1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công Ty TNHH Greystone Data System VietNam

87 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 656,85 KB

Nội dung

Tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình thu hút và tuyển chọn những người có đủ sức khoẻ, trình độ và năng lực vào làm việc cho doanh nghiệp. Quá trình tuyển dụng gồm hai giai đoạn tuyển mộ và tuyển chọn: +Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.+Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng cử viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ.

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU

TẠI CÔNG TY TNHH HIỆU QUẢ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi số liệu, kết quảtrong luận văn tốt nghiệp này là tôi tự thu thập, tìm hiểu, làm cơ sở phân tích phục vụquá trình làm luận văn, tuyệt đối không sao chép ở bất kỳ tài liệu nào

Tác giả luận văn tốt nghiệpPhạm Thị Thùy Phố

Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 6 năm 2012

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành là niềm vui lớn nhất của riêng bản thân tôi

Để có được bài luận văn hoàn chỉnh, ngoài sự nỗ lực của bản thân, không thể không kểđến sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các anh, các chị

Xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thành Long – Giảng viên Khoa Quản trịkinh doanh, Đại học Công nghiệp TP.HCM Thầy là người đã giúp tôi định hướng đi

2

Trang 3

đúng đắng cho bài luận văn tốt nghiệp này; cũng như hướng dẫn, chỉ rõ những thiếusót để giúp em có thể hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tập thể quý công ty TNHH Hiệu Quả đã tạo điều kiện chotôi trong quá trình thực tập tại công ty Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn chân thành tới chịHoàng Thị Kim Huệ, nhân viên công ty TNHH Hiệu Quả, người đã tận tình hướng dẫntôi trong quá trình thực tập tại công ty, trực tiếp giải đáp những thắc mắc và yêu cầuvấn đề về đề tài

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

4

Trang 5

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng biểu:

Bảng 3.1 – Tổng hợp kết quả chạy Cronback Alpha( nguồn: Khảo sát)

Bảng 4.1 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(đơn vị: đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệu Quả)

Bảng 4.2 – Giá trị NVL nhập kho của các nhà cung cấp

(Nguồn: Phòng cung ứng công ty Hiệu Quả)

Bảng 4.3 - Chỉ tiêu chọn nhà cung cấp

(Nguồn: Phòng cung ứng công ty Hiệu Quả)

Bảng 4.4 - Danh mục vật tư phân cấp quản lý

Sơ đồ:

Trang 6

Sơ đồ 2.1- Kết cấu nhu cầu nguyên vật liệu

Sơ đồ 3.1 - Tiến trình nghiên cứu

Sơ đồ 3.2 - Mô hình nghiên cứu

Sơ đồ 3.3 - Mô hình nghiên cứu mới

Sơ đồ 4.1 - Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

Sơ đồ 4.2 – Quy trình mua hàng

(Nguồn: Phòng cung ứng công ty Hiệu Quả)

Sơ đồ 4.3 - Quy trình xuất kho

(Nguồn: Phòng cung ứng công ty Hiệu Quả)

Biểu đồ 4.3 Đánh giá nhà cung cấp

Biểu đồ 4.4 - Mức độ đồng ý về hoạt động lập kế hoạch mua sắm

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trước xu thề toàn cầu hóa, toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường kinh doanh mang tínhcạnh tranh cao Mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình hướng đi riêng sao cho phù hợp với xu thế của thị trường, phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận và phát triển hơn nữa trong tương lai

Thực tế cho thấy rằng NVL là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất: Lao động, tưliệu lao động và đối tượng lao động, và NVL chiếm tới trên 60% giá thành sản phẩm,

do đó nguồn NVL dù thiếu hay thừa cũng đều gây tổn thất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy

Nếu thiếu nguyên liệu sẽ dẫn tới tình trạng đình chệ trong hoạt động sản xuất từ đó gây thiệt hại cho nhà máy do không khai thác hết nguồn lực, máy móc thiết bị, nhân lực,…Nhưng thừa nguồn nhiên liệu cũng phát sinh các chi phí như chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí ứ đọng vốn,… Như vậy việc xác định chính xác lượng NVL cần thiết để tổ chức mua sắm là rất quan trọng đối với nhà máy

Xuất phát từ sự ảnh hưởng không nhỏ của công tác quản trị cung ứng NVL tới hoạt động SXKD nhà máy nên hoàn thiện nội dung công tác quản trị cung ứng NVL vì nếu làm tốt công tác này mang lại hiệu quả không nhỏ trong sản xuất do xác định chính xác nhu cầu nguyên liệu, giảm thiểu được các chi phí không cần thiết như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí vốn,…

Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Hiệu Quả em thấy hoạt động quản trị cung ứng NVL chưa thực sự hiệu quả Do đó em chọn đề tài “Một

số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của công ty TNHH Hiệu Quả” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Nêu ra thực trạng hoạt động cung ứng đầu vào của công ty và chỉ ra những mặttồn tại gây cản trở cho sự phát triển của công ty Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằmcải thiện và nâng cao hiệu quả cho hoạt động cung ứng đầu vào của công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

8

Trang 9

 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010- 2011–2012.

 Phân tích hoạt động cung ứng đầu vào của công ty Cụ thể là các hoạt động liênquan tới NCC; quy trình mua hàng; quản trị vật tư nội bộ; hệ thống thông tin

 Cuối cùng, dựa trên những tồn tại đã phân tích đưa ra một số giải pháp nhằmcải thiện và nâng cao hiệu quả cho hoạt động cung ứng đầu vào của công ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu những vấn đề trong phạm vi NVL và những giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản trị cung ứng NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả

Thời gian nghiên cứu: 5/4/2013 đến 5/6/2013

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình cung ứng NVL của nhà máy baogồm các hoạt động: Hoạch định nhu cầu NVL, lựa chọn nhà cung ứng NVL, tổ chứchoạt động vận chuyển, lưu kho, cấp phát, bảo quản tại công ty TNHH Hiệu Quả

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Vận dụng lý luận phép duy vật biện chứng trong quá trình thực hiện đề tài

 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, điều tra khảo sát và thu thập dữ liệu

 Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, liệt

kê, … trong quá trình thực hiện đề tài

1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài có 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích thực trạng

Chương 5: Kết luận và giải pháp

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH

Trang 10

2.1.1.1 Khái niệm:

“NVL là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất Vớicách hiểu chung nhất có thể hiểu: NVL là phạm trù mô tả các loại đối tượng được tácđộng vào để biến thành sản phẩm (dịch vụ)”

2.1.1.2 Vị trí

Cơ sở để cấu thành thực thể của sản phẩm là nguyên vật liệu Nó là một trong bayếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức laođộng) Nguyên vật liệu chính là bộ phận chủ yếu tạo ra thực thể của sản phẩm đượcchế tạo, do vậy việc nghiên cứu hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong quátrình sản xuất có ý nghĩa kinh tế to lớn Cung cấp kịp thời và đầy đủ về số lượng vàchất lượng các loại nguyên vật liệu là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá trình táisản xuất được diễn ra liên tục và không bị gián đoạn

2.1.2 Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu

2.1.1.1 Đặc điểm

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu giữ vị trí quan trọng và chiếmphần lớn trong chi phí sản xuất của sản phẩm Nguyên vật liệu là đối tượng lao động,dưới tác động của con người và máy móc nguyên vật liệu thay đổi hình thái vật chấtban đầu Mọi loại NVL đều chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm(dịch vụ) Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng NVL theo ý muốn củacon người Ví dụ như mía cây bị ép để thành nước mía NVL cũng có thể bị tiêu biến

đi về mặt vật chất,…chẳng hạn như xăng đưa vào làm nhiên liệu cho các phương tiệngiao thông Song giá trị toàn bộ của mọi loại NVL không bị mất đi mà kết tinh vào giátrị sản phẩm (dịch vụ) được tạo ra từ NVL đưa vào sản xuất

2.1.1.2 Vai trò của nguyên vật liệu

Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng các tư liệu lao động tác động

và đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá của đốitượng lao động để tạo ra những sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, thoả mãn đầy

đủ nhu cầu đa dạng của con người Nếu không có NVL thì không thể tồn tại quá trìnhsản xuất tạo ra của cải vật chất

Mặt khác, đối với những công ty sản xuất, NVL chiếm tỷ trọng lớn trong chi phísản xuất thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL và do đó

sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp… NVL được đảm bảo đầy đủ,đồng bộ, đúng chất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái sản xuất mở rộng Dochiếm tỷ trọng lớn trong chi phí nên NVL cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giáthành sản phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh

và giá cả sản phẩm

10

Trang 11

NVL là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, là yếu tố ảnh hưởngkhông nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh do đó cần phải quản trị nhằm thu đượchiệu qủa cao nhất, thu được lợi nhuận tối ưu cho công ty.

2.1.3 Phân loại nguyên vật liệu

Mỗi doanh nghiệp do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh mà sử dụngnhững loại nguyên vật liệu khác nhau Vật liệu dùng vào sản xuất gồm rất nhiều loạivới nội dung và tính năng lý hoá học khác nhau Để thực hiện tốt việc cung ứngnguyên vật liệu thì cần tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo tiêu thức nhất định.Phân loại nguyên vật liệu là việc nghiên cứu các loại nguyên vật liệu theo từng nộidung, công dụng, tính chất thương phẩm có nhiều cách để phân loại nguyên vật liệu

Căn cứ và nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu chia làm 6 loại bao gồm:

Nguyên vật liệu chính: Là toàn bộ nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tham

gia cấu thành chính nên thực thể sản phẩm Trong nhiều doanh nghiệp khác nhau thìnguyên vật liệu chính cũng khác nhau như sắt, thép, xi măng trong doanh nghiệp xâydựng, vải trong doanh nghiệp may….Ngoài ra bán thành phẩm mua ngoài với mụcđích tiếp tục cho quá trình sản xuất sản phẩm cũng được gọi là nguyên vật liệu chínhnhư bàn đạp, khung xe đap,…trong công nghệ lắp ráp xe đạp, vật liệu kết cấu xâydựng cơ bản… Nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất hình thành nên chi phínguyên vật liệu trực tiếp, giá trị NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phíNVL

Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu mang tính chất phụ trợ trong quá trình sản

xuất kinh doanh, nó không quyết định đến toàn bộ chất lượng và đặc tính của sảnphẩm Vật liệu phụ có thể kết hợp với vật liệu chính để làm tăng thêm tác dụng củasản phẩm (chỉ thêu, thuốc nhuộm,… trong doanh nghiệp may), phục vụ lao động củangười sản xuất (sơn, que hàn,…) hoặc để duy trỳ hoạt động bình thường của phươngtiện hoạt dộng (dầu nhờn, dầu lau máy,…)

Nhiên liệu: Bao gồm nhiều loại ở thể rắn, lỏng, khí Thực chất nó là loại nguyên

vật liệu phụ nhưng do đặc tính lý, hoá (cung cấp nhiệt lượng) và do yêu cầu quản lý

mà người ta xếp riêng Nhiên liệu được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản phẩm,phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất như: Xăng,dầu, khí đốt, than…

Phụ tùng thay thế: Đây là những chi tiết, những phụ tùng dùng để thay thế sửa

chữa cho máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải…

Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật kết cấu, công cụ khí cụ dùng cho công

tác xây lắp, xây dựng cơ bản Gồm thiết bị cần lắp và không cần lắp

Trang 12

Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên, các loại

vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định…

Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ, NVL còn được chia thành:

+ NVL trong nước: là những NVL được sản xuất, chế biến trong nước.+ NVL nước ngoài: là những NVL được nhập khẩu từ nước ngoài

Căn cứ vào nguồn hình thành Nguyên vật liệu bao gồm 3 loại:

+ Nguyên vật liệu mua ngoài

+ Nguyên vật liệu tự chế biến, gia công

+ Nguyên vật liệu do các bên góp liên doanh

Cách phân loại này giúp kế toán có kế hoạch nắm bắt nguồn cung cấp vật tư, nắmbắt việc hình thành giá nguyên vật liệu trong chi phí nguyên vật liệu

VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.2.1 Khái niệm, nội dung về công tác quản trị cung ứng NVL

2.2.1.2 Khái niệm quản trị cung ứng nguyên vật liệu

Để hiểu được Quản trị cung ứng NVL trong doanh nghiệp là gì, trước tiên chúng

ta cần xem xét hiểu các yếu tố cấu thành:

“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động

kinh doanh thông qua việc sản xuất, mua bán hàng hoặc dịch vụ, nhằm thoả mãn nhucầu của con người, xã hội và thông qua các hoạt động hữu ích đó để kiếm lời.”

“Quản trị doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, vận dụng các quy luật, phạm

trù kinh tế, các chủ trương, đường lối chính sách về phát triển kinh tế của Đảng và Nhànước để đề ra các giải pháp về kinh tế, tổ chức, Kỹ thuật, tâm sinh lý… nhằm tác động

có ý thức, có mục đích và có tổ chức, trước hết lên tập thể người lao động của doanhnghiệp phát triển theo mục tiêu đã xác định trước.”

Quản trị cung ứng là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó nhà quản trị tổ chức

cung ứng các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động của tổ chức diễm

ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả Nói cách khác, quản trị cung ứng là tổng hợp cáchoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động cungứng của đơn vị nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả

Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị xác định

nhu cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu; tổ chức mua sắm; vận chuyển và dự trữhợp lý nhất nhằm đảm bảo luôn cung ứng đúng , đủ các loại nguyên vật liệu theo tiêuchuẩn chất lượng và thời gian phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh để đạt hiệuquả cao nhất

Quản trị cung ứng là tiếp cận một cách khoa học – toàn diện và có hệ thống quátrình cung ứng, nhằm thực hiện cung ứng một cách có hiệu quả

2.2.1.3 Nội dung về quản trị cung ứng

12

Trang 13

Quản trị cung ứng nguyên vật liệu bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất , trên cơ sở chiến lược phát triển xây dựng chính sách mua sắm, vận

chuyển và dự trữ hợp lý

Thứ hai: Tính toán và xác định chính xác số lượng, chất lượng mỗi loại nguyên

vật liệu cần mua sắm và dự trữ trong từng thời kỳ kế hoạch

Thứ ba: Xây dựng các phương án và quyết định phương án mua sắm, bố trí kho

tàng, đường vận chuyển và sự kết hợp vận chuyển tối ưu

Thứ tư: Tổ chức mua sắm bao gồm việc xác định và lựa chọn bạn hàng, tổ chức

nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán

Thứ năm: Tổ chức vận chuyển hàng hoá bao gồm việc lựa chọn và quyết định tự

vận chuyển hay thuê ngoài, quyết định lựa chọn phương án vận chuyển, quyết định lựachọn người vận chuyển và quyết định phương án vận chuyển nội bộ

Thứ sáu: Quản trị kho tàng và cấp phát kịp thời theo yêu cầu sản xuất.Mục tiêu

của hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu là luôn luôn đảm bảo cung ứng đầy

đủ, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng các loại nguyên vật liệu (hàng hoá) cầnthiết cho quá trình sản xuất (tiêu thụ) với chi phí kinh doanh tối thiểu

2.2.2 Hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu

2.2.2.2 Lập kế hoạch

Để lập kế hoạch, nhà quản trị phải căn cứ vào những thông tin đã được tổng hợp

và phân tích sau quá trình nghiên cứu ở trên Kế hoạch mua sắm NVL được căn cứ vào

kế hoạch sản xuất Căn cứ vào số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong kế hoạch sảnxuất, nhà quản trị xây dựng kế hoạch mua sắm NVL

Thông thường, kế hoạch sản xuất sẽ được nhà quản trị lập vào đầu thời kỳ sảnxuất do đó kế hoạch mua sắm cũng được lập vào đầu thời kỳ sản xuất Tuỳ vào mỗicông ty, giai đoạn sản xuất lại khác nhau, có thể theo tháng, theo quỹ, theo năm

Kế hoạch sản xuất hàng hoá:

Có thể hiểu kế hoạch sản xuất là việc hoạch định tổng hợp của nhà quản trị, đây

là việc nhà quản trị xác định số lượng sản phẩm và phân bố thời gian sản xuất cho mộtthời gian cụ thể Để đáp ứng nhu cầu đã được dự báo, nhà quản trị cần phải tìm ra cáchtốt nhất, hợp lý nhất với chi phí thấp nhất để thực thi

Trong qúa trình lập kế hoạch, nhà quản trị lập ra ba loại kế hoạch xét về mặt thờigian, đó là kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch dài hạn Trong đó, kếhoạch trung hạn là hạt nhân của hoạch định tổng hợp

Kế hoạch dài hạn là những dự định, kế hoạch dài hạn thuộc về chiến lược, huy

động công suất của doanh nghiệp và thường là trách nhiệm của các nhà quản lý cấpcao của doanh nghịêp Kế hoạch này chỉ ra con đường và chính sách phát triển của

Trang 14

doanh nghiệp, phương hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nhu cầu và giảipháp đầu tư trong một giai đoạn kéo dài nhiều năm

Kế hoạch trung hạn bao gồm các quýêt định có liên quan đến chiến lược theo

đuổi, kế hoạch tổng hợp trong thời gian từ 3 tháng đến 3 năm

Kế hoạch ngắn hạn: thường được xây dựng cho thời gian dưới 3 tháng như kế

hoạch ngày, tuần, tháng…Các công việc phải thể hiện trong kế hoạch ngắn hạn là:Phân công công việc, lập tiến độ sản xuất, đặt hàng

Tuy rất khác nhau về nội dung, thời gian, mức độ chi tiết song cả ba loại kếhoạch trên đều có chung một quy trình thực hiện Đó là: Xác định nhu cầu, tính toánkhả năng, lựa chọn chiến lược theo đuổi, cân đối kế hoạch

Để xây dựng kế hoạch mua sắm NVL, trước tiên nhà quản trị phải xác định nhucầu sử dụng NVL của công ty bằng cách căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty

Xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch

Kế hoạch dự trữ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau.Trước hết đó là kế hoạch sản xuất (tiêu thụ) sản phẩm (dịch vụ) trên cơ sở cầu thịtrường và các nhân tố khác Thứ hai là định mức tiêu dùng Thứ ba là tình hình giá cả

và các yếu tố cạnh tranh trên thị trường nguyên vật liệu Thứ tư là tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch Thứ năm là năng lực kho tàng của doanhnghiệp

Hoạch định nhu cầu:

Xác định cầu NVL cần thiết cho một thời kỳ kế hoạch gồm có các phương phápsau:Dựa theo định mức tiêu dùng và sản lượng sản phẩm sản xuất trong năm kếhoạch.Theo phương pháp này thì kế hoạch mua sắm NVL được xây dựng trên các căncứ:

Nhu cầu sản phẩm cần sản xuất

Trang 15

Nhu cầu NVL cho PX phụ

Tổng nhu cầu NVL

Nhu cầu NVL cho PX chính

Nhu cầu NVL SP A Nhu cầu NVL SP B

Nhu cầu NVL bổ sung sự trữ ccchinhs

Nhu cầu NVL SP C

Phương pháp này có ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản

Kết cấu nhu cầu NVL

Nhu cầu NVL của doanh nghiệp là toàn bộ nhu cầu về NVL nhằm đảm bảo thựchiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu kế hoạch, sửa chữa và dự trữ Kếtcấu nhu cầu NVL được thể hiện bằng mối quan hệ giữa mỗi loại nhu cầu với toàn bộnhu cầu NVL của doanh nghiệp

Sơ đồ 2 1- Kết cấu nhu cầu nguyên vật liệu

Trình tự hoạch định nhu cầu NVL

Quá trình hoạch định NVL được chia thành 4 bước sau:

Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm

Bước 2: Tính tổng nhu cầu

Tổng nhu cầu là tổng số lượng NVL, chi tiết cần bổ sung trong từng giai đoạnmàkhông tính đến dự trữ hiện có hoặc lượng sẽ tiếp nhận

Bước 3: Tính nhu cầu thực

Trang 16

Nhu cầu thực là tổng số lượng , chi tiết cần bổ sung trong từng giai đoạn

Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn

Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ phế phẩm theo kế hoạch thì nhu cầu thực cần cộngthem tỷ lệ phế phẩm cho phép đó

Dự trữ hiện có là lượng dự trữ có ở thời điểm bắt đầu từng thời kỳ

Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất.

NVL để đưa được vào sản xuất cần có thời gian cho chờ đợi, chuẩn bị, bốc dỡ,vận chuyển, sản xuất Đó là thời gian phân phối, cung cấp hoặc sản xuất của mỗi bộphận Do đó, khi tính toán thời gian đưa NVL vào sản xuất cần trừ đi NVL thời giantrên

2.2.2.3 Tổ chức mua sắm NVL

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất thì lập kế hoạch tốt vẫn chưa đủ, mà yêu cầuđặt ra là NVL mua về phải đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, đúng về quycách, chủng loại, kịp về thời gian và đồng bộ Tất cả những yếu tố này lại chịu ảnhhưởng của quá trình tổ chức thực hiện mua sắm NVL về nơi sản xuất

Mỗi doanh nghiệp đều có mối quan hệ qua lại thường xuyên với các đối tác kháctrên thị trường, đó là quá trình trao đổi các loại hàng hoá trên thị trường, đó là nhữngmặt hàng cụ thể, dịch vụ và bản quyền, đây chính là đối tượng của hoạt động mua sắm

và quản lý NVL của các doanh nghiệp

Yêu cầu của hoạt động mua sắm NVL là đảm bảo cung ứng một lượng NVLđúng chất lượng và kịp thời về tiến độ cho các kế hoạch kinh doanh Để đạt được cácyêu cầu này, trong quá trình tổ chức mua sắm NVL, nhà quản trị phải trả lời các câuhỏi: Cần mua cái gì? Chất lượng ra sao? Số lượng bao nhiêu? Mua lúc nào? Mua ởđâu?

Doanh nghiệp cần tìm được nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu đã đặt ra Nhàcung cấp với giá cả và chi phí vận tải nhỏ nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thànhsản phẩm và do đó làm tăng lợi nhuận có thể thu được vai trò của nhà cung cấp cànglớn với các doanh nghiệp mà chi phí NVL chiếm tỷ trọng càng cao trong giá thành

Để lựa chọn nhà cung ứng còn tồn tại rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đềnày:

Quan điểm truyền thống cho rằng phải thường xuyên lựa chọn nhà cung cấp vị

như thế mới chọn được nhà cung cấp với giá cả mang lại chi phí thấp nhất

Quan điểm hiện đại lại cho rằng không nên thường xuyên lựa chọn người cấp

hàng mà phải đánh giá thật thận trọng theo các tiêu chuẩn nhất định để quyết định lựachọn nhà cung cấp rồi mới thành lập mối quan hệ làm ăn bền chặt với nhà cung cấpcùng các giải pháp hợp lý, phải thường xuyên tiến hành các hoạt động Marketing

16

Trang 17

nhằm tạo niềm tin đối với họ với mức độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo, giá cả hợplý.

Kết quả thu thập thông tin cần được phân tích, đánh giá để đưa ra tổng kết Đểphân tích cần đưa ra phương pháp tính toán sao cho thuận tiện cho việc đánh gía Khiđánh gía nhà cung cấp cần đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và tính toán bằng số liệu cụ thể.Mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu tuỳ thuộc vào công ty coi trọng yếu tố nào Cácchỉ tiêu đánh gía là: Chất lượng NVL,Giá cả,Thời hạn giao hàng, Uy tín trên thịtrường, Năng lực sản xuất, Phương thức thanh toán, Chi phí đặt hàng, Chi phí giaodịch, vận chuyển, Điều kiện kèm theo, Hệ thống quản lý chất lượng,Dịch vụ bán hàng.Mỗi chỉ tiêu trên được đánh giá theo các mức điểm cụ thể để có thể lựa chọnđược nhà cung cấp phù hợp nhất

Sau khi đánh giá, mỗi nhà cung cấp có một số điểm cụ thể Công ty lập danh sáchnhững nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn đề ra của công ty sau đó tuỳ thuộc vào mức độquan trọng của từng chỉ tiêu mà lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất

Tổ chức thương lượng ký kết hợp đồng với nhà cung cấp

Thượng lượng (đàm phán) một cuộc đối thoại giữa hai bên về quyền lợi và nghĩa

vụ của các bên đối với một vấn đề hoặc một số vấn đề mà các bên cùng quan tâm Đàm phán thường được tổ chức trước khi ký kết để đi đến thống nhất về các điềukhoản trong hợp đồng

Phương thức đàm phán: Phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp

Phương thức trực tiếp là phương thức hai bên gặp nhau trực tiếp để thoả thuận

về các điều khoản trong hợp đồng

Phương thức gián tiếp: là phương thức mà hai bên thoả thuận về các điều kiện

thông qua các phương tiện khác như: điện thoại, e-mail, fax…

Nội dung của các cuộc đàm phán xoay quanh nội dung của hợp đồng giữa cácbên, bao gồm: Hàng hoá: số lượng, chất lượng; Giá cả; Phương thức thanh toán;Phương thức đóng gói; Phương thức vận chuyển; Trọng tài ; Điều kiện bất khả kháng;Điều khoản chung…

Tổ chức thực hiện đơn hàng/hợp đồng cung ứng

Khi đơn đặt hàng đã được chấp nhận/hợp đồng được ký kết, thì nhân viên phòngcung ứng sẽ thường xuyên nhắc nhở NCC (nhắc bằng điện thoại, Fax, Telex…) để họgiao hàng đúng yêu cầu Và tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ thực hiện hàng loạt cáccông việc tương ứng để thực hiện đơn hàng/hợp đồng

Trường hợp 1: Nguồn cung cấp nội địa

Nhận hàng tại cơ sở của người bán/NCC:

Đến cơ sở người bán nhận hàng

Kiểm tra kĩ lưỡng hàng hóa cả về mặt số lượng và chất lượng

Trang 18

Kiểm tra hóa đơn và các chứng từ khác

Đối chiếu hàng hóa với chứng từ

Nhận hàng – thanh toán

Vận chuyển hàng về

Người bán/NCC giao hàng tại cơ sở của người mua/người đặt hàng:

Kiểm tra xem hàng được giao có phải là hàng của hãng mình không, bằng cáchkiểm tra các ghi chú của NCC đối với đơn đặt hàng Nếu tất cả đều khớp thì tiến hànhtiếp bước sau:

Giám sát việc dỡ hàng từ phương tiện vận tải sao cho: Hàng hóa không bị hưhỏng và nhận được đủ số kiện như đã ghi trên chứng từ

Kiểm tra xem hàng hóa đã giao có khớp với: đơn đặt hàng/hợp đồng; các chỉ tiêu

và hàng mẫu; các ghi chú của NCC;…

Bằng các phương pháp kiểm tra thích hợp, tiến hành kiểm tra:

Số lượng hàng hóa được giao có đúng với đơn hàng và hóa đơn không

Chất lượng có phù hợp với quy định không

Trường hợp 2: Nguồn cung cấp nhập khẩu từ nước ngoài

Sau khi ký kết hợp đồng, bên cung cấp chuẩn bị NVL Mỗi bên đều phải tuân thủđúng quy trình thực hiện của mình Quy trình nhập khẩu hàng hoá được Nhà nước quyđịnh chặt chẽ Nếu không thực hiện đúng quy trình sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơquan Nhà nước

Đối với những công ty nhập khẩu NVL thì yêu cầu đối với nhập khẩu là rất lớn.Hoạt động nhập khẩu được diễn ra thường xuyên, đảm bảo NVL phải đáp ứng đầy đủcho quá trình sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng Ngoài ra, NVL cũng phải đượcnhập về đúng thời gian quy định để kịp thời sản xuất

Cũng như các hoạt động khác, mục tiêu của hoạt động vận chuyển là đưa đốitượng vận chuyển từ nơi cần vận chuyển đến mục tiêu cần đúng thời gian, đảm bảochất lượng với chi phí thấp nhất Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải quảntrị vận chuyển Quản trị vận chuyển ở đây bao gồm những công việc lựa chọn phươngthức vận chuyển, thuê phương tiện vận chuyển, sắp xếp NVL lên phương tiện vậnchuyển và vận chuyển về nhà máy sản xuất

Khi công ty chịu trách nhiệm vận chuyển từ nhà cung cấp về có thể thuê phươngtiện vận tải hoặc sử dụng phương tiện của công ty Việc sử dụng phương thức vận tảinào còn phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá, tính chất của việc vận chuyển Cụ thể,nếu vận chuyển tương đối ổn định, chi phí vận chuyển thấp sẽ được lựa chọn Nếu đốitượng vận chuyển nhạy cảm thì chi phí không còn là yếu tố quyết định, doanh nghiệpvẫn nên tự vận chuyển để đảm bảo hàng về an toàn

18

Trang 19

Vận chuyển cần điều phối sao cho phù hợp với quá trình sản xuất, tránh trườnghợp hàng không về đúng thời gian quy định làm nhân công không có việc, hoặc hàng

về không đồng khiến dây chuyền ngưng hoạt động

Khi nhập NVL về nhà máy sản xuất, trước khi nhập kho phải kiểm tra về sốlượng và chất lượng, đồng thời xác định trách nhiệm của những đơn vị và người cóliên quan đến lô hàng

Quy trình kiểm tra thường tuân theo một quy trình công nghệ nhất định Cácnhân viên kiểm tra cần đáp ứng những yêu cầu này để đảm bảo kiểm tra được kháchquan, đúng mục đích Sau khi kiểm tra, cần lập biên bản tại chỗ, nếu có sai sót thì phải

có sự chứng thực của các bên để làm căn cứ sử lý về sau Trong trường hợp đó cầnphải xác định trách nhiệm của sai sót do nguyên nhân nào gây ra

Khi kiểm tra số lượng hàng hoá nhận về, tuỳ vào tính chất lý hoá của từng loạiNVL, vào tình hình giao nhận mà thực hiện những phương pháp phù hợp Có 2phương pháp kiểm tra đó là phương pháp kiểm tra toàn bộ và phương pháp kiểm tramẫu

Phương pháp kiểm tra toàn bộ: là phương pháp người kiểm tra rà soát lại tất cả

các mặt hàng nhập về có đủ số lượng quy định không

Phương pháp kiểm tra mẫu: người kiểm tra chỉ lấy một vài mẫu, sau đó đi đến

quyết định cho toàn bộ lô hàng

Với chất lượng của lô hàng thì kiểm tra cũng được linh động tuỳ thuộc vào đặctính của NVL Nếu NVL tỷ lệ hỏng cao hoặc yêu cầu kỹ thuật cao thì phải kiểm tra kỹ,

tỷ mỷ

2.2.2.4 Tổ chức dự trữ, tồn kho

Về tổ chức dự trữ, hiện nay tồn tại hai quan điểm đối lập nhau, một là ủng hộ vàmột là phản bác dự trữ Quan điểm ủng hộ dự trữ cho rằng dự trữ là cần thiết nhưngphải xác định đúng lượng dự trữ Theo quan điểm này, do một số nhà cung cấp giaohàng theo lô nên cần phải dự trữ NVL Mặt khác, dự trữ cũng giúp cho công ty có thểhạn chế rủi ro không có NVL khi nhà cung cấp không giao hàng theo đúng hợp đồng,khi giá NVL tăng cao đột ngột Quan điểm không ủng hộ dự trữ lại cho rằng dự trữ sẽlàm tăng chi phí lưu kho bao gồm chi phí kho xưởng, các thiết bị, chi phí nhân công và

có thể gây ra tình trạng NVL xuống cấp khi để trong kho Các công ty sản xuất hiênnay thường vẫn theo quan điểm lưu kho NVL để cung ứng kịp thời cho quá trình sảnxuất

Tổ chức dự trữ cũng là một chức năng quan trọng trong quá trình quản trị NVL.Lượng dự trữ liên quan đến kế hoạch mua sắm, đến quá trình sản xuất và đến toàn quy

Trang 20

trình quản lý NVL Khi thực hiện chức năng này, nhà quản trị phải thực hiện các côngviệc sau:

+ Xác định lượng dự trữ hợp lý

+ Chuẩn bị nhà kho dự trữ

+ Mã hóa NVL trong kho để thuận lợi cho công tác sắp xếp

+ Tổ chức kiểm tra định kỳ NVL trong kho

NVL được sắp xếp trong kho cũng phải theo một trật tự nhất định Một sốphương pháp sắp xếp được các công ty thường sử dụng như:

Phương pháp: “Mỗi chỗ một vật, mỗi vật ở chỗ của mình”: mỗi một loại sản

phẩm một chỗ quy định Ưu điểm: dễ xác định các loại NVL trong kho; kiểm soátNVL một cách dễ dàng và nhanh chóng Nhược điểm: không tận dụng được diện tíchkho tàng

Phương pháp phổ quát vị trí: “bất kỳ vật gì, bất kỳ chỗ nào”: kho được sử dụng

một cách triệt để, mọi vị trí đều được tận dụng, một sản phẩm có nhiều điạ chỉ Ưuđiểm: tận dụng được diện tích kho tàng, nhưng khó kiểm soát và khó kăn trong việcxác định chỗ trống khi nhập kho và tìm địa chỉ sản phẩm khi xuất kho

Phương pháp tần suất quay vòng: NVL được sử dụng nhiều nhất được xếp ở

chỗ thuận tiện nhất

Phương pháp vào trước ra trước: NVL nào nhập trước sẽ được xuất trước cho

sản xuất, nhập sau sẽ xuất sau cho sản xuất

Trong quá trình dự trữ, thủ kho cũng phải thường xuyên kiểm tra NVL trong kho

cả về số lượng và chất lượng Khi thấy sai khác cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa racác biện pháp để giải quyết

Trong quá trình quản trị NVL, nhà quản trị cũng cần phải xem xét các khía cạnh

về quản lý kinh tế dự trữ Phương án được lựa chọn cho quá trình dự trữ phải đảm bảotối thiểu hóa các chi phí đi kèm và tối đa hóa hiệu quả mang lại Các chi phí đi kèm ởđây là các chi phí về nhà xửơng, chi phí quản trị, chi phí cho sự giảm giá NVL trongkho, chi phí cho các hoạt động kiểm tra…

2.2.2.5 Tổ chức cấp phát cho phân xưởng

Cấp phát NVL cho các phân xưởng là công tác hết sức quan trọng của nhà máysản xuất Khi hoạt động này được tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho sản xuất của doanhnghiệp được tổ chức nhịp nhàng, tăng năng suất lao động, tăng vòng quay vốn, nângcao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm được NVL trong sảnxuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

Nhiệm vụ của hoạt động cấp phát NVL cho phân xưởng:

+ NVL được cấp phát cho các phân xưởng phải đảm bảo đúng chất lượng,

đủ số lượng và đúng quy cách, phẩm chất, thời gian

20

Trang 21

+ Đảm bảo NVL được cấp phát tồn tại dưới dạng thuận lợi cho việc sử dụngcủa các phân xưởng

+ Giải phóng cho các đơn vị tới mức tối đa chức năng liên quan đến việc tổchức cung ứng NVL

+ Kiểm soát việc giao NVL và sử dụng NVL ở các đơn vị

Nội dung của công tác cấp phát NVL bao gồm:

Lập hạn mức cấp phát NVL: Hạn mức cấp phát NVL là lượng NVL tối đa quy

định cấp phát cho phân xưởng sản xuất trong một thời gian nhất định để thực hiệnnhiệm vụ được giao Mục đích của việc sử dụng hạn mức là nâng cao trách nhiệm củacác đơn vị sản xuất trong việc sử dụng NVL một cách hợp lý, nâng cao trách nhiệmcủa phòng vật tư trong việc đảm bảo cấp phát cho phân xưởng lượng NVL theo đúngquy định Hạn mức phải được lập chính xác, trong thời gian quy định, phải quy định rõmục đích sử dụng

Lập chứng từ cấp phát NVL nội bộ doanh nghiệp : Việc quy định đúng đắn chế

độ lập chứng từ cấp phát NVL có ý nghĩa quan trọng, giúp cho việc cấp phát diễn ranhanh chóng, giảm giấy tờ và thời gian làm thủ tục không cần thiết các công việc liênquan tới hạch toán, thống kê đưcợ thuận lợi, dễ dàng hơn Các chứng từ hiện naythường được dùng như : Phiếu xuất kho, Phiếu xuất NVL theo hạn mức

Chuẩn bị NVL để cấp phát: Các NVL phải được chuẩn bị dưới dạng thuận lợi

nhất cho hoạt động sản xuất, đảm bảo việc sử dụng NVL đạt hiệu quả cao

Tổ chức giao NVL cho các phân xưởng sản xuất: Đây là yếu tố quan trọng tới

năng suất lao đông của người lao động Hoạt động này được tổ chức tốt sẽ giảm chiphí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản Có 2 phương thức cấp phát NVL đó là: cấp phát tạikho và cấp phát tại nơi sản xuất Trong 2 phương pháp trên thì phương thức thứ 2được cho là tiến bộ hơn vì nó cho phép các phân xưởng tập trung vào các hoạt độngsản xuất, sử dụng hợp lý các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, điều hoà các nhu cầumột cách thuận tiện

2.2.2.6 Tổ chức kiểm tra và quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong

công ty

Kiểm tra tình hình sử dụng

NVL sau khi được cấp phát cho các phân xưởng cần được theo dõi trong quátrình sử dụng để tránh việc sử dụng không đúng mục đích, không tuân thủ đúng quytrình, công nghệ, không tận dụng phế liệu và sản xuất những phế phẩm, tăng mức tiêudùng, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

Khi kiểm tra tình hình sử dụng tại các phân xưởng, phải căn cứ vào các hạn mứccấp phát, báo cáo của các phân xưởng và số lượng sản phẩm sản xuất ra Ngoài ra,cũng cần kiểm tra thực tế sản xuất tại từng xưởng và người sử dụng

Trang 22

Trong thực tế khi xuất NVL, số lượng được đề xuất có thể thay đổi so với lệnhxuất kho Nguyên nhân là do, khi có lệnh xuất kho nhưng NVL không đủ để xuất làmcho lượng xuất ít hơn hoặc cũng có trường hợp là lượng xuất lại lớn hơn trong lệnhxuất do một số NVL không thể chia nhỏ để bớt lại So với hạn mức cấp phát thì cũngnhư vậy, lượng xuất thực tế có thể lớn hơn hoặc thay đổi khác Khi có yêu cầu cấpthem phải có phiếu yêu cầu thay thề và phải được hạch toán riêng

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin về tình hình sử dụng NVL ở các phânxưởng, nhà quản trị cần so sánh đối chiếu các số liệu trên với các hạn mức, báo cáo sửdụng NVL và tiến hành cấp phát

Mục đích của quyết toán NVL là tính toán lượng NVL thực chi có đúng mục đíchkhông Việc sử dụng các yếu tố vật chất có tuân thủ các định mức tiêu dùng không?Lượng NVL tiết kiệm hay bội chi? Nguyên nhân gây lãng phí trong sử dụng NVL củadoanh nghiệp

Có 3 phương pháp quyết toán NVL trong các doanh nghiệp:

Phương pháp kiểm kê (theo định kỳ): Theo phương pháp này, trên cơ sở số liệu

kiểm tra thực tế tồn kho NVL ở phân xưởng đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo và số liệu vềlượng NVL xuất trong kỳ để xác định thực tế NVL chi phí

Phương pháp đơn hàng: Các số lieu về kết quả sử dụng NVL được xác định

bằng cách so sánh thực chi với mức quy định được tính sau khi thực hiện đơn hàng

Phương pháp quyết toán theo từng lô hàng cấp ra: Đây là phương pháp thường

xuyên được sử dụng và thiết thực nhất Cấp phát NVL được tiến hành theo hạn mức vàđược dùng vào thực hiện sản xuất sản phẩm Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, công nhâncùng với việc giao thành phẩm cho phân xưởng phải nhập về kho số lượng vật tưkhông sử dụng hết

Để xác định chi phí, nhà quản lý lấy số thành phần sản xuất ra nhân (x) với mứctiêu dùng NVL Sau đó so sánh thực chi NVL với mức quy định tối đa biết được chênhlệch Vì công việc này được tiến hành ngay sau khi thực hiện nhiệm vụ nên dễ dàngtìm ra nguyên nhân và người vi phạm trong tiêu dùng Theo cách này, hết mỗi thángđòi hỏi các phân xưởng phải làm báo cáo về tình hình sử dụng NVL của mình

CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU

2.3.1 Nhân tố bên ngoài

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Khi nhập kho NVL vào công ty thì công tác nghiên cứu thị trường và nhà cungcấp không chỉ dừng lại ở môi trường trong nước mà còn phải tiến xa hơn đó là môi

22

Trang 23

trường kinh tế của các nhà cung cấp Nghiên cứu môi trường kinh tế trong nước nhằmcung cấp thông tin của thị trường tiêu thụ và môi trường cạnh tranh còn môi trườngkinh tế nước ngoài sẽ được thu thập thông tin về NVL đầu vào

Môi trường kinh tế trong nước cần tìm hiểu các chi tiêu sau:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế

+ Tỷ lệ lạm phát

+ Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ thanh toán

+ Lãi suất

2.3.1.3 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí, khí hậu, địa hình… Môi trường

tự nhiên của cả trong nước và nước ngoài đều ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình bảoquản của NVL Với một số NVL đặc biệt, chi phí dành cho bảo quản tăng lên như:đường , vải, các đồ thực phẩm…Hiện tưởng ẩm mốc cũng ảnh hưởng tới tiến độ sảnxuất của công ty

2.3.1.4 Nhà cung cấp

Đây là nhân tố quan trọng của quản trị cung ứng NVL mỗi công ty Nhà cung cấpquyết định tới số lượng, chất lượng NVL được cung ứng Số lượng nhà cung cấp NVLtrên thị trường càng dồi dào, phong phú công ty càng có cơ hội phân tích, đánh giá vàlựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho mình Mặt khác, số lượng nhà cung cấp càng lớnthì khả năng gây áp lực của nhà cung cấp lên công ty càng thấp và ngược lại Số lượngnhà cung cấp càng nhỏ thì nhà cung cấp có thể ép giá công ty

2.3.2 Các yếu tố bên trong

2.3.2.2 Đặc điểm của sản phẩm

Mỗi loại sản phẩm có định mức NVL tiêu dùng riêng Những sản phẩm yêu cầuđịnh mức NVL để sản xuất lớn thì nhu cầu NVL của công ty cũng lớn (các yếu tố kháckhông đổi) Nhu cầu NVL lớn thì lại yêu cầu quá trình quản lý NVL phức tạp hơn(giống như trên) Những sản phẩm mà yêu cầu cần nhiều linh kiện nhỏ lẻ để sản xuấtthì quá trình quản lý cũng phức tạp hơn những sản phẩm khác Nếu NVL nhỏ lẻ nhiều

sẽ mất nhiều công sức và thời gian để kiểm kê, quản lý, quyết toán do đó kéo theoquản trị cũng tăng theo Bên cạnh đó, kích thước sản phẩm cũng ảnh hưởng tới quátrình quản trị Nếu sản phẩm có kích thước lớn thì chắc chắn để sản xuất ra một đơn vịsản phẩm sẽ mất nhiều không gian cho quá trình vận chuyển, lưu kho NVL của nó vàngược lại Như vậy, kích thước, định mức sản phẩm ảnh hưởng tới quá trình quản trịNVL của công ty

2.3.2.3 Quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới hoạt động quản trịNVL Quy mô sản xuất càng lớn thì nhu cầu NVL càng lớn Khi lượng NVL sử dụng

Trang 24

lớn thì quá trình quản lý NVL càng phức tạp hơn, khó khăn cho người quản lý Ngượclại, quy mô sản xuất nhỏ thì nhu cầu NVL cũng nhỏ và người quá trình quản lý NVL

sẽ dễ dàng hơn Nhu cầu NVL lớn đòi hỏi số lượng nhà cung cấp lớn để đáp ứng đủnhu cầu của công ty Khi nhu cầu NVL lớn, công việc quản lý NVL cũng tăng thêm

mà tầm quản lý của mỗi nhà quản trị có hạn Do vậy, số cấp quản lý cũng tăng thêm,quá trình trao đổi thông tin mất nhiều thời gian hơn Bên cạnh đó, số lượng công nhânviên cũng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhu cầu NVL tăng, khiến công tácmua sắm và vận chuyển phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn Quy mô NVL tăng lên làmcho chi phí lưu kho cũng tăng, đòi hỏi hệ thống kho tàng lớn Khi quy mô doanhnghiệp giảm thì ngược lại, các nhân tố ở trên cũng giảm theo Nhìn chung, quy mô sảnxuất của doanh nghiệp tác động trực tiếp tới quá trình quản trị NVL

2.3.2.4 Đặc điểm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố ảnh hưởng tới mọi hoạt động của mỗi doanhnghiệp Tất cả mọi công việc đều do con người thực hiện nên điều đó là dễ hiểu Cán

bộ nhân viên liên quan đến quá trình quản trị NVL có tác động trực tiếp tới tình hìnhthực hiện quản trị NVL Trình độ của cán bộ công nhân viên càng cao thì khiến choquá trình quản lý càng dễ dàng và nhịp nhàng Mỗi cá nhân của quy trình thực hiện tốtcông việc của mình sẽ giúp cả dây chuyền hoạt động tốt Nhưng chỉ cần một khâutrong cả qúa trình hoạt động không tốt thì sẽ ảnh hưởng tới các khâu khác và ảnhhưởng tới cả quy trình làm việc Cùng một dây chuyền, các nhân viên có kỹ năng làmviệc tốt sẽ giảm lượng người tham gia vào dây chuyền, giảm thời gian trao đổi thôngtin cá nhân, dễ dàng hơn cho công tác quản trị

Đối với công nhân sản xuất, công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao sẽ giảmlượng hàng lỗi xuống, giảm lượng lãng phí NVL cùng các nguồn lực khác, giảm chiphí quản trị NVL xuống Ngược lại, nếu trình độ công nhân sản xuất thấp sẽ khiến chiphí NVL tăng lên và tăng chi phí quản lý NVL

Do trình độ nhân viên ảnh hưởng tới quá trình quản trị NVL nên để có thể quảntrị tốt NVL cần nâng cao trình độ của nhân viên và người công nhân

2.3.2.5 Đặc điểm kỹ thuật công nghê

Công nghệ sử dụng cũng ảnh hưởng tới quá trình quản trị NVL Đầu tiên, côngnghệ thông tin sẽ ảnh hưởng hệ thống quản lý của quá trình quản trị Nếu công nghệthông tin phát triển thì nhà quản lý có thể dễ dàng quản lý NVL thông qua hệ thốngmáy tính Hệ thống này giúp tiết kiệm thời gian trao đổi thông tin giữa các bộ phận.Tất cả các thông tin trong hệ thống sẽ được cập nhật để bất kỳ thành viên nào cũng cóthể tìm kiếm khi cần thiết Tiếp theo, kỹ thuật – công nghệ còn tác động tới NVL công

ty sử dụng Khi khoa học công nghệ phát triển thì NVL cũng phát triển theo NhữngNVL lạc hậu sẽ được hạn chế sử dụng và thay vào đó là những NVL mới phù hợp hơn

24

Trang 25

Mỗi loại NVL có cách quản lý khác nhau, do vậy dẫn đến quá trình quản trị khácnhau Do đó, công ty cần phải thường xuyên nắm bắt tình hình phát triển của khoa học

- kỹ thuật trên thị trường để có thể nắm bắt các cơ hội và đưa ra các giải pháp hạn chếthách thức

2.3.2.6 Khả năng tài chính của công ty

Nghĩa vụ của công ty nhập khẩu NVL là thanh toán đủ và đúng thời gian chongười cung cấp, do đó khả năng tài chính cũng tác động tới hoạt động thanh toán củacông ty, từ đó ảnh hưởng tới quá trình quản trị cung ứng NVL Công ty có khả năng tàichính dồi dào sẽ giảm thời gian huy động tiền trả cho nhà cung cấp, hoạt động nhậpkhẩu được diễn ra theo kế hoạch Khả năng tài chính lớn sẽ là cơ sở để công ty có thểmua được lượng NVL lớn thỏa mãn nhu cầu sản xuất Khi thị trường cung cấp có sựbiến động lớn, công ty có thể dễ dàng huy động lượng tiền lớn đầu tư vào các hoạtđộng quản trị NVL cần thiết Thêm vào đó, tiềm lực tài chính lớn cũng giúp hoàn thiện

hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng của quản trị NVL

Năng lực tài chính cũng tăng uy tín của công ty trên thị trường Một công ty uytín sẽ tạo sự tin cậy cho nhà cung cấp trên thị trường

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU

3.1 TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bài luận văn được hoàn thành dựa trên tiến trình nghiên cứu khoa học và hệthống dữ liệu có cơ sở Những tài liệu được sử dụng phục vụ việc nghiên cứu baogồm:

Dữ liệu thông tin thứ cấp:

+ Các tài liệu báo cáo tài chính của công ty, bao gồm: Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính 2011 và năm tàichính 2012

+ Tài liệu giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Hiệu Quả bao gồm: thôngtin về công ty, các bộ phận, phòng ban, các sản phẩm đặc thù,…

+ Các thông tin được đăng tải trên website của công ty: http://www.eff.com.vn

Trang 26

+ Các thông tin được thu thập về thị trường nguyên vật lệu của ngành sảnxuất thuốc và thức ăn thủy sản, hoạt động của doanh nghiệp,… thông quaphương tiện internet.

Dữ liệu thông tin sơ cấp:

Thông tin có được rút ra từ quá trình thống kê, phân tích Bảng câu hỏi điều trakhảo sát đối với các khách hàng của công ty

3.2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

Để có được một tiến trình nghiên cứu phù hợp với đề tài “Hoàn thiện công tácquản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hiệu Quả”, trước hết đi vào xemxét những vấn đề mấu chốt làm cơ sở lý thuyết cho toàn bộ tiến trình nghiên cứu Quaquá trình thực tế tại công ty, tiến hành nắm bắt những vấn đề tổng quan về công ty,đặc biệt mấu chốt trong hoạt cung ứng hiện tại của công ty

Để những thông tin thứ cấp được hoàn thiện, xử lý tốt hơn trong quá trình nghiêncứu đề tài, bước tiếp theo được thực hiện là thiết kế bảng câu hỏi điều tra khảo sátđánh giá của khách hàng công ty về vấn đề liên quan hoạt động marketing của công ty

Tiến trình nghiên cứu cụ thể được miêu tả cụ thể thông qua

26Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra giải pháp

Vấn đề nghiên cứu

Thực trạng hoạt độngquản trị cung ứng NVLtại công ty TNHH Hiệu

Trang 27

Sơ đồ 3.1 - Tiến trình nghiên cứu

3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Sau thời gian được thực tập tại công ty, một số tài liệu thông tin thứ cấp thu thậpđược, bao gồm:

+ Báo cáo tài chính của công ty năm 2011, 2012

+ Tài liệu nội bộ về giới thiệu công ty, các sản phẩm của công ty, tài liệu vềphòng ban và bộ phận

+ Ngoài ra, trong quá trình thực tập, một số thông tin thứ cấp khác cũngđược thu thập để phục vụ nghiên cứu đề tài như:

+ Các bài viết, thông tin thị trường trên Website của công ty và các nguồnWebsite uy tín khác

+ Các tài liệu lý luận được thu thập từ sách, giáo trình về quản trị cung ứng

và hoạt động cung ứng đầu vào

3.3.2 Thu thập thông tin thứ cấp

3.3.2.1 Các bước tiến hành

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát nhà cung cấp vànhân viên công ty thông qua bảng câu hỏi theo trình tự các bước:

Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Bước 2: Trực tiếp tiếp cận các công ty là nhà cung cấp để thực hiện khảo sát

Trang 28

Bước 3: Liên lạc và khảo sát đối tượng trong công ty, đối tượng trực tiếp đóngvai trò trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của công ty.

Bước 4: Khảo sát trực tiếp, nhận lại bảng câu hỏi

Bước 5: Xử lý thông tin sơ cấp bằng phần mềm SPSS

3.3.2.2 Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát

Bảng câu hỏi bao gồm câu hỏi được sắp xếp theo trình tự:

+Câu hỏi mở đầu: là những câu khá dễ trả lời và gây được cảm tình, thiện cảm.+Câu hâm nóng: giúp người được khảo sát nhớ lại hay suy nghĩ về vấn đề

+Câu hỏi đặc thù: Trọng tâm vào cảm xúc, thái độ của người được phỏng vấnnhằm thu thập được những thông tin cần thiết

+Câu hỏi về nhân khẩu: là những câu hỏi chi tiết về thông tin cá nhân như: tên,tuổi, mức chi tiêu, số điện thoại…

3.3.2.3 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát cho đề tài này : Nhân viên công ty vì mục tiêu là nghiên củahoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu nên chỉ có những người trong công ty mớiđánh giá chính xác nhất hoạt động quản trị trong công ty

3.3.2.4 Phát phiếu điều tra khảo sát

Gọi N là tổng số mẫu điều tra khảo sát (kích thước mẫu)

Ta có: số biến khảo sát là 19 Suy ra, N > 19*5 = 95 Chọn N = 150

Thời gian khảo sát: tháng thứ 2 thực tập tại công ty TNHH Hiệu Quả

Cách thức tổ chức khảo sát: Khảo sát viên trực tiếp liên hệ nhân viên công tyEFF để khảo sát trực tiếp

Cách thức khảo sát đối tượng: Khảo sát viên đưa ra câu hỏi và tự ghi chép, tránhtình trạng bảng khảo sát bị sót thông tin gây khó khăn cho việc xử lý số liệu Khảo sátviên luôn đặt đối tượng vào tầm quan sát và kiểm soát đồng thời phải đưa ra bảng câuhỏi để cho người được khảo sát thấy rõ

3.3.2.5 Hình thành mô hình nghiên cứu và xác định nội dung phân tích và tính

chính xác, độ tin cậy của dữ liệu

Trên cơ sở lý thuyết quản trị cung ứng vật tư của PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân,kết hợp với đặc thù của hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHHHiệu Quả và qua quá trình thực hiện khảo sát sơ bộ, mô hình nghiên cứu chính thứcđược xác định như sau: ( hình )

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Hoạt động “Lập kế hoạch mua sắm” có tương quan với hoạt động quản trị

cung ứng

H2: Hoạt động “Tổ chức mua sắm” có tương quan với hoạt động quản trị cung

ứng

28

Trang 29

H3: Hoạt động “Tổ chức dự trữ, tồn kho” có tương quan với hoạt động quản trị

cung ứng

H4: Hoạt động “Tổ chức cấp phát cho phân xưởng sản xuất” có tương quan với

hoạt động quản trị cung ứng

H5: Hoạt động “Tổ chức kiểm tra và quyết toán tình hình sử dụng NVL” có

tương quan với hoạt động quản trị cung ứng

Sơ đồ 3.2 - Mô hình nghiên cứu

Phân tích nhận xét mô tả thống kê về kết quả các câu hỏi điều tra khảo sát: tần suất.

Để đánh giá các yếu tố đang phân tích, đề tài sử dụng điểm trung bìnhtrong các bảng chạy số liệu SPSS được trình bày ở phần phụ lục chính Và sửdụng thang đo Likert với 5 mức độ để đánh giá các điểm trong phân tích Giá trịkhoảng cách = (Maximum – Minximum)/n = 0.8

Giá trị trung bình đạt ở điểm tương ứng với các mức hài lòng như sau:

Trang 30

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sựchặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Phương pháp này cho phép người phântích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiêncứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độlỗi của các biến Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp(Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mớiđược xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đolường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.

Qua 150 bảng khảo sát thu thập được ta tiến hành kiểm định Cronbach’s Alphađối với các biến mức đồng ý của nhân viên trong công ty khi đánh giá về các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động quản trị cung ứng NVL (Mời quý thầy cô xem Câu 7 – PHỤLỤC 1) Ta có kết quả kiểm định như sau (Mời quý thầy cô xem PHỤ LỤC 5):

Bảng 3.1 – Tổng hợp kết quả chạy Cronback Alpha

( nguồn: Khảo sát)

Lập kế hoạch mua sắm NVL:

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.624 > 0.6 chứng minh thang

đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được

Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3

và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố

30

Trang 31

Tổ chức mua săm NVL:

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.751 > 0.6 chứng minh thang

đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được

Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3

và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố

Lưu kho, dự trữ:

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.685 > 0.6 chứng minh thang

đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được

Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3

và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố

Tổ chức cấp phát:

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.684 > 0.6 chứng minh thang

đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được

Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3

và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố

Kiểm tra và quyết toán:

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.761 > 0.6 chứng minh thang

đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được

Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3

và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố nhằm rút gọn một số biến số (variables hoặc items) ít nhiều có

sự tương quan lẫn nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tươngquan theo đường thẳng được gọi là những nhân tố (factors) Phân tích nhân tố đòi hỏiKMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy- hệ số tương quan giữacác biến) phải có giá trị thoả mãn 0.5< KMO <1 thể hiện phân tích nhân tố là thíchhợp Nếu hệ số KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các

dữ liệu Thêm vào đó hệ số tải nhân tố (factors loading) phải >0.45, điểm dừngEigenvalue phải lớn hơn 1, tổng phương sai > 50%

Giả thuyết H0: Các biến không tương quan với nhau

Ta có kết quả kiểm định như trong PHỤ LỤC 6 Ta phải đi kiểm định 4 lần mới được kết quả tối ưu

Chạy EFA lần 1

Nhìn vào Bảng PL6.1, ta có KMO = 0.624>0.5, Chi-Square = 1167.76 với

sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 Vậy, các biến có tương quan với nhau

Trang 32

Chọn lượng nhân tố cố định ứng với Initial Eigenvalues có Total > 1 (7 nhân tố)

Từ đó, ta tìm được các nhân tố đã chuẩn hoá đó là nhân tố 1, 2, 3,4,5,6,7 (Mời quý thầy cô xem Bảng PL6.2, PHỤ LỤC 6)

Nhưng khi nhìn vào Bảng PL6.3, PHỤ LỤC 6_ Rotated Component Matrix ta thấy có 1 nhân tố bị loại bởi vì giá trị alpha <0.5 (biến C7.2.3) Vậy nên ta loại bỏ biến C7.2.3 ra khỏi mô hình để tiếp tục chạy phân tích nhân tố lần 2

Chạy EFA lần 2

Khi chạy phân tích nhân tố lần 2 ta được:

Nhìn vào Bảng PL6.4 có KMO= 0.609 >0.5, Chi-Square = 1093.349 với

sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 Vậy, các biến có tương quan với nhau

Nhưng khi nhìn vào Bảng PL6.5, PHỤ LỤC 6_ Rotated Component Matrix ta thấy có 1 nhân tố bị loại bởi vì giá trị alpha nằm ở 2 nhóm (biến C7.3.1) Vậy nên ta loại bỏ biến C7.3.1 ra khỏi mô hình để tiếp tục chạy phân tích nhân tố lần 3

Chạy EFA lần 3

Khi chạy phân tích nhân tố lần 3 ta được:

Nhìn vào Bảng PL6.7 có KMO= 0.596 >0.5, Chi-Square = 979.054 với

sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 Vậy, các biến có tương quan với nhau

Nhưng khi nhìn vào Bảng PL6.3, PHỤ LỤC 6_ Rotated Component Matrix ta thấy có 1 nhân tố bị loại bởi vì giá trị alpha <0.5 (biến C7.3.2) Vậy nên ta loại bỏ biến C7.3.2 ra khỏi mô hình để tiếp tục chạy phân tích nhân tố lần 4

Chạy EFA lần 4

Khi chạy EFA lần 4 ta được kết quả sau:

Nhìn vào Bảng PL6.7 (Mời quý thầy cô xem PHU LỤC 6) có KMO= 0.595 >0.5,Chi-Square = 929.434 với sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 Vậy, các biến có tương quan với nhau

32

Trang 33

Chọn lượng nhân tố cố định ứng với Initial Eigenvalues có Total > 1 (6 nhân tố).

Từ đó, ta tìm được các nhân tố đã chuẩn hoá đó là nhân tố 1, 2, 3,4,5,6 Với độ tin cậy

là 72.114%.( Bảng PL6.11, PHỤ LỤC 6)

Dựa vào Bảng PL6.6 ta phân nhóm các nhóm nhân tố:

Nhóm nhân tồ X1: C7.2.4, C7.2.5, C7.3.3, C7.3.4_Vận chuyển&lưukho

Nhóm nhân tố X2: C7.2.1, C7.2.2 _ Hợp đồng & nhà cung cấp

Nhóm nhân tố X3: C7.5.1, C7.5.2, C7.5.3 _ Kiểm tra, quyết toán

Nhóm nhân tố X4: C7.4.1, C7.4.3 _ Chuẩn bị cấp phát

Nhóm nhân tố X5: C7.1.1, C7.1.2, C7.1.3 _ Lập kế hoạch mua sắm

Nhóm nhân tố X6: C7.4.2, C7.4.4 _ Tổ chức cấp phát

Vì sau khi chạy EFA xuất hiện 6 nhân tố hơn 1 nhân tố so với mô hình lúc đầu Đã có

sự tồn tại của thang đo đa hướng Vậy nên, điều chỉnh lại mô hình như sau:

H1: “Lập kế hoạch mua sắm” có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng

NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả

H2: “Hợp đồng và nhà cung cấp” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL

tại công ty TNHH Hiệu Quả

H3: “Chuẩn bị cấp phát NVL” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại

công ty TNHH Hiệu Quả

Trang 34

H4: “Vận chuyển và lưu kho” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại

công ty TNHH Hiệu Quả

H5: “Tổ chức cấp phát NVL” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại

công ty TNHH Hiệu Quả

H6: “Kiểm tra và quyết toán” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại

công ty TNHH Hiệu Quả

Sơ đồ 3.3 - Mô hình nghiên cứu mới

Kiểm định Anova

Khi sử dụng kiểm định t đối với hai mẫu độc lập, trong trường hợp biến phân loại

có hai nhóm, chúng ta có thể hiện 3 cặp so sánh (1-2, 1-3, 2-3) Nếu biến phân loại có

4 nhóm, chúng ta có thể phải thực hiện 6 cặp so sánh Trong những trường hợp nhưvậy, chúng ta có thể sử dụng phân tích phương sai (Analysis Of Variance – ANOVA)

Kỹ thuật phân tích phương sai dùng để kiểm định giả thiết các tổng thể nhóm cótrị trung bình bằng nhau Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiêntrong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm Dựa trên hai ước lượcnày của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trungbình nhóm

Phương pháp phân tích hồi quy: là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một

hay nhiều biến số (biến giải thích hay độc lập: independent variables) đếnmộtbiến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc: dependent variables) nhằm dự báobiến kếtquả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích

Phương trình hồi qui đa biến có dạng:

HỢP ĐỒNG &

NHÀ CUNG CẤP

TỔ CHỨC CẤP PHÁT

CHUẨN BỊ CẤP

PHÁT NVL

Trang 35

β0, β1, β2,…, βk là các tham số hồi qui.

Kết quả tính toán có các thông số cơ bản như sau:

•Multiple R (Multiple correlation coefficient): hệ số tương quan bội Nóilên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X

•Hệ số xác định R2 (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ %biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi

•Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệmxem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà

R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi qui

•P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đóbắt đầu bác bỏ giả thuyết H0

Residual: phần dư của mô hình, SS (sum of squares): tổng bình phương, df: độ tự

do, Number of obs: số lượng các quan sát (số lượng mẫu)

Trang 36

CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC VÀ CUNG ỨNG NVL ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY TNHH HIỆU

QUẢ

4.1THÔNG TIN THỨ CẤP

4.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Hiệu Quả

4.1.1.1 Giới thiệu chung

Công Ty TNHH Hiệu Quả được thành lập và bắt đầu hoạt động vào ngày01/08/2005

Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH HIỆU QUẢ

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: EFFECT COMPANY LIMTED

Tên công ty viết tắt: EFF CO., LTD

Địa chỉ: 147G Đỗ Xuân Hợp, Phường An Phú, Quận 2

Mã số thuế: 0303895857

Điện thoại: 08 3743 2840 -3743 2998

Fax: 08.7432715

Email: eff_co@vnn.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102031781

Đăng ký lần đầu, ngày 18 tháng 07 năm 2005

Đăng ký thay đổi lần thứ: 2, ngày 12 tháng 09 năm 2005

Đăng ký thay đổi lần thứ: 3, ngày 17 tháng 10 năm 2007

Đăng ký thay đổi lần thứ: 4, ngày … tháng…năm 20…

Đăng ký thay đổi lần thứ: 5, ngày 04 tháng 05 năm 2013

Ngành nghề kinh doanh: Mua bán thức ăn hóa chất dùng cho thủy sản (trừ hóachất độc hại) Sản xuất mua bán thuốc thú y thủy sản Bổ sung: sản xuất thức ăn thủysản, gia súc, gia cầm

Điều kiện khách quan:

Ngày 21/12/1999 QH đã nhất trí thông qua và ban hành luật Doanh Nghiệp Luật Doanh Nghiệp ban hành nhằm thưc hiện chủ trương, chính sách và huyđộng vốn có hiệu quả, tạo thêm việc làm cho người lao động, bảo vệ lợi ích hợp phápcủa người góp vốn đầu tư đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, tăng cường hiệu quảquản lý của Nhà Nước đối với hoạt động sản xuất thương mại

Mặc khác, thị trường thủy sản là thị trường tiềm năng với số lượng đại lý và hộnuôi ngày một mở rộng cả về diện tích, mức độ đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuậttrong nuôi trồng ngày càng cao, đặc biệt là thị trường Miền tây đầy tiềm năng Chính

vì vậy công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường các tỉnhnày

36

Trang 37

Điều kiện chủ quan:

Đội ngũ quản lý và nhân viên của công ty xuất thân từ lĩnh vực nuôi trồng thủysản, là người trong ngành nên rất am hiểu thị trường này và quyết định đầu tư

Qua một thời gian dài hoạt động vốn của công ty ngày một lớn mạnh; phát triển

ổn định và ngày càng hiệu quả hơn Nguồn vốn được sử dụng hợp lý

Chính 2 điều kiện trên là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển côngty

4.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng và lĩnh vực hoạt động:

Công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa dược vật liệudùng trong kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (tôm, cá…) ngoài ra công ty còn mua bánnhững hóa chất, nguyên liệu phục vụ cho ngành thủy sản (trừ những hóa chất độc hại)

Hệ thống kênh phân phối chủ yếu ở các tỉnh Miền Tây và hiện tại đang mở rộngđầu tư nâng cao công tác tiếp cận thị trường ở khu vực Miền Trung để không ngừng

đa dạng hoá chất lượng sản phẩm

 Nhiệm vụ:

Công ty TNHH Hiệu Quả là công ty có đủ tư cách pháp nhân:

Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh,đảm bảo đúng pháp luật nhà nước hiện hành

Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế

Thực hiện này đủ nghĩa vụ với nhà nước về kê khai và nộp thuế

Chấp hành các quy định của Luật Kế Toán và Luật Thống Kê

Ứng dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, bao bì sảnphẩm, gia tăng sản phẩm và chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêuthụ

Nâng cao thu nhập của công ty

Thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều Lệ của công ty.4.1.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty

PHÂN XƯỞNGSẢN XUẤT

PHÒNG KẾ HOẠCHKINH DOANH

PHÒNG

Trang 38

Sơ đồ 4.1 - Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

4.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Ra đời vào giữa năm 2005, EFF đã đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực cạnhtranh khốc liệt của các đối thủ Sau thời gian khởi nghiệp, công ty với các thành viêntâm huyết đã dần gầy dựng thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng và chiếm vị thếtrong thị trường thuốc thủy sản

Dựa vào hai Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh niên độ tài chính 2011

và niên độ tài chính 2010 (Mời quý thầy cô xem PHỤ LỤC 2 và PHỤ LỤC 3 ), ta cóbảng phân tích sau:

Bảng 4.1 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(đơn vị: đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệu Quả)

Nhìn vào Bảng phân tích 4.1 trên đây, điều dễ dàng nhận ra nhất là các chỉ tiêuđược phân tích đều có sự gia tăng qua các năm, từ năm 2010 đến 2012 Cụ thể, doanhthu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng từ 4,853,645,453 đồngvào năm 2010 lên con số 11,713,536,399 đồng vào năm 2011 và 14,943,808,290 đồng

38

Trang 39

vào năm 2012 Rõ ràng, đây là một thành tựu đáng kể của công ty trong thời gian hoạtđộng.

Doanh thu cao nhưng giá vốn hàng bán cao nên khiến cho lợi nhuận gộp về bánhàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt khoảng 21,61% (năm 2012) trên doanh thu Con sốlợi nhuận gộp này vào năm 2012 có tăng 853,368,173 đồng so với năm 2011, tươngứng mức giảm 29.57%

Chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng không ngừngqua các năm Cụ thể, nếu năm 2010, con số này chỉ dừng lại ở 110,742,717 đồng thìđến năm 2011, nó đã tăng 261,865,890 đồng, đạt 3 72,608,607 đồng; tương ứng mứctăng 70,28% Mức tăng này vẫn được duy trì cho đến năm 2012, với lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh đạt 845,878,769 đồng; tăng 473,270,162 đồng so với năm2011; tương ứng mức tăng 55,95%

Nếu năm 2010, con số lợi nhuận sau thuế là 106,760,789 đồng; thì đến năm

2011, con số này tăng lên 312,842,738 đồng và tăng vượt bậc lên mức 697,849,984đồng vào năm 2012 Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh tới 385,007,246 đồng so với năm

2011, tương ứng với 55,17% là con số kinh ngạc và đáng tuyên dương của toàn thểban lãnh đạo và nhân viên công ty Có được sự tăng nhanh về lợi nhuận này, phải kểđến công tác lảnh đạo tốt của ban lảnh đạo công ty kết hợp với những nổ lực của toàn

bộ công nhân viên trong công ty

Từ thực tiễn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ khi mới thành lập chođến nay cho thấy, công ty TNHH HIệu Quả đã từng bước đạt được những thành tựunhất định trong lĩnh vực thuốc thủy sản… Bên cạnh đó, với xu hướng chung của cáccông ty khi trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế, Hiệu Quả đã gặp không ít khó khănkhi với những xu hướng chung của thế giới từ những vụ kiện quốc tế liên quan đếnvấn đề xuất khẩu thủy sản qua Mỹ và các nước Châu Âu

Theo đánh giá của Ban lãnh đạo công ty Hiệu Quả, công ty đang từng bước ổnđịnh về nhân sự các phòng ban và cách thức tổ chức điều hành, tạo nền tảng vững chắc

để công ty có thể vượt qua khó khăn và bước nhanh, bước mạnh trong những năm tới.4.1.3 Thực trạng Quản trị cung ứng NVL tại công ty

4.1.3.1 Công tác hoạch định và tổ chức mua sắm NVL

Nghiên cứu thị trường

Vì công ty chuyên sản xuất các lại thuốc thủy sản Mà đặc thù của ngành này làphải áp dụng những tiêu chuẩn ý tế quốc tế khắc khe nên bắt buộc nguồn cung cấpcũng phải hết sức rỏ ràng và đáng tin cậy Công ty TNHH Hiệu Quả lấy nguồn cungchủ yếu là nhập từ trong nước Số ít còn lại là nước ngoài Vậy nên việc xem xét vàlực chọn nhà cung cấp của nước nào cũng hết sức quan trọng

Trang 40

Các loại thuốc thủy sản cũng được dùng theo mùa Những mùa nắng nóng, khíhậu khắc nghiệt thì thủy sản thường mắc bệnh nhiều hơn Vì thế công ty cũng nghiêncứu để đều phối sản xuất sao cho có nguồn cung liên tục cho thị trường.

Tập quán dùng thuốc của mỗi người dân cũa những Vùng thì có điểm khác nhau.Bởi vì khí hậu của mỗi nơi không giống nhau Miền Tây khí hậu ổn định quanh nămnên việc cung cấp cho các tỉnh Miền Tây không có sự khác biệt giữa các mùa CònMiền Trung và Bắc thì khí Hậu theo Mùa, vậy nên cung cấp thuốc cho những miềnnày phải hết sức cẩn thận

Xác định nhu cầu cho sản xuất

Khi xác định nhu cầu NVL, nhà quản trị căn cứ vào:

+ Báo cáo về tình hình thị trường và khả năng phát triển của công ty

+ Kế hoạch sản xuất của công ty (kế hoạch theo năm, tháng)

+ Định mức NVL cho mỗi loại sản phẩm

+ Báo cáo tình hình tồn kho của các linh kiện

Mỗi loại sản phẩm được cấu tạo bởi rất nhiều thành phần khác nhau Định mứcNVL cho mỗi loại sản phẩm giúp nhà quản trị có thể xác định được tổng hợp nhu cầuNVL của cả công ty

Nhân viên điều độ của nhà máy có trách nhiệm thông báo thường xuyên tình hìnhtồn kho NVL cho phòng Kế hoạch- vật tư Cụ thể là vào 10h ngày thứ 7 thì nhân viênđiều độ và kế toán vật tư phải thông báo cho nhân viên điều phối và nhân viên điềuphối phải thông báo cho nhân viên Kế hoạch- vật tư

Khi đã có đủ các thông tin trên, nhân viên phòng Kế hoạch- vật tư có trách nhiệmtổng hợp lại nhu cầu NVL cho toàn bộ công ty sau đó trình lên trưởng phòng duyệt

Khi có sự thay đổi so với bản kế hoạch đã đặt ra thì phòng Kế hoạch- vật tư phảiphối hợp với phòng điều độ để ra một bảng kế hoạch vật tư của tháng Bảng kế hoạchnày được lập vào ngày 25 hàng tháng

Kế hoạch sản xuất được lập nói chung là sát với tình hình thực tế và đáp ứngđược nhu cầu sản xuất của công ty Nhưng do tác động của ngoại cảnh nên nhiều khihàng vẫn chưa về theo kế hoạch đặt ra Do đó, bộ phận lập kế hoạch cần nghiên cứunguyên nhân kịp thời để tìm ra giải pháp giảm tình trạng trên

Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Các nhà cung cấp chính của công ty chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh Ngoài racũng có một số nhà cung cấp đến từ tỉnh khác như Đồng Nai, Bình Dương

40

Ngày đăng: 08/06/2016, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w