Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01 (Trang 46 - 48)

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên du lịch

Cũng như mọi ngành kinh tế khác, vấn đềcon người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề

hết sức quan trọng có tính chất then chốt trong việc phát triển ngành. Nhất là ngành du lịch,

ngành đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách hàng. Trong mắt du khách thì chất lượng hướng dẫn viên du lịch, cũng như chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên chỉở

mức trung bình do đó ngành du lịch thành phố cần phải cải thiện trình độ nghiệp vụ, phong

cách và thái độ giao tiếp của nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, tiếp tân khác sạn… bằng cách:

o Tổ chức mỗi năm một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn cho các khách sạn mới thành lập, khách sạn có quy mô dưới 50 phòng, hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý cho các khách sạn chuẩn bị xếp hạng sao.

o Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch khách sạn tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn

ngày dưới một tháng dành cho đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ phòng, bàn, bar, bếp, bảo vệ, tài xế và bộ phận tiếp tân.

o Tổ chức hàng năm các chuyên đề về nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch như du

lịch sinh thái, tôn giáo, khảo cổ, an ninh trong du lịch… và trong lĩnh vực khách sạn như quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO, tài nguyên trong khách sạn.

o Phối hợp với các trường đại học nước ngòai tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý lữhành cho giám đốc và quản lý các bộ phận điều hành.

o Tổ chức các đòan khảo sát tìm hiểu qui mô họat động đào tạo và thiết lập mối quan hệ

về hợp tác đào tạo tại các trường du lịch khách sạn nổi tiếng ởcác nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Pháp, Thụy Sỹ, Singapore, Thailand.

o Cử các cán bộ tham dự các khóa tu nghiệp và bồi dưỡng ngắn hạn theo chỉ tiêu phân bổ

của tổng cục du lịch của thành phố và tham gia các chương trình hội thảo phát triển về nguồn nhân lực trong và ngòai nước.

o Tổ chức các họat động như hội thảo, giao lưu gặp gỡ… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm trong quá trình họat động kinh doanh như tạo mối quan hệ

giữa doanh nghiệp – nhà trường – sinh viên từđó có kế họach bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tếhơn.

 Cải thiện về vấn đề giá cả

Giá cả đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách. Đối với doanh nghiệp, giá cả có vị trí quyết định trong cạnh tranh trên thịtrường, giá cả có ý nghĩa

quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.

 Giá tour cần có sự cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực

Giá tour là sự cấu thành của giá cả các dịch vụ thực hiện tour. Mặc dù có nhiều nổ lực nhưng

vẫn chưa khắc phục được. Phần lớn du khách cho rằng giá tour du lịch tp HCM đắt hơn giá

tour tại các thành phố khác trong khu vực. Nguyên nhân chính là do giá xăng dầu tăng kéo theo

giá cả sinh họat trong nước tăng, tình trạng lạm phát ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến giá

tour; giá vé đường bay cơ bản nội địa (TP.HCM –HN –HCM) tuy có được điều tiết linh hoạt

nhưng do sự tham gia thịtrường của hàng lọat các hãng hàng không giá rẻnhư Tiger Airways, Air Asia đồng thời các hãng hàng không truyền thống như Lufthasa, Air France, Singapore

Airlines… liên tục tung ra nhiều chương trình khuyến mãi đến các điểm đến như BangKok, Singapore… làm giá tour đến các nơi này luôn thấp hơn giá tour nội địa. Hiệp hội lữ hành cần phối hợp với các ngành khác như hàng không vận chuyển đểđiều chỉnh giá ngành tạo sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, đồng thời thường xuyên đưa ra chương trình khuyến mãi để

thu hút khách du lịch quốc tếđến thành phố Hồ Chí Minh.

 Giá hàng hóa và dịch vụ cần được điều chỉnh và đảm bảo đúng chất lượng

Giá cả thường đi đôi với chất lượng của các dịch vụ được cung cấp. Nhưng theo cuộc khảo sát thì rất nhiều du khách cho rằng họ đã trả giá cao hơn so với chất lượng dịch vụ họ được cung cấp. Đây là một vấn đề mà các ngành chức năng cần quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng

đến việc trở lại thành phố của du khách.

Khách quốc tếthường phải trả với giá cao, cao gấp nhiều lần so với mức giá thực cho những món quà lưu niệm. Đây là điều đáng lo ngại vì khách sẵn lòng trả nhiều tiền cho món quà mình thích, cửa hàng cũng thu được nhiều tiền hơn nhưng khi khách biết rằng mình đã trả

tiền quá cao so với mức giá thực thì họ sẽ rất không hài lòng và sự không hài lòng này sẽđược lan truyền cho bạn bè, cơ hội mua sắm hàng hóa khi khách tham quan ởcác điểm du lịch khác sẽ mất đi, việc trở lại lần hai cũng không có, tạo bộ mặt xấu cho du lịch thành phố và các vùng lân cận, các cửa hàng sẽ thất thu, tạo nên sự trì trệ trong kinh doanh. Do đó cần có cơ quan

thẩm định giá trị hàng hóa và niêm yết giá cụ thểvào hàng hóa đồng thời khắc phục vấn đề chi hoa hồng quá cao tại các cửa hàng, thường xuyên kiểm tra bất ngờ giá mà du khách phải trả, xử lí nghiêm các cửa hàng, hướng dẫn viên vi phạm và xóa bỏ triệt để chế độ hai giá phân biệt

đối với du khách nước ngòai trên mọi lĩnh vực, trả lại sự công bằng cho khách du lịch và tạo sự văn minh cho thành phố. Thường xuyên tiến hành khảo sát thịtrường và điều chỉnh giá cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi nhuận cho các cửa hàng, tạo nơi tin cậy cho du khách mua sắm, giá cảluôn được cập nhật trên website và được phát miễn phí tại các điểm du lịch.

Cần sự liên kết, hợp tác giữa các bộ phận trong kinh doanh du lịch: tour-khách sạn-hãng hàng không – cửa hàng – nhà hàng để giảm giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Để làm

được điều này, Sở du lịch và Hiêp Hội du lịch thành phố cần đóng vai trò làm cầu nối. Cần có các kế họach liên kết cụ thể, thuyết phục đồng thời có chính sách ưu đãi, khuyết khích việc liên kết giảm giá như giảm thuế, được ưu tiên giới thiệu trong các hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế về du lịch.

Trong tương lai gần, các chi phí về hàng không, viễn thông, khách sạn, các dịch vụ giải trí… phải giảm xuống ngang bằng với các giá trong khu vực thì giá tour du lịch tới thành phố

nói riêng cũng như Việt Nam nói chung mới có cơ hội cạnh tranh, thu hút khách du lịch.

Thực hiện quy trình mua bảo hiểm bắt buộc đối với các du khách của các hãng lữ hành nhằm hạn chế những điều gây khó khăn cho du khách đặc biệt là tình trạng thiếu thông tin. Ngành du lịch thành phố cần hình thành nhiều kênh thông tin giúp du khách giải quyết các sự

cố hoặc các nhu cầu cần thiết như trạm thông tin du lịch tại sân bay, điểm thông tin điện tử tại

các đường phố khu trung tâm…

Công an thành phố các địa phương xây dựng kế họach bảo đảm an toàn du khách thường xuyên tại các tuyến đường trọng điểm du lịch quận I. Lần đầu tiên thành phốđã thành lập lực lượng trận tự bảo vệ du khách năm 2006, một mô hình thí điểm đầu tiên trong cả nước tạo nên sự phấn khởi trong các doanh nghiệp du lịch góp phần làm môi trường du lịch ngày càng tốt hơn, bước đầu mang lại những kết quả khả quan, nâng cao lòng tin của du khách vào sự

bình ổn của thành phốnhưng không vì thế mà chủ quan, phải nâng cao khảnăng ngoại ngữ và

chuyên môn để cảnh sát du lịch giao tiếp tốt với du khách. (xin xem hình 3.3.3.)

Để họat động bảo vệ du khách được tốt hơn thành phố nên xây dựng bản quy định tiêu chuẩn chung về an toàn du khách cho họat động du lịch và hướng dẫn cho các đơn vị triển khai. Mỗi đơn vị xây dựng tiêu chuẩn thực hiện an tòan du lịch cho du khách và triển khai cho mọi họat động kinh doanh của mình và phát động cán bộ công nhân viên cùng thực hiện.

Tạo môi trường đảm bảo an toàn cho du khách là một yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển du lịch thành phố. Đây là họat động cần có sự phối hợp liên ngành của thành phố và các

địa phương trên cơ sở chỉđạo của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.

 Đa dạng hoá hệ thống phân phối

Đa dạng hóa kênh phân phối cũng là công tác quan trọng. Nhìn chung lọai hình city tour của các công ty du lịch chưa được đa dạng và phổ biến, vẫn còn mang tính cá thể và chỉđược phục vụ khi khách có nhu cầu và chưa có chương trình tour cụ thể phục vụ khách quốc tế. Để

cải thiện mạng lưới phân phối này thì các công ty du lịch phải tham gia các hiệp hội du lịch trong và ngòai nước nhằm học hỏi kinh nghiệm liên kết xây dựng các tour du lịch, điều phối

lượng khách. Kết hợp với các khách sạn và sân bay để phân phối và quảng bá về city tour, trao tận tay khách những brochure, tạo nhu cầu tham quan. Tăng cường xây dựng hệ thống giới thiệu và bán city tour trực tiếp qua mạng cho khách hàng ởnước ngòai cũng như trong nước. Thành phố hãy dành nhiều chi phí quảng bá hơn để mử rộng các hình thức quảng bá: trên các sách guide book, tạp chí Heritage, ổn định số lượng và thời điểm phát hành Tạp chí du lịch – kênh quảng bá hiệu quả hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)