1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa

50 944 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 240,5 KB
File đính kèm Mot so le hoi tieu bieu o Thanh Hoa.rar (46 KB)

Nội dung

Nội dung chính của báo cáo: 1. Tổng quan về lễ hội ở Thanh Hóa 2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa 3. Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội ở Thanh Hóa Lễ hội đối với người dân Việt Nam xưa gần như là một sinh hoạt cộng đồng rộng lớn nhất và duy nhất. Khi chưa có những hình thức sinh hoạt tinh thần như chèo, tuồng tổ chức diễn ở sân đình lôi cuốn đông đảo dân làng đi xem, mà các hình thức sân khấu này mới chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII, thì lễ hội tổ chức hàng năm là dịp dân làng được hòa mình vào với cộng đồng. Theo GS. Trần Lâm Biền “lễ hội, nếu như không còn thì khó mà tưởng tượng nổi, xã thôn như trở về miền hoang dã, lấy gì để cân bằng cho một năm đầy vất vả, cho hoà hợp yêu thương và phần nào bản sắc sẽ dễ tàn phai, làm cạn mòn lòng yêu quê hương nguồn cội…” Lễ tục, lễ hội xứ Thanh có từ thời xa xưa gắn liền với việc tập hợp và tổ chức các lực lượng để chiến đấu và sản xuất, thể hiện nhu cầu cân bằng đời sống tâm linh, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa của cộng đồng dân làng. Lễ hội xứ Thanh mang sắc thái của nền văn minh nông nghiệp, gắn với tín ngưỡng dân gian thờ thần thánh và những người có công với dân làng, đất nước. Lễ hội truyền thống xứ Thanh rất đa dạng và là nơi lưu giữ lâu dài các tục lệ, dân ca, diễn xướng, trò diễn dân gian phong phú và độc đáo.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA,

THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở THANH HÓA

THANH HÓA, 2014

Trang 2

1 Tổng quan về lễ hội ở Thanh Hóa

Lễ hội đối với người dân Việt Nam xưa gần như là một sinh hoạt cộngđồng rộng lớn nhất và duy nhất Khi chưa có những hình thức sinh hoạt tinhthần như chèo, tuồng tổ chức diễn ở sân đình lôi cuốn đông đảo dân làng đi xem,

mà các hình thức sân khấu này mới chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII, thì

lễ hội tổ chức hàng năm là dịp dân làng được hòa mình vào với cộng đồng Theo

GS Trần Lâm Biền “lễ hội, nếu như không còn thì khó mà tưởng tượng nổi, xãthôn như trở về miền hoang dã, lấy gì để cân bằng cho một năm đầy vất vả, chohoà hợp yêu thương và phần nào bản sắc sẽ dễ tàn phai, làm cạn mòn lòng yêuquê hương nguồn cội…”1

Lễ tục, lễ hội xứ Thanh có từ thời xa xưa gắn liền với việc tập hợp và tổchức các lực lượng để chiến đấu và sản xuất, thể hiện nhu cầu cân bằng đời sốngtâm linh, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa của cộng đồng dân làng Lễhội xứ Thanh mang sắc thái của nền văn minh nông nghiệp, gắn với tín ngưỡngdân gian thờ thần thánh và những người có công với dân làng, đất nước Lễ hộitruyền thống xứ Thanh rất đa dạng và là nơi lưu giữ lâu dài các tục lệ, dân ca,diễn xướng, trò diễn dân gian phong phú và độc đáo

Về số lượng, Theo Lê Huy Trâm – Hoàng Anh Nhân, số điểm có lễ hội trên

tỉnh Thanh Hóa được tính như là đơn vị lễ hội với tiêu chí của mỗi đơn vị là có

thần tích, có lệ tục, có thời gian hội và lễ, có trò diễn riêng, mang màu sắc địa phương văn hóa làng (có thể phân biệt với làng khác) con số lên đến trên 50 đơn

vị2 Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa, toàn tỉnhThanh Hóa hiện nay có 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử,danh thắng được nhà nước công nhận, 50 lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tôngiáo Trên tổng số 5757 làng, bản, khu phố có 1/3 làng, bản, khu phố tổ chức lễhội hàng năm So với các địa phương khác đó là con số quả là không nhỏ, đã thuhút hàng triệu du khách đến tham dự Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử,văn hóa, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi

1 Trần Lâm Biền, Hội xuân vài dòng suy ngẫm, Tập san TTKH trường CĐ VHNT Thanh Hóa, tr 13

2 Lê Huy Trâm – Hoàng Anh Nhân (2001), Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh, Nxb Văn hóa dân tộc, tr.10

Trang 3

phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền Hàng năm, ởkhắp các địa phương trên toàn tỉnh đều tổ chức long trọng và trang nghiêm các

lễ hội đặc trưng của từng địa phương để đáp ứng một phần đời sống tinh thần,tâm linh của người dân, đồng thời còn để phục vụ mục đích phát triển du lịch

Lễ hội ở Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng, mang nhiều màu sắc đặc trưngcủa từng tập tục, lề thói riêng biệt

Về thời gian, cũng như những vùng miền khác trên cả nước, do đặc trưng

của nền kinh tế nông nghiệp, lễ hội Thanh Hóa diễn ra nhiều nhất vào nhữngkhoảng thời gian nông nhàn như sau tết vào tháng giêng mùa xuân hoặc vàotháng 7, tháng 8 mùa thu (xuân thu nhị kỳ)

Về không gian, cũng như các địa phương khác trong nước, lễ hội Thanh

Hóa chủ yếu diễn ra trong không gian làng Lễ hội là biểu hiện sinh động nhất,

là tổng hợp lịch sử văn hóa làng Tất cả từ tín ngưỡng, phong tục tập quán… củalàng đều được thể hiện trong lễ hội ở Thanh Hóa có những lễ hội được mở rộngphạm vi như nhiều làng giao chạ trong lễ hội song việc mời chạ cũng khép kíntrong phạm vi làng, do làng tự lo liệu Cũng có Đền thờ được “quốc tế” (tức làđược triều đình ban chỉ dụ, cử quan về chủ trì cuộc tế) song lễ hội vẫn chỉ diễn

ra trong không gian làng Có một số lễ hội mở ra trong không gian lớn hơn: Hội

vùng Cả vùng (gồm nhiều làng) cùng thờ chung một Thánh và trong kỳ lễ hội

thì các làng về đền chính, nghè chính để tế thánh ở Thanh Hóa có nhiều nghè có

tên là nghè Ba Làng, nghè Tứ Thôn (tức là nghè thờ Thành Hoàng chung của

nhiều thôn làng) nhưng bao giờ cũng có làng làm hạt nhân Cũng có lễ hội lấyTổng (tức nhiều làng) làm không gian lễ hội như lễ hội đền thờ Trần Nhật Duật

ở Văn Trinh thuộc tổng Văn (Quảng Xương), Đền Tam Tổng thờ Thánh LưỡngTrần Khát Chân ở huyện Vĩnh Lộc Nghè Sâm là nghè thờ Cao hoàng ở làngViên Khê (Đông Sơn) là Nghè hàng Tổng (tức tổng Thạch Khê) gồm 3 xã 9thôn thuộc Kẻ Rủn xưa Vào ngày hội tế, các làng trong tổng chia nhau các phầnviệc, cử làng đăng cai việc chủ trì tế Thánh để mở hội

Trang 4

Về cấp độ, lễ hội xứ Thanh rất đa dạng và phong phú, Theo Lê Huy Trâm –

Hoàng Anh Nhân, Thanh Hóa có các dạng lễ hội từ sơ khai đến các hoạt động lễhội phát triển cao

- Cấp độ hoạt động tục lệ: loại lễ hội này còn rất thô sơ theo tục và theo lệ

nhằm thực hiện một tín ngưỡng từ xa xưa truyền lại mà người thực hiện về saukhông hề biết đến nguồn gốc, nguyên nhân, chỉ nhắm mắt làm theo song bỏ đithì không được Có thể kể đến tục chơi Hang Lãm (huyện Thường Xuân); tụcchơi Chợ Chuộng (Đông Sơn), chợ Hoàng (Nga Sơn), chợ Chìa (Tĩnh Gia); tụcchơi chợ Tình duyên của người Mường (Cẩm Thủy)

- Cấp độ lễ tục: hoạt động lễ hội ở cấp độ này vẫn còn gắn với tục nhằm bộ

lộ một mong muốn của cả cộng đồng song không còn chỉ là hoạt động tục lệnữa Phần lễ ở đây đã thành quy củ, được ghi trong các khoán ước của làng, cònphần Hội đã có trò diễn (tuy còn thô sơ) và trở thành nghĩa vụ của các thànhviên trong làng Lễ tục làng Thiết Đanh là một ví dụ tiêu biểu Sở dĩ không gọi

là lễ hội vì hoạt động này hoàn toàn theo tục: năm nào trong làng không có cốông nào vào tuổi 60 thì phải kéo chò Chụt để mong không có tai ách cho làng.Trò Chụt có thể 2 – 3 năm làm một lần, cũng có thể mươi lăm năm mới làm lại

- Cấp độ lễ hội: là cấp độ hoàn chỉnh nhất của hội làng miền xuôi Cấp độ

lễ hội thể hiện đầy đủ 5 thành tố trong cấu trúc lễ hội: Thành Hoàng – Thần tích– Thần điện – Tục lệ và Trò diễn, hội đủ các yếu tố của phạm vi lễ hội (thờigian, không gian, nội dung ý nghĩa và văn hóa làng) Nó thỏa mãn đầu đểu nhucầu hội hè đình đám của người nông dan và biểu hiện cao nhất tín ngưỡng nôngnghiệp, lễ nghi nông nghiệp trong các xóm làng xưa Những lễ hội điển hình ởThanh Hóa là lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền Bà Triệu, lễ hội đền Sòng, lễ hội đềnĐộc Cước, lễ hội Phủ Na

Về loại hình, có thể phân lễ hội Thanh Hóa thành những loại hình nổi trội

sau:

Trang 5

- Lễ hội tín ngưỡng: Thường là tín ngưỡng dân gian, thờ các thần thánh như

thờ thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế nhưnông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…

Những lễ hội tiêu biểu của nhóm này phải kể đến lễ hội xã Thiệu Trung,tưởng niệm ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, lễ hội xã Quảng Cư ởSầm Sơn tưởng niệm bà Triều – tổ sư nghề dệt săm xúc, lễ hội đình Phú Khê xãHoằng Phú – Hoằng Hóa Tổ nghề hát…

Các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ mẫu như lễ hội Phố Cát ở Thạch Thành,

lễ hội đền Sòng ở thị xã Bỉm Sơn, lễ hội Phủ Na (Xuân Du – Như Thanh)

- Lễ hội lịch sử: thường gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch sử của

dân tộc đã có công trong việc đấu tranh, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc như lễ hộiđền Bà Triệu (Hậu Lộc), lễ hội Lam Kinh (Thọ Xuân), lễ hội Lê Hoàn (ThọXuân)… Đây là các lễ hội thường được tổ chức công phu, quy mô vượt ra khỏiphạm vi của tỉnh, có tác dụng thu hút khách du lịch trên phạm vi toàn quốc

- Lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết: hiếm có một vùng quê nào lại có

nhiều truyền thuyết thấm đậm chất nhân văn như ở Thanh Hóa Đó là truyềnthuyết Từ Thức gặp Giáng Hương gắn với lễ hội Từ Thức (Nga Sơn); truyềnthuyết Mai An Tiêm và quả dưa đỏ gắn với lễ hội Mai An Tiêm (Nga Sơn);truyền thuyết Thần Độc Cước, hòn Trống Mái ở núi Trường Lệ, truyền thuyếtcửa Thần Phù ở Nga Sơn; truyền thuyết ông Vồm ở Thiệu Hóa, trạng Quỳnh ởHoằng Hóa…

Những lễ hội còn tồn tại trên đất Thanh Hóa đến ngày nay là kết quả củamột quá trình tiếp diễn và biến đổi văn hóa phong phú trải qua hàng nghìn năm.Ban đầu chủ yếu là các sinh hoạt tục lệ, mang màu sắc văn hóa tín ngưỡng,trong quá trình người dân xứ Thanh tham gia vào tiến trình lịch sử dân tộc, đặcbiệt có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của nước nhà thuộc mọi giai đoạn lịch

sử diễn ra trên đất Thanh Hóa khiến lễ hội Thanh Hóa có xu hướng lịch sử hóa

rõ rệt, những lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng dần dần bị biến đổi trở thành lễhội lịch sử

Trang 6

Trò diễn có mặt trong hầu hết các hội làng ở nước ta, tuy nhiên có thểkhẳng định rằng, không nơi nào còn bảo lưu kho tàng trò diễn dân gian điểnhình và phong phú như ở Thanh Hóa Số lượng trò diễn trong lễ hội ở ThanhHóa rất lớn, có khi trong một trò lại bao gồm nhiều trò diễn hợp lại, do vậy tính

ra phải tới hàng trăm trò diễn khác nhau Ví như trò Láng (hay trò Xuân Phả)gồm 8 trò: trò Kéo hội, trò Chạy giải, trò Chèo thuyền, trò Hoa Lang, trò ChiêmThành (trò Xiêm), trò Ai Lao (trò Lào), trò Ngô Quốc (trò Ngô), trò Lục hồnnhung (Tú Huần) Trò Bôn (Kẻ Bôn, xã Đông Thanh, Đông Sơn, Thanh Hóa)gồm 6 trò: đấu cờ người, Tiên cuội (Tiên phường), Trò thủy (Thủy phường), TròNgô (Ngô phường), Trò Hà Lan (Hà Lan phường), Trò Lăng Ba Khúc… Nhiềutrò diễn đặc sắc khác như trò chụt trong lễ hội làng Thiết Đanh, trò đánh bàiđiếm ở lễ hội làng Duy Tinh (Văn Lộc, Hậu Lộc), trò đánh hát thị lập, trò đánh

cờ người, trò thi bơi ở lễ hội làng Cự Nham; trò múa lân ở làng Vạc… Hiếm nơinào trên đất nước Việt Nam đã hình thành những trung tâm, nơi mà các trò diễnđậm đặc hơn, có các trò lớn và điển hình Đông Sơn là một trung tâm trò diễntiêu biểu Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thấy trong trò diễn dân gian Thanh Hóanhững yếu tố tiền sân khấu Đó là các “tích” đã bắt đầu hình thành các cốttruyện, đó là những lời thoại của nhân vật khi diễn xướng với những mâu thuẫn

và giải quyết mâu thuẫn mang tính kịch tính, đó là tính cách của một số nhân vật

đã bắt đầu hình thành như thằng Ngô, con đĩ, các nhân vật Sĩ, Nông, Công,Thương…

Trò diễn ở Thanh Hóa không chỉ phong phú về số lượng mà nội dung phảnánh cũng rất đa dạng

Các trò diễn phản ánh nội dung lịch sử như: Trò Láng (Xuân Phả), tái hiện

lại mối quan hệ bang giao giữ nước ta với các nước láng giềng trong lịch sử; tròNgô Triệu giao quân trong lễ hội đền Bà Triệu tái hiện lại cuộc chiến đấu chốngquân xâm lược phương Bắc trong cuộc khởi nghĩa Bà Triệu…

Các trò diễn liên quan tới các phong tục của làng như trò Chụt ở làng Thiết

Đanh được tổ chức khi năm đó làng không có cụ ông nào thọ 60 tuổi để cầu cho

Trang 7

làng không bị tai ách; trò nấu cơm thi ở nhiều làng; trò Vật cù trong lễ hội làngVạc

Các trò diễn nhằm rèn luyện trí tuệ, sức khỏe và tạo không khí sôi nổi trong lễ hội như trò đánh cờ người, trò đánh bài điếm, trò bơi thuyền có trong

nhiều lễ hội; trò kéo hội, trò chạy giải trong hội làng Xuân Phả

Các trò diễn hát xướng, giãi bày tâm tư tình cảm như trò diễn Pồn Pông

của dân tộc Mường và trò diễn Kim chiêng boóc mạy của dân tộc Thái

Trò diễn hình thành và tồn tại trong môi trường lễ hội, nếu tách riêng tròdiễn thì vẫn có phần vui tươi, nhưng mất đi yếu tố tâm linh vô cùng quan trọng.Các trò diễn luôn phải được đan xen cùng các nghi lễ, phong tục tạo nên tínhtổng thể của lễ hội, như thế lễ hội nói chung và trò diễn nói riêng mới có thể tồntại và sống được lâu dài trong nhân dân

2 Một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa

* Lễ hội Lam Kinh:

Lễ Hội Lam Kinh (từ 20-22/8 âm lịch hàng năm) là lễ hội truyền thống suytôn công lao của nghĩa quân Lam Sơn gắn với vị thế của người anh hùng dân tộc

Lê Lợi, là điểm nhấn đậm nét trong sinh hoạt văn hoá của Xứ Thanh Lễ hộinày cũng nổi tiếng cả nước và ăn sâu vào tâm thức người Việt với sự tích “hămmốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” Lễ hội Lam Kinh là một trong những lễ hội lịch sử

đã trở thành quốc lễ cùng với lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Hai Bà Trưng(), lễ hội Trường Yên (Ninh Bình), lễ hội Tây Sơn (), lễ hội đền Bà Triệu (ThanhHóa)

Sau 10 năm kháng chiến gian khổ, năm 1428 cuộc khởi nghĩa Lam Sơnhoàn toàn thắng lợi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặtlại quốc hiệu Đại Việt, mở đầu cho triều đại Lê sơ hưng thịnh và kéo dài nhấttrong lịch sử phong kiến Việt Nam với 26 đời vua và trị vì được 354 năm

Cũng giống như các triều đại trước, để tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên, cácvua triều Lê sơ đã cho xây dựng trên quê hương mình một khu điện, miếu thờ và

Trang 8

lăng tẩm có quy mô lớn ở Lam Sơn, được gọi là Tây Kinh hay Lam Kinh và coiđây là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt dưới thời Lê sơ

Qua những tài liệu và sách vở ghi chép, lễ hội Lam Kinh xưa được tổ chứcvào tháng hai âm lịch hàng năm chứ không phải vào ngày 21, 22, 23 tháng tám

âm lịch như hiện nay:

Hăm mốt Lê Lai Hăm hai Lê Lợi Hăm ba giỗ mụ hàng dầu

Lễ hội xưa được tổ chức hàng tháng trời từ khi vua và các quần thần xa giá

về Lam Kinh bái yết sơn lăng đến khi trở lại Đông Kinh, chứ không phải chỉ

trong ba ngày như hiện nay: Hai mốt Lê Lai / Hai hai Lê Lợi / Hai ba giỗ mụ

hàng dầu… Lễ hội xưa có quy mô quốc tế của triều đình nhà Lê với không gian

lễ hội rộng lớn (cả tỉnh Thanh) và thời gian lễ hội dài (hàng tháng trời) Nó kháchẳn với hội làng chỉ diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn

Tham gia lễ hội Lam Kinh, du khách còn được tận hưởng một không gianthoáng đãng của khu rừng nguyên sinh, được đắm mình trong phong cảnh sơnthủy hữu tình và tham quan các điểm di tích nổi tiếng, đặc biệt là khu lăng mộbia Vĩnh Lăng – tấm bia được đánh giá là một trong những tấm bia lớn và đẹpnhất Việt Nam

Lễ hội Lam Kinh vốn là một lễ hội cung đình, theo nghi thức tế lễ cũngđình thời Lê do các đại thần soạn định theo điển lễ chứ không phải là lễ hội giândan thường gặp ở các làng quê Thời Lê, Nho giáo rất được đề cao, do vậy tụchát rí ren, thể hiện tín ngưỡng phồn thực trong quan niệm thẩm mỹ của dân gian

đã bị các quan đại thần – nho học bài bác, coi đó là thói dâm dục của chốn thônquê cần loại bỏ khỏi lễ hội Lam Kinh Cùng với việc tế lễ theo cách thức quy

định chặt chẽ, nhà vua sai chế ra các điệu vũ: Bình Ngô phá trận, Chư hầu lai

triều… âm nhạc có đánh trống đồng… nghi thức tế lễ cung đình

Trang 9

Theo Phan Huy Chú, các trò diễn Bình Ngô phá trận, Chư hầu lai triều là

những trò đậm nét dân gian được thực hiện xen kẽ trong một số lễ tế ở điện LamKinh, khi các vua thời Lê sơ về bái yết Sơn Lăng vào rằm tháng giêng hàngnăm, sau đó bị coi là thứ trò diễn của tiện dân, bị loại bỏ Nhưng, ở các làng quêThọ Xuân, Thanh Hóa, nhất là các làng xã gần khu Lam Sơn vẫn bảo lưu chođến ngày nay

Theo Lê Huy Trâm, trò Tú Huần và một số trò chơi đồng dạng khác ở Lam

Kinh, trai gái ngồi xếp chéo chân tay, kết thành hoa nụ, vừa hát vừa phụ họa vớingười nhảy múa xung quanh, hình ảnh dân gian trên gợi ký ức về một xã hộinông nghiệp thanh bình ở thời Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông và ngày nay ở cácvùng quê Thọ Xuân - Thanh Hóa trẻ em vẫn còn chơi các trò hát múa đồng giao

có hình ảnh tương tự

Sau khi nhà Lê sơ sụp đổ, lễ hội Lam Kinh thưa vắng dần và rơi vào quênlãng, không còn được tổ chức theo nghi lễ cung đình Lễ hội Lam Kinh chỉ cònmột phần ảnh xạ qua lễ hội đền Lê ở làng Bố Vệ trong triều Nguyễn, nhưngkhông thể so sánh được với lễ hội Lam Kinh xưa Tại Lam Kinh, tuy khôngđược triều đình tế lễ hàng năm như xưa, nhưng với sự hướng về cội nguồn nhằmtôn vinh triều đại nhà Lê và những anh hùng dân tộc đã làm rạng danh cho non

sông đất nước và quê Thanh, nhưng nhân dân Thanh Hóa đã dân gian hóa lễ hội

Lam Kinh đọng lại trong lễ hội đền vua Lê ở làng Cham, xã Xuân Lam, huyệnThọ Xuân và ở làng Kiều Đại, Bố Vệ, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa ngàynay Việc chuyển lịch lễ tiết từ tháng hai sang tháng tám âm lịch như hiện naycũng là phù hợp với tâm thức dân gian

Trong quy hoạch chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2010 –

2020 đã xác định lễ hội Lam Kinh là sản phẩm cốt lõi mang tính chiến lược tạo

ra nam châm chính thu hút khách đến Thanh Hóa Khu di tích Lam Kinh xứngđáng với giá trị lịch sử và giá trị văn hóa thời Lê của Đại Việt Các giá trị nàychỉ có thể hiện hữu, phát huy được và để lại cho các thế hệ mai sau khi nó đượctôn tạo vào tái hiện.l

Trang 10

ra biển đánh cá, bọn quỷ Đỏ xông vào bè đều bị chàng chém chết Nhưng bọnquỷ rất tinh quái, hôm nào chàng trai ra khơi thì chúng kéo vào đất liền làm hạidân làng, hôm nào chàng ở lại đất liền chúng lại hùa nhau ra khơi vây các bèlưới để ăn thịt đoàn người đánh cá Chàng chai đã dùng búa đồng xẻ đôi thânmình: một nửa trấn ở trong làng, một nửa canh giữ ngoài biển khơi, bọn quỷ đỏ

bị đuổi đánh tơi bời Cảm phục lòng dũng cảm và nhân ái của chàng, NgọcHoàng cho vời chàng lên thiên đình để phong chức tước nhưng chàng nhất quyếtxin ở lại trần gian giúp dân chúng, Ngọc Hoàng liền phong chàng làm Thánh vàbản cho phẩm trật được nhân dân đời đời tôn vinh thờ phụng, hương khói.Truyền thuyết và tín ngưỡng thờ thần Độc Cước là một nét độc đáo ở vùng biểnSầm Sơn, thể hiện quá trình người Việt nơi đây tiến ra biển nhưng còn ngậpngừng và sợ hãi trước biển

Đền thờ Độc Cước tọa lạc trên mỏm núi Sầm Sơn nhô ra biển Nhân dângọi nơi xây đền là Hòn Cổ Giải – là mỏm cực đông của dãy núi Trường lệ, phíaTây là những thắng cảnh nổi tiếng như Hòn Trống Mai, chùa Cô Tiên

Việc tế lễ ở đền Độc Cước hầu như diễn ra quanh năm song tập trung phầnnhiều vào tháng giêng, tháng hai, tháng năm âm lịch Lệ tế lễ có hai hình thức:

Trang 11

Tiểu tế và Đại tế Tiểu tế có Tế mộc dục vào 30 tháng chạp (lễ tắm tượng), Tế giao thừa (vào đêm giao thừa), Tế mở cửa đền vào 13 tháng giêng âm lịch để

khách thập phương được vào lễ thánh trong năm mới, Tế cơm mới khi thu hoạch xong mùa màng Các kỳ Đại tế gồm có:

- Tế Chàm Lợn: vào mồng năm tháng giêng

- Tế Chàm Trâu: vào mồng sáu tháng giêng

- Tế Bốc thăm: vào mồng bảy tháng giêng để bốc thăm nhà làm Xám Lợn,Xám Trâu

- Tế Cầu Cát: vào mồng năm tháng ba để cầu may mắn, bình yên cho cảlàng

- Tế Xám tạ: vào ngày mười hai tháng ba với ý nghĩa các Nhà Xám làmxong nghĩa vụ, trong năm được thánh phù hộ làm ăn khá giả nên làm lễ tạ thánh

đã ban lộc

Các kỳ đại tế do làng Núi tổ chức tại đền Thượng Ngoài ra còn có hai đại

tế trong lễ hội do 4 làng: Sầm Thôn, Lương Trung, Cá Lập, làng Hới thuộc xãLương Niệm tổ chức chung là lễ cầu mưa và lễ kỳ phúc cầu yên Hai lễ hội này

tổ chức với quy mô lớn, thu hút nhiều người tham gia, tạo nên nét văn hóa đặcsắc vùng Sầm Sơn

* Lễ cầu mưa

Lễ cầu mưa hay còn gọi là Tế rước nước được tổ chức vào năm hạn vàongày mười ba tháng năm âm lịch Trong ngày tế này đã thành lệ hai làng SầmThôn và Lương Trung phải mang đến hai con trâu và một thủ lợn, xôi và rượu

để tế thần, còn mỗi làng có cỗ bánh chưng, bánh giày Mỗi cỗ có 120 bánh giàycon, 4 bánh giày lớn và 4 bánh chưng to Bánh giày lớn có đường kính 40cm,dày 7cm Bánh chưng vuông có cạnh 40cm, dày 10cm Các bánh giày con xếplên án thờ theo hình chóp, 4 bánh chưng và 4 bánh giày to xếp theo từng cặp đặt

ở 4 góc án thư, bên bên đặt hoa quả

Trang 12

Cỗ bánh chưng bánh giày là cỗ thi giữa các làng Mỗi làng cử một cụ caoniên vào chấm giải Bốn làng đem cỗ lên đền Thượng tế cầu mưa, các cụ giàtrong ban giám khảo cùng dân làng thảo luạn và chọn ra những cỗ bánh đượcgiải là những chiếc bánh đúng kích thước, bột trắng mịn, dẻo và miềm Định giảixong cỗ được rước vào đền để tế thánh Tế xong cỗ làng nào đem về làng ấy

* Lễ kỳ phúc

Lễ kỳ phúc được tổ chức vào 12, 13, 14 tháng hai âm lịch vào những năm

Tý, Ngọ, Mão, Dậu do các làng lần lượt đăng cai Trong ba ngày lễ hội, làng đếnlượt đăng cai phải chịu mọi phí tổn và sắm lễ vật đầy đủ để tế ngoài nghi thức tếthần, các làng còn tổ chức các trò chơi như đánh vật, bơi chải, đánh cờ người vàđặc biệt là tổ chức rước kiệu Các làng rước kiệu thành hoàng làng mình về đìnhlàng đăng cai để tế Nghi thức rước kiệu cũng có điểm đăcọ biệt: kiệu bà Triềuđược rước đi đầu, kiệu thần Độc Cước được rước tiếp theo, sau đó mới đến kiệucác thần của 8 thôn được xếp theo trình tự các bậc Thượng thượng đẳng,Thượng đẳng và Trung đẳng mà triều đình đã phong tặng

Việc rước kiệu bà Triều đi trước kiệu Độc Cước cũng được gắn với truyềnthuyết dân gian: bà Triều vốn là con gái út của một vị vua thời Lý Vì mê sắcđẹp của nàng út, Long Vương đòi vua Lý phải gả con gái cho mình, nếu không

sẽ dâng lũ tàn phá Nhà vua bắt buộc phải nghe theo đoàn thuyền đưa dâu rabiển Đông thì gặp trận cuồng phong, thuyền nàng út thoát đợc vao cửa biển SầmSơn và được dân chài cưu mang che chở Nàng mang nghề dệt dạy dân đan lưới

vó đánh cá Về sau mất được dân làng Triều Dương thờ làm Thành hoàng và gọi

là bà Triều

Thần Độc Cước ngỏ lời cầu hôn với bà Triều, bà Triều đã ra điều kiện haithần phỉ cùng nhau thi tài: Độc Cước tung con trâu lên trời để rơi xuống nát bétrồi phải nặn lại như cũ, còn bà Triều thì xé nhỏ một tấm lụa rồi dệt lại thành tấmlụa mới, ai xong trước thì người ấy thắng cuộc Nếu Độc Cước thắng thì đượclấy Bà Triều làm vợ, ngược lại Độc Cước phải làm em gọi bà Triều là chị Tronggiây lát bà Triều đã dệt lại tấm lụa như cũ trong khi Độc Cước mới nặn được cái

Trang 13

đầu trâu Độc Cước thua phải làm em tôn bà Triều là chị Từ sự tích ấy, khi tổchức rước kiệu lễ vật, trên kiệu bà Triều là tấm lụa trắng tinh nguyên, lễ vật trênkiệu thần Độc Cước là một cái đầu trâu Khi rước kiệu, kiệu Bà Triều đi trước,kiệu Độc Cước đi sau nhưng thỉnh thoảng vẫn tạt lên để “ngó” kiệu Bà Triều Lễrước kiệu vừa trang trọng, đông vui, sắc màu sặc sỡ thu hút đông đảo nhân dântrong vùng đến dự

Theo sách "Thanh Hoá chư thần lục" tỉnh Thanh Hoá có tới 52 nơi có đền,

miếu thờ thần Độc Cước thuộc các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, YênĐịnh, Quảng Xương, Đông Sơn Trong các đền thờ ở các địa điểm nói trên,đền Độc Cước ở Sầm Sơn nổi tiếng hơn cả là do gắn với thắng cảnh Sầm Sơn.Vào những ngày đầu năm, nhân dân trong vùng sau khi cúng bái ở các Chùa,Phủ "trên rừng" như đền Cửa Đạt, Phủ Na đều "xuống biển" dâng lễ ở đền ĐộcCước, đền Cô Tiên để cầu may mắn Đặc biệt từ khi thắng cảnh Sầm Sơn trởthành khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng, thu hút du khách trong nước và quốc tế thìđền Độc Cước và lễ hội đền Độc Cước cũng là một điểm quan trọng trong hànhtrình du lịch xứ Thanh

* Lễ hội đền bà Triệu

Lễ hội đền Bà Triệu gắn với tên tuổi của Triệu Thị Trinh - vị anh hùng dântộc thời đầu công nguyên của đất nước đã khởi binh chống lại nhà Hán tại vùng

núi Nưa Câu nói của bà đã được lưu truyền muôn đời: “Tôi muốn cưỡi cơn gió

mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô ra khỏi giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người ta”

Hình tượng Bà Triệu không chỉ được ghi dấu trong sử sách mà còn đượchóa thân đẹp đẽ trong truyền thuyết, ca dao Hình ảnh của bà khi ra trận đượclưu lại vô cùng đẹp đẽ: “mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi

trận” đôi khi kỳ vĩ “vú dài ba thước” – là một sự tôn kính sức mạnh và khả

năng siêu thực của bà làm cho quân Ngô kinh hoàng mỗi khi giáp trận Biết bà

là người con gái ái khiết úy ô (yêu cái trong sạch, ghét cái nhơ bẩn), quân giặc

Trang 14

đã phải dùng đến cách dùng đội quân 100 tên không một mảnh giáp che thân đểgiao chiến khiến Bà thấy bị làm nhục, lui quân và thất trận Bà đã tuẫn tiết tạinúi Tùng Sơn, làng Bồ Điền (thuộc địa phận Hậu Lộc ngày nay) vào ngày 21/2năm Mậu Thìn (248) Để tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân quanh vùng đãlập đền thờ bà tại núi Bần (còn gọi là núi Gai), xây lăng mộ bà tại núi Tùng Sơn

và làng Bồ Điền đã dựng ngôi đình lớn ở giữa làng để quanh năm hương khóithờ phụng bà Tương truyền, Bà Triệu đã hiển linh, giúp Lý Nam Đế đánh thắnggiặc Lâm ấp quấy rối phương Nam

Lễ hội đền bà Triệu là lễ hội lich sử, được diễn ra liên tục từ sáng ngày 19đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm Phần hội và phần lễ đươc đan xen vào nhau,trong lễ có hội, trong hội có lễ, không phân chia như các lễ hội khác

Điểm nhấn trong lễ hội là việc rước bóng từ đến chính qua lăng rồi về đìnhlàng và từ đình làng rước trở về đền chính Trong khi rước kiệu, cứ đi một đoạn

là kiệu lại quay tròn - người ta gọi là “kiệu bay”, tạo nên một sự kiện lạ tronghình thức rước kiệu ở các lễ hội nói chung Có người gọi đây là một hiện tượnglên đồng tập thể, bởi vì những người khiêng kiệu nói rằng họ như say trong khikhiêng, họ không điều khiển được hành động của mình

Trong những ngày hội, quanh đền Bà Triệu lúc nào cũng tấp nập, đông vui,ngoài tế lễ còn có các trò đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng, đặc biệt

là có hầu bóng Buổi hầu bóng này gọi là "giá đồng Bà Triệu" Giá đồng nàykhác với các giá đồng tại các phủ Mẫu, không kéo dài và không có truyền phán

gì Trang phục của người ngồi giá đồng cũng khác, thường mặc quần áo đỏ, thắtlưng xanh, giắt kiếm ngang lưng, bên ngoài khoắc áo choàng đỏ, đầu chít khănnhiều nếp, nhiều màu sắc Người ngồi đồng chỉ ban trầu hoặc rượu cho ngườixung quanh Có những lúc việc hầu bóng ở đền Bà Triệu bị coi là mê tín dị đoan

do việc không am hiểu văn hóa, lịch sử Nhưng đến nay, với việc Nhà nướccông nhận lăng và đền thờ Bà Triệu là di tích lịch sử, nét sinh hoạt văn hóa nàyđang được khôi phục với đúng bản chất và ý nghĩa của nó

Trang 15

Đặc biệt, trước ngày lễ hội, tại làng Phú Điền còn diễn ra hội "Ngô Triệugiao quân" là một hình thức nhằm tạo ra dấu ấn sâu đậm trong tâm thức các thế

hệ về chiến công oanh liệt của Bà Triệu Trai làng chia làm hai phe dùng gậy tređánh trận giả, phe nào thắng được gọi là quân Bà Triệu, phe nào thua phải rútchạy được gọi là quân Ngô Cuộc giao tranh diễn ra đến trưa rồi cả hai bên hòavào nhau để đi rước kiệu vua Bà Buổi trưa hôm ấy mọi người đều ăn đồ nguội

để tưởng nhớ việc ra trận phải ăn lương khô, buổi tối các nhà mới làm cơm mờinhau ăn uống linh đình coi như đang mở tiệc khao quân

Như vậy, lễ hội đền bà Triệu là lễ hội lịch sử, nó được hình thành trên một

sự kiện lịch sử có thật, nhằm tỏ lòng tôn kính của người đương thời Đồng thờ,

lễ hội đã tạo ra một hoạt động văn hoá làm sống lại lòng yêu nước, ý chí kiêncường, bất khuất và tài năng xuất chúng của Bà Triệu – một vị nữ anh hùng dântộc để làm gương cho muôn đời con cháu mai sau noi theo

Lễ hội đền Bà Triệu là lễ hội về một nữ thánh đặc biệt trong lịch sử dân tộcViệt đầu công nguyên, một hoạt động có tính kết nối quốc gia và quốc tế với dulịch Sầm Sơn- Lam Kinh - Lễ hội đức thánh mẫu Liễu Hạnh ở đền Sòng (BỉmSơn) Đây là điểm tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng đối với nghiên cứulịch sử, dân tộc học và cũng là đối tượng đặc biệt cho du lịch văn hóa trên phạm

vi cả nước

* Lễ hội rước nước ở chùa Báo Ân

Lễ hội rước nước ở chùa Báo Ân gắn liền với mảnh đất làng Bồng Thượng– một làng cổ của xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc ở đây có nhiều di tích lịch sửvăn hóa nổi tiếng được xếp hạng cấp quốc gia (Phủ Trịnh, Nghè Vẹt, đền thờquốc công Hoàng Đình ái) và cấp tỉnh (Lăng mộ Triết vương Trịnh Tùng, đềnthờ quận công Hoàng Đình Phùng, đền thờ Đường công Quang Lộc, chùa BáoÂn)

Là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, Bồng Thượng có nhiều lễ hội lớn in đậm truyền thống văn hóa còn lưu giữ đến ngày nay, như lễ hội Phủ Trịnh (Giỗ Thái vương Trịnh Kiểm) vào 17, 18-2 âm lịch hàng năm, với

Trang 16

đầy đủ nghi thức tế lễ để tưởng nhớ công đức của 12 vị chúa nhà họ Trịnh Tại

di tích Nghè Vẹt có lễ hội Ky Thần vào ngày 14-11 âm lịch Đặc biệt, lễ hội

“Rước nước” ở chùa Báo Ân với nhiều nghi lễ Phật giáo, mang đậm nét văn hóa

truyền thống vùng sông nước đã được quỹ Ford tài trợ thông qua dự án “Khôi

phục tiếng hát, chèo thuyền trên sông” năm 2005

Lễ hội rước nước ở chùa Báo Ân được tổ chức từ 27 đến 29 tháng 2 âm lịchhàng năm thu hút nhiều khách thập phương tham dự Lễ hội diễn ra ở khu vựcchùa và trên dòng sông Mã với nghi lễ thuyền rồng ra giữa dòng sông Mã lấynước Trước khi diễn ra lễ chính ở chùa Báo Ân là đêm hội hoa đăng (tối ngày27-2) tại bế n đò Hoành trên dòng sông Mã thơ mộng Những chiếc thuyền, bèchở người và đèn nến lung linh đua nhau chạy sáng trưng cả một vùng sôngnước Người ngồi trên thuyền vừa hát trống quân, vừa hát đối với thuyền bên,vang vọng cả một khoảng không gian huyền ảo Thuyền chạy lướt trên mặt sôngđến giữa dòng nước biếc gọi là vụng Quần Tiên thì những chiếc đèn hoa senđược thả trên sông, theo dòng nước xoáy nhẹ chạy quanh vụng, rồi mới xuôidòng sông Mã ra biển lớn Chính lễ được diễn ra sáng ngày 28-2, là lễ “Rướcnước” chùa Báo Ân Sau lễ rước kiệu Mẫu qua ngõ Vạn, ngõ Chùa, đến NghèVẹt lên chân núi Báo, sang khe Mang Cá đến “Rước bóng” về chùa Báo Ân làđến phần “Rước nước” Trên bến Báo Ân, hàng trăm người dân trong trang phụcrực rỡ sắc màu, trên 5 chiếc thuyền rồng lớn Đi đầu là thuyền Phật lấy nước(chở lộng vàng, cờ quạt và 12 người nữ mặc áo tứ thân, đi hài trắng, đầu đội cácmâm hoa quả, mang theo bình sứ hình bầu dục để đựng nước; thuyền Mẫu đi thứhai gọi là thuyền cô “Ba Thoải” gồm các người nữ ăn mặc lễ hội có phường bát

âm chơi nhạc làm nền cho các cô hát, múa; theo sau hai thuyền trước là thuyềnchở các cô, các cậu, tiếp đến là thuyền chỉ huy và thuyền sau cùng chở giám sátviệc lấy nước Đoàn thuyền chèo ra giữa sông Mã, trong sự reo hò, cổ vũ củađông đảo du khách về dự lễ hội, sau đó thuyền qua hòn đá Bàn, vượt hòn đáNgốc, rẽ lái sang ngang, lượn ba vòng đến hòn đá giữa dòng sông thì cắm nêudừng thuyền Ngày 29-2 lễ hội kết thúc trong phần tế tạ (ngày hóa của Mẫu)

Trang 17

Ngày nay, trong các ngày diễn ra lễ hội tại làng Bồng Thượng, chính quyền

và các đoàn thể xã Vĩnh Hùng đã tổ chức nhiều trò chơi, trò diễn dân giantruyền thống của địa phương như đẩy gậy, kéo co, thi đấu thể thao

* Lễ hội đền Lê Bố Vệ

Đền Lê Bố Vệ dược xây dựng năm 1805 thời vua Gia Long trên đất làng

Bố Vệ, gần Cầu Bố (TP Thanh Hóa) Hiện nay có nhiều lý do giải thích việc vuaGia Long cho xây dựng khu đền này Gọi là đền Lê Bố Vệ là để phân biệt vớiđền Lê làng Cham trên đất Lam Sơn – Thọ Xuân Lam Kinh đã từng diễn ranhiều lần lễ hội có quy mô lớn mỗi khi nhà vua và các quan từ Thăng Long vềbái yết sơn lăng Sau nhiều biến cố lịch sử, Lam Kinh trở nên đổ nát, hoang phếnên lễ hội làng Cham ngày càng mai một Lễ hội đền Lê Bố Vệ được tập trungthu hút nhiều nơi hướng về nơi đây là Thái miếu thờ các vua Lê, để tưởng nhớcuộc khởi nghĩa Lam Sơn và gần 400 năm dưới chế độ phong kién triều Lê mộtthời huy hoàng Ngày nay, di tích đền Lê Bố Vệ và lễ hội nơi đây trở thành điểm

du lịch thu hút nhiều đoàn tham quan trong nước và quốc tế

Hàng năm, ở đền Lê Bố Vệ có 2 lễ chính Lễ hội xuân diễn ra vào các ngàyrằm tháng Giêng Lễ hội chính diễn ra vào các ngày 20, 21, 22 tháng Tám âmlịch Về ý nghĩa, lễ hội xuân cầu cho mưa thuận gió hòa, dân làng no ấm Lễ hộichính là lễ tưởng nhớ ngày mất của vua Lê Thái Tổ và Lê Lai

Về nghi thức tế lễ, hai lễ này đều được tiến hành các bước giống nhaunhưng quy mô thì lễ hội chính hơn hẳn Lễ hội chính xưa kia được tổ chức quy

mô hoành tráng vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu Cũng vào những năm này, tạikinh đô Huế, triều đình cũng làm lễ tế Nam Giao (tế trời đất), là một trongnhững quốc tế to nhất trong các triều đại phong kiến Các quan tiến hành tế lễphải ở riêng, ăn chay, giữ mình thanh tịnh nhiều ngày trước Các nghi thức tế lễđược tiến hành nghiêm trang, long trọng Ngày 21 tháng Tám âm lịch giỗ TrungTúc vương Lê Lai có dâng lễ vật và đèn nhang Tương truyền khi sắp mất, LêLợi dặn con cháu và quần thần tổ chức lễ giỗ Lê Lai trước giỗ mình một ngày đểtri ân người anh hùng liều thân cứu chúa Hằng năm đến ngày này, nhân dân

Trang 18

Thái Bằng quê hương Lê Lai đem lễ vật tới đền Lê Bố Vệ để làm giỗ Lê Lai.Ngày 22 tháng Tám là ngày Đại tế giỗ Lê Lợi, được tổ chức theo hình thức quốc

tế vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu Các năm bình thường không tổ chức đại tếthì dân làng Bố Vệ tổ chức thắp hương dâng lễ vật cúng giỗ

Sau khi tế lễ xong tổ chức vui chơi hội hè Lễ hội đền Lê Bố Vệ truyềnthống có các trò kéo chữ, trò phá trận và tung cù

Trò kéo chữ diễn ra trên bãi áng cách đền Lê gần 1km, khi diễn trong tháng

Giêng thì xếp 4 chữ “Thưởng xuân đồng lạc”, còn nếu chạy chữ trong ngày giỗ tháng tám thì kéo bốn chữ: “Thiên hạ thái bình”.

Trò phá trận tiếp ngay sau trò kéo chữ Các con trò xếp thành hai hàng, một

bên là quân ta, một bên là quân Ngô dàn trận đánh nhau tạo ra không khí rất sôiđộng, tưởng nhớ lại các trận đánh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trò tung cù là trò vui có tính thượng võ, thể thao, nhưng cũng có người cho

rằng đây là trò tượng trưng cho chiến thắng bêu đầu tướng giặc Cù được bệnbằng rơm bọc giẻ bên ngoài, có phết một lớp sơn Trong tiếng trống rộn rã,người đầu trò tung cù lên, đám đông xông vào hứng cướp và cố gắng ném lọtvào chiếc giỏ treo trên ngọn tre

Lễ hội đền Lê Bố Vệ hiện nay trở thành một điểm hấp dẫn du khách ở TPThanh Hóa

* Lễ hội đền Sòng:

Lễ hội đền Sòng mở từ mồng 10 đến 26 tháng hai âm lịch

Đền Sòng thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn Đây là một trung tâm tínngưỡng nổi tiếng của Đạo Mẫu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộcùng Phủ Giày (Nam Định) Theo truyền thuyết, đền Sòng là nơi Liễu Hạnhcông chúa hiển thánh sau lần giáng trần lần thứ ba ở Phố Cát, Thạch Thành, vìvậy nơi dây được con là một trong hai "thánh đường" thiêng nhất của đạo Mẫu(cùng với Phủ Giày) Từ tính thiêng và tin Thánh Mẫu sẽ phù hộ độ trì nênngười đến cầu cúng, lễ bái rất đông Thời Lê – Trịnh, do tín ngưỡng thờ Mẫu

Trang 19

mới ra đời, có n hiều triết lý trái với quan niệm Nho giáo nên có đôi lúc chínhquyền phong kiến đã ra lệnh phá dỡ đền sòng và đền Phố Cát – nơi đạo Mẫu ởThanh Hóa hưng thịnh nhất, nhưng vì nhân dân rất sùng bái nên sau khi bị tàn

phá đền vẫn mọc lên Tại đây còn lưu truyền truyền thuyết về cuộc "Đại chiến

Sùng Sơn" giữa nữ thần Liễu Hạnh với Tiền Quan Thánh của Nội Đạo Tràng và

sau đó là sự dàn xếp, giảng hòa của Đức Phật để Đạo Mẫu, Đạo Đông, và Đạo

Phật cùng song song tồn tại Đó chính là biểu hiện của "tam giáo đồng nguyên"

trong lịch sử ở Thanh Hóa nói riêng và trong nước nói chung

Đến thời Nguyễn, nữ thần Liễu Hạnh chính thức được triều đình ban sắc là

"mẫu nghi thiên hạ" Từ đó, đạo Mẫu đã phát triển rộng khắp và nhanh chóng ởcác vùng của đồng bằng Bắc Bộ Hai trung tâm thờ Mẫu lớn nhất và nổi tiếngnhất là Phủ Giày (Nam Định) và Đền Sòng – Phố Cát Tuy nhiên, trong tâm thứcdân gian, đền Sòng xứ Thanh vãn là "thiêng" nhất

Nhất vui là hội Phủ Giày Vui thì vui vậy chưa tày (bằng) Sòng Sơn

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

(Lời hát văn cổ)

Trong những ngày thường, đền Sòng vẫn liên tục có nhiều người đến cầucúng Nhưng chỉ trong những ngày hội thì mới thực sự đông vui Lễ hội rất giảnđơn và không bị gò bó bởi bất kể luật lệ, thủ tục phiền toái nào Người ta chỉ cần

cố chen để đặt được cúng lễ để cầu cho Đức Thánh Mẫu ban cho những điều tốtđẹp mà mình mong ước, nếu đông quá thì phải bái vọng hoặc chờ cho đến đêm

để người thưa bớt mới đặt được lễ Lôi cuốn nhất trong lễ hội là lễ rước bóngMẫu từ đền Sòng đến đền Đức Ông rồi về đền Cô Chính và từ đền Cô Chín lạilên đỉnh đồi Ba Dội, từ Ba Dội lại về đền Sòng Trong cuộc rước bóng như vậy,người khắp mọi nơi đổ về xếp hàng đi sau kiệu đông đến hàng vạn người Sức

mạnh tâm linh mà Mẫu truyền cho đã làm cho bất kỳ ai, kể cả người già đều đủ

Trang 20

sức trèo lên đèo Ba Dội Những cuộc rước bóng như vậy đã thành thông lệ từxưa, không cần phải thông báo, vận động mà tất cả đều tham gia với sự tựnguyện theo quan niệm ai được đi rước bóng thì Đức Thánh Mẫu sẽ phù hộ.Thông thường người đến dự lễ hội đền Sòng còn đi đến luôn đền Phố Cát –nơi nữ thần Liễu Hạnh giáng trần lần thứ ba Đây cũng là khu vực danh lamthắng cảnh nổi tiếng với mười tầng thác và rừng đại ngàn có nhiều hang động.

Vì vậy, cuộc hành hương đến "thánh địa" của đạo Mẫu là một cuộc hành trìnhtrọn gói từ đền Sòng đến Phố Cát – một cung đường chỉ cách nhau 15, 16 cây

số Khi nói đến lễ hội đền Sòng, người ta vẫn thường nói là lễ hội đền Sòng –Phố Cát là vì thế

Hiện nay, cả đền Sòng và đền Phố Cát đều được trùng tu, phục hội Lễ hộiđền Sòng – Phố Cát mở ra một tiềm năng du lịch tín ngưỡng vô cùng to lớn tại

xứ Thanh Nếu được đầu tư và quan tâm đúng mức thì chắc chắn đây sẽ là mộttrung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần tiêu biểu của cả nước

Lễ hội Xuân Phả là một giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc sóng đôi cùngnhững giá trị văn hóa vật thể tạo nên một văn hóa truyền thống Xuân Phả phongphú nổi tiếng xứ Thanh Đặc sắc nhất trong lễ hội là hệ thống trò diễn dân gian

Trang 21

đặc sắc gọi là trò làng Láng Cao dao Thanh Hóa có câu: “ăn bánh với giò

không bằng xem trò làng Láng”

Từ xa xưa, lễ hội làng Xuân Phả chỉ có 3 trò diễn: trò kéo hội, trò chạy giải,trò chèo thuyền múa nan Đến thế kỷ XV, có thêm 5 trò nữa là trò Hoa Lang, AiLao, Chiêm Thành, Tú Huần và trò Ngô Quốc Các trò này đều mô phỏng việccác nước lân bang đến tiến cống và chúc mừng vua Đại Việt Theo qui định củalàng, mỗi giáp đảm nhận diễn một trò: giáp Thượng, Trung, Trường múa tròHoa Lang (còn gọi là trò ba giáp); giáp Giữa múa trò Tú Huần; giáp Đoài múatrò Chiêm Thành; giáp Đông múa trò Ai Lao; giáp Yên múa trò Ngô Quốc Tuychỉ diễn ra 2 ngày mồng 10 và 11 tháng 2 nhưng không khí tập luyện, chuẩn bị

đã kéo dài từ trước khiến cho không khí trong làng lúc nào cũng tưng bừng, rộn

Lễ hội Xuân Phả vốn là lễ hội dân gian, càng về sau càng có chiều hướngphát triển thành lễ hội lịch sử Có lẽ do vùng cư dân này không những nằm trênđại bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn mà còn rất gần với khu vực trungtâm là Lam Kinh Chính vì vậy trò Xuân Phả giàu chất cung đình, mà lễ hộiXuân Phả đạm đặc không khí lịch sử Hệ thống trò diễn Xuân Phả đã dung nạp,hội tụ được nhiều loại hình nghệ thuật múa, hát, âm nhạc, trang phục, biểudiễn… Chính sự hội tụ này phần nào làm mờ yếu tố cung đình trong trò diễn,

nhưng vẫn khiến ta có cảm tưởng nó rất gần với khúc múa Chư hầu lai triều –

một tác phẩm cung đình đầu tiên của nước ta được sáng tác vào thời Lê TháiTông (1437) Người dân Xuân Phả luôn trân trọng, nâng niu giữ gìn hệ thống tròdiễn của mình, coi đó là “bảo vật” cha ông truyền lại Đội trò Xuân Phả đã đượcmời đi biểu diễn nhiều nơi ở Huế, Sài Gòn, Hà Nội, phục vụ công cuộc khángchiến cứu nước Ngày nay, đội trò Xuân Phả được tham dự trong những ngàyhội văn hóa lớn của dân tộc ở Hà Nội, Huế và trong những ngày lễ kỷ niệm anhhùng dân tộc Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi… của Thanh Hóa

* Lễ hội Phủ Na

Trang 22

Phủ Na thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh Đây là một khu vực thiêngthờ đạo Mẫu ở vùng rừng núi phía tây nam Thanh Hóa Nơi đây có tiếng là

“thiêng” và đẹp nên từ lâu đã trở thành một trong số những tâm điểm sinh hoạttín ngưỡng điển hình của xứ Thanh Đến với di tích – thắng cảnh Phủ Na là đếnvới cả hệ thống di tích tín ngưỡng thờ đạo Mẫu trong không gian liền kề từ thấpđến cao của chân, sườn núi Nưa, đó là: Đền Trình hay đền Cô Ba Thoải thờ MẫuThoải; Đền Đức Ông thờ Đức Thánh Trần; Đền Quan Hoàng thờ 12 vị quanhoàng trong đó có Lê Khôi – danh tướng của khởi nghĩa Lam Sơn và quan lớnTriệu Tường – thủy tổ triều Nguyễn; Đền Mẫu là khu vực đền phủ trung tâm cótính chất bao trùm, chi phối toàn bộ hệ thống thờ của đạo Mẫu khu vực này; Đền

Cô Chín thờ Mẫu Thiên; Miếu thờ chúa Thượng Ngàn; Nơi thờ Thánh TảnViên Điều đặc biệt ở cụm di tích này là sự hiện diện của một lớp văn hóa tínngưỡng đã có mặt ở vùng đất này từ trước khi có sự du nhập của đạo Mẫu Đó là

lớp tín ngưỡng thờ thần núi Tản Viên và Mẹ Âu Cơ - một tín ngưỡng nguyên

thủy của người Việt cổ mà nhóm cư dân Mường Hòa Bình mang đến đây ngay

từ lúc vừa đặt chân đến đây cư trú (vào năm 1858) để thành lập ra các chòm, bản

ở Xuân Du Khi đạo Mẫu du nhập đến vùng đất này, người Việt không giám bàibác hoặc vứt bỏ tín ngưỡng “thiêng” của người Mường, mà trái lại còn duy trì vàdựa vào đó để tồn tại song hành cho đến bây giờ Vì vậy Mẹ Âu Cơ đã được đưavào cung nhất của Phủ Na để thờ chung với Thánh Mẫu Liễu Hạnh Đó là sựđộc đáo của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Na mà ở các vùng, miền khác trong tỉnh,trong nước rất ít gặp, nói lên sự đan xen giữa lễ tục và tập quán của người

Mường – Việt Sự đan xen này được thể hiện trong cuộc rước kiệu ở ngày hội

rước bóng Ngoài kiệu bát cống và kiệu Long đình do các nam trong trang phục

người Kinh khiêng còn có kiệu võng do 8 phụ nữ khênh với trang phục Mường

rực rỡ

Mỗi năm ở cụm di tích Phủ Na có 3 kỳ lễ hội:

- Lễ hội tháng giêng: diễn ra suốt tháng giêng âm lịch, du khách khắp nơi

về vùng đất Phủ Na để cầu lộc, cầu tài, cầu bình yên… Dòng người trẩy hội theomột chu trình là lên rừng (với Phủ Na), rồi xuống biển (có thể là đền Cô Tiên ở

Trang 23

Sầm Sơn, hay đền Tứ vị Thánh Nương ở Lạch Bạng) Sự đông đảo của du khách

và không gian thiêng khiến nhiều người lầm tưởng tháng giêng là lễ hội Phủ Na.Thực ra Phủ Na một năm chỉ có hai kỳ hội chính vào tháng ba và tháng tám âm

lịch Vì vậy dân gian ở đây mới có câu: Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ.

- Lễ hội tháng ba: kéo dài từ ngày mồng 1 đến ngày 12 âm lịch (trong đóđêm 30 rạng mồng 1 là thời điểm mở cửa đền Đến này 12 là rước bóng và kếtthúc một kỳ hội)

- Lễ hội tháng tám: kéo dài từ mồng 1 đến ngày 16 âm lịch (trong đó đêm

30 rạng mồng 1 là lễ mở cửa đền và ngày 16 là ngày rước bóng và kết thúc kỳhội)

Trong các ngày hội ở Phủ Na chỉ có ngày rước bóng Mẹ là mới tập trungthành đoàn để rước kiệu Còn tất cả những ngày hội khác thì khách hành hươngđến cầu cúng tự do ở tất cả hệ thống thờ, nhưng chủ yếu vẫn là chỗ trung tâmđền Mẫu Họ đến lễ bái tự do theo bản hội, hoặc theo tốp năm ba người, có khichỉ một mình… Trong những ngày hội, có lúc vì quá đông không vào đượctrong đền, người ta còn phải đứng ở sân để bái vọng vào Nhưng thườgn thì aicũng muốn chen vào để đặt được lễ và khấn bái tại chỗ thì mới được toạinguyện Ngoài những người đến để cầu cúng còn có nhiều nam thanh nữ tú đến

để chơi hội và du ngoạn cảnh trí đền đài, thác suối và rừng cây của ngàn Nưa.Trong đền còn có hầu bóng và cúng lễ theo bài bản Trong không gian thiêngtrong đền thờ, các điệu hát văn, trống, phách, đàn, nhị, sáo vang lên lúc dồn dập,lúc thánh thót, ngân nga đã làm cho cuộc diễn xướng trong hầu bóng thêm sinhđộng

Chính cái “thiêng” và cái “đẹp” ở Phủ Na đã tạo trong con người niềm tin

và cảm xúc về một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn, đó chính là sức hấp dẫn, lôicuốn du khách khắp nơi về dự hội Đi lễ hội Phủ Na du khách còn được hòamình vào hành trình tìm về cội nguồn: lên rừng thăm mẹ Âu Cơ, sau đó xuốngbiển để dâng hương dâng lễ vật cho bố tổ Lạc Long Quân mà hiện thân là thầnĐộc Cước ở đền thờ Độc Cước (Sầm Sơn)

Trang 24

* Lễ hội Lê Hoàn:

Lễ hội Lê Hoàn gắn với tên tuổi của vị vua sáng lập triều Tiền Lê Về quêhương nơi sinh ra Lê Hoàn đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng đất XuânLập (huyện Thọ Xuân) chắc chắn gắn với sự trưởng thành và sự nghiệp của ông

Lễ hội Lê Hoàn trên quê hương ông là để tưởng nhớ vị vua có công lao pháTống bình Chiêm, bước đầu xác lập và củng cố chế độ phong kiến tập quyền ởViệt Nam

Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức hàng năm vào 3 dịp: mồng 8 tháng 3 âm lịch(húy nhật); 17 tháng 7 âm lịch (sinh nhật) và lễ tế tổ tiên trong ngày Tết NguyênĐná với lễ tế Bánh chưng Trong phần lễ, đại diện chính quyền địa phương đọcchúc văn ca ngợi công đức của vị vua gây dựng nghiệp Tiền Lê Cácnghi thứcrước kiệu, dâng hương, tế lễ, cúng tế diễn ra long trọng Trong phần hội thường

tổ chức các chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ dân tộc truyền thống, đấuvật, đánh đu, cờ tướng, thi đấu các môn võ thuật truyền thống…

Lễ hội Lê Hoàn thu hút hàng vạn người của các huyện xung quanh và dukhách cả nước về tham dự Đền thờ Lê Hoàn đã được xếp hạng quốc gia năm

1991

* Lễ hội Mai An Tiêm:

Được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Nga Phú,huyện Nga Sơn Đây là lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết “quả dưa đỏ”, nói

về công sức khai hoang và thành quả lao động của người dân thông qua hình ảnhnhân vật Mai An Tiêm Lễ hội còn mang đậm những yếu tố phồn thực của thời

kỳ khoai hoang lập ấp, phản ánh lòng mong đợi của người dân được mùa màngtười tốt, cuộc sống sung túc, yên bình

Trong lễ hội, ban tổ chức thường xây dựng hoạt cảnh tái dựng lại một cáchhoành tráng và hào hùng một truyền thuyết mang tính lịch sử của dân tộc Cáctrò chơi dân gian như thi nấu cơm, đua thuyền, kéo co, hái lượm… được nhiềungười tham gia Tham dự lễ hội Mai An Tiêm, du khách còn được thăm viếng

Trang 25

đền thờ Mai An Tiêm, khám phá vẻ đẹp tự nhiên ở đảo Mai An Tiêm, cửa ThầnPhù, tìm hiểu nghề dệt chiếu cói, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ của Thanh Hóa.

Lễ hội Mai An Tiêm có ảnh hưởng lớn trong toàn tỉnh, đặc biệt là nhữnghuyện Nga Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc và một số vùng ở các tỉnh lân cận như NinhBình, Hà Nam, Nam Định

Do Thánh lưỡng bị chết trận rơi đầu nên trong lễ hội kiêng khong dùng đồ

đỏ, kiệu và đồ tế không sơn đỏ, không sát sinh (bà thì vặn cổ, trâu bò lợn thuicho chết ngạt mới làm thịt) Tế vật phải có “cơm nắm và cá nhám khô” – gắnvới tích chị gái thần đi tìm em mang theo những thứ này Lễ hội đền Mưng cónhiều làng dọc theo bờ sông Lãng Giang phụng sự nhưng chỉ làng Múng (LươngMộng) là làng em út được mở cửa đền Đền Mưng một năm có hai lệ: lệ bơi đuavào tháng giêng, lệ chèo thờ vào tháng ba Chèo đua do các chàng trai khỏemạnh đảm nhiệm, còn chèo bơi do các cô gái đảm nhiệm rước thuyền thánh ngựxuống đền vua bà “thăm chị” nên nhân dân trong làng vẫn lưu truyền câu ca:

“Trai thì mạnh, gái thì mềm”

Lễ hội tháng Giêng từ mùng 1 đến mùng 5 tết: sau khi làm lễ tế ThánhLưỡng đền Mưng thì tổ chức bơi thuyền Các làng lân cận chia làm 5 thuyền đểbơi thi Địa điểm tổ chức bơi thi là khúc sông trước đền Mưng từ cầu Cầu Quan

đến chợ Thượng (khoảng 500m), đua ba vòng gọi là ba tiêu ba cầu Giải được

treo sẵn trên ba cây sào cắm chĩa ra mặt sông Thuyền nào giật được giải vàkhông phạm luật thì giành thắng lợi Trong cuộc thi các thuyền có thể dùng cácmiếng đánh để cản trở thuyền khác làm cho không khí càng náo nhiệt

Ngày đăng: 16/06/2016, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w