Đặc điểm lâm sàng, xquang răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm tại bệnh viện đại học y dược hải phòng

53 2K 35
Đặc điểm lâm sàng, xquang răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm tại bệnh viện đại học y dược hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Răng khôn hàm dưới (RKHD) mọc lệch, ngầm rất hay gặp trong chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt Nghiên cứu về tình trạng răng khôn của Acher, Parant cho thấy tỉ lệ RKHD lệch, ngầm ở Pháp, Mĩ khoảng 10 – 20% [26] Ở Việt Nam tỉ lệ này cao hơn nhiều, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả: Theo Mai Đình Hưng khi nghiên cứu trên 72 sinh viên ở độ tuổi 20-25 tỷ lệ này là 30-40% Phạm Như Hải (1999) ở sinh viên lứa tuổi 20-25 có RKHD lệch, ngầm khoảng 30-40%, Nguyễn Anh Tùng (2007) ở bệnh nhân tại viện RHM quốc gia có tỉ lệ RKHD lệch, ngầm khoảng 42,73% [6,23] Răng mọc ở lứa tuổi trưởng thành khi các răng khác đã mọc ổn định trên cung hàm, vì vậy RKHD mọc lệch, ngầm do thiếu chỗ thường gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân như: viêm tổ chức liên kết, túi viêm quanh thân răng khôn, áp xe quanh răng, viêm lợi, viêm xương, sâu mặt xa răng 7,… nặng hơn nữa có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết gây tử vong [2,3,6,10] Khi khám phát hiện RKHD mọc lệch, ngầm có nguy cơ gây biến chứng hay đã gây ra biến chứng RKHD mọc lệch, ngầm thường rất đa dạng, phức tạp về vị trí, hình thể, thường bị kẹt ở răng 7, cành lên xương hàm dưới hoặc ngầm sâu trong xương, chân răng thường có hình thái phức tạp và bất định Chính vì những nguyên nhan trên mà việc phẫu thuật nhổ RKHD gặp rất nhiều khó khăn Sự nhận thức của bệnh nhân về mối nguy cơ gây biến chứng của RKHD mọc lệch, ngầm còn rất hạn chế, thêm vào đó việc khám chữa sức khỏe răng miệng định kì chưa được tiến hành rộng rãi và thường xuyên, nhất là tâm lý lo sợ phẫu thuật nhổ RKHD vì đau, gây tai biến có hại cho sức khỏe, 1 vì vậy, bệnh nhân thường tự điều trị, không khỏi mới đến khám tại các cơ sở RHM, dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tốn kém về kinh tế Tới nay, ở Việt Nam và trên thế giới đã có những đề tài nghiên cứu về lâm sàng, X-quang và kết quả phẫu thuật RKHD mọc lệch, ngầm Để góp phần đánh giá toàn diện, chi tiết hơn nữa về đặc điểm lâm sàng, x-quang RKHD mọc lệch, ngầm, tôi xin tiến hành đề tài: “ Đặc điểm lâm sàng, Xquang răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm tại bệnh viện đại học y dược Hải Phòng” MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1 Nhận xét đặc điểm lâm sàng của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm 2 Mô tả X-quang của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Sự hình thành, phát triển và mọc RKHD Mầm răng khôn hàm dưới có chung thừng liên bào với răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai Từ tuần thứ 16 bào thai, từ bó tự do phía xa của lá răng nguyên thuỷ hàm sữa thứ 2, xuất hiện một dây biều bì Đó là nụ biểu bì của mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (hình 1.1) Sau biểu bì vẫn tiếp tục phát triển lan về phía xa, cho nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 2 vào tháng thứ 9 thai nhi Cuối cùng nụ biểu bì của mầm răng khôn được hình thành khoảng 4-5 tuổi, mầm răng này chỉ xuất hiện trên phim Xquang lúc 8-9 tuổi [1,6,12] Hình 1.1 Sơ đồ lá răng ở vùng răng hàm 1 Lá răng tiên phát 2 Lá răng thứ phát 3 Đoạn kéo dài ra sau của lá răng để cho mầm các răng hàm lớn 3 Hình 1.2 Hình thành, phát triển và mọc RKHD 1 Niêm mạc lợi 2 Lá răng 3 Túi răng 4 Nhú trung bì 5 Cơ quan men Như vậy mầm răng 8 nằm sau mầm răng 7 Mầm răng 8 dưới có dây nang răng không chỉ nối với lợi mà còn nối với cả dây nang răng của mầm răng 6 và 7 Nhưng vì nó mọc sau cùng trên cung hàm lúc 18-25 tuổi, vì vậy RKHD khi mọc lên thì chuyển động thêo chiều từ dưới lên trên, hướng từ sau ra trước và sự mọc răng nằm theo một đường cong lõm ra phía sau Mặt khác do sự phát triển của xương hàm dưới ở góc hàm về phía sau khiến nó luân có su thế lệch gần- góc nhiều nhất Chính hướng mọc răng này quyết định hình dạng chân răng 8 mọc sau này Sự can xi hóa răng khôn bắt đầu lúc 8-9 tuổi và hoàn tất quá trình này vào 2 giai đoạn : - Hoàn tất sự can xi hóa thân răng lúc 12-15 tuổi - Hoàn tất sự can xi hóa chân răng lúc 18-25 tuổi (Kronfeld 1939) Trong quá trình mọc răng 8 bao gồm 2 chuyển động 4 - Chuyển động ở sâu: Mầm răng di chuyển theo trục của nó và sự phát triển của xương hàm dưới Chuyển động này xảy ra trong giai đoạn hình thành thân răng khoảng từ 4-13 tuần [46] - Chuyển động mọc lên: Bắt đầu từ khi hình thành chân răng, răng xoay đứng dần, hướng về khoảng hậu hàm trượt theo mặt xa răng 7 để mọc vào ổ miệng ổ độ tuổi 16-20 [46] Tuy nhiên do dây nang răng bị kéo và xương hàm có xu hướng phát triển về phía sau, nên mặt nhai răng hàm thường có xu hướng húc vào cổ răng 7 , chân răng 8 thường có Liên quan của RKHD mọc lệch, ngầm với tổ chức giải phẫu lân cận - Liên quan trực tiếp: +) Phía sau: Liên quan với ngành lên xương hàm dưới, RKHD có thể nằm ngầm một phần trong ngành lên +) Phía trước: Liên quan với răng số 7 đây là trở ngại tự nhiên cho mọc răng 8 +) Hai bên: Liên quan với xương ổ răng +) Mặt trong: Qua lớp xương mỏng liên quan đến thần kinh lưỡi +) Mặt ngoài: Liên quan với một lớp xương dày +) Phía trên: Tùy từng trường hợp mà có sự liên quan với khoang miệng hay còn một lớp xương, niêm mạc +) Phía dưới: Liên quan với ống răng dưới, ở trong ống răng dưới có chứa mạch máu và thần kinh, chân răng có thể nằm sát ống răng dưới đôi khi ống răng dưới đi qua giữa các chân răng nhưng thường nằm lệch về phía tiền đình của chân răng - Liên quan gián tiếp: +) Ngoài và trước : Liên quan với mô tế bào tiền đình và má +) Trong và trước : Liên quan với mô tế bào của sàn miệng 5 +) Sau và trên : Liên quan với mô tế bào trụ trước vòm miệng và hố bướm hàm +) Sau và ngoài: Liên quan với khối cơ nhai ở thấp, hố thái dương ở cao xu hướng kéo về phía sau 1.2 Những nguyên nhân RKHD mọc lệch , ngầm: 1.2.1 Nguyên nhân tại chỗ Có nhiều yếu tố liên quan tới quá trình mọc răng như: Mầm răng, xương ổ răng, niêm mạc lợi, sự phát triển sọ mặt 1.2.1.1 Mầm răng không có đủ các yếu tố để mọc [5,28,33]: - Răng có hình thái bất thường: Bất thường cả về thân và chân răng mà nguyên nhân thường do các chấn thương trước đó - Răng nằm ở các vị trí bất thường do các nguyên nhân: + Nhổ răng sữa sớm + Các răng kế bên nghiêng + Mất tương quan về vị trí giữa mầm răng vĩnh viễn và mầm răng sữa trong quá trình mọc răng sữa - Quá trình mọc răng bị rối loạn do có thêm các yếu tố phát triển như U răng, răng thừa, nang quanh thân răng Những vật cản này sẽ tạo ra một lực cản, cản trở quá trình nở rộng của buồng tủy, dẫn đến tình trạng vi xung huyết và thoát huyết thanh Hậu quả là tạo ra những vùng hoại tử nhỏ, vai trò của sự nở rộng buồng tủy trong quá trình mọc răng bị mất đi, khả năng mọc răng bị giảm hay mất hoàn toàn 1.2.1.2 Do xương hàm Do thiếu chỗ trên cung răng, không tương xứng kích thước giữa xương hàm và răng 1.2.1.3 Do lợi Do lợi ở phía trên RKHD quá dày, sừng hoá có thể cản trở quá trình mọc răng 6 1.2.1.4 Do sự phát triển của hệ thống sọ mặt[5] - Do kém hoặc rối loạn phát triển sọ mặt, đặc biệt là xương hàm dưới dẫn đến thiếu chỗ mọc là nguyên nhân chính làm cho RKHD mọc lệch, ngầm 1.2.2 Nguyên nhân toàn thân [5]: - Do còi xương suy dinh dưỡng, do hormon nội tiết rối loạn, thiếu máu, giang mai - Do những dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt - Một số bệnh lý làm rối loạn hoặc kém phát triển sọ mặt, đặc biệt là ảnh hưởng đến xương hàm dưới 1.3 Phân loại RKHD mọc lệch , ngầm: 1.3.1 Thuật ngữ: 1.3.1.1 Theo Ủy ban Phẫu thuật miệng của Mỹ (1971) [38]: - Răng mọc chìm (Impacted teeth): là răng không mọc 1 phần hoặc hoàn toàn do vướng răng khác bên cạnh, xương ổ răng hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên của răng đó Tùy theo tư thế giải phẫu của răng mà có các kiểu chìm Việc chẩn đoán 1 răng chìm chỉ khi nó không mọc khi đã quá tuổi mọc - Răng mọc lệch (Malposed teeth): là răng đã mọc, nhưng nằm ở tư thế bất thường trên hàm, do không đủ chỗ trên cung hàm hoặc do di truyền - Răng không mọc ( Uneruped teeth): là răng không xuyên qua được niêm mạc miệng khi đã qua thời kì mọc 1.3.1.2 Theo Perter Tets và Wifried Wagner: - Răng kẹt ( Embedded teeth): là răng không mọc tới được mặt phẳng cắn sau khi đã hoàn tất sự phát triển của răng - Răng lạc chỗ (Etopic teeth): là răng không nằm ở vị trí bình thường của nó trên cung hàm 1.3.1.3 Theo Fare: - Răng ngầm trong xương: là răng nằm hoàn toàn trong xương 7 - Răng ngầm dưới niêm mạc ( Sub mucosa): là răng có phần lớn thân răng đã mọc ra khỏi xương, nhưng vẫn bị niêm mạc bao bọc 1 phần hay toàn bộ - Răng kẹt ( Embedded teeth): là răng có 1 phần thân răng đã mọc ra khỏi xương, nhưng bị kẹt không thể mọc thêm được nữa 1.3.2 Phân loại RKHD mọc lệch, ngầm RKHD mọc lệch , ngầm có rất nhiều cách phân loại, sắp xếp Mục đích của việc phân loại là để tiên lượng và vạch ra kế hoạch phẫu thuật cho từng loại cụ thể - Theo quan điểm của Parant dựa vào kỹ thuật phẫu thuật phải sử dụng để phân loại - Theo Pell, Gregory và Winter dựa vào lâm sàng và X quang để phân loại Trong nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp phân loại của Pell, Gregory và Winter Dựa vào 3 tiêu chuẩn: 1.3.2.1.Theo chiều ngang - Tương quan của chiều rộng thân răng khôn (b)và khoảng rộng xương giữa mặt xa răng số 7 và phần cành cao xương hàm dưới (a) phía xa răng khôn [45] * Loại I: khoảng giữa bờ xa R7 và bờ trước cành cao bằng hoặc lớn hơn bề rộng gần - xa của thân răng khôn: a ≥ b * Loại II: khoảng giữa bờ xa răng số 7 và bờ trước cành cao nhỏ hơn bề rộng gần - xa của thân răng khôn: a < b * Loại III: răng khôn hoàn toàn ngầm trong xương hàm 1.3.2.2.Theo chiều đứng - Độ sâu của răng khôn so với mặt nhai răng 7 * Vị trí A1: điểm cao nhất của RKHD bằng hay cao hơn mặt nhai răng số 7, không kẹt * Vị trí A2: điểm cao nhất của RKHD bằng hay cao hơn mặt nhai răng số 7, có kẹt 8 * Vị trí B: điểm cao nhất của RKHD nằm ở giữa mặt nhai và cổ răng số 7 * Vị trí C: điểm cao nhất của RKHD nằm thấp hơn cổ răng số 7 1.3.3 Theo tương quan của trục răng số 8 so với trục răng số 7[45] Có 7 tư thế lệch của trục răng số 8 so với trục răng số 7 Trong 7 tư thế này có thể phối hợp với sự xoay - Trục răng thẳng (Ngầm đứng) - Trục răng nằm ngang (Ngầm ngang) - Răng lộn ngược (Ngầm ngược) - Răng lệch gần – góc - Răng lệch xa – góc 9 - Răng lệch má - Răng lệch lưỡi Có thể có 3 tư thế xoay phối hợp - Xoay phía má - Xoay phía lưỡi - Xoay vặn trên trục chính của răng số 8 1.4 Tỷ lệ RKHD mọc lệch , ngầm: - Theo Archer, tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch,ngầm ở thanh niên Mỹ chiếm khoảng 10 - 20 %, ở Châu Âu chiếm khoảng 20 % [26] - Ở Việt Nam, tỉ lệ các rối loạn mọc răng cao hơn so với các nước phát triển Mai Đình Hưng cho biết tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch chiếm 30 40 % Theo thống kê của Học viện Quân y, ở 2000 bộ đội tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch chiếm 36 % [5] 1.4.1 Theo Mai Đình Hưng tổng kết 83 trường hợp phẫu thuật RKHD Tại khoa Răng - Hàm - Mặt (RHM, Bạch Mai từ 6/1971 - 10/1972 ).Tư thế răng khôn như sau: 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Nguyễn Văn Cát (1977), Hình thành và phát triển răng hàm mặt tập I, Nhà xuất bản Y học, Tr 73-89 2 Nguyễn Đăng Dự (1982), " Phương pháp nhổ răng RKHD mọc lệch", Tạp chí Y học Thực hành, Số 8, tr 41-45 3 Nguyễn Y Duyên (1995), Góp phần nghiên cứu viêm nhiễm vùng hàm mặt do biến chứng RKHD, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại Học Y Hà Nội 4 Nguyễn Văn Dỹ (1999)," Nhận xét qua 100 trường hợp nhổ RKHD mọc lệch gây biến chứng", Tạp chí Y học Việt Nam, Số 10-11-1999, tr 45 - 47 5 Nguyễn Mạnh Hà (2013), Phẫu Thuật Trong Miệng – Tập 2,NXB GD, tr 57, 58, 59, 67, 69 6 Phạm Như Hải (1999), Nhận xét tình hình răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18 - 25 và xử trí, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại Học Y Hà Nội 7 Hoàng Tử Hùng (2010), Mô phôi răng miệng, NXB Y học , Tr 8 Hoàng Tử Hùng (2003), Giải phẫu Răng, NXB Y học, Tr 63, Tr 183 9 Nguyễn Thị Minh Hân, Lê Đức Lánh, Lê Huỳnh Thiên Ân, 2010, “Đánh giá tình trạng đau và sưng của bệnh nhân sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch” Y học TP Hồ Chí Minh, số 1 tập 14 10 Nguyễn Dương Hồng (1977), " Chỉ định và phản chỉ định nhổ răng khôn mọc lệch", Nội san RHM, số 1, tr 57-61 11 Nguyễn Xuân Hoè(1973), "Tổng kết kinh nghiệm nhổ răng khôn mọc lệch theo phương pháp đòn bẩy 3 năm 1971-1973", Nội san RHM, tr.45-47 12 Mai Đình Hưng (1977), " Phẫu thuật nhổ răng khôn và răng ngầm", " Các phẫu thuật khác trong miệng", RHM tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr 228-232, 232-240 39 13 Mai Đình Hưng (1973), “Tổng kết 83 trường hợp phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch”, Nội san Răng Hàm Mặt tr.67 -72 14 Nguyễn Thị Kim Loan(1999), “Răng khôn ngầm hàm dưới,nghiên cứu 2808 bệnh án tại Trung tâm Răng Hàm Mặt Tp Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến 1997”, Luận án tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II 15 Phạm Văn Liệu, Nguyễn Thị Phương Anh (2010), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và Xquang, biến chứng mọc răng khôn tại Bệnh viện ĐH Y Dược Hải Phòng năm 2009-2010”,Y Dược học lâm sàng 108 2-2011, Tr 119-121 16 Trần Hồng Nhung (1977) "Nguyên nhân lệch lạc răng và hàm", Răng Hàm Mặt tập 1, Bộ môn Răng Hàm Mặt Đại học Y khoa Hà Nội, NXB Y học, tr 494 - 498 17 Phạm Cao Phong (2013), Nhận xét đặc điểm lầm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm và các yếu tố liên quan tại đơn nguyên điều trị ngoại trú Răng Hàm Mặt Bệnh viện Thanh Nhàn, Tạp chí Y Học thực hành (859), số 2/2013 18.Võ Thế Quang, Mai Đình Hưng, Đỗ Đức Vĩ (1994) , Bài giảng phẫu thuật răng miệng, Khoa Răng hàm mặt đại học Y dược TP HCM, Tr 19 Phạm Xuân Sáng, "Nguyên tắc giảm lực cản trong phẫu thuật răng khôn hàm dưới", Tập san Răng Hàm Mặt 1-1996; tr 19-21 20 Trần Ngọc Thành, Trương Mạnh Dũng (2013) , Nha khoa cơ sở tập 2 Nha khoa hình thái và chức năng, Nhà xuất bản Giáo dục, Tr 94-95 22 Mai Đình Hưng (1998), “Phẫu thuật nhổ RKHD lệch, chìm”, Bài giảng vô trùng – gây tê nhổ răng, Bộ môn RHM – Đại học y Hà Nội 23 Nguyễn Anh Tùng (2007), “Nhận xét các dạng răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm và cách xử trí”, Luận văn thạc sỹ y học 40 24 Trần Ngọc Thành (2013) Nha khoa cơ sở ( tập 3): chẩn đoán hình ảnh Viện đào tạo răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội TIẾNG ANH 24 Al-Khateeb-Tl; El-Marsafi-Al; Butler-Np.:” The relationship between the indication for surgical removal of impacted third molars and the Incidence of alveolar osteitis” J-Oral-Maxillofacial-Surg 1991/2, Issn 0278-1391 25 Alling.C.C, Chapter 24 “Impacted Clinical Dentistry 3, Periodontal and Oral Surgery”, Jame-W.Clark 1980 26 Archer L.E (2007), “Impacted teeth” Oral and maxillofacial surgery, W.B saunders company, p.250 – 390 27 Asanami S, Kasazaki Y (eds) (1990), “Expert Third Molars Extractions”, Tokyo, Quinitessence, p 21 28 Tencate A.R (1994), "Tooth development", Oral histology: development, Structure, and function, Fourth edition, Mosby-Year Book Inc, 58-79 29 Diamond M (1952), " The mandibular third molar tooth", Dental anatomy, Macmillan Company, 139-140 30 Fragiskos D.Fragiskos, “Oral Surgery” , pp 80 31 J M Korbendau, X Korbendau, Clinical Success in Impacted Third Molar Extraction – P11 32 Jun-Beom Park, NamRyang Kim, Seojin Park, Youngkyung Ko (2013), Evaluation of number of roots and root anatomy of permanent mandibular third molars in a Korean population, using cone-beam computed tomography 33 Lamey P.J, Lewis M.A.O (1989), “Wisdom teeth removal” Diagnostic picture tests in dentistry Wolfe medical publication Ltd, pp.44 34 Larry J Peterson(2003) , “Principles of Management of Impacted Teeth” Oral and Maxillofacial surgery Mosby an Imprint of Elsevier p 184-220 41 35 Macgregor AJ (1985), “The Impacted Lower Wisdom Tooth” ,Oxford,Oxford University Press 36 Oladimeji A Akadiri, BDS, and Ambrose E Obiechina, BDS (2009), Assessment of Difficulty in Third Molar Surgery—A Systematic Review, American Association of Oral and Maxillofacial SurgeonsJ Oral Maxillofac Surg 37 Susarla SM, Dodson TB (2005), “Estimating third molar extraction difficulty: A comparison of subjective and objective factors” J Oral Maxillofac Surg 63:427 38 Tetsh P, Wilfried W(1985), “Operative extraction of wisdom teeth”, Wolfe medical publication Ltd 40 1Sujata M Byahatti, 2Ramakant Nayak, 3Bhushan Jayade ( 2011) Eruption Status of Third Molars in South Indian City TIẾNG PHÁP 41 Bordaiss P., Gineste P., Granat J., Marchand J.(2005): Les dents incluses Encyclopedie médico-chiurgicale éditions techniques, p.1-20 42 Commissionat Y., Lepoivre M., Lopez A(2008): Infection focal d’origine 43.Valenzano Laurie (2013) “Comment prevenir les complications des extrations des dents de sagesse “ 44 Julie VACELET (2011) “Critères d’évaluation de la difficulté opératoire lors de l’avulsion des dents de sagesse maxillaires et mandibulaires” Université Henri Poincare Nancy I - Faculte de Chirurgie dentaire 45 J.M Korbendau, X.Korneandau (2001) “L’etraction de la dent de sagesse” 46.Grellet M., Minc H : Fistules bucco-cevico-faciales Encyclopedie mÐdico- chiurgicale 22037 H'° Éditions techniques, 1970, 1-6 42 47 Marcel PARANT (1985), "Extraction de sents de sagesse incluses", Petite chirurgie de la bouche, L'expansion scientifiquefrancaise, 89-147 48 Fatima Raslan (1998)“Techniques chirurgicales d’extration des dents de sagesse mandibulaires incluse ou enclaves” 43 DANH SÁCH BỆNH NHÂN STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Họ Bùi Thảo Bùi Thị Đặng Thị Đặng Văn Đào Tiến Đào Văn Đinh Ngọc Đinh Thị Linh Đỗ Mạnh Đỗ Thị Đỗ Thi Quỳnh Hồ Văn Hoàng Thanh Hoàng Thị Hoàng Thị Thu Hoàng Thùy Lại Thị Kiều Lê Công Lê Thạc Lê Thị Lưu Hoài Mai Xuân Ngô Thị Nguyễn Anh Nguyễn Đắc Nguyễn Duy Nguyễn Hữu Nguyễn Mai Nguyễn Phương Nguyễn Tất Nguyễn Thị Hải Nguyễn Thị Tên L Th T T D Th Đ Ch H H M T H H Tr L Tr Đ A T A S Th T Đ Kh M A H Th Y H Tuổi 19 24 62 30 23 30 27 17 21 26 24 31 22 24 31 22 22 23 21 22 23 28 25 31 23 24 73 27 20 22 22 23 44 Giới Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nữ Ngày khám 27/12/2014 20/3/2015 30/12/2014 5/1/2015 31/1/2015 26/1/2015 22/12/2014 9/2/2015 27/1/2015 15/12/2014 10/12/2014 15/12/2014 30/3/2015 21/1/2015 22/1/2015 28/1/2015 7/1/2015 28/1/2015 29/1/2015 31/12/2015 23/3/2015 28/3/2015 14/2/2015 2/12/2015 8/12/2015 19/1/2015 29/12/2015 11/2/2015 3/3/2015 9/12/2014 5/1/2015 30/12/2014 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 Nguyễn Thị Nguyễn Thị Lệ Nguyễn Thị Thu Nguyễn Thị Thu Nguyễn Thị Nguyễn Thị Nguyễn Văn Nguyễn Văn Nguyễn Văn Nguyễn Văn Nguyễn Văn Nguyễn Văn Phạm Đức Phạm Ngọc Phạm Phương Phạm Thanh Phạm Thị Phạm Thị Phạm Văn Phạm Văn Tạ Hoài Trần Đức Trần Thị Thu Trần Thị Trần Văn Trịnh Minh Trịnh Thị Mai Trịnh Thị Trịnh Tuấn Vũ Hải Vũ Thị Vũ Thị Thu Vũ Thùy Vũ Tiến Vũ Trang Hu Th H Th Th V B C L Lu T V C H L U D H Đ H L Tr H Th T Th L Th N N Nh H L Đ Nh 23 29 20 20 36 29 30 31 25 31 29 26 27 21 26 30 22 25 58 35 18 29 23 28 31 34 22 54 23 24 35 25 18 23 28 45 Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ 30/1/2015 30/3/2015 22/12/2014 5/1/2015 19/1/2015 13/2/2015 8/12/2014 27/1/2015 16/3/2015 4/3/2015 22/1/2015 2/12/2014 10/12/2014 8/12/2014 5/1/2015 1/2/2015 19/12/2014 26/2/2015 28/1/2015 25/1/2015 18/1/2015 14/3/2015 3/3/2015 9/1/2015 24/2/2015 28/1/2015 9/12/2014 30/3/2015 29/1/2015 27/3/2015 9/12/2014 26/12/2014 29/12/2014 3/3/2015 8/1/2015 68 69 70 Vũ Văn Vũ Văn Vũ Văn H Ho Q Xác nhận của người hướng dẫn 23 48 31 Nam Nam Nam 23/1/2015 16/3/2015 9/12/2014 Xác nhận của khoa răng hàm mặt PHIẾU NGHIÊN CỨU R8 DƯỚI I HÀNH CHÍNH: 1 Họ và tên: ………………………………………………………………… 2 Tuổi:……Giới: Nam/Nữ 3 Nghề nghiệp:……………………………… 4 Địa chỉ: 5 Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………… 6 Ngày khám : / / 201… II LÝ DO ĐẾN KHÁM: Sưng □ Đau □ Khít hàm □ Rò mủ □ Sâu răng □ Dắt thức ăn Hôi miệng □ Cắn niêm mạc má □ Khác □ □ III KHÁM: - Há miệng: Bình thường □ Hạn chế - Khớp thái dương – hàm: 46 □ Bình thường □ Bất thường □ □ To □ □ To □ - Lưỡi: Bình thường - Cơ má Bình thường - RKHD mọc lệch,ngầm: R38 □ R48 □ Cả 2 □ - Phát hiện triệu chứng: Đau lần đầu □ Đau nhiều lần □ IV Phim Panorama: - Nhìn rõ ống răng dưới Rõ □ Không rõ □ □ Không chạm □ -Quan hệ với ống răng dưới Chạm - Tỉ lệ chân răng/thân răng: 1:1 □ 2:1 □ >2 □ - Răng 7: Bình thường □ Sâu □ Tiêu xương □ - Khoảng rộng xương sau hàm : Loại I: khoảng rộng xương lớn hơn chiều rộng thân R8 □ Loại II: khoảng rộng xương nhỏ hơn chiều rộng thân R8 □ Loại III:R8 nằm hoàn toàn trong xương hàm □ - Chiều sâu tương đối của răng khôn trong xương ( chiều đứng) Loại A1 (điểm cao nhất của R8 bằng hoặc cao hơn mặt nhai R7, không kẹt) 47 □ Loại A2 ( điểm cao nhất của R8 bằng hoặc cao hơn mặt nhai R7, có kẹt) □ Loại B (điểm cao nhất của R8 nằm thấp hơn mặt nhai R7) □ Loại C ( điểm cao nhất của R8 nằm dưới cổ R7) □ - Trục răng: Thẳng □ Nằm ngang □ Lệch lưỡi □ Lộn ngược □ Lệch gần □ Lệch xa □ Lệch má □ - Hình thể chân răng: Một hay nhiều chân chụm thon, xuôi chiều □ Hai chân dạng xuôi chiều hay 1 chân có chóp mảnh □ Ba chân dạng xuôi chiều , một hay nhiều chân chụm ngược chiều, □ 1 chân to hay mảnh cong kiểu móc câu Hai hay nhiều chân dạng ngược chiều □ V CHẨN ĐOÁN: Viêm quanh thân răng 8 □ Sâu răng 7 □ Viêm lợi trùm □ Viêm xương □ Áp xe quanh răng 8 □ Sâu răng 8 □ Viêm mô tế bào do răng 8 □ Nhổ răng dự phòng □ Nhổ răng phục hình, chỉnh nha □ Ngày ………tháng……… năm 201… Người nghiên cứu Đặng Tuấn Anh 48 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo - Pgs.Ts Phạm Văn Liệu – Trưởng bộ môn răng-hàm-mặt trường Đại học Y dược Hải Phòng – Trưởng khoa răng-hàm-mặt bệnh viện Đại học Y dược Hải Phòng, người thầy đã đặt những nền móng đầu tiên về nghiên cứu khoa học cho chúng tôi, luôn theo sát quá trình học tập, nghiên cứu của chúng tôi từ những ngày đầu chập chững Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Ths Nguyễn Thị Phương Anh, người đã nhiệt tình dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận, luôn giành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong ban giám hiệu, phòng đào tạo và các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trường Đại học Y dược hải Phòng, những người đã dạy dỗ tôi trong suốt 6 năm học qua Tôi xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo, các bác sĩ, điều dưỡng Khoa răng-hàm-mặt đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu tại khoa Tôi xin cảm ơn cha mẹ, những người đã sinh thành và nuôi dạy tôi nên người Chính gia đình là nguồn động viên to lớn về mặt vật chất cũng như tinh thần giúp tôi có ngày hôm nay Tôi xin cảm ơn tập thể lớp RHMK1 đã luôn sát cánh bên tôi suốt những năm tháng học tập dưới mái trường Đi học Y yêu dấu Hải Phòng, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Người thực hiện khóa luận Đặng Tuấn Anh 49 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths Nguyễn Thị Phương Anh Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình Người thực hiện khóa luận Đặng Tuấn Anh 50 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN RHM : răng hàm mặt RKHD : răng khôn hàm dưới R7 : răng số 7 R8 : răng số 8 VMTB : viêm mô tế bào VQTR8 : viêm quanh thân răng 8 51 MỤC LỤC 52

Ngày đăng: 13/06/2016, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan