1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận thẩm định tín dụng ngắn hạn và xếp hạng tín dụng cho công ty cổ phần thép pomina

56 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ là một áp lực lớn trong các chính sách tài chính của công ty, khả năng dẫn tới việc công ty phải hi sinh mục tiêu sinh lời nhằm duy trì khả nă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)



Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA 1

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1

1 Lịch sử hình thành và phát triển 1

2 Thông tin liên hệ 1

3 Ban lãnh đạo 2

4 Cơ cấu cổ đông – Cổ đông chính 2

5 Số lượng nhân công 2

6 Lĩnh vực kinh doanh 2

II TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3

III PHÂN TÍCH NGÀNH 4

1 Vị thế của công ty trong ngành 4

2 Triển vọng ngành 4

3 Định hướng phát triển của POMINA giai đoạn 2015-2020 5

IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5

1 Rủi ro về kinh tế 5

2 Rủi ro về pháp luật 5

3 Rủi ro đặc thù 6

CHƯƠNG II THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP 7

I PHÂN TÍCH TÀI SẢN 7

II PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN 13

III PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 17

IV THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 42

CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 44

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:

-Tháng 07/2009: Thành lập Nhà máy luyện phân phối thép trên khu đất 46 ha tại khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;

-Tháng 12/2009: tăng vốn điều lệ lên 1.630 tỷ đồng;

-Ngày 20/04/2010: Cổ phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE; -Tháng 07/2010: Tăng vốn điều lệ lên 1.874 tỷ đồng;

-Năm 2012: Nhà máy kuyện thép xây dựng Pomina khác đi vào hoạt động với công suất 1 triệu tấn/năm;

- Tính đến thời điểm hiện tại, Pomina là nhà máy thép lớn nhất Việt Nam với tổng công suất:

+ Công suất luyện phôi thép: 1,5 triệu tấn

+ Công suất cán thép xây dựng: 1,6 triệu tấn

2) Thông tin liên hệ:

Trang 6

Đỗ Văn Khánh Uỷ viên HĐQT

Đỗ Thị Kim Cúc Uỷ viên HĐQT

Trần Tô Tử Trưởng Ban kiểm soát

Nguyễn Bạch Trường Chinh Thành viên Ban kiểm soát

Đỗ Hoàn Mỹ Thành viên Ban kiểm soát

Đỗ Văn Khánh Tổng Giám đốc

Trương Thành Phúc Phó TGĐ

Nguyễn Thanh Lan Phó TGĐ

Nguyễn Nhựt Trường Kế toán trưởng

Trần Tô Tử Đại diện công bố thông tin

4) Cơ cấu cổ đông – Cổ đông chính

5) Số lượng nhân công:

-Nhân công ngày 31/12/2013 là 980 người

-Nhân công ngày 31/12/2014 là 903 người

Trang 7

II TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:

Pomina là một trong những nhà máy sản xuất thép xây dựng lớn nhất tại Việt nam hiện nay với công suất 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi mỗi năm Sản phẩm của công tu được sư dụng nhiều tại công trình dự án lớn như tòa nhà Sài Gòn Pearl, Hoàng Anh Gia Lai… Các loại sản phẩm chính là thép cuộn, thép thanh vằn, thép thanh trơn

Tại thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của POM đạt khoảng 8.722 tỷ đồng trong đó tài sản cố định có giá trị hơn 3.242 tỷ đồng để phục vụ cho việc xây dựng dự án Nhà máy luyện phôi thép tại KCN Phú Mĩ I cũng như các dự án đầu tư khác, POM đã phải đi vay nợ để có thể huy động đủ vốn Nợ phải trả của công ty cuối tháng 6/2014 khoảng 6.337 tỷ đồng, chiếm 72,7% tổng nguồn vốn riêng các khoản phải trả lại vay lên đến 5.500 tỷ đồng

Từng có thời gian đưng đầu thị trường trong mảng thép xây dựng, nhưng do những khó khăn chung từ nền kinh tế, cùng với việc gia tăng vay nợ phục vụ cho đầu tư dự án, Công ty

cổ phần Thép Pomina đã ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan: thua lỗ gần 219

tỷ đồng năm 2013 và lỗ 9 tỷ trong nửa đầu năm 2014 Sáu tháng đầu năm 2014, mất miếng

bánh thị phần vào tay Hòa Phát, Pomina chỉ còn chiếm 15,9% thị phần thép xây dựng

Trong Báo cáo tài chính soát xét hợp nhất bán niên năm 2015 của Công ty cổ phần Thép Pomiana, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là -15,2 tỷ đồng Lỗ lũy kế là -254,9 tỷ đồng Điều này khiến cổ phiếu của Công ty tiếp tục bị kiểm soát

Trước đó, cổ phiếu POM bị Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đưa vào diện kiểm soát kể từ ngày 07/04/2015 do Thép Pomina lỗ 2 năm liên tiếp Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của

cổ đông công ty mẹ năm 2014 là -28,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2013 của cố đông công ty mẹ là -193 tỷ đồng

Giải thích cho việc thua lỗ 2 năm liền của công ty, phía Pomina đã cho biết, do nhà máy luyện phôi thép có chi phí đầu tư lớn nhưng sản phẩm chưa đạt yêu cầu dẫn đến chi phí khấu hao và chi phí lãi vay cao Đồng thời năm 2014 công ty đã cố gắng khắc phục rất nhiều nhưng thị trường giá nguyên liệu biến động mạnh Đây là nguyên nhân chính làm cho công ty thua lỗ Pomina cũng đưa ra phương án khắc phục lỗ và chắc chắn có lãi trong năm nay Tuy nhiên đã nửa năm trôi qua và tình hình vẫn chưa được cải thiện Nên theo quy định, nếu tiếp tục thua lỗ trong năm 2015, cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc

Trang 8

III PHÂN TÍCH NGÀNH

1 Vị thế công ty trong ngành

Pomina ra đời vào năm 1999 với nhà máy cán thép có cong suất 300.000MT ngay sau khi đi vào hoạt động, nhà máy đã nhanh chóng đạt 100% công suất được sự tín nhiệm của thị trường, năm 2005 Pomina tiếp tục cho ra đời dàn cán thép thứ 2 có công suất 300.000MT và

2009 thêm dàn cán thép thứ 3 (Thép Thép Việt) 500.000 tấn thép cán, nâng tổng công suất của Pomina lên 1.100.000 tấn thép cán Ngoài ra đến năm 2009, công suất luyện (Thép Thép Việt) cũng là 500.000 tấn, là 1 trong 2 nhà máy có công suất luyện phôi lớn nhất Việt Nam Như vậy đến nay Pomina đã sở hữu 0.5 triệu tấn công suất kuyện thép và 1.1 triệu tấn công suất cán thép xây dựng hiện tại Pomina là doanh nghiệp thép lớn nhất Việt nam, chiếm thị phần 29.37% sản lượng cả nước

Pomina đang trong quá trình xây dựng và lắp đặt thêm một nhà máy có công suất 1 triệu tấn luyện thép và 0.5 triệu tấn cán thép ( Nhà máy luyện Phôi Thép) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, sẽ bắt đầu vận hành vào Quý I Năm 2012 Với sự ra đời của Nhà máy này, công suất của pomina trong ngành thép sẽ là: 1.5 triệu tấn cán và 1.6 triệu tấn luyện ( đã bao gồm công suất của Thép Thép Việt), bỏ xa các công ty khác trong cùng ngành và tiếp tục duy trì vị thế này trong thời gian tới

Sản phẩm cửa thép Pomina có chất lượng với mác thép cao SD390, Gr60 hiện nay chủ yếu được sử dụng tại các công trình lớn như thuỷ điện, cầu, đường, các cao ốc, khu dân cư hiện đại như thuỷ điện Đồng Nai, Yaly, Sesan, cầu thủ Thiêm, Cần Thơ, Rạch Miễu

Khách hàng chính của công ty là các công ty xây dựng, Công ty Tư vấn – thiết kế, nhà thầu có uy tín như Tổng công ty Xây dựng số 1, Cofico, Hoà Bình

2 Triển vọng ngành:

Thép là lương thực của tất cả các ngành công nghiệp khác Thép không chỉ đơn thuần

là vật liệu xây dựng mà còn là lương thực của các ngành công nghiệp nặng, xây dựng và quốc phòng Bên cạnh đó, ngành thép còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp của công nghiệp hoá, hiện đại hoá dất nước do vậy, ngành thép luôn đựợc Nhà nước xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trong quá trình phát triển của đát nước, sự tăng trưởng của ngành thép luôn đi đôi với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và nền kinh tế

Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nên nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cũng tăng cao, chiếm 63% trong năm 2006 và 54% trong năm 2007 trên tổng sản lượng tiêu thụ thép toàn quốc tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự dịch

Trang 9

chuyển cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thép giữa thép dài và thép dẹt do nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp nặng tăng cao

Dự báo trong 10 năm tới, thị phần tiêu thụ thép sẽ chiếm 60% so với tổng sản lượng thép tiêu thụ toàn ngành

3 Định hướng phát triển của POMINA giai đoạn 2015-2020:

- Huy động tối đa các nguồn vay, khai thác nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư, hạn chế tối đa sự pha loãng cổ phiếu, trận trọng huy động vốn trong những thời điểm thị trường chứng khoán suy thoái nhằm đảm bảo giá trị cổ phiếu của cổ đông

- Khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có

- Về chi phí: kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào, tối ưu hoá lượng hàng tồn kho, có chính sách công nợ cho người mua hợp lý nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh dẫn đầu ngành thép

- Về đầu tư: tiếp tục đi theo chuyên ngành với tốc độ cao và liên tục

IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY

1 Rủi ro về kinh tế

Sự phát triển của ngành sản xuất thép xây dựng tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng nói riêng Hiện Việt Nam chỉ mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhiều dự án đầu tư xây dụeng cơ sở hạ tầng được triển khai, quá trình này còn được đẩy mạnhtrong suốt nhiều thập niên qua Đặc biệt hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đón nhận nhiều làn sóng đầu tư với các dự án lớn về công nghịêp và xây dựng được triển khai Với việc đón nhận các làn sóng đầu tư, nhu cầu thép chất lượng cao phục vụ cho các công trình lớn sẽ gia tăng đáng

kể

2 Rủi ro về pháp luật:

Là một Công ty cổ phần nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã chịu nhiều

sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, những quy định sản xuất và nhập khẩu của Việt Nam và các nước khác nới mà công ty đang có hoạt động kinh doanh Công ty sẽ tiếp tục chịu những ảnh hưởng pháp lý trong và ngoài nước này trong thời gian tới.ngoài ra khi đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh théo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, hoạt động của công ty còn chịu

Trang 10

sự điều chỉnh của Luật, Nghị định và các Quy định về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán

Hiện nay, hệ thống luật pháp Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện, việc vận dụng không phù hợp và kịp thời sẽ tạo ra những rủi ro về pháp lý cho hoạt động kinh doanh của pomina Để hạn chế rủi ro này, Công ty phải chủ động nghiên cứu, nắm bắt sát sao các các chủ trương đướng lối của Nhà nước, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp

3 Rủi ro đặc thù

a) Rủi ro lãi suất:

Để duy trì cũng như để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty thường xuyên phải vay vốn của các tổ chức tín dụng Nhu cầu vốn lưu động nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn dài hạn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển là lớn

do đó, lãi suất thị trường tăng làm tăng chi phí vay vốn của công ty,

b) Rủi ro tỷ giá:

Do công ty thường xuyên phải nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài nên tỷ giá hối đoái

có tác động không nhỏ tới giá nguyên vật liệu đầu vào và hiệu quả kinh doanh của Công ty

Để hạn chế rủi ro này, Công ty đã có kế hoạch chủ động cân đối nguồn ngoại tệ phục

vụ cho việc nhập khẩu phôi thép Bên cạnh đó, Công ty có quan hệ uy tín với các tổ chức tín dụng nên nguồn vốn vay bằng ngoại tệ luôn được đảm bảo và sử dụng linh hoạt

Trang 11

CHƯƠNG II: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP

II Các khoản phải thu ngắn hạn 811.173 1.210.792 399.619 49,26% 15,52% 17,8% 51,57% 149,26%

Trang 12

2 Thuế GTGT được khấu trừ 59.740 202.502 142.762 236,98% 1,14% 2,98% 27,26% 338,97%

1 Đầu tư vào công ty con 796.000 796.000 0 0 15,23% 11,75 96,89% 100%

2 Đầu tư vào công ty liên kết 50.000 (50.000) (100%) 0,96%

Trang 13

3 Dự phòng giảm giá đầu tư dài

III Tài sản dài hạn khác 160.393 109.668 (50.737) (31,63%) 3,07% 1,61% 82,71% 68,37%

1 Chi phí trả trước dài hạn 160.319 109.658 (50.661) (31,6%) 3,07% 1,61% 82,7% 68,4%

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 64 (64) (100%) 102,03%

3 Tài sản dài hạn khác 10 10 0 (100%) 0,0002% 102,03% 68,4%

TỔNG TÀI SẢN 5.226.645 6.802.365 1.575.720 30,15% 100% 100% 77,79% 130,15%

Nhận xét:

Năm 2013: so với năm 2012, tổng tài sản giảm 22,21%, cụ thể tình hình biến động như sau:

o Tài sản ngắn hạn giảm 38,69% so với năm 2012, chủ yếu do các khoản mục: vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 79,16%, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 48,43% (trong đó, phải thu khách hàng và khoản phải thu khác giảm lần lượt là 49,62%

và 43,66%, trả trước cho người bán tăng 1,19%), hàng tồn kho giảm 20,6%, tài sản ngắn hạn khác giảm 66,46% (trong đó, chi phí trả trước ngắn hạn tăng 2,33%, thuế GTGT được khấu trừ giảm 72,74%, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 0,97%), tài sản ngắn hạn khác giảm 38,37%

o Tài sản dài hạn giảm 5,82% nguyên nhân là do các khoản mục: tài sản cố định giảm 5,62% (trong đó tài sản cố định hữu hình giảm 4,36%, tài sản cố định vô hình giảm 6,5%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 76,81%), khoản đầu tư dài hạn giảm 3,11%, tài sản dài hạn khác giảm 17,29% (trong đó, chi phí trả trước dài hạn giảm 17,3%, tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng 2,03%)

Năm 2014: so với năm 2013, tổng tài sản tăng 30,15%, cụ thể:

Trang 14

o Tài sản ngắn hạn tăng 85% so với năm 2014 tương ứng với số tiền 1.745.995.704.891 đồng, do các khoản mục: vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 11.538.898.771 đồng tương ứng với tỉ lệ 55,84%, khoản phải thu ngắn hạn tăng 399.619.549.822 đồng tương ứng với tỉ lệ 49,26% (trong đó phải thu khách hàng tăng 431.712.136.650 đồng tương ứng với tỉ lệ 56,09%, trả trước người bán giảm 32.690.657.898 đồng tương ứng với tỉ lệ 91,27%, phải thu khác tăng 508.071.070 đồng tương ứng với tỉ lệ 8,91%), hàng tồn kho tăng 1.198.713.546.932 đồng tương ứng với tỉ lệ 105,01%, tài sản ngắn hạn khác tăng136.123.618.326 đồng tương ứng với tỉ lệ 168,78% (trong đó, chi phí trả trước ngắn hạn giảm 3.287.783.134 đồng tương ứng với tỉ lệ 33,85%, thuế GTGT được khấu trừ tăng 142.761.581.770 đồng tương ứng với tỉ lệ 283,97%, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 3.381.356.665 đồng tương ứng với tỉ lệ 34,386%), tài sản ngắn hạn khác tăng 31.176.395 đồng tương ứng với tỉ lệ 3,72%

o Tài sản dài hạn giảm 170.275.673.679 đồng tương ứng với tỉ lệ 5,37% chủ yếu do các khoản mục tài sản cố định giảm 1.195.499.364.426 đồng tương ứng với tỉ lệ 5,39% (trong đó, tài sản cố định hữu hình giảm 108.722.127.160 đồng tương ứng với

tỉ lệ 4,94%, tài sản cố định vô hình giảm 379.133.371 đồngtương ứng với tỉ lệ 7,84%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 10.448.675.895 tương ứng với tỉ lệ 95,15%), tài sản dài hạn khác giảm 50.735.737.253 tương ứng với tỉ lệ 33,63%

Nhìn chung, tổng tài sản qua các năm có xu hướng tăng lên, cụ thể là từ năm 2013 đến năm 2014:

o Chủ yếu là do tài sản ngắn hạn đang tăng dần lên (năm 2013 là 39,3% đến năm 2014 là 55,86%) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng tài sản, nguyên nhân là do:

 Tăng tỉ trọng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền nhưng không đáng kể, cụ thể năm 2013 là 0,4% đến năm 2014

Trang 15

 Đáng chú ý là sự tăng mạnh của hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.Tỷ trọng hàng tồn kho tăng từ 21,84% năm 2013 lên 34,45% năm 2014; tài sản ngắn hạn khác tăng từ năm 2013 là 1,54% lên 3,195 năm 2014 Tuy nhiên, sự thay đổi như trên là không hợp lý vì tỉ trọng hàng tồn kho khá cao và vẫn có xu hướng tăng thêm chứng tỏ công ty quản lý không tốt hàng tồn kho hoặc không tiêu thụ nhanh sản phẩm, thêm vào đó tỉ trọng tài sản ngắn hạn khác cũng khá lớn là biểu hiện không tốt.vì làm tiêu hao vốn của công ty

o Đối với tài sản dài hạn, ta thấy được sự giảm dần rõ rệt qua các năm (năm 2013 là 60,7%, năm 2014 là 40,14% thấp hơn tỉ trọng tài sản ngắn hạn)

 Tỉ trọng tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng tài sản dài hạn nhưng vẫn có xu hướng giảm qua các năm (năm 2013 là 42,4%đến năm 2914 chì còn 30,82%)

 Tài sản dài hạn khác giảm từ năm 2013 là 3,07% xuống còn 1,61% năm 2014

 Đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm xuống, 15,23% năm 2013 chì còn 11,7% năm 2014 do công ty đã cắt giảm khoản đầu

tư vào công ty liên kết

 Đầu tư xây dựng cơ bản giảm mạnh, thông thường chỉ tiêu này giảm sẽ gắn với việc tăng tài sản cố định nhưng ở đây lại là giảm tài sản cố định Sự giảm sút đó là do hao mòn lũy kế của tài sản cố định vô hình khá cao( năm 2013 là 151,82%, năm

4 Tỷ suất đầu tư (TSCĐ/Tổng tài 0,42 0,31 -1,11

Trang 16

sản)

 Hệ số hao mòn của công ty qua 2 năm 2013 và 2014 tăng lên 0,04

 Việc giảm tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định, cho thấy rằng công ty đang thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh., không đầu tư xây dựng, đổi mới tài sản cố định, giảm tỷ suất đầu tư Vì vậy, sự thay đổi này là không hợp lý, nó giảm đi năng lực sản xuất của công ty, đi ngược lại xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 17

II PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

NHẬN XÉT:

Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2013/2012

Tỷ trọng (%)

Phải trả cho người bán 559.811 237.856 359.195 121.339 51.01% -321.955 -57.51% 42.49% 151.01%

Người mua trả tiền trước 134 1.158 220 -938 -81.04% 1.023 762.80% 862.80% 18.96%

Thuế và các khoản phải nộp nhà

Phải trả công nhân viên 3.432 3.445 3.460 15 0.44% 13 0.40% 100.40% 100.44%

Chi phí phải trả 203.570 74.764 95.863 21.099 28.22% -128.806 -63.27% 36.73% 128.22%

Các khoản phải trả, phải nộp khác 18.083 197.042 17.148 -179.894 -91.30% 178.959 989.62% 1089.62% 8.70%

Qũy khen thưởng và phúc lợi 58 0 -58 -100.00% 0.00%

Trang 18

Năm 2013:

Về tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của công ty năm 2013 là 5.226.645.348.075 đồng, giảm 1.492.262.193.514 (22,21%) so với năm 2012 Sang năm

2014 tổng nguồn vốn là 6.802.365.379.287 đồng, tăng 1.575.720.031.212 (30,15%) so với năm 2013 Do:

- Khoản phải trả giảm đột biến trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu, cụ thể như sau:

Nợ ngắn hạn giảm 1.444.200.775.326 đồng (32,41%) so với năm 2012 V

 Vay và nợ ngắn hạn giảm 1.173.341.992,148 (48%) so với năm 2012

 Phải trả người bán giảm 321.955.204.595 đồng (57,51%) so với năm 2012.\

 Khoản phải trả phải nộp khác tăng 178.958.216.805 đồng (989,62%) so với năm 2012

Điều này cho thấy năm 2013 tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm công ty giảm bớt áp lực lớn trong các chính sách tài chính

Tỷ trọng các khoản phải trả người bán giảm xuống thể hiện rằng công ty giảm chiếm dụng vốn lớn, không tiết kiệm được nguồn vốn huy động từ nợ vay và vốn chủ sở hữu, nhưng bên cạnh đó công ty cũng không phải huy động tiền để trả cho người bán nhiều

- Vốn chủ sở hữu năm 2013 là 2.239.200.365.792 đồng ,giảm 59.636.765.295 đồng (2,59%) so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do:

o Quỹ đầu tư phát triển tăng 4.308.312.335 đồng (0,93%) so với năm 2012

o Qũy dự phòng tài chính tăng 229.165.550 đồng (0,50%) so với năm 2012

Nguồn vốn từ quỹ lại tăng chứng tỏ công ty đang dần muốn ổn định và dễ dàng tăng khả năng mở rộng sản xuất, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm cho thấy cơ cấu tài chính của công ty không ổn định, rủi ro thanh toán cao Công ty có tỉ lệ lợi nhuận giữ lại cao 74,44% điều này giúp duy trì tỉ lệ vốn đầu tư của chủ sở hữu phù hợp với tốc

độ tăng trưởng của công ty

Trang 19

Nhìn chung cơ cấu tài chính năm 2013 là ổn định vì vốn chủ sở hữu vẫn nằm ở mức dương chưa giảm xuống âm Công ty vẫn hoạt đông

bình thường chưa gặp nguy cơ gì lớn

Năm 2014:

Về tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn năm 2014 là 6.802.365.379.287 đồng, tăng 1.575.720.031.212 đồng (30,15%) so với năm 2013 nguyên nhân chủ yếu do:

- Khoản phải trả tăng 1644.737.198.710 đồng (55,05%) so với năm 2013:

o Nợ ngắn hạn tăng 2.056.730.154.274 đồng hay tăng 115,20%,

 Vay và nợ ngắn hạn tăng 2.095.136.194.255 đồng (164,83%) so với năm 2013

Nợ ngắn hạn tăng nhanh cho thấy công ty có rủi ro thanh toán cao Nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ là một áp lực lớn trong các chính sách tài chính của công ty, khả năng dẫn tới việc công ty phải hi sinh mục tiêu sinh lời nhằm duy trì khả năng thanh toán sẽ rất dễ xảy ra điều này ảnh hưởng đến hoạt động và tồn tại của công ty

 Khoản mục phải trả người bán tăng 121.339.080.122 đồng (51,01%) so với năm 2013

Tỉ trọng này tăng cho thấy công ty đã dần chiếm dụng vốn tốt hơn, tiết kiệm được nguồn vốn nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu Tuy nhiên cần lưu ý tới tư cách tín dụng của công ty

 Khoản mục phải trả phải nộp khác giảm 179.893.695.967 đồng (91,30%) Công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối

o Khoản mục nợ dài hạn giảm 411.992.955.564 đồng (34,27%) so với năm 2013

Trang 20

Do nợ dài hạn là một nguồn vốn ổn định nên nguồn vốn này giảm xuống là không tốt, nguồn vốn này tăng lên thì tình hình tài chính của công ty mới ổn định

- Vốn chủ sở hữu năm 2014 giảm 2.178.183.198.294 tương ứng giảm 3,08% so với năm 2013 do:

o Khoản đầu tư từ quỹ phát triển ổn định không tăng giảm vẫn là 465.290.425.275 đồng

o Qũy dự phòng cũng ổn định không tăng giảm vẫn là 46.127.931.299 đồng

o Vốn cổ phần cũng vậy vẫn không tăng giảm

o Sau cùng là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 45,90% tướng ứng 219.397.091.280 đồng

Vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2013 cho thấy cơ cấu tài chính công ty không ổn định, nhưng nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn ở mức dương chưa giảm xuống âm, vì vậy tình hình tài chính của công ty vẫn còn ổn định công ty vẫn hoạt động bình thường, nhưng sức mạnh tài chính của công ty có xu hướng giảm dần

Trang 21

III PHÂN TÍCH CÁC NHÓM TỶ SỐ TÀI CHÍNH

1 Nhóm tỷ số thanh khoản:

a Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành(TSTTHH) =

Nhận xét: Từ bảng trên ta có thể đánh giá các tỷ số thanh toán hiện thời qua các năm của

công ty như sau:

- Năm 2012, TSTTHH = 1,04 > 1 , nhưng TSTTHH năm 2012 của công ty thấp hơn so

với TSTTHH trung bình ngành năm 2012 ( TSTTHH= 1,15)

→ tỉ số này > 1 là tốt, năng lực thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn cũa công ty đảm bảo nhưng còn thấp so với trung bình ngành

- Năm 2013, TSTTHH = 1,15 có sự tăng lên so với năm 2012 ( TSTTHH 2013 >

TSTTHH 2013) và >1 Mặt khác khi so sánh với chỉ số này của trung bình ngành Thép năm 2013( 1,08) là cao hơn

→ chỉ số >1, và > TSTTHH 2012, đồng thời > trung bình ngành Cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty được đảm bảo cao

- Năm 2014, TSTTHH = 0,99 <1 tuy không đảm bảo tài sản ngắn hạn có thể thanh toán

nợ ngắn hạn mà không cần đi vay thêm, so với các năm 2012 và 2013 là có giảm và trung

Trang 22

bình ngành ( = 1,1) thì tỷ số thanh toán hiện hành của công ty thấp, nhưng thấp hơn không nhiều

→ Khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty đang bị đe dọa

Phân tích chi tiết :

- Năm 2012, TSTTHH của công ty là 1,04 ( tối thiểu >1, khoảng 1 – 2 là vừa), tỷ số này

lớn hơn 1 nhưng không đáng kể, cho thấy công ty có thể đảm bảo được khả năng trả nợ Tuy nhiên khi so với TSTTHH trung bình ngành năm 2012 (=1,15) thì TSTTHH của công ty trong

năm thấp hơn là 0,11

→ Điều này cho thấy tuy công ty có thể đảm bảo được khả năng trả các khoản nợ cho chủ nợ nhưng không cao và năng lực thanh toán nợ hiện thời của công ty là kém hơn trong ngành,

tình hình tài chính của công ty còn yếu, hoạt động chưa hiệu quả

- Năm 2013, TSTTHH = 1,15, tỷ số của công ty trong năm là khá khả quan ( >1), cho

thấy năng lực thanh toán các khoản nợ của công ty là khá tốt TSTTHH của công ty đã tăng lên đáng kể và đạt 1,15 tăng hơn so với năm 2012 là 10,58% Mặt khác, TSTTHH của công ty năm 2013 là lớn hơn so với trung bình ngành (= 1,08) là 0,7 Sự gia tăng của TSTTHH và gia tăng trong mức tốt chứng tỏ khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty tăng lên, là dấu hiệu đáng

mừng của tình hình tài chính, đó thể hiện cho sự hiệu quả hoạt động của công ty

→ Qua đó cho thấy năng lực thanh toán các khoản nợ hiện hành của công ty trong năm đã cải

thiện và tốt

- Năm 2014, TSTTHH của công ty là 0,99 đã giảm đáng kể so với năm 2012 và 2013

lần lượt là -4,81% và 13,91% Và TSTTHH của công ty giảm ở mức báo động (< 1) cho thấy công ty có khả năng trả nợ thấp và năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ giảm đi đáng kể Nếu đem so sánh với trung bình ngành TSTTHH 2014 là 1,1 thì tỷ số của công ty

cũng thấp hơn nhiều

→ Qua đó đã thể hiện công ty không còn khả năng đảm bảo trả nợ tốt như những năm trước

mà còn giảm đi, cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2014 không khả quan, hoạt động của công ty kém hiệu quả và là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng trong doanh nghiệp

Trang 23

b Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh ( TSTTN) =

Ý nghĩa:

2012: Cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có 0,59đ TSNH có thể huy

động ngay để thanh toán

2013: Cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có 0,51đ TSNH có thể huy

động ngay để thanh toán

2014: Cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có 0,38 đ TSNH có thể

huy động ngay để thanh toán

Nhận xét: Dựa trên kết quả bảng trên có thể đánh giá tỷ số thanh toán nhanh như sau:

- Năm 2012, TSTTN = 0,59 < 1, nhưng so với trung bình ngành là 0,54 (Do đặc thù

ngành thép, để sản xuất thành phẩm cần số lượng lớn nguyên vật liệu, mất nhiều thời gian tôi luyện lại có % thất bại, sản phẩm không đạt yêu cầu, nên chỉ số này luôn ở mức giao động trong khoảng 0,5) thì TSTTN của công ty cao hơn Công ty sẽ không thanh toán được nợ nếu tồn kho không chuyển được thành tiền Cần phải kiểm tra kỹ chất lượng và tính thanh khoản của hàng tồn kho Tuy nhiên có đảm bảo khả năng trả nợ nhanh tốt hơn so với ngành

- Năm 2013, TSTTN = 0,51 <1, thấp hơn so với TSTTN 2012(0,59), nhưng cao hơn so

với trung bình ngành (0,42) Công ty sẽ không thanh toán được nợ nếu tồn kho không chuyển được thành tiền Cần phải kiểm tra kỹ chất lượng và tính thanh khoản của HTK, nhưng cũng tốt hơn so với trung bình ngành

- Năm 2014, TSTTN = 0,38 < 1, thấp hơn so với TSTTN 2012 và 2013 Và thấp hơn so

với trung bình ngành 2014 (0,45) Công ty sẽ không thanh toán được nợ nếu tồn kho không chuyển được thành tiền Cần phải kiểm tra kỹ chất lượng và tính thanh khoản của HTK

Trang 24

Phân tích chi tiết :

- Năm 2012, TSTTN của công ty là 0,59, tỷ số này thấp hơn 1 rất nhiều, nhưng nếu

đem so sánh với trung bình của ngành năm 2012 là 0,54, thì TSTTN của công ty cao hơn 0,05 Cho thấy khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán dự trữ HTK của công ty còn thấp, nhưng có thể do yêu cầu về sự cần thiết của ngành Thép về TSTTN trong năm không cao, nhất là khi TSTTN của công ty cao hơn trung bình ngành, đã thể hiện tỷ số này của công ty tuy thấp nhưng vẫn còn đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh của công ty

trong ngành là có thể chấp nhận được

- Năm 2013, TSTTN của công ty là 0,51(<1) và đã có sự giảm đi so với năm 2012 và

giảm 13,56% So với trung bình ngành 0,42 thì TSTTN của công ty cao hơn 0,09 Trong năm

2013 tuy TSTTN đã giảm đáng kể so với năm trước nhưng so với tốc độ giảm TSTTN của trung bình ngành thì có thể chấp nhận được Sự giảm đi của TSTTN của công ty ở các năm đã thể hiện sự thay đổi những chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán

nợ của công ty giảm đi TSTTN < 1 cho thấy công ty sẽ không thanh toán được nợ nếu tồn kho không chuyển được thành tiền Nhưng với trong ngành này, tỷ số này vẫn có thể đảm

bảo an toàn hơn

- Năm 2014, TSTTN của công ty là 0,38 đã giảm đi đáng kể so với tỷ số này ở năm

2012 là 35,59% và giảm so với 2013 là 25,49% TSTTN năm 2014 < 1 tỷ số này rất thấp Và đem so với trung bình ngành thì năm 2014 tỷ số cũng đã giảm đi và thấp hơn trung bình ngành 2014 ( =0,45) là 0,07 Sự giảm đi đáng kể tỷ số này của công ty, và thấp hơn nhiều so với 1 và so với trung bình ngành đã cho thấy sự thay đổi trong chính sách tín dụng va cơ cấu tài trợ của công ty đã làm khả năng trả nợ nhanh của công ty yếu đi Tỷ số thấp, không đảm bảo an toàn này cho biết trong năm khả năng thanh toán nợ của công ty nếu không bán đi dự trữ tồn kho là rất thấp ( HTK cuả công ty trong năm khá nhiều), dấu hiệu về tình hình tài

chính yếu kém và có nhiều rủi ro của công ty trong năm 2014

2 Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính:

a) Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính

Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty được gọi là đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt, một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro Do đó, quản lý nợ cũng rất quan trọng

- Tỷ số nợ giúp cho người đọc báo cáo tài chính đánh giá rủi ro 1 doanh nghiệp không trả được nợ ( ngắn hạn + dài hạn ) khi đáo hạn

- Một công ty tài trợ phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay được xem là có mức độ cao về đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính cao có nhiều rủi ro

Trang 25

b) Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ sử dụng nợ của Doanh nghiệp và đo

lường khả năng tự chủ của doanh nghiệp

2012: Công ty đi vay mượn để chi hoạt động nhiều hơn 1,92 lần số vốn hiện có

2013: Công ty đi vay mượn để chi hoạt động nhiều hơn 1,33 lần số vốn hiện có

2014: Công ty đi vay mượn để chi hoạt động nhiều hơn 2,13 lần số vốn hiện có

Nhận xét:

Tỷ số đảm bảo nợ của 02 năm 2013 và 2014 đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản của doanh

nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, khả năng tự chủ tài chính của công ty không

tốt.Nhưng do công ty thuộc ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn, do đó tỷ lệ tổng nợ trên

vốn chủ sở hữu thường có xu hướng cao Nhưng tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn

trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn

Năm 2013 tỷ số nhỏ hơn trung bình ngành => khả năng tự chủ tài chính khá tốt

Năm 2013 tỷ số giảm 31% so với năm 2012

Năm 2014 tỷ số tăng 60% , công ty đã huy động khoản nợ vay để tăng nguồn vốn kinh

doanh

=> Tỷ số có xu hướng tăng chứng tỏ công ty đã khai thác khoản nợ vay, huy động vốn vay

rất nhiều nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng

gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao Đặc biệt năm 2014, tỷ số

này cao hơn nhiều so với trung bình ngành do đầu tư lớn vào nhà máy luyện phôi thép nhưng

sản phẩm chưa đạt yêu cầu Doanh nghiệp cần quyết định sáng suốt, cũng như cẩn trọng tránh

Trang 26

sa đà quá nhiều vào vốn vay mà đánh mất khả năng tự chủ tài chính, cũng như không có khả năng chi trả nợ dẫn đến phá sản

c) Tỷ số nợ so với tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng

nợ trên tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

Trang 27

- Tỷ số nợ năm 2014 so với năm 2013 tăng 19%, nguyên nhân do tổng hợp nợ năm

2014 tăng biến động Tỷ số nợ tăng và luôn cao hơn 50% cho thấy công ty sử dụng nhiều nợ

để tài trợ cho tài sản Tỷ số nợ có xu hướng tăng , chứng tỏ công ty đã chú trọng khai thác đòn bẩy tài chính, tức là biết cách huy động vốn bằng cách đi vay Nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, gia tăng cao rủi ro, có thể trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất

d) Tỷ số nợ dài hạn

Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi

lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn)

Tỷ số nợ dài hạn =

Giá trị nợ dài hạn Tổng giá trị vốn cố định

Tổng giá trị vốn cố định = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa : Cứ 100 đồng vốn kinh doanh sau khi loại trừ các khoản nợ ngắn hạn

được tài trợ bởi đồng vốn vay thường xuyên (dài hạn) Công ty cần tăng nợ dài hạn, giảm nợ ngắn hạn để giảm bớt áp lực trả nợ

Trang 28

Tỷ số nợ dài hạn năm 2013 và năm 2014 đều nhỏ hơn trung bình ngành Năm 2014 tỷ

số giảm 8%, nguyên nhân do công ty giảm mạnh khoản mục nợ dài hạn (trả bớt nợ dài hạn)

Doanh nghiệp trả các khoản nợ dài hạn, trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn thì không được

giảm mà còn tăng thêm

Như vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi ro trong thanh toán Các khoản nợ

dài hạn được giảm nhiều như vậy cũng không tốt, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định, lâu dài Nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm các trang thiết bị đầu tư

cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định Cũng có thể thấy trong năm 2014, tỷ

số nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao, các khoản nợ dài hạn không tăng thêm, cho thấy khă năng huy động vốn của DN từ bên ngoài đã giảm

3 Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay:

Tỷ số trang trải lãi vay = Thu nhập trước lãi vay và thuế/ Chi phí lãi vay

=257.629

-59.456 +157.673

= 98.217

-68.953 +184.329

= 115.376

1.880.616 +1.757.226 =

3.637.852

2.796.558 +1.489.33

=4.285.89

2

4.516.10

1 +287.593

Nhận xét:Tỷ số trang trải lãi vay của công ty nhìn chung qua các năm có sự chênh lệch

theo xu hướng giảm:

Ngày đăng: 07/06/2016, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w