2.5.2.1. Thị trường khách du lịch:
Thị trường khách nước ngòai ( xem bảng12- phụ lục 9)
Thị trường Tây Âu:
Pháp chiếm khoảng 4.5% thị phần; Anh chiếm khoảng 2.7% thị phần; Đứng thứ 3 là Đức, trên 1.5% thị phần.
Tiếp theo là các thị trường khách du lịch khác như Thụy Sỹ, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch,… Trong tương lai, thị trường Đức sẽ là thị trường quan trọng nhất đối với thành phố Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung. Các thị trường này có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, có chất lượng cao, nhưng đây cũng là thị trường rất đắn đo trong chi tiêu. Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng chủ yếu với mục đích tham quan thắng cảnh, sông nước, ruộng vườn đồng bằng sông Cửu Long, tham quan các di sản văn hóa của các dân tộc Việt Nam, mục đích thương mại, thăm thân,… Đặc biệt họ thích tìm hiểu về các bản sắc văn hóa, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, những nét sinh họat văn hóa của các dân tộc; thích mua sắm các đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm; thích thưởng thức các món ăn Việt Nam,…
Thị trường Đông Á – Thái Bình Dương:
Chiếm tỷ trọng lơnù nhất trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (trên dưới 50% thị phần) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới. Các thị trường chính bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc,… Với tỷ trọng lớn như vậy, khả năng thu hút thị trường này là nhiệm vụ quan trọng của du lịch Cần Thơ.
+ Thị trường khách du lịch Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, chiếm khỏang 28-30% thị phần. Khả năng chỉ tiêu khách Trung Quốc còn thấp so với các thị trường khác. Họ sử dụng các dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp. Hiện nay khách du lịch Trung Quốc chưa có điều kiện vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên trong tương lai Cần Thơ cần có sự chuận bị tốt cho thị trường này.
+ Thị trường khách du lịch Nhật Bản: là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao nhất, chiếm khoảng 10-12% tổng số khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên khách du lịch Nhật Bản đến Cần Thơ còn rất hạn chế. Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam chủ yếu đi bằng đường hàng không; mục đích chính là tham quan du lịch. Tiếp đến là thương mại. Khách Nhật Bản thường đòi hỏi chất lượng các dịch vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn cao cấp 4 – 5 sao. Để đón tiếp và phục vụ được khách du lcịh Nhật Bản cần phải đầu tư để cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ nghiệp vụ của những nhân viên phục vụ trong ngành. Nếu được đầu tư về tiếng Nhật cho độ ngũ nhân viên khách sạn và hướng dẫn viên, du lịch Cần Thơ có thể có được lợi thế vô cùng quan trọng đối với thị trường này. Ngoài mục đích thương mại, hội nghị, hội thảo, các sản phẩm du lịch được khách Nhật yêu thích là tham quan ngắm cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, lễ hội, mua sắm hàng lưu niệm, vui chơi giải trí, chơi golf,…
+ Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: chiếm tỷ trọng nhỏ song khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư. Họ có khả năng chi trả cao, có sở thích gần giống như khách Nhật Bản. Hiện nay khách Hàn Quốc đến Cần Thơ còn rất ít, chủ yếu họ đến những thành phố lớn, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn của họ. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường đang phát triển mạnh vì mới đây khách Hàn Quốc đã được miễn thị thực vào Việt Nam.
+ Thị trường khách du lịch Úc: các sản phẩm du lịch yêu thích của người Úc là tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, ẩm thực và du lịch sinh thái. Đối với thị trường này, Cần Thơ có đủ điều kiện về tiềm năng tài nguyên để thu hút sự quan tâm của họ, tuy nhiên cũng cần phải chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cũng như việc đào tạo trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành du lịch.
Tương tự như thị trường Tây Âu , thị trường du lịch Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada) là thị trường có nhiều triển vọng đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cần Thơ nói riêng. Thị trường này chiếm khỏang 9-10% thị phần. Thị trường Mỹ đã có có bước tăng trưởng đột biến trong 8 tháng đầu năm 2005 trở thành thị trường quốc tế quan trọng nhất của Việt Nam với trên 300.000 lượt khách. Mục đích chủ yếu của thị trường này là tham quan du lịch, tiếp đến là mục tiêu thương mại và thăm người thân,…
Thị trường khách nội địa:
Khách du lịch nội đại đến Cần Thơ rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, đến từ nhiều địa phương khác nhau, họ có thể đi lẻ hoặc đi theo đòan, theo nhóm. Những đối tượng thị trường chính như sau:
- Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, từ các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và các thành phố lớn. Đối tượng chính của lọai hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, … thường kết hợp giữa công tác, hội nghị, hội thảo, triển lãm và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm.
- Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa, miếu mạo và các dịp lễ hội lớn tại Cần Thơ.
- Khách du lịch tham quan thắng cảnh, sông nứơc Nam bộ, các di tích lịch sử cách mạng: đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước, nhưng chủ yếu là từ các địa phương phía Bắc, Trung bộ và Tây Nguyên.
- Khách du lịch sinh thái miệt vườn, nông trại: các hoạt động du lịch này diễn ra ở các cù lao, các khu du lịch với mô hình miệt vườn, các nông trại, nông trường, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long… Mặc dù những họat động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những họat động manh màu sắc du lịch sinh thái cũng đã bắt đầu thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặt biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.
- Khách đi tour tên tuyến du lịch Bắc – Nam, khách quá cảnh cần Thơ: đối với lượng khách này cũng chiếm 1 phần đáng kể, họ thường dừng chân ở Cần Thơ để tham quan một số địa điểm du lịch quan trọng của địa phương.
- Khách du lịch cuối tuần: thị trường chính là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phụ cận và cả những người dân địa phương. Khách du lịch cuối tuần thường muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Loại hình du lịch này có xu hướng phát triển, đặc biệt sau khi có quy định nghỉ 2 ngày/ 1 tuần. Các điểm có khả năng thu hút mạnh các khách nghỉ cuối tuần là hệ thống cồn, cù lao, các khu du lịch miệt vườn của Cần Thơ.
2.5.2.2. Kiểm soát:
Tổ chức không gian du lịch dựa trên những giá trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch phải lồng ghép trong không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ vùng nghiên cứu và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận cũng như trong khu vực để có các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp.
Hướng phát triển của không gian du lịch – kinh tế - xã hội của Cần Thơ về cơ bản được xác định theo các trục chính sau:
•Đường bộ:
Trục thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ – Cà Mau Trục Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng
•Đường thủy:
Châu Đốc – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng – TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ – An Giang – Phnôm Pênh – Siêm Riệp.
•Đường hàng không: trong tương lai, khi xây dựng và đưa vào khai thác thương mại, trở thành cảng hàng không quốc tế của đồng bằng sông Cửu Long, từ sân bay Trà Nóc sẽ hình thành các tuyến hàng không quan trọng tới các địa phương cả trong nứơc như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Mặt khác phân chia thành các điểm du lịch, cụm du lịch ( xem phụ lục 14)
2.5.2.3. Nhân sự:
2.5.2.3.1. Những nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực:
Hiện trạng lao động của ngành du lịch Cần Thơ ( xem bảng 13 - phụ lục 10) đối với yêu cầu thực tiễn là một thách thức hết sức to lớn, yêu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đã và đang đòi hỏi bức xúc cần phải có một chương trình toàn diện với những kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo mới và đào tạo lại không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước mà đối với mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du
lịch bằng các hình thức thiết thực ( xem phu lục 17 và 18)
Thành phố Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ AIT/AITCV mở lớp tiếng Anh cho các ứng viên chương trình quản lý dự án (MPM), quản lý công (PMPA), thực hiện trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 01 năm 2008; mở cuộc hội thảo giới thiệu các khoá học của AIT tại Trung tâm Đại Học Tại chức Cần Thơ (CTCEC) cho các ứng viên do Trung Tâm Đại học Tại chức Cần Thơ tuyển chọn vào tháng 12 năm 2007; ký kết bản Thỏa thuận giữa Trung Tâm Đại học Tại chức Cần Thơ và Trường SET vào tháng 12 năm 2007 về đào tạo sau đại học, chương trình thạc sĩ thực hành quản lý dự án, xây dựng,... Đồng thời Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ sẽ bồi dưỡng tiếng Anh cho học viên trước khi tham gia chương trình học của AIT
Điều này cho ta thấy được rằng, cơ hội phát triển du lịch Cần Thơ đang rộng mở, với việc hội nhập một công nghệ mới, nguồn nhân lực sẽ được nâng cao tay nghề, các hình thức phục vụ sẽ ngày càng phong phú đa dạng hơn…
2.5.2.4. Marketing – Ứng dụng công nghệ thông tin: 2.5.2.4.1. Marketing du lịch Cần thơ:
Qua bảng 14- phụ lục 10 ta có thể thấy rõ số lượng khách đến Cần thơ ngày càng tăng, lượng khách đến Cần thơ năm 2006 tăng gấp đôi so với năm 2000 do việc quảnq bá hình ảnh cho du lịch Cần thơ ngày càng được chú trọng. Nhưng qua tour của các công ty du lịch ta có thể thấy những du khách đến Cần thơ chỉ ở lại 1 ngày.
Với các yếu tố tự nhiên làm cho các sản phẩm du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có những nét na ná giống nhau. Do đó cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức sự kiện, xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch đặc biệt là trong sự kiện “Năm Du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008” sắp tới. Đến nay, bên cạnh 35 sự kiện trong kế hoạch tổ chức của TP Cần Thơ đã có 10 tỉnh đăng ký 19 sự kiện, lễ hội tham gia Năm Du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008.
Các đại biểu tham dự hội thảo “Hướng tới Năm Du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008” như hội thảo được tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 17/7/2007 cho rằng việc tổ chức Năm Du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008 không chỉ là cơ hội thu hút du khách, nhà đầu tư đến đồng bằng sông Cửu Long, mà còn là dịp để ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ du lịch... Một số đại biểu đã đề xuất nhiều phương án hỗ trợ thành phố Cần Thơ như: khảo sát xây dựng tour liên vùng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; giúp thành phố Cần Thơ tuyên truyền quảng bá về Năm Du lịch Quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008 tại Hội chợ quốc tế du lịch ITE 2007, lồng ghép vào chiến dịch quảng bá du lịch tại Campuchia, đẩy mạnh tour du lịch thành phố Hồ Chí Minh – đồng bằng sông Cửu Long – PhnomPenh (Campuchia).
2.5.2.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin:
http://www.cantho-tourism.com là trang web của sở du lịch Cần Thơ
http://www.cantho.gov.vn – trang web cùa UBND thành phố Cần Thơ
http://www.baocantho.com.vn
Cần Thơ dã sử dụng những trang web để giới thiệu - quảng cáo. Có thể đặt phòng qua mạng, tham khảo giá tour, khách sạn. Không những thế Cần Thơ còn liên kết với những trang web khác để quảng bá hình ảnh của mình như:
http://www.quehuong.org.vn
http://www.vietnamtourism.gov.vn
http://www.mangdulich.com
…
Hiện nay các phần mềm quản lý của Cần Thơ đang trên đà phát triển, ví dụ như một số phần mềm đã ra đời phục vụ đắc lực cho nhiều lĩnh vực ( xem phụ lục 11)
2.5.2.5. Đầu tư-tài chính:( xem bảng 15-phụ lục 10) 2.5.2.5.1. Đầu tư trong nước:
Trước năm 2000, nguồn vốn đầu tư trong nước không đáng kể do luật khuyến khích đầu tư không hấp dẫn nhà đầu tư, nguồn ngân sách không nhiều, đầu tư tư nhân manh mún nhỏ lẻ. Vốn đầu tư, thực hiện các dự án theo quy hoạch trên địa bàn thành phố còn hạn chế. Nguồn vốn tập trung phát triển các cở sở lưu trú chiếm 60-70% tổng thu nhập du lịch của cả thành phố.
Nguồn vốn đầu tư trong nước trên địa bàn thành phố giai đoạn đến năm 2005 là 466,5 tỷ đồng (96 dự án) đã đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách. Nguồn vốn được:
+ Đầu tư vào các khu du lịch; khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng ăn uống. Trong năm 2003 công viên nước Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, là công viên nước có quy mố lớn nhất của đồng bằng Sông Cửu Long. Đầu tư mở rộng khu du lịch vườn Thuỷ Tiên, Xuân Mai, khôi phục nhà lồng chợ cổ,… với tồng vốn khoảng 10 tỷ đồng
+Đầu tư tuyên truyền , quảng bá du lịch; khảo sát các tuyến du lịch chuyên đề sinh thái
+Phối hợp báo Sài Gòn giải phóng phát hành ấn phẩm “Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long”, xuất bản 2 đĩa CD-ROM năm 2004 giới thiệu tiềm năng du lịch Cần Thơ, in 5000 tập gấp “ Cần Thơ- Vùng đất của sự khám phá mới”, tổ chức liên hoan văn hoá- du lịch Việt Nhật,…
Năm 2005 phối hợp đài truyền hình và báo Cần Thơ nâng cao chuyên trang du lịch, tiếp tục hoàn thiện và xuất bản ấn phẩm VCD giới thiệu về tiềm năng du lịch Cần Thơ
Trong tổng 32 dự án còn hiệu lực đầu tư vào thành phố Cần Thơ thì chỉ có một dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với vốn đầu tư là 5,235 triệu USD ( khách sạn Victoria Cần Thơ) chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn địa bàn.
Mức lãi suất cho vay trở nên linh hoạt hơn. Liên kết dịch vụ
Lâu nay các ngân hàng đã nhìn thấy bất lợi do những hạn chế liên kết giữa các ngân hàng và thời gian gần đây các hoạt động liên kết bắt đầu chuyển động tích cực hơn.
Một số ngân hàng đang xúc tiến hình thành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD), với hy vọng qua con đường này, chỉ trong vòng ít phút khách hàng ở Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ... có thể hoàn tất chuyển tiền cho nhau. Việc hợp tác này còn mang lại nhiều tiện ích khác cho khách hàng.