2.5.1. Môi trường ngoài:
2.5.1.1. Kinh tế:
Cần Thơ: Đầu tàu cho đoàn tàu đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 1991, tỉnh Hậu Giang tách thành hai tỉnh mới: Cần Thơ và Sóc Trăng. Sau 12 năm, Cần Thơ lại được chia tách với một Cần Thơ - thành phố loại I trực thuộc trung ương, vốn được gọi là Tây Đô và tỉnh Hậu Giang mới. Cùng với bốn đô thị lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ sẽ trở thành đầu tàu để vực dậy vùng đồng bằng sông Cửu Long ...
Tốc độ tăng GDP của Cần Thơ khá cao trong những năm gần đây: Giai đoạn 1976 - 1985 là 4.99%
Giai đoạn 1986 - 2000 là 9.42% Giai đoạn 2001 - 2003 là 11.67%
Đặc biệt, sau một năm Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14.93% (2004).
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt: 15.79% , đặc biệt trong công nghiệp và dịch vụ với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ‘Công nghiệp hóa, hiện đại hóa’ tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ.
Với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 16% so với cùng kỳ năm 2006, thành phố Cần Thơ là địa phương dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm nay.
Thu nhập bình quân đầu người: Năm 1992 là: 131 USD Năm 2002: tăng lên 398 USD
Năm 2005 đạt khoảng 720 USD, tăng 15.9% so với 2004.
Thu nhập bình quân đầu người 15,6 triệu đồng/người/năm 2006, ước tính cuối năm 2007 đạt 18,4 triệu đồng/người/năm, tương đương 1.153USD, gần đạt so với chỉ tiêu theo quy hoạch tổng thể đến 2010 của thành phố là 1.210USD và cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước đến 2010 là 1.050USD.
Tỉ lệ hộ nghèo thấp, năm 2006: 10,4%; ước tính năm 2007 còn hơn 9%, trong khi bình quân toàn vùng còn hơn 15%; tỉ lệ qua đào tạo cao nhất trong vùng, hơn 28% năm 2006, ước đạt gần 31% năm 2007 so với toàn vùng mới hơn 16%.
Tổng vốn đầu tư :
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đứng thứ 1, năm 2006 đạt gần 10.000 tỉ đồng, gấp 3,2 lần năm 2003. Thành phố Cần Thơ tiếp tục dẫn đầu trong vùng về huy động vốn trên địa bàn và tổng dư nợ tín dụng. Tính đến tháng 7/2007, mức dư nợ cho vay trên địa bàn gần 13.600 tỉ đồng.
Hoạt động kinh tế:
Hoạt động kinh tế của thành phố sử dụng thường xuyên hơn 13.000 tỉ đồng, tương đương 75% GDP. Cần Thơ dẫn đầu giá trị sản xuất công nghiệp với gần 10.000 tỉ đồng năm 2006. Vế tốc độ tăng trưởng, bình quân 3 năm 2004-2006, thành phố đứng hàng thứ 3 trong khu vực (tăng hơn 23%), sau Long An (tăng gần 29%) và Đồng Tháp (hơn 26%), song trong 7 tháng đầu năm 2007 , Cần Thơ đứng đầu và thứ 6/15 tỉnh, thành của cả nước có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất.
Thu ngân sách của thành phố các năm qua luôn dẫn đầu với số thu tuyệt đối . Cần Thơ là địa phương duy nhất trong vùng có khả năng tự cân đối thu – chi, nhờ mức thu cao hơn chi.
Cơ cấu kinh tế Cần Thơ đang chuyển dần cơ cấu kinh tế sang công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỉ trọng trong nông nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 1- phụ lục 9).
2.5.1.1.1 Nông nghiệp:
Thực tế cho thấy, mặc dù Cần Thơ đã chuyển dần sang hướng công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhưng về xuất khẩu, mặt hàng nông nghiệp (gạo và thủy sản) vẫn chiếm đa số, đồ da và thủ công mỹ nghệ tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn, trên 13 triệu USD (chiếm 4%) nhưng có tốc độ tăng trưởng cao. Đây là hai mặt hàng được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển cho hoạt động ngoại thương của thành phố.(xem biểu đồ 2- phụ lục 8)
Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Năm 2005: sản lượng 1233,7 nghìn tấn; năng suất 53,2 tạ/ha. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. (xem bảng 2- phụ lục 9)
Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 149,3 ngàn con (2004), số lượng gia cầm là 1553 ngàn con (2004). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều.
Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng. Sản lượng thủy sản 2005 là: 90237 tấn. Trong đó, nuôi trồng 83783 tấn (chiếm khỏang 92,85% tổng sản lượng), và khai thác 6454 tấn (chiếm 7,15%). (biểu đồ 3- phụ lục 8)
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị. Nhiều hộ nông dân đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có hộ đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP của nông nghiệp không cao (3.26%), thấp hơn rất nhiều so với dịch vụ (16.7%) và công nghiệp (22.2%).(bảng 3- phụ lục 9)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2005 đạt gần 348,5 triệu USD tăng 15.34%, trong đó, xuất khẩu gạo và thủy sản chiếm đến 2/3 (xem đồ thị 1). Trong năm 2005, thành phố đã xuất khẩu 562 ngàn tấn gạo các loại (tăng 64% so với cùng kỳ năm 2004), với tổng giá trị kim ngạch xấp xỉ 140 triệu USD và hơn 35,000 tấn thủy sản, đạt kim ngạch hơn 108 triệu USD (tăng 11% so với 2004).
2.5.1.1.2. Công nghiệp:
Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.
Nhìn chung (theo bảng 4 - phụ lục 8), giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 9 và 9 tháng năm 2007 đều tăng so với tháng 8/2007 và cùng kì năm 2006, đặc biệt là đầu tư nước ngòai.
Hiện tại, công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ chiếm tỉ trọng 43,43% trong cơ cấu GDP (năm 1992 tỉ trọng này chỉ ở mức 23,03%), với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng bình quân 20,7%. Một số cơ sở công nghiệp trước đây tiếp tục được đầu tư mở rộng qui mô, đổi mới thiết bị và công nghệ. Khu công nghiệp - chế xuất Cần Thơ đã thu hút được nhiều hơn các dự án đầu tư, dần lắp kín mặt bằng trên diện tích hơn 150ha của giai đoạn 1. Trong những năm gần đây công nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng khá và đa dạng.
Hiện đã có trên 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD. Cần Thơ đang đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án lớn tại Khu công nghiệp Hưng Phú và đang thực hiện dự án đầu tư 543 tỉ đồng xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn II, tại phường Tân Phú, quận Cái Răng. Khi hoàn thành cảng có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 tấn cập cảng.
2.5.1.1.3. Thương mại – dịch vụ:
Bên cạnh ngành nông nghiệp và công nghiệp, việc phát triển thương mại, dịch vụ để đưa Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại- dịch vụ của vùng cũng được đặc biệt quan tâm. Để tạo nền tảng phát triển cho các ngành này trong những năm qua, Cần Thơ đã khai trương các siêu thị Citimart, Co.opMart, Metro Cash & Carry và nhiều trung tâm thương mại đã và đang xây dựng. Những trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô và tầm cỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay sẽ trở thành địa chỉ giao thương tin cậy của các doanh ngiệp trong và ngoài nước.
Cùng với đó, thành phố Cần Thơ đã và đang quy hoạch lại mạng lưới thương mại và các chợ trung tâm, xúc tiến xây dựng chợ gạo cấp vùng tại huyện Thốt Nốt theo mô hình chợ đầu mối nhằm tập trung năng lực thu mua, chế biến và tạo đầu ra xuất khẩu cho hạt gạo của tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Cũng theo mô hình chợ đầu mối là việc hình thành các chợ thuỷ sản, nông sản. Hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Cần Thơ đã tạo nên môi trường tài chính- tín dụng mang tầm vóc khu vực. Một lợi thế nữa là thành phố Cần Thơ đã hình thành trung tâm tổ chức hội chợ thương mại quốc tế, hội chợ nông nghiệp góp phần quảng bá các thương hiệu hàng hóa có chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Không ít doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long thông qua hội chợ tại Cần Thơ đã tìm được đầu ra cho hàng hoá của mình thông qua các hợp đồng thương mại với các đối tác trong và ngoài nước.
Không chỉ có vậy, khi các cảng đường sông được đầu tư nâng cấp và mở rộng, việc xuất hàng trực tiếp qua cảng Cần Thơ sẽ giúp các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long tiết kiệm chi phí vận chuyển so với xuất hàng qua cảng Sài Gòn. Điều đó có nghĩa Cần Thơ sẽ trở thành đầu mối thương mại hàng hải quan trọng của vùng. (xem bảng 5- phụ lục 9)
2.5.1.2. Văn hóa – Xã hội: 2.5.1.2.1. Dân số:
Dân số năm 2005: 1139,9 nghìn người; trong đó: nữ: 579.300 người, nam: 560.600người Dân số thành thị là: 572.200người
Dân số nông thôn là: 567.700 người.
Dân số Cần Thơ tăng liên tục giai đoạn 1995 – 2002. Năm 2003 giảm còn 1114.3 nghìn người và tiếp tục tăng đến 2006.
Tỉ lệ nữ luôn lớn hơn nam nhưng mức chênh lệch nhỏ.
Giai đọan 1995 – 2002 ,dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn và chiếm khoảng 78%. Nhưng từ năm 2003 đến nay dân số thành thị xấp xỉ bằng dân số nông thôn. (xem bảng 6- phụ lục 9)
Mật độ dân số bình quân (2006): 813 người/km2 lớn hơn 3 lần so với mật độ dân số cả nước là 254 người / km2. Và Cần Thơ là nơi có mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (xem bảng 7- phụ lục 9)
2.5.1.2.2. Lao động:
Năm 1994: 939.906 người. Bao gồm:
Lao động tham gia ngành kinh tế quốc dân: 812.704 người - Lao động khu vực I gồm: 646.769 người (Nông nghiệp, Lâm nghiệp) - Lao động khu vực II gồm: 59.627 người (Công nghiệp, Xây dựng)
- Lao động khu vực III gồm: 106.308 người (Giao thông thương nghiệp Du lịch, sản xuất vật chất khác, không sản xuất vật chất)
Lao động dự trữ gồm: 127.202 người (nội trợ, học sinh, mất sức lao động). Cán bộ, công nhân, viên chức: 29.626 người
- Trung ương 2.646 người - Tỉnh 25.329 người - Huyện 1.651 người. Chất lượng lao động:
Theo điều tra 1989, tỷ lệ lao động kỹ thuật được đào tạo so với dân số của tỉnh là 4,6%. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình đồng bằng sông Cửu Long, song thấp hơn mức trung bình các vùng khác và cả nước.
Cơ cấu lao động kỹ thuật được đào tạo: Đại học, cao đẳng chiếm: 27%, Trung học chuyên nghiệp: 36%, Công nhân kỹ thuật: 37%
Tỉnh sẽ có một lực lượng lao động chuyên môn ngày càng đông đảo. Dự tính tỷ lệ lao động được đào tạo ngày càng lớn, năm 2010 đạt 23% lao động trong độ tuổi..
Trong tương lai, ngành nông nghiệp không có khả năng thu hút nhiều lao động như hiện nay vì diện tích đất nông nghiệp giới hạn, thu nhập từ nông nghiệp thấp, tiện nghi sinh hoạt đô thị cuốn hút. Khu vực I giảm cả số lượng tương đối và tuyệt đối. Song nông nghiệp vẫn là ngành thu hút nhiều lao động.
Số việc làm trong khu vực II và khu vực III gia tăng nhanh chóng, tăng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ. Trong đó việc làm trong các ngành dịch vụ được mở rộng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu việc làm của những người mới vào tuổi lao động và lao động từ nông nghiệp chuyển sang.
Tỷ lệ thất nghiệp chừng 10% năm 2000 và 5% năm 2010, thấp hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (tương ứng 20% và 10%).
(xem bảng 8- phụ lục 9)
2.5.1.2.3. Giáo dục:
Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, thành phố Cần Thơ có 24 trường đào tạo và trung tâm dạy nghề các loại. Trường Đại học Cần Thơ (Khu II, đường 3/2, TP. Cần Thơ) và Viện nghiên cứu Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (nằm ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) là hai trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo lớn của khu vực và cả nước. Hàng năm, đào tạo hàng chục ngàn kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động có tay nghề. Trong những năm qua, Cần Thơ đã đào tạo hơn 20 nghìn sinh viên và các cán bộ có trình độ và năng lực. (xem bảng 9 –phụ lục 9)
Sau 2 năm triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục trung học, năm 2007 toàn thành phố đã huy động được trên 66% thanh niên từ 15 đến 21 tuổi vào học các trường THPT, bổ túc THPT, trung học chuyên nghiệp, trường nghề. Qua đó 37,59% thanh niên trong độ tuổi 18 đến 21 tốt nghiệp THPT, bổ túc trung học phổ thông; 0,5% thanh niên trong độ tuổi 18 đến 21 tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề...(xem biểu đồ 4- phụ lục 8).
2.5.1.2.4. Y tế:
Khi đời sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu hưởng thụ văn hoá và chăm sóc y tế càng cao. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, từ năm 2004, thành phố đã nay mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đầu tư cơ sở khám, chữa bệnh tầm cỡ khu vực, hình thành mạng lưới chữa bệnh tư nhân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành y tế.( xem bảng 10- phụ lục 9). Đảm đương trọng trách trung tâm y tế của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 27-5-2005, “Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trực thuộc Bộ Y tế”. Công trình Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ , với quy mô 700 giường, trên diện tích 6,5 ha khi đi vào hoạt động, thành phố sẽ xây dựng thêm bệnh viện chuyên sâu như : Bệnh viện phụ sản, bệnh viện ung bướu, bệnh viện tim mạch,..
Đến cuối năm 2006, toàn thành phố có 42/71 trạm y tế cấp xã được Uûy ban nhân dân
thành phố công nhận đạt 10 chuẩn quốc gia. Từ năm 2005 đến nay, thành phố từng bước giảm tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch lớn xảy ra, khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết
của các bệnh dịch tả, thương hàn, Cúm A (H5N1)... Công tác đào tạo cán bộ được quan tâm... Tuy nhiên, ngành y tế Cần Thơ còn gặp những khó khăn như: toàn thành phố chỉ có 42/71 xã có bác sĩ, 28 xã do mới chia tách chưa có đất xây dựng trạm y tế, 50% trạm y tế chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị chuyên môn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định, công tác đào tạo chưa ngang tầm với sự phát triển của thành phố, trình độ cán bộ chuyên sâu, sau đại học còn thiếu...
2.5.1.2.5. Văn hóa – truyền thông:
Là trung tâm văn hoá, thành phố Cần Thơ đã và đang kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái về văn hoá, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, các văn hoá phẩm độc hại ; đưa các văn hoá và giá trị văn hoá tốt đẹp vào đời sống, làm văn hoá thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng động nhằm hướng tới xây dựng con người Cần Thơ phát triển toàn diện theo nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ chính trị: trí tuệ-năng động- hăng hái- hào hiệp-thanh lịch.
Thành phố Cần Thơ bước vào giai đoạn phát triển mới (2005-2010) với vóc dáng của một thành phố trẻ năng động đang vươn lên, lớn mạnh. Những kết quả đáng mừng trong năm 2004-2005 đã cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Thơ trong việc hiện thực hoá mục tiêu mà Nghị quyết 21/NQ-TW đã đề ra, hoàn thành trọng trách to lớn mà Đảng và Nhà nước trao gửi.
Nhận thực sâu sắc vai trò, vị trí, nhiệm vụ được giao, Đảng bộ và nhân dân thành phố quyết tâm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành: “ Thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mêkông; là trung tâm công nghiệp; trung tâm thong mại-dịch vu, du lịch; trung tâm giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ; trung tâm y tế và văn hoá; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế” (Trích Nghị quyết số 45/NQ-TW ngày 17-2-2005 của Bộ