Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

124 751 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Trang 1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu “Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Cần Thơ” gồm 50 trang và 17 bảng, 4 biểu đồ, 5 bản đồ và 14 trang hình, được chia làm 3 chương ngoài ra còn có lời mở đầu và kết luận Ngoài ra còn có18 phụ lục, 20 danh mục

Mở đầu: gồm 2 trang, nêu rõ ý nghĩa, mục đích, phương pháp, đối tượng – phạm vi nghiên cứu và tính mới của đề tài

Chương 1: được trình bày từ trang 1 đến trang thứ 5 trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, số liệu nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và trình bày những vấn đề cơ bản sau đây:

- Lý luận quản trị chiến lược - Lý luận về du lịch

Và đây là cơ sở, lý luân để nhóm nghiên cứu phân tích về du lịch Cần Thơ ở chương 2 và đưa ra những giải pháp cho Cần Thơ ở chương 3

Chương 2: được trình bày từ trang thứ 6 đến trang thứ 38 Trên cơ sở thu thập công phu từ các nguồn và đặc biệt là nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra xã hội học vô cùng công phu và được chia làm ba giai đoạn như sau:

 Giai đoạn 1: Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu tổng quát bằng cách lập bảng câu hỏi gồm 18 câu (bảng câu hỏi xem ở phụ lục 1 và phụ lục 2)

 Giai đoạn 2: Nhóm đề tài đã tiến hành điều tra xã hội học từ tháng 4 đến tháng 6 bằng nhiều phương pháp như: nhờ người thân, bạn bè, phỏng vấn trực tiếp, gửi qua mail qua internet,… Chúng tôi đã phát 200 bảng câu hỏi nhưng vì nhiều lý do như: du khách không tiện trả lời trực tiếp, không nhận được mail, … do đó, nhóm nghiên cứu chỉ thu vềà được 150 bảng, trong đó chỉ có 100 bảng là sử dụng được, 50 bảng còn lại không thể sử dụng trong nghiên cứu được (danh sách các đáp viên xin xem ở phụ lục 2)

 Giai đoạn 3: Nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp tính toán bằng tay, dùng phần mềm Excel và cả việc sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu thu được từ việc điều tra, nghiên cứu Dựa trên những số liệu đó nhóm nghiên cứu đã phân tích được những điểm mạnh và điềm yếu của du lịch Cần Thơ như: đội ngũ lao động còn kém chất lượng, sản phẩm du lịch chỉ tập trung ở nội ô và chịu sự cạnh tranh của các tỉnh khác như Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, …Từ đó nhóm nghiên cứu đã đưa ra những biện pháp khắc phục để phát triển du lịch Cần Thơ thành một mô hình du lịch sinh thái chuẩn nhất cho đồng bằng sông Cửu Long

Trang 2

nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đã dành rất nhiều tâm huyết vào phần nay để đưa ra những giải pháp tốt nhất có thể thực hiện khả thi nhất cho thành phố Cần Thơ Nhóm đã xuống Cần Thơ 2 lần để đi khảo sát Lần đầu, nhóm đã khảo sát địa hình dưới đó, khảo sát vị trí các khu du lịch, các di tích văn hóa – lịch sử, các cồn, các vườn, các công ty du lịch và các cơ quan chính quyền, … nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về Cần Thơ Để từ đó nhóm mới lập bảng câu hỏi phù hợp nhằm thu thập được những thông tin cần thiết qua lần khảo sát thứ 2 của nhóm Nhóm nghiên cứu đã đi khảo sát dọc Bến Ninh Kiều, trung tâm thành phố, hội chợ, các cồn, các vườn và cả những công ty du lịch lẫn các nhàhàng, khách sạn Nhóm đã đi khảo sát trong suốt đêm hội hoa đăng Cần Thơ và đã gặp rất nhiều du khách như: khách Đức, khách Mỹ, Tây Ban Nha, Ý,… nhưng nhiều nhất là khách Pháp và có một vài nhóm khách trong nước Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp các du khách nước ngoài cũng như du khách trong nước để tìm hiểu nhu cầu của du khách nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp nhất cho du lịch thành phố Nhóm đã nỗ lực rất nhiều, nhiều lúc đi bộ rất mệt, trời mưa nhưng nhóm vẫn cố gắng thực hiện các cuộc khảo sát vì nhóm không có nhiều thời gian lưu lại lâu ở Cần Thơ, cũng như tình hình kinh phí cũng có nhiều giới hạn Chương này sẽ được trình bày trong 12 trang, từ trang 39 đến trang 50

Trang 3

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

trang

1.1 Lý luận về quản trị chiến lược 1

1.1.1 Chiến lược là gì? 1

1.1.2 Quản trị chiến lược 1

1.1.2.1 Hình thành chiến lược 1

1.1.2.2 Thực thi chiến lược 2

1.1.2.3 Đánh giá chiến lược 2

1.1.2.4 Lợi ích của quản trị chiến lược 3

1.2 Lý luận về du lịch 3

1.2.1 Các định nghĩa về du lịch 3

1.2.2 Bản chất du lịch 3

1.2.2.1 Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách 3

1.2.2.2 Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch 3

1.2.2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch 3

1.2.2.4 Xét từ góc độ thị trường du lịch 4

1.2.3 Các yếu tố cấu thành công nghệ du lịch 4

1.2.4 Các dạng du lịch 4

1.2.5 Các sự kiện trong lịch sử ngành du lịch 4

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ 2.1 Khái quát du lịch Cần Thơ - điểm hẹn non nước 6

2.2 Vị trí địa lý- điều kiện tự nhiên 7

2.2.1 Vị trí 7

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 7

2.3 Tiềm năng du lịch 8

2.4 Thực trạng 21

2.4.1 Tổng hợp hoạt động ngành Du lịch TP.Cần Thơ từ năm 2000 tới 2007 21

2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 22

2.5.1 Môi trường ngoài 22

2.5.2 Môi trường bên trong 29

Trang 4

TỚI NĂM 2020

3.1 Mục đích xây dựng chiến lược 38

3.2 Căn cứ để xây dựng chiến lược 38

3.3 Các chiến lược 38

3.3.1 Chiến lược phát triển du lịch sinh thái 38

3.3.2 Chiến lược phát triển du lịch văn hoá 38

3.3.3 Chiến lược phát triển du lịch nghĩ dưỡng 39

3.3.4 Chiến lược phát triển du lịch MICE 39

3.3.5 Chiến lược phát triển du lịch tàu biển 40

3.4 Các giải pháp 40

3.4.1 Phát triển du lịch sinh thái 40

3.4.2 Chiến lược phát triển du lịch văn hoá 41

3.4.3 Phát triển du lịch nghỉ dưỡng 42

3.4.4 Phát triển du lịch MICE 43

3.4.5 Phát triển du lịch tàu biển 45

3.4.6 Phát triển các sản phẩm mới cho du lịch Cần Thơ 45

3.5 Các kiến nghị 49

3.5.1 Các giải pháp về đầu tư phát triển du lịch – hoàn thiện cơ sở vật chất 49

3.5.2 Các kiến nghị xúc tiến du lịch 49

3.5.3 Các kiến nghị về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế 49

3.5.4 Kiến nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 50

3.5.5 Các kiến nghị về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch 50

3.5.6 Các kiến nghị về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch 50 KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

1) Ý nghĩa của đề tài:

_Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng đông , cộng thêm nhu cầu du lịch trong nước ngày càng cao Thêm vào đó, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO,hơn bao giờ hết Việt Nam đang đứng trước một vận hội lớn ,mở ra nhiều cơ hội đầu tư để du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ Tuy vậy vẫn không thiếu những thách thức mà ngành du lịch nước ta phải đối mặt, đòi hỏi du lịch Việt Nam phải có tầm nhìn chiến lược để tận dụng những cơ hội vượt qua những thách thức đưa du lịch nước nhà lên nấc thang mới để có thể cạnh tranh với du lịch của các nước trên thế giới

_ Nhưng chắc chắn rằng không thể chỉ áp dụng một chiến lược cứng nhắc cho một đất nước trải dài với 64 tỉnh thành cùng những đặc điểm địa lý, khí hậu, văn hoá… và tài nguyên du lịch khác nhau.Để khai thác tiềm năng du lịch một cách hiệu quả nhất, cần phải có những chiến lược phát triển riêng biệt phù hợp với từng địa phương nhưng vẫn tuân thủ theo chính sách phát triển chung của toàn ngành, góp phần giúp ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững

_ Xuôi về miền Nam, đến thăm Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằng chịt chở nặng phù sa màu mỡ bồi đắp cho những cánh đồng lúa tốt tươi bạc ngàn, những vườn cây nặng trĩu hoa trái Dừng chân tại vùng đất nổi tiếng khắp các tỉnh lục kỳ là miền đất Tây Đô với tên gọi hiện nay là thành phố Cần Thơ.Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương được thành lập theo Nghị quyết số 22/2002/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Để xứng đáng với tên gọi thủ phủ miền Tây, Cần Thơ đang ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan Số lượng khách đến tỉnh hàng năm không ngừng tăng từ 13 % đến 15% chứng tỏ Cần Thơ là một điểm đến đầy hứa hẹn trong tương lai Cần Thơ vốn mang trong mình những giá trị văn hoá truyền thống đậm chất Nam Bộ nay lại có thêm nhiều dự án đầu tư phát triển theo hướng hiện đại tạo ra một viễn cảnh tươi sáng cho vùng đất này Tiềm năng là thế nhưng vấn đề đặt ra ở đây là phải có một chiến lược phát triển hiệu quả giúp du lịch Cần Thơ phát triển theo hướng hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và phát huy đựơc những giá trị truyền thống

“ Một quốc gia , một tổ chức không có chiến lược giống như con tàu không có bánh lái không biết đi về đâu”

2) Mục đích nghiên cứu

_ Tìm hiểu tiềm năng du lịch của vùng đất với vị thế trung tâm vùng, đầu mối giao thông lại nằm bên con sông Hậu hiền hòa

_ Phân tích cơ hội-nguy cơ- điểm mạnh- điểm yếu của du lịch Cần Thơ

Trang 6

Từ đó nhóm nghiên cứu chúng tôi đóng góp những chiến lược, giải pháp cho công cuộc phát triển du lịch nơi đây Tiêu chí của nhóm nghiên cứu là tạo cho du lịch Cần Thơ hình ảnh xanh, sạch, đẹp, hiện đại và đậm chất văn minh sông nước miệt vườn ,xứng đáng là đầu tàu cho sự phát triển của cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Bài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về du lịch Cần Thơ và các tỉnh phụ cận Do hạn chế về thời gian và tài chính nên nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu qua các năm gần đây (chủ yếu là năm 2004, 2005, 2006 và 2007)

4) Phương pháp nghiên cứu:

Trong bài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: + phương pháp mô tả,

+phương pháp phân tích, +phương pháp so sánh và

+phương pháp điều tra dân số học :phỏng vấn trực tiếp 100 người chủ yếu là khách du lịch nước ngoài

nhằm làm rõ và phân tích vấn đề

5) Tính mới:

Dựa trên việc tham khảo những tài liệu về phát triển du lịch của sở du lịch Cần Thơ tới năm 2010 và các dự báo tăng trưởng du lịch của viện nghiên cứu phát triển du lịch làm cơ sở cho chúng tôi xây dựng chiến lược phát triển du lịch Cần Thơ tới năm 2020 với tính hiện đại và toàn diện, bền vững mà các đề tài trước chưa đề cập đến

6) Bố cục đề tài:

Đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và quản trị chiến lược du lịch

Chương 2: Tiềm năng- Thực trạng- Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch Cần Thơ Chương 3: Các chiến lược phát triển du lịch Cần Thơ

Trang 7

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

CHIẾN LƯỢC, QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Nội dung nghiên cứu

A- Lý luận về quản trị chiến lược:

 Khái niệm chiến lược -Quản trị chiến lược

 Hình thành chiến lược-thực hiện-đánh giá chiến lược  Lợi ích của quản trị chiến lược

B- Lý luận về du lịch

 Khái niệm về du lịch  Bản chất du lịch  Các dạng du lịch

 Các sự kiện trong lịch sử ngành du lịch

Trang 8

1.1 Lý luận về quản trị chiến lược:

1.1.1 Chiến lược là gì?

Chiến lược: là tập hợp các qui định (đường hướng, chính sách, phương thức,…) hành động để hướng tới mục tiêu dài hạn, để phát huy những điểm mạnh - khắc phục những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội _ vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất

Tầm nhìn  Sứ mệnh/Nhiệm vụ  Chiến lược  Kế hoạch hành động 1.1.2 Quản trị chiến lược:

Theo Fred David “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin, các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức”

Theo chúng tôi, Quản trị chiến lược là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật về thiết lập, thực hiện và đánh giá các chiến lược

Quản trị chiến lược gồm 3 giai đọan: hình thành chiến lược, thực hiện chiến lược, đánh giá chiến lược

1.1.2.1 Hình thành chiến lược:

Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa những chiến lược thay thế

1.1.2.1.1 Đánh giá các yếu tố bên ngoài:

Các ảnh hưởng của môi trường có thể chia thành 5 loại chủ yếu:  Ảnh hưởng kinh tế

 Ảnh hưởng về văn hóa, xã hội, địa lý và nhân khẩu  Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị  Ảnh hưởng công nghệ

 Ảnh hưởng cạnh tranh:

Phần quan trọng của việc kiểm tra các yếu tố bên ngoài là phải nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định được ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe dọa và mục tiêu chiến lược của họ

Thu thập và đánh giá thông tin về đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng để có thể soạn thảo chiến lược thành công

 Ma trận EFE

1.1.2.1.2 Đánh giá các yếu tố bên trong:

 Nội dung phân tích môi trường bên trong  Văn hóa tổ chức

 Quản trị:  Hoạch định  Tổ chức  Thúc đẩy  Nhân sự  Kiểm soát

Trang 9

 Marketing

 Tài chính/ kế toán  Sản xuất/ tác nghiệp  Nghiên cứu và phát triển  Hệ thống thông tin  Ma trận IEF

1.1.2.1.3 Phân tích chiến lược và lựa chọn:

 Thiết lập mục tiêu dài hạn

 Lựa chọn các chiến lược để theo đuổi

 Ma trận mối nguy cơ – cơ hội – điểm mạnh – điểm yếu (TWOS) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị phát triển 4 lọai chiến lược sau:

WO

nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài

T

ST

sử dụng các điểm mạnh của 1 công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài

WT

là những chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa của môi trường bên ngoài

1.1.2.2 Thực thi chiến lược:

Thực thi chiến lược là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược Thực thi có nghĩa là huy động quản trị viên và nhân viên để thực hiện các chiến lược đã được lập ra Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là thiết lập các mục tiêu hàng năm, đưa ra các chính sách, và phân phối các nguồn tài nguyên

1.1.2.3 Đánh giá chiến lược:

Giai đoạn cuối của quản trị chiến lược là đánh giá chiến lược  Quá trình đánh giá chiến lược

 Xác định nội dung cần đánh giá  Đặt những tiêu chuẩn đánh giá  Đo lường sự thực hiện

 So sánh việc thực hiện với tiêu chuẩn  Tìm nguyên nhân dẫn tới sự sai lệch  Tiến hành sửa chữa

Trang 10

Ngoài ra quản trị chiến lược còn được ứng dụng vào việc sử dụng một mô hình (xem phụ lục 5) gọi là mô hình quản trị chiến lược và được phân thành các cấp chiến lược: chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp kinh doanh, chiến lược cấp công ty, chiến lược toàn cầu (xem phụ lục 6)

1.1.2.4 Lợi ích của quản trị chiến lược:

Các nghiên cứu cho thấy rằng các công ty sử dụng khái niệm quản trị chiến lược có nhiều lợi nhuận và thành công hơn các công ty không sử dụng Qua một sự nghiên cứu có 80% sự cải thiện khả dĩ trong lợi nhuận của một công ty được đạt đến bằng những thay đổi trong chiều hướng chiến lược của nó.Ngoài ra nó còn có những lợi ích rõ ràng khác như sự cảm nhận về sự đe dọa từ môi trường tăng lên, sự hiểu biết về chiến lược của đối thủ được cải thiện, năng suất nhân viên tăng lên, việc phản đối thay đổi giảm xuống, và sự thông hiểu về mối qun hệ thành tích và phần thưởng rõ ràng hơn

1.2 Lý luận về du lịch

1.2.1 Các định nghĩa về du lịch:

1.2.1.1 Theo liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (international Union of Official Travel

Organization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề để kiếm tiền sống

1.2.1.2 Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di

chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc

1.2.1.3 Nhìn từ góc độ kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu

tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

1.2.1.4 Theo luật du lịch 2005 thì : du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch

1.2.2 Bản chất du lịch:

1.2.2.1 Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách:

Du lịch là một sản phẩm tất yếy của sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ khoa học- công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao

1.2.2.2 Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch:

Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tươnh ứng

1.2.2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch:

Trang 11

Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng cơ sở vật chất- kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển

1.2.2.4 Xét từ góc độ thị trường du lịch:

Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “ mua chương trình du lịch”

1.2.3 Các yếu tố cấu thành của công nghệ du lịch:

Một ngành công nghiệp được hiểu là bao gồm nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có những nét tương đồng hay đặc tính gần giống nhau, các đơn vị này cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng Ví dụ: các hãng hàng không tạo thành một thành phần công nghệ, những cơ sở lưu trú tạo thành các thành phần khác

Doanh nghiệp lữ hành Đại lý du lịch, nhà bán sĩ, doanh nghiệp sản xuất, tour du lịch trọn gói

Hãng hàng không Hãng hàng không thương mại vận chuyển hành khách, hãng hàng không cung cấp dịch vụ

Xí nghiệp vận chuyển Doanh nghiệp cho thuê xe, vận tải, công cộng

Các lĩnh vực hỗ trợ hay phụ thuộc bao gồm những doanh nghiệp như công ty bảo hiểm, đơi vị cung cấp thực phẩm, cửa hàng bán lẻ hay cung cấp dịch vụ khác, tuy không xem là thuộc lĩnh vực du lịch / lữ hành, nhưng cũng có những mối quan hệ hỗ tương với lĩnh vực này Ví dụ nhiều phi trường và khách sạn có thêm các dịch vụ nhà hàng, cửa hàng bán quà lưu niệm, dịch vụ thẩm mỹ; các hãng hàng không thường sử dụng các dịch vụ cung cấp khẩu phần ăn công nghiệp trên những chuyến bay

 Du lịch tham quan thành phố

 Du lịch trên những miền quê ( du lịch sinh thái)  Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm  Du lịch hội thảo, triển lãm MICE

1.2.5 Các sự kiện trong lịch sử ngành du lịch:

 Thế kỉ 18 trước công nguyên - Các cuộc hành hương của người Hy Lạp về đỉnh Olympus  Thế kỉ thứ 7 và thứ 8- Sự phát triển của du lịch tôn giáo

 Thế kỉ 13- Thời kì của các cuộc du hành tới trường đại học của Y.Ù

Trang 12

 Năm 1271- Cuộc viễn du của Marco Polo đến Nguyên Mông ( Trung Quốc cổ) theo Con đường tơ lụa

 Năm 1336- Cuộc thám hiểm của Francesco Petrarka vào rặng núi Alps Provence  Năm 1492- Cuộc thám hiểm của Columbus với việc phát hiện ra Châu Mỹ  Năm 1550- Cuốn sách đầu tiên hướng dẫn du lịch tại Ý: “ Giới thiệu về Ý”  Thế kỷ 18- Những cuộc du hành đầu tiên trong mùa đông

 Năm 1825- Xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới

 Năm 1841- Khai trương công ty du hành đầu tiên mang tên “ Thomas Cook”, và chuyến du hành đầu tiên bằng tàu hỏa

 Năm 1882- Mở những hiệp hội chủ khách sạn đầu tiên tại Thụy Sĩ  Năm 1904- Mở lộ trượt tuyết đầu tiên

 Năm 1924- Thực hiện Olympic mùa đông lần đầu tiên: xây xa lộ đầu tiên tại Ý  Năm 1934- Thành lập Hội các tổ chức du lịch chính thề (UIOOPT)

Quản trị chiến lược trong du lịch quả thật không đơn giản nhưng nếu không thực hiện chúng ta sẽ không nhận diện được chính xác vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả Nhận thấy đựơc tầm quan trọng này nhóm nghiên cứu đã ứng dụng các lý luận của quản trị chiến lược của Fred David vào bài nghiên cứu về du lịch Cần Thơ Chương sau sẽ trình bày những phân tích của nhóm nghiên cứu theo các bước của quản trị chiến lược

Trang 13

CHƯƠNG 2 :

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ

Nội dung nghiên cứu

 Khái quát Cần Thơ - điểm hẹn non nước:  Vị trí địa lí – đđiều kiện tự nhiên

 Tiềm năng du lịch  Thực trạng

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng o Môi trường ngoài

o Môi trường trong

Trang 14

2.1 Khái quát Cần Thơ - điểm hẹn non nước:

Cần Thơ là trung tâm tam giác động lực phát triển du lịch: thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Cần Thơ - Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang) Với vị trí trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ có sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui đang được xây dựng và nâng cấp, có các khu công nghiệp lớn và hoạt động có hiệu quả nhất khu vực, có trường Đại Học Cần Thơ, Trung tâm Đào Tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi cho Đồng Bằng Sông Cửu Long, cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam, trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ, nhiều cơ quan Trung ương và khu vực và khoảng 20 tờ báo có văn phòng đại diện tại Thành Phố Cần Thơ Cần Thơ còn là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế, mở cửa ngõ cho vùng đất châu thổ hòa nhập thị trường thế giới So với các tỉnh khác trong vùng, Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông, khách sạn, dịch vụ lớn nhất mạnh nhất vùng Cần Thơ là vùng đất có nhiều di tích, nổi tiếng, và những danh nhân ưu tú: Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Bà đồ Nguyễn Thị Nguyệt, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thần Hiến, Lưu Hữu Phước Ngoài những di tích tôn giáo như: đền, chùa, đình, miếu, nhà thờ, thánh thất, Cần Thơ là một thành phố đẹp trải dài 65km theo sông Hậu, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ chưa được khai phá Cầu dây văng Cần Thơ là chiếc cầu đẹp nhất nước, có chiều dài hơn 15 km sẽ được bắc qua sông Hậu nối liền Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long tạo thuận lợi cho vận chuyển và du lịch Các khu du lịch Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Cái Khế, đang xúc tiến đầu tư chắc chắn sẽ làm phong phú thêm cho du lịch sinh thái của Cần Thơ Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương Trong tương lai sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa để trở thành một đô thị sinh thái sông nước, có nhiều công trình tổ hợp đẹp, gắn với cảnh quan thiên nhiên, cây xanh hài hòa, có nhiều quãng trường lớn, điểm hẹn sông nước mà các nơi khác không có được Cần Thơ sẽ là một đô thị hiện đại, thắm đậm lòng người mang đậm dấu ấn đồng bằng, hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch trong tương lai

Đường đến Cần Thơ

 Đường bộ: Thành phố Cần Thơ nằm trên tuyến quốc lộ 1A, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 170 km về hướng Tây Nam Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi đến Cần Thơ bằng hệ thống đường bộ rất thuận tiện như An Giang, Kiên Giang đến Cần Thơ bằng quốc lộ 91, các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang đến Cần Thơ bằng quốc lộ 1A

 Đường thủy: Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, một nhánh của sông Mêkông Tàu trọng tải lớn vài ngàn tấn từ biển Đông đi qua cửa Định An có thể đến Cần Thơ dễ dàng và tiếp tục đến Campuchia và ngược lại Ngoài ra tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là hệ thống thủy nội quan trọng nối kết Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang, Cà Mau và các tỉnh khác

 Đường hàng không: Thành phố Cần Thơ có sân bay Trà Nóc lớn nhất khu vực đồng bằng được xây dựng trước năm 1975 đang được nâng cấp và mở rộng để trở thành sân bay quốc tế

Du lịch Cần Thơ nổi lên vai trò đầu mối trung chuyển khách du lịch của đồng bằng sông Cửu Long Hệ thống các siêu thị như Metro, Co-op Mart, City Mart, trung tâm thương mại Cái Khế, chợ gạo Thốt Nốt, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, trung tâm hội thảo quốc tế và cấp vùng, công viên nước, đã đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí cho nhân dân và du khách

Tổng số khách sạn hiện có trên địa bàn lên 120 với 3.000 phòng, trong đó có 24 khách sạn từ 1 đến 4 sao với 1.031 phòng Với hệ thống khách sạn lớn, các phòng họp đủ tiêu chuẩn trang bị máy móc hiện

Trang 15

đại, phù hợp với từng loại hội nghị và đáp ứng số người tham dự từ 50 đến 500 người Chỗ ăn nghỉ, vui chơi giải trí thuận tiện làm hài lòng khách tham dự hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước

Ngoài ra, Cần Thơ còn có những hội trường lớn như hội trường Thành ủy, Đại học Cần Thơ đủ sức tổ chức những đại hội lớn

2.2 Ví trí địa lí – điều kiện tự nhiên: 2.2.1 Vị trí:

Cần Thơ là một tỉnh nằm giữa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp 6 tỉnh trong 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Phía bắc giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, Minh Hải

Cần Thơ bao gồm:4 quận ( Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn), 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh), 30 phường, 4 thị trấn và 33 xã.(xem bảng đồ hành chính- phụ lục 7)

2.2.2 Điều kiện tự nhiên:  •Thời tiết:

Cần thơ có khí hậu ôn hòa, ít bão, ít giông, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11 Lượng mưa trung bình năm 1829 mm Số ngày mưa trung bình 114 ngày Mưa kiệt vào tháng 4, lưu lượng nước sông Hậu 1970 m3/giây, lưu lượng nước xuống thấp, gây tình trạng thiếu nước Mùa lũ thường xây ra vào tháng 9, lưu lượng nước sông Hậu đến 38.000 m3/ giây, hàm lượng phù sa 0,2 - 0,37 kg/m3 Thời kỳ này mưa tập trung gây ngập lụt góp phần cải tạo đất

Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 Năng lượng bức xạ năm khoảng 100 KCL/ cm2 Số giờ nắng: 7,1h/ ngày Bình quân năm 1800 - 2000 h

- Nhiệt độ : Trung bình 26,7oC Cao nhất 37,6oC Thấp nhất 17,8oC - Độ ẩm : Trung bình năm 82% Trung bình tháng 76% - 86%

- Gió: Hướng Đông Nam từ tháng 11 đến tháng 4 Hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 Tốc độ gió bình quân: 1,8m/s Max 30m/s

Trang 16

_ Sông Cái Lớn: Nối các kênh Xà No, Ô Môn, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Nàng Mau, Lái Hiếu với Biển Tây

_ Sông Cái Bé: Nối các kênh Thốt Nốt, Thị Đội với biển Tây

Ngoài ra, Cần Thơ còn có một hệ thống kênh đào khá lớn, với tổng chiều dài khoảng 4.000km Hệ thống sông ngòi chằng chịt quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ cho những cánh đồng lúa tốt tươi và những miệt vườn trĩu nặng hoa trái Mạng lưới sông ngòi dày đặc này đã hình thành tuyến giao thông

quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương phát triển

Cần Thơ có vị trí địa lí đặc biệt và được thiên nhiên ưu đãi có những điều kiện tự nhiên lí tưởng thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại đây Với hệ thống sông, kênh, rạch tạo thành một mạng lưới liên kết

các tỉnh và các khu vực

Từ Cần Thơ có thể đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và ra biển Đông bằng các tuyến sau:

- Đi Thành phố Hồ Chí Minh: theo sông Hậu, sông Măng Thít, sông Tiền, Kênh chợ Gạo Vân Cỏ – thành phố Hồ Chí Minh

- Đi Cà Mau: theo sông Hậu, kênh Phùng Hiệp - Đi Rạch Giá: theo sông Hậu, kênh Rạch Sỏi - Đi Long Xuyên

- Đi Pnôm pênh: Theo sông Hậu, biển Hồ

- Đi ra biển Đông theo sông Hậu ra cửa Định An

2.3 Tiềm năng du lịch :

o Bến Ninh Kiều

Cần Thơ có Bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều mỹ nhân

Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng so âng Cửu Long

Bên Bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ Cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ

Ngược dòng thời gian, Bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô

Trang 17

Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ sông Hậu cây cối sầm uất (thời Pháp cai trị đặt tên "Le quai de Commerce", nhân dân gọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi) Năm 1958 bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê lợi được đặt tên bằng một trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn là Ninh Kiều

Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào

Công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu.Trên bến sông suốt ngày tấp nập tàu, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long Bên bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ tàu thuyền tấp nập ra, vào Gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ - một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ Nơi đây, hấp dẫn khách du lịch là nhà hàng nổi trên sông, bạn có thể vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm cảnh sông nước

Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng

o Chợ nổi

Là nét sinh hoạt độc đáo của cư dân đồng bằng sông Cửu Long Bạn sẽ ấn tượng trước bức tranh sống động tuyệt vời của sông nước và con người nơi đây Mỗi ngày từ lúc mặt trời chưa mọc đã có hàng trăm ghe thuyền từ Cà Mau, Vĩnh Châu, Rạch Giá, Vĩnh Long đưa rau quả, trái cây về đây mua bán Bên cạnh những nông sản, cây trái trong vườn là những động vật đánh bắt được trong ruộng, vườn như chim đồng, tôm cá, rùa rắn Lâu dần, chợ nổi không chỉ là nơi trao đổi những sản phẩm nuôi trồng trong vườn và những thứ cần dùng, mà có cả những hàng quán ăn uống như chè, cháo, cà phê Gần đây ta còn dễ dàng bắt gặp ở những chợ nổi người ta còn có thể hớt tóc, hay đến may đo quần áo, sửa đồng hồ, radio, tivi Đến khi mặt trời lên cao, từng lúc, từng nhóm ghe thuyền tản ra ngược xuôi về lại chốn cũ để chuẩn bị cho phiên chợ nổi hôm sau

Độc đáo nhất của chợ nổi Cần Thơ là những cây "bẹo" (cây sào tre cắm ở mũi ghe, treo các sản vật miệt vườn như cam, xoài, quýt, bưởi v.v ), bạn chỉ cần nhìn những thứ treo trên bẹo là biết xuồng ghe đó mua bán những thứ gì! Hiện nay, ở chợ nổi có những hình thức “bẹo hàng” hiện đại hơn như những bảng hiệu, hộp đèn, áp phích, băng rôn của các ghe hàng, các cửa hàng nổi

Từ cái tên chợ nổi cũng đã thể hiện sự mộc mạc, chân chất của con người phương Nam Thông thường việc mua bán ở các chợ nổi đa số chỉ có thương lái và thương lái Thương lái trên bờ và thương lái trên sông mua bán với nhau Một số ít là nông dân tự đem hàng hoá của mình ra chợ bán nhằm kiếm thêm chút tiền lãi Thương lái trên sông là những chủ ghe (có khi là cả một hộ gia đình) chuyên sống nghề sông nước Thương lái trên sông đi khắp nơi, họ vào tận những vùng xa xôi hẻo lánh để mua hàng hoá (chủ yếu là nông sản) của nông dân để về bán lại Thương lái từ các chợ trên bờ đến đây mua để rồi tiếp tục mang đi bán lại khắp nơi

Và ngày nay, dẫu rằng đường bộ đã phát triển đến tận những vùng nông thôn hẻo lánh của thành phố Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhưng các chợ trên sông vẫn tiếp tục tồn tại,

Trang 18

tiếp tục họp tan theo con nước lớn ròng - một nét văn hóa đặc sắc của người dân miền sông nước đồng

bằng

Chợ nổi CÁI RĂNG

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km, theo hướng quốc lộ 1 đi Sóc Trăng Cùng với chợ Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ Đây là một trong hai chợ lớn giao thương chủ yếu là mua và bán sỉ các loại trái cây và nông thổ sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo, nhu yếu phẩm

Chợ nổi PHONG ĐIỀN

Chợ nổi Phong Điền là chợ nổi lớn hơn hẳn so với chợ Cái Răng, nằm ngay ngã ba sông, một nhánh từ Cần Thơ vào, một nhánh rẽ đi Cầu Nhiếm và một nhánh xuôi về Trường Long (thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ), cách thành phố Cần Thơ khoảng 17km Theo người dân nơi đây cho biết : " Ngày xưa vùng chợ nổi Phong Điền này là một bến đò Ngay trên bờ có một cái chợ cóc Hàng ngày ngư dân ở các ngả sông về đây mua bán, trao đổi hàng hóa Do phải lên bến xuống thuyền rầy rà nên dần dần người ta mua bán ngay trên ghe, xuồng Do đó mà hình thành nên chợ nổi "

Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng khi mặt trời vừa chớm mọc và đến 7-8 giờ là lúc mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần Đây là một trong những chợ buôn bán trái cây đặc sản: cam, quýt, bưởi, vú sữa, sapôchê và các sản phẩm vườn, rẫy độc đáo của địa phương Nếu như chợ Cái Răng tập trung nhiều ghe trọng tải lớn thì Phong Điền tập trung nhiều ghe tam bảng Hình ảnh những chiếc ghe tam bảng đầy ắp những hàng hóa nơi đây tạo ra một bức tranh sinh động đầy màu sắc như câu hò :

"Phong Điền chợ nổi ven sông

Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều."

o Vườn du lịch:

Trong những năm gần đây, nhiều vườn du lịch xanh tươi đã được hình thành trên những tuyến lộ Cần Thơ, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan Du khách được hòa cùng cuộc sống bình dị nhưng ấm nồng tình làng nghĩa xóm của bà con nông dân ở các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Lạc là vùng kinh tế vườn nổi tiếng từ xưa đến nay

"Hò ơ

Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba Mặc piyama khăn rằn quấn cổ Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ Muốn cùng em thố lộ đôi lời Cấy cày cực lắm em ơi

Theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no”

Có thể kể đến các vườn du lịch như :Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Điền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình

Trang 19

Vườn du lịch Mỹ Khánh

Quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Đầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là

đến vườn du lịch Mỹ Khánh Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều

loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm

Du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được nếm các loại trái cây chín và những món ăn đặc sản miệt vườn Dưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm

Khu du lịch Ba Láng

Cách Tp Cần Thơ 9km (trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc Trăng, qua cầu Cái Răng) rộng 4,2ha Do Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phước khai thác, cũng khai thác một số hạng mục như: khu vườn cây ăn trái (tại đây, khách chỉ cần mua vé là có thể thoải mái hái trái cây ăn), các ốc đảo là khu dành cho khách tự chế biến thức ăn, chèo xuồng len lỏi trong các ao khép kín, câu cá

Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini

Khu du lịch sinh thái Phù Sa

Nằm ở cồn Ấu là bãi cồn có diện tích khoảng 30ha Ở giữa cồn hiện là một phần của chiếc cầu Cần Thơ (một trong 2 mố cầu nằm trên cồn Ấu) - Cần Thơ Từ Bến Ninh Kiều đến đây chỉ khoảng chưa đầy 1km theo đường chim bay

Đến tham quan Phù Sa, bạn sẽ được đón bằng tàu từ bến Ninh Kiều, với quãng đường thủy dài khoảng 800m và chỉ mất gần 10 phút ngồi tàu Ấn tượng đầu tiên của du khách đến đây là việc đi bộ ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên mà đặc trưng nhất là cây bần - có mặt gần như trên từng diện tích khu du lịch

Những trái bần chín trên cây sẽ được nhân viên nhà hàng chế biến thành món ăn đặc sản là canh chua bần hay món cá rô kho bần rất độc đáo…

Trong khu du lịch có 1 hồ nuôi cá sấu rộng 1 ha, du khách có thể câu cá sấu giải trí Đặc biệt, tại đây còn có hồ bơi thiên nhiên, nằm ven sông Hậu Ngoài ra, các trò chơi như lướt ván trên sông Hậu cũng được đầu tư để phục vụ du khách Tại đây cũng có phòng nghỉ riêng biệt (giống resort) cho cả gia đình…

Vườn cò Bằng Lăng

Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi Du khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn

Chủ nhân của khu vườn độc đáo này là một nông dân Nam Bộ chính hiệu, ông Nguyễn Ngọc Thuyền cho biết, khoảng tháng 1/1983, bỗng dưng một đàn cò ma, loại cò nhỏ, mình đen, cánh mầu xám trắng tiệp với mầu lá cây đông tới hàng trăm con bay về đậu kín một góc vườn Ít lâu sau chúng đột ngột bỏ đi cả đàn, phải đến gần một năm sau mới thấy chúng quay trở lại và lần này chúng kéo theo đám bạn mới tính ra đến gần chục loại cò với đủ các kích cỡ và số lượng ước tới cả chục nghìn con Lần này chúng định cư luôn tại đây và sinh sôi nảy nở đông hơn (theo tuoitre.com.vn)

Khu vườn nay đã rộng 15 công và tất cả những bụi tre, ô môi trong vườn từ lâu đã là nhà của chúng Loài cò nhỏ có: cò ngà mỏ vàng, cò quắm, cò cá mỏ đen - loại có biệt tài bắt cá Nhìn chung những loài

Trang 20

này chỉ nặng chừng vài trăm gam Lớn hơn có cò ma, cò rằn, cò xanh, cò ruồi mỏ vàng - loại cò hay đậu trên lưng trâu bắt ruồi

Trong vườn hiện còn có một số loại cò có kích thước lớn hơn: còng cọc đen tuyền chân vịt, bạc má cũng mầu đen nhưng lớn hơn, còng cọc chân cao mỏ dài Những loài cò lớn những năm gần đây bắt đầu xuất hiện và nhập chung bầy đàn như: vạc lông rằn, diệc móc, diệc lửa có con nặng tới ba kg Đặc biệt, một loài chim thuộc hàng quý hiếm đang bị săn lùng ráo riết để làm thuốc - bìm bịp cũng hiện diện thường xuyên tại vườn với hai loài: bìm bịp bà và bìm bịp cóc 6 - 7h sáng từng đàn cò rời khỏi những ngọn cây bay trắng cả một vùng tỏa đi khắp nơi và đến chiều khoảng 17 - 18h chúng lại bay về tổ làm xáo động cả khu vườn

Vườn đom đóm Cái Sâu

Đi đò chạy dọc vào miệt Cái Nai, Cái Da rồi qua rạch Cái Sâu Đò chạy chầm chậm len lỏi vào các rạch nhỏ vừa lúc màn đêm buông xuống,những vòm cây đang lập lòe ánh sáng vàng xanh mát dịu

Tuy đom đóm trưởng thành vào mùa hè, nhưng ở miệt Cái Sâu mùa nào cũng có đom đóm phát sáng Đây là một lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi ban cho Cái Sâu Một loại hình tham quan lý tưởng cho du lịch sinh thái, phù hợp với nhu cầu sở thích của du khách, đặc biệt là du khách Nhật do ở đất nước Nhật, loài đom đóm đang gặp nguy cơ tuyệt chủng, nên người Nhật rất quý và tìm cách bảo vệ chúng

Viện lúa ĐBSCL (CLRRI)

Địa điểm ở huyện Ô Môn nơi được đầu tư và ứng dụng Công nghệ sinh học sớm nhất khu vực ĐBSCL, có Ngân hàng gien lưu trữ hơn 100 giống lúa cùng dự án bảo tồn gien của các loại tôm cá nước ngọt vùng ĐBSCL

Vườn xương rồng

Số 10/6 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Cần Thơ là nơi cung ứng, trao đổi hơn 1.500 loại giống xương rồng cho nhiều người ưa thích trong nước với nhiều loại quý hiếm từ Châu Âu, Châu Á và những giống mới nhất từ Châu Mỹ Gần đây, Cần Thơ đã trở thành trung tâm xương rồng lớn nhất nước sẵn sàng mở cửa hợp tác, liên kết trao đổi với các nơi có cùng ý thích

Lộ vòng cung

Sông Cần Thơ bao bọc thành phố Cần Thơ là địa danh nổi tiếng của thời chiến tranh diệt Mỹ khốc liệt, "Đạn chen đầu đạn, bom cài hố bom" nơi xảy ra những trận đụng độ nảy lửa đồng thời cũng là nơi ghi dấu nhiều chiến công oai hùng của dân quân Cần Thơ Nay Lộ Vòng Cung đang được cải tạo nâng cấp để trở thành vành đai du lịch sinh thái miệt vườn

Nông trường sông Hậu

Nông trường sông Hậu nằm tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ Đây là một mô hình đa canh theo quy trình khép kín nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản có hiệu quả trong nhiều năm qua Với diện tích rộng đến 7.000 ha, nơi đây có cả những đồng lúa xanh rờn, những con rạch nên thơ hai bờ xanh kín bạch đàn và có cả những vườn cây ăn quả đang phát triển, những ao cá, chuồng heo.Được du khách quan tâm như là một nét sinh thái độc đáo với mô hình "Ruộng, vườn, ao, chuồng" Nhiều khách nước ngoài đã không ngại ví Nông trường sông Hậu như một Cần Thơ thu nhỏ

Nông trường Sông Hậu đã xây dựng thêm khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nơi đây đã từng đón tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng Nhà nước Việt Nam, nhiều đoàn chuyên gia, nông dân sản xuất giỏi trong ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu

o Làng nghề truyền thống

Trang 21

Làng đóng ghe xuồng

Cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 km, theo quốc lộ 1A Làng đóng ghe xuồng Ngã bảy Phụng Hiệp hình thành rất sớm ở đồng bằng sông Cửu Long, dân sông nước đồng bằng sông Cửu Long đều biết làng này là nơi làm ra những sản phẩm ưng ý nhất vùng.Vào những năm 1940, làng nghề Phụng Hiệp chỉ đóng ghe xuồng phục vụ dân chài lưới, đi câu, vận chuyển lúa gạo, thủy sản, trái cây Đến thập niên 1960 trở đi có thêm vỏ lãi Cuối thập niên 1990 là những tàu biển trọng tải lớn Đã có hàng trăm hàng ngàn xuồng câu, ghe xuồng ra đời từ nơi này lênh đênh trên sông nước Cửu Long “Xuồng Cần Thơ", loại xuồng năm lá mà dân miền Tây quen thuộc xuất xứ từ chính làng nghề này

Làng hoa Thới Nhựt

Làng hoa Thới Nhựt thuộc xã An Bình có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết

Lúc đầu chỉ khoảng 10 hộ trồng chủ yếu vạn thọ, cúc mâm xôi, thược dược, mai các loại nhưng bây giờ có đến hàng trăm hộ phát triển thêm nhiều giống hoa nhập khẩu mới khá độc đáo như cúc Indonesia, vạn thọ Pháp, Xương rồng Thái, hướng dương, lan… và đặc biệt là mai ghép các loại

Làng đan lưới Thơm Rơm

Ở xã Thạnh Hưng - Thốt Nốt có trên 70 hộ gia đình làm nghề đan lưới mỗi mùa nước đến, làng đan lưới tập trung huy động hàng ngàn người làm việc Đan tay, dệt máy, kết lưới bắt viền, cột phao, công việc luôn luôn nhộn nhịp Có nhiều loại sản phẩm như loại lưới mắt nhỏ dùng để bắt cá linh, cá rô; Lưới mắt lớn hoặc lưới ba màn để bắt cá mè vinh và các loại cá lớn

Làng đan lọp Thới Long

Tại xã Thới Long (Ô Môn - Cần Thơ) có làng đan lọp bắt tép (dụng cụ bắt con tép), là phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước nổi hàng năm

Làng nghề có trên 300 hộ hoạt động nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm Du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy sự tinh tế, tỉ mỉ, của người thợ trong từng công đoạn đan lọp tép từ khâu đập vành, chẻ nan, bện hom, dệt khung cho đến câu mình, ráp thành cái lọp hoàn chỉnh

Du thuyền

Những ngày đẹp trời ngồi trên du thuyền xuôi theo dòng nước, du khách nhấm nháp ly rượu đế (rượu này từ nếp hoặc gạo) với những món ăn đặc sản quê hương, vừa ngắm cảnh hoang sơ, mộc mạc của dòng sông hiền hòa mến khách vừa nghe ca vọng cổ Nam bộ, bài hát thắm đượm tình yêu thương con người và đất nước mến yêu

Ngoài những du thuyền lớn, còn có những du thuyền nhỏ, xinh xắn sẽ đưa du khách len lõi vào những kênh rạch chằng chịt phủ trùm bóng mát, ríu rít tiếng chim kêu Ghé thăm vườn cây trái hoặc thẳng đến phiên chợ nổi ghe thuyền tấp nập để du khách thưởng thức khung cảnh thanh bình của miền quê sông nước

Chèo xuồng kayak ở Cần Thơ

Khách sạn liên doanh Victoria Cần Thơ hiện có tour khám phá bằng xuồng kayak Khách đi tour, chèo xuồng ngang bến Ninh Kiều, vào sâu con rạch phường Hưng Phú, đổ ra Bùng Binh sông Cần Thơ, ngoằn ngoèo qua các con rạch mọc đầy những cây bần cổ thụ của cồn Ấu

Trong không khí hoang sơ, bạn được thưởng thức bữa ăn thời khẩn hoang với ếch nướng mọi, tôm nướng lửa than chấm muối ớt; gà xé phay, thêm chút cháo gà dằn bụng với rượu trái cây trong tiếng nhạc lời ca của loại hình đờn ca tài tử

Trang 22

Rời xuồng kayak, bạn tạt qua khu vui chơi giải trí Tân Bình Ở đây, khách được đi xe ngựa quanh các con đường rợp bóng cây ăn trái; xuống mương nơm cá, hái cù nèo, bơi xuồng ba lá, đi cầu khỉ Ở Cần Thơ, ngoài việc đi du thuyền tham quan chợ nổi - nét văn hóa giao thương độc đáo vùng sông nước - bạn còn được tham quan làng nghề nông nghiệp và ngôi nhà rường hàng trăm tuổi ở vườn du lịch Mỹ Khánh

Chợ đêm Tây Đô tỉnh Cần Thơ - Chợ văn hoá du lịch

Chợ nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khuôn viên công ty Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ Dẫu mới tái thành lập trong thời gian gần đây, nhưng chợ đêm Tây Đô đ¬ược xem là một điểm văn hóa du lịch đặc trưng, nổi bật và hấp dẫn ở Cần Thơ hiện nay Chợ đêm Tây Đô không chỉ thu hút người dân địa phương mà kể cả du khách gần xa

Điều đáng ghi nhận là chợ đêm Tây Đô tuy mới tái thành lập nhưng nó được nhiều người cổ vũ, tán đồng và cùng tham gia họp chợ Chợ đêm Tây Đô xưa là một chợ đầu mối phân phối các mặt hàng ở khu vực đi các vùng lục tỉnh, thành phố và ngược lại Đặc biệt thời bấy giờ, chợ đêm Tây Đô còn là một điểm phố ẩm thực về đêm, cùng với các dịch vụ giải trí liên tục hoạt động trong một thời gian khá dài có thể nói là một thị phần trong điểm hẹn trao đổi buôn bán, giới thiệu các sản phẩm không thể thiếu được trong sinh hoạt của người dân lục tỉnh thời đó Nhưng tiếc thay, do bị ảnh hưởng chiến tranh, chợ đã nhiều lần gián đoạn

Chợ đêm Tây Đô hiện nay có kiến trúc hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh và hoàn toàn mang phong cách Nam bộ Chợ được chia theo từng gian hàng rất thứ tự và thông thoáng Cho dù các thương dân có bày bán nhiều chủng loại mặt hàng thì vẫn trông rất gọn gàng và thẩm mỹ Đường đi bộ mua sắm trong lòng chợ hoàn toàn nhựa hóa và thoáng rộng

Các sản phẩm tại chợ đêm Tây Đô đều được chọn lọc, phong phú và đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong việc lựa chọn sản phẩm Đi kèm với hàng hóa, chợ đêm Tây Đô còn có những dịch vụ giải trí như: trò chơi điện tử, sân khấu ca nhạc ngoài trời và các chương trình giải trí thư giãn khác Đến chợ đêm Tây Đô, du khách sẽ thật sự có một chuyến du lịch hữu ích và những kỷ niệm khó phai Vì ngoài việc mua sắm những món quà kỷ niệm hay những sản phẩm cần dùng trong sinh hoạt, du khách còn được thưởng thức những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc mà chỉ có ở hạ nguồn sông Mê Kông nổi tiếng mới có được

Chợ cổ Cần Thơ

Còn gọi là chợ Hàng Dương hay "chợ lục tỉnh", nằm trên đường Hai Bà Trưng Chợ này được xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây

Chợ này có một nét rất riêng, rất độc đáo của đồng bằng châu thổ là đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo đèn trước mũi lấp lánh cả một khúc sông Gần đây, Thành phố Cần Thơ đã có dự án quy

hoạch lại khu chợ cổ Cần Thơ với bến tàu du lịch, nhà chờ, gian hàng lưu niệm để du khách dễ mua, bán Ca nhạc tài tử ở vùng đất Tây Đô

Cần Thơ gạo trắng nước trong; ai đi đến đó thì không muốn về" - câu ca dao lưu truyền từ bao đời đã làm lay động lòng người mỗi khi có dịp dừng chân ghé thăm vùng đất Tây Đô ở cực nam tổ quốc

Đến Cần Thơ, ngoài tận hưởng đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê nhà, ăn cơm sốt dẻo nấu bằng gạo Tài Nguyên thơm phức với mắm cá lóc, kèm bát canh cua đồng nấu với bông so đũa vàng ươm, bạn đừng quên một nét đẹp văn hoá truyền thống ít nơi nào có được: Đó là đi du thuyền nghe ca nhạc tài tử

Khi “Tây đô” lên đèn, thì chiếc du thuyền cũng tách bến Ninh Kiều, lướt sóng ra dòng sông Hậu và cứ mỗi tour như thế một giờ đồng hồ Mỗi tối 2 tour, từ 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 và 21 giờ đến 22 giờ

Trang 23

Chiếc thuyền ấy rộng lớn, trọng tải 100 tấn, sức chứa 40 đến 60 người/tour Đây là chiếc “du thuyền sông Hậu” thuộc Công ty Du lịch tỉnh Cần Thơ, đưa du khách ra sông Hậu hứng mát, giải trí và thưởng thức chương trình đờn ca tài tử trên thuyền trong một tiếng đồng hồ

Dù kê

“Dù kê của người Khmer giống như cải lương của người Nam bộ, tức là cũng có tuồng tích nhưng ngoài lực lượng diễn viên thuộc tuồng bụng, người xem nếu ngẫu hứng cũng có thể tham gia bằng các điệu múa dân gian”

o Di tích lịch sử văn hóa Bảo tàng Cần Thơ

Bảo tàng Cần Thơ được thành lập vào năm 1976, qua nhiều lần thay đổi đến năm 1992 chính thức mang tên Bảo tàng Cần Thơ Nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ quần chúng và nghiên cứu khoa học, năm 1998 Bảo tàng Cần Thơ khởi công xây dựng mới và thay đổi nội dung trưng bày Đến ngày 31/8/2001 Bảo tàng Cần Thơ khánh thành và đưa vào hoạt động với các nội dung trưng bày chủ yếu:

 Gian long trọng: Giới thiệu khái quát về những đặc điểm tự nhiên và xã hội của Cần Thơ

 Gian Cần Thơ – Đất nước – Con người: Giới thiệu Vị trí địa lý; Đất đai, khí hậu, động thực vật, cảnh quan; Văn hóa Óc Eo; Văn hóa 3 dân tộc: Việt – Hoa – Khmer

 Gian lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân Cần Thơ: Giới thiệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ

 Gian Thành tựu Kinh tế – Văn hóa – Xã hội của Cần Thơ từ năm 1975 đến nay

 Gian Trưng bày chuyên đề: Thường xuyên thay đổi nội dung trưng bày, giới thiệu về lịch sử, văn

hóa của Việt Nam và thế giới Làng cổ Long Tuyền

Làng cổ Long Tuyền nằm ở phía tây nam vàm sông Cần Thơ, nay gồm các phường Bình Thủy, An Thới cùng hai xã Long Tuyền, Long Hòa thuộc thành phố Cần Thơ.Theo QL91 hướng Long Xuyên qua cầu Bình Thủy rẽ trái sẽ đến làng cổ, thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà trên 130 tuổi, chứa đựng những nét đặc trưng nhất của một làng cổ miệt vườn châu trang trí nội ngoại thất vẫn còn nguyên vẹn, đáng để ý là các công trình chạm khắc gỗ, kiến trúc của các ngôi nhà cổ là sự kết hợp ngoại thất Pháp và nội thất Việt Nam, đây là

nét đặc trưng nhất mà các đại điền chủ, phú hào ở đồng bằng sông Cứu Long trong thời gian tới

Trước khi có "tỉnh Cần Thơ" trên bản đồ hành chính (1876) vùng đất này thuộc "lục ấp" rồi dần trở thành làng Bình Hưng (1844, đời Thiệu Trị thứ 13) Đến năm 1852, nhân sự kiện đoàn hải thuyền của Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt thoát hiểm ngay trên sông Bình Thủy thuộc làng, nên cái tên Bình Thủy ra đời Bình Thủy đã đẹp sao phải đổi lại là Long Tuyền (1908)? Các bậc tiền nhân đã lý giải và bình thật hay: "Rạch này (ý nói sông Bình Thủy) nước chảy uốn khúc như thân rồng nằm, miệng rộng và vàm sông Bình Thủy há toác ra ngậm trái châu là đất Cồn Linh án ngang vàm sông Các chi lưu của bốn rạch tủa ra như bốn chân rồng Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng Nước sông bốn mùa lăn tăn gợn sóng như muôn triệu vẩy rồng lấp la lấp lánh, ẩn hiện giữa những vườn cây trái xum xuê " Địa hình Long Tuyền như biểu tượng thu nhỏ của vùng đồng bằng sông nước mênh mang này Sông Bình Thủy dài 15 km chia làng thành hai phần đối xứng rồi từ đây tỏa ra trên 30 con kênh rạch lớn nhỏ tự nhiên hoặc nhân tạo đan xen chằng chịt với những tên gọi rất bình dị như điệu hò nơi đây vậy

Trang 24

Bà Đồ, Bà Chủ Kiểu, Ông Đội, Ông Quới, rạch Cam, rạch Chanh Cả một nền "văn hóa ghe xuồng" hiển hiện trên sông rạch rồi vườn cây kế tiếp vườn cây, xanh ngắt, ngút ngàn

Các cụ đã tiên liệu Long Tuyền sẽ là một vùng "địa linh nhân kiệt", là "đất học" Và sự thật đúng như vậy Làng cổ Long Tuyền là nơi sinh ra cụ Thủ khoa Nghi Chi Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872), một trong bốn Rồng vàng đất Nam Bộ.Vở tuồng nổi tiếng Kim Thạch kỳ duyên của Cụ được coi là cổ nhất nước ta từng lưu diễn khắp lục tỉnh, trên cả ba miền và cũng là vở tuồng đầu tiên của nuớc nhà được dịch ra tiếng Pháp

Trong hai cuộc chiến khốc liệt giành độc lập dân tộc, người dân Long Tuyền luôn thể hiện nghĩa khí truyền đời "Anh hùng sáu tỉnh thiếu chi đây " của cụ Thủ khoa ngày trước Là một xã nằm trên tuyến lộ vòng cung oai hùng "Đạn chen đầu đạn, bom cài hố bom" khốc liệt năm xưa, tấm lòng trung trinh vì cách mạng của người dân Long Tuyền thật vô cùng Xã có đến 409 gia đình liệt sĩ, 16 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" mà Đảng, Nhà nước phong tặng xã Long

Tuyền là một minh chứng cụ thể cho phẩm chất đó

Đã đến Cần Thơ, du khách thường tìm đến Long Tuyền bởi nơi đây ngoài cảnh sông nước hữu tình, còn có đến sáu di tích cấp quốc gia, chiếm gần một phần ba số di tích quốc gia cả tỉnh Cần Thơ Đình Bình Thủy( tức Long Miếu cổ tự), chùa Nam Nhã (nơi từng lưu dấu chân của Phan Bội Châu, Cường Để và sau này là nhà cách mạng Ngô Gia Tự), Hội Linh cổ tự, Long Quang cổ tự, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, trụ sở An Nam Cộng sản Đảng và cũng không thể bỏ qua thắng cảnh vườn lan, nhà cổ Bình Thủy (26/1A đường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ)

Phong khí văn hóa Long Tuyền là sự hòa quyện của đất, nước và con người nơi đây; là sự nở hoa của quá khứ trong lòng hiện tại; là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại Long Tuyền tuy tiếp xúc với nhiều nền văn hóa (Hoa, Khmer, Pháp, Nhật, Mỹ ) nhưng vẫn tạo ra, giữ gìn được bản sắc "văn minh miệt vườn sông nước" rất riêng, rất độc đáo và đó chính là nội lực, là cội nguồn sức mạnh giúp Long Tuyền đứng vững, phát triển trên vùng đất mới đầy biến động

Đình có kiến trúc khác với các đình ngoài Bắc: ngôi tiền đình và chính điện hình vuông, mỗi chiều có 6 hàng cột, mỗi hàng 6 cột Các cột trong chính điện được chạm khắc hình rồng, hoa mẫu đơn quấn quanh Chánh điện có ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên" Trên nóc có gắn tượng người, kỳ lân, cá hoá rồng Đình thờ bổn cảnh thành hoàng và thờ các vị có công với nước như Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập,

Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các ngày lễ thượng điền, hạ điền tại đình rất đông vui với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, nữ công gia chánh được duy trì cho đến nay và được đông đảo nhân dân tham gia

Chùa Ông

Chùa Ông có lối kiến trúc độc đáo được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ thuở ban đầu

Trang 25

Chùa được xây dựng năm 1894 - 1896 trên một khu đất có diện tích chừng 532m² Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lưỡng long chầu nguyệt, cá hoá long, chim phụng Ở hai đầu đao là hai tượng người cầm mặt trời, mặt trăng Trong chùa thờ Quan Công, một vị tướng thời Tam Quốc, tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh

Chùa Nam Nhã

Trước đây, Chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường và là nơi liên lạc, hội họp của các phong trào đấu tranh chống Pháp Chùa Nam Nhã là nơi hoạt động của những sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội Năm 1917, chùa được trùng tu Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa

sân là hòn non bộ cao hơn 2m

Trong chính điện có bàn thờ sư cụ Giác Nguyên, Lịch Đại Tổ sư, ban thờ Tam giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử và tượng Lão Tử Hai bên chính điện là hai ngôi nhà 5 gian dành cho phái nam và phái nữ ở Phía sau là khu vườn mộ, nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa

Ngày nay, du khách đến đây không chỉ thưởng thức vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa, mà đến đây họ còn tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước phong trào Đông Du, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ trong những năm đầu khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam

Hội Linh Cổ Tự

Tọa lạc tại số 314/36, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, thành phố Cần Thơ Chùa xây cất năm 1907, lúc đầu bằng tre, lá sau đó nhờ bà con quyên góp nên năm 1914 chùa được xây lại bằng gỗ và gạch ngói Khi mới lập, chùa có tên "Hội Long Tự" có ý nghĩa mong muốn sự thịnh vượng tốt đẹp cho nhân dân quanh vùng Năm 1914 hòa thượng Thích Hoành Đạo trụ trì, chùa đổi tên là "Hội Linh Cổ Tự" Chùa còn là nơi bảo vệ cán bộ cách mạng địa phương Chùa Hội Linh Cổ Tự còn giữ những tác phẩm điêu khắc gỗ có giá trị như bức tượng Giám Trai, chuông đồng mõ, bộ binh khí (16 cái) và hàng

chục bức tượng bằng gỗ, xi măng, thạch cao và đồng Long Quang cổ tự

Tọa lạc tại số 155, tổ 6, khu vực Bình Nhựt B, phường Long Hoà, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Chùa Long Quang là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ Tính đến năm 2005 đã trải qua 180 năm Chùa có từ thời Minh Mạng thứ 5 (1825) với tên gọi ban đầu là “Long Quang Trường Tự” hay “Long Quang Tự”

Thuở xưa, Long Quang Cổ Tự là một cái am nhỏ do nhà sư Võ Văn Quyền tự lập, đến năm 1853 phát triển thành ngôi chùa Sau đó, nhà sư Võ Văn Quyền ra đời, hòa thượng Quảng Hiền về chủ trì, chùa được xây dựng lại và đổi tên là “Long Quang Tự”

Năm 1966, nhà sư Nguyễn Văn Phước, pháp danh Thiện Chiến trùng tu lại ngôi chùa sau những năm chiến tranh, ông đổi tên là “Long Quang Cổ Tự” Long Quang Cổ Tự là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo với 50 tượng thờ được chạm trổ từ cây giáng hương cách đây hàng trăm năm, tiêu biểu là nhóm tượng 18 vị La Hán

Ngoài ra, về mặt lịch sử Long Quang Cổ Tự trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ là nơi ở, điểm liên lạc của nhiều cán bộ hoạt động ở vùng ven và nội thành Cần Thơ Ngày 21/06/1993, chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định số 774/QĐ.BT công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật

Chùa Munir Ansây

Trang 26

Số 36, đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ

Dân tộc Khmer vốn nổi tiếng và hấp dẫn bởi các chùa nguy nga, lộng lẫy và nét đẹp văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Đến với ngôi chùa của người Khmer – nơi sinh hoạt, học tập, gắn liền với đời sống của họ từ lúc sinh ra, trưởng thành và chết đi bạn sẽ hiểu thêm về phong tục tập quán như tháp chứa hài cốt, các nghi thức hành lễ, Ở Cần Thơ, chùa Munir Ansây là ngôi chùa Khmer đẹp và độc đáo tọa lạc tại trung tâm thành phố Chùa có lối kiến trúc theo Phật giáo tiểu thừa, được thiết kế và xây dựng rất công phu, tỉ mỉ khách tham quan có thể tìm hiểu các điển tích về Phật giáo Mỗi khi đến Cần Thơ du khách trong và ngoài nước tham quan ngôi chùa nổi tiếng này để chụp hình và mua quà lưu niệm

Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩasinh năm Đinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, nay thuộc phường An Thới, TP Cần Thơ Ông đỗ Giải nguyên năm Ất Mùi 1835 và mất năm 1872 Ông là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sanh năm Đinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, nay thuộc phường An Thới, TP Cần Thơ Ông đỗ Giải nguyên năm Ất Mùi 1835 và mất năm 1872 Ông là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, được nhân dân tôn vinh là một trong bốn Rồng vàng đất Nam Bộ Vở tuồng nổi tiếng Kim Thạch Kỳ Duyên của Cụ được coi là cổ nhất Việt Nam, đã được trình diễn khắp đất nước và cũng là vở tuồng đầu tiên của Việt Nam được dịch ra tiếng Pháp Vợ ông, bà Nguyễn Thị Tồn cũng vang danh sử sách: không ngại gian lao nguy hiểm vượt biển ra tận kinh thành Huế gióng trống kêu oan cho chồng giữa sân Tam Tòa, được bà Từ Dũ ban tặng bốn chữ vàng "Liệt phụ khả gia" Ngày giỗ 21.01 hàng năm trở thành ngày hội của nhân

dân trong vùng để tưởng nhớ cuộc đời sự nghiệp của Cụ Mộ Danh Nhân Phan Văn Trị

Mộ được đặt tại ấp Nhơn Lộc 1, xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành, cách thành phố Cần Thơ 16 km (10 miles) giữa một vùng quê nổi tiếng trù phú về cây trái và lúa gạo Để tưởng nhớ và tỏ lòng kính trọng với Phan Văn Trị - nhà nho yêu nước, nhà thơ được nhân dân Nam bộ yêu mến, người đã dùng ngòi bút của mình để tố cáo tội ác của chế độ phong kiến, quân Pháp Mộ cụ được nhà nước và nhân dân địa phương trùng tu tôn tạo khá khang trang dưới bóng mát của vườn cây ăn trái, giữa tấm lòng đùm bọc và

kính yêu của người dân quê thật thà chất phác Nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy (26/1A, đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ) Nhà cổ Bình Thuỷ nằm trên được gia đình họ Dương xây vào năm 1870 nơi được coi là điểm sáng văn hóa về nguồn của đất phương Nam Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ - đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và trở từ Pháp sang Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân đồng bằng sông Cửu Long

Để hội nhập với thiên nhiên, nhà luôn gắn với vườn (vườn chiếm hơn 6.000/8.000m² toàn khuôn viên), rộng bề ngang nhưng không sâu Hầu hết tiền sảnh để tiếp khách mà không chia thành các phòng nhỏ, có hai cửa hậu thông ra phía sau, sân rộng lát gạch Tầu có đủ hòn non bộ, chậu kiểng, cổng tam quan, khu nuôi thú

Trang 27

Ngày xưa, người ta xử lý chống mối và giữ độ lạnh trong nhà rất độc đáo, bằng cách rải đều dưới nền hơn 10cm muối hột, không dùng xi măng để xây mà dùng keo o dước, toàn bộ hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn đường kính 180cm - cao từ 4m đến 6m được nối kết không phải bằng đinh mà bằng mộng - ngoàm; luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu, có trước có sau được gia chủ đặc biệt chú ý Giữa tiền sảnh, nơi trang trọng nhất dùng để bàn thờ, khán thờ tổ tiên ông bà cùng cặp liễn nên nhũ chữ nổi, sau đó là giường thờ, tủ chè, sập gụ, trường kỷ, cặp thành vọng cao hơn 3m Tất cả đều do bàn tay của các nghệ nhân Bắc - Trung - Nam tạo ra với kích thước lớn bằng gỗ quý được phủ sơn son thiếp vàng hoặc cần xà cừ, chạm khắc rất tinh tế theo chủ đề sinh hoạt sông nước miền Tây Nam Bộ hoặc: Tam Đa - Tứ Quý, Mai - Lan - Cúc - Trúc, Phúc - Lộc - Thọ, Long - Lân - Quy - Phượng

Đặc biệt, ngôi nhà cổ còn chứa trong nó một "kho đồ cổ" quý giá được gìn giữ từ bao đời nay như hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam - Trung Quốc, mặt bàn bằng đá cẩm thạch, vân xanh, đường kính 1,5m, dầy hơn 6cm, bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis 15 mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh, chùm đèn bạch đăng thế kỷ 18, cặp đèn treo thế kỷ19 Thú chơi đồ cổ của gia đình họ Dương đất Bình Thuỷ đã lẫy lừng "lục tỉnh" Vào thập niên 70, chỉ cần bỏ ra 2 - 3 cây vàng mua được căn nhà lầu giữa phố chợ thì có người trả cho bình thượng ngọc men xanh cao 1,2m những 25 cây vàng, sau khi đã trừ hàng chục cây vì ai đó đã giát vàng quanh miệng bình làm ảnh hưởng đến lớp men! Ly kỳ hơn là chuyện mua ngà voi trên Sài Gòn những năm 40 rồi vua muối đất Bạc Liêu Trần Trinh Trạch đòi nhượng lại với giá "bao nhiêu cũng được" nhưng họ Dương không chịu bán mà rước về Bình Thuỷ coi chơi

Trải trên thế kỷ với bao giông tố thiên nhiên cũng như các cuộc chiến đằng đẵng 30 năm khói lửa, kỳ lạ thay mà cũng may mắn thay ngôi nhà vẫn sừng sững giữa vùng trời đất "địa linh nhân kiệt" cổ nhân Cần Thơ: Long Tuyền - Bình Thuỷ Đến nay, ngôi nhà vẫn luôn làm nao lòng biết bao du khách thăm quan: tuổi trẻ như thấy được tiền nhân, tuổi già hoài niệm được quá khứ, kẻ tha phương xa xứ thấy được tiếng vọng của gốc rễ cội nguồn, bè bạn xa thêm hiểu được lịch sử, văn hoá dân tộc!

Đây cũng là ngôi nhà có duyên với "nghệ thuật thứ bảy" nhất bởi đã lọt vào khuôn hình của hàng chục bộ phim (Chân trời nơi ấy, Những nẻo đường phù sa, Công tử Bạc Liêu, Cây tre trăm đốt, Tây Đô và ban mai, Xương rồng Cần Thơ ),v.v Đặc biệt bộ phim nổi tiếng "Người tình" của đạo diễn người Pháp Annand cũng được quay hơn một tuần ở đây

o Lễ hội văn hóa Lễ hội Chùa Ông

Những ngày rằm hàng tháng đều có lễ cúng thánh thần Ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ Vu Lan” kéo dài từ 2 -3 ngày Ngoài ra, còn có các ngày vía (theo ngày âm lịch): ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23.3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ vía Quan Bình; ngày 24/ 6 lễ vía Ông còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế; ngày 30/ 10 lễ vía Quan Châu

Vào những ngày lễ Tết, đông đảo dân làng và khách từ các địa phương đến cúng Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh, những cuộn nhang được treo lên từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa, khói nhang bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo

Lễ Cholchonam Thomay

Trang 28

Lễ Cholchnam Thmay: Lễ vào năm mới còn gọi “Lễ chịu tuổi” tức là Tết của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long ở Cần Thơ Lễ Cholchnam Thmay tính theo Phật lịch được kéo dài 3 ngày, thường xê dịch trong khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm

Đón năm mới trong ba ngày 13,14,15 tháng 3 Âm lịch, nếu là năm nhuận thì lùi lại 1 ngày, lễ đưa nước - OkomBook (Tháng 10 Âm lịch), lễ cúng Ông bà - Dolta (Tháng 8 Âm lịch) của đồng bào Khmer, được tổ chức vui tươi trang trọng

Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như múa lâmthol, hát dù kê, đua ghe ngo, thả đèn gió

Lễ hội cúng đình Bình Thủy

Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng:

- Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch)

- Lễ Thượng điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng chạp Âm lịch)

Trong những ngày này, khách thậâp phương và dân làng tấp nập về dự lễ cúng đình, tế lễ Sau phần lễ gồm có việc rước sắc thần cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu là đến phần hội, đua thuyền, đô vật, các đoàn hát bội, cải lương được mời về biểu diễn cho dân xem, thi múa lân, hát xếp, hát tuồng… cho đến thâu đêm

o Văn hóa ẩm thực

Do điều kiện tự nhiên ở vùng đồng bằng sông nước, tài nguyên nông nghiệp phong phú dồi dào nên người Cần Thơ: có rất nhiều món ăn và cách ăn đa dạng Bằng nhiều cách chế biến, từ thô sơ mộc mạc đến phức tạp cầu kỳ, nhưng hầu hết thức ăn của người Cần Thơ cũng như người Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, được nấu từ nguyên liệu gốc với nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ

Các món ăn với cơm hàng ngày của người Cần Thơ, kể cả Việt, Khmer, Hoa thông thường là cá, thịt chế biến bằng cách nấu canh, xào, hấp, nướng, chiên, kho Cho đến nay, nguyên liệu thực phẩm chủ yếu ở Cần Thơ vẫn là các loại cá, tôm, long, trạch…

Về khẩu vị, cũng như người Nam bộ nói chung, người Cần Thơ thích ăn cay (dùng tiêu, ớt, gừng, tỏi, sả… làm giảm bớt mùi tanh của cá, lương, ếch, rùa, rắn); ưa ăn món mặn (các loại mắm, cá khô…), thích ăn chua (canh chua, dưa chua…), ưa ăn chát (bắp chuối, chuối chát, trái bần, lá điều đọt vừng…) và thích ăn đắng (khổ qua, rau đắng đất, mật cá lóc, mật cá kèo…) Nét độc đáo của món ăn Nam Bộ trong bữa cơm hàng ngày mà người Cần Thơ thích nhất là canh chua và cá kho

Cả ba dân tộc ở Cần Thơ (kinh, khơme, hoa) hầu hết đều thích mắm, được xem là món ăn bình dân căn bản hàng ngày

Các món ăn bình dân ở Cần Thơ còn có nhiều cách chế biến khác nhau, rất đơn giản, gần gũi với tự nhiên mà lại độc đáo hấp dẫn như: cá lóc nướng trui, nướng ốp bẹ chuối; gà vịt nắn đất sét nước; chuột úp nồi, rắn nướng lèo…

Đến nay, Cần Thơ vẫn còn khá dồi dào các loài tôm cá, chim, chuột, rắn, rùa, … mà người Cần Thơ có nhiều cách chế biến thành món ăn gọi là “thịt rừng”, “đặc sản” rất ngon như: lươn um rau ngổ, chuột xào lá cách, rùa rang muối, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh v.v…Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khai thác, quản lý tốt, cứ để nhân dân đánh bắt bừa bãi sẽ ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái tự nhiên

Từ lâu, người phụ nữ Cần Thơ đã có tiếng về tài làm bánh khéo với các loại như: bánh bèo, bánh thõng, bánh bông lan bắt bông đường v.v… Riêng bánh tét ở Cần Thơ nổi tiếng khắp vùng Đồng bằng

Trang 29

sông Cửu Long với loại bánh tét bốn màu nhân thịt, lạp xưởng và hột vịt muối Ngày nay, kỹ thuật càng tiến bộ, kỹ năng, kỹ xảo càng nâng lên các loại bánh mứt, món ăn thức uống chế biến càng ngon, càng nhiều với những tên tuổi trở thành “đặc sản” như: Bún Cần Thơ sản xuất ở lò bún Phong Điền, bánh hỏi rế (còn gọi là bánh hỏi mặt võng) lò Quản Quỳnh ở Rạch Gòi, cháo lòng Cái Tắc, nem chiếc và nem nướng Cái Răng, rượu đế lò ông Ba Thán ở rạch Chuối lộ Vòng Cung… Các món ăn người Hoa có bánh mì xá xíu Lý Ngầu ở Cái Răng, mì Quảng của chú Lường ở chợ Cần Thơ

2.4 Thực trạng:

2.4.1 Tổng hợp hoạt động ngành Du lịch thành phố Cần Thơ từ năm 2000 – 2007 : Bảng 17: Tổng hợp hoạt động ngành Du lịch thành phố Cần Thơ từ năm 2000 – 2006

Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng doanh

thu

Triệu

đồng 79.739 102.417 133.715 155.536 189.143 231.260 270.980 Trong đó: Doanh

thu phục vụ khách quốc tế

lịch “ 8.323 13.820 17.592 15.343 20.016 24.453 39.701 + Mua bán hàng

Trang 30

sạn sạn - Số buồng

g 1.070 1.207 1.485 1.767 2.147 2.355 2.892 - Số giường

g 1.868 2.074 2.600 3.004 3.533 3.876 4.733 - Trong đó: từ 1- 4

- Nhà hàng ăn

- Điểm vườn du lịch, khu vui chơi giải trí

Cơ sở

(Nguồn; 25/11/2007 _Tổng cục thống kê)

o •Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2007:

Trong năm 2007, toàn ngành Du lịch thành phố phục vụ hơn 1,7 triệu lượt khách đến tham quan, hội họp và mua sắm, trong đó có 693.000 lượt khách lưu trú, tăng gần 42% so với năm 2006, đạt 107% kế hoạch năm Trong số khách lưu trú có 155.735 lượt khách quốc tế, tăng 33% so với năm 2006, đạt 104% kế hoạch năm và 538.222 lượt khách nội địa, tăng 45% so với năm 2006, đạt 106% kế hoạch năm

Doanh thu du lịch năm 2007 đạt 365 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2006 và đạt 111% kế hoạch năm, đóng góp cho ngân sách trên 30 tỷ đồng tăng 29% so với năm 2006

_ Hoạt động lữ hành:

Trong năm 2007 các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã đón và phục vụ trên 7.500 khách quốc tế vào Việt Nam theo tour trọn gói, tăng 34% so với năm 2006, đạt 195% kế hoạch năm; đưa 3.800 khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng 14% so với năm 2006, đạt 155% kế hoạch năm 2007

Hoạt động lữ hành nội địa tăng trưởng khá, năm 2007 đạt 42.000 khách đi tour nội địa; tăng 45% so với năm 2006, đạt 105% kế hoạch năm 2007

2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: 2.5.1 Môi trường ngoài:

2.5.1.1 Kinh tế:

Cần Thơ: Đầu tàu cho đoàn tàu đồng bằng sông Cửu Long

Năm 1991, tỉnh Hậu Giang tách thành hai tỉnh mới: Cần Thơ và Sóc Trăng Sau 12 năm, Cần Thơ lại được chia tách với một Cần Thơ - thành phố loại I trực thuộc trung ương, vốn được gọi là Tây Đô và tỉnh Hậu Giang mới Cùng với bốn đô thị lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ sẽ trở thành đầu tàu để vực dậy vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ khi tách khỏi tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ đã tạo ra được những chuyển biến tích cực

Trang 31

 Tốc độ tăng GDP của Cần Thơ khá cao trong những năm gần đây: Giai đoạn 1976 - 1985 là 4.99%

Giai đoạn 1986 - 2000 là 9.42% Giai đoạn 2001 - 2003 là 11.67%

Đặc biệt, sau một năm Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14.93% (2004)

Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt: 15.79% , đặc biệt trong công nghiệp và dịch vụ với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ‘Công nghiệp hóa, hiện đại hóa’ tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ

Với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 16% so với cùng kỳ năm 2006, thành phố Cần Thơ là địa phương dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm nay

 Thu nhập bình quân đầu người: Năm 1992 là: 131 USD Năm 2002: tăng lên 398 USD

Năm 2005 đạt khoảng 720 USD, tăng 15.9% so với 2004

Thu nhập bình quân đầu người 15,6 triệu đồng/người/năm 2006, ước tính cuối năm 2007 đạt 18,4 triệu đồng/người/năm, tương đương 1.153USD, gần đạt so với chỉ tiêu theo quy hoạch tổng thể đến 2010 của thành phố là 1.210USD và cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước đến 2010 là 1.050USD

Tỉ lệ hộ nghèo thấp, năm 2006: 10,4%; ước tính năm 2007 còn hơn 9%, trong khi bình quân toàn vùng còn hơn 15%; tỉ lệ qua đào tạo cao nhất trong vùng, hơn 28% năm 2006, ước đạt gần 31% năm 2007 so với toàn vùng mới hơn 16%

 Tổng vốn đầu tư :

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đứng thứ 1, năm 2006 đạt gần 10.000 tỉ đồng, gấp 3,2 lần năm 2003 Thành phố Cần Thơ tiếp tục dẫn đầu trong vùng về huy động vốn trên địa bàn và tổng dư nợ tín dụng Tính đến tháng 7/2007, mức dư nợ cho vay trên địa bàn gần 13.600 tỉ đồng

 Hoạt động kinh tế:

Hoạt động kinh tế của thành phố sử dụng thường xuyên hơn 13.000 tỉ đồng, tương đương 75% GDP Cần Thơ dẫn đầu giá trị sản xuất công nghiệp với gần 10.000 tỉ đồng năm 2006 Vế tốc độ tăng trưởng, bình quân 3 năm 2004-2006, thành phố đứng hàng thứ 3 trong khu vực (tăng hơn 23%), sau Long An (tăng gần 29%) và Đồng Tháp (hơn 26%), song trong 7 tháng đầu năm 2007 , Cần Thơ đứng đầu và thứ 6/15 tỉnh, thành của cả nước có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất

Thu ngân sách của thành phố các năm qua luôn dẫn đầu với số thu tuyệt đối Cần Thơ là địa phương duy nhất trong vùng có khả năng tự cân đối thu – chi, nhờ mức thu cao hơn chi

Cơ cấu kinh tế Cần Thơ đang chuyển dần cơ cấu kinh tế sang công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỉ trọng trong nông nghiệp Điều này được thể hiện rõ trong bảng 1- phụ lục 9)

2.5.1.1.1 Nông nghiệp:

Thực tế cho thấy, mặc dù Cần Thơ đã chuyển dần sang hướng công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhưng về xuất khẩu, mặt hàng nông nghiệp (gạo và thủy sản) vẫn chiếm đa số, đồ da và thủ công mỹ nghệ tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn, trên 13 triệu USD (chiếm 4%) nhưng có tốc độ tăng trưởng cao Đây là hai mặt hàng được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển cho hoạt động ngoại thương của thành phố.(xem biểu đồ 2- phụ lục 8)

Trang 32

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa Năm 2005: sản lượng 1233,7 nghìn tấn; năng suất 53,2 tạ/ha Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể (xem bảng 2- phụ lục 9)

Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm Số lượng heo là 149,3 ngàn con (2004), số lượng gia cầm là 1553 ngàn con (2004) Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều

Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng Sản lượng thủy sản 2005 là: 90237 tấn Trong đó, nuôi trồng 83783 tấn (chiếm khỏang 92,85% tổng sản lượng), và khai thác 6454 tấn (chiếm 7,15%) (biểu đồ 3- phụ lục 8)

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị Nhiều hộ nông dân đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có hộ đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP của nông nghiệp không cao (3.26%), thấp hơn rất nhiều so với dịch vụ (16.7%) và công nghiệp (22.2%).(bảng 3- phụ lục 9)

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2005 đạt gần 348,5 triệu USD tăng 15.34%, trong đó, xuất khẩu gạo và thủy sản chiếm đến 2/3 (xem đồ thị 1) Trong năm 2005, thành phố đã xuất khẩu 562 ngàn tấn gạo các loại (tăng 64% so với cùng kỳ năm 2004), với tổng giá trị kim ngạch xấp xỉ 140 triệu USD và hơn 35,000 tấn thủy sản, đạt kim ngạch hơn 108 triệu USD (tăng 11% so với 2004)

2.5.1.1.2 Công nghiệp:

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển

Nhìn chung (theo bảng 4 - phụ lục 8), giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 9 và 9 tháng năm 2007 đều tăng so với tháng 8/2007 và cùng kì năm 2006, đặc biệt là đầu tư nước ngòai

Hiện tại, công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ chiếm tỉ trọng 43,43% trong cơ cấu GDP (năm 1992 tỉ trọng này chỉ ở mức 23,03%), với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng bình quân 20,7% Một số cơ sở công nghiệp trước đây tiếp tục được đầu tư mở rộng qui mô, đổi mới thiết bị và công nghệ Khu công nghiệp - chế xuất Cần Thơ đã thu hút được nhiều hơn các dự án đầu tư, dần lắp kín mặt bằng trên diện tích hơn 150ha của giai đoạn 1 Trong những năm gần đây công nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng khá và đa dạng

Hiện đã có trên 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD Cần Thơ đang đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án lớn tại Khu công nghiệp Hưng Phú và đang thực hiện dự án đầu tư 543 tỉ đồng xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn II, tại phường Tân Phú, quận Cái Răng Khi hoàn thành cảng có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 tấn cập cảng

2.5.1.1.3 Thương mại – dịch vụ:

Bên cạnh ngành nông nghiệp và công nghiệp, việc phát triển thương mại, dịch vụ để đưa Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại- dịch vụ của vùng cũng được đặc biệt quan tâm Để tạo nền tảng phát triển cho các ngành này trong những năm qua, Cần Thơ đã khai trương các siêu thị Citimart, Co.opMart, Metro Cash & Carry và nhiều trung tâm thương mại đã và đang xây dựng Những trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô và tầm cỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay sẽ trở thành địa chỉ giao thương tin cậy của các doanh ngiệp trong và ngoài nước

Trang 33

Cùng với đó, thành phố Cần Thơ đã và đang quy hoạch lại mạng lưới thương mại và các chợ trung tâm, xúc tiến xây dựng chợ gạo cấp vùng tại huyện Thốt Nốt theo mô hình chợ đầu mối nhằm tập trung năng lực thu mua, chế biến và tạo đầu ra xuất khẩu cho hạt gạo của tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ Cũng theo mô hình chợ đầu mối là việc hình thành các chợ thuỷ sản, nông sản Hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Cần Thơ đã tạo nên môi trường tài chính- tín dụng mang tầm vóc khu vực Một lợi thế nữa là thành phố Cần Thơ đã hình thành trung tâm tổ chức hội chợ thương mại quốc tế, hội chợ nông nghiệp góp phần quảng bá các thương hiệu hàng hóa có chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng Không ít doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long thông qua hội chợ tại Cần Thơ đã tìm được đầu ra cho hàng hoá của mình thông qua các hợp đồng thương mại với các đối tác trong và ngoài nước

Không chỉ có vậy, khi các cảng đường sông được đầu tư nâng cấp và mở rộng, việc xuất hàng trực tiếp qua cảng Cần Thơ sẽ giúp các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long tiết kiệm chi phí vận chuyển so với xuất hàng qua cảng Sài Gòn Điều đó có nghĩa Cần Thơ sẽ trở thành đầu mối thương mại hàng hải quan trọng của vùng (xem bảng 5- phụ lục 9)

2.5.1.2 Văn hóa – Xã hội: 2.5.1.2.1 Dân số:

Dân số năm 2005: 1139,9 nghìn người; trong đó: nữ: 579.300 người, nam: 560.600người Dân số thành thị là: 572.200người

Dân số nông thôn là: 567.700 người

Dân số Cần Thơ tăng liên tục giai đoạn 1995 – 2002 Năm 2003 giảm còn 1114.3 nghìn người và tiếp tục tăng đến 2006

Tỉ lệ nữ luôn lớn hơn nam nhưng mức chênh lệch nhỏ

Giai đọan 1995 – 2002 ,dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn và chiếm khoảng 78% Nhưng từ năm 2003 đến nay dân số thành thị xấp xỉ bằng dân số nông thôn (xem bảng 6- phụ lục 9)

Mật độ dân số bình quân (2006): 813 người/km2 lớn hơn 3 lần so với mật độ dân số cả nước là 254 người / km2 Và Cần Thơ là nơi có mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (xem bảng 7- phụ lục 9)

2.5.1.2.2 Lao động:

Năm 1994: 939.906 người Bao gồm:

Lao động tham gia ngành kinh tế quốc dân: 812.704 người - Lao động khu vực I gồm: 646.769 người (Nông nghiệp, Lâm nghiệp) - Lao động khu vực II gồm: 59.627 người (Công nghiệp, Xây dựng)

- Lao động khu vực III gồm: 106.308 người (Giao thông thương nghiệp Du lịch, sản xuất vật chất khác, không sản xuất vật chất)

Lao động dự trữ gồm: 127.202 người (nội trợ, học sinh, mất sức lao động) Cán bộ, công nhân, viên chức: 29.626 người

- Trung ương 2.646 người - Tỉnh 25.329 người - Huyện 1.651 người Chất lượng lao động:

Trang 34

Theo điều tra 1989, tỷ lệ lao động kỹ thuật được đào tạo so với dân số của tỉnh là 4,6% Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình đồng bằng sông Cửu Long, song thấp hơn mức trung bình các vùng khác và cả nước

Cơ cấu lao động kỹ thuật được đào tạo: Đại học, cao đẳng chiếm: 27%, Trung học chuyên nghiệp: 36%, Công nhân kỹ thuật: 37%

Tỉnh sẽ có một lực lượng lao động chuyên môn ngày càng đông đảo Dự tính tỷ lệ lao động được đào tạo ngày càng lớn, năm 2010 đạt 23% lao động trong độ tuổi

Trong tương lai, ngành nông nghiệp không có khả năng thu hút nhiều lao động như hiện nay vì diện tích đất nông nghiệp giới hạn, thu nhập từ nông nghiệp thấp, tiện nghi sinh hoạt đô thị cuốn hút Khu vực I giảm cả số lượng tương đối và tuyệt đối Song nông nghiệp vẫn là ngành thu hút nhiều lao động

Số việc làm trong khu vực II và khu vực III gia tăng nhanh chóng, tăng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ Trong đó việc làm trong các ngành dịch vụ được mở rộng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu việc làm của những người mới vào tuổi lao động và lao động từ nông nghiệp chuyển sang

Tỷ lệ thất nghiệp chừng 10% năm 2000 và 5% năm 2010, thấp hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (tương ứng 20% và 10%)

(xem bảng 8- phụ lục 9)

2.5.1.2.3 Giáo dục:

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, thành phố Cần Thơ có 24 trường đào tạo và trung tâm dạy nghề các loại Trường Đại học Cần Thơ (Khu II, đường 3/2, TP Cần Thơ) và Viện nghiên cứu Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (nằm ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) là hai trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo lớn của khu vực và cả nước Hàng năm, đào tạo hàng chục ngàn kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động có tay nghề Trong những năm qua, Cần Thơ đã đào tạo hơn 20 nghìn sinh viên và các cán bộ có trình độ và năng lực (xem bảng 9 –phụ lục 9)

Sau 2 năm triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục trung học, năm 2007 toàn thành phố đã huy động được trên 66% thanh niên từ 15 đến 21 tuổi vào học các trường THPT, bổ túc THPT, trung học chuyên nghiệp, trường nghề Qua đó 37,59% thanh niên trong độ tuổi 18 đến 21 tốt nghiệp THPT, bổ túc trung học phổ thông; 0,5% thanh niên trong độ tuổi 18 đến 21 tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (xem biểu đồ 4- phụ lục 8)

2.5.1.2.4 Y tế:

Khi đời sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu hưởng thụ văn hoá và chăm sóc y tế càng cao Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, từ năm 2004, thành phố đã nay mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đầu tư cơ sở khám, chữa bệnh tầm cỡ khu vực, hình thành mạng lưới chữa bệnh tư nhân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành y tế.( xem bảng 10- phụ lục 9) Đảm đương trọng trách trung tâm y tế của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27-5-2005, “Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trực thuộc Bộ Y tế” Công trình Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ , với quy mô 700 giường, trên diện tích 6,5 ha khi đi vào hoạt động, thành phố sẽ xây dựng thêm bệnh viện chuyên sâu như : Bệnh viện phụ sản, bệnh viện ung bướu, bệnh viện tim mạch,

Đến cuối năm 2006, toàn thành phố có 42/71 trạm y tế cấp xã được Uûy ban nhân dân

thành phố công nhận đạt 10 chuẩn quốc gia Từ năm 2005 đến nay, thành phố từng bước giảm tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch lớn xảy ra, khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết

Trang 35

của các bệnh dịch tả, thương hàn, Cúm A (H5N1) Công tác đào tạo cán bộ được quan tâm Tuy nhiên, ngành y tế Cần Thơ còn gặp những khó khăn như: toàn thành phố chỉ có 42/71 xã có bác sĩ, 28 xã do mới chia tách chưa có đất xây dựng trạm y tế, 50% trạm y tế chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị chuyên môn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định, công tác đào tạo chưa ngang tầm với sự phát triển của thành phố, trình độ cán bộ chuyên sâu, sau đại học còn thiếu

2.5.1.2.5 Văn hóa – truyền thông:

Là trung tâm văn hoá, thành phố Cần Thơ đã và đang kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái về văn hoá, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, các văn hoá phẩm độc hại ; đưa các văn hoá và giá trị văn hoá tốt đẹp vào đời sống, làm văn hoá thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng động nhằm hướng tới xây dựng con người Cần Thơ phát triển toàn diện theo nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ chính trị: trí tuệ-năng động- hăng hái- hào hiệp-thanh lịch

Thành phố Cần Thơ bước vào giai đoạn phát triển mới (2005-2010) với vóc dáng của một thành phố trẻ năng động đang vươn lên, lớn mạnh Những kết quả đáng mừng trong năm 2004-2005 đã cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Thơ trong việc hiện thực hoá mục tiêu mà Nghị quyết 21/NQ-TW đã đề ra, hoàn thành trọng trách to lớn mà Đảng và Nhà nước trao gửi

Nhận thực sâu sắc vai trò, vị trí, nhiệm vụ được giao, Đảng bộ và nhân dân thành phố quyết tâm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành: “ Thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mêkông; là trung tâm công nghiệp; trung tâm thong mại-dịch vu, du lịch; trung tâm giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ; trung tâm y tế và văn hoá; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế” (Trích Nghị quyết số 45/NQ-TW ngày 17-2-2005 của Bộ Chính trị)

2.5.1.3 Luật pháp, chính phủ và chính trị: 2.5.1.3.1 Luật pháp:

Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là: Tổng thể các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước

Do đó khi kinh doanh đầu tư phát triển du lịch Cần Thơ thì không thể bỏ qua yếu tố luật pháp, như : luật đầu tư 2005, luật dân sự 2005, luật doanh nghiệp 2005, … và các nghị định hướng dẫn

Nghị quyết số 21/NQ- TW vàNghị quyết số 45/ NQ-TW của Bộ Chính Trị ra đời đã mở ra cơ hội để thành phố Cần Thơ bứt phá đi lên Đó là cũng là những mũi đột phá để Cần Thơ khẳng định vai trò trùng tâm, sức lan toả và sức hút đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 20-1-2003 và Nghị quyết số 45/NQ-TW ngày 17-2-2005 ra đời đã “ mở hướng” tháo gỡ những khó khăn và huy động sức mạnh tồng hợp cho Cần Thơ phát triển Những khó khăn về giao thông đã được giải quyết bằng chủ trương mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1 A, mở thêm tuyến đường nối miền Tây với miền Đông Nam Bộ và nhiều con đường nối liền các tỉnh trong khu vực, bắc qua sông Hậu… Những khó khăn về vốn đã được giải quyết bằng chủ trương, chính sách để tạo vốn Sự thiếu hụt nguồn nhân lực đã được giải quyết bằng chủ trương, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp, mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành,… Như vậy Cần Thơ đã hội tụ các yếu tố cần thiết để trở thành thành phố động lực của vùng, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước , có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế tới khu vực và quốc tế

Trang 36

2.5.1.3.2 An ninh - chính trị Cần Thơ:

Qua sơ kết 2 năm thực hiện chỉ thị số 18/2000/CT-TTg của Thủ Tướng chính phủ về “tăng cường công tác dân vận” cho thấy thời gian qua các cấp chính quyền đã đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, hạn chế sách nhiễu, tiêu cực trong giải quyết công việc hằng ngày cho dân Mối quan hệ các ngành, sự phối hợp giữa chính quyền các cấp với các đoàn thể có tiến bộ

Tuy nhiên trong công tác quản lý nhà nước, từng lúc, từng nơi vẫn còn có biểu hiện quan liêu, mất dân chủ, phong cách, lề lối làm việc còn nặng nề hành chính

Việc quy hoạch, giá bồi hoàn đất và các vấn đề liên quan đến việc quy hoạch khi triển khai thực hiện làm ảnh hưởng tới đời sống người dân

Thời gian qua Cần Thơ đã có nhiều nổ lực cải cách hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng để cho doanh nghiệp phát triển và thu hút đầu tư Cơ chế “một cửa liên thông” được đánh giá là một trong những thành công bước đầu trong cải cách thủ tục hành chính có liên quan tới việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tuy nhiên trong quá trình hội nhập Cần Thơ cũng cần tạo ra cơ hội nhiều hơn nữa cho người kinh doanh

Tình hình an ninh-chính trị ở mỗi khu vực làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của nơi đó, đặt biệt là kinh tế du lịch.Tình hình du khách bị bọn cắp vặt quấy rầy làm ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của họ với nơi đến

Sự lề mề trong giải quyết thủ tục hành chính làm tổn hại rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của nhà kinh doanh, từ đó làm trì trệ sự phát triển trong kinh doanh, cũng như trong du lịch

Các chính sách phát triển về du lịch làm cho ngành này có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên, các chính sách ban hành ra không làm tới nơi tới chốn hoặc là không được kiểm soát chặt chẽ làm cho các chính sách ban hành cũng chỉ là chính sách mà chưa thực thi được thành hiện thực

2.5.1.4 Cạnh tranh:

Cần Thơ đang nằm trong môi trường cạnh tranh của các tỉnh khu vực như Tiền Giang, Vĩnh Long ( tỉnh dẫn đầu về du lịch miệt vườn sông nước), và các tỉnh có tài nguyên du lịch biển, đảo, núi như: An Giang, Kiên Giang, Phú Quốc… Ngoài ra còn có một thách thức vô cùng to lớn khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh với các công ty du lịch nước ngoài ngày càng gay gắt hơn, các chi nhánh đại lý nước ngoài sẽ vào Việt Nam hoạt động với phong cách chuyên nghiệp, quy mô và mạng lưới ở tầm toàn cầu … sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Cần Thơ, do đó từ bây giờ phải có sự

chuẩn bị để kịp thích ứng với môi trường cạnh tranh trong thời gian tới

Từ sự phân tích những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng du lịch Cần Thơ, chúng tôi lập được ma trận EFE sau:

trọng Phân loại

Số điểm quan trọng

Khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và

Trang 37

Hội nhập tạo ra cơ hội học hỏi kiến thức – kinh nghiệm – trình độ quản lý, tổ chức khai

Sự dỡ bỏ các rào cản sẽ cho phép gia tăng luồng lưu chuyển khách giữa các nước, du khách sẽ đến đồng bằng sông Cửu Long và

3

0.36 Du lịch sinh thái đang chiếm một tỷ trọng

ngày càng lớn trong ngành du lịch Việt Nam 0.1 3 0.3

Nhu cầu về du lịch ngày càng tăng

khác đặt biệt là các tỉnh đồng bằng sông

2.5.2 Môi trường bên trong: 2.5.2.1 Thị trường khách du lịch:

Thị trường khách nước ngòai ( xem bảng12- phụ lục 9)

 Thị trường Tây Âu:

Pháp chiếm khoảng 4.5% thị phần; Anh chiếm khoảng 2.7% thị phần; Đứng thứ 3 là Đức, trên 1.5% thị phần

Trang 38

Tiếp theo là các thị trường khách du lịch khác như Thụy Sỹ, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch,… Trong tương lai, thị trường Đức sẽ là thị trường quan trọng nhất đối với thành phố Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung Các thị trường này có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, có chất lượng cao, nhưng đây cũng là thị trường rất đắn đo trong chi tiêu Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng chủ yếu với mục đích tham quan thắng cảnh, sông nước, ruộng vườn đồng bằng sông Cửu Long, tham quan các di sản văn hóa của các dân tộc Việt Nam, mục đích thương mại, thăm thân,… Đặc biệt họ thích tìm hiểu về các bản sắc văn hóa, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, những nét sinh họat văn hóa của các dân tộc; thích mua sắm các đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm; thích thưởng thức các món ăn Việt Nam,…

 Thị trường Đông Á – Thái Bình Dương:

Chiếm tỷ trọng lơnù nhất trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (trên dưới 50% thị phần) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới Các thị trường chính bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc,… Với tỷ trọng lớn như vậy, khả năng thu hút thị trường này là nhiệm vụ quan trọng của du lịch Cần Thơ

+ Thị trường khách du lịch Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, chiếm khỏang 28-30% thị phần Khả năng chỉ tiêu khách Trung Quốc còn thấp so với các thị trường khác Họ sử dụng các dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp Hiện nay khách du lịch Trung Quốc chưa có điều kiện vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên trong tương lai Cần Thơ cần có sự chuận bị tốt cho thị trường này

+ Thị trường khách du lịch Nhật Bản: là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao nhất, chiếm khoảng 10-12% tổng số khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam Tuy nhiên khách du lịch Nhật Bản đến Cần Thơ còn rất hạn chế Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam chủ yếu đi bằng đường hàng không; mục đích chính là tham quan du lịch Tiếp đến là thương mại Khách Nhật Bản thường đòi hỏi chất lượng các dịch vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn cao cấp 4 – 5 sao Để đón tiếp và phục vụ được khách du lcịh Nhật Bản cần phải đầu tư để cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ nghiệp vụ của những nhân viên phục vụ trong ngành Nếu được đầu tư về tiếng Nhật cho độ ngũ nhân viên khách sạn và hướng dẫn viên, du lịch Cần Thơ có thể có được lợi thế vô cùng quan trọng đối với thị trường này Ngoài mục đích thương mại, hội nghị, hội thảo, các sản phẩm du lịch được khách Nhật yêu thích là tham quan ngắm cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, lễ hội, mua sắm hàng lưu niệm, vui chơi giải trí, chơi golf,…

+ Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: chiếm tỷ trọng nhỏ song khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư Họ có khả năng chi trả cao, có sở thích gần giống như khách Nhật Bản Hiện nay khách Hàn Quốc đến Cần Thơ còn rất ít, chủ yếu họ đến những thành phố lớn, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn của họ Tuy nhiên đây cũng là một thị trường đang phát triển mạnh vì mới đây khách Hàn Quốc đã được miễn thị thực vào Việt Nam

+ Thị trường khách du lịch Úc: các sản phẩm du lịch yêu thích của người Úc là tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, ẩm thực và du lịch sinh thái Đối với thị trường này, Cần Thơ có đủ điều kiện về tiềm năng tài nguyên để thu hút sự quan tâm của họ, tuy nhiên cũng cần phải chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cũng như việc đào tạo trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành du lịch

 Thị trường du lịch Bắc Mỹ:

Trang 39

Tương tự như thị trường Tây Âu , thị trường du lịch Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada) là thị trường có nhiều triển vọng đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cần Thơ nói riêng Thị trường này chiếm khỏang 9-10% thị phần Thị trường Mỹ đã có có bước tăng trưởng đột biến trong 8 tháng đầu năm 2005 trở thành thị trường quốc tế quan trọng nhất của Việt Nam với trên 300.000 lượt khách Mục đích chủ yếu của thị trường này là tham quan du lịch, tiếp đến là mục tiêu thương mại và thăm người thân,…

 Thị trường khách nội địa:

Khách du lịch nội đại đến Cần Thơ rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, đến từ nhiều địa phương khác nhau, họ có thể đi lẻ hoặc đi theo đòan, theo nhóm Những đối tượng thị trường chính như sau:

- Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, từ các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và các thành phố lớn Đối tượng chính của lọai hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, … thường kết hợp giữa công tác, hội nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch Khả năng chi tiêu của các đối tượng này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm

- Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh Đối tượng chính của loại hình này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa, miếu mạo và các dịp lễ hội lớn tại Cần Thơ

- Khách du lịch tham quan thắng cảnh, sông nứơc Nam bộ, các di tích lịch sử cách mạng: đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước, nhưng chủ yếu là từ các địa phương phía Bắc, Trung bộ và Tây Nguyên

- Khách du lịch sinh thái miệt vườn, nông trại: các hoạt động du lịch này diễn ra ở các cù lao, các khu du lịch với mô hình miệt vườn, các nông trại, nông trường, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long… Mặc dù những họat động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những họat động manh màu sắc du lịch sinh thái cũng đã bắt đầu thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặt biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu

- Khách đi tour tên tuyến du lịch Bắc – Nam, khách quá cảnh cần Thơ: đối với lượng khách này cũng chiếm 1 phần đáng kể, họ thường dừng chân ở Cần Thơ để tham quan một số địa điểm du lịch quan trọng của địa phương

- Khách du lịch cuối tuần: thị trường chính là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phụ cận và cả những người dân địa phương Khách du lịch cuối tuần thường muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng Loại hình du lịch này có xu hướng phát triển, đặc biệt sau khi có quy định nghỉ 2 ngày/ 1 tuần Các điểm có khả năng thu hút mạnh các khách nghỉ cuối tuần là hệ thống cồn, cù lao, các khu du lịch miệt vườn của Cần Thơ

2.5.2.2 Kiểm soát:

Tổ chức không gian du lịch dựa trên những giá trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch phải lồng ghép trong không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ vùng nghiên cứu và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận cũng như trong khu vực để có các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp

Hướng phát triển của không gian du lịch – kinh tế - xã hội của Cần Thơ về cơ bản được xác định theo các trục chính sau:

Trang 40

Mặt khác phân chia thành các điểm du lịch, cụm du lịch ( xem phụ lục 14)

2.5.2.3 Nhân sự:

2.5.2.3.1 Những nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực:

Hiện trạng lao động của ngành du lịch Cần Thơ ( xem bảng 13 - phụ lục 10) đối với yêu cầu thực tiễn là một thách thức hết sức to lớn, yêu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đã và đang đòi hỏi bức xúc cần phải có một chương trình toàn diện với những kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo mới và đào tạo lại không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước mà đối với mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du

lịch bằng các hình thức thiết thực ( xem phu lục 17 và 18)

Thành phố Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ AIT/AITCV mở lớp tiếng Anh cho các ứng viên chương trình quản lý dự án (MPM), quản lý công (PMPA), thực hiện trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 01 năm 2008; mở cuộc hội thảo giới thiệu các khoá học của AIT tại Trung tâm Đại Học Tại chức Cần Thơ (CTCEC) cho các ứng viên do Trung Tâm Đại học Tại chức Cần Thơ tuyển chọn vào tháng 12 năm 2007; ký kết bản Thỏa thuận giữa Trung Tâm Đại học Tại chức Cần Thơ và Trường SET vào tháng 12 năm 2007 về đào tạo sau đại học, chương trình thạc sĩ thực hành quản lý dự án, xây dựng, Đồng thời Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ sẽ bồi dưỡng tiếng Anh cho học viên trước khi tham gia chương trình học của AIT

Điều này cho ta thấy được rằng, cơ hội phát triển du lịch Cần Thơ đang rộng mở, với việc hội nhập một công nghệ mới, nguồn nhân lực sẽ được nâng cao tay nghề, các hình thức phục vụ sẽ ngày càng phong phú đa dạng hơn…

2.5.2.4 Marketing – Ứng dụng công nghệ thông tin: 2.5.2.4.1 Marketing du lịch Cần thơ:

Qua bảng 14- phụ lục 10 ta có thể thấy rõ số lượng khách đến Cần thơ ngày càng tăng, lượng khách đến Cần thơ năm 2006 tăng gấp đôi so với năm 2000 do việc quảnq bá hình ảnh cho du lịch Cần thơ ngày càng được chú trọng Nhưng qua tour của các công ty du lịch ta có thể thấy những du khách đến Cần thơ chỉ ở lại 1 ngày

Với các yếu tố tự nhiên làm cho các sản phẩm du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có những nét na ná giống nhau Do đó cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức sự kiện, xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch đặc biệt là trong sự kiện “Năm Du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008” sắp tới Đến nay, bên cạnh 35 sự kiện trong kế hoạch tổ chức của TP Cần Thơ đã có 10 tỉnh đăng ký 19 sự kiện, lễ hội tham gia Năm Du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008

Ngày đăng: 12/11/2012, 16:02

Hình ảnh liên quan

 Hình thành chiến lược-thực hiện-đánh giá chiến lược - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Hình th.

ành chiến lược-thực hiện-đánh giá chiến lược Xem tại trang 7 của tài liệu.
* Theo loại hình - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

heo.

loại hình Xem tại trang 29 của tài liệu.
 Thị trường khách nước ngòai (xem bảng12- phụ lục 9) - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

h.

ị trường khách nước ngòai (xem bảng12- phụ lục 9) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Quảng bá hình ảnh chưa tốt 0.0 72 0.14 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

u.

ảng bá hình ảnh chưa tốt 0.0 72 0.14 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Có Website quảng bá hình ảnh - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

ebsite.

quảng bá hình ảnh Xem tại trang 43 của tài liệu.
1.Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ.  - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

1..

Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ. Xem tại trang 44 của tài liệu.
1.Quảng bá hình ảnh chưa tốt 2.Sản phẩm na ná nhau của miền  Tây, phát triển tự phát  - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

1..

Quảng bá hình ảnh chưa tốt 2.Sản phẩm na ná nhau của miền Tây, phát triển tự phát Xem tại trang 44 của tài liệu.
BẢNG TỔNG KẾT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk
BẢNG TỔNG KẾT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH Xem tại trang 72 của tài liệu.
Mô hình này không đảm bảo thành công, nhưng nó thể hiện một phương pháp rõ ràng và thực tiễn trong việc hình thành, thực thi và đánh giá chiến lược - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

h.

ình này không đảm bảo thành công, nhưng nó thể hiện một phương pháp rõ ràng và thực tiễn trong việc hình thành, thực thi và đánh giá chiến lược Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 2: Năng suất lúa cả nước và CầnThơ qua các năm 2000 – 2006 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 2.

Năng suất lúa cả nước và CầnThơ qua các năm 2000 – 2006 Xem tại trang 82 của tài liệu.
9 tháng năm 2007 so  với  cùng  kỳ  - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

9.

tháng năm 2007 so với cùng kỳ Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 5: Các chỉ tiêu Thương mại – dịch vụ CầnThơ năm 2004 – 2005 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 5.

Các chỉ tiêu Thương mại – dịch vụ CầnThơ năm 2004 – 2005 Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 6: Tình hình dân số CầnThơ từ 1995-2006 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 6.

Tình hình dân số CầnThơ từ 1995-2006 Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 7: Mật độ dân số các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 7.

Mật độ dân số các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 8: Các chỉ tiêu về dân số năm 2004 và 2005 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 8.

Các chỉ tiêu về dân số năm 2004 và 2005 Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 9: Chỉ tiêu giáo dục CầnThơ trong hai năm 2004 – 2005 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 9.

Chỉ tiêu giáo dục CầnThơ trong hai năm 2004 – 2005 Xem tại trang 86 của tài liệu.
2. Cán bộ y tế (người) 2.844 2.837 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

2..

Cán bộ y tế (người) 2.844 2.837 Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 11: Những thành tựu về văn hóa, thể dục thể thao, truyền thông Cần Thơ đạt được trong năm 2004, 2005 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 11.

Những thành tựu về văn hóa, thể dục thể thao, truyền thông Cần Thơ đạt được trong năm 2004, 2005 Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng12 :Định hướng phát triển các thị trường khách Quốc tế của du lịch Cần Thơ theo mục đích đi du lịch  - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 12.

Định hướng phát triển các thị trường khách Quốc tế của du lịch Cần Thơ theo mục đích đi du lịch Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 13: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch thành phố CầnThơ giai đoạn 2001-2005  - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 13.

Cơ cấu lao động trong ngành du lịch thành phố CầnThơ giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 15: Hiện trạng đầu tư nước ngoài tại CầnThơ tính đến tháng 3/2005  - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 15.

Hiện trạng đầu tư nước ngoài tại CầnThơ tính đến tháng 3/2005 Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 16: Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Bảng 16.

Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 Xem tại trang 95 của tài liệu.
Mơ hình phát thảo khu resort nghỉ dưỡng  - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

h.

ình phát thảo khu resort nghỉ dưỡng Xem tại trang 109 của tài liệu.
HÌNH 2 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

HÌNH 2.

Xem tại trang 112 của tài liệu.
Chợ nổi Cái Răng - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

h.

ợ nổi Cái Răng Xem tại trang 112 của tài liệu.
HÌNH 4 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

HÌNH 4.

Xem tại trang 114 của tài liệu.
HÌNH 8 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

HÌNH 8.

Xem tại trang 118 của tài liệu.
HÌNH 14 - Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

HÌNH 14.

Xem tại trang 124 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan