Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01

64 1.2K 3
Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu ………………………………………………………………………………………………………………………… 1 Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và City tour ……………………………………………………………. 3 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch …………………………………………………………………………………… …… 3 1.1.1 Bàn về thuật ngữ “du lịch” ………………. …………………………………………………………… 3 1.1.2 Khái niệm “khách du lịch” ……………………………………………………………………………. 3 1.1.3 Khái niệm “sản phẩm du lịch” ……………………………………………………………………… 4 1.1.4 Xu hướng phát triển của du lịch trong tương lai ……………………………………………. 5 1.1.5 Tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội ……………………………………………………… 6 1.1.6 Ý nghĩa kinh tế, nhân văn của việc phát triển du lịch ……………………………………. 6 1.2 Cơ sở lý luận về City tour ………………………………………………………………………………………. 8 1.2.1 Khái niệm và vai trò của City tour trong du lịch ………………………………………… . 8 1.2.2 Đối tượng khách của City Tour …………………………………………………………………… . 8 1.3 Kinh nghiệm tổ chức City tour của một số thành phố trong khu vực …………………… 8 1.3.1 Malacca - Malaysia …………………………………………………………………………………………. 9 1.3.2 Bangkok – Thái Lan ……………………………………………………………………………………… . 9 1.3.3 Singapore…………………………………………………………………………………………………… …… 9 Kết luận chương I …………………………………………………………………………………………………………… 11 Chương II: Thực trạng hoạt động của loai hình City tour ở TP.HCM hiện nay …… . 12 2.1 Khái quát về du lịch Việt Nam …………………………………………………………………………… . 12 2.2 Tiềm năng để phát triển du lịch ở TP.HCM …………………………………………………………. 13 2.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đa văn hóa ……………………………… 13 2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều điểm tham quan không thể bỏ qua …… . 13 2.2.3. Thành phố với nhiều dịch vụ vui chơi – giải trí …………………………………………. 14 2.2.4. Ẩm thực Sài Gòn ………………………………………………………………………………………… 14 2.2.5. Mua sắm ……………………………………………………………………………………………………… 15 2.2.6. Khách sạn ……………………………………………………………………………………………………. 15 2.2.7. Lữ hành ……………………………………………………………………………………………………… 16 2.2.8. Thành phố thuận tiện cho việc khám phá vùng phụ cận …………………………… 16 2.3 Kết quả hoạt động của ngành du lịch thành phố trong vài năm gần đây ………… ……17 2.3.1 Số lượng khách đến TP.HCM …………………………………………………………………… 17 2.3.2 Doanh thu …………………………………………………………………………………………………… 18 2.3.3 Thời gian lưu trú ……………………………………………………………………………………………19 2.3.4 Chi tiêu bình quân khách du lịch …………………………………………………………………. 19 2.4 Thực trạng hoạt động City tour ở TP.HCM hiện nay …………………………………………… 19 2.4.1 Hoạt động kinh doanh City tour của một số công ty du lịch tại TP.HCM ……19 2.4.2 Đánh giá dịch vụ CityLook của Global MaiLinh Travel …………………………… 20 2.4.3 Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động City tour ………… 22 2.4.4 Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong đến hoạt động City tour …………. 27 2.4.5 Đánh giá SWOT về City tour TP.HCM ………………………………………………………. 29 Kết luận chương II ………………………………………………………………………………………………………… . 31 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị ……………………………………………………………………… 32 3.1 Mục đích xây dựng các giải pháp …………………………………………………………………………. 32 3.2 Căn cứ xây dựng giải pháp …………………………………………………………………………………… 32 3.3 Một số giải pháp phát triển loại hình City tour TP.HCM …………………………………… . 34 3.3.1 Nghiên cứu thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu ………………………… 34 3.3.2 Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm City tour thành phố ……………………….…35 3.3.3 Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ……………………………………………… 37 3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và quảng bá ……………………………………………. 40 3.3.5 Giải pháp về nguồn vốn ………………………………………………………………………… 43 3.3.6 Mô hình phát triển City tour ở TP.HCM ……………………………………………… 43 3.4 Một số kiến nghị của nhóm đối với các cơ quan quản lý ….………………………………… 46 3.4.1 Một số kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM ……………………………… 46 3.4.2 Môt số kiến nghị với Sở Du lịch TP.HCM ……………………………………………. 46 3.4.3 Một số kiến nghị với Hiệp Hội Du lịch TP.HCM …………………………………. 47 3.4.4 Kiến nghị với các công ty du lịch …………………………………………………………. 47 Kết luận chương III ………………………………………………………………………………………………………… . 49 Kết luận ………………………………………………………………………………………………………………………………… 50 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC BẢNG BIỂU ------------------------- Bảng 2.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (nghìn lượt) ………………………. 13 Bảng 2.2. Lượt khách quốc tế đến TP.HCM ………………………………………………………………. 17 Bảng 2.3. Khách du lịch trong nước do ngành du lịch phục vụ.………………………………… 18 Bảng 2.4 Doanh thu ngành du lịch TP.HCM (tỷ đồng) ……………………………………………… 18 LỜI MỞ ĐẦU Ý nghĩa của đề tài: Trong xu thế phát triển ngày nay, du lịch trở thành một trong những ngành được Đảng và Nhà nước lựa chọn là ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, khi đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng. Đây thật sự là một biểu hiệu đáng mừng đối với du lịch cả nước nói chung và du lịch TP.HCM nói riêng. Hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP.HCM được vinh danh là “hòn ngọc viễn đông” và thật sự “hòn ngọc” này đang tỏa sáng, trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều loại hình du lịch phong phú như MICE, Carnavan, các loại hình du lịch truyền thống như du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, mua sắm, du lịch sinh thái . đặc biệt là loại hình City tour đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh thành phố đến bạn bè khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nếu so sánh City tour của TP.HCM với City tour của các thành phố lớn trong nước như Đà Nẵng hay trong khu vực như Pattaya, Bangkok của Thái Lan hoặc thủ đô Singapore và Malacca của Malaysia thì kết quả này vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của TP.HCM do chưa được quan tâm đúng mức và khai thác hiệu quả. Mặc đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch TP.HCM và bước đầu đạt được những kết quả khả quan nhưng chưa có nhiều đề tài thật sự đi sâu vào nghiên cứu loại hình City tour. Và thực trạng đáng quan tâm hiện nay là lượng du khách đến tham quan thành phố có tăng, nhưng lượng khách trở lại rất thấp. Chúng ta đang loay hoay trong cách làm du lịch “ăn xổi ở thì”. Do đó, việc nghiên cứu về City tour thành phố vào thời điểm này là vô cùng cần thiết. Trước nhiều cơ hội và thách thức mới cũng như những thuận lợi và khó khăn tác động đến họat động kinh doanh City tour của thành phố, nhóm bắt tay thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển loại hình City Tour ở TP.HCM”. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này phân tích, đánh giá các dữ liệu thứ cấp và cấp, hướng đến việc tìm ra những giải pháp mang tính thực tiễn để ứng dụng vào thực tế nhằm tăng sức hút, khả năng cạnh tranh của City tour trong các sản phẩm du lịch hiện nay; đồng thời khai thác và bảo tồn hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có của TP.HCM để thu hút khách đến và trở lại thành phố năng động và xinh đẹp này. Cụ thể:  Tìm ra một số giải pháp để cải thiện thực trạng hoạt dộng của city tour hiện nay bằng cách khai thác các tiềm năng du lịch hiện có của thành phố.  Đưa ra một số giải pháp phát triển loại hình City tour mà thành phố có thể khai thác nhằm đa dạng và làm mới các chương trình của City tour truyền thống để gia tăng sức thu hút đối với du khách trong và ngoài nước.  Xây dựng City tour trở thành một thương hiệu mạnh, một loại hình du lịch độc đáo của TP. HCM. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: trong phạm vi đề tài này, nhóm xác định đối tượng nghiên cứudu khách trong và ngoài nước về nhu cầu, thị hiếu, sở thích du lịch của họ. Đồng thời, nhóm cũng cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị đang quản lý cũng như khai thác loại hình city tour hiện nay.  Về không gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn thành phố HCM, và có sự so sánh với một số thành phố khác trong khu vực: Bangkok (Thái Lan), Malacca (Malaysia), Singapore. Đề tài sử dụng số liệu thống kê trong khoảng 10 năm gần đây. Phương pháp nghiên cứu: Với tính chất là một đề tài thuộc nhóm ngành kinh tế - xã hội, nhóm vận dụng đồng thời nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. o Nguồn thông tin thứ cấp: tài liệu, số liệu thống kê và bảng báo cáo kết quả hoạt động của ngành du lịch thành phố, kết quả khai thác loại hình City tour trong 5 năm vừa qua. Những dữ liệu này được khai thác từ Sở Du lịch, các bài viết của các chuyên gia trên các báo, phương tiện truyền thông của ngành. o Nguồn thông tin cấp: kết quả điều tra, phỏng vấn du khách bằng bảng câu hỏi. Trên cơ sở thống kê các thông tin cần tìm kiếm cũng như có thể phục vu cho bài nghiên cứu, nhóm thiết kế một bảng câu hỏi bao gồm những câu hỏi định tính và những câu hỏi định lượng. Các câu hỏi định lượng được tập trung vào thang định danh và thang đo khoảng (thang Likert).  Mẫu nghiên cứu o Cỡ mẫu: 120 o Cơ cấu: Khách quốc tế 60 Khách nội địa 60  Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát, phỏng vấn trực tiếp du khách, công ty, đơn vị sự nghiệp để lấy thông tin cấp; sử dụng các công cụ hỗ trợ như Internet, máy tính để thu thập thông tin thứ cấp từ các sở, các hiệp hội, các công ty ở TP.HCM.  Phương pháp xử lý thông tin: phương pháp tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsoft Excel, so sánh kết quả hoạt động của các năm rồi đi đến kết luận. Phương pháp quy nạp: tổng kết kết quả điều tra thực tế.  Phương pháp phân tích thống kê dựa trên cơ sở các số liệu, dữ liệu, các yếu tố tác động vào môi trường hoạt động của du lịch thành phố và loại hình city tour mà nhóm đã thu thập. Tính mới của đề tài Đề tài cập nhật những thông tin, số liệu mới, mang lại những giải pháp mới phù hợp với tình hình hiện nay, khắc phục được một số hạn chế của các đề tài về du lịch TP.HCM trước đó. Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về City tour và có những giải pháp cụ thể, vừa làm mới được City tour, vừa góp phần làm tăng sức cạnh tranh của các loại hình du lịch tại thành phố và các vùng lân cận khác. Bố cục: đề tài được chia thành ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và City tour Chương II: Thực trạng hoạt động của loai hình City tour ở TP.HCM hiện nay Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 1.1.1 Bàn về thuật ngữ “du lịch” Du lịchmột ngành kinh tế đã hình thành và phát triển khá lâu đời trên thế giới, tuy nhiên, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới về thuật ngữ “du lịch”. Dựa theo Giáo trình kinh tế Du lịch của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân do GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2008, chúng ta có thể thấy một số khái niệm về du lịch cả trong nước và trên thế giới như sau: Trên thế giới, đinh nghĩa về du lịch của Hội Nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada (6/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Trong định nghĩa này có 3 điểm cần chú ý. Thứ nhất, “môi trường thường xuyên” có nghĩa là là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên và các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng ngày. Thứ hai, “khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước”, sự quy định này nhằm loại trừ di cư trong một thời gian dài. Thứ ba, “không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”, để loại trừ trường hợp hành nghề lâu dài hay tạm thời. Theo quan niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, Khoa Du lịch và khách sạn (Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây: “Du lịchmột trong những ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”. Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Như vậy, du lịchmột hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 1.1.2 Khái niệm “khách du lịch” Định nghĩa của quốc tế về Khách du lịch: Ngày 4/3/1993, theo đề nghị của Tồ chức Du lịch thế giới, Hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: Khách du lịch quốc tế (International tourist): Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): bao gồm những người khách từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia. Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài. Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước. Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách quốc tế đến. Đây là thi trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia. Khách du lịch quốc gia (National tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách quốc tế ra nước ngoài. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không. Xét một cách tổng quát, khách du lịch có đặc điểm nổi bật như sau: Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình (ở đây, tiêu chí quốc tịch không quan trọng, mà là tiêu chí nơi ở thường xuyên). Khách du lịch có thể khởi hành với nhiều mục đích khác nhau loại trừ mục đích lao động kiếm tiền ở nơi đến. Những người sau đây không được xem là khách du lịch: Những người đi học, những người di cư, tị nạn, những người làm việc tại các đại sứ quán, lãnh sự quán. Những người thuộc lực lượng bảo an của LHQ và một số đối tượng khác. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam: Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam năm 1999, quy định: Tại điểm 2, điều 10, chương I: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Tại điều 20, chương IV: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”. “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. 1.1.3 Khái niệm “sản phẩm du lịch”  Khái niệm: sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.  Các yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch bao gồm yếu tố vô hình và yếu tố hữu hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, Dịch vụ tham quan, giải trí, Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm, Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.  Các nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ. Do vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kì vọng và mức độ cảm nhận của khách về chất lượng sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với các yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịchmột trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm du lịch. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và không gian. Chúng không thể được cất đi, tồn kho như các hàng hóa thông thường khác. Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất về tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình như: du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi…) Vì vậy, trên thực tế, hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Sự dao động về thời gian trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề trăn trở cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận. 1.1.4 Xu hướng phát triển du lịch trong tương lai  Xu hướng phát triển của cầu du lịch Du lịch đang và sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người vì đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, du lịch trở thành tiêu chuẩn đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sự thay đổi về hướng và về phân bố của luồng khách du lịch quốc tế: việc quần chúng hóa trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa hơn kéo theo nhiều biến đổi trong hướng vận động của khách là khắp trên toàn cầu. Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương có tốc độ phát triển của ngành du lịch cao hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển trung bình của toàn ngành du lịch trên thế giới. Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) chiếm phần lớn. Hiện nay thì tỷ trọng chi tiêu của khách cho dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm; tham quan, giải trí) tăng lên. Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch: khách chỉ sử dụng một phần dịch vụ các tổ chức kinh doanh mà không mua chương trình du lịch trọn gói. Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: khách du lịch là học sinh, sinh viên; khách du lịch là người trong độ tuổi lao động và khách cao tuổi. Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: trong những năm gần đây khách có xu hướng đi nhiều nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình.  Xu hướng phát triển hướng phát triển của cung du lịch: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: do sự cạnh tranh để thu hút khách du lịch nên các quốc gia phát triển du lịch đưa ra thị trường nhiều sản phẩm du lịch độc đáo và mang cả bản sắc văn hóa riêng của riêng mình. Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch: bán các chương trình đi du lịch đến tận nhà, qua mạng Internet, các doanh nghiệp tổ chức đón khách từ nước thứ ba ngày càng được khẳng định. Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch: công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khách du lịch có thói quen đến nơi mà họ được nghe và xem quảng cáo nhiều, do đó vai trò của hoạt dộng tuyên truyền và quảng cáo trong du lịch quốc tế ngày càng được nâng cao. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong du lịch: đội ngũ lao động có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết rộng; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ phục vụ từng lĩnh vực ngày càng được cải tiến và nâng cao, đi vào chuyên môn hóa ngành nghề. [...]... của việc phát triển du lịch đối với đất nước Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển chậm Du lịch là phương tiện tuyên truyền hiệu quả cho các nước chủ nhà Du lịch đánh thức các nghề thủ công cổ truyền của các dân tộc Du lịch làm tăng thêm tầng hiểu biết về xã hội của du khách thông qua người ở địa phương Du lịch làm... tế - xã hội do việc khai thác du lịch quá mức gây ra Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc mất cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực gia tăng lạm phát Vì lý do đó, một số nước trên thế giới đã phải dùng các biện pháp ngăn chặn như hạn chế các chuyến du lịch, ví dụ như quy định cho mỗi công dân một năm chỉ được đi du lịch ra nước ngoài một lần, trong mỗi chuyến đi chỉ... hậu; chứa đựng những tài nguyên du lịch phong phú, những giá trị văn hóa đặc sắc cùng với sự định hướng đúng đắn của Nhà nước về du lịch và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước Các sản phẩm du lịch từng bước được các công ty du lịch đầu tư đã thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư phát triển du lịch trong nước cũng như ngoài nước Đồng thời, Việt Nam cũng đạt được... thu hồi vốn nhanh hơn Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ quốc tế Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triẻn đường nối giao thông quốc tế Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất nhập khẩu” ngoại tệ góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối... của Anh có bài viết về sự phát triển nhanh chóng của Ngành Du lịch Việt Nam, trong đó nhận xét Du lịch Việt Nam có thể đang bùng nổ Cũng trong khảo sát hàng năm gần đây nhất do Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC) đưa ra, Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong danh sách các nước có lượng khách du lịch đến tham quan tăng nhiều nhất Năm 2007, Việt Nam đã đón 4,2 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 17,2% so... tăng cao và do thói quen du lịch của du khách Số lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong năm 2007 đã lên đến 2,7 triệu, tăng 14,8% so với năm 2006 và 4 tháng đầu năm 2008, số lượng du khách đến TP.HCM đạt 1,1 triệu du khách Điều đó chứng tỏ rằng du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TP.HCM nói riêng ngày càng tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ và thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế Nhưng... Nhà nước đối với các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với mọi thành phần kinh tế Sở Du lịch Thành phố chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Ủy ban Nhân dân Thành phố và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Tổng cục Du lịch về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch Sở Du lịch 06 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 01 đơn vị trực thuộc: o Văn phòng o Phòng Quản lý Du lịch. .. mang ra khỏi biên giới một số lượng tiền và ngoại tệ mạnh nhất định Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch Ngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu.Việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (khách du lịch tiềm năng rất dễ từ chối một chuyến đi du lịch đã định) Do vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển của ngành du lịch là khó khăn hơn so... của du lịch Làm ô nhiễm môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên của đất nước; gây ra một số tệ nạn xã hội (do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh) và các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần của một dân tộc 1.2 Cơ sở lý luận về City tour 1.2.1 Khái niệm và vai trò của City tour trong du lịch City tour (hay tour tham quan thành phố) là sản phẩm du lịch mà các thành phố có nền du lịch. .. giới cùng với những sản phẩm du lịch độc đáo, Việt Nam đã góp phần thu hút được đông đảo du khách đến mình Việt Nam đang tiến đến xóa bỏ Visa đối với các nước trong ASEAN và một số nước khác ở châu Á, cụ thể là miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc và Nhật Bản đã có hiệu lực từ ngày 01/ 07/2007 và đây cũng chính là cơ hội để ngành du lịch thành phố khai thác phát triển Luật Du lịch ra đời cũng góp phần vào . III: Một số giải pháp và kiến nghị 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 1.1.1 Bàn về thuật ngữ du lịch Du lịch là một ngành kinh tế đã hình thành và phát triển. hướng phát triển hướng phát triển của cung du lịch: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: do sự cạnh tranh để thu hút khách du lịch nên các quốc gia phát triển du

Ngày đăng: 12/11/2012, 15:10

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1 Số lượng khách dulịch quốc tế đến Việt Nam (nghìn lượt) - Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01

Bảng 2.1.

Số lượng khách dulịch quốc tế đến Việt Nam (nghìn lượt) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2.2. Lượt khách quốc tế đến TP.HCM - Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01

Bảng 2.2..

Lượt khách quốc tế đến TP.HCM Xem tại trang 22 của tài liệu.
phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh loại hình dulịch Citytou rở TP.HCM cũng như - Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01

ph.

ân tích thực trạng hoạt động kinh doanh loại hình dulịch Citytou rở TP.HCM cũng như Xem tại trang 38 của tài liệu.
mà nhóm theo đuổi gần 1năm nay, những thành tựu mà dulịch thành phố và loại hình Citytour - Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01

m.

à nhóm theo đuổi gần 1năm nay, những thành tựu mà dulịch thành phố và loại hình Citytour Xem tại trang 60 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan