CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI, NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ KHUYẾT TẬT, TRẺ BỊ BỎ RƠI TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI .... Các hoạt động chăm sóc cụ thể đối
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Xác nhân của Chủ tịch Hội đồng Xác nhận Giáo viên hướng dẫn
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Đặng Thị Bảo Hằng
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do lựa chọn đề tài 8
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 11
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 16
3.1 Ý nghĩa khoa học 16
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 16
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17
4.1 Mục đích nghiên cứu 17
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 17
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined 6.Câu hỏi nghiên cứu Error! Bookmark not defined
7 Giả thuyết nghiên cứu Error! Bookmark not defined
8 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined
8.1 Phương pháp luận chung Error! Bookmark not defined 8.2 Phương pháp cụ thể Error! Bookmark not defined
B NỘI DUNG Error! Bookmark not defined Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNError! Bookmark not defined 1.1 Các khái niệm liên quan đến công tác xã hội và hoạt động
công tác xã hội Error! Bookmark not defined
1.1.1 Công tác xã hội Error! Bookmark not defined 1.1.2 Khái niệm Nhân viên CTXH Error! Bookmark not defined 1.1.3 Khái niệm nhu cầu Error! Bookmark not defined 1.1.4 Quản lý trường hợp Error! Bookmark not defined
1.2 Các khái niệm liên quan đến Bảo trợ xã hộiError! Bookmark not defined
1.2.1 Bảo trợ xã hội Error! Bookmark not defined 1.2.2 Đối tượng bảo trợ xã hội Error! Bookmark not defined 1.2.3 Cơ sở Bảo trợ xã hội Error! Bookmark not defined 1.2.4 Trẻ em Error! Bookmark not defined
Trang 51.2.5 Người khuyết tật Error! Bookmark not defined
1.2.6 Người cao tuổi Error! Bookmark not defined
1.3 Lý thuyết vận dụng Error! Bookmark not defined
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow Error! Bookmark not defined
1.3.2 Lý thuyết hệ thống Error! Bookmark not defined
1.3.3 Lý thuyết vai trò Error! Bookmark not defined
1.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước Error! Bookmark not defined
1.4 Các quy định về vai trò của nhân viên công tác xã hổi trong
chính sách Error! Bookmark not defined
1.4.1 Chăm sóc dinh dưỡng Error! Bookmark not defined
1.4.2 Nhà ở Error! Bookmark not defined
1.4.3 Chăm sóc về y tế Error! Bookmark not defined
1.4.4 Chăm sóc sức khỏe về tinh thần Error! Bookmark not defined
1.5 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined
Chương 2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI,
NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ KHUYẾT TẬT, TRẺ BỊ BỎ RƠI
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN
TẬT HÀ NỘI Error! Bookmark not defined
2.1 Đặc điểm của đối tượng tại trung tâm Error! Bookmark not defined
2.2 Quy trình tiếp nhận đối tượng tại Trung tâmError! Bookmark not defined
2.2.1 Quy trình tiếp nhận thông thường (dạng 1)Error! Bookmark not defined
2.2.2 Quy trình tiếp nhận đối tượng khẩn cấp (dạng 2)Error! Bookmark not defined
2.2.3 Quy trình tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi tại các khu vực khác trên địa
bàn thành phố (dạng 3) Error! Bookmark not defined
2.3 Các hoạt động chăm sóc cụ thể đối với người cao tuổi, người
khuyết tật, trẻ khuyết tật, trẻ bị bỏ rơi tại trung tâmError! Bookmark not defined
2.3.1 Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho đối tượng tại trung tâmError! Bookmark not defined 2.2.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho đối tượng tại trung tâmError! Bookmark not defined 2.2.3 Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tậtError! Bookmark not defined
Trang 62.2.4 Hoạt động tư vấn, tham vấn tại trung tâmError! Bookmark not defined
2.2.5 Các hoạt động hòa nhập cộng đồng Error! Bookmark not defined
2.4 Giải quyết thôi hưởng vĩnh viễn chế độ nuôi dưỡngError! Bookmark not defined
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ
HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM
NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘIError! Bookmark not defined 3.1 Căn cứ đề xuất hoàn thiện mô hình hoạt động hiện tại của
Trung tâm Error! Bookmark not defined
3.2 Các mô hình hoạt động của trung tâm: Error! Bookmark not defined
3.2.1 Mô hình hoạt động chung Error! Bookmark not defined
3.2.2 Mô hình tổ chức của trung tâm Error! Bookmark not defined
3.2.3 Mô hình Quy trình tiếp nhận Error! Bookmark not defined
3.2.4 Quy trình Chăm sóc sức khỏe Error! Bookmark not defined
3.2.5 Quy trình chăm sóc về dinh dưỡng Error! Bookmark not defined
3.2.6 Quy trình phục hồi chức năng Error! Bookmark not defined
3.2.7 Ứng dụng quản lý trường hợp vào hoạt động của Trung tâm
Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Error! Bookmark not defined
3.3 Các nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động công tác xã
hội tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà NộiError! Bookmark not defined
3.2.1 Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ Error! Bookmark not defined
3.2.2 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Error! Bookmark not defined
3.2.3 Nhóm giải pháp của cơ quan chủ quảnError! Bookmark not defined
3.2.4 Nhóm giải pháp của Ban giám đốc trung tâmError! Bookmark not defined
C KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 7DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTXH : Công tác xã hội
NVCTXH : Nhân viên công tác xã hội
Trung tâm : Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội CBQLTH : Cán bộ quản lý trường hợp
Đối tượng : Đối tượng bảo trợ xã hội
Trang 8vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội” và “ phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả”
Hiện nay, nhà nước ta đang bước đầu xây dựng hệ thống an sinh xã hội hướng tới bao phủ toàn bộ người dân Đó là ban hành nhiều chính sách an sinh
xã hội mới : bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, miễn giảm học phí cho sinh viên, học sinh nghèo Đặc biệt các chính sách hỗ trợ đối với đối tượng bảo trợ xã hội dành được sự quan tâm lớn của Chính phủ Trong 02 năm liên tiếp Chính phủ đã ban hành 02 luật mới là Luật Người cao tuổi năm 2009, Luật Người khuyết tật 2010 Sự ra đời của các luật này đánh dấu bước phát triển quan trọng của hệ thống chính sách xã hội Việt Nam, quyền lợi của người khuyết tật, người cao tuổi nói riêng, đối tượng bảo trợ xã hội nói chung được pháp luật công nhận và bảo vệ, có cơ hội để phát triển một cách bình đẳng thông qua việc tiếp cận sử dụng các dịch vụ phúc lợi xã hội Bên cạnh đó Chính phủ đã phê duyệt 02 Đề án lớn thuộc lĩnh vực an sinh xã hội là Đề án Phát triển nghề công tác xã hội và Đề án phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng Các đề án này đi vào triển khai góp phần hiện thực hóa luật, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng cũng như loại hình dịch vụ trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực do chính sách an sinh xã hội mang lại cho người dân, còn tồn tại không ít những mặt hạn chế Đó là,
Trang 99
một số chính sách an sinh xã hội của chúng ta đang áp dụng chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay Hệ thống chính sách an sinh xã hội mới chỉ tập trung vào giải pháp trợ cấp xã hội cho đối tượng Chưa trợ giúp đối tượng một cách toàn diện nên hiệu quả chính sách xã hội đem lại chưa cao
Cụ thể, trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, Chính phủ chưa có chính sách bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy định về mô hình, cơ chế hoạt động, quản lý của các
cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay Điển hình như các trung tâm bảo trợ xã hội vẫn thực hiện theo mô hình cũ
đã lỗi thời, lạc hậu.Các quy trình hoạt động cụ thể mang tính chất mệnh lệnh hành chính là chủ yếu nên mức độ đáp ứng nhu cầu cho đối tượng còn hạn chế
Theo số liệu thông kê của Bộ Lao động Thương binh và xã hội trên năm
2013 cả nước có 402 cơ sở bảo trợ xã hội với 41.434 đối tượng Những người sống tại tại các cơ sở bảo trợ xã hội là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sống tại cộng đồng như người khuyết tật đặc biệt nặng không còn người thân thích hoặc có người thân thích nhưng không đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng; người già cô đơn không nơi nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo, trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ mất nguồn nuôi dưỡng… Trong khi đó số lượng người cần sử dụng các dịch vụ công tác xã hội ở nước ta hiện nay rất lớn: gần 9 triệu người cao tuổi, 6,7 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 2,7 triệu đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 9,6 % hộ gia đình nghèo Các loại hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng chưa phong phú, đa dạng và chưa đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày đối tượng
có cuộc sống ổn định Trong khi các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng ngoài công lập còn ít với giá thành cao chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch
vụ của một bộ phận rất nhỏ các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả
Từ kết quả trên cho thấy việc chăm sóc đối tượng tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội là hết sức cần thiết Tuy nhiên để nâng cao chất
Trang 1010
lượng trợ giúp đối tượng, khắc phục được những hạn chế của mô hình chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tập trung đang áp dụng cần phải có những nghiên cứu sâu mô hình hiện tại, tìm ra những mặt hạn chế, nhược điểm để xây dựng một mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay
Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật với tên ban đầu là trại xã hội (địa chỉ: xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 1376/TCDC ngày 27/8/1966 là một trong 12 cơ sở bảo trợ xã hội công lập trực thuộc Sở Lao động Thương Binh Xã hội Hà Nội quản lý Trung tâm mang đặc trưng của một trung tâm bảo trợ xã hội công lập của Việt Nam: mục đích hoạt động chủ yếu tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp cận các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng, nơi ăn, ở Việc tiếp cận các dịch vụ tham vấn, tư vấn, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng động tuy
đã được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế Hoạt động của trung tâm được thực hiện thông qua hệ thống bốn quy trình cơ bản như: quy trình tiếp nhận, quy trình quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình tái hòa nhập cộng đồng Nguyên tắc hoạt động dựa trên mệnh lệnh hành chính là chủ yếu
Tuy nhiên, trung tâm mang một số đặc điểm riêng: loại hình đối tượng phong phú, đa dạng, mỗi đối tượng có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau như: người già cô đơn khuyết tật, người khuyết tật, trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng
bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật mồ côi, trẻ bình thường bị bỏ rơi, 60% đối tượng
có thời gian sống lâu dài tại trung tâm Số lượng đối tượng được nuôi dưỡng thường xuyên tại trung tâm khoảng 320 người
Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật là đơn vị cung cấp dịch
vụ công tác xã hội Hoạt động công tác xã hội là hoạt động chính giữ vai trò quyết định đến kết quả hoạt động của trung tâm Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội tại trung tâm không tách riêng, độc lập trong hệ thống hoạt động khác mà nằm trong hệ thống đan xen nhiều hoạt động khác như hoạt động tài chính, tổ chức, y tế và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hoạt động
Trang 112 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu bài viết liên quan đến người
cao tuổi
Trong nghiên cứu “ Một số vấn đề chăm sóc sức khỏe người già hiện
nay” tác giả Dương Chí Thiện [33] đã đề cập tới vai trò của gia đình, các tổ
chức xã hội và hệ thống y tế đối với vấn đề chăm sóc người cao tuổi
Gia đình có vai trò rất quan trọng tác động lên toàn bộ đời sống của người cao tuổi đặc biệt các mối quan hệ trong gia đình như giữa cụ ông và cụ
bà, quan hệ giữa các cụ với các con, cháu ảnh hưởng rất lớn đền tâm lý của người cao tuổi Tuy nhiên vấn đề đang được đặt ra hiện nay là số người cao tuổi cô đơn ngày càng gia tăng kể cả những người cao tuổi vẫn còn con cháu Bên cạnh gia đình, các tổ chức xã hội có vai trò không nhỏ trong việc chăm sóc người cao tuổi Các tổ chức , nhóm xã hội dành cho người cao tuổi được lập ra góp phần thỏa mãn rất nhiều nhu cầu trong đời sống người cao tuổi
Hệ thống y tế cũng có vai trò quan trọng góp phần chăm sóc người cao tuổi, cụ thể nghiên cứu này đề cập đến chế độ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, tuy chỉ là bước đầu hình thành tuy nhiên đó là một trong những bước tiến quan trọng và cơ bản của nước ta trên con đường xây dựng hệ thống an sinh xã hội hướng tới bao phủ toàn dân
Trang 1212
Trong nghiên cứu “Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong
chính sách xã hội” của Mạc Tuấn Linh [24]: trong hệ thống an sinh của bất
cứ quốc gia nào, an sinh người cao tuổi giữ vị trí đặc biệt quan trọng Trong nghiên cứu này đề cập đến một bộ phận người cao tuổi đó là người cao tuổi
cô đơn Người già cô đơn khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng đối với họ thiếu thốn hơn cả là đời sống tinh thần quá nghèo nàn Sự trợ giúp của xã hội chỉ góp một phần nhỏ giúp đỡ họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống Đời sống tinh thần cũng như tình cảm thiếu thốn ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi hiện nay
Trong đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt
Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” [23] của
Đặng Vũ Cảnh Linh đã đưa ra một số vấn đề cơ bản về người cao tuổi
Thông qua các phương pháp tổng thuật, phân tích, đánh giá các đặc trưng cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam cùng với việc phân tích số liệu thứ cấp qua các cuộc điều tra và khảo sát nghiên cứu chuyên sâu về người cao tuổi ở các vùng đặc trưng, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt và đánh giá
mô hình can thiệp, nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả quan trọng: xu hướng già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ kéo theo nhiều vấn đề kinh tế, xã hội cần phải giải quyết và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá xác đáng về mô hình chăm sóc người cao tuổi hiện tại ở nước ta còn ít, hoạt động đơn lẻ, tự phát Nghiên cứu đánh giá cao
mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng (Hội người cao tuổi, câu lạc
bộ dưỡng sinh…) và cho rằng mô hình này sẽ góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu về người khuyết tật, trẻ
khuyết tật:
“ Báo cáo về trẻ khuyết tật và Gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng ”
-báo cáo của UNICEF [40] Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở điều tra các gia đình nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, quan niệm của cộng đồng về người khuyết
Trang 1313
tật và vai trò quan trọng của mô hình xã hội về người khuyết tật dựa vào gia đình và cộng đồng trong đó vai trò của gia đình là quan trọng hơn cả Nghiên cứu chỉ ra rằng quan niệm hiện tại của dân cư về người khuyết tật hoàn toàn
có thể thay đổi được kéo theo việc có thể thay đổi được hành vi định kiến về các dạng khuyết tật đặc biệt là các dạng đa tật và chậm phát triển trí tuệ thông qua các chiến dịch truyền thông
Tác giả Tạ Hải Giang, Trung tâm phát triển Sức khỏe bền vững –
Viethealt với nghiên cứu “ Dịch vụ xã hội cho Người khuyết tật, thách thức
và triển vọng” [7] Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra thực trạng
tiếp cận dịch vụ xã hội của người khuyết tật Việt Nam là khó khăn đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục Từ đó tác giả đưa ra đề xuất về sự cần thiết tham gia của nhân viên công tác xã hội trong công tác hỗ trợ người khuyết tật thông qua kết nối các nguồn lực liên ngành và đa chiều để hỗ trợ người khuyết tật một cách có hiệu quả Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò cụ thể của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực y tế và giao dục là phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh, can thiệp sớm – phát hiện sớm khuyết tật, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp và việc làm
Báo cáo Người khuyết tật Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 của Quỹ dân số liên hợp quốc [28]
Báo cáo này đưa ra một bức tranh chung về tỷ lệ người khuyết tật ở Việt Nam; đưa ra một số đặc trưng nhân khẩu và kinh tế - xã hội cơ bản của người khuyết tật và so sánh với các đặc trưng của nhóm người không khuyết tật và
đã đưa ra đề xuất về các chính sách trên cơ sở kết quả phân tích cho thấy người khuyết tật nói chung, đặc biệt người khuyết tật nặng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, việc làm Tỷ lệ đọc, viết của thanh thiếu niên khuyết tật từ 14-25 tuổi thấp hơn so với người ở độ tuổi trưởng thành nói chung mặc dù trong nhóm dân số không khuyết tật tỉ lệ biết đọc, biết viết cao hơn so với nhóm ở độ tuổi trưởng thành.Tỷ lệ người khuyết tật tham gia lực lượng lao động thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với