Chiến lược phát triển du lịch MICE

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 48 - 49)

lịch)

Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event) tức là khách đi du lịch kết hợp với dự hội nghị, hội thảo, tổ chức các sự kiện,.. đây là lọai hình du lịch mới, đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây.

Thế mạnh của lọai hình du lịch này là số lượng khách đông, chi tiêu nhiều và kéo theo đó là các dịch vụ ăn theo như: tổ chức hội nghị, hội thảo, các sự kiện, đem lại nhiều thu nhập cho địa phương. Lọai hình khách MICE không chỉ thu hút khách nước ngoài, mà cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các cơ quan doanh nghiệp, cũng thường tổ chức du lịch theo lọai này.

Thời gian qua, việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo của các cơ quan nhà nước cấp bộ, các tổ chức quốc tế thường tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi những nơi này đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ, lại có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long tụt hậu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, xu hướng thay đổi địa điểm tổ chức hội nghị hội thảo qui mô lớn tại các tỉnh có khu du lịch nổi tiếng như Khánh Hòa, Phú Quốc, thời gian gần đây, là cơ hội tốt cho du lịch Đồng bằng sông cửu long nói chung và Cần Thơ nói riêng có cơ hội phát triển.

Thành phố Cần Thơ – nơi có điều kiện nhất vùng. Cần Thơ có cơ sở hạ tầng tốt nhất trong khu vực với hệ thống khách sạn lớn đủ tiêu chuẩn phù hợp với từng loại hội nghị và đáp ứng số người tham dự từ 50 đến 500 người .Còn có những hội trường lớn như hội trường Thành ủy, Đại học Cần Thơ... đủ sức tổ chức những đại hội lớn. Ngoài ra Cần Thơ đang xúc tiến xây dựng nhiểu khách sạn lớn như khách sạn 5 sao do công ty cổ phần du lịch Cần Thơ đầu tư , trung tâm hội nghị quốc tế….

"Diễn đàn Mêkông Delta – mời gọi" được tổ chức vào tháng 6/2006 tuy bộc lộ nhiều sai sót trong tổ chức sự kiện, cơ sở lưu trú nghèo nàn, nhà hàng phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp nhưng thể hiện rằng Cần Thơ rất có tiềm năng cho loại hình du lịch này. Điều cần quan tâm ở đây là cơ sở hạ tầng của thành

phố tuy tốt nhất ĐBSCL nhưng vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận cơ hội to lớn này , cộng thêm sự lung túng trong khâu tổ chức, quảng bá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 48 - 49)