Phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 49 - 51)

Đối với trung tâm thành phố:

 Cần phải làm sạch đường, giải quyết triệt để tình trạng xả rác trong thành phố bằng cách lắp đặt những thùng rác mang nét đặc trưng của miền Tây Nam bộ (hình bông lúa, hình chiếc thuyền,…) trong nội thành và dọc theo Bến Ninh Kiều, cứ 200m chúng ta cho đặt 1 cái thùng rác như vậy sẽ tạo thuận lợi cho du khách, cấm xả rác, đưa ra hình phạt thật nặng.( Chẳng hạn đưa ra mức phạt 100.000 VND đối với lần đầu tiên , 500.000 VND cho lần thứ 2, 1 tuần dọn rác tại khu đó cho lần xả rác thứ 3, nếu còn tiếp diễn thì sẽ đưa đi học tập cải huấn)

 Trong trung tâm vẫn còn thiếu hệ thống nhà vệ sinh, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho du khách lẫn người dân địa phương vì vậy cần phải xây dựng thêm hệ thống nhà vệ sinh nhằm tạo mỹ quan đô thị, tạo cái nhìn thiện cảm cho du khách.

 Thiết lập hệ thống nhà vệ sinh dọc theo những con đường liên thông với các tỉnh lân cận  Đối với chợ nổi trên sông:

Chúng ta cần giải quyết vấn đề xả rác xuống dòng sông, tình trạng an ninh ở chợ cũng như vấn đề bảo đảm an tòan cho du khách khi đi tham quan chợ nổi. Hiện tại vấn đề này vẫn chưa được các công ty du lịch ở Cần Thơ quan tâm lắm, các thuyền ghe chở du khách còn nhếch nhác, phao cứu hộ vẫn còn thiếu và hầu như rất cũ kỹ. Vì vậy:

 Cần phải có đội vớt rác trên sông để bảo đảm vệ sinh đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái ở Cần Thơ, cứ vào mỗi buổi sáng họp chợ thì sẽ cho đội vớt rác đó làm việc 2 lần vì chợ nổi chỉ kéo dài khỏang từ 4h sáng đến 8h sáng.

 Lập đội ngũ bảo vệ an ninh ở khu vực chợ nổi, các ghe thuyền phải đạt tiêu chuẩn an toàn, có đầy đủ phao cứu hộ cho du khách, các loại thuyền ghe không được chở quá số người quy định tránh những tình huống gây nguy hiểm cho du khách.

 Cần phải kiểm sóat được các loại ghe thuyền chở du khách tự phát của người dân địa phương, vẫn tạo điều kiện cho họ nhưng phải bắt họ tuân theo những tiêu chuẩn an tòan cho du khách.

 Các loại ghe thuyền chở hàng hóa cũng phải bảo đảm an tòan, những người bán hàng hóa phải mặc đồng phục (áo bà ba, đội nón lá là đồng phục truyền thống của người dân miền Tây Nam bộ, tạo nét đặc trưng cho chợ nổi ở Cần Thơ), các loại hàng hóa phải bảo đảm an toàn về vệ sinh, bán đúng giá để tạo sự hài lòng cho du khách. Phạt nặng những trường hợp cố tình vi phạm (chẳng hạn với mức phạt phạt 100.000 VND đối với lần đầu tiên , 500.000 VND cho lần thứ 2, 1 tuần không được tham gia phiên

chơ cho lần thứ 3, nếu còn tái phạm truất quyền buôn bán tại đó) có như vậy chúng ta mới có thể phát triển du lịch bền vững.

 Kết hợp giữa chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền, tạo sự liên kết để tạo nét đặc trưng cho chợ nổi ở Cần Thơ.

 Chợ nổi đêm cần phải có hệ thống đèn, đội ngũ bảo vệ, đội ngũ an ninh cần phải tăng cường.  Đối với các vườn, cồn:

 Bảo đảm vệ sinh, nguồn nuớc, thực phẩm ở các khu du lịch vườn bằng cách lập ra đội kiểm tra, đi kiểm tra đột xuất và phạt nặng cho việc mất vệ sinh của các vườn.

 Các nhà vệ sinh phải sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn, không nên để một cách nhếch nhác làm mất cảm tình cho du khách, phải gây ấn tượng cho du khách về du lịch sinh thái ở Cần Thơ, không nên cho họ cảm giác đúng là “du lịch sinh thái”

 Thiết lập giá trần cho các vườn, tùy vào quy mô họat động và quy mô vườn mà định ra để đảm bảo cho du khách không sợ bị chặt chém. Quy định cho các vườn về giá trái cây, bảo đảm bán giá hợp lý, không được bán mắc hơn hay bằng giá trong các nhà hàng, khách sạn.

 -Phải có biện pháp chống sạc lỡ cồn vì sông ở miền Tây bao giờ cũng bên lỡ bên bồi, với nét đặc trưng đó chúng ta cần phải có biện pháp khắc phục để tránh những tai nạn không cần thiết, luôn phải có đội ngũ bảo vệ an tòan cho du khách.

 Hệ thống nhà nghỉ trong các vườn phải đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn của du lịch sinh thái, cần phải xây dựng hệ thống nhà nghỉ bằng gỗ nhưng bên trong phải đảm bảo đầy đủ tiện nghi, tạo cho du khách cảm giác được hòa mình với thiên nhiên, không khí trong lành.

 Phát huy thế mạnh sông nước của Cần Thơ là cho du khách đi tham quan tất cả đều bằng thuyền, ghe là chủ yếu.

 Vườn đom đóm nằm trong miệt Cái Sâu. Đò chạy dọc theo miệt Cái Nai, Cái Da rồi qua Cái Sâu, đi khỏang bốn mươi lăm phút từ Bến Ninh Kiều. Nơi đây có rất nhiều đom đóm – lòai côn trùng đang gặp nguy cơ diệt chủng. Dựa vào tiềm năng đó mà chúng tôi muốn tạo Cái Sâu thành một mê cung, một khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ lòai công trùng ngày càng hiếm hoi này, liên kết các con rạch nơi đây lại tạo thành một hệ thống giao thông rạch như một mê cung, vẫn giữ nguyên cảnh vật hoang sơ của thiên nhiên nơi đây để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của đom đóm. Mê cung này sẽ vào một ngõ và ra một ngõ, các con rạch sẽ liên kết với nhau thành hệ thống xuyên suốt. Khu vực mê cung này phải được giữ gìn vệ sinh, nghiêm cấm mọi hình thức xây dựng phá hoại đến môi trường của vườn đom đóm. Cần Thơ như đã có sẳn tất cả các lợi thế để xây dựng Cái Sâu thành một thiên đường của đom đóm dành cho du lịch sinh thái

 Liên kết chặt chẽ các cồn, để tạo ra nét đặc trưng cho mỗi cồn, tránh tình trạng giống nhau giữa các cồn, gây nhàm chán cho du khách. Các cồn được khóan cho nhà đầu tư nhưng cũng phải kiểm sóat để đảm bảo việc đầu tư có hiệu quả.

3.4.2. Phát triển du lịch văn hoá:

Để du lịch văn hóa phát triển bền vững và trở thành thế mạnh của du lịch Cần Thơ thì trước tiên chúng ta cần thay đổi quan điểm, nhận thức cũ về du lịch văn hóa.

Phát triển các tour du lịch văn hóa không phải là quá trình thương mại hóa theo kiểu "tiền trao cháo múc" ở các siêu thị. Nếu chỉ nhắm đến việc làm tiền qua các tour du lịch kiểu đó, chúng ta sẽ "cày ủi" nhanh chóng những giá trị văn hóa đã được vun đắp qua nhiều thế hệ của các cộng đồng. Chúng ta đang

quen với lối tư duy chủ quan, cứ nghĩ mình có tiềm năng, chỉ cần đầu tư xây dựng, mở mang dịch vụ là có khách đến, thu tiền.

Chúng ta cần xác định rõ bất cứ một sản phẩm du lịch có giá trị nào cũng mang tính văn hoá, song không phải giá trị văn hoá nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch.

Trang bị đầy đủ kiến thức về văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng cho đội ngũ hướng dẫn viên và sinh viên chuyên ngành ngay từ trong nhà trường.

Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử về gần với nguyên trạng ban đầu của nó, khôi phục và duy trì các làng nghề truyền thống. Tập trung các trẻ em cơ nhỡ, những người lang thang vào các làng nghề truyền thống, đào tạo họ thành những nghệ nhân. Điều này vừa giúp duy trì các làng nghề truyền thống, vừa tạo công ăn việc làm cho những trẻ em cơ nhỡ, những người lang thang,… cải thiện cuộc sống của họ, còn giúp hạn chế tình trạng làm phiền du khách bởi những người ăn xin, bán vé số, tránh được tình trạng trộm cướp bảo đảm an ninh trật tự cho Cần Thơ.

 Liên kết các cụm văn hóa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

 Mở các lớp học về văn hóa địa phương cho du khách. Kết hợp các lớp học này với các tour tham quan các di tích lịch sử, trồng cây, đánh bắt cá,….

 Mở các lớp học dạy nấu các món ăn Việt Nam, các món ăn đặc trưng của Cần Thơ.

 Tổ chức các ngày hội truyền thống với các trò chơi dân gian như : ô ăn quan, kéo co, mèo đuổi chuột, thả diều, rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ, cướp cầu, bịt mắt bắt dê,…các hội thi nấu ăn, trình diễn trang phục Cần Thơ qua các thời kì lịch sử. Du khách có thể gia nhập thành các đội để cùng tham gia các trò chơi.

Tại các làng nghề truyền thống, ngòai việc du khách tham quan thì cần tạo cơ hội cho họ thử làm các sản phẩm. Tổ chức cuộc thi làm các sản phẩm truyền thống không chuyên vào cuối tháng với đối tượng dự thi chính là các du khách.

Sản phẩm du lịch văn hóa Cần Thơ rất giống với các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long, không liên kết lại thì chúng sẽ không thu hút, không để lại ấn tượng gì của Cần Thơ trong lòng du khách. Bởi vì nếu họ đã đi các tỉnh khác như: Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, … trước thì khi tới Cần Thơ lại cũng những sản phẩm na ná như các tỉnh kia thì rất là nhàm chán.

Mỗi làng nghề có những sản phẩm đặc trưng của riêng nơi đó. Do vậy, để làm nổi bật và tạo sự đồng bộ liên kết giữa các làng nghề nhóm chúng tôi nghĩ rằng: mỗi làng nghề sẽ tạo cho mình biểu tượng đặc trưng riêng, và đặt tại trung tâm làng. Du khách sẽ nhận ra ngay mình đang ở làng nghề gì. Và sẽ thật thú vị nếu vào buổi tối du khách có thể ngắm chúng từ trên cao, những biểu tượng sáng đèn lung linh trong màn đêm huyền ảo.

Đặc biệt, chúng ta nên giăng đèn dọc làng cổ Long Tuyền để làm nổi bật hình ảnh làng cổ, hình ảnh một con rồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)