CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
3.2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Sau thời gian được thực tập tại công ty, một số tài liệu thông tin thứ cấp thu thập được, bao gồm:
+ Báo cáo tài chính của công ty năm 2011, 2012.
+ Tài liệu nội bộ về giới thiệu công ty, các sản phẩm của công ty, tài liệu về phòng ban và bộ phận.
+ Ngoài ra, trong quá trình thực tập, một số thông tin thứ cấp khác cũng được thu thập để phục vụ nghiên cứu đề tài như:
+ Các bài viết, thông tin thị trường trên Website của công ty và các nguồn Website uy tín khác.
+ Các tài liệu lý luận được thu thập từ sách, giáo trình về quản trị cung ứng và hoạt động cung ứng đầu vào.
3.3.2 Thu thập thông tin thứ cấp 3.3.2.1 Các bước tiến hành
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát nhà cung cấp và nhân viên công ty thông qua bảng câu hỏi theo trình tự các bước:
Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.
Bước 2: Trực tiếp tiếp cận các công ty là nhà cung cấp để thực hiện khảo sát.
27
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Phát phiếu đều tra, phỏng vấn nhân viên công ty
Xử lý số liệu và đánh giá vấn đề nghiên cứu
Bước 3: Liên lạc và khảo sát đối tượng trong công ty, đối tượng trực tiếp đóng vai trò trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của công ty.
Bước 4: Khảo sát trực tiếp, nhận lại bảng câu hỏi.
Bước 5: Xử lý thông tin sơ cấp bằng phần mềm SPSS.
3.3.2.2 Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát
Bảng câu hỏi bao gồm câu hỏi được sắp xếp theo trình tự:
+Câu hỏi mở đầu: là những câu khá dễ trả lời và gây được cảm tình, thiện cảm.
+Câu hâm nóng: giúp người được khảo sát nhớ lại hay suy nghĩ về vấn đề
+Câu hỏi đặc thù: Trọng tâm vào cảm xúc, thái độ của người được phỏng vấn nhằm thu thập được những thông tin cần thiết
+Câu hỏi về nhân khẩu: là những câu hỏi chi tiết về thông tin cá nhân như: tên, tuổi, mức chi tiêu, số điện thoại…
3.3.2.3 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát cho đề tài này : Nhân viên công ty vì mục tiêu là nghiên của hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu nên chỉ có những người trong công ty mới đánh giá chính xác nhất hoạt động quản trị trong công ty.
3.3.2.4 Phát phiếu điều tra khảo sát
Gọi N là tổng số mẫu điều tra khảo sát (kích thước mẫu).
Ta có: số biến khảo sát là 19. Suy ra, N > 19*5 = 95. Chọn N = 150.
Thời gian khảo sát: tháng thứ 2 thực tập tại công ty TNHH Hiệu Quả.
Cách thức tổ chức khảo sát: Khảo sát viên trực tiếp liên hệ nhân viên công ty EFF để khảo sát trực tiếp.
Cách thức khảo sát đối tượng: Khảo sát viên đưa ra câu hỏi và tự ghi chép, tránh tình trạng bảng khảo sát bị sót thông tin gây khó khăn cho việc xử lý số liệu. Khảo sát viên luôn đặt đối tượng vào tầm quan sát và kiểm soát đồng thời phải đưa ra bảng câu hỏi để cho người được khảo sỏt thấy rừ.
3.3.2.5 Hình thành mô hình nghiên cứu và xác định nội dung phân tích và tính chính xác, độ tin cậy của dữ liệu
Trên cơ sở lý thuyết quản trị cung ứng vật tư của PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, kết hợp với đặc thù của hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hiệu Quả và qua quá trình thực hiện khảo sát sơ bộ, mô hình nghiên cứu chính thức được xác định như sau: ( hình )
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Hoạt động “Lập kế hoạch mua sắm” có tương quan với hoạt động quản trị cung ứng.
H2: Hoạt động “Tổ chức mua sắm” có tương quan với hoạt động quản trị cung ứng
28
H3: Hoạt động “Tổ chức dự trữ, tồn kho” có tương quan với hoạt động quản trị cung ứng
H4: Hoạt động “Tổ chức cấp phát cho phân xưởng sản xuất” có tương quan với hoạt động quản trị cung ứng
H5: Hoạt động “Tổ chức kiểm tra và quyết toán tình hình sử dụng NVL” có tương quan với hoạt động quản trị cung ứng.
Sơ đồ 3.2 - Mô hình nghiên cứu
Phân tích nhận xét mô tả thống kê về kết quả các câu hỏi điều tra khảo sát: tần suất.
Để đánh giá các yếu tố đang phân tích, đề tài sử dụng điểm trung bình trong các bảng chạy số liệu SPSS được trình bày ở phần phụ lục chính. Và sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để đánh giá các điểm trong phân tích. Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minximum)/n = 0.8
Giá trị trung bình đạt ở điểm tương ứng với các mức hài lòng như sau:
ã 1,00 – 1,80 : Rất khụng hài lũng
ã 1,81 – 2,60 : Khụng hài lũng
ã 2,61 – 3,40 : Trung hũa
ã 3,41 – 4,20 : Hài lũng
ã 4,21 – 5,00: Rất hài lũng
Tiến hành kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu:
Hệ số Cronbach’s Alpha LẬP KẾ HOẠCH
MUA SẮM
TỔ CHỨC MUA SẮM NVL
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG TỔ CHỨC DỰ TRỮ,
TỒN KHO
TỔ CHỨC KIỂM TRA VÀ QUYẾT TOÁN
TỔ CHỨC CẤP PHÁT
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.
Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.
Qua 150 bảng khảo sát thu thập được ta tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các biến mức đồng ý của nhân viên trong công ty khi đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị cung ứng NVL. (Mời quý thầy cô xem Câu 7 – PHỤ LỤC 1). Ta có kết quả kiểm định như sau (Mời quý thầy cô xem PHỤ LỤC 5):
Bảng 3.1 – Tổng hợp kết quả chạy Cronback Alpha ( nguồn: Khảo sát)
Lập kế hoạch mua sắm NVL:
Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.624 > 0.6 chứng minh thang đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được.
Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3 và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố.
30
Tổ chức mua săm NVL:
Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.751 > 0.6 chứng minh thang đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được.
Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3 và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố.
Lưu kho, dự trữ:
Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.685 > 0.6 chứng minh thang đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được.
Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3 và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố.
Tổ chức cấp phát:
Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.684 > 0.6 chứng minh thang đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được.
Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3 và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố.
Kiểm tra và quyết toán:
Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha= 0.761 > 0.6 chứng minh thang đo likert có độ tin cậy khá và có thể sử dụng được.
Các biến đều có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3 và hệ số Alpha nếu loại biến > 0.6 nên phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố nhằm rút gọn một số biến số (variables hoặc items) ít nhiều có sự tương quan lẫn nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường thẳng được gọi là những nhân tố (factors). Phân tích nhân tố đòi hỏi KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy- hệ số tương quan giữa các biến) phải có giá trị thoả mãn 0.5< KMO <1 thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu hệ số KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Thêm vào đó hệ số tải nhân tố (factors loading) phải >0.45, điểm dừng Eigenvalue phải lớn hơn 1, tổng phương sai > 50%.
Giả thuyết H0: Các biến không tương quan với nhau
Ta có kết quả kiểm định như trong PHỤ LỤC 6. Ta phải đi kiểm định 4 lần mới được kết quả tối ưu.
Chạy EFA lần 1
Nhìn vào Bảng PL6.1, ta có KMO = 0.624>0.5, Chi-Square = 1167.76 với sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Vậy, các biến có tương quan với nhau.
Chọn lượng nhân tố cố định ứng với Initial Eigenvalues có Total > 1 (7 nhân tố).
Từ đó, ta tìm được các nhân tố đã chuẩn hoá đó là nhân tố 1, 2, 3,4,5,6,7 (Mời quý thầy cô xem Bảng PL6.2, PHỤ LỤC 6).
Nhưng khi nhìn vào Bảng PL6.3, PHỤ LỤC 6_ Rotated Component Matrix ta thấy có 1 nhân tố bị loại bởi vì giá trị alpha <0.5 (biến C7.2.3). Vậy nên ta loại bỏ biến C7.2.3 ra khỏi mô hình để tiếp tục chạy phân tích nhân tố lần 2.
Chạy EFA lần 2
Khi chạy phân tích nhân tố lần 2 ta được:
Nhìn vào Bảng PL6.4 có KMO= 0.609 >0.5, Chi-Square = 1093.349 với
sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Vậy, các biến có tương quan với nhau.
Nhưng khi nhìn vào Bảng PL6.5, PHỤ LỤC 6_ Rotated Component Matrix ta thấy có 1 nhân tố bị loại bởi vì giá trị alpha nằm ở 2 nhóm (biến C7.3.1). Vậy nên ta loại bỏ biến C7.3.1 ra khỏi mô hình để tiếp tục chạy phân tích nhân tố lần 3.
Chạy EFA lần 3
Khi chạy phân tích nhân tố lần 3 ta được:
Nhìn vào Bảng PL6.7 có KMO= 0.596 >0.5, Chi-Square = 979.054 với
sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Vậy, các biến có tương quan với nhau.
Nhưng khi nhìn vào Bảng PL6.3, PHỤ LỤC 6_ Rotated Component Matrix ta thấy có 1 nhân tố bị loại bởi vì giá trị alpha <0.5 (biến C7.3.2). Vậy nên ta loại bỏ biến C7.3.2 ra khỏi mô hình để tiếp tục chạy phân tích nhân tố lần 4.
Chạy EFA lần 4
Khi chạy EFA lần 4 ta được kết quả sau:
Nhìn vào Bảng PL6.7 (Mời quý thầy cô xem PHU LỤC 6) có KMO= 0.595 >0.5, Chi-Square = 929.434 với sigα.=0.000<0.05, ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Vậy, các biến có tương quan với nhau.
32
Chọn lượng nhân tố cố định ứng với Initial Eigenvalues có Total > 1 (6 nhân tố).
Từ đó, ta tìm được các nhân tố đã chuẩn hoá đó là nhân tố 1, 2, 3,4,5,6 .Với độ tin cậy là 72.114%.( Bảng PL6.11, PHỤ LỤC 6)
Dựa vào Bảng PL6.6 ta phân nhóm các nhóm nhân tố:
Nhóm nhân tồ X1: C7.2.4, C7.2.5, C7.3.3, C7.3.4_Vận chuyển&lưukho Nhóm nhân tố X2: C7.2.1, C7.2.2 _ Hợp đồng & nhà cung cấp
Nhóm nhân tố X3: C7.5.1, C7.5.2, C7.5.3 _ Kiểm tra, quyết toán Nhóm nhân tố X4: C7.4.1, C7.4.3 _ Chuẩn bị cấp phát
Nhóm nhân tố X5: C7.1.1, C7.1.2, C7.1.3 _ Lập kế hoạch mua sắm Nhóm nhân tố X6: C7.4.2, C7.4.4 _ Tổ chức cấp phát
Vì sau khi chạy EFA xuất hiện 6 nhân tố hơn 1 nhân tố so với mô hình lúc đầu. Đã có sự tồn tại của thang đo đa hướng. Vậy nên, điều chỉnh lại mô hình như sau:
H1: “Lập kế hoạch mua sắm” có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả.
H2: “Hợp đồng và nhà cung cấp” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả.
H3: “Chuẩn bị cấp phát NVL” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả.
H4: “Vận chuyển và lưu kho” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả.
H5: “Tổ chức cấp phát NVL” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả.
H6: “Kiểm tra và quyết toán” có ảnh hưởng đên hoạt động quản trị cung ứng NVL tại công ty TNHH Hiệu Quả.
Sơ đồ 3.3 - Mô hình nghiên cứu mới
Kiểm định Anova
Khi sử dụng kiểm định t đối với hai mẫu độc lập, trong trường hợp biến phân loại có hai nhóm, chúng ta có thể hiện 3 cặp so sánh (1-2, 1-3, 2-3). Nếu biến phân loại có 4 nhóm, chúng ta có thể phải thực hiện 6 cặp so sánh. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta có thể sử dụng phân tích phương sai (Analysis Of Variance – ANOVA).
Kỹ thuật phân tích phương sai dùng để kiểm định giả thiết các tổng thể nhóm có trị trung bình bằng nhau. Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm. Dựa trên hai ước lược này của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm.
Hồi quy
Phương pháp phân tích hồi quy: là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay độc lập: independent variables) đếnmột biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc: dependent variables) nhằm dự báobiến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích.
Phương trình hồi qui đa biến có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +…+ βkXk + ei
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc lập.
34
VẬN CHUYỂN
&LƯUKHO LẬP KẾ
HOẠCH MUA SẮM NVL
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
KIỂM TRA VÀ QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG &
NHÀ CUNG CẤP
TỔ CHỨC CẤP CHUẨN BỊ CẤP PHÁT
PHÁT NVL
β0, β1, β2,…, βk là các tham số hồi qui.
Kết quả tính toán có các thông số cơ bản như sau:
•Multiple R (Multiple correlation coefficient): hệ số tương quan bội. Nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X.
•Hệ số xác định R2 (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi.
•Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi qui.
•P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó bắt đầu bác bỏ giả thuyết H0.
Residual: phần dư của mô hình, SS (sum of squares): tổng bình phương, df: độ tự do, Number of obs: số lượng các quan sát (số lượng mẫu)
CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC VÀ