Hệ thống loại hình di sản văn hóa phi vật thể: tín ngưỡng, phong tục, lễ hội cổ truyền ở Thanh Hóa hết sức phong phú, đa dạng, giàu giá trị và bản sắc, mặc dù có những thăng trầm nhưng liên tục được kế thừa và sáng tạo, thể hiện truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời và sức sống mạnh mẽ của con người xứ Thanh. Đặc biệt, qua hệ thống loại hình di sản văn hóa này, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng mạnh mẽ về văn hóa giữa các dân tộc cộng cư trên địa bàn Thanh Hóa, đặc biệt là quan hệ gắn bó truyền thống lâu dài giữa ba dân tộc Việt, Mường, Thái.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
ĐẶC TRƯNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Ở THANH HÓA
Tác giả: Lê Thị Thảo
THANH HÓA, 2014
Trang 2MỞ ĐẦU
Theo Luật di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể “là sản phẩm tinh thần
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”1
Theo định nghĩa trên, xứ Thanh có một kho tàng các giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú và đặc sắc Vấn đề đặt ra là yếu tố nào đã tạo nên hệ thống giá trị đó và đặc trưng của nó ra sao? Giải đáp được câu hỏi này sẽ tạo cơ
sở cho việc nhận dạng các giá trị văn hóa phi vật thể Thanh Hóa để đưa chúng vào hoạt động du lịch nhằm phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
1 Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr7
Trang 31 Tổng quan chung về văn hoá phi vật thể Thanh Hóa (lễ hội, phong tục, tín ngưỡng)
Theo GS Trần Quốc Vượng: “Xứ Thanh là vị trí địa – chiến lược, địa –
chính trị, địa – văn hóa quan trọng của Việt Nam” 2 Điều đó đã làm cho các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể Thanh Hóa vô cùng phong phú và có những nét độc đáo riêng, khẳng định được giá trị to lớn trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam
1.1 Thanh Hóa là mảnh đất còn lưu giữ được nhiều thành tựu văn hóa phi vật thể độc đáo, đặc sắc và đa dạng được tiềm ẩn và lưu truyền trong nhân dân
Thanh Hóa có kho tàng văn học dân gian phong phú và được ghi dấu ấn bằng những tác phẩm đặc sắc Người Việt với truyền thuyết về các vị thần khổng lồ như: ông Bưng, ông Lau, ông Vồm… có công tạo ra núi non, sông suối, ruộng đồng, thần Độc Cước xẻ đôi thân mình cứu giúp dân biển… Các dân tộc thiểu số Thanh Hóa còn lưu giữ nhiều tác phẩm văn học dân gian đặc sắc Sử
thi Đẻ đất, Đẻ nước gồm 2 vạn câu của người Mường, phản ánh chân thật quan
niệm về nguồn gốc hình thành, phát triển loài người, quá trình đấu tranh chinh
phục thiên nhiên, gây dựng cuộc sống, chống kẻ thù xâm lược Các truyện thơ út
Lót – Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối của người Mường…, ú Thêm, Khăm Phanh
của người Thái, … là những bản tình ca phản ánh tình yêu lứa đôi, cuộc sống, khát vọng của người lao động Những tác phẩm này không chỉ thể hiện ước vọng chinh phục tự nhiên mà còn phản ánh hiện thực lịch sử, xã hội Thanh Hóa buổi đầu sơ khai Chính chúng đã tạo thành linh hồn, tạo nên tính “thiêng” cho các trò diễn, hát xướng trong lễ hội, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng xứ Thanh thêm lôi cuốn
Thanh Hóa là mảnh đất sản sinh nhiều làn điệu dân ca đặc sắc: Khặp
(Thái), Xường rang, Bọ meẹng (Mường), Pả dung (Dao)… và các khúc hát giao duyên, dân ca nghi lễ, hát đối đáp, hát ru… của người Việt Nhiều làn điệu dân
ca mang sắc thái đặc trưng riêng của Thanh Hóa mà không nơi nào khác có
2
Trang 4được: Hò sông Mã thể hiện rõ nét đặc điểm tâm lý, tính cách, đặc trưng lao động sản xuất của người dân xứ Thanh qua tiết tấu khẩn trương, mạnh mẽ và một hoạt cảnh “lãng mạn” của những vũ điệu lao động của con người, giữa một nền cảnh
và một hòa âm dữ dội của sông nước; múa đèn Đông Anh là một chuỗi minh họa các biểu tượng văn hóa nông nghiệp, hội hè; Hát khúc (Tĩnh Gia), hát chèo thờ (Nông Cống), chèo cạn (Hoằng Hóa), chèo chải (Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hóa…)
Hệ thống trò chơi, trò diễn của xứ Thanh cũng ra đời khá sớm và ngày càng
hoàn thiện, đạt tới trình tự nghi thức cao Người Việt có trò Xuân Phả (Thọ Xuân); trò Ngũ Bôn (Đông Sơn); trò Chiềng, trò Chụt (Yên Định); múa đèn, chạy chữ ở Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa; chèo chải, tế nữ quan được tổ chức ở nhiều vùng, miền trong hội làng, lễ hội dầu xuân Bên cạnh các trò chơi, trò diễn dân gian của người Kinh, thì trò chơi, trò diễn của các dân tộc thiểu số cũng rất phong phú như: trò diễn Pồn Pôông của người Mường; trò múa quạt, múa nón, trò diễn Kin Chiêng boóc mạy của người Thái; múa bắt rùa, múa chuông của người Dao; múa ô, múa khèn của người Mông Những trò diễn này đã tạo nên nét độc đáo, sức lôi cuốn, hấp dẫn của các lễ hội truyền thống
Lễ hội Thanh Hóa đa dạng về loại hình và số lượng, thực sự trở thành điểm
nhấn trong sinh hoạt văn hóa xứ Thanh Những lễ hội văn hóa, lịch sử tại đền Bà Triệu, Lê Hoàn, khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Quang Trung; lễ hội dân gian tại đền thờ Mai An Tiêm, Nghè Sâm; lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo tại chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, cầu Ngư (Hậu Lộc), lễ hội đền Sòng, phố Cát, đền Hàn… đã cuốn hút đông đảo công chúng giao hòa trong sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ
Về tín ngưỡng, xứ Thanh gần như hội tụ đầy đủ các tín ngưỡng và tôn giáo
bản địa cũng như ngoại nhập Đặc biệt, nơi đây có các tôn giáo tín ngưỡng độc đáo như: tín ngưỡng thờ thần Độc Cước, thờ Tổ nước, thờ Trống Đồng, thờ Đông Hải Đại Vương, Tứ vị Thánh Nương Không nơi đâu như xứ Thanh lại xuất hiện Nội đạo An Đông được vua Lê, chúa Trịnh phong là nội đạo chính tông, dùng các phép thuật để chữa bệnh, trừ tà Còn đạo Mẫu ở Thanh Hóa đã
Trang 5phát triển rộng khắp hình thành nên những trung tâm thờ tự lớn như đền Sòng – Phố Cát, Phủ Na.
1.2 Vị trí và đặc điểm tự nhiên tạo cho các giá trị văn hóa phi vật thể Thanh Hóa yếu tố mở, mang tính trung gian chuyển tiếp nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc riêng.
Thanh Hóa ở vào vị trí khá đặc biệt của đất nước Là điểm kết nối giữa
vùng Bắc Bộ rộng lớn với khu vực miền Trung dài và hẹp, có đường biên giới với nước bạn Lào và có đường bờ biển dài 120km Thanh Hóa đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như: tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đường 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miền núi của tỉnh; có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào Với vị thế đó, Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa theo trục Bắc – Nam và trục Đông – Tây, tạo nên
sự đa dạng, phong phú và độc đáo trong văn hóa truyền thống
Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành của nước ta có đầy đủ các yếu tố
tự nhiên đặc trưng của cả nước: rừng núi, trung du, đồng bằng, biển Chính vì
vậy, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ví Thanh Hóa như hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ lại Sự đa dạng các yếu tố tự nhiên tất yếu dẫn đến sự đa dạng văn hóa mà phong tục tập quán, tục trò, tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền là những biểu hiện sinh động Nhà địa lý học Lê Bá Thảo coi đồng bằng châu thổ sông
Mã như là sự lặp lại của đồng bằng châu thổ Sông Hồng ở Bắc Bộ cả về phương diện hệ thống đồi núi bao bọc thượng nguồn đến lượng phù sa bồi đắp ở hạ lưu,
độ cao đồng bằng châu thổ Tuy nhiên, ở Thanh Hóa đồi núi chiếm tỷ lệ lớn bao gồm 3/4 diện tích đất đai cả tỉnh, một số mạch núi kế tiếp mạch núi vùng Tây Bắc chạy sát ra biển, nên ở Thanh Hoá, cảnh quan đồng bằng, biển và rừng núi nối kết và cận kề nhau hơn, làm tăng tính chất rừng và biển của đồng bằng, chứ không "xa rừng, nhạt biển" như đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Với miền Trung,
xứ Thanh là sự mở đầu, trước nhất cho một mô hình sinh thái kết hợp chặt chẽ giữa đồng bằng, miền núi và biển cả Chính điều đó đã làm văn hóa truyền thống
Trang 6xứ Thanh rất đa dạng vừa mang tính chung thống nhất với văn hóa Việt Nam và văn hóa vùng Bắc Bộ nhưng vẫn mang tính khác, biệt lập
Chính vì vậy, trong ý thức hệ tư tưởng, tín ngưỡng Thanh Hóa ta bắt gặp nhiều hiện tượng đồng nhất với đồng bằng Bắc Bộ Một hệ thức luận từ tích truyện thánh Bưng, ông Vồm, ông Tu Nưa cho đến Từ Thức, thần Độc Cước (truyền thuyết ở Thanh Hóa) là một hình thức tương đồng với các tích truyện: Thánh Tản Viên, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử (truyền thuyết ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ) cho chúng ta thấy rõ sự kết nối đó
Thanh Hóa cũng có sự giao lưu với bên ngoài từ khá sớm Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, người Việt cổ vùng hạ lưu sông Mã đã theo con sông này giao lưu với đồng bào của mình vùng Bạch Hạc (Việt Trì) và xa hơn nữa là vùng Tây Bắc Việt Nam từ rất sớm Cũng men theo sông này người Việt cổ tiến xuống đồng bằng và chắc chắn có những giao lưu với các tộc người Mã - Lai đa đảo Bằng sự tích Mai An Tiêm, huyền thoại thần Độc Cước cho phép chúng ta nhìn nhận và liên hệ đến các vấn đề trên Đối với văn hóa Trung Quốc, Thanh Hóa có chịu ảnh hưởng ở nhiều mặt, thể hiện rõ nét nhất trong hệ tư tưởng Nho giáo chi phối nhiều hoạt động văn hóa, được minh chứng trong nhiều chi tiết nghi thức tế lễ trong lễ hội và trò diễn dân gian Huyền tích về dấu chân Phật trên mỏm đá Trường Lệ ở biển Sầm Sơn là biểu hiện của sự giao lưu văn hóa với ấn Độ từ rất sớm Trong khúc hát “Hải trình” của ngư dân Bạch Câu, Nga Sơn bắt gặp những giai điệu Chăm có trống Vả phụ họa Làn điệu dân ca Chăm cũng được thấp thoáng trong câu hát đò dọc của trai đò sông Mã Đáng quan tâm
là những khúc ca, lời thoại, ṿ điệu trong trò diễn Xuân Phả: Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lan… cho thấy sợ giao lưu và hội nhập trong dân ca, dân ṿũ xứ Thanh có từ xa xưa
Tuy vậy, yếu tố văn hóa ngoại nhập không làm cho văn hóa bản địa bị biến
dạng, trái lại văn hóa bản địa bao giờ cũng mang tính trội, khi tiếp xúc, giao lưu
với văn hóa bên ngoài lại làm cho văn hóa bản địa tiếp nhận và tái tạo thêm những yếu tố phong phú, mới lạ, phù hợp với tâm hồn, tình cảm con người nơi
Trang 7đây mỗi khi nghiên cứu kỹ lưỡng các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lê hội Thanh Hóa chúng ta sẽ thấy được điều đó
1.3 Các giá trị văn hóa phi vật thể Thanh Hóa mang đậm dấu ấn của các dòng sông, đặc biệt là sông Mã.
Thanh Hóa có mạng lưới sông ngòi dày đặc với khoảng 20 con sông lớn nhỏ và trên 200 con suối chảy theo địa hình nghiêng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia cắt địa hình Thanh Hóa thành những vùng theo dòng chảy tự nhiên của hệ thống sông ngòi Suốt dọc chiều dài 102 km bờ biển, trung bình cứ 20km có một con sông thông ra biển
Sông Mã không chỉ là con sông lớn nhất ở Thanh Hóa mà còn là con sông
có vị trí quan trọng đối với lịch sử – văn hóa – xã hội của đất nước Theo tác giả
Trần Lâm Biền: “Khi nói đến văn minh sông Hồng mà không quan tâm đến con
sông Mã thì nền văn minh này trở nên khập khiễng…” 3 Sông Mã bắt nguồn từ
Tuần Giáo - Lai Châu theo hướng tây bắc - đông nam chảy đến Chiềng Khương qua đất Lào và trở về đất Việt Nam tại Mường Lát - Thanh Hóa qua các huyện Quan Hóa, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hoằng Hoá, cuối cùng đổ ra biển với ba cửa sông lớn: cửa Lạch Trường (sông Lạch Trường), cửa Càn (nhánh sông Hoạt), cửa Lạch Sung (sông Lèn) Các chi lưu chính của sông Mã gồm Nâm Lệ, suối Vạn Mai, sông Luồng, sông Lò, sông Bưởi, sông Cầu Chầy, sông Hoạt, sông Chu Cũng giống như sông Hồng ở Bắc Bộ, sông Mã là cái trục chính, là linh hồn của Thanh Hóa Một mặt, sông Mã bồi đắp nên đồng bằng rộng lớn, màu mỡ mà mức độ rộng lớn và phì nhiêu của nó chỉ đứng sau châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long Mặt khác, do Thanh Hóa bị chắn hai đầu bởi dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc và dãy Hoàng Mai ở phía Nam, nên sự thông thương, trao đổi và cả sự di cư xưa kia chủ yếu theo con dòng sông chính – sông
Mã Sông Mã là đường thông thương huyết mạch giữa miền ven biển, đồng bằng với thượng lưu ở phía Tây Trên con sông này, lâm thổ sản được chuyên chở từ miền núi về miền xuôi và hàng thủ công, hải sản từ đồng bằng lên miền núi Các đoàn thuyền tấp nập ngược xuôi nối liền các chợ ven bờ sông Sông Mã
3
Trang 8không chỉ là huyết mạch kinh tế mà còn là con sông chuyên chở văn hóa, tạo nên hai bên bờ những hiện tượng văn hóa phong phú, đa dạng và kỳ thú Có thể nói, sông Mã chính là nhân tố quan trọng nhất hình thành giá trị bản sắc văn hóa
di tích, truyền thuyết ven sông Mã còn góp phần cấu thành những giá trị văn hóa đặc trưng Đó là các tích truyện, huyền thoại về các thánh Lưỡng, có đến “chín chín” làng dọc theo dòng sông Mã từ ngã ba Bông đến xã Vĩnh Quang đều có đền thờ Ông Lễ hội thánh Tến có đền thờ ở làng ích Hạ (Hoằng Hóa); truyền thuyết về ông Bưng và ông Vồm thi sức mạnh siêu nhiên, có khả năng khai thiên lập địa Một tư liệu dân gian đậm yếu tố sử học, chứng minh sự thống nhất với nhà nước của các Vua Hùng là Lễ hội ở đền Hổ Bái, huyện Yên Định, có nội dung về truyền thuyết Hùng Trinh Vương con trai thứ 11 của Lạc Long Quân,
đến vùng hạ lưu sông Mã để “chọn đất lập giang Bộ, một vùng phiên dậu của
nhà nước Văn Lang phía Nam”, ngày nay tục lễ vẫn còn bảo lưu tại vùng Thiệu
Hóa, Yên Định
1.4 Các giá trị văn hóa phi vật thể Thanh Hóa mang nhiều yếu tố “biển” hơn hẳn vùng Bắc Bộ.
Biển Thanh Hóa thuộc vịnh Bắc Bộ, có nhiều tài nguyên hải sản, khoáng
sản Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, biển Thanh Hóa có vẻ “mặn mòi”,
“biển” hơn so với biển ở các tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh Bờ biển Thanh Hóa dài 102km trải qua 6 huyện thị, tiếp giáp với biển Ninh Bình ở phía Bắc và Nghệ An ở phía Nam Chất biển của Thanh Hoá không chỉ thể hiện ở đường bờ biển và dải "cồn cát duyên hải",
Trang 9mà còn ở dấu tích của giới hạn của các vụng biển mà nay châu thổ đã lấp đầy Các mạch núi ăn sất ra biển và giao thương biển với phương thức "măng, tre đưa xuống, cá chuồn đưa lên" đã đem đến cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân mỉn ngược vời mỉn biển từ bao đời nay luôn có mối quan hệ gắn bó.Biển ưu đãi nhiều cho con người nhưng biển cũng luôn tiềm tàng những hiểm họa khôn lường Đứng trước biển, con người thấy mình nhỏ bé, sợ hãi Đó chính là nguồn gốc của những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân ven biển nhằm chế ngự nỗi sợ hãi trước biển Tín ngưỡng thờ thần Độc Cước ở vùng biển Sầm Sơn Tại hòn Cổ Giải, có đền thờ thần Độc Cước, một biểu tượng phân thân biển - đất liền khá kỳ thú, thể hiện ước vọng chinh phục biển của dân chài nhưng còn ngập ngừng, sợ hãi trước biển Tại phía Nam cửa Lạch Trường (địa phận Sầm Sơn) có di tích và lễ hội đền Bà Triều và đền thờ Tứ vị Thánh nương, tại cửa Lạch Bạng có di tích thờ Đức Ông và đền thờ Tứ vị Thánh nương Lễ hội làng Cự Nham (Sầm Sơn) thờ Tứ vị Thánh nương là thần biển với
sự tích: hoàng hậu triều Nam Tống bị người Nguyên bức hại nhảy xuống biển tự vẫn, trôi dạt vào cửa Cờn Nghệ An (cũng như 13 làng khác ven biển ở huyện Quảng Xương đều có đền thờ Nam Hải Phúc Thần là Tứ vị Thánh nương trên), cũng cho thấy sự tiếp nhận một cách cởi mở, khoan dung các giá trị văn hóa của các dân tộc khác của người Việt xưa ở vùng này Các đền thờ đại vương Nam Hải (thần cá Voi) là một tín ngưỡng của các cộng đồng phương Nam, cũng khá phổ biến ở các vùng biển Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa Nhìn chung, các thần tích và lễ hội dân gian đã phần nào phản ánh đời sống tinh thần, vật chất, đặc trưng văn hóa của Xứ Thanh
1.5 Phong tục, tín ngưỡng, lễ hội Thanh Hóa là biểu hiện sinh động của đặc trưng của kinh tế - xã hội, văn hóa - lịch sử Thanh Hóa
Là nơi sinh tụ từ rất sớm của người Việt cổ, Thanh Hóa có điều kiện hình thành và bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống Có thể có một số địa phương là nơi phát hiện được một số di chỉ khảo cổ học là minh chứng sự phát triển lịch sử Việt Nam, nhưng hiếm có vùng đất nào lại có đầy đủ những mốc nổi tiếng đánh dấu các giai đoạn phát triển lớn của lịch sử dân tộc, từ tối cổ đến
Trang 10hiện nay như Thanh Hóa, làm cho vùng đất này từ thiên nhiên đến văn hóa đều thấm đượm màu sắc lịch sử Người ta đã phát hiện ở Thanh Hóa những di chỉ khảo cổ nổi tiếng, liền mạch thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước
ta thời tiền sử và sơ sử: từ đồ đá cũ sơ kỳ (núi Đọ), thời kỳ đá cũ (di chỉ Hang Con Moong), đá mới (Đa Bút), đồng đá (Hoa Lộc), văn hóa đồng thau (Đông Sơn) Mặt khác, di vật của nhiều thời kỳ phát triển xã hội đã được tìm thấy trong một số di chỉ có hiện tượng xếp chồng lên nhau theo thứ tự thời gian lớp dưới có niên đại cổ hơn lớp trên, chứng tỏ dân cư xứ Thanh nối tiếp nhau tồn tại, phát triển khá liên tục Thanh Hóa là nơi phát hiện ra một trong ba trung tâm của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Việt: Trung tâm sông Hồng (Bắc Bộ), trung tâm sông Cả (Nghệ An) và trung tâm sông Mã (xứ Thanh) Vì lẽ đó, có thể khẳng định Thanh Hóa cùng với đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam ở Thanh Hóa có thể gặp những mô thức huyền thoại về vua Hùng, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng,
An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy của vùng đồng bằng Bắc Bộ được
“địa phương hóa ở đây”
Thanh Hóa là mảnh đất tương đối ổn định trong lịch sử, không bị chia cắt hành chính như các địa phương khác Bản đồ hành chính Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử về cơ bản vẫn được giữ nguyên với các tên gọi khác nhau như: Cửu Chân, Tượng Quận, ái Châu, Thanh Đô, Thanh Hoa Tuy một số quận huyện có nhập, tách và vùng đất Thanh Hóa ngoại được tách ra thành tỉnh Ninh Bình, song đại bộ phận lãnh địa, ranh giới xứ Thanh đã được xác lập ổn định từ thời Bắc thuộc cho đến bây giờ Có lẽ tính ổn định về hành chính (tất nhiên sự
ổn định này là hệ quả của sự thống nhất về tự nhiên, lịch sử, văn hóa) đã tạo điều kiện cho các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội Thanh Hóa có sự thống nhất, mang đặc trưng riêng không nhầm lẫn với bất cứ vùng miền nào
Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa là nơi con người tụ cư và khai phá từ rất sớm tạo nên những làng xã cổ truyền Đây chính là cái nôi chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Làng xã chứa đựng trong lòng nó lễ hội dân gian, những tục trò, phong tục tập quán, tín ngưỡng Sự cổ xưa của làng
Trang 11ở Thanh Hóa được biểu hiện một phần qua các tên gọi là “Kẻ”, “Xá”, “Vạn”,
“phường” “Kẻ là tên gọi khá cổ của làng, xuất hiện với tần suất khá nhiều ở Thanh Hóa, thậm chí còn đậm đặc hơn cả Bắc Bộ là vùng vốn có nhiều làng cổ Mặt khác, do Thanh Hóa là một tỉnh có địa hình đa dạng nên xét về nghề nghiệp
và một số đặc trưng xã hội, làng ở Thanh Hóa cũng khá đa dạng như làng thuần nông, làng thủy cơ chuyên nghề đánh cá hay kết hợp đánh cá với nông nghiệp, làng có nghề thủ công, làng khoa cử… Sự cổ xưa của làng cùng với sự phong phú về loại hình làng truyền thống đã tạo cho các lễ hội, phong tục, tập quán, tục trò, tín ngưỡng ở làng Thanh Hóa có tính vừa phong phú, đa dạng, vừa đặc sắc.Thanh Hóa là đất “thang mộc”, “đất quân vương”, hơn một nửa thời gian tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam (thế kỷ X – XX), đứng đầu bộ máy cai trị quốc gia là người xứ Thanh (Lê Đại Hành thế kỷ X - XI, Hồ Quý Ly cuối thế
kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Lê Thái Tổ và các vua thời Lê sơ thế kỷ XV - XVI, vua
Lê và chúa Trịnh thế kỷ XVI-XVIII, các vua triều Nguyễn thế kỷ XIX – XX) Một số chức vụ chủ chốt trong triều đình phong kiến như Tể tướng, Tham tụng, Thượng thư lục bộ cũng đều có mặt người Thanh Hóa Xứ Thanh đồng thời cũng là kinh đô của các triều đại Hồ (Tây Đô), Lê Sơ (Lam Kinh), thời Lê Trung Hưng (kinh đô Vạn Lại) Đặc điểm nổi bật này đã đem đến cho xứ Thanh sự ảnh hưởng và tiếp cận với văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng chính thống, đặc biệt là Nho giáo khiến văn hóa xứ Thanh bên cạnh tính dân dã còn mang cả tính bác học Mặt khác, do có vị trí và địa thế quan trọng, các tập đoàn phong kiến thất thế hay muốn khởi nghiệp đều muốn chọn Thanh Hóa làm căn cứ phòng thủ; con người, vật lực thường bị huy động tối đa cho chiến tranh tạo nên những giá trị đặc sắc trong lễ hội, tục trò, tín ngưỡng
Là đất phát vương của các triều đại Tiền Lê, Hồ, Lê sơ, Lê Trung hưng, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa cung đình và du nhập các kiểu cách lối sống của kinh đô, thế nhưng xứ Thanh lại không nằm cận
kề Thăng Long hay kinh đô Huế mà nằm ở ngoại trấn, vùng ngoại vi của trung tâm văn hóa chính trị của đất nước Vì vậy, trình độ phát triển kinh tế – xã hội
có phần thấp hơn, những ảnh hưởng giao lưu văn hóa với khu vực và Trung Hoa
Trang 12có phần bị hạn chế, xứ Thanh còn lưu giữ lại nhiều yếu tố văn hóa Việt cỏ hơn vùng Bắc Bộ, chốn kinh kỳ Đó cũng là nguyên nhân làm cho Thanh Hóa có những biểu hiện hóa thạch ngoại biên về văn hóa nhiều hơn hẳn nơi khác
Địa thế và lịch sử đã để lại cho Thanh Hóa hàng nghìn di tích lịch sử - văn hóa Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hoá năm
2006, Thanh Hóa có 1.535 di tích, danh thắng, di chỉ khảo cổ, trong đó 137 di tích xếp hạng quốc gia, 467 di tích xếp hạng cấp tỉnh ở đó không chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể quý giá và đặc sắc, mà chính ở các di tích này còn tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu như: thần tích, huyền thoại, tục ngữ, ca dao, lễ tục, lễ hội, văn hóa ẩm thực, các nghi lễ, tục kiêng khem… gắn với các nhân vật được thờ phụng
Một yếu tố quan trọng tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo trong tín ngưỡng, lễ hội Thanh Hóa chính là hệ thống các nhân vật được thờ phụng Đó là những nhân vật huyền thoại, hoặc mang tính lịch sử, hoặc cả hai Đó là các nhân vật khổng lồ có sức mạnh phi thường xẻ núi lấp biển, những Ông Gióng đánh giặc Ân, An Dương Vương xây thành, Mỵ Châu - Trọng Thủy, các vi Thánh Cao Sơn Đại vương, Tứ Vị Thánh Nương, Thánh Lứng, Thanh Bưng cùng hàng trăm vị Thành Hoàng nửa huyền thoại, nửa lịch sử Bên cạnh đó là những nhân vật lịch sử Bà Triệu, Dưong Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, Trần Khát Chân Đôi khi, những nhân vật lịch sử này, do tầm vóc lớn lao của họ đã được tâm thức dân gian đồng nhất với các vị thần khổng lồ như trường hợp Lê Phụng Hiểu được lồng ghép trong nhân vật thần thoại ông Bưng và hàng loạt các vị Thành Hoàng nửa lịch sử, nửa huyền thoại khác Những yếu tố vừa huyền
thoại, vừa lịch sử này đã được khắc ghi trong tâm thức của nhân dân và được
tái hiện thông qua các lễ hội, phong tục và tín ngưỡng, nó trở thành một thứ tình
yêu quê hương đất nước đã được linh thiêng hóa, tín ngưỡng hóa Những nhân vật này đã trở thành linh hồn cho những tục lệ, tín ngưỡng, lễ hội trong làng xã
cổ truyền Đặc biệt, những lễ hội gắn với những nhân vật lịch sử nổi tiếng thường có quy mô vượt ra khỏi phạm vi của làng trở thành lễ hội của cả vùng,