Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong đến hoạt động Citytour

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01 (Trang 33 - 36)

Đường sắt: Ga Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng và nhộn nhịp nhất trong nước, phục vụ các tuyến vận tải Bắc Nam. Trong năm qua, ngành đường sắt đã chủđộng nâng cấp và

đưa vào họat động đoàn tàu du lịch chất lượng cao Sài Gòn – Nha Trang mở ra một kênh vận chuyển mới với chất lượng cao cho du lịch.

Do mật độ lao động nội thị cao, việc xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và đường sắt

trên cao (monorail) đang được triển khai như: tuyến Bến Thành – Biên Hòa, Bến Thành – bến Thành bến xe Miền Tây, Bến Thành – Tân Sơn Nhất – An Sương... đang được các đối tác nước ngoài (Nhật, Phát, Nga, Đức) đệ trình phương án đầu tư.

Đường thủy: Các hệ thống cảng Sài Gòn, Tân Cảng đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận các tàu trọng tải lớn. Tuy nhiên, do nằm trên nội đô nên ảnh hưởng lớn đến giao thông đô thị và đang được di dời ra khỏi nội thành. Các Cảng container mới, hiện đại đang được triển khai

như: Cụm cảng Hiệp Phước, cảng Cát Lái...

Đường bộ: Hệ thống đường bộdày đặc do sựgia tăng dân số quá nhanh nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thông, thành phốđã triển khai và hoản tất nhiều dự án giao thông quan trọng như: Đại lộ Đông Tây, cầu Thủ Thiêm, hầm Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đường Xuyên Á, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây và TP.HCM – Vũng Tàu, đường cao tốc đi Trung Lương, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Một số dự án lớn

đang giai đoạn chuẩn bị triển khai: các đường vành đai 1,2,3; Đường trên cao Thị Nghè - Sân bay; cầu đường Bình Triệu...

Đường hàng không: Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cho đến tháng 3

năm 2006 là sân bay lớn nhất Việt Nam. Năm 2005, tiếp nhận lượng khách quốc tếđến bằng

đường hàng không chiếm 2/3 tống lượng khách đến các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Sân bay này phục vụ 7 triệu khách sử dụng sân bay tại Việt Nam. Nhà ga quốc tế mới với năng lực 8-10 triệu khách năm dự kiến hoàn thành cuối năm nay.

Bưu chính viễn thông: TP.HCM là nơi có cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông, hệ

thống thông tin liên lạc tốt nhất cảnước. Tới đây sẽ hức hẹn dịch vụ sẽ được cung cấp tốt hơn

với giá cước ngày càng thấp khi Nhà nước đang có nhiều chính sách cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này để cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Mặc dù cơ sở phục vụ dulịch có nhiều điểm thuận lợi để thu hút du khách nhưng theo khảo sát cho biết đa số khách du lịch cho rằng giao thông tại TP.HCM không được thuận lợi và an tòan (khách nội địa chiếm 94.09%, khách quốc tế chiếm 94,11%) (Xin xem phụ lục 2B)

2.4.4.2 Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch

Tính đến ngày 31/12/2007 toàn ngành du lịch Thành phố có:

Về doanh nghiệp lưu trú: (xin xem thêm Phụ lục 9)

Hiện thành phố có 965 doanh nghiệp lưu trú với 1.054 cơ sở lưu trú và 25.769 phòng

tăng 182 cơ sở và 3.769 phòng so với cùng kỳ năm 2006.

Tính chung, đến nay đã có tổng cộng 948 cơ sở lưu trú du lịch với 23.940 phòng đã được phân loại, xếp hạng theo nghị định 39/CP, đạt tỷ lệ 90 %. Trong đó:

289 khách sạn với 13.533 phòng từ 1 đến 5 sao, tăng 118 khách sạn và 2.505 phòng so

với cùng kỳ năm 2006 - trong đó có 44 khách sạn từ 3-5 sao với 7.015 phòng, tăng 06 khách

sạn và 748 phòng so với cùng kỳ năm 2006.

659 cơ sở lưu trú du lịch với 10.407 phòng đạt tiêu chuẩn tối thiểu của ngành du lịch,

tăng 29 cơ sở và 453 phòng so với cùng kỳ năm 2006.

Nhà hàng :Trên địa bàn Thành phố hiện có trên 200 nhà hàng thuộc các công ty du lịch. Nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn dân tộc và các món Âu Á phục vụ cho khách du lịch tự túc, khách ba lô chủ yếu tập trung ở quận 1 và quận 3.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch:Hiện nay, tại Thành phố có trên 100 doanh

nghiệp có chức năng vận chuyển khách du lịch với trên 1.000 đầu xe và 11 tàu du lịch. Các

phương tiện vận chuyển thuộc các công ty vận chuyển, các công ty du lịch, các khách sạn,

công ty ngoài quốc doanh ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.4.3 Nguồn nhân lực

Theo thống kê của Sở du lịch TP.HCM, toàn ngành du lịch có khoảng 20.000 lao động,

trong đó: 44% là lao động nữ, 56% là lao động nam. Độ tuổi từ 18-30 chiếm 43%, từ 31-45 chiếm 46%, trên 45 chiếm 11%. Sốlao động hoạt động tại các nhà hàng – khách sạn là 12.639

lao động, trong đó 4.898 là lao động khối khách sạn nhà nước, 4.281 là lao động khối khách sạn liên doanh và 3.360 là lao động khối khách sạn tư nhân. Trình độđại học trong ngcành du

lịch chỉ chiếm 2,8%, để ngành du lịch có thể phát triển tốt thì cần phải được nâng cao trong thời gian sớm nhất.

Nhìn chung công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã phát huy được hiệu quả, có sức ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý, hướng dẫn viên,…Tuy nhiên, do chức năng về đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế cũng như chưa có nghiên cứu

thường xuyên nên định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành chưa chủđộng, còn phụ thuộc vào nhu cầu cấp bách của về sự biến động của thịtrường khách.

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đối với khách du lịch nội địa và quốc tế, du khách

đánh giá vềđội ngũ hướng dẫn viên như sau: trình độ ngọai ngữ tốt chi chiếm 33,33%, kiến thức chuyên môn cao chiếm 84,52%, kỹnăng giao tiếp tốt chỉ chiếm 20,84% và sự nhiệt tình chiếm 16,67%. (Xin xem kết quả ở bảng phụ lục 2B)

Về đội ngũ khách sạn: trình độ ngọai ngữ tốt chi chiếm 29%, kiến thức chuyên môn cao chỉ

chiếm 30,5%, kỹnăng giao tiếp tốt chỉ chiếm 21% và sự nhiệt tình chiếm 20%. (Xin xem kết quả ở bảng phụ lục 2B)

Như vậy về trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngọai ngữ của đội ngũ lao động trong ngành du lịch thành phố cỏn nhiều hạn chếvà chưa có chương trình đào tạo hợp lý.

(xin xem thêm phụ lục 10) 2.4.4.4 Vốn đầu tư

Hàng năm thành phố dành 20% thu ngân sách từ hoạt động du lịch cho phát triển hạ tầng và giao cho ngành du lịch tổ chức thực hiện.

Các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sởkinh doanh lưu trú mới đáp ứng nhu cầu đa

dạng về ăn nghỉ của du khách, các tuyển điểm phục vụ khách vui chơi, giải trí và hoạt động hấp dẫn khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng vốn đầu tư không được hiệu quả cộng với sự phát triển hạ tầng thởi gian qua vẫn còn nhiều bất cập và chỉđáp ứng một số yêu cầu trước mắt, chưa có định hướng và nguồn lực tập trung để tạo cơ sở vững chắc ngành du lịch.

2.4.4.5 Môi trường tổ chức – quản lý:

Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân

Thành phố thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với mọi thành phần kinh tế.

Sở Du lịch Thành phố chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Ủy ban Nhân dân Thành phố và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Tổng cục Du lịch về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch.

o Văn phòng o Phòng Quản lý Du lịch o Phòng Quản lý Khách sạn o Phòng Nghiên cứu Phát triển Du lịch o Phòng Xúc tiến Du lịch o Thanh tra o Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long 01 (Trang 33 - 36)