NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ CÁC QUY ĐỊNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Cũng như trong các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, trong hợp đồng mua bán hàng hóa th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA LUẬT KINH TẾ
TRẦN ĐỨC HÀ ĐINH HỮU NGHĨA ONG QUỐC THOẠI
TP HCM, tháng 03 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
1 NGHĨA VỤ THANH TOÁN CỦA NGƯỜI MUA
1.1 Nơi thanh toán 01
1.2 Thời gian thanh toán 02
1.3 Xác định giá 04
1.4 Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán 05
1.5 Tạm ngừng thanh toán 05
2 NGHĨA VỤ NHẬN HÀNG CỦA NGƯỜI MUA 2.1 Nghĩa vụ nhận hàng 06
2.2 Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận hàng 08
3 CÁC GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI BÁN KHI NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG 3.1 Các quyền của người bán 12
3.2 Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng và nhận hàng hóa 13
3.3 Tuyên bố hủy hợp đồng 14
4 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 4.1 Khái niệm 16
4.2 Nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất 21
5 CASE STUDIES 5.1 Case study 1: Hủy hợp đồng khi chậm nhận hàng 24
5.2 Case study 2 : Nghĩa vụ hạn chế tổn thất khi có tranh chấp 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ CÁC
QUY ĐỊNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Cũng như trong các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tên tiếng Anh là the United Nations Convention
on Contracts for the International Sale of Goods (hay còn gọi tắt là Công ước CISG), được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và theo Công ước 1
1 NGHĨA VỤ THANH TOÁN CỦA NGƯỜI MUA
Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của người mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán được hợp đồng qui định, tức là phải áp dụng các biện pháp và tuân thủ các thủ tục được hợp đồng quy định để thực hiện thanh toán Thông thường các bên tự thỏa thuận tất cả các điều kiện của việc thanh toán như: phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán, và thời hạn thanh toán Trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên về điều kiện thanh toán trong hợp đồng thì sẽ áp dụng các quy định theo CISG nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau2 hay các quy định pháp luật quốc gia mà các bên có liên quan cùng có trụ sở thương mại tại quốc gia này
1.1 Nơi thanh toán (Địa điểm thanh toán)
Địa điểm thanh toán có ý nghĩa quan trọng bởi vì liên quan đến sự giám sát việc trao đổi ngoại tệ từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tại Việt Nam, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài chỉ được áp dụng trong một số trường hợp được quy định trong Pháp lệnh ngoại tệ và chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam
1 Điều 53 CISG
2 Điều 1 CISG
Trang 4CISG quy định nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thì người mua trả tiền cho người bán tại một trong các địa điểm sau đây:
i Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán; và
ii Tại nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng một lúc với việc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ 3
Trụ sở thương mại của người bán sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng Trong trường hợp nếu trụ sở của người bán có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng này 4
Điều 270 Bộ luật dân sự Đức cũng có quy định tương tự CISG là nếu không
có thỏa thuận khác thì việc thanh toán phải được thực hiện ở nơi có trụ sở thương mại của người bán Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Pháp (Điều 1651) và Hoa
Kỳ (Điều 2-312 Bộ luật Thương mại Thống nhất), thì việc thanh toán phải thực hiện tại địa điểm giao hàng
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng không quy định địa điểm thanh toán thì người mua phải thanh toán tiền hàng tại nơi có trụ sở thương mại của người bán, hoặc nơi giao hàng hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền, giao hàng và chứng từ phải được tiến hành đồng thời Trong trường hợp này, CISG cũng quy định nếu người bán thay đổi trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết thì người bán phải chịu chi phí phát sinh liên quan đến việc thanh toán5
Luật Thương mại Việt Nam 2005 có các quy định tương tự như CISG, chỉ khác nhau ở chỗ là Luật thương mại Việt Nam không quy định bên nào phải chịu chi phí phát sinh trong trường hợp người bán thay đổi trụ sở thương mại (địa điêm kinh doanh)6
1.2 Thời gian thanh toán
Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thời gian thanh toán được được xác định theo CISG là:
3 Khoản 1 Điều 57 CISG
4 Điểm a Điều 10 CISG
5 Khoản 2 Điều 57 CISG
6 Điều 54 Luật Thương mại 2005
Trang 5- Trong trường hợp không có sự thỏa thuận khác giữa các bên thì việc thanh toán phải được thực hiện đồng thời với việc giao hàng hay giao chứng từ liên quan đến hàng hóa Theo điều kiện này, người bán có thể đặt ra như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ 7
- Trong trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán, thì người mua có nghĩa vụ thanh toán khi người bán đã đặt hàng hay chứng từ liên quan đến hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua theo quy định của hợp đồng Ví dụ, mặc dù hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán nhưng người mua có nghĩa vụ phải thanh toán khi người bán đã giao hàng cho người vận chuyển
- Điều 58 CISG, Điều 1651 Bộ luật Dân sự Pháp, Điều 28 Luật bán hàng hóa của Anh năm 1979, Điều 2-310 Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ, Điều 50 Luật Thương mại Việt Nam đều quy định rằng:
- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp phương thức giao hàng hay thanh toán do các bên thỏa thuận không cho phép người mua kiểm tra hàng trước khi thanh toán8 Ví dụ: hợp đồng mua bán với điều kiện giao hàng FOB cảng Sài Gòn có quy định rằng: Người bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua (vận đơn, các loại giấy chứng nhận chất lượng…) và có nghĩa vụ mời người mua kiểm tra chất lượng trước khi hàng được xếp lên tàu Tuy nhiên, người mua đã không thể kiểm tra hàng hóa do lỗi của người bán Như vậy, trong trường hợp này người mua có quyền chưa thanh toán cho đến khi họ có thể kiểm tra được chất lượng của hàng tại cảng đến
Luật Thương mại Việt Nam 2005 có quy định tương tự Khoản 3 Điều 58 CISG
9, theo đó, người mua không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp phương thức giao hàng hay thanh toán do các bên thỏa thuận không cho phép người mua kiểm tra hàng trước khi thanh toán
7 Khoản 2 Điều 58 CISG
8 Khoản 3 Điều 58 CISG
9 Khoản 2 Điều 55 Luật Thương mại 2005 có quy định tương tự như Khoản 3 Điều 58 CISG
Trang 6- Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Thương mại Việt Nam người mua có nghĩa vụ phải thanh toán trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng và sự mất mát, hư hỏng này xảy ra sau thời điểm chuyển quyền sở hữu trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người bán
1.3 Xác định giá
Điều kiện về giá sẽ được quy định trong hợp đồng mua bán giữa các bên và đây là một trong những nội dung cơ bản để xây dựng hợp đồng và đồng thời cũng là một trong những yếu tố để xem xét hiệu lực của hợp đồng10
Khi trong hợp đồng các bên không thỏa thuận giá cả hay cách thức xác định giá của hàng hóa thì người mua phải thanh toán như thế nào, cũng như người bán chấp nhận giá bán như thế nào Theo CISG thì trong trường hợp trong hợp đồng không quy định một cách trực tiếp hay gián tiếp cách xác định giá thì được phép suy đoán là các bên đã có ngụ ý dựa vào giá cả đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan11
Để giải quyết những trường hợp tuơng tự, Luật thương mại quy định rằng, trong trường hợp không có thỏa thuận về giá của hàng hóa hay không có thỏa thuận
về phương thức xác định giá và cũng không có bất kỳ sự chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá12 Thiết nghĩ quy định này được xây dựng để thay thế cho việc luật quy định các điều kiện tối thiểu, trong đó có điều kiện giá cả, để hợp đồng có giá trị pháp lý.13
Trong CISG cũng quy định rằng nếu giá cả ấn định theo trọng lượng của hàng hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh14(không bao gồm trọng lượng của bao gói)
10 Khoản 3 Điều 19 CISG
11 Điều 55 CISG
12 Điều 52 Luật Thương mại 2005
13 Xem thêm: Điều 50 và Điều 81 Luật Thương mại 1997 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thiếu một trong các nội dung cơ bản thì không có giá trị pháp lý)
14 Điều 56 CISG
Trang 71.4 Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán
Nếu người mua chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác thì người mua có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó Tuy nhiên CISG không quy định về cách tính lãi suất chậm thanh toán15
Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Bô Luật Dân sự Việt Nam 2005 có quy định rõ về vấn đề này Trường hợp người mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì người bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác16 Quy định này của Luật Thương mại có sự khác biệt với quy định của Bộ Luật Dân sự về xử lý vi phạm chậm thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán tài sản, theo
đó trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán,trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác17
1.5 Tạm ngừng thanh toán
CISG không có quy định về vấn đề tạm ngừng thanh toán của người mua Tuy nhiên Luật Thương mại 2005 lại có quy định về vấn đề này Điều 51 Luật thương mại
2005 quy định rằng, nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác thì người mua có
quyền tạm ngừng việc thanh toán trong những trường hợp: thứ nhất, bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối; thứ hai, bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp và tranh chấp đó chưa được giải quyết xong; thứ ba,
bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng
và người bán chưa khắc phục xong sự phù hợp đó Một vấn đề có thể được đặt ra trong thực tiễn thương mại nói chung, thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng
là hậu quả pháp lý của những trường hợp, khi những căn cứ, trên cơ sở chúng người mua thực hiện việc tạm ngừng thanh toán, không có cơ sở xác thực Có thể nói những
15 Điều 78 CISG
16 Điếu 306 Luật Thương mại 2005
17 Điều 305 Bô Luật Dân sự 2005
Trang 8người biên soạn Luật Thương mại 2005 đã có sự dự liệu trước cách giải quyết trong những trường hợp đó Điều 55.4 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra khi tạm ngừng thanh toán không xác thực, gây thiệt hại cho người bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại và phải chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật Quy định này buộc người mua phải có sự cân nhắc, thận trọng khi thực hiện quyền tạm ngừng thanh toán
2 NGHĨA VỤ NHẬN HÀNG CỦA NGƯỜI MUA
2.1 Nghĩa vụ nhận hàng
Nhận hàng được hiểu là việc người mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa người bán Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng, tức là phải thực hiện mọi hành vi để người bán có thể thực hiện giao hàng theo quy định của hợp đồng Nếu không có quy định thì người mua có nghĩa vụ phải thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc giao hàng và người mua phải có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa18 Vì vậy, người mua sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng nếu không tiếp nhận hàng hóa theo quy định trong hợp đồng
Những công việc mà người mua giúp cho người bán giao hàng có thể khác nhau trong những trường hợp cụ thể, có thể gồm:
- Hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng;
- Hướng dẫn về phương thức vận chuyển;
- Điều kiện bốc dỡ hàng hóa…
Cần lưu ý, việc nhận hàng trên thực tế không đồng nghĩa với việc người mua đã chấp nhận về hàng hóa được giao Theo quy định trong CISG thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang cho người mua được
sẽ miễn trừ cho người mua nghĩa vụ phải trả tiền khi việc mất mát hay hư hỏng đó
là do hành động của người bán gây ra Như vậy, sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao nhận, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao Nếu các khiếm khuyết đó do không thể kiểm tra lúc giao nhận hoặc có
18 Điều 60 CISG
Trang 9những lỗi mà bên bán đã không thông báo cho bên mua biết19
Theo quy định của CISG cũng như Luật Thương mại Việt Nam 200520, sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua
Khi người bán đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà người mua không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận trong hợp đồng hay theo các quy định trong CISG hoặc các quy định pháp luật khác Trường hợp này người bán phải áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng
có thể, với chi phí hợp lý để lưu giữ, bảo quản hàng hóa và có quyền yêu cầu bên mua thanh toán chí phí đã bỏ ra Đối với hàng hóa có nguy cơ hư hỏng thì bên bán có quyền bán hàng hóa và trả cho bên mua khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán hàng hóa21
Có thể nói, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ đến các hợp đồng thương mại quốc tế khác, đặc biệt là hợp đồng vận tải hàng hóa, vì vậy việc người mua không tiếp nhận hay chậm tiếp nhận trong nhiều trường hợp gây ra hậu quả pháp lý hết sức nghiêm trọng Ví dụ, theo điều kiện giao hàng DAF (Deliveded at Frontier), người bán có nghĩa vụ giao hàng tại biên giới và phải chịu mọi rủi ro, phí tổn đến thời điểm hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua Nhưng người mua đã không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo thời hạn do hợp đồng quy định Việc chậm tiếp nhận hàng có thể đưa đến những hậu quả pháp lý như sau:
- Người bán phải trả tiền lưu tàu;
- Hàng hóa có thể hư hỏng trong thời gian lưu tàu (trong trường hợp này thật khó xác định hàng bị hỏng trên đường đi hay trong thời gian chờ tàu);
19 Điều 66 CISG
20 Điều 36 và 40 CISG, Khoản 5 Điều 44 Luật Thương Mại 2005
21 Điều 85, Điều 87, Điều 88 CISG, Điều 288 Bộ Luật Dân sự 2005
Trang 10- Trong thời gian chờ người mua nhận hàng có thể xảy ra trường hợp bất khả kháng,ví dụ bão tố, cháy nổ…
Theo quy định của Điều 306 Bô luật Dân sự Việt Nam 2005, trong trường hợp này người mua phải chịu mọi phí tổn liên quan đến việc chậm tiếp nhận hàng và mọi rủi ro do hàng hóa mất mát hay hư hỏng trong kể từ thời điểm người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình theo quy định của hợp đồng CISG không có quy định về vấn đề này
2.2 Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận hàng
Kiểm tra hàng hóa một bước không thể thiếu khi người mua nhận hàng từ người mua Đây không phải là một nghĩa vụ bắt buộc của người mua, nhưng là người mua nên kiểm tra hàng trực tiếp để bảo đảm quyền lợi của mình, và tránh mọi thiệt hại nếu có
2.2.1 Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa
Tại thời điểm nhận hàng, sau khi kiểm tra và phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa, người mua phải thông báo sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp
lý kể từ khi người mua phát hiện ra sự không phù hợp đó Nếu không thông báo kịp thời, người mua sẽ mất quyền khiếu nại người bán về sự không phù hợp đó của hàng hóa22
Trong mọi trường hợp, dù là lỗi của bên bán về sự không phù hợp của hàng hóa mà người mua không thông báo cho bên bán biết về việc không phù hợp đó trong vòng hai năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua thì người mua sẽ bị mất quyền khiếu nại23 Như vậy, quyền lợi về việc đảm bảo cho hàng hóa được giao cho bên mua theo đúng hợp đồng mà bên mua không phát hiện được những thiếu sót của bên bán thì đó cũng là một bất lợi cho mình, khi mà thời hiệu khiếu nại cho sự không phù hợp đó chỉ là hai năm
Đối với các loại hàng hóa cần bảo hành thì thời gian bảo hành dài hơn thời hạn 02 năm thì cần chú ý cẩn thận khi giao kết hợp đồng, vì có thể có lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng và vận hành, do đó, trong các mặt hàng đặc biệt này thì điều
22 Khoản 1 Điều 39 CISG
23 Khoản 2 Điều 39 CISG
Trang 11khoản bảo hoành được chú ý đặc biệt CISG có quy định nếu có điều khoản bảo hành thì sẽ thuân theo điều kiện bảo hành chứ không theo quy định tại điều 39 CISG nữa Tuy nhiên, vấn đề về bảo hành lại không được nêu ra trong CIGS, nên đây là một vấn đề có sẽ được các luật quốc gia quy định khác nhau căn cứ vào tình trạng của mỗi quốc gia
2.2.2 Người mua không kiểm tra hàng hóa tại thời điểm giao hàng
Như đã nói, việc kiểm tra hàng hóa về đặc tính, chất lượng và quy cách hàng hóa la một trong những quyền lợi của người mua tại thời điểm nhận hàng Nếu bên mua không thực hiện vào thời gian đã thỏa thuận hay trong thời gian hợp lý, thì quyền lợi này sẽ được bên bán thay cho bên mua thực hiện xác minh dựa theo nhu cầu của người mua24
Ngoài ra, khi người mua không trực tiếp xác định hàng hóa thì không có nghĩa mọi quyền lợi xác định hàng hóa thuộc về bên bán Mà bên mua vẫn có quyền đòi bên bán phải có những hành vi chuẩn mực để đảm bảo cho quyền lợi của mình được thực hiện tốt nhất Đó là, bên bán phải thông báo chi tiết về nội dung các công việc trong quá trình xác minh hàng hóa trong một thời gian hợp lý nhất Theo CISG thì thời gian hợp lý này được hiểu là nó đủ cho người mua có thể thực hiện một xác minh, kiểm tra khác nếu họ không hài lòng với kết quả của bên bán Trong trường hợp, sau khi nhận được thông báo từ bên bán mà bên mua không có sự hồi đáp, thì
sự xác định hàng hóa do bên bán thực hiện sẽ có hiệu lực bắt buộc mà bên mua không còn quyền viện dẫn về việc xác minh hàng hóa có hợp hay không Tuy nhiên, bên mua vẫn còn có thể dựa vào việc xác định hàng hóa đó của bên bán có thực hiện theo mục đích của hợp đồng hay không có đúng cơ quan giám định, cơ quan giám định có độc lập không?
Về việc xác minh hàng hóa mà do bên bán thực hiện, thì theo tập quán thường
là phải giám định ngay tại nơi tập kết hàng đầu tiên sau khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải chính Đối với các hàng hóa mau hỏng như hàng tươi sống, thực phẩm
… thì phải tiến hành giám định ngay sau khi dỡ hàng Trừ khi hai bên quy định khác,
24 Khoản 1 Điều 65 CISG
Trang 12chi phí giám định này do người mua chịu Tuy nhiên nếu hàng hóa không phù hợp hoặc bị người mua từ chối thì người bán sẽ phải bồi hoàn toàn bộ những chi phí này cho người mua
Luật thương mại 2005 có quy định khác so với CISG, theo đó trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng25
2.2.3 Nghĩa vụ từ chối nhận hàng
Sau khi kiểm tra hàng hóa, nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền từ chối cả lô hàng, từ chối một phần và nhận một phần, hoặc chấp nhận cả lô hàng Trong trường hợp người mua chấp nhận một phần lô hàng thì phải chấp nhận cả một đơn vị hàng, không được chia nhỏ đơn vị hàng ra Một đơn vị hàng là một khối lượng hàng có tính thương mại mà việc chia nhỏ khối lượng này
ra sẽ làm cho hàng hóa đó bị giảm giá trên thị trường
Hiểu theo khoản 1 Điều 51 thì đối với một phần hàng hóa không phù hợp đã được giao thì các điều từ 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Chính vì vậy hàng hóa được xác định không phù hợp thì người mua có thể cho người bán một khoảng thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ 26
Người mua chỉ được tuyên bố hủy toàn bộ hợp đồng nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần giao hàng không phù hợp với hợp đồng cấu thành một
sẹ vi phạm chủ yếu của hợp đồng27 Ngay cả khi bên bán vi phạm hợp đồng thì bên mua muốn hủy hợp đồng đó thì cũng phải thông báo cho bên bán một cách hợp lý
để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của
nh, nếu có đủ thời gian Tuy nhiên, ý nghĩa của cụm từ Nếu có đủ thời giờ (If times
allows) có nghĩa rộng như vậy, nên khi áp dụng sẽ được các bên đặt ra nhiều cách
bào chữa để trốn tránh nghĩa vụ thông báo của mình, và dẫn đến lạm dụng
Như vậy, việc kiểm tra hàng hóa phải đảm bảo thực hiện trong thời gian ngắn
25 Khoản 3 Điều 44 Luật thương mại 2005
26 Khoản 1 ĐIều 47 CISG
27 Khoản 2 ĐIều 47 CISG
Trang 13nhất ( Khoản 1 Điều 38) và việc từ chối hàng hóa phải nằm trong một khoảng thời gian nhất định sau khi giao hàng hoặc yêu cầu giao hàng và người mua phải thông báo kịp thời cho người bán và phải nêu cụ thể những khiếm khuyết của hàng hóa đó
đê người bán coi vào đó để kiểm chứng và có biện pháp xử lý tốt nhất có thể Đồng thời nó cũng có ý nghĩa về sự nghiêm túc của bên mua và họ phải chịu sự ràng buộc của mình đối với thông báo đó Nếu không có một thông báo đúng đắn thì việc từ chối hàng hóa được coi là không có hiệu lực Sau khi đã từ chối hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển lại cho người bán và người mua phải thực hiện những nghĩa vụ của mình sau khi từ chối hàng hóa, đó là đảm bảo an toàn cho hàng hóa theo yêu cầu của người bán trong một thời gian để người bán xử lý hàng hóa đó Mọi chi phí liên quan đến bảo quản hàng hóa do bên bán chịu
Mặt khác, về phía người mua nếu sau khi đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo hợp đồng hay theo CISG, thì họ phải tiến hành các biện pháp hợp lý để bảo quản hàng hóa Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý cho việc đấy Cũng như người bán thì người mua trong trường hợp hàng hóa có nguy cơ hư hỏng thì có quyền bán đi hàng hóa đó28
3 CÁC GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI BÁN KHI NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG
CISG dành một phần tương đối lớn các điều khoản trong Mục III (Điều 61 – 65) để quy định các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng
CISG không sử dụng thuật ngữ “trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng”
(civil liability for breach of civil obligations) như Điều 302 Bộ luật Dân sự Việt Nam
2005 hay “chế tài thương mại” (trade sanctions) như tinh thần của Luật thương mại
2005 mà gọi là các biện pháp bảo hộ pháp lý (đối phó) với các vi phạm hợp đồng (remedies for breach of contract) mà bên bị vi phạm có thể áp dụng đối với các bên
vi phạm hợp đồng 29
28 Điều 86 và Điều 88 CISG
29 Phan Thị Thanh Thủy, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 50-60, trang 51
Trang 14Các quy định về chế tài được áp dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng của CISG tạo cơ sở pháp lý cho một bên áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp bên kia vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật 30 Như vậy dấu hiệu của vi phạm hợp đồng là không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng Nhìn từ góc độ pháp lý, quy định này có phần thừa và chưa chính xác bởi lẽ “thực hiện không đầy đủ” với ý nghĩa là có thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên còn thiếu ở các khía cạnh cụ thể,
ví dụ giao thiếu hàng, giao hàng không đúng chất lượng chủng loại… như đã cam kết chính là “thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận” Do đó, chỉ cần quy định
rằng “vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ giữa các bên” là phù hợp về mặt pháp lý” 31
Khác với LTM 2005, CISG không đưa ra định nghĩa về vi phạm hợp đồng nhưng qua nội dung những quy định cụ thể tại Công ước này thì vi phạm hợp đồng được hiểu là việc không thực hiện thực hiện không đúng nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng Như vậy về cơ bản cách nhìn nhận về vi phạm hợp đồng của LTM 2005 và CISG là phù hợp
Việc đưa ra các khái niệm vi phạm hợp đồng sẽ có một cái nhìn tổng quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp
3.1 Các quyền của người bán
Trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng thì người bán có thể sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý dựa trên quy định hợp pháp trong hợp đồng hay theo quy định của Công ước này Các biện pháp bảo hộ pháp lý của người bán trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng theo CISG bao gồm:
- Quyền yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện nghĩa vụ khác của người mua;
30 Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005
31 Phan Thị Thanh Thủy, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 50-60, trang 51
Trang 15- Người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà không làm hại đến các quyền lợi khác;
- Quyền đòi bồi thường thiệt hại;
- Quyền có thể tuyên bố hủy hợp đồng
Ngoài các biện pháp trên, CISG còn cho phép người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác Việc cho phép này mở rộng ra quyền lợi của người bán, giúp họ có nhưng biện pháp phù hợp để bảo
vệ quyền lợi của mình
Pháp luật Việt Nam có quy định các biện pháp bảo hộ pháp lý khi một bên vi phạm hợp đồng sau:
7 Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận32
Do đó, chúng ta có thể thấy độ tương đồng tương đối giữa Luật thương mại
2015 và CISG trong các biện pháp giải quyết vi phạm hợp đồng
3.2 Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng và nhận hàng hóa
Cả Luật thương mại 2005 và CISG đều thống nhất rằng buộc thực hiện hợp đồng là một chế tài cơ bản đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tuy nhiên quy định của mỗi bên lại có phần khác biệt nhất định
Theo CISG, người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp
lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó 33
32 Điều 292 Luật Thương mại 2005
33 Điều 62 CISG
Trang 16CISG không định nghĩa thế nào là thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua,
do đó chúng ta có thể hiểu rằng các nghĩa vụ khác sẽ được quy định trong hợp đồng hoặc theo các điều khoản chung từ Điều 71 đến 72 của CISG
Theo Luật thương mại 2015, buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh 34
Căn cứ để áp dụng chế tài này là khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm Các vi phạm của người mua có thể làm căn cứ cho bên bán buộc người mua thực hiện đúng hợp đồng là: chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng Theo CISG cũng như pháp luật Thương mại Việt Nam, trong trường hợp người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó thì người bán có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác;
- Cho người mua một thời hạn bổ sung để thực hiện nghĩa vụ của mình Trong thời gian gia hạn này, người bán không được áp dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý nào trừ trường hợp người mua trực tiếp tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên trong trường hợp này người bán không mất quyền yêu cầu trả tiền phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận hay đồi bồi thường thiệt hại do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ35
Như vậy có thể kết luận các biện pháp yêu cầu người mua nhận hàng, thanh toán tiền hàng và buộc người mua thực hiện các nghĩa vụ khác là biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng mà người bán áp dụng cho người mua khi họ vi phạm các nghĩa
34 Điều 297 Luật Thương mại 2005
35 Điều 62 CISG và Điều 297 Luật Thương mại 2005
Trang 17khác biệt nhất định nhưng cả LTM 2005 và CISG đều thống nhất rằng hủy hợp đồng
là chế tài nghiêm khắc nhất áp để áp dụng đối với những vi phạm hợp đồng cơ bản
Theo CISG, cũng như quy định pháp luật của nhiều nước, chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng (vi phạm chủ yếu, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng)36 Ngoài ra CISG quy định trường hợp được hủy hợp đồng khác đó là khi người mua không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm37
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, hủy hợp đồng là biện pháp chế tài được
áp dụng khi việc áp dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ không còn ý nghĩa, hay theo quy định của pháp luât Việt Nam khi (i) xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; và (ii) một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng 38
Thông thường, theo CISG, người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng nếu :
Thứ nhất, người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng
hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu của hợp đồng, ví dụ, người bán giao hàng kém chất lượng và việc đổi hàng hay sửa chữa khuyết tật không còn ý nghĩa đối với người mua, hay người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và việc chờ người mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng hoàn toàn không có ý nghĩa đối với người bán;
Thứ hai, người mua không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng
trong trường hợp người bán đã cho thêm một thời hạn để thực hiện nghĩa vụ nhưng
họ đã không thực hiện nghĩa vụ này, hoặc người mua tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian được gia hạn này
36 Các khái niệm như vi phạm cơ bản, vi phạm chủ yếu, vi phạm nghiêm trọng có thể được hiểu như nhau khi
áp dụng chế tài hủy hợp đồng, đó là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên này không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng Theo Điều 25 CISG thì vi phạm cơ bản là vi phạm làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự
37 Điều 64 CISG
38 Điều 312 Luật thương mại 2005