1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu ở Thanh Hóa

11 965 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 73 KB
File đính kèm Mot so tin nguon dan gian tieu bieu o Thanh Hoa.rar (15 KB)

Nội dung

Về tín ngưỡng dân gian, có thể nói trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu tôn giáo tín ngưỡng thì ở xứ Thanh cũng có bằng ấy tôn giáo tín ngưỡng được người dân ở nơi đây ngưỡng vọng và chiêm bái. Tuy nhiên, mỗi một tôn giáo tín ngưỡng ở Thanh Hóa đều mang những nét riêng, đặc sắc không nhầm lẫn với vùng miền nào. Trên tổng thể, hoạt động tín ngưỡng Thanh Hóa cũng có nhiều đặc điểm độc đáo so với các vùng miền khác trong cả nước. Tín ngưỡng Thanh Hóa mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng cổ đại Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa rực rỡ mà nhiều thành tựu to lớn của nó đã được khẳng định. Là nơi phát tích của nền văn hóa đó, nhiều tín ngưỡng cổ đại Đông Sơn đã hình thành và in dấu đậm nét, đến ngày nay vẫn còn lưu lại vết tích trong các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Dấu ấn đậm nét nhất của tín ngưỡng cổ đại Đông Sơn còn lưu lại đến ngày nay trên đất Thanh Hóa chính là những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực sẽ được trình bày kỹ lưỡng hơn ở phần sau (những tín ngưỡng điển hình). Tín ngưỡng thờ thần là tín ngưỡng phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Thanh Hóa là mảnh đất vừa có nhiều yếu tố huyền thoại vừa mang đậm dấu ấn lịch sử qua từng triều đại phong kiến. Chính vì vậy số lượng thần được thờ ở Thanh Hóa so với cả nước không hề nhỏ. Nét độc đáo của tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam cũng như ở Thanh Hóa là ở một làng, một ngôi đền, ngôi chùa, một nơi thờ cúng không chỉ thờ độc tôn một thần mà có nhiều thần, có khi cả thiên thần, nhiên thần, nhân thần, lại có cả những yếu tố, nhân vật thờ cúng giao lưu, ảnh hưởng với các tín ngưỡng, tôn giáo khác của dân tộc như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Sự thờ cúng đa dạng đó không hề mâu thuẫn và pha tạp mà có sự thống nhất chung trong nguyên lý cao nhất là mục đích cầu mong sự bình yên, tốt lành, mong các thần đem lại cuộc sống hạnh phúc nhất cho con người. Đối với người Việt ở miền xuôi, hầu hết các nhiên thần đều đã bị phong kiến hóa, việc sùng bái, thờ cúng các thần tự nhiện chủ yếu còn bảo lưu được tính nguyên sơ, hồn nhiên ở các dân tộc thiểu số miền núi, biểu hiện qua việc thờ thần núi, thần đá, thần cây, thần sấm, thần sông nước… Đồng thời, là sự tiếp nối của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa còn đọng lại tín ngưỡng thờ người khổng lồ siêu việt: Độc Cước, ông Tu, ông Vồm, thánh Bưng, Cao Sơn, Cao Các, Sơn tiêu Độc Cước, Cao Sơn Lập Thạch, Sạ Sơn... Là mảnh đất nhiều chiến tranh loạn lạc, gắn bó với sự thịnh suy của nhiều triều đại phong kiến, thần ở Thanh Hóa phần lớn đều là những vị anh hùng dân tộc, những con người gắn với những bước phát triển của đất nước, quá trình dựng làng, giữ nước… mà võ tướng chiếm tỷ lệ lớn. Trước hết đó là các vua chúa: Bà Triệu, Lê Hoàn, Vua Đinh, Nhà Hồ, Nhà Lê, Nhà Nguyễn – chúa Nguyễn, chúa Trịnh... Tiếp đến là các anh hùng giết giặc: Trần Khát Chân, Lý Thường Kiệt, Dương Đình Nghệ, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, Nguyễn Phục, Lê Cốc, Lê Ngọc, Nguyễn Chích, Quận Mãn, Trịnh Khả... Có những trường hợp độc đáo, nhân vật lịch sử đã được đồng nhất với nhân vật huyền thoại để được nâng cao về tầm vóc trong tâm thức dân gian. Đó là trường hợp Lê Phụng Hiểu – một nhân vật lịch sử có thật đã được lồng ghép tài tình với ông Bưng – một nhân vật khổng lồ thần thoại để trở thành Thánh Tến – một vị thánh riêng của người dân Thanh Hóa. Điểm đặc biệt nhất là rất nhiều người có công với làng xã, đất nước đã được nâng lên thành Thánh. Thần là do triều đình phong tặng. Thánh mới thực sự là tín ngưỡng mà người dân xứ Thanh tôn thờ. Thanh Hoá là một trong những địa phương tôn thờ nhiều vị Thánh nhất trong nước (12 vị). Trong quan niệm của người dân Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, Thánh là bậc cao minh nhất, không bị lực lượng nào điều khiển, kiềm thúc, có nhiều quyền năng sẵn sáng diệt quỷ trừ tà, tạo được những cơn gió lành, mưa ngọt đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống yên vui cho dân làng”. Sách Địa chí Thanh Hóa liệt kê 11 (thực chất là 12) vị Thánh được thờ ở Thanh Hóa là: Thánh Độc, Thánh Bưng (Thánh Tến), Thánh Cưu, Thánh Lưỡng (hai vị khác nhau), Thánh Mẫu, Thánh Nương, Thánh Tản, Thánh Quản, Thánh Trần, Thánh Khổng, Thánh Hẹ. Mười hai vị Thánh được nhân dân Thanh Hóa tôn vinh và thờ phụng, có vị tầm cỡ quốc gia như Thánh Tản, Thánh Trần, Thánh Mẫu…, có vị là Thánh riêng của người dân Thanh Hóa làm cho bức tranh thờ cúng ở Thanh Hóa có mảng màu riêng. Nhân vật Thánh Lưỡng tồn tại rất phổ biến ở Thanh Hóa, được thờ phụng ở nhiều nơi. Tục thờ thánh Lưỡng liên quan đến tín ngưỡng thờ giọt máu rơi với lời kể : Thánh Lưỡng ôm đầu nhảy lên ngựa phi, đến bờ sông Cổ Định thì hóa, chỗ nào có giọt máu rơi thì chỗ ấy lập đền thờ. Sau này có Thánh Lưỡng Trần Khát Chân và Thánh Lưỡng Đoàn Thượng là các nhân vật lịch sử thời Trần bị nạn rơi đầu cũng tiềm nhập vào Thánh Lưỡng tham xung tá quốc. Vì vậy, hiện tượng Thánh Lưỡng là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Thanh Hóa trong tổng thề văn hóa Việt. Một nét đặc sắc khác của tín ngưỡng thờ thần ở Thanh Hóa là tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ Mẫu (cửu thiên huyền nữ (cô Chín), Tứ vị Thánh Nương, Bà Triệu, Lê Thị Ngọc Dao...). Theo sách Thanh Hóa chư thần lục thì ở Thanh Hóa, số nữ thần được thờ cúng ít hơn hẳn nam thần (173 nữ thần so với 770 nam thần) nhưng lại rất đáng chú ý. Tục thờ Nguyệt Nga công chúa tôn thần (67 làng thờ – tập trung ở hai huyện địa đầu Thanh Hóa là Hà Trung và Tĩnh Gia), cùng với việc thờ các công chúa các triều: Trần, Lê, Chiêm Thành… ở những nơi non xanh nước biếc, sơn kỳ thủy tú gắn với tín ngưỡng thờ nữ thần – mang ý nghĩa cội nguồn tự nhiên trong tâm thức dân gian. Do có bờ biển dài, nhiều cửa sông ở Thanh Hóa còn có tín ngưỡng thờ thần Biển và những vị thần gắn với nghề nghiệp biển khơi. ở Thanh Hóa có nhiều vị thần biển với tên gọi khác nhau : Đông Hải Đại Vương, Tứ Vị Thánh Nương, Tô Đại Liêu tôn thần, Độc cước tôn thần, Bà Triều... Nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ thần ở Thanh Hóa là hiện tượng thờ cúng thành tuyến dài. Hiện tượng này có quan hệ hữu cơ với đặc điểm địa lý, lịch sử và văn hóa của đất nước – con người Thanh Hóa. Có thể kể đến các tuyến thờ tiêu biểu: thờ thần Núi (414 làng thờ); tục thờ Tứ vị Thánh nương (94 làng thờ) và Đông Hải Đại vương (72 làng thờ), Tô Đại Liêu tôn thần (73 làng thờ), Đô Bác Trịnh phủ tướng quân tôn thần (71 làng thờ). Điều độc đáo là các tuyến thờ các thần rất riêng biệt, mỗi thần một tuyến không chồng chéo, tuyến nọ vắt lên tuyến kia hoặc lẫn lộn song hành. Không thể không kể đến một hiện tượng độc đáo của Thanh Hóa trong khuynh hướng tôn giáo đó là hiện tượng các “đạo nội”: Thanh Hóa được ghi nhận là quê hương thứ hai của đạo Mẫu sau Phủ Giày (Nam Định). Sách Thanh Hóa chư thần lục (năm 1903) cho biết ở Thanh Hóa có 48 làng thờ Liễu Hạnh công chúa ở 11 huyện. Nhưng sách Địa chí Thanh Hóa ghi nhận đến năm 1920, việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã phát triển mở ra nhiều phủ, đền khắp tỉnh Thanh Hóa”. Riêng ở Vĩnh Lộc, Yên Định, đến trước năm 1945, hầu như các làng có nghè thờ Quản gia Đô bác thì đồng thời cũng có phủ thờ Mẫu, và một số làng ở hai huyện này vì kiêng kỵ nên đã gọi mẹ là “mệ”. Sự phát triển của đạo Mẫu ở Thanh Hóa không chỉ phản ánh quy luật phát triển chung của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mà còn nói lên tính độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở Thanh Hóa. Về “Đạo Đông” hay “Nội đạo tràng”, “Nội đạo” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá không thống nhất nhưng có thể khẳng định nó là “đạo phù thủy, một môn phái thuộc đạo giáo nguyên thủy Trung Quốc” (Hoàng Tuấn Phổ). Pháp thuật là của đạo phù thủy, danh xưng là của đạo Phật. Tuy nó chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một “đạo nội” theo đúng nghĩa một tôn giáo, nhưng phải thấy vị trí quan trọng của nó trên con đường kết tập và phát triển lâu dài của phái “đạo Nội” Việt Nam; đúng như nhận định của Tạ Chí Đại Trường: “Dù sao thì nhìn vào tập họp đạo Nội ở Thanh Hóa cũng khiến ta nghĩ tới đạo Cao Đài sau này khi loại trừ những khác biệt do thời đại đưa đến ”. Cuộc Sùng Sơn đại chiến, theo Tạ Chí Đại Tường “một mặt là bởi bản chất ma thuật trấn áp của hệ thống thầy pháp, mặt khác biểu lộ sự đối kháng nội địa và biển khơi ”. Còn việc Liễu Hạnh công chúa bị thầy pháp đánh thua, nhưng lại không mất uy thế nhờ Phật cứu, nghiễm nhiên trở thành đệ tử nhà Phật phản ánh “sự hội nhập của các khuynh hướng phương sĩ phù thủy đồng cốt ở cuối thế kỷ XVIII có dáng kết thành vào đầu thế kỷ sau. Có thể thấy rằng, cuộc xung đột và giải pháp cho cuộc xung đột này là một bước ngoặt trong quá trình dung hợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian (đến lúc này đã dung hợp nhiều yếu tố Đạo giáo) với tín ngưỡng Phật giáo; hay cũng có thể nói là một bước ngoặt trên con đường dân gian hóa lâu dài hàng nghìn năm của Phật giáo; tạo nên sự hòa hợp tuyệt vời giữa những nhân tố nội sinh và ngoại lai (Nho, Phật, Đạo) nhằm đáp ứng nhu cầu mới của xã hội trong những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo này. Như vậy, bức tranh sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Thanh Hóa rất phong phú đa dạng, về mục đích không nằm ngoài quan hiệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhưng vượt lên trên hết, sâu sắc hơn, bản chất hơn chính là sự thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” vốn là một phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam.

Trang 1

MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TIÊU BIỂU Ở THANH HÓA

THANH HÓA, 2014

Trang 2

1 Tổng quan về tín ngưỡng dân gian ở Thanh Hóa

Về tín ngưỡng dân gian, có thể nói trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu tôn giáo tín ngưỡng thì ở xứ Thanh cũng có bằng ấy tôn giáo tín ngưỡng được người dân ở nơi đây ngưỡng vọng và chiêm bái Tuy nhiên, mỗi một tôn giáo tín ngưỡng ở Thanh Hóa đều mang những nét riêng, đặc sắc không nhầm lẫn với vùng miền nào Trên tổng thể, hoạt động tín ngưỡng Thanh Hóa cũng có nhiều đặc điểm độc đáo so với các vùng miền khác trong cả nước

Tín ngưỡng Thanh Hóa mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng cổ đại Đông Sơn Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa rực rỡ mà nhiều thành tựu to lớn

của nó đã được khẳng định Là nơi phát tích của nền văn hóa đó, nhiều tín ngưỡng cổ đại Đông Sơn đã hình thành và in dấu đậm nét, đến ngày nay vẫn còn lưu lại vết tích trong các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các dân tộc thiểu số Dấu

ấn đậm nét nhất của tín ngưỡng cổ đại Đông Sơn còn lưu lại đến ngày nay trên đất Thanh Hóa chính là những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực sẽ được trình bày kỹ lưỡng hơn ở phần sau (những tín ngưỡng điển hình)

Tín ngưỡng thờ thần là tín ngưỡng phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước Việt

Nam Thanh Hóa là mảnh đất vừa có nhiều yếu tố huyền thoại vừa mang đậm dấu ấn lịch sử qua từng triều đại phong kiến Chính vì vậy số lượng thần được thờ ở Thanh Hóa so với cả nước không hề nhỏ Nét độc đáo của tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam cũng như ở Thanh Hóa là ở một làng, một ngôi đền, ngôi chùa, một nơi thờ cúng không chỉ thờ độc tôn một thần mà có nhiều thần, có khi cả thiên thần, nhiên thần, nhân thần, lại có cả những yếu tố, nhân vật thờ cúng giao lưu, ảnh hưởng với các tín ngưỡng, tôn giáo khác của dân tộc như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo Sự thờ cúng đa dạng đó không hề mâu thuẫn và pha tạp mà

có sự thống nhất chung trong nguyên lý cao nhất là mục đích cầu mong sự bình yên, tốt lành, mong các thần đem lại cuộc sống hạnh phúc nhất cho con người Đối với người Việt ở miền xuôi, hầu hết các nhiên thần đều đã bị phong kiến hóa, việc sùng bái, thờ cúng các thần tự nhiện chủ yếu còn bảo lưu được tính nguyên sơ, hồn nhiên ở các dân tộc thiểu số miền núi, biểu hiện qua việc

Trang 3

thờ thần núi, thần đá, thần cây, thần sấm, thần sông nước… Đồng thời, là sự tiếp nối của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa còn đọng lại tín ngưỡng thờ người khổng lồ siêu việt: Độc Cước, ông Tu, ông Vồm, thánh Bưng, Cao Sơn, Cao Các, Sơn tiêu Độc Cước, Cao Sơn Lập Thạch, Sạ Sơn

Là mảnh đất nhiều chiến tranh loạn lạc, gắn bó với sự thịnh suy của nhiều triều đại phong kiến, thần ở Thanh Hóa phần lớn đều là những vị anh hùng dân tộc, những con người gắn với những bước phát triển của đất nước, quá trình dựng làng, giữ nước… mà võ tướng chiếm tỷ lệ lớn Trước hết đó là các vua chúa: Bà Triệu, Lê Hoàn, Vua Đinh, Nhà Hồ, Nhà Lê, Nhà Nguyễn – chúa Nguyễn, chúa Trịnh Tiếp đến là các anh hùng giết giặc: Trần Khát Chân, Lý Thường Kiệt, Dương Đình Nghệ, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, Nguyễn Phục, Lê Cốc, Lê Ngọc, Nguyễn Chích, Quận Mãn, Trịnh Khả Có những trường hợp độc đáo, nhân vật lịch sử đã được đồng nhất với nhân vật huyền thoại để được nâng cao về tầm vóc trong tâm thức dân gian Đó là trường hợp Lê Phụng Hiểu – một nhân vật lịch sử có thật đã được lồng ghép tài tình với ông Bưng – một nhân vật khổng lồ thần thoại để trở thành Thánh Tến – một vị thánh riêng của người dân Thanh Hóa

Điểm đặc biệt nhất là rất nhiều người có công với làng xã, đất nước đã được nâng lên thành Thánh Thần là do triều đình phong tặng Thánh mới thực

sự là tín ngưỡng mà người dân xứ Thanh tôn thờ Thanh Hoá là một trong

những địa phương tôn thờ nhiều vị Thánh nhất trong nước (12 vị) Trong quan

niệm của người dân Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, Thánh là bậc cao minh nhất, không bị lực lượng nào điều khiển, kiềm thúc, có nhiều quyền năng sẵn sáng diệt quỷ trừ tà, tạo được những cơn gió lành, mưa ngọt đem lại

mùa màng tươi tốt, cuộc sống yên vui cho dân làng” Sách Địa chí Thanh Hóa

liệt kê 11 (thực chất là 12) vị Thánh được thờ ở Thanh Hóa là: Thánh Độc, Thánh Bưng (Thánh Tến), Thánh Cưu, Thánh Lưỡng (hai vị khác nhau), Thánh Mẫu, Thánh Nương, Thánh Tản, Thánh Quản, Thánh Trần, Thánh Khổng, Thánh Hẹ Mười hai vị Thánh được nhân dân Thanh Hóa tôn vinh và thờ phụng,

có vị tầm cỡ quốc gia như Thánh Tản, Thánh Trần, Thánh Mẫu…, có vị là

Trang 4

Thánh riêng của người dân Thanh Hóa làm cho bức tranh thờ cúng ở Thanh Hóa

có mảng màu riêng Nhân vật Thánh Lưỡng tồn tại rất phổ biến ở Thanh Hóa,

được thờ phụng ở nhiều nơi Tục thờ thánh Lưỡng liên quan đến tín ngưỡng thờ

giọt máu rơi với lời kể : Thánh Lưỡng ôm đầu nhảy lên ngựa phi, đến bờ sông

Cổ Định thì hóa, chỗ nào có giọt máu rơi thì chỗ ấy lập đền thờ Sau này có Thánh Lưỡng Trần Khát Chân và Thánh Lưỡng Đoàn Thượng là các nhân vật lịch sử thời Trần bị nạn rơi đầu cũng tiềm nhập vào Thánh Lưỡng tham xung tá quốc Vì vậy, hiện tượng Thánh Lưỡng là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Thanh Hóa trong tổng thề văn hóa Việt

Một nét đặc sắc khác của tín ngưỡng thờ thần ở Thanh Hóa là tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ Mẫu (cửu thiên huyền nữ (cô Chín), Tứ vị Thánh Nương, Bà

Triệu, Lê Thị Ngọc Dao ) Theo sách Thanh Hóa chư thần lục thì ở Thanh

Hóa, số nữ thần được thờ cúng ít hơn hẳn nam thần (173 nữ thần so với 770 nam thần) nhưng lại rất đáng chú ý Tục thờ Nguyệt Nga công chúa tôn thần (67 làng thờ – tập trung ở hai huyện địa đầu Thanh Hóa là Hà Trung và Tĩnh Gia), cùng với việc thờ các công chúa các triều: Trần, Lê, Chiêm Thành… ở những nơi non xanh nước biếc, sơn kỳ thủy tú gắn với tín ngưỡng thờ nữ thần – mang ý nghĩa cội nguồn tự nhiên trong tâm thức dân gian

Do có bờ biển dài, nhiều cửa sông ở Thanh Hóa còn có tín ngưỡng thờ thần Biển và những vị thần gắn với nghề nghiệp biển khơi ở Thanh Hóa có nhiều vị thần biển với tên gọi khác nhau : Đông Hải Đại Vương, Tứ Vị Thánh Nương, Tô Đại Liêu tôn thần, Độc cước tôn thần, Bà Triều

Nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ thần ở Thanh Hóa là hiện tượng thờ cúng

thành tuyến dài Hiện tượng này có quan hệ hữu cơ với đặc điểm địa lý, lịch sử

và văn hóa của đất nước – con người Thanh Hóa Có thể kể đến các tuyến thờ tiêu biểu: thờ thần Núi (414 làng thờ); tục thờ Tứ vị Thánh nương (94 làng thờ)

và Đông Hải Đại vương (72 làng thờ), Tô Đại Liêu tôn thần (73 làng thờ), Đô Bác Trịnh phủ tướng quân tôn thần (71 làng thờ) Điều độc đáo là các tuyến thờ

Trang 5

các thần rất riêng biệt, mỗi thần một tuyến không chồng chéo, tuyến nọ vắt lên tuyến kia hoặc lẫn lộn song hành

Không thể không kể đến một hiện tượng độc đáo của Thanh Hóa trong

khuynh hướng tôn giáo đó là hiện tượng các “đạo nội”:

Thanh Hóa được ghi nhận là quê hương thứ hai của đạo Mẫu sau Phủ Giày

(Nam Định) Sách Thanh Hóa chư thần lục (năm 1903) cho biết ở Thanh Hóa có

48 làng thờ Liễu Hạnh công chúa ở 11 huyện Nhưng sách Địa chí Thanh Hóa

ghi nhận đến năm 1920, việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã phát triển mở ra nhiều phủ, đền khắp tỉnh Thanh Hóa” Riêng ở Vĩnh Lộc, Yên Định, đến trước năm 1945, hầu như các làng có nghè thờ Quản gia Đô bác thì đồng thời cũng có phủ thờ Mẫu, và một số làng ở hai huyện này vì kiêng kỵ nên đã gọi mẹ là “mệ”

Sự phát triển của đạo Mẫu ở Thanh Hóa không chỉ phản ánh quy luật phát triển chung của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mà còn nói lên tính độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở Thanh Hóa

Về “Đạo Đông” hay “Nội đạo tràng”, “Nội đạo” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá không thống nhất nhưng có thể khẳng định nó là “đạo phù thủy, một môn phái thuộc đạo giáo nguyên thủy Trung Quốc” (Hoàng Tuấn Phổ) Pháp thuật là của đạo phù thủy, danh xưng là của đạo Phật Tuy nó chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một “đạo nội” theo đúng nghĩa một tôn giáo, nhưng phải thấy vị trí quan trọng của nó trên con đường kết tập và phát triển lâu dài của phái “đạo Nội” Việt Nam; đúng như nhận định của Tạ Chí Đại Trường: “Dù sao thì nhìn vào tập họp đạo Nội ở Thanh Hóa cũng khiến ta nghĩ tới đạo Cao Đài sau này khi loại trừ những khác biệt do thời đại đưa đến1”

Cuộc Sùng Sơn đại chiến, theo Tạ Chí Đại Tường “một mặt là bởi bản chất

ma thuật trấn áp của hệ thống thầy pháp, mặt khác biểu lộ sự đối kháng nội địa

và biển khơi2” Còn việc Liễu Hạnh công chúa bị thầy pháp đánh thua, nhưng lại không mất uy thế nhờ Phật cứu, nghiễm nhiên trở thành đệ tử nhà Phật phản ánh

1 T Chí ạ Chí Đại Trường, Đạ Chí Đại Trường, i Tr ường, ng, Th n Ng ần Người và Đất Việt ười và Đất Việt à Đất Việt Đất Việt i v t Vi t ệt , Nxb V n hóa – Thông tin, H N i, 2006, tr.191.ăn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.191 à Nội, 2006, tr.191 ội, 2006, tr.191.

2 T Chí ạ Chí Đại Trường, Đạ Chí Đại Trường, i Tr ường, ng, Th n Ng ần Người và Đất Việt ười và Đất Việt à Đất Việt Đất Việt i v t Vi t ệt , Nxb V n hóa – Thông tin, H N i, 2006, tr.194ăn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.191 à Nội, 2006, tr.191 ội, 2006, tr.191.

Trang 6

“sự hội nhập của các khuynh hướng phương sĩ / phù thủy / đồng cốt ở cuối thế

kỷ XVIII có dáng kết thành vào đầu thế kỷ sau

Có thể thấy rằng, cuộc xung đột và giải pháp cho cuộc xung đột này là một bước ngoặt trong quá trình dung hợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian (đến lúc này đã dung hợp nhiều yếu tố Đạo giáo) với tín ngưỡng Phật giáo; hay cũng có thể nói là một bước ngoặt trên con đường dân gian hóa lâu dài hàng nghìn năm của Phật giáo; tạo nên sự hòa hợp tuyệt vời giữa những nhân tố nội sinh và ngoại lai (Nho, Phật, Đạo) nhằm đáp ứng nhu cầu mới của xã hội trong những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo này

Như vậy, bức tranh sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Thanh Hóa rất phong phú đa dạng, về mục đích không nằm ngoài quan hiệm “có thờ có thiêng,

có kiêng có lành”, nhưng vượt lên trên hết, sâu sắc hơn, bản chất hơn chính là sự thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” vốn là một phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam

2 Một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu ở Thanh Hóa

* Tín ngưỡng thờ Mẫu:

Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện khá sớm ở nước ta, ở Thanh Hóa cũng rất phổ biến và đa dạng: thờ mẹ Âu Cơ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thiên, Mẫu Thoải… Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng điển hình ở Thanh Hóa trước

hết biểu hiện ở số lượng địa điểm thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Theo Thanh Hóa

chư thần lục soạn năm Thành Thái thứ 15 (190) thì ở Thanh Hóa có 48 địa điểm

có đền miếu thờ Liễu Hạnh, với vị trí là một Thượng đẳng Thần Nhưng điều

khẳng định tính tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thanh Hóa chính là vị trí

của Thanh Hóa trong việc hình thành và định hình tín ngưỡng dân gian độc đáo này Nếu như Phủ Giày là nơi giáng trần lần đầu của công chúa Liễu Hạnh, nơi

bà sống cuộc sống trần gian với cha mẹ, chồng con, tức cuộc sống trần tục, chưa

có chút gì là linh thiêng, siêu thực thì đền Sòng là nơi giáng trần lần cuối với đầy đủ tính chất của một thần linh với cuộc đối đầu với dòng phù thủy nội đạo trong trận Sòng Sơn đại chiến Đặc biệt, nơi đây Liễu Hạnh được Phật Bà Quan

Trang 7

Âm cứu và cảm ác từ một ác thần tác oai tác quái, trừng phạt hết người này đến người khác, khiến kinh động cả triều đình, trở thành một phúc thần ban may mắn, sức khỏe đến chúng sinh Ngoài ra cũng phải kể đến vùng thờ Mẫu khá đậm đặc này nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, nơi diễn ra các quan hệ giao lưu buôn bán tấp nập, môi trường thuận lợi cho việc hình thành một hình thức tín ngưỡng liên quan chặt chẽ với nghề buôn Do vậy có thể nói rằng, chính trên mảnh đất Thanh Hóa tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam

đã hình thành và định hình

* Nội đạo tràng An Đông

Thuở ban đầu cũng như hiện nay dưới dạng tàn dư, dòng Nội đạo có diện phân bố khá rộng, phía bắc tới các địa phương khác nhau ở đồng bằng Bắc Bộ, còn phía nam thì ít nhất cũng vươn tới vùng Nghệ Tĩnh Tuy nhiên xét về gốc tích cũng như nơi còn lại khá đậm nét của dòng Nội Đạo này thì phải kể tới vùng An Đông, một xã thuộc huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) Do vậy, xưa nay ngươi ta vẫn gọi đạo phù thủy này là Đạo An Đông, Đạo Đông, được Vua

Lê, Chúa Trịnh phong là Nội Đạo chính tông Còn Trần Lộc người khởi đạo này thì quê ở An Đông được cả dân gian lẫn triều đình coi là ông tổ của dòng nội đạo này

Về bản chất, Nội đạo An Đông là đạo phù thủy sử dụng các phép thuật điều khiển các âm binh để trừ tà chữa bệnh Ông tổ dòng đạo này là Trần Lộc, tương truyền đã từng chữa khỏi bệnh cho vua Lê Thần Tông, đã đánh yêu tinh ở núi

Mỏ Diều, đã trừ được 9 con yêu quái khác ở cửa bể Tây Nam (Phạm Đình

Hổ, 1970) Điện thần của Nội Đạo gồm Thượng Phật ở vị trí cao nhất, thứ hai là Phật tổ Như Lai Trần Ngọc Lành (Trần Lộc), hàng thứ ba là các thánh, tương truyền là con trai của Phật tổ Như Lai Trần Ngọc Lành, đó là : Tả quan thánh Nhật Quang, Hữu quan thánh Nguyệt Quang, Tiền quan Thánh Ngọc Quang, Hậu quan Thánh, con trai của Tiền quan thánh Hàng thứ tư là các thần tướng, như Bát bộ kim cương, Thập nhị nguyên soái, Bạch xà thần tướng, Ngũ hổ thần tướng, Bạch tượng cửu nha Đó đều là các vị thần của Đạo giáo

Trang 8

Hệ thống kinh đã được biên soạn, gồm 3 tập trong Nội đạo Tam thánh linh ứng chân kinh, nội dung chính là ca ngợi công đức của các thánh, cầu phong đăng hòa cốc, các bài khấn, ấn quyết giải ách trừ tà Các pháp sử dụng các bí thuật như việc "triệu âm binh", các "bí ngôn" là các lời khấn, lời phán truyền để giao tiếp với thần linh, các động tác "bắt quyết", "yểm bùa" để giải ách, trừ tà Như vậy, Nội đạo là một sự hỗn hợp, pha tạp giữa các hình thức tín ngưỡng dân gian với Phật giáo, Đạo giáo Đạo tổ của Nội đạo khoác tấm áo của Phật Tổ Như Lai cũng như việc thực hành tín ngưỡng này trong phạm vi ngôi chùa thờ Phật, việc dùng các bộ kinh trong đó chứa đựng nội dung Phật giáo và đạo giáo cho thấy sự hỗn hợp tôn giáo tín ngưỡng ở đây là khá sâu sắc, tạo nên một hình thức tín ngưỡng rất đặc thù ở Thanh Hóa trước kia cũng như hiện nay

* Tín ngưỡng thờ thần Độc Cước

ở nước ta, không có nơi nào thần Độc Cước lại được thờ phụng nhiều như ở Thanh Hóa Sầm Sơn là nơi hình thành huyền thoại vị thần này và có đền thờ thần Độc Cước (còn gọi là Thánh Độc, Độc Cước chân nhân) Tương truyền, để giúp dân chài lưới đánh cá trên biển, vị thần này đã tự phân thân, một nửa trên

bờ, một nửa ở dưới biển Đông để đánh đuổi bọn Quỷ Đỏ (quỷ Đông) Vị thần này đã để lại dấu chân khổng lồ trên mõm núi đá Cố Giải thuộc dãy núi Trường

Lệ (Sầm Sơn) nhô ra biển Nhân dân lập đền thờ và đặt tên là thần Độc Cước (thần Một Chân) Ngoài Sầm Sơn, ở Thanh Hóa còn 11 huyện, trong đó có 53 làng thờ thần Độc Cước như: Ngọc Sơn (14 làng), Mỹ Hóa (8 làng), Hoằng Hóa (9 làng), Hởu Lộc (6 làng), Yên Định (4 làng), Quảng Xương (3 làng), Cẩm Thủy (3 làng), Lôi Dương (2 làng), Nga Sơn (1 làng), Thụy Nguyên (1 làng), Đông Sơn (1 làng) (Địa chí Thanh Hóa, tập 2)

Thần Độc Cước được đưa vào thần điện Phật giáo với tư cách như là đệ tử của Quan Thế Âm Bồ Tát Đồng thời, thần điện Đạo giáo Việt Nam cũng coi Độc Cước như là một vị thần của mình Do vậy, có thẻ coi đây như là một hình thức tôn giáo tín ngưỡng pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian với Phật giáo và Đạo giáo

Trang 9

Ngoài những tín ngưỡng kể độc đáo kể trên, tín ngưỡng Thanh Hóa còn nhiều nét độc đáo khác Có thể kể đến những tín ngưỡng sau:

* Dấu ấn tín ngưỡng cổ đại Đông Sơn – tín ngưỡng phồn thực

Thanh Hóa là nơi phát tích nền văn hóa Đông Sơn đồng thời cũng là nơi nền văn hóa này để lại nhiều thành tựu khó phai mờ Nhiều nét tín ngưỡng xa xưa hiện nay vẫn còn lưu giữ, nhất là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Biểu hiện rõ nhất trước hết là ở tín ngưỡng phồn thực – một tín ngưỡng hồn nhiên nhất, nguyên sơ nhất của cư dân thời cổ đại

Trong sản xuất, tín ngưỡng phồn thực thể hiện ở việc chọc lỗ tra hạt của đồng bào các dân tộc cư trú trên những đồi đất thấp hay rẻo cao ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân, Ngọc Lặc…

Trong thờ cúng, tín ngưỡng phồn thực thể hiện trực tiếp bằng việc thờ sinh thực khí: Nhũ đá trong các hang động: Từ Thức (Nga Sơn), Kim Sơn (Vĩnh Lộc), Trường Lâm (Tĩnh Gia)… được quan niệm là các đầu cô, đầu cậu mà khi xoa tay vào đó có thể sinh nở theo ý muốn ở đền Đồng Cổ (làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định) trong hậu cung có một nhũ đá hình trụ, cạnh đó là vũng nhỏ có nước trong xanh Đền thờ Đức Thánh Cả làng Cổ Bôn thờ một bức tượng là một khúc gỗ thiêng

Trong lễ tục và trò diễn trong các lễ hội, ở miền núi có: tục thờ Bò Nan (làng Trường Lệ, Quảng Xương) với động tác “hèm” trong tục thờ mô tả sự giao phối giữa bò đực và bò cái ; tục cướp Hệch ở đền ối (Nông Cống) ; điệu Hát Rí Ren trong lễ hội Lam Kinh, tục thờ Bà Banh ở làng Sòng (Quảng Xương) ; tục chơi chợ tình duyên (làng Quan Hoàng, Quan Phác (Cẩm Thủy); tục khảo rể (làng Giáp Mai, xã Tế Thắng, Nông Cống); tục kéo Chòa rào (làng Duyên Thượng, xã Định Liên, huyện Yên Định); trò vật cầu trong lễ hội làng Vạc Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng sơ khai, mang đậm tính bản địa của cư dân nông nghiệp Thanh Hóa, có nội dung phong phú, hình thức độc đáo, sinh động, thể hiện qua hệ thống lễ tục, lễ hội, trò chơi, trò diễn… hàm chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước về cuộc sống vật chất no đủ và thăng

Trang 10

hoa trong tinh thần, giúp giải tỏa những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống hàng ngày

* Tục thờ Tổ Nước

ở Thanh Hóa, tục thờ Tổ Nước tuy không sâu rộng như ở vùng đất Tổ Phong Châu (Phú Thọ) nhưng cũng có nhiều biểu hiện khá phong phú, đa dạng Nhiều địa phương ở Thanh Hóa thờ Hùng Vương, An Dương Vương và các nhân vạt truyền thuyết liên quan khác Đó là việc thờ vua Hùng Trinh Vương ở Yên Định, Nga Sơn; thờ Thánh Gióng ở Yên Định, Vĩnh Lộc; thờ Tam Thánh (Viết Tuấn, Viết Hương, Viết Long - bộ tướng của thánh Tản Viên) ở Thạch Thành; thờ An Dương Vương và Mỵ Châu ở Quảng Xương, Tĩnh Gia; thờ tướng quân Cao Lỗ ở Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa…

* Tín ngưỡng thờ Sơn thần

Trong số các thần được thờ ở Thanh Hóa thì Sơn thần được thờ cúng phổ biến hơn cả Trong Thanh Hóa chư thần lục đã thống kê 414 làng thờ Sơn thần Sơn thần là thần núi hoặc biểu tượng của thần Đá Nhân dân các địa phương thờ phụng gọi thần bằng nhiều tên khác nhau, thần tích cũng khác nhau: Cao Sơn tôn thần, Cao Sơn lập thạch, Cao Sơn hiệp tôn linh thần, Miêu Sơn tôn thần, Kiều Lộ tôn thần… Hầu như các làng xã ở vùng đồng bằng Thanh Hóa đều

có thờ phụng thần núi thần đá Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng này nhưng một đặc điểm của vùng đồng bằng Thanh Hóa là: dù đồng bằng, song không có huyện nào ở Thanh Hóa lại không có núi đồi Núi đồi, sông suối, ruộng đồng hòa quện với nhau trong một thể thống nhất trên các vùng miền xứ

Thanh Chính đặc điểm này cùng với tín ngưỡng Vạn vật hữu linh có sẵn trong

tiềm thức mà các cư dân đã thờ phụng thần núi, thần đá Tục thờ thần núi, thần

đá trở thành phổ biến nhất ở Thanh Hóa, chi phối tâm linh của người xưa Đó là tâm thức gắn với cội nguồn, gắn bới với nơi phát sinh và phát triển tỏa rộng của người Việt xứ Thanh Khi họ mở mang ra biển, vừa gắn với ruộng đồng, vừa gắn với biển cả, họ vẫn mang tâm thức này thờ phụng Vì vậy, khắp các làng quê duyên hải Thanh Hóa cũng thờ phụng thần núi, thần đá Tuy nhiên, thờ thần

Ngày đăng: 16/06/2016, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w