1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận môn ngân hàng thương mại nâng cao rủi ro thanh khoản tại ngân hàng

21 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 58,7 KB

Nội dung

Là một trong những mắt xíchquan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào, trung gian tài chính, một nhân vật không thểthiếu trong nền kinh tế quốc dân.Chính vì vậy hệ thống ngân hàng quốc gia ho

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Ngân hàng baogồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tàichính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất vềquy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng Là một trong những mắt xíchquan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào, trung gian tài chính, một nhân vật không thểthiếu trong nền kinh tế quốc dân.Chính vì vậy hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt độngthông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính khác tăngtrưởng một cách bền vững.Sự sống còn của các ngân hàng thương mại có liên quanmật thiết tới toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia

Với tư cách là một doanh nghiệp, một doanh nghiệp đặc biệt nên Ngân hàng khôngthể tránh khỏi rủi ro kinh doanh.Mà một trong những rủi ro quan trọng nhất trong kinhdoanh ngân hàng là rủi ro thanh khoản Hay nói một cách khác là mất khả năng thanhtoán.Vì vậy tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản? Vàlàm thế nào để lượng hoá được nó, là vấn đề sống còn của một ngân hàng

Trang 3

I CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN

Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đếnrủi ro trong tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua

- Thứ nhất: Tăng trưởng tín dụng quá nóng

Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân hàng thương mại đi kèm với cơ cấuđầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phátsinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có

và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dàihạn Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân hàng thươngmại”

- Thứ hai: Công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng thươngmại (NHTM) còn nhiều hạn chế

Các NHTM còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các ngânhàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn còn thường xuyênnghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản

và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường

- Thứ ba: Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toáncòn yếu

Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu tạo sựcạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền

“làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suyyếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống

- Thứ tư: Vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt

Do sự yếu kém từ quản trị tài sản nợ, có của các NHTM và sự thiếu hụt của các công

cụ quản lý hữu hiệu…Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hìnhthanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quyđịnh của mình

- Thứ năm: Xuất phát từ phía khách hàng

Đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến các ngân hàng khó có thể dùng công

cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng Trong điều kiệnthông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng (kể cả pháp nhân) đã

Trang 4

rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cư rút tiền để muavàng, mua đô la Mỹ để tích trữ…đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại

tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tạingân hàng

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều nguyên nhân như: do các giaodịch bằng ngoại tệ tại các NHTM chủ yếu tập trung vào một loại ngoại tệ là USD;những tác động trực tiếp từ các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng cũng gâyảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro thanh khoản; hiện tượng một số tập đoàn, Tổng công

ty Nhà nước chuyển tiền hoặc rút tiền với khối lượng lớn; yếu kém trong công tác kếhoạch hóa và quản trị điều hành…

2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Barings

Barings là ngân hàng thương mại lâu đời, được thành lập vào năm 1762 và có uy tínnhất tại London Đây là ngân hàng cá nhân của Nữ Hoàng và đã từng tài trợ cho cuộcchiến của Napoleon vào thế kỷ 19 Quá trình hình thành và phát triển của Baring gắnliền với nhiều mốc lịch sử quan trọng:

Từ năm 1762-1890

Barings dần dần đa dạng từ len vào nhiều loại hàng hóa khác, cung cấp dịch vụ tàichính cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế Từ 1790,Barings đã mở rộng đáng kể nguồn lực của mình, thông qua những nỗ lực mở rộnghoạt động ở London và thực hiên liên kết với các ngân hàng hàng đầu Amsterdam

Barings tập trung phát triển từ châu Âu đến châu Mỹ, tin rằng cơ hội lớn hơn nằm ởphương Tây Vào năm 1832, một văn phòng Barings được thành lập vào Liverpoolđặc biệt để tận dụng cơ hội Bắc Mỹ mới Năm 1843, Barings đã trở thành đại lý độcquyền cho chính phủ Mỹ, một vị trí mà họ tổ chức cho đến năm 1871

Vào những năm 1870 Barings ngày càng tham gia vào chứng khoán quốc tế, đặc biệt

là từ Hoa Kỳ, Canada , và Argentina

Sau đó vào những năm 1880 Barings gặp rắc rối nghiêm trọng r ảnh hưởng suy thoáikinh tế ở Argentina và Uruguay , khiến đất nước đã gần vỡ nợ và mất khả năngthanh toán nợ

- Từ năm 1891-1929

Trang 5

Mặc dù cứu hộ để bảo lãnh Barings ra và hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng tránh sự sụp đổtài chính trên toàn thế giới, Barings không bao giờ lấy lại được vị trí thống trị của nó

là một ngân hàng danh tiếng và rất có uy tín tại Anh

2.2 Diễn biến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Baring

Cơ ngơi hơn 200 năm của gia đình Barings bị sụp đổ bởi một bàn tay của NickLeeson – ngôi sao được lên trang bìa của tờ The time sau khi vỡ lở các gian lận kếtoán ở Barings Bank chi nhánh tại Singapore Nguyên nhân của khoản lỗ 827 triệuBảng Anh (tương đương 1,3 tỷ USD lúc bấy giờ) là do Leeson đã đầu cơ vượt quáthẩm quyền vào các hợp đồng tương lai trên thị trường Nikkei , Nhật Bản Tuy nhiên,khoản lỗ này không dễ dàng bị phát hiện, vì Barings Singapore vẫn báo cáo lãi trongsuốt giai đoạn 1993 – 1995 Thủ thuật nào giúp Nick Leeson làm việc này? Chính làcross trade và sử dụng suspense account 88888 để che dẫu các khoản đầu tư thua lỗ

Lúc đó, Peter Barings, 59 tuổi, thế chân người anh ruột nắm cương vị giám đốcNgân hàng Baring, đang rất thành công trên thị trường tài chính ngân hàng châu Âu.Cũng năm đó, Nick Leeson (sinh ngày 25 tháng Hai năm 1967 tại Watford- AnhQuốc) được bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh của Barings tại Singapore, một vị trí đượcđánh giá là cũng rất quan trọng Điều trái ngược trong đợt bổ nhiệm này là PeterBarings tốt nghiệp ở trường Eton, một trường chỉ dành riêng con nhà giàu; cònNickLeeson mặc dù tốt nghiệp ở Cambridge nhưng đã từng trượt phổ thông tại một trườngtrung học ngoại ô London và “dốt đặc” về môn toán như mọi người thường nói Thếnhưng, vào giữa thập kỷ 90, chính một mình Nick Leeson lại thu về 30% tổng số lợi

Trang 6

nhuận của ngân hàng Barings Điều này lúc đó được đánh giá là một nỗ lực phithường!

Với ngân hàng Barings, kinh doanh theo lối cũ chưa bao giờ đem lại được số lợinhuận lớn như vậy Và lúc đó, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thịtrường dẫn xuất có thể bán lại với giá cao hơn 200 lần Thị trường này cũng đượcđánh giá là rất nhiều rủi ro Chính bản thân Peter Barings đã phải thốt ra: “Thị trườngmới này cần được kiểm tra và làm chủ, đó là điều chúng tôi đang làm ở đây” Tuynhiên, trên thực tế Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho Nick Leesonmuốn làm gì thì làm Nick Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát, thật làmột điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng

Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản Chỉ số chứng khoán Nikkei tạiNhật Bản bất ngờ sụt thấp trong khi Nick Leeson lại đặt cược là lên Lẽ ra phải dừngngay lại nhưng Nick Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lênđến 180 nghìn bảng Anh khiến tổng số tiền tung ra lên tới 21 triệu euros Cách làmnày của Nick Leeson chẳng khác gì hành động của một “con bạc đang khát nước”.Một ngày sau đó, Peter Barings bị chuông điện thoại réo vang đánh thức Từ đầu dâybên kia người ta báo là Nick Leeson đã biến mất Chiến dịch che dấu sự thật ở Ngânhàng Barings vẫn tiếp tục được tiến hành Vào thời gian ở London đang diễn ra cuộchọp thứ hai tại trụ sở Ngân hàng Barings, Peter Barings đề nghị nhường chức chủ tịchNgân hàng Barings cho ai đó có thể cứu giúp Thống đốc Ngân hàng Anh từ chối kýséc cho Barings vay

Sau đó một tháng, Deustche Bank đã đề nghị mua lại Barings với giá 1 tỷ bảng Anh.Đến lúc này, chẳng còn cần đề cập đến vấn đề này với ai hết

Barings chỉ là một trong vô số những vụ bê bối tài chính của các ngân hàng trên thếgiới Lòng tin của người tiêu dùng vào ngân hàng giảm thì các ngân hàng cũng khó cóthể tồn tại được Mặc dù chịu sức ép rất lớn trong việc cải tổ, nhiều ngân hàng lớn trênthế giới vẫn rất “ung dung” coi mình đang “ngồi chiếu trên” với số lượng tài sảnkhổng lồ Điều này thật là nguy hiểm, bởi có lẽ nhiều người cũng biết rằng Barings đã

là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Anh nhưng khi lâm vào tình trạng nguykịch thì “cây đại thụ” này cũng sụp đổ rất nhanh

Trang 7

Barings sụp đổ vì nó không thể đáp ứng các nghĩa vụ thương mại rất lớn, mà Leesontạo ra dưới tên của ngân hàng Khi ngân hàng Barings bắt đầu hoạt động quản lý tàisản vào ngày 27 tháng Hai năm 1995, thông qua Leeson, đứng đầu bộ phận kinhdoanh hợp đồng giao sau trên chỉ số chứng khoán và lãi suất Nhật Bản với tổng giá trị

là 27 tỷ USD: gồm 7 tỷ USD trên hợp đồng chỉ số chứng khoán Nikkei 225 và 20 tỷUSD vào giao dịch trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) và Euroyen Leeson cũng đãbán 70.892 hợp đồng quyền chọn bán và quyền chọn mua chỉ số Nikkei với tổng giátrị danh nghĩa là 6,68 tỷ USD Khối lượng giao dịch danh nghĩa của các vị thế này làrất hấp dẫn, tầm vóc của chúng là đáng kinh ngạc khi so sánh với các ngân hàng cóvốn đầu tư khoảng 615 triệu USD

Làm thế nào mà Leeson có thể lừa dối tất cả mọi người xung quanh? Làm thế nào ông

có thể cho thấy lợi nhuận trong hoạt động “chuyển đổi” của mình khi ông đã thực sựthua lỗ? Làm thế nào ông có thể tạo ra một sổ sách giả tạo khi ông ở vị thế mua chỉ sốNikkei và vị thế bán về lãi suất của Nhật Bản?

Ban Giám sát Ngân hàng (Bobs) của Ngân hàng Anh đã tiến hành một cuộc điều tra

về sự sụp đổ của Barings tin rằng "Công cụ được sử dụng để thực hiện việc lừa dối làgiao dịch chéo." Một giao dịch chéo là một giao dịch được thực hiện trên sàn giaodịch bởi một nhà môi giới vừa là người mua vừa là người bán Nếu một nhà môi giới

có lệnh mua và lệnh bán phù hợp từ hai tài khoản khách hàng khác nhau cho các hợpđồng tương tự và ở cùng một mức giá, thì môi giới ấy được phép thực hiện các giaodịch thỏa thuận bằng cách kết hợp cả hai tài khoản khách hàng của mình Tuy nhiên,nhà môi giới chỉ có thể làm điều này sau khi đã thực hiện công khai giá đưa ra và cungcấp mức giá trong “rỗ giá” và không có thành viên nào khác đưa giá lên Theo quyđịnh của SIMEX, nhà môi giới phải công khai giá ba lần Giao dịch chéo phải đượcthực hiện theo giá thị trường Leeson đã nhập vào một khối lượng đáng kể các giaodịch chéo giữa tài khoản '88888' và tài khoản '92000' (TK giao dịch Chứng khoánNikkei và Kinh doanh Arbitrage JGB của Barings tại Nhật Bản), tài khoản '98007'(TK Kinh doanh Arbitrage JGB của Barings London) và tài khoản '98008' (TK Kinhdoanh Arbitrage Euroyen của Barings London)

Sau khi thực hiện các giao dịch chéo này, Leeson sẽ hướng dẫn các nhân viên củamình phá vỡ tổng số hợp đồng sang các giao dịch khác, và thay đổi giá giao dịch để

Trang 8

tạo ra mức lợi nhuận được ghi có vào các tài khoản „'chuyển đổi' nói trên và thiệt hạithì sẽ được tính vào tài khoản '88888 '.

Vì vậy trong khi các giao dịch chéo trên Sàn giao dịch xuất hiện với mặt là chân thực

và thỏa các quy định của Sàn Giao dịch, sổ sách và chứng từ của BFS, duy trì trên hệthống Contac- một hệ thống thanh toán được sử dụng rộng rãi bởi các thành viênSIMEX, phản ánh các cặp giao dịch tăng lên với số lượng giống nhau ở cùng mức giá

và không có sự liên quan, quan hệ nào với những người thực hiện trên sàn Ngoài ra,Leeson sẽ tham gia vào các giao dịch chéo của các gói có kích thước nhỏ hơn so với ởtrên, nhưng khi nhập vào hệ thống Contac, ông sẽ sắp xếp mức giá được sửa đổi, mộtlần nữa cho phép lợi nhuận được ghi có vào tài khoản chuyển đổi và thiệt hại đượctính vào tài khoản '88888 '

Xuất phát từ sự việc Nick Leeson làm việc tại văn phòng Singapore của BaringsBank Ông này tiến hành hàng loạt giao dịch ngoài thẩm quyền với chỉ số NikkeiIndex Futures, ban đầu thu lời lớn cho ngân hàng và thưởng đạm cho bản thân Sau vụđộng đất Kobe năm 1995, thị trường lao dốc còn Leeson lỗ nặng gây thiệt hại lớn 1,4

tỷ USD cho Barings Bank Ông bỏ trốn khỏi Singapore, để lại lời nhắn “Tôi xinlỗi”.Sự việc của Nick Leeson bị phát giác khiến hàng loạt khách hàng của BaringsBank đổ xô tới rút tiền.Thế nhưng, do lượng tiền dự trữ không thể đáp ứng nhu cầu rúttiền của khách hàng ,các biện pháp ngăn chặn việc rút tiền ồ ạt không hiệu quả vì đãđánh mất lòng tin của khách hàng và việc cầu cứu tới sự giúp đỡ của ngân hàng nhànước thất bại khi thống đốc Ngân hàng Anh Eddie George từ chối kí tấm séc choBarings vay.Eddie George biết rằng Ngân hàng Barings chưa phải là tầm cỡ mà sự suysụp của ngân hàng có thể đe dọa toàn bộ hệ thống ngân hàng Anh.Năm tuần sau,Barings Bank tuyên bố mất khả năng thanh toán

2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Barings.

Trong hơn ba năm qua đã có nhiều báo cáo khuyến nghị những phương pháp quản lýrủi ro tốt nhất Ngân hàng Barings gần như vi phạm ở mọi mặt Bởi vì hệ thống quản

lý của ngân hàng Barings đã phạm sai lầm trong việc thiết lập một hệ thống kiểm soátquản trị, tài chính và hoạt động đúng đắn, công ty đã không nắm bắt được cho tới khinhững việc mà Leeson bị vỡ lẽ ra Kể từ khi nền tảng của việc kiểm soát trở nên yếu

Trang 9

kém, không có gì ngạc nhiên khi hệ thống kiểm tra mỏng manh và lỗi quyết toán củacông ty xảy ra ở nhiều cấp hoạt động, quản lý và ở nhiều địa điểm

Những nguyên nhân cốt lõi khiến ngân hàng rơi vào khủng hoảng :

(a) Sự không tách biệt bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát:

Việc quản lý ở Barings đã phá vỡ một quy tắc cốt yếu của bất kỳ hoạt độngkinh doanh nào - họ để mặc cho Leeson giải quyết các giao dịch bằng cách choLeeson nắm quyền cả khâu kinh doanh và khâu kiểm soát Điều này tươngđương với việc cho phép người tiếp nhận tiền mặt cũng là người giữ tiền đếntrong ngày mà không có một bên thứ ba độc lập kiểm tra xem số tiền ngân hàngtại cuối ngày có cân bằng với các chứng từ đến

Kể từ khi Leeson phụ trách bộ phận kinh doanh, ông đã quyết định về thanhtoán, xác nhận nguồn thu đầu vào, đầu ra và hợp đồng, cân bằng báo cáo, sổ kếtoán và báo cáo phân tích Ông đã bố trí hoàn hảo việc chuyển tiếp thông tinsai về London

Ban quản lý của Barings đã kết hợp những sai lầm ban đầu trong việc khôngtách biệt các nhiệm vụ của Leeson bằng cách bỏ qua cảnh báo rằng việc kéodài tình trạng hiện tại sẽ rất nguy hiểm Một Báo cáo kiểm toán nội bộ vàotháng tám năm 1994 đã kết luận rằng trách nhiệm kép cho cả bộ phận kinhdoanh và bộ phận kiểm soát là "một tập trung quyền lực quá mức" Báo cáocảnh báo rằng có một rủi ro chung đáng kể là Tổng giám đốc (Ông NickLeeson) có thể không quan tâm đến sự kiểm soát

(b) Thiếu trách nhiệm và kỹ năng quản lý của các nhà quản lý cấp cao nên hoạtđộng ngân hàng :

(c) Điểm mấu chốt của sự sụp đổ của Barings nằm ở thái độ bàng quan của quản

lý cấp cao đối với hoạt động phái sinh ở Singapore Tất cả các báo cáo quantrọng về quản lý rủi ro phái sinh đều nhấn mạnh sự cần thiết của các nhà quản

lý cấp cao cần hiểu những rủi ro của doanh nghiệp, để giúp nói lên sức hấp dẫnrủi ro của công ty và dự thảo chiến lược và các thủ tục kiểm soát cần thiết đểđạt được những mục tiêu này

Không có một quản lý cấp cao nào ở London kiểm tra xem các khuyến nghịquan trọng của kiểm toán nội bộ đối với bộ phận kinh doanh ở Singapore có

Trang 10

được theo dõi hay không.Quản lý cấp cao Barings đã có một kiến thức rất hờihợt về các công cụ tài chính phái sinh và không muốn thăm dò quá sâu vào lĩnhvực đang mang lại lợi nhuận Sự khác biệt kinh doanh ngang giá lãi suất giữahai hợp đồng tương lai là một chiến lược có rủi ro thấp Làm thế nào để nó cóthể tạo ra lợi nhuận cao như vậy nếu các tiên đề trung tâm của lý thuyết tàichính hiện đại là lợi nhuận thấp rủi ro thấp, lợi nhuận cao rủi ro cao? Và nếunhư có rủi ro thấp và chênh lệch tương đối đơn giản có thể mang lại rất nhiềulợi nhuận, thì tại sao các đối thủ có vốn tốt hơn Barings (các công ty giao dịchvới tài sản lớn hơn) không theo đuổi cùng một chiến lược?

(d) Cấp những nguồn vốn vợi rủi ro lớn :

Có hai khía cạnh về vấn đề này - một tổ chức phải có đủ vốn để chịu được tácđộng của bất lợi thị trường đối ngược với vị thế đang tồn tại cũng như đủ tiền

để duy trì vị thế này Các nhà quản lý Barings nghĩ rằng vị thế mà Leesonchọn là trung lập với thị trường và do đó khá an toàn để đáp ứng các yêu cầu

ký quỹ cho đến khi các hợp đồng hết hạn Cuối cùng, quyền chọn mua các tàisản thế chấp từ SIMEX và OSE tỏ ra quá sức chịu đựng (như đã được chỉ ratrước đó, chúng đã lớn hơn vốn cổ phần của Barings) và tổ chức 200 tuổi này

đã buộc phải cầu cứu các cơ quan quản lý tài sản Chính việc cấp vốn vớinhững rủi ro đã làm Barings bị tổn thất nghiêm trọng trừ phi phần đóng gópcuối từ việc phát hiện ra vị thế cực lớn đã không được ngăn chặn lại

(e) Quy trình kiểm soát lỏng lẻo:

Về mặt lý thuyết, Leeson đã có rất nhiều người giám sát nhưng trong thực tếkhông thực hiện bất kỳ sự kiểm soát nào với anh ta Barings vận hành hệ thốngquản lý ma trận, nơi mà những người quản lý dựa trên báo cáo nước ngoài đốivới các quản trị viên địa phương và một đầu sản phẩm

Thủ tục kiểm soát ở Barings là quá lỏng lẻo Barings đã không yêu cầu Leesontách biệt giữa ký quỹ bổ sung để đáp ứng cho giao dịch bảo vệ vị thế và giaodịch của khách hàng, nó cũng không có một hệ thống để hòa giải các quỹ màLeeson đã đề nghị trong các báo cáo vị thế của Leeson cũng như vị thế củakhách hàng

Thực tế là không có sự xác minh các yêu cầu của Leeson gồm chi tiết về

Ngày đăng: 14/06/2016, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w