Cổng làng được các nhà nghiên cứu văn hóa xếp vào danh mục các di sản văn hóa vật thể, cũng như các di tích kiến trúc nghệ thuật khác như đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, từ chỉ, nhà thờ
Trang 11
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa truyền thống của người Việt từ ngàn đời nay được lưu giữ một phần lớn và quan trọng là ở làng Làng Việt ở Bắc Bộ là nơi định cư sớm của cư dân Việt Đa phần công việc trong làng là làm nghề nông Về cảnh quan, có đường làng, chùa làng, đình làng, ao làng, chợ làng, và nhiều làng không thể thiếu cổng làng
Cổng làng được các nhà nghiên cứu văn hóa xếp vào danh mục các di sản văn hóa vật thể, cũng như các di tích kiến trúc nghệ thuật khác như đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, từ chỉ, nhà thờ họ Song, cổng làng không chỉ là di sản văn hóa vật thể Ẩn sau diện mạo khó quên của những chiếc cổng làng, còn có những giá trị văn hóa phi vật thể mà nếu được quan tâm nghiên cứu, cổng làng sẽ là tư liệu quý, giúp chúng ta hiểu thêm về làng Việt và văn hóa dân tộc
Là một bộ phận cấu thành của thực thể làng Việt, cổng làng có vai trò, chức năng của nó Cổng làng thể hiện mơ ước, nguyện vọng của cộng đồng, mang giá trị tâm linh, trở thành một biểu tượng khó mờ phai đối với dân làng Thêm nữa, cổng làng còn là vách ngăn, một thứ biểu tượng để phân biệt làng này với làng khác, là nơi chức dịch kiểm soát dân làng Vai trò, chức năng ấy đã dần dần thay đổi Những yếu tố truyền thống và biến đổi hiện nay trong nghệ thuật kiến trúc
và điêu khắc trang trí, những yếu tố vay mượn của cổng làng và ý nghĩa của cổng làng trong không gian văn hóa của làng quê xưa và nay luôn luôn cần được tìm hiểu Việc nghiên cứu một cách hệ thống cổng làng vùng châu thổ Bắc Bộ sẽ góp phần khẳng định những giá trị truyền thống văn hóa của làng, góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu sự biến đổi văn hóa hiện nay
Thực trạng của cổng làng hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm Số lượng cổng làng cũ hiện tại không còn nhiều bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau Có nhiều cách lý giải, ứng xử trước sự biến đổi này Liệu có cần thiết giữ gìn nét truyền thống của cổng làng ở mỗi làng quê cho phù hợp với cảnh quan không gian của làng? Sự tồn tại của cổng làng sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp truyền thống của mỗi làng, hay chỉ bó buộc không gian sống của con người, cản trở giao thông khi xe cộ càng nhiều, kích thước càng lớn? Khi xây mới hoặc tu sửa cổng cũ thì cần lưu ý những gì?
Trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế, văn hóa hiện nay, cổng làng cũng như nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác đã trải qua nhiều tác
Trang 22
động tiêu cực của thời gian, của cơ chế thị trường và những bất cập trong quản
lý văn hóa, đặc biệt là của quá trình đô thị hóa quá nóng Diện mạo, chức năng
và giá trị của cổng làng đang dần mai một theo văn hóa truyền thống Để bảo tồn, phát huy và khai thác những giá trị lịch sử - nghệ thuật cổng làng của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ trong bối cảnh hiện nay, với những lý do vừa trình bày, tôi chọn “Cổng làng người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nhận diện cổng làng ở châu thổ Bắc Bộ trong quá trình lịch sử, trình bày diện mạo, chức năng, giá trị và vai trò của nó trong xã hội truyền thống và đương đại
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1 Tìm hiểu sự vận động của cổng làng ở châu thổ Bắc Bộ trong diễn trình lịch sử
2.2.2 Phân tích các chức năng, giá trị của cổng làng truyền thống 2.2.3 Khảo sác các xu hướng ứng xử hiện nay với cổng làng
2.2.4 Trình bày những suy nghĩ về vai trò của cổng làng trong xã hội đương đại, dự báo số phận của nó trong tương lai
Khi thực hiện những nhiệm vụ trên, tức là NCS đã trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cổng làng ra đời từ bao giờ, diện mạo, chức năng xã hội và giá trị của
nó ra sao?
- Cổng làng biến đổi như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cổng làng truyền thống và cổng làng mới ở châu thổ Bắc Bộ từ xưa đến nay
3.2.Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu là cổng làng ở châu thổ Bắc Bộ Châu thổ Bắc Bộ
là một vùng rộng lớn, bên cạnh việc cố gắng bao quát bức tranh chung, tình hình chung, NCS chọn những điểm nghiên cứu có tính đại diện
3 2.2.Thời gian nghiên cứu
Tác giả luận án bắt đầu nghiên cứu cổng làng Bắc Bộ từ năm 2009 đến tháng 8 năm 2015 Những thông tin về thời gian trước năm 2009 là những thông
Trang 34.2.Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp tập hợp và hệ thống hóa các tài liệu thứ cấp Tài liệu viết về cổng làng khá hiếm Nhiều khi trong một cuốn sách, trong một bài tạp chí, chúng tôi chỉ tìm được mươi dòng có thông tin liên quan đến đề tài luận án
4.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa NCS khảo sát 47 cổng làng tại Hà Nội và các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên; chụp ảnh, hỏi chuyện người dân địa phương
4.2.3 Các phương pháp phân tích và tổng hợp trong nghiên cứu văn hóa dân gian Tiếp thu những gợi ý của các tác giả đi trước, NCS hiểu cổng làng là một tổng thể, nhiều yếu tố Để hiểu nó, cần phân tích kĩ những yếu tố cụ thể để sau đó sẽ tổng hợp lại
4.2.4 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia NCS xin ý kiến bốn nhà khoa học thuộc các lĩnh vực Văn hóa dân gian và Hán Nôm
4.2.5 Phương pháp so sánh NCS so sánh giữa các cổng làng với nhau
để hiểu cái chung và nét riêng của từng khu vực và từng thời đại, so sánh làng Việt Bắc Bộ với làng Việt ở Trung, Nam Bộ
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1 Đưa ra cái nhìn hệ thống về cổng làng của người Việt ở Bắc Bộ từ góc nhìn văn hóa học, trình bày những mốc chính trong diễn trình lịch sử của nó (trong điều kiện tài liệu hiện nay cho phép), mô tả và phân loại chi tiết về cổng làng
5.2 Phân tích các chức năng, giá trị của cổng làng, nhìn nhận vai trò của các chức năng này trong diễn trình lịch sử
5.3.Trình bày các xu hướng ứng xử với cổng làng trong cuộc sống đương đại, đề xuất những suy nghĩ để các nhà quản lí và giới nghiên cứu tham khảo
Trang 46.1.2 Làm rõ vai trò qua lại giữa các thành tố trong một hệ thống với toàn bộ hệ thống và sự tương tác giữa các yếu tố trong một hệ thống
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
6.2.1 Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí, các cấp có thẩm quyền trong việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể, hoạch định, xây dựng nông thôn mới hiện nay
6.2.2 Bản luận án sẽ góp phần vào nhận thức của người dân Việt nói chung, của thế hệ trẻ nói riêng trên con đường tìm về cội nguồn, hướng về cội nguồn, trong đạo lí uống nước nhớ nguồn để từ đó thêm yêu quê hương, đất nước
7 Cơ cấu của luận án
Trong phần chính văn, ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bản luận án có bốn chương như sau:
Chương 1 Lịch sử nghiên cứu cổng làng, tổng quan về châu thổ Bắc Bộ và làng
Việt, lý thuyết vận dụng (tr.8 - tr.47)
Chương 2 Nhận diện cổng làng truyền thống Bắc Bộ (tr.48 - tr.86)
Chương 3 Chức năng và giá trị của cổng làng ở châu thổ Bắc Bộ (tr.87 - tr.120) Chương 4 Cổng làng trong lịch sử và trong cuộc sống đương đại, những vấn đề
bàn luận (tr.121 - tr.147)
Chương 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỔNG LÀNG, TỔNG QUAN VỀ CHÂU THỔ
BẮC BỘ VÀ LÀNG VIỆT, LÝ THUYẾT VẬN DỤNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu cổng làng
1.1.1.Tài liệu viết không tập trung về cổng làng
Cổng làng ít được chú ý đến trong công trình của các tác giả đi trước Nếu
đề cập đến, họ chỉ dành mươi dòng miêu thuật về nó và chủ yếu nói đến chức năng phòng vệ, phòng thủ của cổng làng
Trang 55
1.1.2.Tài liệu tập trung giới thiệu, nghiên cứu cổng làng
Có ba tài liệu tập trung viết về cổng làng là luận văn thạc sĩ của Giang Thị Thu Hiền, cuốn sách của Vũ Kiêm Ninh và bài tạp chí của tác giả L.T.L Đây là những tư liệu thực sự bổ ích đối với chúng tôi1
Dành hẳn sự quan tâm đối với cổng làng, năm 2011, tác giả luận án đã bảo
vệ luận văn thạc sĩ Cổng làng ở ngoại thành Hà Nội truyền thống và biến đổi
Trên cơ sở tiếp thu những suy nghĩ, những nhận xét gợi mở của các tác giả đi trước, NCS đã khảo sát, tìm hiểu về sự biến đổi của cổng làng hiện nay tại hai xã Dương Xá và Kim Sơn thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội Những thông tin trong luận văn mới dừng lại ở việc mô tả so sánh cổng làng thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của làng Trong luận án này, tác giả luận án có sử dụng kết quả điền dã về cổng làng khi thực hiện luận văn cao học Như vậy, việc điền dã của tác giả luận án được tiến hành từ năm 2009 đến năm 2015
1.2 Tổng quan về châu thổ Bắc Bộ và làng Việt
1.2.1 Tổng quan về châu thổ Bắc Bộ
Sở dĩ chúng tôi trình bày về châu thổ Bắc Bộ bởi chỉ làng Việt ở Bắc Bộ mới có cổng làng truyền thống Châu thổ Bắc Bộ là nơi có đất đai phì nhiêu, cư dân tụ cư sớm và đông đúc, là nơi giao lưu tiếp xúc sớm với các luồng văn hóa bên ngoài
1.2.2 Làng của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ
1.2.2.1 Tên gọi “làng”, “xã”, tên làng
Trong công trình Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (xuất
bản lần đầu năm 1984), nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi với bút danh Trần Từ,
đã phân biệt ba khái niệm làng, xã, thôn.Tên làng có nhiều loại
1.2.2.2 Làng là một tập hợp cư dân dưới nhiều góc độ
Đó là các góc độ địa vực cư trú, huyết thống, giáp, các phe, hội, phường,
1.2.2.3.Những cảnh quan thường thấy ở làng
Đó là đường làng, cây đa làng, lũy tre làng, chợ làng, chùa làng, đình làng, văn chỉ, cổng làng,
1.3 Lý thuyết vận dụng
Chúng tôi tiếp cận cổng làng dưới góc độ của khoa nghiên cứu văn hóa dân gian Những quy phạm của khoa học này được tác giả Đinh Gia Khánh thể hiện
1 Những tư liệu trích dẫn chúng tôi đã trình bày cụ thể trong luận án
Trang 66
trong cuốn sách Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian (1989), trong bài viết:
“Để nắm bắt thực chất của văn học dân gian”, (1977) Tác giả cho rằng, nếu hiểu văn hóa dân gian theo nghĩa rộng, tất cả các hoạt động vật chất và tinh thần của dân chúng đều là văn hóa dân gian Theo ông, tác giả của văn học, văn hóa dân gian là người nông dân, thợ thủ công và có cả sự tham gia của nhà nho
Khi nghiên cứu cổng làng, chúng tôi còn được gợi ý bởi lý thuyết chức năng trong nghiên cứu văn hóa Tiếp thu lí thuyết này, NCS nhận thấy rằng cổng làng đáp ứng nhu cầu phòng vệ của dân làng, nhu cầu tự thể hiện, phân biệt làng mình với làng khác Xét về cấu trúc, trong mối quan hệ với làng thì cổng làng là một thành tố, là một bộ phận; trong mối quan hệ với bộ phận (trụ cổng, cánh cổng, ), cổng làng là một chỉnh thể
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS còn tiếp cận lí thuyết về giá trị Giá
trị chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những sự việc, hành động có khả năng thỏa mãn nhu cầu phục vụ lợi ích của con người Ở đây, các sự vật hiện tượng được xem xét dưới góc độ đúng không hay không đúng, có ý nghĩa tích cực hay không đối với đời sống xã hội
Tiểu kết
Tài liệu viết về cổng làng người Việt không nhiều, có loại chỉ đề cập ít dòng đến cổng làng, chỉ có ba tài liệu của Giang Thị Thu Hiền, Vũ Kiêm Ninh
và L.T.L tập trung viết về đối tượng này
Chỉ có làng Việt ở Bắc Bộ mới có cổng làng truyền thống Vì vậy luận
án giới thiệu khái quát về châu thổ Bắc Bộ, phân biệt làng, xã, thôn, nhìn làng người Việt ở châu thổ Bắc Bộ dưới nhiều góc độ, nhận diện các cảnh quan thường thấy ở một làng cổ
Khi nghiên cứu cổng làng, NCS vận dụng các quy phạm của khoa nghiên cứu văn hóa dân gian do GS.Đinh Gia Khánh đề xuất, vận dụng lý thuyết chức năng của B.Malinowski và A.Racliff Brown, vận dụng lý thuyết giá trị do
GS Ngô Đức Thịnh tổng kết
Trang 7Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ 2.1 Vị trí và sự phân bố cổng làng
2.1.1 Vị trí cổng làng
Khi xây dựng một cổng làng, chức dịch và dân làng phải cân nhắc kĩ càng, chọn vị trí chiếc cổng sao cho phù hợp với cảnh quan kiến trúc và môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, thuận tiện cho việc ra vào làng, đảm bảo an ninh của làng Từ xưa tới nay, người ta thường quan niệm, khi xây dựng một công trình kiến trúc nên chọn hướng Đông Nam để đón gió lành, đón mặt trời mọc, hợp với tuổi của người có uy tín trong làng Với cổng làng, hướng của cổng còn phụ thuộc vào vị trí địa lí của làng Thông thường cổng chính ở đầu làng, cổng phụ ở cuối làng, nơi dẫn ra các khu vực sản xuất, canh tác hay bãi tha ma của làng Nhìn chung, so với đình và chùa, cổng làng ít bị gò bó hơn bởi yếu tố phong thủy, có chăng khi xây dựng, người ta lưu ý đến sự gắn kết với các yếu tố tâm linh của cảnh quan kiến trúc xung quanh Tất cả việc chọn hướng, chọn ngày xây cất, việc tính đến yếu tố phong thủy đều xuất phát từ mong muốn mọi điều
an lành, yên vui cho dân làng
2.1.2 Sự phân bố và hướng của cổng làng
Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ gắn liền với đất và nước mà không phải gắn với rừng núi Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ ít có sự thay đổi về cảnh quan, diện tích nơi ở, đất đai màu mỡ, nên có tính tụ cư cao Nhà nghiên cứu Diệp Đình Hoa cho biết về những loại hình cư trú thể hiện đặc trưng độc đáo của từng địa phương cụ thể: “Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ loại tổ chức theo lối co cụm tồn tại tương đối phổ biến” Làng được phân bố tập trung thành từng cụm hay trải dài theo đường giao thông hoặc cũng có thể bám theo đường giao thông thủy để thuận tiện cho việc sinh cơ lập nghiệp Trong một làng không quy định phải có bao nhiêu cổng làng hay cổng xóm Số lượng cổng trong mỗi
Trang 88
làng, tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc của làng, liên quan đến địa hình của làng Thông thường, các làng có một (hoặc hai) cổng Cổng chính thường là cổng đánh dấu mốc đầu làng, dẫn theo trục đường làng chính chạy dọc xuống cuối làng; lại có một cổng thường nhỏ hơn hay còn gọi là cổng phụ (cổng hậu), tức cổng đi ra đồng, dành cho dân làng đi làm việc, hoặc cho đoàn của đám tang, nếu người chết vào kỳ hội hay lệ tiệc chính của làng Loại hình và số lượng cổng như thế này thường chỉ có ở những làng mà tất cả các xóm co cụm liền nhau trong một khoảnh, đường vào làng không phải là đường liên làng như làng
Cầu Nôm, Ước Lễ, Kim Sơn, Thổ Hà, Đại Áng,
2.2 Phân loại cổng làng
2.2.1.Phân loại theo chất liệu
Có thể phân loại cổng làng theo nhiều tiêu chí Theo chất liệu làm cổng, sẽ
có hai loại cổng làm bằng tre và cổng không làm bằng tre Loại cổng không làm bằng tre bao gồm loại cổng được xây dựng bằng gạch kết hợp với gỗ, sau này thêm xi măng, sắt, loại cổng xây bằng đá ong như cổng làng Mông Phụ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội Cổng xây bằng đá như cổng làng Vũng, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội Loại cổng được làm bằng tre ra đời trước, muộn nhất đến thế kỉ XIII nó đã bảo vệ làng quê trước toán quân xâm lược Nguyên Mông
2.2.2 Phân loại theo kiểu dáng
Cổng làng được thiết kế theo nhiều kết cấu khác nhau, rất phong phú, đa dạng Mỗi cổng thường có những nét kiến trúc độc đáo riêng Có dạng cổng chỉ đơn giản như một bức tường “trổ” một lối ra vào (nhất môn), có dạng cổng giống như một tam quan chùa, cũng “hai tầng tám mái”, chạm trổ nề ngõa công phu (có thể là tam quan, ngũ môn quan), các cổng thường được xây bằng gạch, vôi vữa, đá, lợp ngói Lối vào có hai dạng chính: hình vòm cuốn hoặc hình chữ nhật, được đỡ bởi bốn trụ chính Nếu cổng có mái thì thường mái cong, cũng có đầu đao uốn cong như mái đình nhưng ngắn hơn nhiều Phía tầng trên thường có chỗ rộng để người làng có thể trèo lên đó nhìn bao quát ra phía bên ngoài, phía dưới Trên đỉnh mái ở chính giữa thường có những biểu tượng vòng tròn âm, dương được bao bọc xung quanh là ngọn lửa Cổng làng thường được xây theo lối bố cục đăng đối Ở giữa trán cổng là hàng chữ đại tự đắp nổi tên làng, hai bên cột là hai hàng câu đối ở bên trong hoặc bên ngoài, các chữ có bố cục vừa phải,
tỉ lệ cân đối
Trang 99
Cổng làng có thể phân chia làm năm dạng thức cơ bản: dạng cổng có trán cao, dạng cổng không có trán, dạng cổng bên ngoài có trán cao bên trong có lợp ngói, dạng cổng xây theo lối “thượng gia hạ môn”, dạng cổng xây như gian nhà
ở Trong năm loại vừa nêu lại có thể phân loại chúng dựa theo tiêu chí số lượng cửa Theo tiêu chí này, có hai dạng: dạng cổng một cửa, dạng cổng nhiều hơn một cửa là ba đến năm cửa Dạng có một cửa cũng đa dạng: có trán cao hoặc không có trán cao Dạng có từ ba đến năm cửa, giống tam quan chùa, nghi môn đình, loại này có thêm tầng gác để tuần đinh có thể quan sát xung quanh
2.2.3 Phân loại theo niên đại xây dựng
Nhiều cổng làng chưa xác định được niên đại cụ thể Do vậy có thể tạm thời chia cổng làng thành hai loại dưới đây
Cổng được xây dựng, tu bổ trước năm 1945 Loại cổng này hiện vẫn còn ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên và một số địa phương của Hà Nội như: Sơn Tây, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Oai, Hoài Đức, Quốc Oai Các cổng làng này cũng đã được người dân địa phương tu sửa ít nhất từ một đến hai lần Số cổng cổ còn thấy ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định là rất hiếm Cổng được xây dựng, phục dựng sau năm 1945 Số lượng cổng được xây mới tập trung nhiều ở các khu dân cư đã được đô thị hóa, ở những nơi “làng lên phố” Cổng làng thường được bê tông hóa với sự có mặt của sắt thép, xi măng, dưới dạng cổng chào nhiều hơn, tập trung ở các huyện giáp ranh với nội đô Hà Nội như các huyện Đông Anh, Gia Lâm
2.3 Điêu khắc, trang trí trên cổng làng
Nghệ thuật tạo hình dân gian luôn gắn với các công trình kiến trúc, đặc biệt
là nghệ thuật điêu khắc và trang trí được xuất hiện nhiều trên các cổng như cổng nhà, cổng đình chùa, cổng làng Mỗi con vật trang trí trên cổng thường có ý nghĩa riêng Người xưa rất chú ý đến tỉ lệ, đường nét, hình khối bởi họ quan niệm đó là bộ mặt của làng Những chiếc cổng được tạo dáng phù hợp với đặc điểm cũng như hoàn cảnh lịch sử ra đời của làng Thông thường làng nhỏ cổng nhỏ, làng lớn cổng lớn Xưa kia khi ra vào làng người ta dùng các phương tiện thô sơ (những chiếc xe kéo hay đơn giản là đi bộ) Cổng không cần phải quá rộng, cánh cổng thường được làm bằng gỗ có thể mở ra đóng vào
Trên trụ, trán các cổng làng nói chung có được đắp hình con vật như nghê,
cá chép, rùa, dơi, chim phượng, rồng, Ở chân cổng có khi có con chó đá Hoa văn trang trí phổ biến nhất là hoa thị (trên lan can cổng làng Ước Lễ), hoa chanh
Trang 1010
(trên lan can cổng làng Thổ Hà) Biểu tượng điêu khắc hay những đồ án trang trí trên cổng làng có khi thể hiện tính tôn giáo, cho biết làng theo tôn giáo tín ngưỡng gì Ở những làng theo đạo Thiên Chúa, cổng làng thường không trang trí biểu tượng nghê, phượng, rồng mà chủ yếu là dạng hoa văn theo phong cách châu Âu như cổng làng Nhật Tảo, cổng làng Thượng Thụy, nay đều thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Các con vật, cây cỏ hoặc họa tiết hoa văn thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn hóa cung đình, bác học và văn hóa dân gian
Những con vật, hay họa tiết hoa văn trang trí trên cổng dù được tạo tác cách điệu bao nhiêu vẫn mang ý nghĩa tả chân, tức là người ta vẫn nhận ra chúng Nếu tách riêng ra thì bản thân chúng đã là những tác phẩm mĩ thuật Vẻ đẹp mĩ thuật lại được ý nghĩa văn hóa mà các cư dân gán cho chúng, làm cho chúng vừa xa lạ vừa thân quen
2.4 Mối quan hệ giữa cổng làng với đình làng và chùa làng
Qua những gì còn có thể quan sát được, có thể nghĩ rằng tam quan của chùa
và nghi môn của đình là những gợi ý để dân làng xây dựng cổng làng Bởi vậy,
có một số ít cổng làng không khác gì tam quan chùa, nghi môn đình Nhìn chung những cây trụ cổng của đình và chùa thường không có trán như cổng làng (cổng đình thường ít có mái che) Điều này dễ hiểu vì cổng đình, chùa không có chức năng phòng vệ như cổng làng mà chỉ có chức năng tâm linh, ngăn cách giữa bên ngoài và bên trong (chốn linh thiêng, huyền bí) Trong một số trường hợp, sở dĩ cổng đình trước kia sau biến thành cổng làng là do những năm tháng chiến tranh, cổng làng bị phá, còn lại cổng đình và dân làng gọi cổng đình là cổng làng, như cổng làng Yên Bình, xã Dương Xá, Gia Lâm là một thí dụ Hoặc cũng có trường hợp cổng làng được đặt cùng hướng với đình và lúc này cổng làng cũng được gọi là cổng đình
có nhiều cổng Số lượng của cổng làng phụ thuộc vào địa hình và vị trí của làng, hướng của cổng làng cũng phụ thuộc vào kiểu tụ cư của làng, đôi khi cũng phụ thuộc vào hướng của đình
Trang 1111
Có nhiều cách phân loại cổng làng Theo chất liệu làm cổng, sẽ có loại cổng làng làm bằng tre và loại cổng không làm bằng tre Trong loại cổng không làm bằng tre, có loại cổng chủ yếu làm bằng gỗ, có loại được xây dựng gỗ kết hợp với gạch, có loại xây bằng đá ong, đá tảng Người dân xưa thường khai thác chất liệu sẵn có ở địa phương mình để làm cổng Điều này đã tạo nên nét riêng của một số cổng làng
Trừ loại cổng tre, trong loại cổng xây có thể phân thành năm dạng thức cơ bản khi ta nhìn vào trán của cổng làng Ngoài ra còn có thể phân loại dựa theo tiêu chí số lượng cửa Người ta cũng có thể phân loại theo niên đại xây dựng Theo tiêu chí này, chúng ta có loại cổng trước năm 1945 và loại cổng sau năm
1945
Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên cổng làng thể hiện sự tài khéo, óc thẩm
mĩ của những người thợ nề, thợ ngõa xưa Qua các con vật hoặc cỏ cây hoa lá được đắp trên cổng làng, người ta thấy được ảnh hưởng của dòng văn hóa bác học đối với nghệ thuật dân gian Đồng thời ở đây lại thấy xuất hiện sự phá cách hồn nhiên của người thợ bình dân như con nghê trên cổng làng Cầu Nôm (Hưng Yên),con chó đá ở cổng làng An Thọ, phường Bưởi (Hà Nội), như cây khoai nước được đắp trên cổng Tây, làng Duyên Hà (Thái Bình)
Cổng làng còn thể hiện mối quan hệ với chùa làng và đình làng Chùa làng
và đình làng được xây dựng sớm hơn Những cổng làng có từ ba cửa trở lên được gợi ý từ tam quan chùa, nghi môn đình Nhìn chung những cây trụ cổng của đình và chùa thường không có trán và ít khi có mái che Sở dĩ có sự khác nhau này là do cổng chùa và cổng đình không có chức năng phòng vệ như cổng làng
Chương 3 CHỨC NĂNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỔNG LÀNG
Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ 3.1 Chức năng của cổng làng
3.1.1 Chức năng phòng vệ
Về sự canh phòng, trong hương ước của nhiều làng có nhiều đoạn giống nhau Điều này cho thấy nhu cầu phòng vệ là phổ biến ở các làng xã xưa Bởi vậy người ta phải rào làng, phải bao bọc làng bởi lũy tre dày mà bề ngang của nó
có khi dày tới chục mét Một số làng còn có những dòng sông nhỏ chắn trước
Trang 1212
hoặc sau Muốn ra vào được làng, người ta phải qua cổng Khi hai cánh cổng đã đóng lại, trộm cướp rất khó vào, thậm chí có làng khi gặp nạn lũ lụt, nước dâng cao cũng không thể tràn qua hai cánh cổng này
3.1.2 Chức năng biểu tượng và thông tin
Chức năng biểu tượng (biểu trưng) của cổng làng thể hiện ở chỗ nó xác lập ranh giới giữa làng này và làng khác, giữa trong làng và ngoài làng
Một người dân xô xát ở ngoài làng, yếu thế chạy về, khi anh ta chạy vào trong cổng làng, dù cổng có mở song những người đuổi theo không dám bước vào trong Họ chỉ có thể đứng ở ngoài cổng la mắng, hăm dọa rồi nhanh chóng rời đi
Người ngụ cư không được ở trong làng, họ phải ở xóm trại (ngoài làng) Sau nhiều đời, chỉ khi họ là những công dân tốt, tham gia đầy đủ các nghĩa vụ với làng, hoặc vào những dịp đột xuất như làng trùng tu đình hoặc sửa chùa, họ có những đóng góp lớn, lúc đó họ được vào ở trong làng và trở thành dân chính cư
Như vậy cổng làng là biểu tượng, là sự phân định ranh giới giữa trong và ngoài Sự phân biệt này không chỉ thể hiện trong không gian vật lí, mà cả trong không gian tâm linh
Chức năng thông tin thể hiện ở các đại tự trên trán cổng cho biết tên làng, đôi khi người am hiểu Hán học ghép một số chữ ở câu đối tại trụ cổng cũng biết được tên làng Những mô típ trang trí, đại tự cũng có thể cho biết đó là làng khoa bảng, làng có nhiều người làm quan Vóc dáng, quy mô của cổng cũng có thể nói lên đó là làng giàu có hay làng buôn bán Quán nước cạnh cổng làng cũng là nơi
cung cấp cho dân làng và người nơi xa đến không ít thông tin
3.1.3 Chức năng giáo dục
Ngoài hình dáng chung của cổng, thì trụ cổng và mái cổng cũng góp phần tạo nên tính thẩm mĩ cao, làm nên tạo ra sự khác biệt giữa cổng làng này với cổng làng khác Thông thường phần trang trí cho trụ cổng là hàng câu đối Có thể nói trụ cổng là phép cộng của nghệ thuật văn chương và nghệ thuật trang trí Trụ cổng có đôi câu đối viết bằng chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ Dưới đây là những ví dụ về cặp câu đối này
Làng Hồ (còn gọi là Cửa Hồ, nay thuộc phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội), là nơi có nhiều cổng Chiếc cổng bên trái là cổng giáp phía Bắc còn gọi là cổng Giếng
Câu đối ở cổng Giếng của làng như sau: