1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN GIÚP HS ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN NGỮ VĂN QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI NGẮN

28 560 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 133 KB

Nội dung

SKKN:GIÚP HS ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN NGỮ VĂN QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI NGẮN A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập, trước hết nhằm đánh giá trình độ năng lực của học sinhvào những thời điểm cụ thể, theo mục tiêu của chương trình môn học, sau đó giúp việc ôn tập kiến thức cơ bản của học sinh được dễ dàng, thuận tiện.Vì vậy chúng ta cần lựa chọn một hình thức kiểm tra sao cho phù hợp để vừa giúp học sinh ôn tập được kiến thức cơ bản mà vẫn tạo cho các em cảm giác mới mẻ. Mặt khác văn bản chương trình giáo dục cấp THPT điều 27, mục 2, chương II Luật giáo dục 2005 có qui định: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS hoàn thiện học vấn phổ thông”. Như vậy, mục đích cuối cùng của việc dạy học là giúp học sinh củng cố và hoàn thiện được kiến thức. Trên thực tế chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 đã thực hiện sự đổi mới theo hướng trên. Đó là sự tiếp tục và thống nhất với chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn ở cấp THCS. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điều bất cập.Trong khi các tiết luyện tập củng cố kiến thức chủ yếu là rèn luyện cách dùng từ, lựa chọn biện pháp tu từ, lập dàn ý trong bài văn nghị luận ….thì việc kiểm tra lại tập trung vào các dạng văn bản như : thuyết minh, biểu cảm. Như vậy việc ôn tập kiến thức cơ bản của học sinh cũng như việc diễn đạt triển khai suy nghĩ của bản thân là rất khó khăn. Trong khi đó, hình thức ra đề kiểm tra hiện nay: 30% trắc nghiệm, 70% tự luận cho thấy mặc dù có thể đề cập đến nhiều mảng kiến thức và kỹ năng khác nhau của chương trình sách giáo khoa, nhưng lại khó có thể đánh giá được khả năng tư duy và trình độ diễn đạt của học sinh. Cũng khó phân loại được khả năng cảm thụ nghệ thuật của các em. 1 Trên cơ sở đó, để có thể giúp các em học sinh ôn tập được kiến thức cơ bản mà vẫn tạo cho các em cảm giác mới mẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp kiểm tra ôn tập mới, thay việc kiểm tra như hiện nay bằng việc “ giúp học sinh ôn tập kiến thức cơ bản môn Ngữ Văn qua hệ thống câu hỏi kiểm tra ngắn”. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1.Mục đích: Nhằm tìm ra một phương pháp ôn tập kiểm tra mới khác với các phương pháp khác để vừa giúp học sinh ôn tập kiến thức cơ bản vừa rèn luyện cho các em cách diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Góp phần vào việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. 2. Nhiệm vụ: Bước đầu khảo sát hệ thống các đề kiểm tra trước đây và hiện nay, so sánh đối chiếu với đề kiểm tra mới để tìm ra một phương pháp ôn tập kiểm tra thích hợp với học sinh. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng: Với đề tài này, tôi dừng ở góc độ tìm hiểu các đề kiểm tra 2. Phạm vi nghiên cứu Sách giáo khoa chương trình Ngữ Văn 10 chuẩn và nâng cao- NXB Giáo Dục năm 2007. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp khảo sát thống kê 2. Phương pháp đối chiếu so sánh 2 3 B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Nội dung 1. Nhìn nhận về các dạng đề kiểm tra Những năm vừa qua, chúng ta đã có những điều chỉnh nhất định ở khâu kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn như phối hợp các hình thức kiểm tra như kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra phối hợp vừa đòi hỏi học sinh trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn vừa yêu cầu làm bài nghị luận trọn vẹn: Ví dụ: Câu 1: ( 2 điểm ) Đặc trưng nghệ thuật của ca dao yêu thương tình nghĩa. Câu 2: ( 8 điểm ) Phân tích giá trị đặc sắc của tiếng cười trong truyện “ nhưng nó phải bằng hai mày”. Hay phối hợp giữa nghị luận Văn học và nghị luận chính trị xã hội . Ví dụ: Nhà văn Nga Ê-li-a Ê- ren- bua có nói: “ dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn- Ga. Con sông Vôn-Ga đi ra biển. Lòng yêu làng xóm yêu miền quê trở thành lòng yêu tổ quốc”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng các bài ca dao mà em đã học và đã đọc. Có thể thấy một số đề kiểm tra trên đã rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt nhưng phần kiến thức mà học sinh tiếp nhận được mới chỉ dừng ở một số bài, một số vấn đề cơ bản. Đôi khi do hạn chế của chương trình nên trong kiểm tra đánh giá có lúc lại quá thiên về nghị luận chính trị xã hội, khi lại thiên về nghị luận Văn học. Ví dụ 1 : Đề bài về nghị luận chính trị xã hội Cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả.Anh (chị) nghĩ như thế nào về mối quan hệ đó? 4 Ví du 2 : Đề bài nghị luận Văn học Có ý kiến cho rằng: “ chủ nghĩa yêu nước là nội dung cơ bản xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở tất cả các môn học, ở tất cả các cấp học, việc đổi mới ra đề kiểm tra cũng được đặt lên hàng đầu. Dạng đề được áp dụng nhiều nhất hiện nay là kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy có những bất cập. Với cấu trúc đề 30% trắc nghiêm, 7% tự luận thì ít nhất học sinh sẽ có đến 3 điểm cho một bài viết mà không cần tư duy hay vận dụng khả năng diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Mặt khác, đề tự luận thường khó có thể bao quát được nhiều bài, nhiều phần của chương trình. Vì thế, học sinh dễ học lệch, dễ chép bài mẫu ( theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên- thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ Văn, NXB Giáo Dục- 2006 ). Chính vì vậy, sáng kiến tôi đưa ra ở đây mong tìm đến một phương pháp kiểm tra mới vừa giúp học sinh luyện tập được các diễn đạt, lại vừa có thể ôn tập toàn bộ kiến thức đã có về tất cả các phần: làm văn, tiếng Việt, đọc hiểu văn bản theo đúng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa. 2. Ra đề theo hệ thống câu hỏi ngắn a. Ưu điểm: Trong thời kì ôn tập mục tiêu cần đặt ra với tất cả giáo viên và học sinh là làm thế nào trong thời gian ngắn, củng cố được nhiều nội dung kiến thức cơ bản nhất và kích thích tư duy của học sinh mạnh nhất để chuẩn bị cho các em tâm thế đối mặt với các đề thi. Nếu dùng hình thức kiểm tra truyền thống ( viết bài trong 15 phút hoặc 180 phút ) hoặc hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận sẽ không thích hợp vì mỗi lần chỉ kiểm tra một vài vấn đề thậm chí một vài khía cạnh của vấn đề. Như vậy, cho dù có dùng tất cả thời gian trên lớp vào việc kiểm tra cũng không thể bao quát hết chương trình. Phương pháp kiểm tra mới theo hệ thống câu hỏi ngắn sẽ hoàn chỉnh những thiếu sót đó. Trong vòng hai tiết học, học sinh sẽ làm được khoảng từ 10 đến 20 câu 5 hỏi tuỳ theo độ khó dễ. Mỗi câu chỉ để khoảng từ 10 đến 20 dòng để học sinh viết câu trả lời. Với số lượng câu hỏi lớn, học sinh buộc phải nghĩ nhanh. Với số dòng giới hạn, học sinh buộc phải tự điều chỉnh cách diễn đạt sao cho gọn gàng nhất. Như vậy cùng một lúc, học sinh vừa phải làm sống dậy kiến thức trong trí não, vừa phải trải qua thao tác lựa chọn phần kiến thức thích hợp đáp ứng yêu cầu câu hỏi, vừa tự rèn cách diễn đạt, lựa chọn từ ngữ sao cho thích hợp nhất. Nói cách khác, phương pháp này sẽ giúp học sinh ôn tập được kiến thức cơ bản mà vẫn tạo cho các em cảm giác mới mẻ. Ngoài ra phương pháp này còn giúp cho học sinh hình thành được dàn ý cơ bản cho mỗi đề văn nghị luận từ đó triển khai rộng thành bài viết. Mặt khác còn giúp rèn luyện cho học sinh viết đoạn văn nghị luận, theo yêu cầu của môn học. b. Yêu cầu của hệ thống câu hỏi Giáo viên phải hết sức chú ý đến hệ thống câu hỏi đưa ra cho học sinh đảm bảo làm sao trong thời gian từ 1 đến 2 tiết học sinh có thể trả lời gọn từ 10 đến 20 câu hỏi trong giới hạn từ 10 đến 20 dòng. Muốn vậy câu hỏi phảI đảm bảo theo các yêu cầu sau: * Câu hỏi phải mang tính khái quát cao, không được quá chi tiết vụn vặt gây khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn phần kiến thức để trả lời: Ví dụ: Tư tưởng chiến lược xuyên suốt tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Học sinh phải trả lời được hai vấn đề: - Đối với dân thể hiện qua hai câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo - Đối với kẻ thù thể hiện qua hai câu: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo Từ đó rút ra kết luận tư tưởng chiến lược xuyên suốt Bình Ngô Đại Cáo chính là tư tướng nhân nghĩa. * Câu hỏi không được quá khó hoặc quá dễ. Cần lưu ý vào các vấn đề kiến thức trọng tâm của bài học để học sinh nắm được nét cơ bản của bài học đó. 6 Ví dụ: Trọng tâm của văn bản: “ thư dụ Vương Thông lần nữa- Nguyễn Trãi” ( SGK Ngữ văn 10 nâng cao- NXB Giáo Dục 2007 )là: Chiến lược mưu phạt tâm công và nghệ thuật lập luận chặt chẽ của Nguyễn Trãi. Vì thế giáo viên có thể ra đề vào một trong hai vấn đề đó. Cụ thể: “ chiến lược mưu phạt tâm công của Nguyễn TrãI trong thư dụ Vương Thông lần nữa.” từ đó học sinh phải huy động kiến thức về phần nội dung của văn bản để trả lời. * Câu hỏi cần phải giúp học sinh vận dụng được các thao tác lập luận khác nhauđể giảI quyết vấn đề. Ví dụ 1: Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều (từ câu 107 đến câu 110)và chỉ ra điểm tương đồng với Đọc Tiểu Thanh ký: Rằng hang nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào? (Sách giáo khoa Ngữ văn 10- cơ bản, NXB giáo dục 2007) Với câu hỏi này yêu cầu học sinh phải vận dụng thao tác lập luận so sánh và thao tác giải thích để làm rõ vấn đề Ví dụ 2: Tiếng khóc trong Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du Học sinh cần phải vận dụng thao tác phân tích và chứng minh Từ sự phân tích trên có thể thấy phương pháp kiểm tra theo hệ thống câu hỏi có những thuận lợi trong việc rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tổng hợp. Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần nắm chắc một số các yêu cầu cơ bản để hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh. c. Giáo án thể nghiệm Ở đây tôi đưa ra ba giáo án thể nghiệm một của chương trình cơ bản và một của chương trình nâng cao và một của chương trình bám sát.Ba giáo án này là hệ thống câu hỏi tôi đã thực hiện tại hai lớp: 10a14(học theo chương trình cơ bản) và lớp 10cc8(học theo chương trình nâng cao) của trường THPT Cẩm Thuỷ I. 7 Giáo án 1: Đề kiểm tra số 5 Môn: Ngữ Văn 10- Cơ bản Thời gian: 2 tiết Họ và tên:…………………………… Lớp:……………………. Hãy trả lời mỗi câu hỏi dưới đây trong khoảng từ 10 đến 20 dòng Câu 1: Niềm tự hào dân tộc của Trương Hán Siêu qua bài “Phú sông Bạch Đằng” ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 2: Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 8 ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 3: Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 4: Ý thức dân tộc và tư tưởng thân dân trong Bình Ngô đại cáo ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 9 ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 5: Vì sao có thể nói “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương đã thể hiện niềm tự hào,sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 6: Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là người mở đường cho sự phát triển của thơ ca Tiếng Việt? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 10 [...]... này mang lại chất lượng học tập cao cho học sinh nhờ vào việc học sinh đã được ôn tập kỹ qua hệ thống câu hỏi kiểm tra trước đó 26 C KẾT LUẬN Qua thời gian thử nghiệm phương pháp kiểm tra theo hệ thống câu hỏi này tôi rút ra một số điểm sau: 1.Phương pháp này có thể giúp học sinh nắm chắc các phần kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa đã đưa Chính vì vậy khi đưa hệ thống câu hỏi giáo viên nên chú ý đến... thay các câu hỏi trắc nghiệm bằng hệ thống câu hỏi như tôI đã thực hiện ở đây d Đáp án và hướng dẫn chấm Đề kiểm tra số 5 Giáo án 1: Môn: Ngữ Văn 10- Cơ bản Thời gian: 2 tiết Mỗi câu trả lời chính xác, diễn đạt rõ ràng giáo viên cho 1 điểm Câu 1: Học sinh chỉ ra được hai phương diện sau: - Tự hào về chiến công lịch sử hào hùng thể hiện qua lời kể say mê của khách (Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều…)... dụng tốt phương pháp quan sát Câu 4: Xây dựng hệ thống luận điểm cho luận đề: Truyện ngụ ngôn “ đẽo cày giữa đường” cho ta bài học bổ ích về cách tiếp thu ý kiến của người khác - Trong cuộc sống, do quan hệ, mỗi người không tránh khỏi sự tác động của những quan điểm, những ý kiến của người khác - Những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một vấn đè xuất phát từ động cơ, quan điểm, trình độ... tố kì ảo là biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện làm cho câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc Giáo án 3: Đề kiểm tra văn học Môn: Ngữ văn 10 nâng cao- chưong trình bám sát Thời gian: 1 tiết Mỗi câu trả lời chính xác, diễn đạt rõ ràng giáo viên cho 2 điểm Câu 1: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục... cộng đồng Chính vì vậy văn học dân gian có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Nó lưu giữ những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc Đồng thời văn học đan gian cũng lưu giữ ngững truyền thống quý báu của dân tộc là kho tri thức vô cùng phong phú của đời sống cộng đồng Câu 2: Trải qua trường kì lịch sử, nền văn học trung đại đã định hình những đặc điểm và truyền thống cơ bản như gắn bó với vận... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Giáo án 3: Đề kiểm tra văn học Môn: Ngữ văn 10 nâng cao- chưong trình bám sát Thời gian: 1 tiết Họ và tên:…………………………… Lớp:…………………… Hãy trả lời mỗi câu hỏi dưới đây trong khoảng từ 10 đến 20 dòng Câu 1: Giá trị cơ bản của văn học dân gian với sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân ta xưa và nay? ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………... tình yêu con người - Giá trị về mặt nghệ thuật: là thành tựu nghệ thuật kết tinh trên hai bình diện thể loại và ngôn ngữ + Thể loại: Việt hoá thể thơ Đường luật, sáng tạo ra thể thơ mới thất ngôn xen lục ngôn + Ngôn ngữ: Sử dụng nhiều từ thuần Việt, vận dụng thành công tục ngữ và ca dao, lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân Câu 3: Yếu tố chính luận và chất văn chương trong đại cáo Bình Ngô 19 -... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Giáo án 2: Đề kiểm tra văn học Môn: Ngữ văn 10-nâng cao Thời gian: 1 tiết Họ và tên:…………………………… Lớp:…………………… Hãy trả lời mỗi câu hỏi dưới đây trong khoảng từ 10 đến 20 dòng Câu 1: Triết lý của Trương Hán Siêu về chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng qua phú sông Bạch Đằng ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………... chương trình nâng cao, có tiết bám sát ) của trường THPT Cẩm ThuỷI Kết quả đạt được như sau: - Học sinh có khả năng kể tên tất cả các văn bản được học trong chương trình ngữ văn 10 nhờ được rà soát kiến thức qua hệ thống câu hỏi kiểm tra - Rèn luyện được cách viết đoạn văn nghị luận theo các thao tác khác nhau - Có khả năng nhận biết và nhạy bén với các yêu cầu khác nhau của đề bài Kết quả cụ thể: Lớp... phới Câu 5: Thể hiện qua tình cảm thái độ của Hoàng Đức Lương khi biên soạn Trích Diễm thi tập - Xót xa, trăn trở trước cảnh thiếu vắng sách vở tra cứu thơ văn nước ta “còn như thơ văn Lý Trần thì không khảo cứu vào đâu được” - Xót xa khi nghĩ đến di sản thơ văn của dân tộc mình không được lưu giữ “ Than ôi!một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm chẳng lẽ không có quyển sách 20 nào có thể làm căn bản . SKKN: GIÚP HS ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN NGỮ VĂN QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI NGẮN A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình. nay bằng việc “ giúp học sinh ôn tập kiến thức cơ bản môn Ngữ Văn qua hệ thống câu hỏi kiểm tra ngắn . II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1.Mục đích: Nhằm tìm ra một phương pháp ôn tập kiểm tra. thay các câu hỏi trắc nghiệm bằng hệ thống câu hỏi như tôI đã thực hiện ở đây. d. Đáp án và hướng dẫn chấm Giáo án 1: Đề kiểm tra số 5 Môn: Ngữ Văn 10- Cơ bản Thời gian: 2 tiết Mỗi câu trả lời

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w