1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị văn hóa của người Khơme trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh

75 1,8K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 410,5 KB

Nội dung

Giá trị văn hóa của người Khơme trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh

Trang 1

PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắcbản địa và tôn giáo Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ởđồng bằng sông Cửu Long nền văn hóa Khmer đã giao hoà, gắn kết với các nềnvăn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng vàđậm đà bản sắc dân tộc Trà Vinh là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằngsông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer - sau tỉnh Sóc Trăng Tuy làvùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoávật thể và phi vật thể của người Khmer nên rất thích hợp để phát triển theo địnhhướng du lịch văn hoá Nhận định từ thực tế như vậy, qua đề cương này, tôi chọnđề tài “Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnhTrà Vinh” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu với mong muốn trang bị thêm kiếnthức nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành Văn hoá du lịch, song song vớimong muốn đưa bản sắc dân tộc Khmer vào định hướng phát triển du lịch ở tỉnhTrà Vinh cũng như loại hình du lịch văn hoá cho Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nhiên cứu

Qua nghiên cứu, chúng ta có thể phần nào góp công trong hoạt động duy trìvà phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer tạo sản phẩm đa dạngđể đưa vào phát triển loại hình du lịch văn hoá và từ đó có thể giới thiệu văn hoáKhmer đến người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế Cụ thể trong đềcương này là khai thác điểm riêng biệt tiềm năng để đưa vào định hướng pháttriển du lịch cho tỉnh Trà Vinh.

Trang 2

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nêu được những giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh TràVinh.

 Tình hình khai thác các giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnhTrà Vinh.

 Đưa ra những đề xuất, kiến nghị.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng: nét văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Phạm vi không gian: tại tỉnh Trà Vinh.

 Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nay.

4 Phương pháp và quan điểm nghiên cứu

 Phương pháp:

 Phân tích và tổng hợp lý thuyết Quan sát, tham dự

 Chụp ảnh

 Phân tích và tổng hợp từ kinh nghiệm, từ thực tế kết hợp lý thuyết Quan điểm: phát triển du lịch bền vững

5 Lược sử nghiên cứu vấn đề:

 Sách “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” của tácgiả Trần Văn Bổn.

 Sách “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của tác giả DươngVăn Sáu (2004), Đại học Văn Hóa Hà Nội

6 Bố cục: gồm 3 chương

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ

Trang 3

Chương này tập hợp các khái niệm về du lịch và văn hoá để làm cơ sở lýluận cho bài tiểu luận

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNHTRÀ VINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Chương 2 nêu tổng quan về tỉnh Trà Vinh và người Khmer; đề cập đếnnhững giá trị văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh, những kết quả và hạnchế của các giá trị văn hoá Khmer tiêu biểu đã được khai thác du lịch ở tỉnh.

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN

Chương 3 nêu ra những định hướng và những kiến nghị, đề xuất đối vớiviệc đưa giá trị văn hoá của người Khmer vào phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh.

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ1.1Các khái niệm, định nghĩa

1.1.1 Du lịch Du lịch:

 Theo IUOTO (International Union of Official Travel Organization):Du lịch là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trúthường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn, sinh sống. Theo Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Ý (21/08 – 05/09/1963):

Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinhtế bắt nguồn từ các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyêncủa họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình.

 Theo kinh tế học: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụphục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kếthợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và cácnhu cầu khác.

 Theo Bộ luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2006: Dulịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.

 Du lịch văn hoá

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 tại Khoản 1, Điều 4, Chương Icó ghi: “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dântộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hoá truyền thống”.

Trang 5

Du lịch văn hoá là một trong những lại hình du lịch bền vững, hấp dẫndu khách, có nhiều điều kiện, nguồn lực để phát triển, được quan tâm đầutư phát triển ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam.

Du lịch văn hoá là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hoádậm đà bản sắc của địa phương, thông qua các vật dẫn hoặc phương thứcbiểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội để chiêm ngưỡng, thử nghiệm vàcảm thụ văn hoá của các địa phương Vật hấp dẫn bao gồm các công trìnhkiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hộiđặc thù, đồ ăn, thức uống, biểu diễn âm nhạc kịch, vũ điệu địa phương,nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tụctập quán.

 Phát triển du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạtđộng du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn dukhách tới các vùng và các quốc gia du lịch Quá trình quản lý này luônhướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do cáchoạt động du lịch đưa lại

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau : Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích

kinh tế, xã hội, văn hóa

 Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài

 Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầucủa các thế hệ tiếp theo.

 Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cáchmạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể

Trang 6

được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hìnhthành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.

 Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc giahoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 tiếng đồng hồ và nghỉqua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếnggia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao.

 Khách tham quan (Excursionist), còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày(Day visitor), là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24tiếng đồng hồ và không lưu trú qua đêm.

 Du khách quốc tế (International Tourist):

Ở Việt Nam, theo Điều 20 Chương IV pháp lệnh du lịch, những ngườiđược thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau đây:

Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vàiViệt Nam du lịch.

Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ranước ngoài du lịch.

Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hộinghị, kháo sát thị trường, đi công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương,nghỉ ngơi.

 Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi dulịch (dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia dó.1.1.2 Văn hoá

 Lễ hội: là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địabàn dân cư trong thời gian và không gian xác định, nhằm nhắc lại sựkiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện

Trang 7

cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên thần thánh và conngười trong xã hội

Lễ hội cổ truyền hay hiện đại, dân tộc hay quốc tế đều gồm có 2 phần:phần lễ và phần hội:

 Phần lễ có tính nghiêm trang, bắt buộc với những quy định cụ thể vềcác nghi lễ; lễ tiết chặt chẽ để mọi người tuân thủ và cũng có thể cáchtân làm cho phù hợp theo từng năm được mùa hay mất mùa theo kiểu“tùy biện hiện” (có gì cúng nấy).

 Phần hội với các trò vui, trò diễn, ca hát, nhảy múa, thi đấu thể thao,lạc khoán (ăn uống có cộng cảm), có tính khoán đặt tạo sự ngẫu hứngcho người tham gia lễ hội.

 Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ vào một sự vật, hiện tượng hoặcmột đấng siêu nhiên.

1.2Các quan điểm về văn hoá và bảo tồn giá trị văn hoá

 Quan điểm của Đảng về văn hóa

Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) có chỉ rõ cần tiếp tục thực hiện đầy đủ5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đề ra đó là:

 Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

 Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc.

 Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ (tinh hoa nhân loại), đó chính là lýtưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởngHồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự

Trang 8

phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệhài hòa giữa cá nhân và cộng động, giữa xã hội và tự nhiên.

 Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa củacộng đồng Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử mấy ngàn năm đấutranh dựng nước giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tựcường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân -gia đình - làng xã - Tổ quốc; Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩatình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử,tính giản dị trong lối sống

 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam

 Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnhđạo , trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

 Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sựnghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trìthận trọng.

1.3Các nguyên tắc và quan điểm phát triển du lịch bền vững

 Nguyên tắc:

 Sử dụng nguồn lực một cách bền vững :

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên,nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch pháttriển lâu dài.

Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển dulịch được xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lí mang tính chấttoàn cầu và quốc gia.

Trang 9

 Giảm sự tiêu thụ quà mức và giảm chất thải :

Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phítốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và tăng chất lượng dịch vụdu lịch

Một số biện pháp để giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm rác thải :

 Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm tiêu thụ các nguồnlực du lịch

 Ưu tiên các nguồn lực hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xuhướng thích hợp và bền vững

 Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra mộtcách an toàn

 Sử dụng công nghệ xử lí rác thải, tái chế rác thải

 Có trách nhiệm phục hồi những tổn thất nảy sinh từ các dự án du lịch Trách tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi,

giám sát liên tục Duy trì tính đa dạng :

 Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn

 Đảm bảo nhịp độ quy mô và loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạngcủa văn hóa bản địa

 Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên bằng cách tôn trọngsức chứa của mỗi vùng, áp dụng công thức sức chứa và nguyên tắcphòng ngừa trước

 Giám sát tác động của du lịch đối với hệ sinh thái đặc biệt đối với cácloài động vật

Trang 10

 Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vàocác hoạt động của cộng đồng địa phương

 Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyênmôn phục vụ du lịch

 Khai thác tốt các đặc trưng, đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩnmực đồng nhất

 Đảm bảo quy mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mếnkhách và sự hiểu biết lẫn nhau

 Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu pháttriển

 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch như : du lịch và hoạch địnhchiến lược phát triển, du lịch và đánh giá tác động môi trường

 Hỗ trợ kinh tế địa phương :

 Đảm bảo các chi phí về môi trường được tính đến trong tất cả các dự ándu lịch

 Hợp nhất những cân nhắc về môi trường và tất cả các quyết định kinh tế Hoạt động du lịch trong giới hạn cho phép của sức chứa và hạ tầng cơ sở

sẵn có của địa phương

 Thực hiện sự đa dạng kinh tế bằng cáh phát triển cơ sở hạ tầng du lịch,mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn

 Đảm bảo các loại hình và quy mô hoạt động du lịch phù hợp với điềukiện của địa phương

 Tránh khai thác quá mức các điểm du lịch

Trang 11

 Hổ trợ tạo thu nhập cho địa phương và các doanh nghiệp nhỏ, đồng thờitrích một tỉ lệ thỏa đáng từ thu nhập du lịch cho nền kinh tế địa phương,nơi diễn ra các hoạt động du lịch

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt độngdu lịch : khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịchthì họ trở thành đối tác cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng Khảnăng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham giacủa cộng đồng địa phương Thông qua việc khuyến khích làm chủ cácngành thủ công nghiệp và nhà tranh, dịch vụ hướng dẫn, nhà hàng, tiệmăn, sự tham gia của địa phương sẽ tạo điều kiện ngăn chặn sự thất thoátngoại tệ và có lợi cho cộng đồng địa phương và du khách

 Các biện pháp để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cáchoạt động du lịch :

 Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cư dân địa phương

 Tạo điều kiện cho cư dân địa phương phải quyết định sự phát triển củahọ

 Khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào cácdự án du lịch

 Ủng hộ các xí nghiệp và hợp tác xã địa phương cung cấp dịch vụ, hànghóa và hàng thủ công

 Ủng hộ các cửa hiệu quán ăn và hướng dẫn do địa phương làm chủ Ngăn ngừa sự chia rẽ và di dân địa phương

 Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan :

 Tham khảo ý kiến và thông báo rộng rãi cho cư dân địa phương vềnhững biến động, thay đổi trong phát triển du lịch

Trang 12

 Tham khảo và thông báo cho họ về các lợi ích do du lịch mang lại

 Giới thiệu các giải pháp từ khi lập sơ đồ quy hoạch để xin ý kiến đónggóp của quần chúng

 Tổ chức hội thảo để tham khảo ý kiến

 Thông báo và tham khảo ý kiến đầy đủ với chính quyền địa phương vàcơ quan chính phủ trước và trong quá trình tiến hành các dự án du lịch Đào tạo nhân viên :

 Đưa các vấn đề về môi trường, văn hóa, xã hội vào chương trình đào tạo Nâng cao vị trí của cán bộ địa phương các cấp

 Đề cao ý thức tự hào trong công việc và sự chăm lo đến cộng đồng địaphương

 Đào tạo nhân viên hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện đại

 Khuyến khích việc giáo dục đa văn hóa và các chương trình giao lưu vănhóa

 Đào tạo cán bộ quản lý và lãnh đạo người địa phương Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm :

 Giáo dục du khách trước khi đến điểm du lịch và hướng dẫn cho họnhững điều cần làm và những điều không nên làm về phương diện môitrường

 Sử dụng chiến lược tiếp thị tôn trong các dân tộc, cộng đồng và môitrường các đại phương

 Làm cho du khách nhận thức được trách nhiệm của họ đối với địaphương du lịch

 Tiếp thị du lịch phải trung thực, tương ứng với sản phẩm và chất lượngtour du lịch đã chào bán

Trang 13

 Cung cấp thông tin cho du khách về việc tôn trọng các di sản văn hóa vàthiên nhiên của địa phương

 Khuyên bảo những cách cư xử đúng đắn như : ăn mặc, tập quán tôn giáo,thức ăn, đồ uống, đi lại lịch sử và chính trị

 Tiến hành nghiên cứu :

 Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá trước khi thực hiện dựán và các biện pháp giám sát đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môitrường

 Phổ biến các kết quả nghiên cứu và điều tra đến các cơ quan trung ương,đội ngũ nhân viên du lịch và công chúng

 Quan điểm:

Phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI Phát triển du lịch bền vững trởthành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốcgia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai Vì vậy,quan diểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chứcquản lý triển khai đánh giá các hoạt động du lịch và trong việc nghiên cứutiến hành quy hoạch du lịch.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện cần vận dụng lý luận cũng nhưthực tiễn phát triển du lịch bền vững ở trong nước và trên thế giới để soisáng, kiểm chứng, đánh giá Và phát triển du lịch bền vững phải được coi làmục tiêu thực hiện; các nguyên tắc cũng như các loại hình du lịch bền vữngphải được xem xét, vận dụng trong suốt quá trình thực hiện.

Theo Hội Đồng Thế giới về môi trường và phát triển (WCED): “Pháttriển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm

Trang 14

tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu củahọ”.

Theo Khoản 21, Điều 4, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam (2005):“Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiệntại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai”.

Như vậy, các kế hoạch, dự án được xây dựng để thực hiện phải xem xéttính toán các vấn đề cần giải quyết, các chiến lược,…không chỉ đáp ứng nhucầu của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng nhu cầu du lịch của các thế hệtương lai.

Trang 15

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNHTRÀ VINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

2.1 Tổng quan về tỉnh Trà Vinh

2.1.1 Vị trí địa lý:

Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam ViệtNam; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông.

Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tâygiáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển 65 km.

2.1.2 Hành chính:

Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xãTrà Vinh và 7 huyện với 94 xã, phường và thị trấn Bảy huyện là:

• Càng Long • Châu Thành • Cầu Kè • Tiểu Cần • Cầu Ngang • Trà Cú • Duyên Hải 2.1.3 Dân cư:

Dân số:

• 1971: 411.190 • 2000: 973.065

• Điều tra dân dố 01/04/2009: 1.000.933 người

Trang 16

Trên địa bàn Trà Vinh có 29 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh(69%) và người Khmer (29%).

Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tradân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn Mật độ dân số414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.

Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bànTrà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnhvà chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.

Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nềnvăn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệthống chùa rất đặc thù.

2.1.4 Khí hậu

Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng cónhững thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độcao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh TràVinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơicao, mưa ít.

Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, biên độ nhiệt giữa tối cao:35,8°C, nhiệt độ tối thấp: 18,5°C biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp:6,4°C Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trongnăm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.

Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xuthế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt: 79%, mùa mưa đạt 88%.

Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1588-1227 mm), phân bố khôngổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian Lượng mưa giảm

Trang 17

dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở CầuNgang và Duyên Hải.

Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắtđầu từ tháng 5 đến tháng 11 Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắndần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm Huyện có số ngàymưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất làDuyên Hải (77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày).

Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngàykhông mưa liên tục 10-18 ngày Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ítbị hạn Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6, 7) là quan trọng trong khi cáchuyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8)thường nghiêm trọng hơn.

2.1.6 Địa hình

Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu Địahình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so vớimặt biển ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục

Trang 18

theo bình vòng cung và song song với bờ biển Càng về phía biển, các giồngnày càng cao và rộng lớn.

Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt,địa hình toàn vùng khá phức tạp Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao,xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng Riêng phần phía nam tỉnh làvùng đất thấp, bị các giống cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùngtrũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bịngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3-5 tháng.

2.1.7 Giao thông

Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷrất thông dụng và thuận lợi Tuy nhiên trước đây đường bộ chủ yếu dựatheo trục lộ nối với Vĩnh Long và gần như là độc đạo Hiện nay với sự pháttriển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre vàTiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ hai để đi Thành phố Hồ ChíMinh qua các phà nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ cònkhoảng 120 km thay vì gần 200 km nếu đi ngã Vĩnh Long).

Sau sự huỷ diệt của chiến tranh, ngày nay các con đường và cầu cốngđang được khôi phục và làm mới tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vàvăn hoá cho người dân nhiều cơ hội hoà nhập với xu thế của cả nước.

2.1.8 Sông ngòi

Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông MăngThít Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủyếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầuvà cửa Định An.

Trang 19

Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang,Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi TràVinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, TràCú và Trà Ôn.

Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chínhquyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinhthành tỉnh Vĩnh Trà Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long.Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnhVĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm1956.

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ViệtNam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam

Trang 20

Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọinày mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.

Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long vàcho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh códiện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7huyện như hiện nay.

2.1.11 Văn hóa

Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặcbiệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer Người Khmer cóchữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng nămmới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinhông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán cógiá trị văn hoá khác.

Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiếntrúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tênkhu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bànTrà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, ngườiHoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.

Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuêrộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viênchùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn concò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xâydựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượngbằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.

Trang 21

Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của ngườiHoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.

Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, ĐứcMỹ Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển Giáo xứ NhịLong huyện Càng Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi(Cha Sơn).

2.1.12 Ẩm thực

Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phươngnhư cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuôngđất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe,mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấulẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánhxèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v.

2.1.13 Kinh tế

Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt Thu nhập bình quân rấtthấp 50USD/người/tháng Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khucông nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Với mụctiêu giải quyết việc làm cho người lao động Chủ yếu từ các ngành nghềnhư: may mặc, giày da, và các mặt hàng thủ công, sản xuất các mặt hàngtiêu dùng.

2.1.14 Tiềm năng du lịch:

Tỉnh Trà Vinh có thực trạng và tiềm năng rất tốt, đặc biệt là tài nguyêndu lịch biển và sông nước Trà Vinh là nơi đất, trời sông, nước, thảm thựcvật xanh quanh năm, phong cảnh rất hữu tình.

Trang 22

Các tuyến du lịch sông nước, các cù lao… đều rất có triển vọng: thamquan những cảnh đẹp của làng quê miền Tây dọc hai bờ sông, tham quannhững vườn cây ăn trái đưa du khách tiếp xúc với những sinh hoạt văn hoáđặc trưng, giàu bản sắc của dân cư miền Tây nói chung, Trà Vinh nói riêng.Rừng là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị cao, nhất là du lịch sinhthái

Ngoài ra, du khách có thể đến du lịch Trà Vinh theo loại hình du lịch vănhoá lịch sử thăm viếng Đền thờ Bác Hồ, các ngôi chùa mang đậm tính mỹthuật điêu khắc của sắc thái văn hoá Khmer cũng như tham gia vào các lễhội riêng thật đặc sắc của đồng bào Khmer nơi đây.

*Tuyến giao thông cho Khách du lịch:

 Đường bộ: Tỉnh có 2.111,639 km đường bộ, quốc lộ chiếm 10,2%;tỉnh lộ 21,5%; huyện lộ 68,3% Tỉnh đã và đang đầu tư phát triển mạng lướiđường bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch Từ tỉnh lỵ Trà Vinh đi đườngbộ đến thành phố Hồ Chí Minh 200km, đến thành phố Cần Thơ 100km, đếnkhu du lịch Biển Ba Động 60km.

 Đường thủy: Hệ thống bao gồm các trục dọc và trục ngang Trục dọcgồm tuyến sông Cổ Chiên và Bassac Kênh Trà Ngoa và Ba tháng Hai trụcngang có tuyến: Kênh Nguyễn văn Pho, sông Cần Chông, sông Bến Cát nốitừ sông Hậu sang sông Tiền Đó là những tuyến lưu thông hàng hoá đườngthủy chính của Trà Vinh Từ cửa biển Định An đi đến Côn Đảo mất từ 5 - 7giờ chạy tàu, đi Cần Thơ mất khoảng 3 giờ chạy tàu.

Với tiềm năng du lịch hiện có của tỉnh Trà Vinh, nếu được khai thác vàđầu tư, du lịch Trà vinh sẽ là nơi thu hút và đón tiếp rất tốt cho khách dulịch trong ngòai nước đến Trà Vinh.

Trang 23

2.2 Tổng quan về người Khmer

Cộng đồng người Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là một bộ phận dâncư của người Khmer Nam Bộ Do vậy, họ mang đặc điểm và nét sinh hoạtvăn hoá hằng ngày của người Khmer Nam Bộ nói chung Tiếp cận, tìm hiểuvề người Khmer ở Trà Vinh xem như cũng đã tiếp xúc được một phần vănhoá Khmer Nam Bộ.

2.2.1 Điều kiện cư trú và dân cư:

Dân tộc Khmer là 1 trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam Với dân sốkhoảng hơn 1 triệu người, đây là tộc người đứng thứ 5 trong các tộc ngườithiểu số của Việt Nam, có số dân đông nhất trong các dân tộc nói tiếngMôn-Khmer ở Việt Nam và đứng thứ nhất trong các tộc người thiểu số ởđồng bằng sông Cửu Long Riêng ở tỉnh Trà Vinh, dân tộc này chiếmkhoảng 1/3 dân số của tỉnh, tức khoảng hơn 300.000 người Dân tộc KhmerNam bộ nói chung và dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng vẫn bảo tồnđược bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng

Ngoài tên tự gọi là “Người Khmer” ra, dân tộc này còn được biết đếnvới những tên gọi khác như: Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên và KhmerK’rôm Trước thế kỷ XII, người Khmer và văn hóa cả họ vẫn không có gìthay đổi Họ thường sống tập trung các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, TràVinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, trong đó nhiều nhất là 3 tỉnh: Sóc Trăng, TràVinh và Bạc Liêu Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, hệ thống tổ chứcxã hội của người Khmer đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ Tuy nhiên một sốyếu tố chính vẫn được bảo tồn và phát triển.

2.2.2 Các đặc điểm kinh tế - xã hội2.2.2.1 Hoạt động sản xuất – kinh tế:

Trang 24

Người Khmer là cư dân nông nghiệp dùng cày và biết thâm canh lúanước từ lâu đời Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụngthủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưahấu Bộ công cụ nông nghiệp của họ khá hoàn thiện và hiệu quả, có nhữngdụng cụ độc đáo thích ứng với điều kiện địa lý sinh thái Nam Bộ như cáiphảng thay cho cái chày chuyên dùng ở vùng đất phèn, mặn để phát cỏ, cùnèo (Pok) dùng để cơ vỏ, cái vòn gặt (Kần điêu) dùng để cắt lúa và cây nọccấy (Sơ chal) chính là chiếc gậy chọc lỗ thời xưa, tạo ra lỗ để cấm cây lúa ởnhững chân ruộng nước nhưng đất cứng

Ngoài ra người Khmer còn làm nghề đánh cá, chăn nuôi trâu bò cày cấy,nuôi lợn, gà, vịt đàn, dệt, đan lát, làm đường ăn từ cây thốt nốt và làm gốmđể phát triển kinh tế toàn diện Cày hai trâu là một đặc trưng kỹ thuật nôngnghiệp của người dân Khmer Bên cạnh đó, kỹ thuật làm gốm của họ cũngkhá đặc trưng và đơn giản, gồm có công cụ chính là hòn kê (K’leng) và bàndập (Chơ) Họ chưa dùng bàn xoay, sử dụng gốm mộc, không màu với độnung thấp và không có lò nung cố định Sản phẩm gồm chủ yếu là đồ dùnggia đình, tiêu biểu nhất là bếp (Cà ràng) và nồi (Cà om) rất được người Việt,người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ưa dùng.

Nếu trước đây khi nào người ta cần trao đổi mua bán với người Khmerthì phải mang đến tận nơi họ sinh sống Nhưng hiện nay, phần lớn ngườiKhmer đã tự mang hàng hóa của mình ra chợ bán Và từ đây, chợ búa củangười Khmer đã mọc lên rất nhiều Đặc điểm chợ cũng khá đặc biệt Hầuhết người Khmer ngồi dưới đất buôn bán cho nên không phải là điều ngạcnhiên hay suy nghĩ nhiều khi người ta nghe nhắc đến những tên gọi chợ tựgọi dân xã như chợ “Chồm hổm”, chợ “Nhỏ” ở huyện Châu Thành, thị xã

Trang 25

Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh chẳng hạn Và một đặc điểm nữa là chợ của họ mởra vào mọi lúc, khác với chợ người Việt buổi họp buổi tan và giá sản phẩmcủa họ rẻ hơn nên rất dễ buôn bán Người Khmer buôn bán cả vào nhữnglúc người Việt đã tan chợ, có thể ví như “làm việc ngoài giờ hành chánh”.Người Khmer rất đơn giản và do mức sống chưa cao nên họ không chútrọng lắm đến chất lượng mặt hàng mà chỉ chú trọng đến giá thành sảnphảm, giá thành thấp thì mua.

2.2.2.2 Quan hệ gia đình - xã hội:

Người Khmer có rất nhiều họ khác nhau bao gồm những họ Khmerthuần túy như Khan, U, Khum cho đến những họ do triều Nguyễn đặt ratrước đây như: Thạch, Kiên, Danh, Sơn, Kim và những họ của người Việtvà người Hoa như: Nguyễn, Trần, Trương, Dương, Mã,… Chế độ đa thê,vấn đề ly hôn, loạn luân giữa những người có huyết thống trực hệ hoặc vấnđề ngoại tình ít xảy ra và tuyệt đối nghiêm cấm Người Khmer còn rất coitrọng số chẵn trong sinh hoạt hằng ngày Trong lễ cưới, chú rễ không đi đóndâu vào ngày lẻ, lễ vật nhà trai mang sang nhà gái cũng toàn số chẵn, lễ hỏatáng cũng kiêng ngày lẻ

Người dân Khmer thường sống riêng theo mô hình gia đình nhỏ một vợmột chồng và là đơn vị kinh tế độc lập Tuy có nơi vẫn có đến 3 – 4 thế hệsống chung trong một nhà Xã hội Khmer vẫn còn tồn tại nhiều tàn dư mẫuhệ, như trong hôn nhân chẳng hạn Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, cósự thỏa thuận của con cái Cưới xin phải trải qua 3 giai đoạn: làm mối, dạmhỏi và tiến hành lễ cưới (Pithi Pea Pipea), được tổ chức bên nhà gái, sau đónguời con trai phải ở bên nhà vợ một giời gian Một năm sau hoặc đến khicó con, họ có thể sống riêng nhưng vẫn cư trú bên ngoại Từ đó dần hình

Trang 26

thành các phum, sóc Theo tiếng Khmer, phum có nghĩa là đất, thổ cư; mỗiphum gồm nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhâncùng cư trú và sóc là đơn vị cư trú gồm nhiều phum.

2.3 Giá trị văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh

2.3.1 Đời sống vật chất2.3.1.1 Văn hoá ẩm thực

Người Khmer trồng được hơn 150 giống lúa tẻ và nếp khác nhau nênhọ thường ăn cơm tẻ và từ nếp, họ đã biết chế biến các loại cơm và xaythành bột để làm các loại bánh như bánh tét, bánh ít, bánh tổ chim, đặc biệtlà bánh gừng, cốm dẹp…

Bánh gừng nghe qua cứ tưởng chừng như được làm từ bột và gừngnhưng thực ra đó lại là loại bánh được làm từ bột nếp trộn với hột gà, bộtnang mực, nước chanh tươi, có hình dáng sau khi chế biến xong giống nhưcủ gừng, nên người ta gọi là bánh gừng (Num kh’nhây) Sau khi dã đượcchiên chín với dầu hoặc mỡ, bánh còn được lăn hoặc rắc lên bên trên mộtlớp đường cát trắng mịn, lấp lánh, trông rất đẹp mắt rồi được đem phơinắng Bánh ăn giòn mềm, càng nhai càng nghe vị ngọt béo bùi lan trên mặtlưỡi Trong các lễ cưới truyền thống của dân tộc Khmer, bánh gừng là lễ vậtkhông thể thiếu vì nó là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi Bên cạnh đó,người ta còn tạo hình bánh này ở loại nhỏ để làm quà cáp biếu nhau hoặcdùng chiêu đãi khách.

Còn cốm dẹp được làm từ nếp mới chín đỏ đuôi, vừa mới được cắt từcánh đồng mang về Dụng cụ chính làm cốm là một nồi rất to có miệngrộng, một chiếc cối thon đứng, được khoét lồng từ một khúc gỗ, chiều caokhoảng 60cm và chày giã đứng Nếp được rang chín đều đến khi có tiếng nổ

Trang 27

lách tách và vỏ bung ra Sau đó, nếp chín được đổ vào cối giã và thường làcó hai người giã Trong quá trình giã lúc đầu, do nếp còn tươi nên hạt nếpbẹp ra và dính từng mảng, vì vậy cần phải có gạt để đảo trộn nếp dính Vàcứ thế, hạt nếp được giã cho đến khi khô và rời ra Kế đến, người ta đổ nếpra nia sàng bỏ trấu trắng dục, lúc ấy sẽ thấy điểm lác đác những hạt màuxanh Cốm dẹp trộn với đường, dừa ăn thơm ngon hoặc ăn với chuối chínmuồi cũng rất tuyệt Trong lễ hội cúng trăng Ok Om Bok thì cốm dẹp là lễvật không thể thiếu và nó được gọi là Om Bok.

Ngoài lúa và nếp ra, người Khmer còn trồng được các loại hoa màu.Thức ăn hằng ngày của họ có cá, tôm, ếch, nhái, rau, củ, nhưng vào vụ đôngken, bữa ăn của họ rất sơ sài: có thể chỉ là món B’hoc chưng dưa leo, cọngbông súng hay hoa lúc bình hoặc B’hoc bầm xả ớt Tuy nhiên ở những buổitiệc tùng như đám cưới, đám giỗ, tết cổ truyền, họ tổ chức ăn uống đãikhách và vì cho là thiếu tôn trọng khách nên họ không bao giờ đem ra đãikhách những món ăn hằng ngày Và đây chính là một nét giao thoa trongẩm thực giữa người Khmer và người Việt, người Hoa Thay vào đó, thức ăntrong dịp này là thịt gia súc, gia cầm tự nuôi hoặc mua được chết biến thànhnhiều món ăn khá phong phú như: thịt kho nước dừa, cà ri, bún nước lèo, cùlao …

Người Khmer biết chế biến nhiều loại nắm rất ngon như mắm Pơ-inhlàm bằng cá sặc hoặc như mắm chua B’ot được làm từ tép mồng được lột bỏđầu, đem phơi nắng, sau đó trộn chung với đu đủ vừa chín tới bào, gừngnon, tỏi, riềng, ớt và để vài ngày là dùng được Nhưng có lẽ nổi tiếng nhấtvẫn là mắn B’hóc, một loại mắm được người Khmer ưa dùng và được dọnra trong hầu như cho mọi bữa Cách làm loại mắm này cũng không phức tạp

Trang 28

lắm nhưng đòi hỏi phải trải qua một quy trình dài Mắm B’hóc làm từ cá lóctươi đã được đánh vẩy, lấy ruột ra và cạo sạch nhớt Kế đến, người ta đemcá ngâm qua đêm trong nước lạnh để cá sình lên, tái đi không còn máu rồiđể phơi ngoài nắng cho ráo nước Sau đó, cá được ướp muối hột, trộn vớicơm nguội, cho vào hũ hoặc khạp, đổ nước muối đã nấu để nguội vào chocá ngập đều rồi trải mo cau dằn lên trên và dùng những thanh tre giăng trảiđều, chặt để tránh cho cá nổi lên rồi đem phơi nắng khoảng nửa tháng Saukhoảng thời gian đó có thể không cần mang ra phơi nắng nữa và độ chừngnữa năm thì đã thưởng thức được mắm và mắm có đặc điểm là để ngâmcàng lâu càng ngon và đậm đà Trước khi đem ra dùng, người ta thườngmang thính trộn vào Mắm màu tái, mùi khẳng, vị mặn rất đặc trưng MắmB’hóc ăn sống kèm với khế, chuối chát, rau sống hay bầm với xả ớt, ăn vớicơm nguội hoặc được làm nguyên liệu chính trong món bún nước leo nổitiếng của người Khmer vùng Nam Bộ mà Sóc Trăng và Trà Vinh là hai“kinh đô” của món bún ấy Ở Sóc Trăng, người ta còn chế biến ra loại mắmđược làm từ cá trê vàng và nó đã trở thành đặc sản nổi tiếng với tên gọi làmắm B’hóc Óp.

Thế còn khẩu vị của người Khmer như thế nào? Vị ưa thích nhất củahọ chính là vị chua và cay Gia vị chua lấy từ quả me hay mè còn gia vị cayđược tạo từ hạt tiêu, tỏi, sả, ca ri,…

Về thức uống, vào mùa mưa, người dân Khmer thường tích nước mưavào trong các lu, vại, hồ chứa để dùng cho cả năm Người già thường dùngnước trà và nước trà còn dùng để tiếp khách tới nhà hay khách trong cácbuổi lễ tiệc Ngoài ra, người Khmer cũng thường uống rượu Rượu của họ

Trang 29

có thể là rượu trắng, rượu ngâm thuốc hay là loại rượu được nấu từ gạo Tuynhiên, rượu lại là một thứ cấm sử dụng ở chùa vì đây là điều cấm giới.

Nhắc đến ẩm thực của một dân tộc nào đó thì ta không thể bỏ qua yếutố về hình thức trong một bữa ăn của dân tộc đó Đó là nét đặc trưng thểhiện một phần lối sống văn hóa của họ Đối với dân tộc Khmer, trước đây,họ thường dọn bữa trên chõng tre đặt nơi bếp núc Khi ngồi ăn người đànông lớn tuổi thường ngồi trong tư thế hai chân xếp bằng, người nhỏ tuổingồi hai chân co lại và tạo thành một góc vuông, tức là một chân dựng lên,chân còn lại đặt sát đệm, còn người phụ nữ ngồi hai chân co lại, xếp về mộtbên cho kín đáo và đó được gọi là kiểu xếp chè he Tương tự như ngườiViệt và người Hoa, người Khmer dùng đũa trong khi ăn và đặc biệt là ai đãdùng bữa xong thì nâng đũa lên trán bằng hai tay rồi xá ba xá ngụ tỏ lòngbiết ơn đến những người đã tạo ra vật thực.

2.3.1.2 Trang phục

Trang phục truyền thống của dân tộc Khmer mang điểm khác biệt ở lốimặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật Nam nữ trướcđây đều mặc xà rông bằng tơ tằm do họ tự dệt Lớp thanh niên ngày naythích mặc quần âu với áo sơmi Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mớimặc quần áo cổ truyền

Về trang phục nam, nam thanh niên hiện nay khi ở nhà thường khôngmặc áo và quấn chiếc “xà rông” (Hôl) kẻ sọc Những người nam giới đứngtuổi, người già thường mặc quần áo bà ba màu đen, quấn khăn rằn trên đầu.Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen hoặc áo đen với chiếckhăn rằn luôn quấn trên đầu và quàng khăn quàng trắng chéo ngang hôngvắt lên vai trái Trong đám cưới, chú rể thường mặt bộ xà rông (Hôl) và áo

Trang 30

ngắn bỏ ngoài màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, quàng khăntrắng (Kăl xinh) vắt qua vai trái và đeo thêm “con dao cưới” (Kâm pách)với ý nghĩa bảo vệ cô dâu.

Về trang phục nữ, cách đây vài chục năm, phụ nữ Khmer Nam Bộthường mặc “xăm pốt” (váy) một loại váy hình ống, kín, làm bằng tơ tằm.Xăm pốt điển hình là loại xăm pốt chân khen Đó là một loại váy hở, quấnquanh thân và có một vài mô típ hoa văn tương tự như những loại váy cócùng cách tạo hình của môt số dân tộc khác nhưng khác ở chỗ là cách mangváy vào thân Với tộc người Khmer, cách mang váy vào thân rất đặc biệt vàcó thể xem là đặc trưng độc đáo của dân tộc này Họ luồn váy giữa hai chântừ sau ra trước rồi kéo lên vắt cạnh hông tạo thành dạng như chiếc quầnngắn và rộng Họ thường mặc xăm pốt trong những ngày lễ lớn, mỗi ngàymặc một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó và họ gọi là loại xăm pốt phamuông Ngày nay các loại xăm pốt trên ít được thấy trong đời sống thườngnhật chỉ được thấy nhiều trên sân khấu văn nghệ cổ truyền bởi vì ngườiKhmer đã và đang chịu ảnh hưởng văn hóa Kinh và Chăm qua trang phục.Trong dịp lễ, Tết, họ lại mặc áo dài Khmer (Wện) giống với chiếc áo dàicủa phụ nữ Chăm: áo bịt tà, thân áo rộng và dài qua gối, cổ áo thấp và xẻtrước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườn thường ghépthêm bốn miếng vải thường hoặc vải màu khéo dài từ nách đến gấu áo Bêncạnh đó, phụ nữ Khmer còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màuxanh, đỏ trên nền trắng Vào ngày cưới, các cô dâu thường mặc chiếc xămpốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm,quàng khăn chéo qua người, đội mũ Pkel Plac hay loại mũ tháp nhọn nhiềutầng bằng kim loại hay giấy bồi.

Trang 31

2.3.1.3 Nhà cửa

Người Khmer sống tập trung ở đồng bằng sông Cứu Long, đặc biệt ở cáctỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó có tỉnh Trà Vinh Nơi ở của họ thường tụtrên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển,vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Kamphuchea Trước đây, họ vốn ở nhàsàn đơn giản, mái lá dừa nước hoặc lợp ngói nhưng ít, có chiều cao 5m - 7mvà cửa thường quay về hướng Đông vì theo quan niệm của người dânKhmer đó là hướng có thể đón nhận được phúc lành do được Phật ban Nhàthường làm theo kiểu mái dài về phía sau Nhưng có lẽ đến nay nhà sàn chỉcòn lại rất ít ở dọc biên giới Việt - Kampuchea, một số nhỏ trong các chùaPhật giáo Khmer là nơi hội họp sư sãi và tín đồ… và nhiều hơn một tí là ởdọc bên các bờ sông nơi họ sinh sống Tuy nhiên, phần lớn các nhà sàn ởdọc sông có mái được lợp bằng tole.

Nay số đông người Khmer nói chung và người Khmer ở tỉnh Trà Vinhnói riêng sống trong các ngôi nhà đất Bộ khung nhà đất được làm khá chắcchắn Nhiều nơi làm theo kiểu vì kèo của nhà Việt cùng địa phương Cáchbố trí không gian sinh hoạt của người Khmer khá đơn giản nhưng cũngkhông kém phần đặc trưng Nhà được chia thành hai phần theo chiều ngang,một phần làm nơi ở, một phần dành cho bếp núc Phần dành để ở lại đượcphân ra thành hai phần nhỏ hơn theo chiều dọc Phần phía trước có kê bànghế ở giữa để tiếp khách, bên cạnh thường đặt tủ kính có trưng những chiếcgối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng khi nhà có khách Kế sau bộ bàn ghếtiếp khách là bàn thờ Phật (người Khmer không đặt bàn thờ tổ tiên trongnhà vì hài cốt ông bà, cha mẹ họ đã đem gửi ở chùa để nhờ sư sãi tụng kinh

Trang 32

cầu phúc) Ở phần nửa sau, bên trái là buồng con gái còn bên phải chính làbuồng của vợ chồng chủ nhà.

2.3.1.4 Phương tiện vận chuyển

Người dân Khmer thường sử dụng xe bò, xe lôi bánh gỗ hoặc bánh hơiđể đi lại trên đường hay trên những chân ruộng khô và để vận chuyển nôngsản trong mùa thu hoạch.

Ngoài phương tiện vẩn chuyển trên cạn ra, người Khmer còn dùng ghe,thuyền để đi lại thường xuyên bởi do họ sống trong môi trường chằng chịtsông, kênh, rạch Ghe, thuyền của người Khmer có rất nhiều loại như xuồngba lá, ghe tam bản, thuyền tắc rán hoặc thuyền đuôi tôm chạy bằng máy vàđặc biệt là chiếc nghe Ngo Ghe Ngo, hay còn được đồng bào Khmer gọi làTuộc mua, là loại ghe làm từ thân cây gỗ sao nguyên vẹn Người ta phải lựacây có bề hoành đúng kích cỡ với chiếc ghe mà họ định tạo hình Sau đó làđến công đoạn làm ghe Bắt đầu là việc khoét ruột cây tạo ra nên hình vócthô của ghe Xong, người ta bào gọi, tỉa tót lại và dùng giấy nhám đánh chomặt gỗ thật trơn tru và bóng để chuyển sang công đoạn phết sơn Chiếc gheNgo sẽ không bắt mắt nếu thiếu khâu trang trí mỹ thuật Người ta thường vẽhình đầu rồng ở mũi ghe và đuôi phụng ở phần lái tuy nhiên cũng có nơingười ta thích vẽ hình ó biển, voi, sư tử, hồ ly, quỷ, hổ, báo, gấu, cá sấu,trang trí thêm sóng nước Mái chèo cũng được sơn phết cùng màu với màughe Về hình dáng, ghe Ngo có hình dáng như con thoi, đầu và đuôi conglên và chồm về phía trước để giảm lực cản của nước Ghe không có mui, dàitừ 20 đến 24 mét có khoảng 2 đến 24 khoang, mỗi ghe chứa từ 43 đến 52quân chèo ngồi Hiện nay, chiếc ghe Ngo có phần tương đối nhỏ và ngắnhơn so với trước với sức chứa khoảng hơn 20 quân chèo Ghe Ngo chỉ được

Trang 33

sử dụng trong cuộc đua ghe vào dịp lễ chào mặt trăng Ok Om Bok diễn ravào tháng 10 âm lịch, còn ngày thường thì được gửi bảo quản trong chùa ởmôt nơi gọi là “Rông tuk” có mái ngói cao ráo thoáng mát, không có váchtường bao bọc và được cư dân trong các phum, sóc coi như vật thiên.Nhưng hiện nay, ở Trà Vinh, ngoài khuôn viên chùa ra, các phòng Văn hóathông tin thể thao huyện còn để ghe Ngo ở cơ sở văn hóa của huyện.

2.3.2 Đời sống tinh thần2.3.2.1 Hoạt động văn nghệ

Người Khmer có một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng về truyệncổ như truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười Họcòn có cả một nền sân khấu truyền thống đậm đà tính dân tộc như sân khấuRồ Băm (múa mặt nạ) với xuất xứ từ cung đình nhưng sau nhiều thế kỷ đãhoà nhập vào các phum, sóc của cộng đồng với mặt nạ các thần như: Chimthần Krut, thần khỉ Hanuman, thần chằn Krong Riep, thần rắn Naga,… Sânkhấu Dù Kê (kịch hát) ra đời trong dân gian từ đầu thế kỷ 20, phát triển rựcrỡ nhất từ sau giải phóng và bên cạnh đó là một nền âm nhạc đặc sắc vừa cónguồn gốc Nam Á (Ấn Độ), vừa có nguồn gốc Đông Nam Á Các nhạc cụcủa người Khmer rất phong phú và đa dạng, được chia làm hai loại: dànnhạc dân gian (nhạc dây) và dàn nhạc lễ (nhạc ngũ âm) Dàn nhạc ngũ âmđộc đáo, là linh hồn của âm nhạc Khmer Dàn ngũ âm không thể thiếu đượctrong những đêm hội dân gian, dàn nhạc hoàn chỉnh thường cần 9 ngườichơi để tạo ra dòng âm thanh đặc trưng của dân tộc Khmer Nam Bộ, gồmnhững nhạc cụ được chế tác bằng 5 chất liệu khác nhau: bộ đàn Rô-net-dek(sắt), đôi chũm choẹ Chhưng (đồng), đàn Rô-net-thun (gỗ), bộ trống Skô-som-phô (da) và kèn Srôlây (hơi).

Trang 34

Đồng bào Khmer rất thich và rất xem trọng ca hát Học có cả hệ thốngnhững bài hát dân gian được phân chia cụ thể dành riêng cho từng dịp lễ,hội Chẳng hạn như trong lễ cưới, các bài hát vừa diễn tả vừa ca ngợi tìnhcảm con người trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân tốt đẹp là kết quả củatình yêu đôi lứa Chúng được hát tuần tự trong từng phần nghi thức của buổilễ, ví dụ như lúc nhà trai tìm cớ xin vào nhà, họ bắt đầu múa và hát lời xa,gần, nào là chuyện xin đất làm nhà, nào là chuyện xin múc nước giếng,…Sau đó, tuần tự các bài hát khác cũng được hát suốt lễ cưới như bài: “Cắttóc”, “Lễ cột tay” rồi đến “Tiễn khách ra về” Và như trong làn điệu dân cacó xướng xô và nhịp điệu gắn bó với động tác chèo ghe trong lễ hội đua gheNgo hằng năm của người Khmer.

2.3.2.2 Lễ - hội

Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo Tiểu thừa NamTông nên những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạtchùa chiền.

A Tết Chol Chnam Thmay

Có dịp đến Trà Vinh vào những ngày trung tuần tháng tư, bạn sẽ cảmthấy rạo rực, phấn chấn trước không khí nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàngnhà cửa để chuẩn bị đón Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer

Chol Chnam Thmay còn được gọi là “Tết năm mới” hay “Lễ chịutuổi”, là một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer ở vùng Đồng bằngsông Cửu Long, trong đó có Trà Vinh Đây là dịp người dân Khmer kếtthúc một mùa thu hoạch nông nghiệp, hưởng thụ thành quả lao động suốtnăm cũ, nghỉ ngơi, vui chơi và đón một năm mới sẽ bắt đầu với mùa mưadài Tại Thái Lan, Lào, Myanmar, Sri Lanka và một số dân tộc thiểu số

Trang 35

thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng ăn mừng tết vào những ngày nàycho dù với tên gọi khác nhau…Giống như Tết cổ truyền của Việt namđược tính theo âm lịch, tết Khmer cũng tính theo một loại lịch mặt trăngriêng của họ, diễn ra vào tháng Chét và kéo dài chính thức trong 3 ngày,theo lịch dương thì thường là vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 (nếu nămnhuận sẽ có thêm ngày 13 tháng 4) Tính theo âm lịch sẽ vào ngày 21, 22,23 tháng 3 (năm nhuận thì có thêm ngày 20 tháng 3) Từ xưa, nghi lễ quantrọng nhất trong ngày Tết là “đắp núi cát” và “tắm Phật“ Trong 3 ngàyTết, không khí tại các chùa và các phum sóc Khmer gần như náo nhiệtsuốt ngày đêm.

Để chuẩn bị Tết, gia đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ emđược may sắm những bộ quần áo mới Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn,trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết Trướcđây người ta giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh Ngày nay họ chuẩn bị gạođầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau tất cả đều sẵnsàng Mọi công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâubò thả tự do Người người hào hứng chăm lo cho ngày tết Sửa sang nhàcửa, chuồng trâu chuồng bò đều phải đầy rơm đầy rạ.

Trong đêm giao thừa, mọi nhà làm cỗ, đốt đèn, thắp hương, làm lễđưa Têvôđa năm cũ và rước Têvôđa năm mới Trên bàn thờ có bày sẵn 5nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả.Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tinrằng sẽ được thần ban phước lành Theo quan niệm của người Khmer NamBộ, họ tin rằng, Têvôđa là một vị tiên được trời sai xuống trần gian chămlo cho dân chúng trong một năm Hết năm đó, trời lại sai một vị khác

Trang 36

xuống làm thay công việc chăm lo cho dân Đây cũng chính là đêm “lễ đitu” (Bôn Bâm Bous) của các chàng trai Hiện nay, vẫn còn một số gia đìnhđưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y đúng vào đêm giao thừa.Theo quan niệm của họ, đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhấttrong năm, nên việc xuất gia tu hành gặp nhiều điều tốt đẹp cho bản thânngười con mà còn cho cả gia đình

Ngày đầu tiên được gọi là Moha Sangkran hoặc Chol SangkranThmay (do cái tên này mà tại Thái Lan và Lào tết được gọi là Sangkran).Vào ngày này, tất cả rửa mặt với chậu nước thánh vào buổi sáng, rửa thânmình vào buổi trưa và rửa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để cầu mongmay mắn Sau khi tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, người ta mang lễ vật,chọn một giờ tốt (thường là lúc 7 giờ sáng, 5 giờ chiều hay 12 giờ khuya,tùy theo năm) để mang nhang đèn vào chùa làm lễ rước lịch MohaSangkran Theo sự điều khiển của một vị Acha, mọi người đứng xếp hàngvà cùng với Moha Sangkran được đặt trong khay sơn son thếp vàng đưalên kiệu khiêng, đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng Đây vừa làlễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vàocuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ Sau đó,tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới…Ban đêm, những ngườilớn tuổi tụ họp trong giảng đường nghe sư thuyết pháp, còn thanh niênnam nữ thì tham gia các trò chơi dân gian, hát Dù Kê, Rồ Băm, múa LămVông tại sân chùa.

Ngày thứ hai được gọi là ngày Wanabat hoặc Wonbơf (năm nhuận tổchức 2 ngày) Sáng sớm và trưa, người ta dâng cơm cho các vị sư (việcnày gọi là Ween Chong Ham) Theo tục lệ nhà chùa, vào ngày sóc, vọng,

Trang 37

ngày tết, lễ các tín đồ đi chùa lạy Phật và góp phần nuôi sư sãi bằng cáchmang cơm và thức ăn mời các nhà sư Trước khi thọ bát, các sư tụng kinhlàm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đếncho nhà chùa, đồng thời làm động tác ban thức ăn cho những oan hồnuổng tử Sau khi ăn, các sư lại tụng kinh chúc phúc để tạ ơn những thí chủđã có lòng từ thiện dâng cơm.

Buổi chiều, người ta tiến hành “lễ đắp núi cát” được gọi là AnisongPuôn Phnom Khsach, tức là phúc duyên đắp núi cát Đây là một tập tụclưu truyền theo sự tích về một người làm nghề săn bắn từ lúc trẻ đến giàđã giết rất nhiều muông thú Về già, ông luôn ám ảnh bởi những loài thúmà ông đã săn bắn, chúng lúc nào cũng đòi mạng ông Sau đấy, ông đượcsư sãi hướng dẫn cách đắp núi cát để tích phước Ông bảo các muông thúnếu muốn đòi nợ ông thì hãy đem đi hết những hạt cát mà ông đã đắp.Nhưng muông thú bất lực, đành kéo nhau đi Từ đó, ông thợ săn già cốgắng tích đức cho đến một ngày ông về với cõi Phật

Để đắp núi cát, người ta dùng cát sạch đổ thành đống bên ngoài hànhlang trước sân chùa Theo sự hướng dẫn của các vị Acha, người ta lấy cátđắp 9 ngọn núi nhỏ gồm 8 ngọn ở 8 hướng và 1 ngọn ở chính giữa Ngọnchính giữa tượng trưng cho trung tâm trái đất, còn lại tượng trưng cho bốnphương, tám hướng của vũ trụ Đắp núi xong, người ta dùng tre (hoặc vậtliệu khác) rào quanh 9 ngọn núi này Tiếp theo là đến phần lễ quy y chonúi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thể Tất cả các nghi lễ này đến ngàynay được gìn giữ Tục đắp núi cát có ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và nhữngđiều xấu, đồng thời nhắc nhở mọi người nên tích phúc để ngày một caovời, lớn lao như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng

Ngày đăng: 12/11/2012, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w