lí thuyết đọc hiểu và bài tập theo các tác phẩm trong chương trình SGK rất cụ thể chi tiết; tiết kiệm thời gian cho các thầy cô dạy chuyên đề,CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌCBước 1: Đọc hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.
Trang 1LÍ THUYẾT ĐỌC HIỂU
I Kĩ năng đọc hiểu
1 Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC + Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến
thức, kĩ năng của môn học) Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây dựng câuhỏi/ bài tập
+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được trong bài
làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học Chú ý kĩ năng cần hướngđến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập
+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực Bảng mô tả mức độ
đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụngcao Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã
có được những năng lực cần thiết theo chủ đề
Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài
liệu được học tập trước đó như các sự
kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy
trình
- (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt
kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …
Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện,
nguyên lý, giải thích tài liệu học tập,
nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư
liệu
- (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính, giảithích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tómtắt
Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các
tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc
để giải quyết các bài tập
- (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi, dựđoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứngmính, giải quyết
- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận,tách biệt, chia nhỏ ra…
Vận dụng cao:
Khả năng đặt các thành phần với nhau để
tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới,
hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng
tạo
Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của
tư liệu theo một mục đích nhất định
- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế,
lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu trúclại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại
- (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏathuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giảithích, đưa ra nhận định
1
Trang 2+ Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh
giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liênquan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ trên Chú ý các bài tập thựchành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bàihọc
2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình
ảnh… (đối với thơ) Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầuđến kết thúc Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câutrước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn,
từ đó mới phát hiện ra chất văn Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khácthường, thú vị
Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều
ý nghĩa Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởngtượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểuđược sự lô gic bên trong của chúng
Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện
được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tácgiả trong văn bản văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời Chúng thường được thể hiện ởgiữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ vàphương thức biểu hiện hình tượng
Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần
vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiệntài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm
Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởngthụ nghệ thuật
3 Kĩ năng đọc hiểu văn bản
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản
2 Các thao tác, phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản
3 Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản
Trang 31 Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy
1.1 Các lớp từ
a Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.
- Từ đơn:
+ Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành
+ Vai trò; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú
+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
+ Vai trò: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca có tác dụng gợihình gợi cảm
- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ ) mà từ biểu thị
- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
* Các loại từ xét về nghĩa:
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau
- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn )
hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác
* Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:
- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người
3
Trang 41.2 Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ
- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ người ta có thể gán thêm cho
từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ + Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ yếu là từ HánViệt ) để làm tăng số lượng từ
- Các cách phát triển và mở rộng vốn từ:
+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới
hoàn toàn, ví dụ như: kinh tế tri thức, điên thoại di động, công viên nước
+ Mượn từ của tiếng nước ngoài:
1.3 Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ trong
giao tiếp để đạt hiệu quả cao
1.4 Phân loại từ tiếng Việt
- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ trong câu
- Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường dùng làm vị ngữtrong câu
- Tính từ: là những từ chỉ đắc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái, có thể làmchủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong mộtngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật trong khônggian hoặc thời gian
- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhânquả giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn
- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái
độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng để gọi,đáp
- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảmthán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói
2 Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép
Trang 5điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.
Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vịngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ hoặc 1tính từ
+ Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thờigian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào
Thành phần gọi đáp: được dùng để toạ lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong
câu
2.2 Phân loại câu
a Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt.
b Câu phân loại theo mục đích nói
Câu trần thuật được dùng để miêu tả, kể, nhậnxét sự vật Cuối câu trần thuật
người viết đặt dấu chấm
- Sau cơn mưa rào, lúa vươn lênbát ngát một màu xanh mỡ màng
Câu nghi vấn
được dùng trước hết với mục đíchnêu lên điều chưa rõ (chưa biếtcòn hoài nghi) và cần được giảiđáp Cuối câu nghi vấn, ngườiviết dùng dấu chấm ?
Tre xanhXanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ trexanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Câu cầu khiến Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu,
đề nghị, khuyên bảo đối với
- Hãy đóng cửa lại
5
Trang 6người tiếp nhận lời Câu cầukhiến thường được dùng nhưnhững từ ngữ: hãy, đừng, chớ,thôi, nào Cuối câu cầu khiếnngười viết đặt dấu chấm hay dấuchấm than.
- Không được hút thuốc lá ởnhững nơi công cộng
- Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh
Câu cảm thán Dùng để bộc lộ trạng thái, cảmxúc của người nói
3 Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nónhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng đểgọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo nét tươngđồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định
- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc
tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi
- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gâycảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
- Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủhơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây xúc độngmạnh
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hàihước , làm câu văn hấp dẫn và thú vị
- Điệp âm: lặp lại phụ âm đầu để tạo tính nhạc
- Điệp vần: lặp lại phần vần để tạo hiệu quả nghệ thuật
- Điệp thanh: lặp lại thanh Bằng hoặc trắc nhiều lần để tạo hiệu quả nghệ thuật
- Điệp cú pháp: lặp lại cấu trúc C-V để tạo sự nhịp nhàng, cân đối hài hoà cho câu văn
4 Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ
4.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tựnhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Phân loại: VB nói; VB viết
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc
Trang 74.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương
- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả
4.3 Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo
tin tức thời sự
- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.
4.4 Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống,chính trị - xã hội
- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận
- Đặc điểm:
+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
+ Tính chặt chẽ trong lập luận
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ
4.5 Phong cách ngôn ngữ khoa hoc
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Phân loại:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu
+ Văn bản khoa học giáo khoa
Trang 8- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan
hệ nhân quả dẫn đến kết quả
- Múc đích: biểu hiện con người, quy luậtđời sống, bày tỏ thái độ
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình
- Tác phẩm văn học nghệ thuật(truyện, tiểu thuyết)
Văn bản
miêu tả
- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật,hiện tượng, giúp con người cảm nhận vàhiểu được chúng
Văn thuyết
minh
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyênnhân, kết quả có ích hoặc có hại của sựvật hiện tượng, để người đọc có tri thức
và có thái độ đúng đắn với chúng
- Thuyết minh sản phẩm
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh,nhân vật
- Trình bày tri thức và phươngpháp trong khoa học
Văn bản
nghị luận
- Trình bày tư tưởng, chủ trương quanđiểm của con người đối với tự nhiên, xãhội, qua các luận điểm, luận cứ và lậpluận thuyết phục
- Cáo, hịch, chiếu, biểu
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi
- Sách lí luận
- Tranh luận về một vấn đề trínhtrị, xã hội, văn hoá
Văn bản
điều hành
- Trình bày theo mẫu chung và chịu tráchnhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọngcủa cá nhân, tập thể đối với cơ quan quảnlí
- Đơn từ
- Báo cáo
- Đề nghị
Trang 9BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Bài 1:
Hỡi đồng bào cả nước!
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
1 Nêu những ý chính của văn bản
2 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa như thếnào?
3 Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên
Trả lời:
1/ Nội dung chính phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn Độc lập”: trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc
lập”của người Mỹ ( 1776), nói về quyền tự do, bình đẳng của “mọi người” Suy rộng ra từ quyền tự do, bình đẳng của “mọi người” thành quyền tự do, bình đẳng của “tất cả các dân tộc trên thế giới” Trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791) , nói về quyền tự do, bình đẳng
của con người Khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
2/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa:
Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc.Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại
3/ Ý nghĩa: Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn
minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo
9
Trang 10Bài 2: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
1 Nêu những ý chính của văn bản
2 Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên
3 Các từ ngữ: nổi dậy giành chính quyền lập nên nước, lấy lại nước có hiệu quả nghệ thuật như
thế nào?
Trả lời:
1 Ý chính của văn bản: Hồ Chí Minh đưa ra hai “sự thật” lịch sử để khẳng định nước ta là thuộcđịa của Nhật từ năm 1940, đồng thời dân ta đã lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp
2 Biện pháp tu từ trong văn bản là phép điệp cú pháp “Sự thật là…” hai lần Ý nghĩa: Nhấn mạnh
2 sự thật lịch sử nhắm bác bỏ luận điệu xảo quyệt của bọn thực dân Vào thời gian nước ta tuyên bố độclập, nhà cầm quyền Pháp đã tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị quân Nhật chiếm, nay Nhật
đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền "bảo hộ"của người Pháp
3 Các từ ngữ: nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước, lấy lại nước có hiệu quả nghệ thuật : Ca
ngợi nhân dân ta anh hùng Hàng loạt động từ mạnh, liên tiếp diễn tả sức mạnh như vũ bão của toàn thểnhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu để giành lại độc lập, tự do
Bài 3
Người đứng trên đài, lặng phút giâyTrông đàn con đó, vẫy hai tayCao cao vầng trán Ngời đôi mắtĐộc lập bây giờ mới thấy đây!
( Trích Theo chân Bác-Tố Hữu)
1 Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
2 Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
3 Khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã “lặng phút giây” Anh/chị hãy viết một đoạnvăn ngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó
Trả lời:
1 Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảm
Trang 112 Nội dung chính của đoạn thơ : Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khiChủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
3 Đoạn văn ngắn thể hiện những ý sau:
- TNĐL ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạtđộng cách mạng của HCM Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép, đầy tính đốithoại, xác định giá trị pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của người viếtTuyên ngôn
- Những lời tuyên bố trong bản Tuyên ngôn là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ,đồng bào trong cả nước Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào dân tộc Mỗi dòng chữ là mộtniềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã được độc lập, tự do Mỗi dòng chữ cũng là những đauđớn, nhức nhối khi nhìn lại bao rên xiết lầm than của nhân dân ta
- Vì vậy, sức thuyết phục của TNĐL không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo mà còn ở tình cảmchan chứa, sâu sắc của tác giả
BÀI 2:“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC ”
PHẠM VĂN ĐỒNG
Bài 1
Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông
Phạm Văn Đồng có viết : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt thường của chúng ta phải nhìn chăm chú thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”
1 Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên
3 Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, nhìn chăm chú, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả
nghệ thuật như thế nào?
4 Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhàgiáo, thầy thuốc và nhà thơ Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra qua vẻ đẹp từcuôc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
1/ Tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn ĐìnhChiểu
11
Trang 122/ o Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường: Nguyễn Đình Chiểu là một hiện
tượng độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra
o Phải chăm chú nhìn thì mới thấy: phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kĩ, phải kiên trì nghiên cứu
thì mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của nó
o Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy được cái hay của
nó và càng khám phá ra được những vẻ đẹp mới
3/ Đoạn văn cần trình bảy các ý sau:
-Trong cuộc sống có nhiều người có số phận bất hạnh biết vươn lên để học tập và cống hiến cho xãhội
- Những người có số phận bất hạnh là những người kém may mắn trong cuộc sống nhưng lại biếtvươn lên để sống có ích, có ý nghĩa
- Biểu hiện:
+ Những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn: mồ côi cha mẹ, gia đình nghèo khó hoặc bố mẹ
bị bệnh tật, bản thân phải lăn lóc, mưu sinh kiếm sống ngay từ bé…nhưng họ đã biết khắc phục hoàncảnh bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học, vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốtđẹp
+ Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc
cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích (thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên Para Games).
-Ý nghĩa, tác dụng: Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa Là tấm
gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận
-Phê phán: Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, sống buông thả, không
nghĩ đến tương lai Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, xem khó khăn thử thách là môi trường để rèn luyện Là họcsinh, cần phải biết kiên trì nhẫn nại, vuợt qua khó khăn trong học tập
Bài 2:
“Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc Bài ca của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà Bài Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc muôn kiếp nguyện được trả thù kia ".
Trang 13( Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng; Ngữvăn 12, tập một, NXBGD, trang 48)
1 Xác định xuất xứ và phưong thức biểu đạt của đoạn trích?
2 Nội dung của đoạn trích là gì?
3 Anh/ chị hãy giải thích ý nghĩa lời nhận xét: "Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưngmột dân tộc"? Nhận xét ấy được làm rõ như thế nào trong hình ảnh "những người anh hùng thất thế"?
Đáp án
1 Xác định xuất xứ và phương thức biểu đạt của đoạn trích?
- Đoạn văn trích trong bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" của tácgiả Phạm Văn Đồng
- Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt là nghị luận
2 Nội dung của đoạn trích là gì?
Đoạn văn khẳng định vẻ đẹp của cảm hứng yêu nước trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộccủa Nguyễn Đình Chiểu khi so sánh với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
3 Anh/ chị hãy giải thích ý nghĩa lời nhận xét: "Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc."? Nhận xét ấy được làm rõ như thế nào trong hình ảnh "những người anh hùng thất thế"?
- Nhận xét:"Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc" nhắc đến hoàn cảnh rađời và cảm hứng chung của hai tác phẩm - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết sau chiến thắngoanh liệt của cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV, giải phóng hoàn toàn đất nước; Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để đọc tại buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
đã hi sinh sau trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc năm 1861; đây là giai đoạn đau thương bi tráng nhất củalịch sử dân tộc, khi giặc Pháp đã chiếm Gia Định và mở rộng tấn công ra các vùng khác ở Nam Kì Tuyhai tác phẩm ra đời ở hai thời đại khác nhau, nhưng điểm chung của cả hai tác phẩm chính là cảm hứngyêu nước sâu đậm, "hai thời buổi, nhưng một dân tộc", hai tác phẩm đều ca ngợi những người dân anhhùng của một dân tộc anh hùng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước vẫn phát huy cao độ lòng yêunước, căm thù giặc, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm
- Nhận xét đó được thể hiện xúc động hơn trong hình ảnh "những người anh hùng thất thế" củaVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những " dân ấp dân lân" nghèo khó mà cao cả, kiên cường, chấp nhận bướcvào cuộc chiến không cân sức, chỉ bằng gậy tầm vông, dao phay, rơm con cúi chống lại kẻ thù với đầy
đủ " đạn nhỏ đạn to tàu thiếc tàu đồng súng nổ ", sẵn sàng "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh" Dù thấtthế, hi sinh nhưng họ không thất bại, họ là những anh hùng đã vượt lên thân phận con dân nhỏ bé, vượt lên
sự hèn nhát của triều đình và sức mạnh tàn bạo của kẻ thù xâm lược
Bài 3:
13
Trang 14Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Văn Tiên, và hiểu Lục Văn Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta.
Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn can tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn Và những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý ở chỗ nó soi sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!
( Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng; Ngữvăn 12, tập một, NXBGD, trang 48)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1 Nêu những ý chính của văn bản?
2 Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản ?
3 Ông Phạm Văn Đồng viết : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta Nhận xét này khiến ta nhớ tới tác phẩm nào đã được học
của Nguyễn Đình Chiểu ở chương trình Ngữ văn 11? Nêu ngắn gọn ý nghĩa tác phẩm đó?
Trả lời:
1 Những ý chính của của văn bản:
- Ca ngợi văn chương Đồ Chiểu có ánh sáng khác thường
- Ca ngợi văn chương Đồ Chiểu là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhândân ta chống bọn xâm lược phương Tây
Trang 15- Ngoài những giá trị văn nghệ, những sáng tác của Đồ Chiểu còn qúi giá ở chỗ nó soi sáng tâmhồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời đại khổ nhục nhưng vĩ đại!
2 Các phương thức biểu đạt của văn bản là biểu cảm và thuyết minh
3 Ông Phạm Văn Đồng viết : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta Nhận xét này khiến ta nhớ tới tác phẩm Văn tề nghĩa sĩ
cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã được học ở chương trình Ngữ văn 11
Ý nghĩa: ca ngợi tấm lòng yêu nước, tinh thần xả thân vì nghĩa của những người nghĩa sĩ Nhà thơthể hiện lòng xót xa và thương tiếc đối với sự hy sinh anh dũng của nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS
Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cầnphải có sự cam kết, nguồn lực và hành động Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng Liênhợp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chốngHIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục cũ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này
Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên Song những hành độngcủa chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờvào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chốngAIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòngchống HIV/AIDS của mình Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tạinơi làm việc Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đanghoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phóvới bệnh dịch này
Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thếgiới và có rất ít dấu hiệu suy giảm Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10người bị nhiễm HIV Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sútnghiêm trọng HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới mộtnửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính nhữngkhu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ đây núi U-ranđến Thái Bình Dương
( Trích Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003- Cophi An Nan)
15
Trang 16Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1 Nêu các ý chính của văn bản? Văn bản thuộc loại văn bản gì?
2 Câu văn nào khẳng định tốc độ lây lan khung khiếp của căn bệnh HIV/AIDS?
3 Viết đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc phòng chống HIV/AIDS ?
Trả lời:
1 Ý chính của văn bản:
- Nhắc lại Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS cách đây đã hai năm ( tức năm 2001);
- Định hướng lý do cấp bách của bản thông điệp.;
- Trình bày thực trạng về sự lây lan dữ dội của căn bệnh AIDS
Văn bản thuộc loại văn bản nhật dụng
2 Câu văn khẳng định tốc độ lây lan khung khiếp của căn bệnh HIV/AIDS là Trong năm qua, mỗiphút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV
3 Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung:
- HIV/AIDS là gì?
- Nêu tác hại, nguyên nhân và cách phòng chống
- Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ phải tiên phong trong cuộc đấu tranh phòng chốngAIDS như: tuyên truyền, phòng chống ma tuý ( vì ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV), không kìthị, phân biệt đối xử với người bị bệnh HIV…
BÀI : TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
Đề 1:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2 Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ
Trang 173 Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của việc phối thanh đó
4 Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến như thế nào?
3/ Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối toàn thanh bằng Hiệu quả nghệ thuật :
tạo cảm giác được những mệt mỏi, căng thẳng đã được trút hết và những con người đã chiếm lĩnh đượcđỉnh cao, đã phóng tầm mắt ra bốn phương nhẹ nhõm, sảng khoái ngắm nhìn trong không gian bao la, mịtmùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà của người dân tộc như đang bồng bềnh trôigiữa màn mưa rừng
4/ Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến : Từ “bỏ” khẳng định
người coi cái chết nhẹ nhàng trong dãi dầu mưa nắng, lúc vượt qua núi đèo Nhà thơ đã sử dụng cách nóigiảm nhưng vẫn gieo vào lòng người đọc sự xót xa thương cảm về những gian nan, vất vả mà người línhTây Tiến đã phải trải qua
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2 Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh
vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
3 Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp tu từ đó
Trả lời:
1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình quân dântrong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
2/ Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ
đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến :
a/ Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc
trong trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ : khèn, dáng điệu lạ: e ấp
b/ Tâm trạng người lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu múa.Tâm hồn các anhvẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ
3/ Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật đối lập Hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp tu từ : gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút
pháp “thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng.
17
Trang 18Đề 3:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ “ đoàn quân”
4 Nêu ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ
5 Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻngày nay
Trả lời
1/ Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến.nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến Tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà
dùng từ “đoàn binh” vì từ “đoàn binh” gợi số lượng đông và hùng mạnh của Tây Tiến
2/ “không mọc tóc” và” xanh màu lá” thể hiện chân dung người lính lính Tây Tiến vừa thực, vừa lãng mạn Đầu “không mọc tóc” chứ không phải là do tóc không mọc đựơc, da “xanh màu lá” không phải
vì sốt rét da xanh mà do tác động của sắc màu núi rừng Người lính không hề ở trong tư thế bị động mà
trái lại chủ động hiên ngang đầy khí phách “ dữ oai hùm” Họ ốm mà không yếu, ngoại hình tiều tuỵ yếu
đuối nhưng nội tâm mạnh mẽ
3/Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện qua từ “mộng”, “mơ” : Đó là giấc mộng
trở thành người anh hùng ; giấc mơ về quê hương và người thân yêu Người lính Tây Tiến có vẻ đẹp tâmhồn lãng mạn, yêu đời, mang nét riêng của người lính trí thức tiểu tư sản
4/ Ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ : “về đất” là cách nói giảm, diễn tả sự hi sinh của
người lính Tác giả sử dụng cách nói về đất thay cho từ chết là cách nói giảm nhẹ làm vơi đi sự mất mát đau thương nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa lớn lao Về đất là về với tổ tiên khi người ta làm tròn trách nhiệm với quê hương, đất nước; về đất còn là sự hoà nhập, là sự hoá thân vào hồn thiêng sông núi để trở
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Trang 19Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1 Nêu ý chính của đoạn thơ?
2 Từ mùa xuân trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
3 Bốn câu thơ có âm hưởng, giọng điệu như thế nào để diễn tả vẻ đẹp bất tử của người lính TâyTiến
Trả lời:
1 Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ về lời thề danh dự của người lính Tây Tiến- lờithề một đi không trở về
2 Từ mùa xuân trong đoạn thơ có ý nghĩa: gợi nhớ mùa xuân năm 1947 là năm thành lập đoàn
quân Tây Tiến; nhớ đến vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây trên chặng đường hành quân; nhớ đến tuổi xuâncủa người lính Tây Tiến và cũng là mùa xuân đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Phápgian khổ mà hào hùng
3 Bốn câu thơ có âm hưởng, giọng điệu thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn
là giọng hào hùng, đầy khí phách để diễn tả vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến
BÀI : VIỆT BẮC
Đề 1:
“Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào ? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?,
2 Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?
3 Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?
4 Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật
của cách ngắt nhịp đó
Trả lời:
1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động của mình và ta Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954 Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn
bó lâu dài, có tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến
2 Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại Các từ láy tha thiết , bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt
Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi” Những người cán bộ cũng hồi
hộp, không yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách
3 Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc Hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán
bộ kháng chiến
19
Trang 204 Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nghịp bình thường
2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2 Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn,xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến
Đề 2:
Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Đoạn thơ trên là lời của ai ? Thiên nhiên Việt Bắc được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
2 Nêu ý nghĩa phép điệp cấu trúc ( Hai từ đầu câu lục) trong đoạn thơ?
3 Nêu ý nghĩa từ “mình ” trong câu thơ “Mình đi, mình có nhớ mình ” ?
về-hát ru để gợi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc
3/Ý nghĩa từ “mình ” trong câu thơ “Mình đi, mình có nhớ mình ?” : từ “mình ” thứ nhất và thứ hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc Câu hỏi đầy ẩn ý: Anh về anh có
nhớ chính bản thân anh không? Nhớ chính bản thân chính là thuỷ chung son sắt, trước sau như một
Đề 3:
Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Trang 21Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?
2 Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ? Hình ảnh bà mẹ Việt Bắchiện ra như thế nào?
3 Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
Trả lời:
1 Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến đối với đất và người Việt Bắc Hình ảnh chiến khu càng sống động bao nhiêu càng cho thấy nỗi nhớ, tình cảm kẻ đi với người ở
tươi mới bấy nhiêu
2 Ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ : Người Việt Bắc luôn chia sẻkhó khăn, thiếu thốn cùng người cách mạng: một củ sắn chia nhau bên bếp lửa đêm đông, một bát cơm sẻnửa và một chiếc chăn sui đắp chung Đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia Tất cả những khoảnhkhắc ấy cứ sáng mãi trong lòng người ra đi, sống trong tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn một thời không thểxoá nhoà Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp
Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra qua hình ảnh hoán dụ nắng cháy lưng, các động từ địu, bẻ gợi
người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đãđùm bọc, cưu mang cán bộ cách mạng Đó còn là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sốngkháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi
3/ Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh nỗi nhớ đạt dào trong tâm tríngười cán bộ kháng chiến Đó là nỗi nhớ về ảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm khángchiến lần lượt hiện hình rất chân thực
Đề 4:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Tại sao gọi đoạn thơ trên là “bức tranh tứ bình ” ?
2 Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chuốt ” “hái” trong đoạn thơ? Hình người lao động Việt Bắchiện ra như thế nào?
3 Nêu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong đoạn thơ ?
Trả lời:
1 Gọi đoạn thơ trên là “bức tranh tứ bình ” vì cảnh thiên nhiên Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơđược tái hiện ở cả bốn mùa với màu sắc và vẻ đẹp khác nhau: mùa đông tươi tắn; mùa xuân trong sáng,tinh khôi và đầy sức sống; mùa hè rực rỡ, sôi động; mùa thu lãng mạn, yên ả, thanh bình
2 Ý nghĩa nghệ thuật các từ “chuốt ”, “hái” trong đoạn thơ :
21
Trang 22a/ Chữ “chuốt” là trau chuốt, làm bóng lên, đẹp lên gợi đức tính cần mẫn, tỉ mĩ và chịu khó Có
khéo tay mới chuốt từng sợi giang mỏng và bóng để đan thành những chiếc nón xinh xắn, vật phẩm đặctrưng của người Việt Bắc
b/Từ “hái” gợi nét dịu dàng, uyển chuyển, mềm mại của cô gái Việt Bắc Người Việt Bắc là cô gái
trẻ trung xinh tươi, lạc quan yêu đời, đi hái măng giữa rừng vầu, rừng tre nứa trong khúc nhạc rừng, tuy
chỉ có “một mình”nhưng chẳng hề cô đơn
3 Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong đoạn thơ: Câu lục gợi vẻ đẹp của thiên nhiênViệt Bắc có đủ bốn mùa: Đông-Xuân-Hè-Thu Câu bát gợi vẻ đẹp của người lao động Thiên nhiên và conngười gắn bó với nhau, trong đó con người làm chủ thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên càng thêmthơ mộng
Đề 5:
Nhớ khi giặc đánh giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh TâyNúi giăng thành lũy sắt dàyRừng che bộ đội, rừng vây quân thùMênh mông bốn mặt sương mùĐất trời ta cả chiến khu một lòng
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo GiàngNhớ sông Lô, nhớ Phố RàngNhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Nêu những ý chính của đoạn thơ
2 Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu
từ đó
3 Cụm từ Đất trời ta cả nói lên điều gì?
Trả lời:
1 Những ý chính của đoạn thơ :
- Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến: Nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc; nhớ vềnhững địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến công vang dội của quân dân ta trong kháng chiến chốngPháp
– Niềm tự hào của tác giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường
2 Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ : nhân hoá ( Núi giăng, rừng che, rừngvây ) ; điệp từ Rừng, núi, nhớ Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đó : Ca ngợi Việt bắc đánh giặc, trởthàng căn cứ địa cách mang vững chắc, là mồ chôn quân thù Đồng thời, người cán bộ không bao giờ quênnhhu74ng chiến thắng vang dội đi và lịch sử
3 Cụm từ Đất trời ta cả khẳng định quyền làm chủ vùng giải phóng của ta.
Đề 6:
“Những đường Việt Bắc của taĐêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngAnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Trang 23Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dàyĐèn pha bật sáng như ngày mai lên Tin vui chiến thắng trăm miềnHoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vềVui từ Đồng Tháp, An KhêVui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng ”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Nêu những ý chính của đoạn thơ
2 Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ láy“Đêm đêm rầm rập ”, “điệp điệp trùng trùng” trong đoạn thơ?Hình ảnh quân ta trong chiến dịch Điện Biên hiện ra như thế nào?
3 Nêu hiệu quả nghệ thuật khoa trương trong đoạn thơ ?
Trả lời:
1 Những ý chính của đoạn thơ :
- Nhớ cảnh tượng hào hùng, sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến toàn dân ở chiến khu ViệtBắc Cảnh tượng đó được nhà thơ đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường Việt Bắc trong những đêmkháng chiến, nổi bật là sức mạnh và niềm lạc quan của những lực lượng kháng chiến
- Nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước
2 Ý nghĩa nghệ thuật các từ láy“Đêm đêm rầm rập ”, “điệp điệp trùng trùng”, trong đoạn thơ gợihình ảnh hào hùng, khí thế mạnh mẽ của đội quân nhân dân trong cuộc chiến đấu
Hình ảnh quân ta trong chiến dịch Điện Biên hiện ra là đội quân chính nghĩa, có sức mạnh tổnghợp nhờ sự gắn bó giữa các lực lượng quân đội, dân công Đó là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dântrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
3 Hiệu quả nghệ thuật khoa trương trong đoạn thơ : diễn tả rất thành công khí thế hào hùng, mạnh
mẽ, không thế lực nào ngăn cản được của cuộc kháng chiến
BÀI : ĐẤT NƯỚC ( NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
Đề 1:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Tại sao từ “Đất Nước ” được viết hoa?
2 Những từ ngữ nào mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ? Nêu hiệuquả nghệ thuật sự vận dụng đó
3 Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước ?
Trả lời:
1 Từ “Đất Nước ” được viết hoa : thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảmnhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
23