1. Trang chủ
  2. » Đề thi

ON TAP DOC HIEU VAN BAN môn Ngữ Văn 12

29 3,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 250,5 KB

Nội dung

Có thể dặt tiêu đề: Những dấu chấm câu; Ý nghĩa của những dấu chấm câu… BÀI TẬP 3: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới: “Tnú không cứu sống được vợ, được con.. Viết đoạn văn ngắ

Trang 1

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

BÀI TẬP 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

“ Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ Em được Phật trao cho một bông cúc Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm” Vì muốn mẹ sống thật lâu cô bé đã dừng lại bên đường và tước cánh hoa ra thành nhiều cáng nhỏ Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh…Ngày nay cúc vẫn dùng để chữa bệnh Tên y học của cúc là Liêu chi.”

(Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa – Thông tin 1990)

1) Đoạn văn giải thích điều gì?

Giải thích vì sau hoa cúc có nhiều cánh

2) Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn.

Vì sau hoa cúc có nhiều cánh

3) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Phương thức kể

4) Đoạn văn trên có câu chủ đề không?

Đoạn văn không có chủ đề Chủ đề của đoạn là sự tổng hợp ý của các câu

5) Thông điệp mà tác giả muốn gởi gắm qua đoạn văn trên là gì?

Lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ

BÀI TẬP 2:

Dưới đây là các phần văn bản đã bị đảo trật tự:

a) Mong bạn giữ gìn cẩn thận những dấu câu của mình bạn nhé!

b.) Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn bị điểm thấp vì bài văn

của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời cũng mất ý nghĩa như vậy.

c) Cứ như vậy anh ta đi đến dấu chấm hết.

d) Có một người chẳng may đánh mất dấu …(1) Anh ta trở nên sợ những câu phức

tạp và chỉ tìm những câu đơn giản Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản.

Sau đó, không mai anh ta lại làm mất dâu …(2) Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu Anh không cảm thán, không xuýt xoa Không gì có thể làm anh sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả Đằng sau đó là một sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất dâu …(3) Và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa Mọi sự kiện diễn ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay ở mặt đất hoặc ngay trong nhà mình, anh đều không hay biết Anh đánh mất khả năng học hỏi Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều.

Một thời gian sau, anh đánh mất dấu…(4) Từ đó anh không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác Thế là anh

ta hoàn toàn quên mất cách tư duy.

Anh/chị hãy trả lời các câu hỏi sau:

1 Phần văn bản d) có 4 vị trí đã bị lược bớt các từ Điền các từ gợi ý cho phù hợp

để khôi phục đoạn văn hoàn chỉnh: chấm than; phẩy; chấm hỏi; hai chấm

Trang 2

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

3 Văn bản sau khi đã được khôi phục nói vềi dung gì?

Văn bản nói về ý nghĩa của những dấu chấm câu đối với mỗi con người

4 Hãy đặt tiêu đề cho văn bản vừa khôi phục.

Có thể dặt tiêu đề: Những dấu chấm câu; Ý nghĩa của những dấu chấm câu…

BÀI TẬP 3:

Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:

“Tnú không cứu sống được vợ, được con Tối đó, Mai chết Còn đứa con thì đã chết rồi Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây

vả Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng Tau không nhảy ra cứu mày Tau cũng chỉ có hai bàn tay không Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! ”.

1) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

- Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành

2) Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

- Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)

3) Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?

- Câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú

và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đãdùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí để đáp trả lại chúng

- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anhXút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụtmười đầu ngón tay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu

BÀI TẬP 4:

Cho đoạn thơ

“Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ”.

(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)

1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn.

- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của song biển cũng như sóng long củangười đang yêu

2) Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?

Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu

Trang 3

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

3) Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dụng?

- Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biểntượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớmênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…

- Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa Biện pháp này gắn cho nhữngvật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khiyêu

4) Đoạn thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

- Ngôn ngữ văn chương

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

1) Văn bản trên được được tổ chức theo hình thức nào?

- Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đi và kẻ ở

2) Vản bản nói về nội dung gì?

- Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của con người trong buổi chia tay

3) Nội dung đó được thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?

- Sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụng các

từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bâng khuâng, bồn chồn

- Việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớ không) Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.

4) Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng

cụ thể của các phép tu từ trên

- Hoán dụ: Áo chàm được dùng để chỉ người đưa tiễn Qua hình ảnh này ta hiểu được

tính chất của cuộc chia tay Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử Trong cuộc chia taynày, không phải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu

Trang 4

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂNtỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc tiễn đưa người đi,cán bộ kháng chiến.

- Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tác dụngdiễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bâng khuâng, tay trongtay mà không nói lên lời Khaongr lặng cảm xúc gọi cảm hứng, gợi cảm xúc đánh thức tâm hồncon người

5) Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.

- Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay

6 Viết đoạn văn ngắn 5 -10 câu nêu suy nghĩ anh/chị về không khí buổi chia trong đoạn thơ

- Cất lên tiếng nói đâu tiên là lời người đi: hỏi để khơi gợi về không gian và thời gian

kỉ niệm

- Người ra đi đáp trả và khẳng định tinh cảm của mình

BÀI TẬP 6:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

“ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm Từng giờ trong ngày Thời

tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện

lên như hòn ngọc bích Về chiều sương mù tỏa biếc: Ba Vì nổi bồng bềnh như một vị thần bất

tử ngự trên sóng Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, tựa như nhà ảo thuật có

phép tại ra một chân trời rực rỡ Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một

lốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.”

1 Đoạn văn trên mắc lỗi về chính tả và dấu câu Hãy chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi đó.

- từng giờ trong ngày (ngắt câu không phù hợp)

- Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như một vị thần bất tử ngự trên sóng ( sử dụng dấu câu không phù hợp)

- “tạo ra một…” (sai chính tả)

2 Đoạn văn trên nói về điều gì?

Cảm nhận của nhà văn về vẻ đẹp biến ảo của cảnh núi Ba Vì

3 Chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn vừa khôi phục.

Đoạn văn thể hiện sự qua sát miêu tả kết hợp so sánh hết sức tinh tế

BÀI TẬP 7:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Trang 5

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)

1) Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?

- Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn

2) Nêu nội dung cơ bản của văn bản

Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâmhồn, lí tưởng, sự hi sinh)

3) Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ

đó và nêu tác dụng của chúng.

- Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương,viễn xứ, áo bào, độc hành Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắc thái trang trọng,mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hàohùng cho hình tượng

4) Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

- Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”.

Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh Phép tu từ này có tác dụng làm giảm

sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến Người lính Tây Tiến ngã xuống thậtthanh thản, nhẹ nhàng Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón nhữngđứa con yêu vào lòng

BÀI TẬP 8:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.

(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)

1) Văn bản trên nói về điều gì?

- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật quản ngục

2) Văn đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Trang 6

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

- Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháp tu từ so sánh: “tính cách dịu dàng, lòng biếtgiá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chenvào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.”

- Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở người đọc sự hình dung khái quát nhất vềhoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục

- Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, thuần khiết và ôtrọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ

- Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quátnghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật

BÀI TẬP 9:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyển đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương ta như mãnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(Tế Hanh, Quê hương)

1 Căn cứ vào đoạn thơ trên hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

- Thể thơ tự do

2 Có thể đặt tiêu đề cho đoạn thơ trên là gì?

- Cảnh ra khơi

3 Nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ

- Vẽ một bức tranh tươi sáng của cảnh bình minh ở một làng quê miền biển nổi bật trên nền cảnh ấy là hình ảnh người dân chài khỏe khoắn, đầy sức sống

4 Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

- So sánh: Chiếc thuyền như…con tuấn mã

- Ẩn dụ: Cánh buồm- mảnh hồn làng

- Nhân hóa: Con thuyền – rướn thân

BÀI TẬP 10:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi

buổi chiều Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời

Chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài

đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve Liên

ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”

1) Văn bản trên nói về vấn đề gì? Hãy đặt tên cho văn bản

- Nội dung chính của văn bản: Cảnh chiều quê và tâm trạng của Liên

- Đặt tên cho văn bản: Hoàng hôn, Ngày tàn, Chiều quê…

2) Cách hiểu của em về từ “gọi” trong câu “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”

Trang 7

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN-Tiếng trống thu không là tiếng trống báo hiệu thời điểm đóng cửa thành vào lúc chiều

tối ở các kinh thành hay phủ huyện ngày trước

- Trong câu văn của Thach Lam, từ “gọi”: xác lập mối tương quan giữa tiếng trống thu không và buổi chiều

3) Xác định biện pháp tu từ trong các câu văn “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình

rõ rệt trên nền trời Chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”

- Biện pháp so sánh:

+ đỏ rực như lửa cháy, ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Một chiều êm ả như ru

- Phép điệp: chiều, chiều rồi

5 Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên

- Miêu tả

- Kể

BÀI TẬP 11:

Cho đoạn thơ sau:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Chế Lan Viên - trích Tiếng hát con tàu)

1 Hãy xác định nội dung chính

- Nội dung chính: đoạn thơ thể hiện niềm vui của nhà thơ khi gặp lại nhân dân, cội nguồn

của hạnh phúc

2 Đặt nhan đề cho đoạn thơ trên?

- Nhan đề: Niềm vui khi về với nhân dân

3 Đoạn văn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

- Biện pháp liệt kê: Nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ, chiếc nôi ngừng…- >Tác dụng : giúp nhà thơ miêu tả sinh động những hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc, gợi

ra niềm vui và vẻ đẹp

- Biện pháp so sánh: niềm vui gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, như cỏ đón giêng hai, như chim én gặp mùa- >Tác dụng : nhấn mạnh tính tất yếu giữa nhu cầu của bản thân với thực tế

BÀI TẬP 12:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm Nó là một cái tâm sự không tiết ra được Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào

cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ

Trang 8

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

cành Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"

( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)

1 Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?

- Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đau của tiếng đàn

- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn

2 Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

- Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấu trúc)

- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước đó.

3 Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực,

chừng như không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

- Biện pháp tu từ: nhân hóa

- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâmtrạng, nỗi niềm đau khổ

4 Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới

"Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc

thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : Mày chết

đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không

chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ

đứng há mồm ra mà nhìn Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới."

(Nguyễn Minh Châu, trích Chiếc thuyền ngoài xa)

1 Nêu những ý chính của đoạn trích trên?

- Người đàn ông vũ phu và người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục

- Tâm trạng và hành động của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

Trang 9

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

2 Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?

- Tự sự

- Miêu tả

3 Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tâm trạng và hành động của nhân vật tôi trong đoạn trích ?

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

- Tâm trạng kinh ngạc vì sự việc diễn ra quá bất ngờ và ngoài tưởng tượng của nghệ sĩ Phùng

- Hành động vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới xuất phát từ tình yêu thương con người của người nghệ sĩ

BÀI TẬP 14:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

“Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

1 Cho biết đoạn thơ được trích trong tác phẩm nào của ai?

- Tố Hữu - Việt Bắc

2 Em hãy cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?

- Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

+ Sử dụng từ láy (bâng khuâng, bồn chồn, tha thiết)

+ Hoán dụ (áo chàm)

- Tác dụng: Tạo ấn tượng đặc biệt về tiếng lòng của người ra đi là bâng khuâng, lưu

luyến Trong sự bịn rịn, lưu luyến đó người ra đi khẳng định tình cảm thủy chung, gắn bó

3 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) trình bày cảm nhận của em về sắc thái tâm trạng của người ra đi

- Viết khoảng 5 câu, nội dung như ý câu trên

- Viết câu đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp và có sự liên kết câu

BÀI TẬP 15:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới :

“Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các

chú lượng tình cho cái sự lạc hậu Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn

mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ

- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no.”

1 Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác?

- Nguyễn Minh Châu, trích Chiếc thuyền ngoài xa

2 Nêu những ý chính của đoạn trích trên?

- Đức hi sinh, tình thương con vô bờ của người phụ nữ

Trang 10

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

- Tấm lòng bao dung, biết chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi

3 Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?

- Tự sự

- Biểu cảm

4 Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tâm hồn của nhân vật mụ trong đoạn trích ?

- Đức hi sinh, tình thương con vô bờ của người phụ nữ

- Tấm lòng bao dung, biết chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi

1 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

- Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

2 Theo anh/chị “mình – ta” trong đoạn thơ là để chỉ những ai?

- “Ta” chỉ người cách mạng

- “Mình” chỉ người dân Việt Bắc

3 Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

- Phong cách ngôn ngữ văn chương

4 Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tác dụng?

- Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ:

+ Cặp đại từ xưng hô mình – ta

5 Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

- Phương thức: biểu cảm, miêu tả

- Phong cách ngôn ngữ văn chương

BÀI TẬP 17:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc Ai cũng phải

ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…”

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh,

Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục, 2013, tr 23)

1 Xác định nội dung chính và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?

Trang 11

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

- Nội dung cơ bản của đoạn văn: Kêu gọi tất cả người Việt Nam cùng đoàn kếtđứng dậy đấu tranh chống thực dân Pháp cứu nước

- Đoạn văn trên sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận

2 Xác định phương thức biểu đạt cho văn bản trên

4 Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh dân tộc

HS có thể trình bày theo những suy nghĩ khác nhau nhưng cần tập trung một số nội dung trọng tâm như: Học tập, cống hiến trí tuệ, sức lực… cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

BÀI TẬP 18:

Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Trăng nở nụ cười

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo

Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao

Vẫn vườn chuối gió lao xao

Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền

Ả ngớ ngẩn

Gã khùng điên

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người

Vườn sông trăng nở nụ cười

Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau

Giữa đời vàng lẫn với thau

Lòng tin còn chút về sau để dành

Tình yêu nên vị cháo hành

Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.

(Lê Đình Cánh)

1 Xác định thể thơ? Cách gieo vần?

(Thể thơ lục bát; vần chân và vần lưng).

2 Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?

(Đoạn thơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).

3/ Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với

nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.

(Câu thơ cho thấy tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánh cho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí đã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh Chí không còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờ cảm nhận được hương vị của tình yêu).

Trang 12

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

4/ Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này với chi tiết nghệ thuật ấy?

(“Bát cháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao với các lớp nghĩa:

- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dân gian.

- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sự yêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêu thương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh cho chân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).

5 Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản

- Phương thức: miêu tả, tự sự, biểu cảm

- Phong cách ngôn ngữ văn chương

BÀI TẬP 19:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về

1 Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?

- Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành côngViệt Bắc cái nôi của CM Việt Nam được giải phóng

- Thể thơ tự do

2 Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong

biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện

pháp tu từ đó.

- Biện pháp tu từ nhân hóa

- Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thutrong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười Đó làmột hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng

3 Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những buổi ngày

xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu

từ điệp ngữ đó.

Trang 13

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “của chúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại

nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta

4 Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?

Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nướchiện ra sinh động, chân thực, gần gũi Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu,tràn đầy sức sống

5 Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên

6 Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ

khuất” có ý nghĩa gì ?

BÀI TẬP 20:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc Đó là người đang chơi Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”

(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)

1 Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn?

Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn: Phân tích

2 Đoạn văn được viết theo kiểu nào?

Đoạn văn được viết theo kiểu: Diễn dịch

3 Nêu nội dung chính của văn bản?

Nêu nội dung chính của văn bản: Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.

4 Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Trang 14

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ

5.Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Tự sự, biểu cảm

6 Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: (0.5đ)

“Em đi để lại chuỗi cười Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?

- Sự vô tâm, vô tình của “em”

- Tâm trạng nuối tiếc, hụt hẫng, ngỡ ngàng của “tôi” trước sự thay đổi của “em”

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ, có cơ sở từ văn bản thơ

7 Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ ?

+ “Tôi”: giàu tình cảm, thủy chung, hồn nhiên tin yêu và đợi chờ.

+ “Em”: vô tâm, vô tình, dễ đổi thay.

BÀI TẬP 22:

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc” Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.

Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân” Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”

(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)

Câu 1 Đặt nhan đề cho phần trích trên?

Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh

Câu 2 Phần trích trình bày ý theo trình tự nào?

Phần trích trình bày ý theo trật tự thời gian/ ngày xưa –ngày nay.

Câu 3 Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý

Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng

Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong

tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

BÀI TẬP 23:

Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1 Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất

Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm

Câu 2 Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.

Ngày đăng: 14/06/2016, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w