Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của khách sạn

Một phần của tài liệu Giải quyết bài toán về quản trị và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả tại khách sạn Á Châu (Trang 64 - 68)

● Điểm mạnh (strength)

- Về quá trình hình thành và phát triển:

Được thành lập năm 1994 như vậy khách sạn đã có lịch sử hình thành và phát triển tính đến nay đã gần 14 tuổi. Đây có lẽ là con số không nhỏ so với các khách sạn tư nhân khacstrong thành phố. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền tự hào, niềm tin cho mỗi nhân viên giúp cho khách sạn có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, gắn bó lâu dài hơn với khách sạn.

Điều quan trọng đối với một doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược kinh doanh là đưa ra được những con số dự báo chính xác cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho một giai đoạn nhất định nào đó. Việc đưa ra những con số này phụ thuộc rất nhiều vào những con số thống kê trước đó cũng như tính hết được những trường hợp bất thường có thể xảy ra. Chính vì thế khách sạn Á Châu có được bề dày phát triển tương đối mà công tác dự báo sẽ được xây dựng chính xác hơn nhiều.

- Về vị trí địa lí

Khách sạn Á Châu được xây dựng gần trung tâm thành phố Hà Nội. Nơi đây tập trung nhiều dân cư,các khu vực vui chơi giải trí,các khu di tích lịch sử…tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn thu hút khách du lịch từ nhiều nơi đến Hà Nội.

Khách sạn Á Châu bao gồm 60 phòng với những trang thiết bị hiện đại đã đáp ứng được tiêu chuẩn của một khách sạn 3 sao. Bên cạnh đó còn có những trang thiết bị trước vẫn còn dùng được như đồ gỗ với kiểu dáng cổ. Đây cũng là điểm hấp dẫn thu hút thị trường khách truyền thống thích hợp vẻ đẹp cổ kính của khách sạn.

- Đội ngũ lao động

Qua từng giai đoạn phát triển khách sạn đã thu hút được một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và có tâm huyết với khách sạn. Đây cũng là một thế mạnh có lẽ ít có khách sạn tư nhân nào có thể có được.

- Thị trường khách

Khách sạn Á Châu là một trong những khách sạn có được công suất sử dụng buồng khá cao. Điều này chứng tỏ khách sạn có được một nguồn khách lớn và tương đối ổn định so với các khách sạn khác. Đặc biệt khách của khách sạn chủ yếu là khách Pháp và khách Nhật. Đây là một thị trường khách có khả năng chi trả cao.

● Điểm yếu (weakness) - Thị trường khách

Thị trường khách chủ yếu là khách Pháp và khách Nhật. Tuy nhiên lao động trong khách sạn chủ yếu lại nói tiếng Anh. Đây cũng là một đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam khi mà đối tượng nói được hai thứ tiếng trên ít hơn nhiều so với người nói được tiếng Anh. Đây là một bất lợi cho khách sạn trong quá trình phục vụ khách.

- Về độ tuổi của nhân viên trong khách sạn

Với độ tuổi trung bình là 39 là cao so với độ tuổi trung bình của lao động trong khách sạn. Đây là một bất lợi trong công tác đào tạo lại cho nhân viên trong quá trình phục vụ khách đối với những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách.

-Trang thiết bị trong khách sạn

Tuy đây là một phần hấp dẫn khách du lịch nhưng nhiều khách sạn khác đã có những trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của thị trường khách có khả năng chi trả cao. Đây là một bất lợi cho khách sạn khi mà những chi phí cho trang thiết bị này khá cao.

● Cơ hội (opportunities) - Kinh tế

Với sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành trong đó có du lịch và khách sạn thì khách sạn Á

Châu cũng không nằm ngoài quy luất phát triển trên. Năm 2007 tỉ lệ GDP của Việt Nam là 8.4%. Đây là con số khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. GDP tăng điều đó có nghiã là việc thu nhập của người dân tăng. Khi thu nhập tăng thì người dân có xu hướng tiêu dùng tăng đặc biệt là trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn. Đây là cơ hội cho ngành khách sạn nói chung và khách sạn Á Châu nói riêng.

- Chính trị

Năm 2006 quả thực là một năm mà Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường đầu tư và hợp tác quốc tế. Với sự thành công của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam đã được khẳng định là điểm đến an toàn và thân thiện. Đặc biệt năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây được coi là môt cơ hội lớn cho ngành kinh doanh khách sạn phát triển. Và khách sạnh Á Châu cũng được hưởng nhiều lợi ích từ sự kiện này.

- Khoa học công nghệ

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tác động lên tất cả các ngành và lĩnh vực trong đó có du lịch và khách sạn. Nó

làm thay đổi cả hình thức kinh doanh cũng như làm cho quá trình này dễ dàng và thuận lợi hơn. Điển hình cho sự phát triển này là sự ra đời của thương mại điện tử và kinh doanh qua mạng. Ngành khách sạn cũng không nằm ngoài sự tác động của công nghệ thông tin. Biểu hiện đặc trưng nhất là hình thức quảng cáo và đặt phòng trực tuyến qua mạng. Đây là cơ hội rất lớn cho tất cả các khách sạn nói chung và cho khách sạn Á Châu nói riêng khi muốn nâng cao và mở rộng thị phần của mình.

- Tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam được thế giới bình chọn là điểm đến của thiên niên kỉ mới, với rất nhiều khu du lịch nổi tiếng được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Phong Nha Kẻ Bàng. Bên cạnh nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đã được thế giới biết đến, Việt Nam còn nổi tiếng với nhiều nguồn văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây chính là cơ hội rất lớn thu hút được khách du lịch quốc tế tới Việt Nam và thúc đảy ngành kinh doanh khách sạn phát triển hơn nữa.

● Thách thức (threats) - Kinh tế

Đi đôi với sự phát triển của kinh tế cao là lạm phát tăng. Đó là tất yếu khách quan của quy luật kinh tế. Tuy nhiên với tỉ lệ lạm phát năm 2004 là 9.5 % quả là một con số không nhỏ. Tỉ lệ lạm phát này còn cao hơn nữa trong năm 2007. Giá cả tăng làm cho chi phí đầu vào của tất cả các khách sạn tăng. Điều đó đã xảy ra gây khó khăn cho kế hoạch định giá của khách sạn trong đó có khách sạn Á Châu.

- Đối thủ cạnh tranh

Các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng số khách sạn của Hà Nội . Trong đó có những khách sạn ra đời và phát triển cùng thời kì với khách sạn Á Châu cũng có những khách sạn mới ra đời.

Điều này gây bất lợi rất lớn cho khách sạn Á Châu khi cạnh tranh với những khách sạn này.

- Những sự kiện bất thường khác

Trong mấy năm gần đây thế giới phải đối mặt với những diễn biến thất thường của khí hậu trái đất như thiên tai, động đất, song thần … đã cướp đi hàng trăm ngàn sinh linh trong đó có cả khách du lịch. Đặc biệt là song thần xảy ra năm 2004 ở các nước Đông Nam Á, điều này đã làm cho làn song du lịch tại các nước Đông Nam Á ít nhiều giảm xuống. Trong đó có Việt Nam mặc dù Việt Nam là nước không chịu ảnh hưởng của động đất và song thần trong thời gian đó.

Một phần của tài liệu Giải quyết bài toán về quản trị và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả tại khách sạn Á Châu (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w