ bản ..............................................52 2.2.1. Sơ đồ tư duy hệ thống hóa chương ...................................................................................52 2.2.2. Sơ đồ tư duy cho nội dung một bài lên lớp........................................................................58 2.4. Xây dựng bài lên lớp có lồng ghép sơ đồ tƣ duy đã thiết kế .....................................................67 2.4.1. Bài “Ankan” ....................................................................................................................67 2.4.2. Bài luyện tập “Anken và ankađien” .................................................................................78 2.4.3. Bài luyện tập “ Hidrocacbon thơm” ................................................................................83 2.4.4. Bài “Ancol” ....................................................................................................................89 2.4.5. Bài thực hành “Tính chất của etanol, glixerol và phenol” .............................................. 104 2.4.6. Bài luyện tập “Andehit – Axit cacboxylic” .................................................................... 108 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................................... 112 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................................ 112 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................................... 112 3.3. Thời gian và đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................... 112 3.4. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................................... 112 3.5. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................................. 113 3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................................ 113 3.6.1. Kết quả kiểm tra ............................................................................................................ 113 3.6.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 118 1. Kết luận............................................................................................................................... 118 1.1. Nghiên cứu tổng quan vấn đề ....................................................................................... 118 1.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận .............................................................................................. 118 1.3. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 118 7 1.4. Phân tích nội dung, cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản..................... 118 1.5. Định hướng thiết kế SĐTD: Đề xuất 6 nguyên tắc và quy trình 6 bước khi thiết kế SĐTD trong dạy học hóa học. ............................................................................................................ 118 1.6. Tiến hành thiết kế SĐTD phần kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản........................ 118 1.7. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài lên lớp có lồng ghép SĐTD đã thiết kế trong dạy học hóa học. ........................................... 118 2. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................................................ 118 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................................ 118 2.2. Với các trường THPT ......................................................................................................... 119 2.3. Với giáo viên THPT .......................................................................................................... 119 2.4. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................................. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 120 PHỤ LỤC ....................................................................................................................................... 121

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

MAI NGUYỄN PHƯỢNG HẰNG

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP

11 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, Năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP

11 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG

Trang 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Hóa

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Lớp : 12SHH

1 Tên đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm

nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học phổ thông”

2 Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:

- Các tài liệu tham khảo liên quan đến việc lồng ghép nội dung sử dụng sơ đồ tư duy

vào việc dạy học hóa học lớp 11 cơ bản ở trường THPT

- Giáo án, hệ thống câu hỏi - bài tập, đề kiểm tra có lồng ghép nội dung sử dụng sơ đồ

tư duy lớp 11 cơ bản ở trường THPT

3 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Thiết kế giáo án hóa học lớp 11 – cơ bản có lồng ghép nội dung sử dụng sơ đồ tư duy

- Thực nghiệm kiểm chứng việc sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy học chương trình hóa học lớp 11 – cơ bản

4 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh

5 Ngày giao đề tài: Tháng 9/2015

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo về cho Khoa ngày 27 tháng 4 năm 2016

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo - ThS Nguyễn Thị Lan Anh, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và động viên em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô giáo trong khoa Hóa, trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm học qua và thư viện trường đã tạo điều kiện giúp đỡ để khóa luận của em đạt kết quả tốt nhất

Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên

đề tài không tránh khỏi những hạn chế và sai sót Em kính mong nhận được sự góp ý

và hướng dẫn thêm từ các thầy cô

Sau cùng em kính chúc quý Thầy, Cô trong khoa Hóa thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

LỜI MỞ ĐẦU 11

1 Lý do chọn đề tài 11

2 Mục đích nghiên cứu 12

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 12

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Đóng góp của đề tài 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 14

CỦA ĐỀ TÀI 14

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14

1.2 Tư duy 15

1.2.1 Khái niệm tư duy 15

1.2.2 Các thao tác tư duy 16

1.2.3 Tư duy mở rộng 17

1.2.4 Tư duy sáng tạo 17

1.4 Sơ đồ tư duy 18

1.4.1 Nguồn gốc của sơ đồ tư duy 18

1.4.2 Khái niệm sơ đồ tư duy của Tony Buzan 18

1.4.3 Quy tắc lập sơ đồ tư duy 19

1.4.4 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học 24

1.5 Phần mềm IMindMap 25

1.5.1 Giới thiệu 25

1.5.2 Tính năng và download ImindMap 26

1.5.3 Xây dựng sơ đồ tư duy bằng phần mềm IMindMap 29

1.5.3.1 Ý tưởng/chủ đề trung tâm 25

1.5.3.2 Những nhánh chính (Những ý tưởng cơ bản đầu tiên) 26

1.5.3.3 Thêm những hình ảnh/biểu tượng vào những ý tưởng chính 29

1.5.3.4 Tạo những nhánh con (những ý tưởng thứ 2, thứ 3,…) 35

1.5.3.5 Sự phối hợp màu nền 32

1.5.3.6 Nhấn mạnh làm nổi bật những chủ đề 32

1.5.3.7 Đính kèm thông tin 33

Trang 6

1.5.3.8 Xuất SĐTD 34

1.5.3.9 In và lưu lại SĐTD 37

1.6 Thực trạng sử dụng sơ đồ - sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học ở trường THPT tại Quảng Nam và TP Đà Nẵng 44

1.6.1 Mục đích điều tra 44

1.6.2 Đối tượng điều tra 44

1.6.3 Tiến hành điều tra 44

1.6.4 Kết quả điều tra 45

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO BÀI LÊN LỚP PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 CƠ BẢN 50

2.1 Những định hướng khi lập sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học 50

2.1.1 Nguyên tắc lập sơ đồ tư duy (6 nguyên tắc) 50

2.1.2 Quy trình lập sơ đồ tư duy (6 bước) 51

2.2 Thiết kế sơ đồ tư duy Phần kiến thức hóa hữu cơ lớp 11 cơ bản 52

2.2.1 Sơ đồ tư duy hệ thống hóa chương 52

2.2.2 Sơ đồ tư duy cho nội dung một bài lên lớp 58

2.4 Xây dựng bài lên lớp có lồng ghép sơ đồ tư duy đã thiết kế 67

2.4.1 Bài “Ankan” 67

2.4.2 Bài luyện tập “Anken và ankađien” 78

2.4.3 Bài luyện tập “ Hidrocacbon thơm” 83

2.4.4 Bài “Ancol” 89

2.4.5 Bài thực hành “Tính chất của etanol, glixerol và phenol” 104

2.4.6 Bài luyện tập “Andehit – Axit cacboxylic” 108

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 112

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 112

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 112

3.3 Thời gian và đối tượng thực nghiệm sư phạm 112

3.4 Nội dung thực nghiệm 112

3.5 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 113

3.6 Kết quả thực nghiệm 113

3.6.1 Kết quả kiểm tra 113

3.6.2 Nhận xét kết quả thực nghiệm 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118

1 Kết luận 118

1.1 Nghiên cứu tổng quan vấn đề 118

1.2 Nghiên cứu cơ sở lí luận 118

1.3 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn 118

Trang 7

1.4 Phân tích nội dung, cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản 118

1.5 Định hướng thiết kế SĐTD: Đề xuất 6 nguyên tắc và quy trình 6 bước khi thiết kế SĐTD trong dạy học hóa học 118

1.6 Tiến hành thiết kế SĐTD phần kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản 118

1.7 Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài lên lớp có lồng ghép SĐTD đã thiết kế trong dạy học hóa học 118

2 Kiến nghị và đề xuất 118

2.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 118

2.2 Với các trường THPT 119

2.3 Với giáo viên THPT 119

2.4 Hướng phát triển của đề tài 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

PHỤ LỤC 121

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Danh sách giáo viên được tham khảo ý kiến

Bảng 1.2 Các lớp tham gia điều tra thực trạng sử dụng SĐTD trong học tập Bảng 1.3 Khó khăn thường gặp khi giảng dạy phần hóa hữu cơ

Bảng 1.4 Mức độ sử dụng sơ đồ- sơ đồ tư duy trong dạy học môn hóa học

Bảng 1.5 Mục đích sử dụng SĐTD trong dạy học môn hóa học

Bảng 1.6 Dạng bài nên sử dụng SĐTD trong dạy học môn hóa học

Bảng 1.7 Tác dụng khi sử dụng SĐTD trong dạy học môn hóa học

Bảng 1.8 Ưu và nhược điểm của việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn hóa học Bảng 1.9 Mức độ sử dụng SĐTD trong học tập môn hóa học

Bảng 1.10 Trở ngại khi thiết kế SĐTD trong học tập môn hóa học

Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra tại trường THPH Nguyễn Văn Cừ (QN)

Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra tại trường THPH Thái Phiên (ĐN)

Bảng 3.3 Thống kê kết quả kiểm tra của hai trường

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Tony Buzan (sinh năm 1942 tại London)

Hình 1.2 SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc

Hình 1.3 Tính năng chia sẻ mạng xã hội Facebook hoặc Twitter

Hình 1.4 Tính năng xem trực tuyến

Hình 1.5 Tính năng trình bày chế độ âm thanh Ghi chú

Hình 1.6 Hộp chi nhánh và hình dạng sơ đồ khối và màu sắc

Hình 1.7 Hình ảnh 3D và ý tưởng Trung tâm

Hình 2.1 SĐTD chương “ Đại cương hóa hữu cơ”

Hình 2.2 SĐTD chương “ Hidrocacbon no”

Hình 2.3 SĐTD chương “Hidrocacbon không no”

Hình 2.4 SĐTD chương “Andehit – Axit cacboxylic” (Do học sinh vẽ tay) Hình 2.5 SĐTD bài “Ankan”

Hình 2.6 SĐTD bài “Ancol”

Hình 2.6 SĐTD bài “Ancol” (Do học sinh vẽ tay)

Hình 2.7 SĐTD bài “Luyện tập anken và ankađien”

Hình 2.8 SĐTD bài “Luyện tập Hidrocacbon thơm”

Hình 2.9 SĐTD bài “Luyện tập andehit – axit cacboxylic”

Hình 2.10 SĐTD bài thực hành “Tính chất của etanol, glixerol và phenol” Hình 3.1 Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài luyện tập hidrocacbon thơm Hình 3.1 Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài Ancol

Trang 11

Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống Từ trước đến nay, đa số học sinh cho rằng hóa học là môn rất khó và khô khan Nhiều học sinh đã phải vất vả để ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả mang lại chưa cao, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức lại với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau Nguyên nhân chính là do các em chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp, chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả Từ đó dễ gây tâm lý chán nản, buông xuôi dẫn đến lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng hơn và đến một lúc nào đó không thể lắp được Hiện nay, các giáo viên đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để từng bước chuyển dần trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức Từ đó, vận dụng kiến thức vào thực tế và biển đổi thành kỹ năng cho riêng mình Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng

sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức

cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập Mặc khác sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và vấn đề khác trong cuộc sống

Trang 12

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

TƯ DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này đi vào nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học phần hóa học hữu

cơ lớp 11 ở trường trung học phổ thông nhằm mục đích giúp học sinh ghi nhớ, hệ thống hóa các kiến thức Hóa học một cách hiệu quả Từ đó làm cho học sinh thay đổi

cách nhìn về bộ môn Hóa học: không còn khó và khô cứng nữa

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy: khái niệm, các thao tác, tư duy mở rộng, tư duy sáng tạo

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sơ đồ tư duy: khái niệm, nguồn gốc, quy tắc thiết

kế, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng

- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lớp 11 chương trình cơ bản

- Nghiên cứu về phần mềm iMindMap

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở trường THPT

- Thiết kế hệ thống SĐTD thuộc phần hóa hữu cơ lớp 11 cơ bản

- Xây dựng hệ thống bài lên lớp có sử dụng SĐTD đã thiết kế

- Thực nghiệm kiểm chứng việc sử dụng SĐTD trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11- cơ bản

- Rút ra kinh nghiệm, những kết luận và đề xuất giải pháp

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa

học ở trường THPT, phần hữu cơ lớp 11, chương trình cơ bản

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh các lớp 11 và giáo viên dạy môn hóa ở trường

THPT Quá trình dạy học ở trường THPT

5 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: tra cứu các tài liệu, sách giáo khóa, các văn bản có liên quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa

- Các phương pháp thực tiễn:

Trang 13

+ Trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh

+ Điều tra bằng phiếu câu hỏi

+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Phương pháp sử lý thông tin:

+ Tổng hợp – khái quát hóa

+ Xử lý số liệu điều tra

6 Đóng góp của đề tài

- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm iMindMap vào dạy học

- Nghiên cứu về ứng dụng của SĐTD trong dạy học hóa học

- Vận dụng SĐTD trong dạy học hóa học để nâng cao chất lượng dạy học

- Xây dựng hệ thống SĐTD thuộc phần kiến thức hóa hữu cơ lớp 11 chương trình

cơ bản

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục

Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học

Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thay đổi mau

lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường

Hiện nay, học tập theo sơ đồ tư duy là một phương pháp học được khuyến khích

áp dụng rộng rãi, nhất là đối với học sinh Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung

Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu,

đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp học sinh tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo

 “Sơ đồ tư duy” của Barry Buzan, Tony Buzan (2008), NXB Tổng hợp TPHCM Nội dung chính của “Sơ đồ tư duy” là giới thiệu và hướng dẫn thiết kế và sử dụng SĐTD

 Bộ sách dạy bằng bản đồ tư duy của Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, NXB Giáo dục (2011)

- Dạy tốt – học tốt ở tiểu học bằng bản đồ tư duy (dùng cho GV, sinh viên Sư phạm và học sinh tiểu học)

- Dạy tốt – học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy (dùng cho GV, sinh viên Sư phạm và học sinh THCS và THPT)

- Thiết kế bản đồ tư duy dạy – học môn toán ( dùng cho GV và HS phổ thông)

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán ở trường THPT

Trang 15

- Bộ sách hướng dẫn cách lập bản đồ tư duy cùng với một số ví dụ minh họa giúp cho GV và HS trong việc dạy và học, cung cấp cho các bậc phụ huynh công cụ để hỗ trợ kiểm tra kiến thức của con em mình trong học tập một cách đơn giản, các cuốn sách có nhiều hình vẽ “kiến thức – hội họa” rất độc đáo bằng phần mềm và vẽ tay của người Việt Nam

Các luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về sơ đồ tư duy:

 “Sử dụng grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập và luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT” Luận văn thạc sĩ giáo dục học Đinh Thị Mến, Đại Học Sư phạm TP HCM, năm 2011

 Nguyễn Thị Khoa (2010), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học ở trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP HCM

 Đoàn Thị Hòa (2011), Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần hiđrocacbon nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học THPT, luận văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội

 “Vận dụng phương pháp grap và sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm nitơ hóa học lớp 11 nâng cao ở THPT nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”, Luận văn thạc sĩ Sư phạm hóa học, Đỗ Thị Thanh Trâm, Đại học Quốc gia

Hà Nội, năm 2012

1.2 Tư duy

1.2.1 Khái niệm tư duy [6]

Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính chất qui luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết

Tư duy là một hành động Mỗi hành động tư duy là quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau liên tục: từ khi gặp tình huống

có vấn đề và nhận thức được vấn đề cho đến khi vấn đề được giải quyết Sau khi giải quyết lại có thể nảy sinh vấn đề mới Một quá trình tư duy gồm ba giai đoạn cụ thể như sau:

- Mở đầu của tư duy là sự bắt gặp hoàn cảnh có vấn đề, những cái chúng ta chưa biết, những mâu thuẫn với kinh nghiệm của chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết, phải phản ánh

Trang 16

- Diễn biến của tư duy là các thao tác của tư duy, sự phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để giải quyết các tình huống đặt ra

- Kết thúc quá trình tư duy sẽ cho ra những khái niệm mới, những suy lí, phán đoán mới

Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các quá trình đã dược tách rời trong quá trình phân tích thành một chỉnh thể thống thất, hoàn chỉnh Đây là thao tác trí tuệ, trong đó chủ thể tư duy dùng trí óc đưa những thuộc tính, những thành phần phân tích vào một chỉnh thể, giúp ta nhận thức bao quát hơn

Phân tích và tổng hợp là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết nhau, bổ sung cho nhau trong một quá trình tư duy thống nhất Phân tích là cơ sở để tổng hợp, được tiến hành theo phương hướng của tổng hợp Tổng hợp diễn ra theo cơ sở phân tích, được thực hiện trên kết quả của phân tích Không có quá trình phân tính thì không thể tiến hành tổng hợp Ngược lại, phân tính không có tổng hợp thì quá trình trở nên vô nghĩa trong quá trình nhận thức

1.2.2.2 So sánh

So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức Thao tác này có liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp, vai trò quan trọng trong việc nhận thức thế giới So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy Nên từ so sánh mà con người có thể hình dung ra những cái chưa biết trên cơ sở những cái đã biết

Trang 17

1.2.2.3 Khái quát hóa

Khái quát hóa là hoạt động tư duy tách biệt những thuộc tính chung và các mối liên hệ chung, bản chất của sự vật hiện tượng tạo nên nhận thức mới dưới hình thức khái niệm, định luật, qui tắc Có hai mức độ khái quát hóa:

- Khái quát hóa cảm tính: diễn ra trong hoàn cảnh trực quan, thể hiện ở trình độ

sơ đẳng

- Khái quát hóa hình tượng, khái niệm: là khái quát hóa cả những tri thức có tính chất khái niệm, bản chất của sự vật và hiện tượng hoặc các mối quan hệ không bản chất dưới dạng các hình tượng trực quan, các biểu tượng

Tư duy khái quát hóa là hoạt động tư duy có chất lượng cao vì kết quả của khái quát hóa là cơ sở lí luận khoa học

1.2.3 Tư duy mở rộng [4]

Mỗi mẩu thông tin truyền đến não – mọi cảm giác, ký ức hay suy nghĩ (gồm cả lời nói, chữ, số, mã thức ăn, hương thơm, đường nét, màu sắc, nhịp điệu, nốt nhạc và cấu trúc) đều có thể biểu thị như một quả cầu làm trung tâm và từ đó lan tỏa ra hàng chục, hàng trăm, hàng triệu móc nối Mỗi móc nối biểu thị một liên kết, rồi mỗi liên kết lại tạo ra vô số liên kết khác Nhờ sử dụng một hệ thống xử lí và lưu giữ thông tin

đa trục, gồm nhiều móc nối như vậy nên não chúng ta có khả năng lưu trữ và xử lí thông tin

1.2.4 Tư duy sáng tạo [4]

Tư duy sáng tạo hay còn gọi là Tư duy ngoại biên là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo, và để đào sâu khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một đề tài hay lĩnh vực Ứng dụng chính của tư duy sáng tạo là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề Là loại tư duy cơ động, linh hoạt, không tuân theo nguyên tắc nào Loại tư duy này liên quan đến trực giác và khả năng sáng tạo của con người, đặc biệt là trí tưởng tượng, sự liên hợp ý tưởng và tính linh hoạt

Trang 18

1.4 Sơ đồ tư duy

1.4.1 Nguồn gốc của sơ đồ tư duy [4]

Hình 1.1 Tony Buzan (sinh năm 1942 tại London) Tony Buzan, nhà tâm lý học thế kỉ 20, người phát minh kỹ thuật thiết kế sơ đồ tư duy, là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học tập Ông nghiên cứu sâu về bộ não, trí nhớ và tìm ra quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách có hệ thống Theo ông: “ Bộ não sinh ra là để ghi nhớ thì mình cần phải luyện tập nó, giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày sẽ bị teo đi vậy” Kết hợp giữa kiến thức tâm lý học đương thời và nghiên cứu trên, Buzan đã đưa ra sơ đồ tư duy giúp luyện tập trí não (MindMap) Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh Màu sắc mang đến cho sơ đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”

Sơ đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc

1.4.2 Khái niệm sơ đồ tư duy của Tony Buzan [4]

Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét màu sắc chữ viết với sự tư duy tích cực

Trang 19

SĐTD là biểu hiện của tư duy mở rộng, nó có chức năng tự nhiên trong tư duy, đóng vai trò là chìa khóa vạn năng để khai phá tiềm năng tiềm năng của bộ não Nó được áp dụng trong mọi mặt của cuộc sống, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả cuộc sống

1.4.3 Quy tắc lập sơ đồ tư duy [4]

Lập sơ đồ tư duy là cách sử dụng “cả bộ não” để tóm tắt công việc vào một tờ giấy, bằng việc sử dụng các hình ảnh trực quan, những hình vẽ đồ thị lập SĐTD sẽ tạo

Lập sơ đồ tư duy với bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm hay chữ in chủ

đề, sau đó đóng khung bằng một hình tròn, hình vuông hoặc các hình khác

- Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh

- Trên các nhánh liên kết đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa chính (truyền tải được phần hồn của ý tưởng và giúp kích thích bộ nhớ) Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết với nhau Màu sắc, hình ảnh, mã

số, kích thước có thể được sử dụng để làm nổi bật và phong phú SĐTD khiến nó thêm sức thu hút, hấp dẫn, cá tính Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin

1.4.3.1 Quy tắc kỹ thuật

trọng vì nó có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh sáng tạo

- Nên bắt đầu với hình ảnh ở tâm, vì hình ảnh thu hút sự tập trung của mắt và não kích thích tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng nhớ

Trang 20

- Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất ba màu Màu sắc kích thích trí nhớ và sáng tạo tránh sự đơn điệu

- Cần bố trí các thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

- Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD giúp cân bằng sự hưng phấn giữa các

kỹ năng thị giác và ngôn ngữ của não

- Viết các chữ thể hiện ý tưởng quan trọng to hơn, đập vào mắt bạn khi đọc lại những ghi chép sau này Hình ảnh không gian ba chiều có hiệu ứng nhấn mạnh các phần tử quan trọng trong SĐTD

- Sử dụng sự tương tác ngũ quan là sự vận dụng tối đa ngũ quan cũng như cảm giác vận động thân thể trong các từ và hình ảnh Sử dụng từ diễn tả, tạo động lực chứ không phải kể chuyện

- Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy Có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng tương đối giữa các thành phần cùng cấp Kích cỡ lớn có tác dụng nhấn mạnh

- Cách dòng có tổ chức và thích hợp

và sáng tạo nên cũng rất quan trọng Trong não, liên kết chính là công cụ tích hợp giúp

ta nắm bắt những cảm nghiệm của thế giới vật chất Một khi chúng ta đã xác định được hình ảnh trung tâm và ý nghĩa chủ đạo thì khả năng liên kết của não sẽ giúp ta đi sâu vào thế giới ý tưởng

- Sử dụng màu sắc để làm kí hiệu hay phân vùng ở mọi nơi mọi lúc trong SĐTD

- Dùng những hình thù ngẫu nhiên, kí hiệu để chỉ các mục hoặc ý tưởng nhất định để tìm thấy mối liên kết dễ dàng, nó giúp ta tiết kiệm thời gian

- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh

- Từ phải theo “đơn vị”, nghĩa là một từ cho mỗi đường phân nhánh Nhờ vậy, từ

có thêm nhiều móc nối tự do giúp cho việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn

- Nên để tư duy càng “tự do” càng tốt Không nên đắn đo, bận tâm việc phải đặt các chi tiết ở đâu hay có nên đưa chúng vào không

- Nếu gặp trở ngại tạm thời trong tư duy, để trống một vài dòng, để thôi thúc não điền vào chỗ khuyết, tận dụng khả năng liên kết vô hạn của tư duy

Trang 21

 Kỹ thuật tạo sự mạch lạc trong SĐTD:

- Mỗi dòng chỉ có một từ khóa

- Viết từ khóa trên vạch liên kết

- Vạch liên kết và từ luôn cùng độ dài

- Các vạch nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung tâm

- Vạch liên kết trung tâm phải dùng nét đậm

- Ảnh vẽ thật rõ ràng

- Đặt tờ giấy nằm ngang có được nhiều khoảng trống hơn

- Luôn dùng chữ in, để tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc

- Luôn viết chữ in thẳng đứng

- Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh có cùng độ dài

- Nên dùng các đường kẻ cong cho các đường phân nhánh

- Đường bao quanh ôm sát các nhánh chính thành từng bó thông tin

những cá thể độc đáo riêng biệt SĐTD phải phản ánh được các mạng lưới và lối tư duy độc đáo trong mỗi con người

- Cá nhân hóa bản đồ tư duy của bạn với những đồ vật liên quan đến bạn như biểu tượng về chiếc đồng hồ có thể mang ý nghĩa quan trọng

- Thiết kế phải sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì không bình thường

1.4.3.2 Quy tắc về cách bố trí

các ý tưởng này lại tiếp tục mở rộng các liên kết mới, cứ tiếp tục như thế mở rộng phạm vi liên kết tới vô hạn Việc sử dụng phân cấp và phân hạng với ý chủ đạo có hiệu quả đẩy mạnh năng lực tư duy của não rất lớn

văn, làm tiểu luận, bài kiểm tra khi cần diễn đạt ý tưởng theo một trình tự cụ thể, theo thời gian hay thứ tự quan trọng thì ta cần đánh số các nhánh sơ đồ theo trình tự để trình bày trước sau, có phân bổ thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù hợp cho từng nhánh

Trang 22

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin việc lập SĐTD được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với hầu hết những quy tắc của SĐTD

Hình 1.2 SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc

1.4.3.3 Lập sơ đồ tư duy trong dạy học

- Đọc lướt: Bạn hãy lật hơi nhanh qua những trang sách để cảm nhận chung về

cuốn sách, nhận biết bố cục, cấu trúc, độ khó, vị trí các phần, tóm tắt, kết luận…

- Định thời gian và lượng kiến thức cần học: Giúp chúng ta tập trung vào vấn đề,

tránh lan man, lệch lạc Giúp chúng ta biết được đích đến để hoàn thành tốt công việc

- SĐTD về kiến thức môn học: Sau khi ấn định lượng thông tin cần đọc, hãy ghi

ra giấy những gì bạn biết về nội dung sắp đọc thật nhanh dưới dạng từ khóa và SĐTD Việc này giúp nâng cao khả năng tập trung, kích hoạt hệ thống lưu trữ và khởi động tư duy theo đúng hướng

- Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu: Dưới dạng từ khóa và SĐTD, câu hỏi và mục

tiêu càng được xác lập chính xác bao nhiêu thì việc lĩnh hội kiến thức càng đạt hiệu quả bấy nhiêu

- Đọc tổng quát: Đọc từ viết hoa, chữ in nghiêng, biểu đồ, hình ảnh, mục lục, ghi

chú, tóm tắt, kết luận…giúp nắm được các phần minh họa và trực quan trong sách

Lúc này hãy hoàn thành hình ảnh trung tâm và các nhánh của SĐTD

- Đọc các chủ điểm: Cần chú ý đến đọc phần mở đầu và kết thúc của đoạn vì

thông tin có khuynh hướng tập trung ở phần mở đầu và phần cuối

Trang 23

- Đọc chi tiết: Nếu cần thêm thông tin hãy đọc chi tiết, vì phần lớn thông tin quan

trọng đã được xử lý ở hai giai đoạn trên

- Đọc ôn lại: Nếu cần đọc thêm các thông tin để hoàn thành các mục tiêu, trả lời

câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề thì cần đọc ôn lại

- Ghi chú ngay trên sách và lập SĐTD

- Ôn tập thường xuyên: Và cuối cùng là bạn hãy ôn tập kiến thức thật thường

xuyên để kiến tạo được kiến thức chúng ta có

- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm

- Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng

 Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ

- Nên tận dụng các từ khóa, kí hiệu và hình ảnh

- Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian

- Hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng mình

Trang 24

 Bước 4: Hãy để trí tưởng tượng bay bổng

- Chúng ta có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật

cũng như giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn

1.4.4 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học [5]

Ngoài việc giúp học trò của mình làm quen với lí thuyết và thực hành về SĐTD, người thầy còn có thể sử dụng SĐTD theo nhiều cách để làm cho việc dạy học dễ dàng

và lý thú hơn Soạn ghi chú cho bài giảng: Dùng SĐTD làm ghi chú cho bài giảng là một trong những cách hữu hiệu So với cách viết ra thì soạn bài giảng bằng SĐTD nhanh hơn nhiều và có ưu điểm lớn là cả GV lẫn HS lúc nào cũng có được cái nhìn tổng quát về vấn đề Một bài giảng theo SĐTD dễ dàng cập nhật theo thời gian và các chi tiết trong bài giảng không bị xáo trộn Nhờ có những đặc tính hỗ trợ trí nhớ, SĐTD cho phép người GV chỉ cần xem lướt qua trước khi lên lớp là có thể nắm bắt trọng tâm Vì kiến thức của GV mỗi ngày càng phong phú hơn nên cùng một SĐTD sẽ hình thành nhiều bài giảng khác nhau Điều đó giúp GV tránh được sự tẻ nhạt của các ghi chú quá cũ mà không tốn nhiều công sức Nhờ thế, việc dạy học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với cả GV và HS Hoạch định cho năm học: GV dùng SĐTD để có cái nhìn tổng quát về chương trình học của cả năm, bao gồm các học kỳ và kiến thức của mỗi bài học

Trong giờ chủ nhiệm lớp: GV và HS có thể cùng thực hiện một SĐTD về các công việc phải làm vào tuần sau như trực nhật, ôn bài, lao động, … Bài học và cách trình bày: GV có thể sử dụng bảng lớn, bảng giấy, máy overheat, máy tính … để vẽ các phần tương ứng của SĐTD trong khi đang giảng bài Cách biểu thị qui trình tư duy như thế sẽ làm rõ cấu trúc bài học, đồng thời duy trì dược sự chú ý của HS, giúp các

em nhớ và hiểu bài dễ dàng hơn Cũng có thể cho HS tự hoàn chỉnh các SĐTD dạng khung hoặc chỉ để các em tô màu Kiểm tra đánh giá: Với mục tiêu của kiểm tra đánh giá là kiểm tra kiến thức và mức độ hiểu bài chứ không phải khả năng viết của HS thì việc sử dụng SĐTD là một giải pháp hữu hiệu Nó giúp GV thấy ngay HS có bao quát được chủ đề hay không, cũng như các mặt mạnh, mặt yếu của mỗi HS Ngoài ra SĐTD còn cho thấy những chuỗi liên kết ý tưởng của HS Do vậy, việc sử dụng SĐTD giúp

GV đánh giá được khách quan về mức độ hiểu biết của HS mà không làm ảnh hưởng

Trang 25

bởi cảm nhận về những kĩ năng trong các lĩnh vực khác như ngữ pháp Đồng thời việc

sử dụng SĐTD còn giúp HS có thể tự đánh giá bản thân

Tóm lại việc sử dụng SĐTD trong giáo dục có thể mang lại những lợi ích sau:

- Sư đồ tư duy gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó giúp người học tiếp thu nhiều hơn và tích cực hơn trong giờ học

- SĐTD làm cho bài học cũng như cách trình bày ngẫu hứng, sáng tạo và lí thú hơn đối với cả GV và HS

- Với SĐTD, việc ghi chú bài giảng của GV trở nên linh hoạt, tùy biến, GV dễ dàng bổ sung, làm mới bài giảng một cách nhanh chóng để phù hợp với sự phát triển của thời đại

- SĐTD biểu thị nội dung thích hợp dưới hình thực rõ ràng và dễ nhớ nên người học có khuynh hướng đạt điểm cao hơn trong các kỳ kiểm tra

- SĐTD không những biểu thị các sự kiện mà còn cho thấy mối liên kết giữa các

sự kiện ấy, nhờ đó giúp người học hiểu sâu hơn về chủ đề

Trong học dạy học, SĐTD có thể phát huy tối đa khả năng tư duy cho HS, đặc biệt là tư duy hệ thống, giúp người học rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, học tập hợp tác, dễ dàng nắm bắt nội dung kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực

1.5 Phần mềm ImindMap

1.5.1 Giới thiệu

1.5.1.1 Phần mềm ImindMap [14]

MindMap (MM) là một phần mềm dùng để tạo các SĐTD Điều đặc biệt ở đây

chính là: Imindmap được đầu tư xây dựng và phát triển bởi chính Tony Buzan, cha đẻ

và là người rất nổi tiếng với những sách viết về MindMaps

MindMap là sản phẩm số lấy ý tưởng từ SĐTD MindMap nổi tiếng Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết, rèn luyện được khả năng tư duy, kĩ năng thuyết trình và làm việc khoa học

MindMap là một phần mềm chủ yếu dành cho doanh nghiệp và cá nhân dùng để hoạch định ý tưởng và giúp sắp xếp các công việc một cách thông minh

1.5.1.2 Tác dụng khi sử dụng ImindMap [11]

Trang 26

- Hiểu nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn MM cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể

- Chỉ cần nhìn vào SĐTD, bạn có thể thuyết trình được nội dung bài học

- Tạo cho bản thân thái độ và cảm giác tốt về việc học của mình

- Rèn luyện tư duy thông qua thu - nhận và tổng hợp kiến thức

- Rèn luyện tư duy thông qua sử dụng kiến thức có hiệu quả

- Rèn luyện phẩm chất của tư duy (thông qua thói quen tư duy) tự giao nhiệm vụ cho chính bản thân làm bài

1.5.2 Tính năng và download ImindMap [11]

Hiện MM đang sử dụng trong bài này là MM 6 Mời các bạn xem các tính năng

và download để có thể sở hữu phần mềm tuyệt vời này

- Social Sharing (Chia sẻ mạng xã hội Facebook hoặc Twitter)

Hình 1.3 Tính năng chia sẻ mạng xã hội Facebook hoặc Twitter Cập nhật phiên bản Imindmap 6.2 bạn có thể chia sẻ SĐTD của mình tới mạng

xã hội Twitter và Facebook chỉ với một lần chạm Tính năng mới này cho phép bạn tùy chỉnh kích thước SĐTD và chia sẻ nó trực tiếp lên mạng xã hội mà bạn chọn lựa

- Online Viewer (Xem trực tuyến)

Trang 27

Hình 1.4 Tính năng xem trực tuyến Bạn có thể gửi liên kết độc đáo tới SĐTD của bạn bằng cách sử dụng viewer Di chuyển lên xuống, co vào và mở rộng các nhánh bản đồ và thậm chí bạn có thể lấy mã code của SĐTD để nhúng vào trang web của bạn

- Presentation Mode Audio Notes (Trình bày chế độ âm thanh Ghi chú)

Hình 1.5 Tính năng trình bày chế độ âm thanh Ghi chú Ghi chú thật là thú vị, nhưng không mang lại trải nghiệm khác biệt tới người dùng MM Tuy nhiên, từ giờ chúng ta có thể kết hợp thuyết trình với Audio Notes như tham gia vào một trò chơi hoàn toàn mới Bạn có thể thiết lập một bài thuyết trình MM

tự động diễn thuyết để khi bạn bấm play nó sẽ tự động phát ra âm thanh đã được bạn đồng bộ hóa từ trước (cách này rất phù hợp cho việc giảng bài qua mạng hay gửi cho

Trang 28

HS sinh viên để họ có thể ôn bài ở nhà mà không cần tới thầy cô giáo) Thậm chí bạn

có thể xuất toàn bộ ra file video

- Box Branch and Flowchart Shapes and Colours (Hộp chi nhánh và hình dạng sơ

đồ khối và màu sắc)

Hình 1.6 Hộp chi nhánh và hình dạng sơ đồ khối và màu sắc Bạn có thể chọn từ 16 hình dạng khác nhau cho nhánh bản đồ và tô điểm cho chúng với bất kỳ màu sắc nào MM 6.2 sẽ có thêm 11 loại hình cho flowcharts của bạn, và bạn có thể khiến chúng hấp dẫn hơn

- 3D Images and Central Ideas (Hình ảnh 3D và ý tưởng Trung tâm)

Hình 1.7 Hình ảnh 3D và ý tưởng Trung tâm Với Imindmap 6.2 bạn sẽ có thêm rất nhiều hình ảnh 3D và hình ảnh làm trung tâm

Trang 29

1.5.3 Xây dựng sơ đồ tư duy bằng phần mềm ImindMap [11]

1.5.3.1 Ý tưởng/chủ đề trung tâm

Sử dụng hình ảnh trung tâm để giúp tái hiện mục tiêu chính hoặc đề tài của bạn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc tư duy Nó tự động ghi nhớ trọng tâm trên cả hai bán cầu não và giúp cho việc vẽ lại tất cả các hình ảnh trong đầu bạn để có thể nhớ lại trong các trường hợp có liên quan

* Khi bạn khởi động phần mềm Imindmap, bạn sẽ thấy xuất hiện một cửa sổ thông báo yêu cầu bạn chọn một hình ảnh để làm khung cho ý tưởng/chủ đề trung tâm SĐTD của bạn Ngoài ra, bạn có thể chọn “Browse for central image” để tìm một hình ảnh phù hợp có sẵn trong máy tính của bạn

* Chọn hình ảnh phù hợp nhất với chủ đề trung tâm, sau đó đánh tên chủ đề vào hộp thoại nằm phía dưới vùng chọn các hình ảnh trung tâm

* Ấn “Create” để mở ra cửa sổ không gian để vẽ SĐTD của bạn

* Chủ đề trung tâm sẽ xuất hiện ở trung tâm màn hình và sẵn sàng cho bạn mở rộng các chủ đề tiếp theo

Trang 30

Chú ý:

- Tên mà bạn cung cấp cho SĐTD của bạn sẽ được tự động lưu lại thành tên file

phần mềm MM và có đuôi dạng iMindMap Nếu bạn muốn đổi tên thì chọn File\Save

as và đặt lại tên file

độ này sẽ cho phép bạn tạo ra những SĐTD được tổ chức tự do theo quan điểm của bạn Ở phần tiếp theo sẽ mô tả một cụ thể cách tạo ra các nhánh chính và nhánh con cho chế độ “MindMapping”

Tuy nhiên, trong một số trường hợp chắc chắn bạn muốn làm việc ở chế độ

nhưng hạn chế sự sáng tạo cá nhân của người sử dụng Vấn đề này sẽ được đề cập ở phần cuối của bản hướng dẫn này

1.5.3.2 Những nhánh chính (Những ý tưởng cơ bản đầu tiên)

Hiện tại bạn đã sẵn sàng để thêm vào những ý tưởng đầu tiên nhằm liên kết với chủ đề trung tâm Để điều khiển và kích thích năng lực tư duy, bạn cần phải cấu trúc những ý tưởng theo phân loại và cấp bậc Những nhánh chính tái hiện những ý tưởng

cơ bản đầu tiên của bạn, đó là những khái niệm ban đầu hoặc “những bản lề” để treo tất cả các ý phụ vào Những nhánh này giúp tạo ra hình dạng, điêu khắc và cấu trúc SĐTD một cách hết sức tự nhiên theo những suy nghĩ trong đầu bạn

Trang 31

* Để tạo ra một nhánh chính: Click chuột trái vào vòng tròn ở giữa hình ảnh trung

tâm (nó xuất hiện khi bạn rê chuột lên hình ảnh trung tâm) và kéo rê chuột đến vị trí sao cho nhánh có độ dài thích hợp rồi thả chuột

có thể nhanh chóng tạo ra trước định nghĩa, cấu trúc hình dạng các nhánh So với đường thẳng, những nhánh đường cong tạo bởi MM được thiết kế rất hấp dẫn đối với mắt và dễ ghi nhớ vào não hơn

* Để thêm vào tên nhãn/chữ cho nhánh: Ngay lập tức sau khi tạo ra một nhánh,

bạn hãy gõ nội dung và nó sẽ tự động chèn vào nhánh Một từ khóa trên một nhánh nên chọn là các từ đơn sẽ làm cho SĐTD của bạn thêm linh hoạt và có sức thu hút Một từ đơn sẽ tạo ra trật tự các liên kết và liên tưởng, giúp kích thích tư duy của bạn hình thành những suy nghĩ và ý tưởng mới Vì thế luôn luôn lựa chọn một từ khóa tốt hơn là một chuỗi các từ - cố gắng dùng các từ đơn giản

Nếu bạn muốn chỉnh sửa chỉ việc click đúp chuột trái trên nhánh để mở khung chứa tên/từ khóa lần nữa và sửa lại theo ý muốn Dạng và kích thước font chữ sẽ tự động được mặc định khi lựa chọn cài đặt ban đầu cho MM Nếu bạn muốn thay đổi font và kích thước font sử dụng, bạn có thể sử dụng tùy chọn “drop – down font” trên thanh công cụ

Bạn có thể canh lề cho nhãn trên nhánh bằng cách kích vào các biểu tượng

canh lề có trên thanh công cụ

Trang 32

Lưu ý: Để vẽ SĐTD hiệu quả, cố gắng chỉ sử dụng một từ khóa trên mỗi nhánh

Một từ thì giúp nhớ và gợi lại những ý tưởng tốt hơn một cụm từ hay một câu

Bây giờ tạo những nhánh mà bạn nghĩ để gợi lại những ý tưởng ban đầu

* Thay đổi hoặc di chuyển nhánh

Để thay đổi hoặc di chuyển những nhánh, Click trái lên vòng tròn xanh (được tìm thấy bên ngoài điểm tròn đỏ khi kéo chuột đến ở cuối mỗi nhánh) và kéo rê

để thay đổi độ dài ngắn, lên xuống vị trí của nhánh

* Để thay đổi hình dạng của nhánh

Để thay đổi hình dạng của nhánh, Click trái lên nhánh sẽ xuất hiện các điểm điều khiển là các vòng tròn màu xanh (nếu rê chuột qua nhánh sẽ xuất hiện các vòng tròn màu trắng) nằm bên trong nhánh, sau đó click trái lên các điểm điều khiển này và rê chuột đến vị trí thích hợp để thay đổi

Trang 33

Khuyên bạn nên sử dụng công cụ “AutoColour” khi vẽ Màu sắc các nhánh chính

sẽ được tự động lựa chọn dựa trên cài đặt ban đầu Bạn có thể cài lại theo ý muốn bằng cách vào Tools  Options  AutoMap và chỉnh lại màu sắc cho từng nhánh

Lưu ý: Trong giai đoạn vẽ MM bạn không cần tốn quá nhiều thời gian để định

dạng Chìa khóa để vẽ là suy nghĩ tự do và sáng tạo để ghi nhận lại toàn bộ những ý tưởng chính và kết nối chúng lại Việc tổ chức lại và làm nổi bật những kết quả luôn

có thể thực hiện về sau

Với việc sử dụng sau này, AutoMap cung cấp một bộ công cụ để tăng tốc và hiệu chỉnh những SĐTD, chẳng hạn AutoFont và AutoColour Bạn có thể chỉnh lại những tùy chọn này bằng cách vào Tools Options  AutoMap Hơn nữa, với thẻ Appearance trong Tools Options  Appearance cung cấp đa dạng những tùy chọn cho việc thay đổi những dạng thuộc tính của SĐTD của bạn

1.5.3.3 Thêm những hình ảnh/biểu tượng vào những ý tưởng chính

Sử dụng hình ảnh và biểu tượng khi tạo ra những nhánh chính sẽ làm SĐTD của bạn rõ ràng và thu hút hơn Những hình ảnh sẽ hỗ trợ sự liên tưởng và có thể giúp ghi nhớ lâu những trong đầu bạn Hơn nữa, bạn có thể sử dụng những kí hiệu và biểu tượng để mã hóa những chủ đề chính Chẳng hạn, bạn có thể đánh dấu những nhận xét như tốt hoặc không tốt, quan trọng hay không quan trọng,…

* Thư viện hình ảnh: Thư viện hình ảnh bao gồm gần một triệu tập tin mà bạn có

thể tìm thấy để đưa vào SĐTD của bạn Nó nằm ở phía phải màn hình hiển thị (trong một số phiên bản có thể nằm ở phía trái) Bạn sẽ cần kết nối Internet để tìm kiếm trong thư viện này

Thư viện hình ảnh có một công cụ tìm kiếm đi kèm cho phép bạn gõ vào một từ hoặc cụm từ bên trong thanh tìm kiếm và chọn bộ sưu tập hình ảnh bạn muốn như

clipart, 3D stills, animations và photo Objects Bạn cũng có thể chọn số lượng kết quả

hiển thị trên mỗi trang Sau cùng, nhấn nút “search” để tìm kiếm

Khi đó, bạn sẽ được cung cấp những hình ảnh có liên quan đến từ hoặc cụm từ tìm kiếm Nếu số lượng vượt quá một trang hiển thị thì bạn có thể nhấn “next” để xem phần còn lại

* Thư viện biểu tượng: Thư viện biểu tượng bao gồm một ngân hàng với nhiều

loại biểu tượng khác nhau mà bạn có thể sử dụng cho SĐTD Nhiều biểu tượng được

Trang 34

phân loại thành những bộ sưu tập dễ sử dụng Click vào biểu tượng mà bạn muốn chèn

nó vào SĐTD của bạn

* Chèn một hình ảnh từ thư viện biểu tượng/hình ảnh

Chèn lên một nhánh: Để đưa một hình ảnh/biểu tượng vào một nhánh, đầu tiên bạn phải chọn nhánh cần đưa vào, sau đó mở thư viện ra và chèn đối tượng (hình ảnh/biểu tượng) vào nhánh

Chèn vào như một ảnh tự do: Để chèn hình ảnh/biểu tượng mà nó có thể di chuyển bất cứ vị trí nào trên BĐTD, chắc chắn rằng không có nhánh nào được chọn, bạn chọn hình ảnh thích hợp và nhấn “Insert” Hình ảnh sẽ ngay lập tức xuất hiện trên cửa sổ làm việc của MM

* Đặt lại vị trí hình ảnh/biểu tượng: Hình ảnh/biểu tượng của bạn, cả khi chèn

lên nhánh hoặc tự do, đều có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trên SĐTD bằng cách click lên nó và kéo rê đến vị trí thích hợp và thả ra

* Điều chỉnh kích thước hình ảnh/biểu tượng: Click trái lên hình ảnh/biểu tượng

cần điều chỉnh sẽ thấy xuất hiện 8 điểm để điều chỉnh trên đối tượng, sau đó chọn và kéo thả bất cứ điểm nào trên đối tượng để điều chỉnh theo mong muốn

* Xoay một hình ảnh: Để xoay một hình ảnh thì bạn chỉ việc click chọn hình ảnh

cần xoay, sau đó rê chuột lại công cụ xoay xuất hiện ở góc phải bên dưới ảnh để xoay Chú ý tất cả các hiệu ứng không thể bị xoay

* Chèn những hình ảnh bên ngoài phần mềm: Nếu bạn có những hình ảnh được

lưu lại ở bất kỳ chỗ nào trên máy tính đều có thể dễ dàng chèn nó vào SĐTD của bạn

Trang 35

Để chèn một hình ảnh lên một nhánh, chọn nhánh đó và chọn Image Library Cửa sổ tìm kiếm hiện ra và bạn chỉ việc tìm kiếm hình ảnh trong thư viện của chương trình, sau đó nhấn Open

Để chèn một đối tượng ảnh tự do, bạn chọn Image File Cửa sổ tìm kiếm hiện ra và bạn chỉ việc chỉ dẫn đến địa chỉ file hình ảnh mà bạn muốn chèn vào, sau đó nhấn Open Hình ảnh vừa chèn sẽ xuất hiện ở cửa sổ làm việc của BĐTD và nó có thể

di chuyển đến bất kỳ vị trí nào mà không bị ràng buộc bởi các nhánh

Lưu ý: Nếu bạn muốn chèn công thức hoá học toán học, vật lý thì bạn có thể sử

dụng phần mềm ChemDrawUltra, MathType để đánh công thức rồi lưu lại dưới dạng

tập tin ảnh có đuôi “.gif” Sau đó chỉ việc chèn nó vào giống như chèn một hình ảnh

1.5.3.4 Tạo những nhánh con (những ý tưởng thứ 2, thứ 3,…)

Hiện tại những nhánh chính được tạo, các nhánh phụ có thể tạo ra dễ dàng và nhanh chóng để thuận tiện một cách hài hòa trong cấu trúc suy nghĩ

* Thêm những nhánh con

Bạn có thể tạo ra những nhánh con từ những nhánh chính đã có bằng cách click vào vòng tròn đỏ cuối nhánh và rê chuột đến vị trí thích hợp với độ dài nhánh hợp lý MM sẽ tự động tạo ra những nhánh mảng hơn để đặc trưng cho các bậc nhỏ hơn của ý tưởng; tức các nhánh càng về sau sẽ càng mảnh hơn Một số lời khuyên đối với bạn khi vẽ các nhánh:

Trang 36

1.5.3.5 Sự phối hợp màu nền

Thêm vào màu nền sẽ làm SĐTD của bạn trông có vẻ sinh động và thu hút hơn Nhớ là sử dụng màu sắc kích thích bạn ghi nhớ và sáng tạo Bạn có thể thêm màu nền như sau:

Chọn Design  Background colour, tại “Background Colour” chọn màu thích hợp và nhấn “Ok”

Bây giờ SĐTD của bạn sẽ có màu nền như đã chọn

1.5.3.6 Nhấn mạnh làm nổi bật những chủ đề

* Làm nổi bật những chủ đề (Thêm vào những đám mây)

Việc “highlight” dưới dạng đám mây hoặc những hình dạng khác có thể làm nổi bật những chủ đề đặc biệt, khiến chúng dễ nhớ và dễ kết nối hơn với các chủ đề còn

Trang 37

lại MM cho phép bạn có thể thêm vào một đám mây cho một chủ đề nhấn mạnh những yếu tố quan trọng trong BĐTD của bạn

Để thêm đám mây:

- Chắc chắn rằng đã chọn nhánh chủ đề mà bạn muốn thêm đám mây vào

- Chọn trình đơn Insert  Boundary (hoặc click phải chuột, chọn Insert  Boundary) Một đám mây sẽ xuất hiện bao quanh chủ đề được chọn, tức từ nhánh đã chọn đến hết các nhánh con của nó (nếu có)

1.5.3.7 Đính kèm thông tin

Để triển khai và mở rộng các chi tiết đặc biệt, bạn có thể muốn liên kết với tập tin, địa chỉ web, các nhánh với nhau,… hoặc ghi chú lên một số nhánh Điều này có thể được thực hiện nhằm mục đích tra cứu, tham khảo tại bất kỳ thời điểm nào

* Đính kém các tập tin hoặc liên kết

Bạn có thể sử dụng biểu tượng “Link to…” để thêm vào tập tin và siêu liên kết đến một nhánh Đơn giản chọn Insert  Link Cửa sổ link Editor hiện ra, chọn Add files rồi chọn địa chỉ file cần liên kết, sau đó nhấn OK Còn muốn liên kết đến địa chỉ web hoặc một tập tin MM khác thì tại cửa sổ Link Editor bạn chọn Add Link, sau

đó đánh địa chỉ web hoặc tên tập tin MM rồi nhấn OK Để xóa liên kết thì tại cửa sổ Link Editor chọn liên kết và nhấn “Remove”

Biểu tượng trên sẽ xuất hiện trên nhánh vừa đính kèm liên kết Bạn có thể xem nội dung liên kết bằng cách chọn thẻ “Presentation View” ở góc dưới bên trái màn hình hoặc click phải chuột trên nhánh và chọn Link  File, chọn file và nhấn “View”

Trang 38

* Thêm vào những dòng ghi chú

Bạn có thể muốn thêm một ghi chú hoặc chú thích cho một chủ đề để dễ nhớ sau này Hiển nhiên các ghi chú này sẽ không nhìn thấy trên SĐTD của bạn để tránh sự lộn xộn Để thêm ghi chú bạn chọn nhánh cần thềm vào và có thể thực hiện theo 2 cách: (1) Chọn Insert  Notes rồi điền vào thông tin cần ghi chú (2) Click phải chuột  Insert/Edit  Insert/Edit Notes rồi điền thông tin cần ghi chú

Sửa đổi các ghi chú - MM bao gồm một bộ xử lý sẽ cho phép bạn thêm vào những

ghi chú trên các nhánh Đơn giản chỉ việc chọn biểu tượng “Notes Editor” có thể thấy trên thanh công cụ bên phía trái màn hình Một hộp thoại sẽ mở ra để bạn điền vào các ghi chú Để mô tả tất cả các nút công cụ có thể trong “Notes Editor”, bạn chỉ việc mở “Notes Editor” và lướt qua mỗi nút để xem hiển thị chức năng công cụ

1.5.3.8 Xuất SĐTD

MM cung cấp một chuỗi các lựa chọn định dạng tập tin để xuất ra với các mục đích chia sẻ và sử dụng khác nhau Bao gồm: dạng tập tin hình ảnh, Word, Power Point, WebPage, PDF

* Xuất ra dưới dạng tập tin ảnh

Bạn có thể xuất một bản sao SĐTD dưới dạng tập tin ảnh bằng cách chọn Image Nhấn Browse chọn địa chỉ cần xuất ra để lưu hình ảnh lại trên máy và chọn kiểu định dạng file ảnh như Bitmap (*.bmp), Jpeg (*.jpg) và PNG (*.png)

Trang 39

* Xuất ra dưới dạng tập tin Word

Chọn File  Export  Text Document, sau đó lựa chọn Word hoặc OpenOffice, Word phiên bản 2003 hoặc 2007, kiểu trang ngang hoặc trang đứng và địa chỉ để lưu lại trên máy rồi nhấn OK Bản Word sẽ tự động mở ra Toàn bộ chữ trên nhánh và các ghi chú sẽ được chuyển hết sang Word

Chú ý: Chức năng này chỉ thực hiện trên máy cá nhân

* Xuất ra dưới dạng tập tin PowerPoint

Bạn có thể xuất file dưới dạng tập tin PowerPoint bằng cách chọn File  Export

 Presentation Chọn địa chỉ lưu lại và nhấn OK PowerPoint sẽ tự động trình bày SĐTD dưới dạng các slide Trong PowerPoint mọi hiệu ứng sẽ chạy một cách tự động Nếu bạn muốn SĐTD của bạn có đầy sức sống khi chuyển thành PowerPoint,

MM sẽ tự động thiết lập trình tự hiển thị các nhánh của SĐTD trong PowerPoint của bạn Tuy nhiên, bạn có thể sửa đổi trật tự này theo ý muốn bằng cách vào trình đơn View trong MM và lựa chọn công cụ Branch Odering

ImindMapsẽ tự động định rõ vị trí trật tự các nhánh phụ thuộc vào trật tự xuất hiện các nhánh khi chúng được tạo ra Bạn có thể sửa đổi trật tự, cách đánh số thứ tự các nhánh bằng cách click lên số thứ tự trên nhánh và thay đổi giá trị số thứ tự, sau đó nhấn OK Trật tự nhánh đó sẽ được hoán đổi với nhánh có số thứ tự trùng với số mà bạn thay đổi

Khi bạn hài lòng với trật tự các nhánh, xuất SĐTD của bạn ra dạng file theo các hướng dẫn ở trên Để xem các trình diễn hiệu ứng, mở file PowerPoint đó lên và nhấn F5 (hoặc chọn View Show) và click từng cái để xuất hiện từng nhánh Bạn có thể lựa chọn Slide Show  Slide Transition để tăng tốc chuyển tiếp giữa các nhánh

Trang 40

Nếu bạn muốn thay đổi qua lại giữa trình bày hiệu ứng động và tĩnh thì chỉ việc chọn biểu tượng nhỏ của SĐTD ở phía góc phải SĐTD

Chú ý: Nếu bạn đã thêm vào màu nền cho SĐTD thì nó sẽ không hiển thị khi chuyển sang PowerPoint Chức năng xuất sang PowerPoint chỉ áp dụng cho máy tính

cá nhân

* Xuất ra dưới dạng trang Web

Bạn chó thể xuất SĐTD ra dưới dạng Web Sự lựa chọn này có thể tìm thấy trong trình đơn File  Export  Webpage, chọn Browse và cung cấp địa chỉ để lưu lại, kích thước SĐTD rồi nhấn Export Mọi hiệu ứng vẽ được xuất ra dưới dạng hiệu ứng ảnh

* Xuất ra dưới dạng tập tin PDF

Chọn File  Export  PDF để xuất SĐTD ra tập tin dưới dạng PDF Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp địa chỉ để lưu tập tin lại

Ngày đăng: 16/06/2016, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w