1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng

24 2,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng

Trang 1

STT TênPhân công côngviệc

Phân loại

Ghi chú

1 Phạm Thanh Hương

2. Đoàn Thị Phương Anh

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch đã ra đời từ rất lâu Trong đó loại hình du lịch đền chùa cũng đã tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ rất xa xưa Tuy nhiên, trước đây, người ta chỉ quan niệm, đi đền chùa là để cầu may, cầu lộc là để thoả mãn đời sống tâm linh của mình Trong thời gian gần đây, đền chùa mới được coi là một điểm du lịch, việc đi đền đi chùa không còn là thuần tuý chỉ là khấn vái, cầu may mà còn đồng nghĩa với việc đi du lịch Do vậy, tuy du lịch đền chùa không còn là mới nhưng hiện nay nó mới thực sự mang dáng dấp của một ngành du lịch, mới được quan tâm phát triển và trùng tu tôn tạo Đặc biệt, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, vấn đề cải tạo đền chùa ra sao, quy hoạch như thế nào cho hợp lý cần được quan tâm nhiều hơn nữa

Vì vậy, với bài thảo luận mang chủ đề: “Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng”, nhóm em muốn đưa một cái nhìn mới về loại hình du lịch đền chùa đồng thời cũng xin góp một số ý kiến để phát triển loại hình này hơn nữa.

Do việc tìm hiểu còn hạn chế, bài viết còn nhiều sơ suất, rất mong được cô góp ýđể đề tài thảo luận thêm hoàn chỉnh.

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm chung.

Du lịch là một hoạt động của nhóm người hay cá nhânnào đó phụ thuộc vàochuyến đi Dưới góc độ một nhà kinh tế học thì khái niệm du lịch phân ra thànhhai loại:

- Tư cách là người đi du lịch thì du lịch và việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụhàng hoá của một cá nhân khi việc tiêu dùng có liên quan tới việc đi lại và lưu trúcủa con người ngoài nơi cư trú thường xuyên để nghỉ ngơi, tìm hiểu nền văn hóavà các nhu cầu khác.

- Với tư cách là nhà tổ chức doanh nghiệp thì du lịch là việc sản xuất ra các hànghoá dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm đảm cảo việc đi lại, lưutrú, ăn uống, giả trí cho khách du lịch với mục đích thoả mãn đầy đủ nhất nhucầu vật chất tinh thần đó.

1.1.1 Khái niệm loại hình du lịch.

Loại hình du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách dulịch Tất cả khách du lịch đều không giống nhau do vậy cũng tồn tại nhiều loạihình du lịch khac nhau.

1.1.2Khái niệm loại hình du lịch đền chùa.

Thoả mãn nhu cầu tín ngưõng cũng như nhu cầu tham quan của khách dulịch, nó thể hiện qua các cuộc thăm viếng tới các đền chùa, đây là loại hình dulịch khá lâu đời nhưng lại là loại hình du lịch khá mới tại Hà Nội mở rộng

1.2 Phân loại các loại hình du lịch

1.2.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi

Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu dulịch của con người Theo tiến sĩ Harssel có mười loại hình du lịch phổ biến theocách phân chia này :

a) Du lịch thiên nhiên: Hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khíngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoangdã.

Trang 4

b) Du lịch văn hóa : thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ làtruyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểmđến Họ sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dựcác lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địaphương.

c) Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu vớinhững người khác là quan trọng nhất.

d) Du lịch hoạt động: Thu hút du khách bằng một hoạt động được xác địnhtrước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kì nghỉ của họ Mộtsố du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi dulịch nước ngoài, một số lại muốn thám hiểm khám phá cấu tạo địa chất của mộtkhu vực nhất định.

e) Du lịch giải trí: Nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn để phục hồi thể lựcvà tinh thần cho con người Loại hình này thu hút những người mà lý do chủ yếucủa họ đối với một chuyến đi nghỉ là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ.

f) Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thểchất, sức khỏe Tham gia chơi các môn thể thao như: quần vợt, đánh gôn, bóngchuyền bãi biển, lướt sóng …

g) Du lịch chuyên đề: Liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch vớicùng một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riênghọ, thu hút những người kinh doanh, sinh viên thực tập, nghiên cứu.

h) Du lịch tôn giáo: Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những ngườitheo các đạo phái khác nhau Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổbiến đến ngày nay.

i) Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiệnthể chất của mình Nơi điển hình là các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi caohoặc ven biển,các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng.

j) Du lịch dân tộc học: Đặc trưng hóa cho những người quay trở về nơi quêcha đất tổ tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìmkiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa.

Trang 5

Có tác giả phân loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm hai nhómchính:

- Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch thamquan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá.

- Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tínngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, kinh doanh…

1.2.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:

Có các loại hình du lịch sau:

a) Du lịch quốc tế liên quan đến các chuyến đi vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổbiên giới quốc gia của khách du lịch Loại hình du lịch này tạo ra dòng chảyngoại tệ giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia.Được phân chia làm hai loại nhỏ:

- Du lịch quốc tế đến là chuyến viếng thăm của những người từ quốc giakhác

- Du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nướckhác.

b) Du lịch trong nước là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốcgia của họ

c) Du lịch nội địa bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đếnd) Du lịch quốc gia bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.

1.2.3 Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến của du lịch

Có các loại hình du lịch sau:

a) Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi vànhững nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ Họ hoàn toàn chấpnhận các điều kiện địa phương và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụdu lịch Loại hình này ảnh hưởng không đáng kể tới văn hóa xã hội kinh tế vàmôi trường của điểm đến.

b) Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độcđáo để giải trí, tìm kiếm sự mới lạ Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, cónhu cầu về những sản phẩm chất lượng cao và không đàn hồi theo giá.

Trang 6

c) Du lịch khác thường: bao gồm những du khách không giàu có như tầng lớpthượng lưu, họ thích đến những nơi xa xôi hoang dã, quan tâm đến những nềnvăn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm trong một tour tiêuchuẩn

d) Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo nhómnhỏ hoặc cá nhân đến những nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp Đây là sựmở đầu và phát sinh hình thức du lịch đại chúng sau này.

e) Du lịch đại chúng: Một lượng lớn khách du lịch tạo thành dòng chảy liên tụctràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu âu hoặc Hawaii vào các mùa du lịch.Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở cácquốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách các điểm đến du lịch.

f) Du lịch thuê bao: Đây là loại hình du lịch phát triển rộng rãi, thị trường pháttriển đến các tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp nên có dung lượng lớn nóhoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt động thương mại trong kinh doanh du lịch.

1.3 Sự biến đổi các loại hình du lịch.

Ý nghĩa của các động cơ và loại hình du lịch có sự khác nhau và biến đổitheo thời gian Với từng thời kỳ khác nhau thì loại hình du lịch có sự thay đổikhác nhau Loại hình du lịch thay đổi theo các thời kỳ sau.

Trước thế kỷ XVIII, rất ít khách du lịch vì mục đích giải trí, đa số họ đi vìmục đích thương mại, hành hương hoặc các mục đích tín ngưỡng học tập và chữabệnh.Ở La Mã cổ đại và trung đại, du lịch giải trí hạn chế trong các chuyến thamquan trong ngày với khoảng cách ngắn để tham dự các hoạt động như hội chợ, kễhội thể thao hoặc giải trí tiêu khiển vì vậy nhu cầu giải trí và tiêu khiển thường ởmức độ ít và sơ khai.

Trong thế kỷ XVIII, các chuyến đi du lịch hảo hạng ở Châu Âu trở nênthịnh hành và mốt Khách tham gia vào vhuyến đi này thuộc tầng lớp thượng lơuva trẻ tuổinhằm mục đích giáo dục và giải trí Tuy nhiên phần chủ yếu trong dulịch này vẫn là mục đích thương mại.Chủ yếu những chuyến đi này thường đượcnhà nước hoặc các nàh buôn lớn đài thọ nhằm giảm bớt sự rủi ro mạo hiểm trongbuôn bán thương mại Du lịch chữa bệnh hoặc vì các lý do sức khoẻ đến giaiđoạn này thì phổ biến trong giới quý tôc, hoàng gia

Trang 7

Đến thế kỷ XIX, việc phân phối thu nhập cho nhu cầu du lịch với tư cách“nhu cầu cuối cùng” và việc mua sắm các sản phẩm để phục vụ nhu cầu cá nhâncủa con người được diễn ra một cách thận trọng Sự phát triển kinh tế từ saucuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện cho du lịch đại chúng phát triển cả vềcung và cầu Sự phát triển của công nghiệp làm cho nhiều đại gia đình bị chianhỏ tới song ở các khu vục trung tâm làm cho hu cầu thăm quê hương tăng lên.Loại hình du lịch này vẫn phát triển và trở thành bộ phận quan trọng với du lịchquốc tế tại nhiều quốc gia

Đầu thế kỷ XX, du lịch nghỉ ngơi và giải trí đại chúng trở thành bộ phậnlớn nhất của du lịch toàn cầu Tầu hoả và máy bay là những phương tiện vậnchuỷen chủ yếu, đồng thời sơ hữu cá nhân các phương tện đường bộ như ôtô, xemáy làm tăng khả năng du lịch theo nhóm nhỏ Một số phương tiện vạn chuyểncổ điển trước đây trở thành sự hấp dẫn với du khách.

Nửa cuối thế kỷ XX có một số thay đổi quan trọng và đáng chú ý

+ Do sự phát triển về số lượng và đa dạng hoá các công ty theo vị trí, sự bùng nổvề hiệp hội giữa các nước và quốc tế đã làm tăngkhả nhanh nhu cầu về hộihọp,loại hình du lịch hội họp trở nên phát triển nhanh nhất trong 30 năm trở lạiđây.

+ Khả năng thương mại của các nhà cung ứng du lịch ngày càng tăng lên đã tạora loại hình du lịch có định hướng cung

Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) trên phạm vi toàn cầu có40-45% là du lịch nghỉ dưỡng, 40% du lịch công việc, 8% du lịch thăm thannhân bạn bè kết hợp với kỳ nghỉ hay đi công việc, 5-10% là loại hình du lịchkhác.

Sang thế kỷ XXI, sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sự hội nhập quốctế đã thúc đảy và phát triển nhiều loại hình du lịch mới như: du lịch thể thao,muasắm và một số loại hình du lịch khác.Bên cạnh đó, các loại hình du lịch đặc biệtmới xuất hiện với số người tham gia ít như du lịch mặt trăng, vũ trụ, du lịch đạidương dần dần trở nên phổ biến.

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞRỘNG

2.1 Thực trạng chung

Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú Theo thống kê của các nhànghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trảirộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Mỗi lễ hội mang một néttiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linhthiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những ngườicó công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhânđộ thế Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngàyhội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ vớihiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào vềtruyền thống quê hương, đất nước của mình Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó vớilàng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sốngcộng đồng nhân dân

Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởngnhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các tròvui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như:thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, NamĐịnh), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v ở các lễ hộicủa bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất.Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múakhiên, ném lao, đấu gậy

Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xãhội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn làmột trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường Kẻ đi xa, ngườiđi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuâncàng thêm rạo rực Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiênđất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp Họ đến với

Trang 9

các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống Chỉtính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anhhùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷniệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiếnsĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1 Hội đền An DươngVương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựngnước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệmTrần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh)tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánhgiặcMinh

Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (NamĐịnh) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh củalàng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnhvượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh) Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi YênTử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành củamình Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường củangười Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngàyhội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể Ngoài ra,người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy,người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ cóhội mừng năm Mới

Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưngcũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoàinước

Tuy nhiên, du lịch đền chùa hiện nay gặp phải rất nhiều vấn đề tiêu cực Đó là docơ sở vật chất, quy hoạch lễ hội, hay cả vì ý thức của những người tham gia lễhội

Vì hầu hết những ngôi chùa đều đã được xây dựng từ rất lâu nên đã dần bị xuốngcấp và cần được tu bổ, nhưng trong quá trình tu bổ các nhà quản lý đã không chútrọng đến những kiểu cấu trúc đặc trưng của ngôi chùa mà chỉ tiến hành cải tạo

Trang 10

những phần hư hỏng nên đã đánh mất đi những dấu ấn về kiến trúc và vẻ đẹp cổkính của những nôi chùa hàng ngàn năm tuổi Ở một số ngôi chùa còn xảy ra tìnhtrạng là người ta tiến hành xây dựng những ngôi chùa giả bên cạnh những ngôichùa hàng ngàn năm nhằm thu tiền du khách, điều này đã làm ảnh hưởng xấu đếnnhững điểm đến du lịch tín ngưỡng này.

Công tác quản lý vẫn còn nhiều vấn đề, khi mà những người quản lý dườngnhư đã không thể kiểm soát hoặc bỏ ngơ cho những hộ kinh doanh và nhữngngười dân địa phương tự ý trong việc trèo kéo khách thăm quan, tăng giá nhữngmặt hàng thiết yếu Điều này cũng sẽ gây những ảnh hưởng rất xấu đến cảnhquan của những ngôi chùa.

Ngoài ra phải kể đến ý thức người đi lễ chùa ngày càng kém đi Không ít lễhội - diễn ra từ Bắc chí Nam đang bị "biến tướng", đánh mất ý nghĩa ban đầu, trởthành một nơi nhếch nhác, hỗn loạn để "buôn thánh bán thần", kiếm chác lợinhuận

Người ta có thể dễ dàng bắt gặp nạn chèo kéo du khách đổi tiền lẻ cúng bái ởđền Hùng (nơi đặt đền thờ Quốc tổ), chùa Tây phương, chùa Thầy (Hà Nội), rồichùa Đồng (Yên Tử) Tiền lẻ được rải vô tội vạ khắp đình chùa miếu mạo ấy,thậm chí được nhét lung tung vào các pho tượng thánh, la hán, bồ tát Đặc biệt,ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), nạn sắp lễ bằng tiền đã là một công nghệ.Đường dẫn vào đền dày đặc các bảng quảng cáo đổi tiền, bán phẩm vật dângcúng Chưa hết, đường lên động Hương Tích cũng bị vây bủa bởi nạn chém chặtkhi du khách buộc phải thuê chiếu nghỉ tạm trên đường đi Rừng trúc ở Yên Tửbị "tàn sát dã man" để lấy măng bán cho khách thập phương Vậy đó! Nơi linhthiêng đã bị "thương mại hóa" thành nơi bán mua ồn ào, bát nháo, lừa lọc, chửibới lẫn nhau

Những năm gần đây đầu xuân có nhiều lễ hội ở làng, đình, chùa, đền rấtđông Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội chủ yếu là do hội làng, hội đình, hoặc mộtnhóm người đứng ra tổ chức, mà ít có sự tham gia của Nhà nước, hay chínhquyền địa phương Do việc tổ chức tự phát như vậy nên một số nơi, lễ hội cònlộn xộn, tốn kém, hoặc thậm chí còn mang màu sắc mê tín, dị đoan (lên đồng, bóitóan, đốt vàng mã ) Bên cạnh đó, nhân dịp những ngày lễ hội, không ít những

Trang 11

đối tượng thanh, thiếu niên (nhất là ở các vùng nông thôn) còn sa vào món cờbạc, đỏ đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội

Cuộc sống đã ngày càng gấp gáp hơn, không ít người đã coi những cuộcchơi xuân là những chuyến đi cầu lộc may mắn cho cả một nǎm làm ǎn sắp tới,do vậy ở những đền, chùa có tiếng như Đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), ChùaHương (Hà Tây), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Bia Bà bên cạnh những gương mặtthanh thản hiếm hoi là những bà, những anh, những chị nét mặt đầy toan tính vàhy vọng với những mâm lễ đầy tiền, vàng lễ, bia 333, thuốc lá 555, thậm chí cócả những chai rượu ngoại thay thế cho loại rượu trắng quê mùa

Rõ ràng những vấn đề trên là những vấn đề đáng báo động của việc du lịchđền chùa Thực trạng này là chung cho cả nước, vậy thực trạng việc du lịch đềnchùa ở miền Bắc, cụ thể là Hà Nội mở rộng thì có những vấn đề gì?

2.2 Thực trạng du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng

2.2.1 Thực trạng một số đền chùa nổi tiếng ở Hà Nội mở rộng

Xã hội ngày càng phát triển Con người có nhu cầu ngày càng cao hơn về mọilĩnh vực Đặc biệt, trong thời gian gần đây, dân chúng ngày càng quan tâm hơnđến việc đi lễ đầu năm, cầu tài cầu lộc Ở các thành phố lớn như Hà Nội, các đềnchùa nổi tiếng không ít đồng nghĩa với việc lượng người thường xuyên đi chùachiền cũng tăng lên Có thể kể ra những đền chùa rất nổi tiếng ở Hà Nội, đặc biệtviệc sáp nhập hoàn toàn Hà Tây cũ cũng đã đưa thêm danh sách nhiều chùa chiềnvào địa bàn Hà Nội như: Chùa Hà, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, phủ Tây Hồ,chùa Tây Phương, chùa Hương Đây có thể nói là tín hiệu mừng tuy nhiên cũngkhông ít những vấn đề bất cập, những nỗi lo làm cho người đi lễ chưa chắc đãthảnh thơi.

Từ nội thành…

Nằm ở khu vực trung tâm buôn bán sầm uất của 36 phố phường của kinh đôThăng Long xưa, chùa Vĩnh Trù ra đời khoảng thế kỷ XIX Năm 1950, chùađược trùng tu lớn, xây thêm nhà giữa và nhà khách phía ngoài Chùa vẫn còn giữlại một số di vật: sắc phong, ngai thờ bài vị, tượng Phật, câu đối… và những đồđồng có giá trị nghệ thuật cao Trong chiến chống thực dân Pháp, chùa Vĩnh Trù

Trang 12

được chọn làm cơ sở của cuộc chiến đấu và cũng là địa điểm cứu thương bệnhbinh… Chùa Vĩnh Trù đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) công nhận làdi tích lịch sử - văn hóa và là một điểm đến trong tuyến tham quan du lịch khuphố cổ Hà Nội

Hiện nay, khuôn viên của chùa bị một số người dân chiếm dụng làm nơi giữxe, bán hoa, quán cơm, thậm chí mở cả…quán thịt chó…gây nên cảnh nhếchnhác, mất vẻ tôn nghiêm chốn linh thiêng Tình trạng trên diễn ra đã khá lâu vàngười dân xung quanh chùa đã nhiều lần phản ánh nhưng chính quyền sở tại vẫnchưa tìm ra biện pháp hữu hiệu để can thiệp.

Chùa Bộc nằm trên phố chùa Bộc sầm uất cũng trong cảnh tương tự ChùaBộc vốn được dựng để thờ Phật, nhưng vì chùa tọa lạc sát một chiến trường củanghĩa quân Tây Sơn đại phá giặc Thanh nên chùa còn thờ cả vua Quang Trungvà vong linh những sĩ tử Trong chùa Bộc có pho tượng Quang Trung hoàng đếđặt dưới bức hoành “Oai phong lẫm liệt”; pho tượng này được dựng năm BínhNgọ (1786) Trong chùa còn một tấm bia đá tạc năm Quang Trung thứ tư (NhâmTý - 1792) ghi lại việc chùa bị cháy và dựng lại sau trận Đống Đa Năm 1792,chùa được trùng tu lại trên nền cũ và đổi tên là chùa Thiên Phúc Tuy nhiên nhândân vẫn quen gọi là Chùa Bộc để chỉ xác giặc bị phơi ra khắp nơi Năm 1962,chùa Bộc được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Vậy mà giờ đâykhi đến thăm chùa Bộc nhiều người không khỏi ngỡ ngàng Ngay trước cổngchùa đã bị chiếm dụng làm nơi bán chăn nệm, rèm cửa; trong khuôn viên chùa làbãi giữ xe với ngổn ngang xe cộ

Ngôi đền cổ Đồng Thuận (11 phố Hàng Cá, Hoàn Kiếm ), gắn liền với vịanh hùng Lý Tiến chống giặc ngoại xâm đầu tiên thời Vua Hùng, đang bị thuhẹp Nhiều hộ dân sinh sống ở ngay trong đền còn phía trước đền bị chiếm đểbán hàng, quán cắt tóc, nơi giữ xe Đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm), mộttrong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, hiện đang bị hàng quán của một sốngười dân xâm lấn dùng làm nơi chứa đồ Đền Voi Phục (xây dựng từ đời LýThái Tông 1028-1054, thờ Linh Lang đại vương, con vua Lý Thái Tông, đã cócông đánh thắng quân Tống xâm lược) đang bị xâm lấn làm bãi giữ xe…

… Đến ngoại thành

Ngày đăng: 12/11/2012, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w