GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở ĐỒNG THÁP TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Lê Minh Hiếu Khoa LLMLN,TTHCM Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống các l
Trang 1GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở ĐỒNG THÁP TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Lê Minh Hiếu Khoa LLMLN,TTHCM
Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế, là cầu nối giữa người sản xuất, cung ứng và người tiêu dùng các sản phẩm du lịch, là một lĩnh vực cạnh tranh nhất là khi độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển loại thị trường này
là rất cần thiết để phát triển ngành du lịch – một ngành kinh tế có vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia
Đồng Tháp có tiềm năng về thiên nhiên sinh thái, truyền thống cách mạng Về thăm Đồng Tháp Du khách đến Đồng Tháp như được trở về với cuội nguồn bởi nét hoang sơ của thiên nhiên nhất là vào mùa nước nổi Đến đây du khách có thể đến thăm khu di tích Cụ phó Bảng NguyễnSinh Sắc, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, nhà
cổ Huỳnh Thủy Lê, vườn Quốc gia Tràm ChimTam Nông, khu căn cứ Xẻo Quýt, làng hoa kiểng Tân Quy Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung,…Tuy nhiên, thị trường du lịch Đồng Tháp trong thời gian qua phát triển chưa xứng với tiềm năng Cụ thể, du khách đến Đồng Tháp tăng liên tục qua các năm ( n ă m 2 0 1 2 -
2015 khách du lịch đến Đồng Tháp tương ứng là 1,425; 1,726; 1,850;2,1 triệu lượtkhách, đứng thứ 3 ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
doanh thu dịch vụ du lịch lại rất thấp 360 tỷ đồng xếp thứ 9/13 tỉnh thành trong khuvự c(1) Theo thống kê, mỗi khách du lịch đến Đồng Tháp chi tiêu khoảng: 92.000 đồng và ở lạikhông quá 2 ngày (2)
Vấn đề trên đây đã và đang ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của ngành, theo
đó du lịch phải là ngành kinh tế quan trọng góp phần phát triển kinh tế -xã hội của Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, làm thế nào để thị trường du lịch ở Đồng Tháp là một điểm nổi bật vàkhác biệt của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung trong giai đoạn2015-2020 và tầm nhìn đến 2030?(2)
Để lý giải bài toán trên, tôi xin đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch ở Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế như sau:
- Về công tác quy hoạch phát triển thị trường du lịch Đồng Tháp.
Trang 2Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo ra sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch không chỉ đối với Đồng
Tháp mà còn đối với du lịch cả nước.
Thời gian tới du lịch Đồng Tháp tập trung xây dựng quy hoạch chi tiết các khu,
điểm du lịch như sau: Thành phố Cao Lãnh-Thủ phủ Đất Sen Hồng;Thành phố
Thành phố hoa nhiệt đới; Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng – “Làng ẩm thực đồng quê”; Vườn Quốc Gia Tràm Chim – Công viên chim tự nhiên của Đồng Tháp Mười; Khu di tích Xẻo Quít; Quần thể Khu di
tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và
khu tái hiện Làng Hòa An xưa; Cồn Bình Thạnh (HuyệnCao Lãnh); Chuẩn hóa và bổ sung các lễ hội định kỳ
- Công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch ở Đồng Tháp.
Thông điệp để quảng bá du lịch: “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen” - Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến du lịch, vận động đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh Gắn việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao kết hợp với quảng bá hình ảnh du lịch, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của Tỉnh mang tính chuyên nghiệp hơn, có chiều sâu Tổ chức các Đoàn Famtrip doanh nghiệp
du lịch, lữ hành, báo, đài trong cả nước để tăng cường việc liên kết, nối tour đưa khách
về tham quan du lịch Đồng Tháp và quảng bá hình ảnh điểm đến
- Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng khu, điểm du lịch trọng điểm và xây dựng thương hiệu du lịch.
Nghiên cứu sâu sắc nét đặc trưng riêng của từng khu, điểm du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với thương hiệu của khu, điểm du lịch đó Trùng tu, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh, hỗ trợ khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với văn hóa bản địa để phục vụ khách tham quan, trải nghiệm Phát huy văn hóa phi vật thể, đặc biệt là phát huy thế mạnh văn hóa ẩm thực, giá trị giọng “Hò Đồng Tháp” và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương gắn với các hoạt động du lịch trải nghiệm Đa dạng, nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và hàng quà tặng, hàng đặc sản, gắn với phát huy giá trị văn hóa truyền thống để khai thác sản phẩm du lịch đặc thù của từng khu điểm du lịch
- Tăng cường liên kết hợp tác quốc tế về kinh doanh du lịch.
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch các tỉnh, thành phố trung tâm, các nước trong khu vực ASEAN và các quốc gia có ngành du lịch phát triển Đồng thời, mở các tour du lịch đường bộ, kể cả du lịch đường thủy nhằm thu hút tăng nhanh lượng du lịch các nước đến Đồng Tháp
Trang 3Phối hợp với các tỉnh Miền Tây xây dựng điểm đến du lịch chung nhằm khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn của từng vùng miền
- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
Kiện toàn bộ phận chuyên môn giúp việc về lĩnh vực du lịch một cách phù hợp
để đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát huy hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn; đồng thời tiếp tục xem xét
bổ sung đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách tham mưu về du lịch trong các phần chuyên môn của các huyện, thành, thị trọng điểm du lịch
Củng cố và phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến du lịch trong công tác tuyên truyền quảng bá và thúc đẩy các hoạt động hợp tác phát triển du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường du lịch trong nước và quốc tế
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh trong việc xử lý các vấn
đề có tính liên ngành trong hoạt động du lịch
- Hoàn thiện cơ chế và các chính sách nhăm góp phần thúc đẩy thị trường
du lịch phát triển.
Xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích và tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch như: khuyến khích đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực địa phương phục vụ hoạt động du lịch, giảm thuế và ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành du lịch và những dự án phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng, các dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển du lịch
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ các hoạt động du lịch.
Trong thời gian tới, đối với các doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, tổ chức sắp xếp lại trong nội bộ mỗi doanh nghiệp theo hướng mạnh và tinh gọn, thông qua học tập đào tạo, bồi dưỡng ngắn hoặc dài hạn, đào tạo tại chỗ hoặc gửi
đi đào tạo, thi tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường khả năng thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú,…
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch.
Đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển du lịch của Đồng Tháp, các hạng mục đầu tư bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước,y tế, thông tin liên lạc,…
Xây dựng mới cơ sở lưu trú chất lượng cao tại các điểm du lịch để đến năm
2020 có đủ số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế Ưu tiên tập trung vào khu du lịch thành
Trang 4phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc, khu du lịch sinh thái và các tuyến, điểm khách du lịch đến tham quan du lịch Đối với khu du lịch sinh thái Tràm Chim Tam Nông và Giáo Giồng chú trọng phát triển hệ thống lưu trú sinh thái cũng như hệ thống lưu trú trong dân gắn với phát triển du lịch cộng đồng
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch Đồng Tháp.
Nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển Tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng phục vụ trong ngành chuyên nghiệp hơn để nâng chất lượng dịch vụ và tập huấn kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư vùng có khu điểm du lịch để người dân có điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các khu điểm du lịch
Có chính sách ưu đãi tuyển, gửi người đi đào tạo ở nước ngoài đối với những cán bộ có nhiều sáng kiến, phát minh, tài năng, năng khiếu trong lĩnh vực du lịch Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý du lịch và văn hóa được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên phục vụ du lịch tại các nước được đánh giá cao về lĩnh vực này
- Xã hội hóa trong phát triển du lịch ở Đồng Tháp.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch ; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, các hoạt động du lịch
Xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích và tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch
Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển cộng đồng
Mặt khác, Nhà nước và các tổ chức, hội đoàn trong và ngoài địa phương cần chú trọng đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn, nguồn nhân lực và phương hướng hoạt động để phát triển du lịch cộng đồng với quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn
Việc thực hiện những giải pháp trên, hy vọng trong tương lai thị trường du lịch Đồng Tháp sẽ phát triển đúng với tiềm năng của nó, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Báo cáo của cụ thống kê Đồng Tháp kết quả hoạt động du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011-2015
2 Đồng tháp (2014), Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2015-2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
Trang 53 Sở văn hóa thể thao và du lich Đồng Tháp – phòng nghiệp vụ quản lý du lịch, Báo
cáo tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch năm 2011-2015.