4.1 THÔNG TIN THỨ CẤP
4.2.2 Kiểm tra độ tin cậy
4.2.2.1 Hồi quy đơn
Gọi Y là mức độ ảnh chung của 5 nhân tố(Hoạch định mua sắm, tổ chức mua sắm, tổ chức dự trữ, cấp phát , kiểm tra) đến Hoạt động quản trị cung ứng.
Nhân tố “ Vận chuyển và lưu kho”
Giả thuyết H0: Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng(Y) không phụ thuộc vào hoạt động Vận chuyển và lưu kho(X1):
48
Nhìn vào Bảng PL7.1 ta thấy, F= 7.354 và sig.=0.007<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Tức là hai biến này có mối quan hệ với nhau.
Mối quan hệ giữa X1 và Y được thể hiện:
Y = 2.754 + 0.159 X1 hay
Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng= 2.754 + 0,159*Hoạt động Vận chuyển&Lưu kho
Nhìn vào Bảng PL7.3 ta thấy, Durbin-Watson = 2.041<4 và R2 = 0.047<0.1, hai biến này tương quan ở mức thấp. Và biến Vận chuyển & lưu kho giải thích được 4.7%
Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng.
Nhân tố “ Hợp đồng và nhà cung cấp”
Giả thuyết H0: Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng(Y) không phụ thuộc vào hoạt động Hợp đồng & Nhà cung cấp(X2):
Nhìn vào Bảng PL7.4( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)ta thấy, F= 50.518 và sig.=0.000<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Tức là hai biến này có mối quan hệ với nhau.
Dựa vào Bảng PL7.5( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)Mối quan hệ giữa X2 và Y được thể hiện:
Y = 2.347 + 0,283*X2 hay
Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng= 2.347 + 0,283*Hợp đồng và Nhà cung cấp
Nhìn vào Bảng PL7.6 ta thấy,0.25< R2 = 0.254<0.5, hai biến này tương quan ở mức khá chặt chẽ. Và biến Hợp đồng& nhà cung cấp giải thích được 25.4% Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng.
Nhân tố “ Kiểm tra và quyết toán”
Giả thuyết H0: Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng(Y) không phụ thuộc vào hoạt động Kiểm tra và quyết toán(X3):
Nhìn vào Bảng PL7.7( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)ta thấy, F= 24.584 và sig.=0.000<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Tức là hai biến này có mối quan hệ với nhau.
Dựa vào Bảng PL7.8( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)Mối quan hệ giữa X2 và Y được thể hiện:
Y = 2.471 + 0,241*X3 hay
Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng= 2.471 + 0,241*Kiểm tra & quyết toán Nhìn vào Bảng PL7.9( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7) ta thấy,0.1< R2 = 0.142<0.25 hai biến này tương quan ở mức trung bình. Và biến Kiểm tra & quyết toán giải thích được 14.2% Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng.
Nhân tố “ Chuẩn bị cấp phát”
Giả thuyết H0: Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng(Y) không phụ thuộc vào hoạt động Chuẩn bị cấp phát(X4):
Nhìn vào Bảng PL7.10( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)ta thấy, F= 29.15 và sig.=0.000<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Tức là hai biến này có mối quan hệ với nhau.
Dựa vào Bảng PL7.11( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)Mối quan hệ giữa X2 và Y được thể hiện:
Y = 1.975 + 0.376*X4 hay
Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng= 1.975 + 0.376*Chuẩn bị cấp phát Nhìn vào Bảng PL7.12( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7) ta thấy,0.1< R2 = 0.165<0.25 hai biến này tương quan ở mức trung bình. Và biến Chuẩn bị cấp phát giải thích được 16.5% Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng.
Nhân tố “ Lập kế hoạch mua sắm”
Giả thuyết H0: Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng(Y) không phụ thuộc vào hoạt động Lập kế hoạch mua sắm(X5):
Nhìn vào Bảng PL7.13( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)ta thấy, F= 32.772 và sig.=0.000<0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Tức là hai biến này có mối quan hệ với nhau.
Dựa vào Bảng PL7.14( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)Mối quan hệ giữa X2 và Y được thể hiện:
Y = 2.169 + 0.335*X5 hay
Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng= 2.169 + 0.335*Lập kế hoạch mua sắm
50
Nhìn vào Bảng PL7.15( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7) ta thấy,0.1< R2 = 0.181<0.25 hai biến này tương quan ở mức trung bình. Và biến Lập kế hoạch mua sắm giải thích được 18.1% Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng.
Nhân tố “ Tổ chức cấp phát”
Giả thuyết H0: Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng(Y) không phụ thuộc vào hoạt động Tổ chức cấp phát(X6):
Nhìn vào Bảng PL7.16( Mời quý thầy cô xem PHỤ LUC 7)ta thấy, F= 2.014 và sig.=0.158> 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0. Tức là hai biến này không có mối quan hệ với nhau. Nên loại bỏ biến X6 trước khi hồi quy bội.
4.2.2.2 Hồi quy bội
Gọi Y là mức độ ảnh chung của 5 nhân tố(hoạch định mua sắm, tổ chức mua sắm, tổ chức dự trữ, cấp phát , kiểm tra) đến Hoạt động quản trị cung ứng.
Đặt giả thuyết H0: Y không tương quan với X1, X2, X3, X4, X5 Phải qua 2 lần hồi quy mới được mô hình hoàn chỉnh.
Hồi quy lần 1
Nhìn vào man trận tương quan Bảng PL7.19 – Correlations( tương quan của từng biến phụ thuộc Dependent với biến độc lập Independent) ta thấy: Tất cả các X1, X2,X3, X4, X5 đều tương quan với Y vì 0<R<1.R= 0.73: Tương quan chặt chẽ
Nhìn vào bảng PL7.21 ta thấy, nhân tố X1= 0.895> 0.05 nên loại biến này ra khỏi phương trình. Phương trình còn lại 4 biến tương quan:X2, X3, X4, X5
Hồi quy lần 2
Chạy lại mô hình trên với 4 biến ta được kết quả:
Nhìn vào Bảng Coefficients trong bảng PL7.24 ta thấy, sig α của tất cả các biến trong mô hình này đều < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận:
“Hợp đồng & nhà cung cấp”, “ Kiểm tra, quyết toán”, “ Chuẩn bị cấp phát”, “ Kế hoạch mua sắm” có ảnh hưởng( tương quan ) đến Hiệu quả Hoạt động quản trị cung ứng NVL.
Phương trình tương quan là:
Y = 0,339 + 0.227*X2 + 0.179*X3 + 0.269* X4 + 0.195* X5 Hay:
Hoạt động quản trị cung ứng = 0.339 + 0.227* (Hợp đồng & nhà cung cấp) + 0.179*(Kiểm tra, quyết toán)3 + 0.269* ( Chuẩn bị cấp phát) + 0.195* (Kế hoạch mua sắm)
Ta thấy, X2, X3, X4, X5 đều tương quan dương( tỷ lệ thuận) với Y hay Hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng tỷ lệ thuận với Hợp đồng& nhà cung cấp, Kiểm tra và quyết toán, hoạt động chuẩn bị cấp phát, Kế hoạch mua sắm.
Trong đó, biến có sự tác động mạnh nhất là X4( chuẩn bị cấp phát) với β= 0.269, tác động mạnh thứ hai là nhân tố “Hợp đồng và nhà cung cấp” với β=0.227 , tác động thứ 3 là nhân tố “Lập kế hoạch mua sắm” với β=0.195 và biến có sự tác động yếu nhất là “Kiểm tra và quyết toán” với β=0.179. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng thì công ty nên chú trọng vào công tác chuẩn bị cấp phát và nhà cung cấp.
Bên cạnh đó cung không quên chú trọng vào hoạt động lập kế hoạch mua sắm và công tác kiểm tra, quyết toán tình hình sử dụng NVL.
Nhưng nhìn chung các biến này đều có sự tác động tương đương nhau.Hệ số hiệu chỉnh trung bình 0.5<R2 = 0.533<0.8 nên có sự tương quan chặt chẽ giữa các nhân tố đến hiệu quả hoạt đông quản trị cung ứng.
4.2.2.3 Kiểm định phương sai ANOVA
Đặt giả thuyết H0: Mức độ ảnh hưởng hoạt động quản trị cung ứng giữa các nhóm thâm niên là không có sự khác nhau.
- Bảng kết quả PL 8.3: Trình bày kết quả phân tích ANOVA, cho thấy mức ý nghĩa sig α= 0.013 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 kết luận rằng có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng giữa 5 nhóm thâm niên làm việc.
- Nhìn vào bảng thống kê mô tả PL 8.1 và đồ thị Mean Plots, chúng ta có thể thấy trung bình mức độ ảnh hưởng có vẻ tăng khi thâm niên làm việc tăng
- Bảng Pl 8.4 cho thấy kết quả kiểm định t từng cặp giữa 5 nhóm thâm niên làm việc. chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thâm niên 2 ( 1 năm đến 3 năm) và thâm niên 3 ( 3 năm đến 6 năm) vì có mức ý nghĩa sig α = 0.013<0.05
4.3 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG