DẪN NHẬP I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhìn vào diện mạo văn hóa truyền thống người Việt, chúng ta thấy có một sự khác biệt rất lớn so với các dân tộc trong khu vực. Sự khác biệt đó phần lớn do sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trải qua nhiều thế kỷ dân tộc Việt tiếp xúc với Nho giáo. Mục đích của luận án chúng tôi là tìm hiểu nguyên nhân và sự biến đổi cụ thể trong bản chất để tìm ra những yếu tố đã góp phần tạo nên sự khác biệt đó qua tư liệu văn vần dân gian là tục ngữ, ca dao – dân ca. Đồng thời, từ những phân tích và kiến giải chúng tôi sẽ làm rõ thái độ của tầng lớp bình dân Việt đối với tư tưởng thống trị Nho giáo và vai trò của đạo đức Nho giáo trong quan niệm truyền thống của người dân Việt, thông qua đó chứng minh tính hiện đại của đạo đức Nho giáo đối với xã hội hiện nay. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trước 1945 Nho giáo được đề cập thoáng qua trong phần giới thiệu ở các công trình chú giải, sưu tập tục ngữ, ca dao – dân ca bởi một số nhà nho: Vương Duy Trinh trong bài tựa của tập sách Thanh Hóa quan phong vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Nguyễn Văn Mại với Việt Nam phong sử; Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu… Sau năm 1945 Hầu hết, Nho giáo được bàn đến trong phần tiểu luận của các công trình sưu tập. Trong các công trình này, dù nhìn Nho giáo ở góc độ nào, các nhà nghiên đều cho rằng: một số nội dung tư tưởng Nho giáo đã hòa hợp vào triết lý dân gian, tạo nên một hệ thống chuẩn mực đạo đức riêng của người Việt. Những vấn đề chưa được tập trung nghiên cứu: (1) Xác định rõ những phạm trù, nội dung Nho giáo đã được người dân tiếp nhận, qua đó khách quan cho thấy thái độ của người dân Việt đối với tư tưởng Nho giáo. (2) Nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự xâm nhập của Nho giáo vào đời sống người dân, sau đó được phản ánh vào lời ăn tiếng nói của họ như thế nào. Từ đó, thấy được sự đóng góp tích cực lẫn ảnh hưởng tiêu cực mà tư tưởng Nho giáo mang đến cho hệ thống biểu tượng đạo đức truyền thống của người Việt. (3) Phác họa một bức tranh tổng thể về thực tế biến đổi diện mạo văn hóa của dân tộc Việt do những đường nét tiếp biến Nho giáo khắc họa trên nền tư liệu tục ngữ, ca dao – dân ca. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chúng tôi tập trung vào những phạm trù Nho giáo sau khi được tiếp biến ở Việt Nam, xuất hiện rõ nét trong hai công trình (đều do Nguyễn Xuân Kính chủ biên): Kho tàng ca dao người Việt, gồm hai tập với 12.487 bài, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2001 và 15.331 (con số còn lại sau khi đã lược bỏ những câu trùng với một số câu có hình thức 6 – 8 trong Kho tàng ca dao người Việt) câu tục ngữ trong bộ Kho tàng tục ngữ người Việt, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2002. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bao gồm các phương pháp: liên ngành, phân tích, so sánh đối chiếu, thống kê và lịch sử. V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-Nguyễn Thị Kim Phượng
SỰ TIẾP BIẾN NHO GIÁO Ở VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO –
DÂN CA NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.34.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
Trang 2Công trình đã được hoàn thành tại: trường Đại học Khoa Học Xã hội & Nhân Văn TPHCM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Giang
Phản biện:
1………
2………
3………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại ………
Vào hồi ……… giờ……….ngày….………tháng… ……….năm………
Phản biện độc lập 1………
Phản biện độc lập 2………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:…………
Trang 3DẪN NHẬP
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhìn vào diện mạo văn hóa truyền thống người Việt, chúng ta thấy
có một sự khác biệt rất lớn so với các dân tộc trong khu vực Sự khácbiệt đó phần lớn do sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trải qua nhiều thế
kỷ dân tộc Việt tiếp xúc với Nho giáo Mục đích của luận án chúng tôi
là tìm hiểu nguyên nhân và sự biến đổi cụ thể trong bản chất để tìm ranhững yếu tố đã góp phần tạo nên sự khác biệt đó qua tư liệu văn vầndân gian là tục ngữ, ca dao – dân ca Đồng thời, từ những phân tích vàkiến giải chúng tôi sẽ làm rõ thái độ của tầng lớp bình dân Việt đối với
tư tưởng thống trị Nho giáo và vai trò của đạo đức Nho giáo trongquan niệm truyền thống của người dân Việt, thông qua đó chứng minhtính hiện đại của đạo đức Nho giáo đối với xã hội hiện nay
- Sau năm 1945
Hầu hết, Nho giáo được bàn đến trong phần tiểu luận của các côngtrình sưu tập Trong các công trình này, dù nhìn Nho giáo ở góc độnào, các nhà nghiên đều cho rằng: một số nội dung tư tưởng Nho giáo
đã hòa hợp vào triết lý dân gian, tạo nên một hệ thống chuẩn mực đạođức riêng của người Việt
Những vấn đề chưa được tập trung nghiên cứu:
(1) Xác định rõ những phạm trù, nội dung Nho giáo đã được ngườidân tiếp nhận, qua đó khách quan cho thấy thái độ của người dân Việtđối với tư tưởng Nho giáo
(2) Nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự xâm nhập của Nho giáo vào đờisống người dân, sau đó được phản ánh vào lời ăn tiếng nói của họ nhưthế nào Từ đó, thấy được sự đóng góp tích cực lẫn ảnh hưởng tiêu cực
mà tư tưởng Nho giáo mang đến cho hệ thống biểu tượng đạo đứctruyền thống của người Việt
(3) Phác họa một bức tranh tổng thể về thực tế biến đổi diện mạovăn hóa của dân tộc Việt do những đường nét tiếp biến Nho giáo khắchọa trên nền tư liệu tục ngữ, ca dao – dân ca
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tập trung vào những phạm trù Nho giáo sau khi được
tiếp biến ở Việt Nam, xuất hiện rõ nét trong hai công trình (đều do Nguyễn Xuân Kính chủ biên): Kho tàng ca dao người Việt, gồm hai
Trang 4tập với 12.487 bài, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm
2001 và 15.331 (con số còn lại sau khi đã lược bỏ những câu trùng với
một số câu có hình thức 6 – 8 trong Kho tàng ca dao người Việt) câu tục ngữ trong bộ Kho tàng tục ngữ người Việt, nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin ấn hành năm 2002
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bao gồm các phương pháp: liên ngành, phân tích, so sánh đốichiếu, thống kê và lịch sử
V NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đây là công trình nghiên cứu bao quát, hệ thống đầu tiên về Nhogiáo trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt Tập trung vào nhữngphạm trù Nho giáo xuất hiện nổi bật trong mảng văn vần dân gian,chúng tôi xác định nội hàm của từng phạm trù, chỉ ra đâu là tiếp, đâu
là biến, qua đó xác định cụ thể giá trị tích cực và tiêu cực mà tư tưởngNho giáo tác động vào đời sống văn hóa người Việt, đồng thời làm rõthái độ của người Việt đối với tư tưởng Nho giáo nói riêng, văn hóangoại lai nói chung
Mặt khác, với phạm vi nghiên cứu mảng văn vần dân gian, luận ánđưa ra cái nhìn tổng quan về sự ảnh hưởng của Nho giáo trong tụcngữ, ca dao – dân ca người Việt, góp phần vào việc nghiên cứu nộidung tư tưởng của tục ngữ, ca dao – dân ca nói riêng và văn học dângian nói chung
Những phân tích và đối chiếu với văn hóa bản địa trong công trình
sẽ làm rõ tính bền vững của những giá trị tinh thần truyền thống dântộc, từ đó có thể tham khảo để xây dựng khung chuẩn đạo đức ở thờihiện đại
VI BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (46 trang)
Chương 2: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ ĐẠO VÀ THIÊN MỆNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO - DÂN CA NGƯỜI VIỆT
(36 trang)
Chương 3: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ TRUNG – HIẾU, NHÂN – NGHĨA TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT (67 trang)
Chương 4: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ TIẾT TRINH, TAM TÒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT (29 trang)
NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Vấn đề tiếp biến văn hóa
Từ những định nghĩa cũng như thực tế tồn tại và phát triển của cácnền văn hóa trên thế giới chúng ta thấy tiếp biến văn hóa là một hiệntượng mang tính quy luật và là bản chất của sự duy trì, phát triển củamỗi nền văn hóa Trong mỗi nền văn hóa luôn thường trực một hiện
Trang 5tượng tiếp biến văn hóa trải qua các giai đoạn cụ thể: “tiếp xúc”, “giaolưu”, “trao đổi”, “biến đổi”,… xảy ra trong hai điều kiện: “tự nguyện”
và “cưỡng bức” Trong đó, điều kiện “tự nguyện” thường mang lạinhững thành quả thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, còn điều kiện “cưỡngbức” rất dễ gặp sự chống đối, tẩy chay của cư dân bản địa
Từ những cơ sở thực tiễn và lý thuyết chung, chúng ta có thể xemtiếp biến Nho giáo ở Việt Nam là một quá trình tiếp xúc, biến đổi vănhóa, diễn ra trong cả hai điều kiện “cưỡng bức” và “tự nguyện”.Thành quả có được sau quá trình tiếp biến Nho giáo chủ yếu xảy ratrong điều kiện “tự nguyện” Khi đó, một số nhà cầm quyền và tầnglớp Nho sĩ cấp tiến Việt Nam thời phong kiến đã chủ động tiếp nhận,vận dụng học thuyết Nho giáo vào mục đích chính trị một cách linhđộng và sáng tạo
1.2 Nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập của Nho giáo vào đời sống văn hóa tầng lớp bình dân Việt
Chủ yếu và có tính quyết định thuộc vào giai đoạn Hậu Lê vàNguyễn, biểu hiện rõ nét qua các lĩnh vực: tổ chức nhà nước, phápluật, giáo dục, văn học – nghệ thuật
1.2.1 Tổ chức nhà nước
Từ thời Lý đã manh nha một chủ trương trí thức hóa bộ máy quanlại nên đã tạo điều kiện cho nho sĩ bước vào chính trường Đến hậuTrần, nho sĩ, nho sinh thay thế dần tầng lớp sư tăng và đạo sĩ ở nhữngcương vị trọng yếu Tiến trình nho sĩ hóa bộ máy nhà nước được thúcđẩy mạnh mẽ vào thời Hậu Lê, sau đó được các vua nhà Nguyễn kếthừa Bên cạnh, phát triển mạnh về lược, sự thúc đẩy biến đổi về chấtđối với nhân sự phục vụ cho triều đình phong kiến còn được xúc tiếnmạnh mẽ và kiên quyết qua các quy định tuyển chọn, trọng dụngnhững quan lại phải tu thân theo đạo đức Nho giáo của những ngườiđứng đầu nhà nước Ngược lại, các vua cũng tỏ thái độ kiên quyếttrừng phạt nghiêm khắc những quan lại đi chệch ra ngoài những chuẩnmực đạo đức do Nho giáo thiết lập để làm gương cho dân chúng
1.2.2 Luật pháp
Với phương pháp cai trị dùng “pháp trị” kết hợp “đức trị”, các nhàcầm quyền phong kiến hai triều Hậu Lê, Nguyễn đã biến luật phápthành phương tiện và chọn triết lý Nho giáo làm “cơ sở lý luận” đểxây dựng cũng như phổ biến các điều luật nhằm vừa thực hiện ý chícủa mình vừa “Nho giáo hóa” xã hội Điều đó được thể hiện rõ nét và
có hệ thống qua hai bộ luật lớn: Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) Bên cạnh đó, để uốn nắn dần ý
thức tuân thủ phép vua trong dân chúng, hạn chế tình trạng phạmpháp, buộc phải dùng đến hình phạt, các vua thường xuyên ban bố cácchỉ dụ, giáo huấn để răn dạy dân Hình thức này còn có tác dụng âmthầm biến các điều khoản pháp lý thành Đạo lý khi có sự hỗ trợ củacác bản hương ước được lập ra theo định hướng “Nho giáo hóa” xãhội ở các làng xã
1.2.3 Giáo dục
Trang 6Giáo dục kết hợp chặt chẽ với giáo hóa đạo đức, chỉnh đốnphong tục nên nội dung và hình thức giáo dục hướng đến mục đích tuthân, hành xử theo “đạo thánh hiền” được chú trọng Giáo dục được
mở rộng và khuyến khích đến từng làng xã, phát triển mạnh mẽ ở cảhai loại hình công lập và tư thục Việc thực hiện chủ trương này đồngnghĩa với việc đạo đức Nho giáo được phổ biến rộng khắp Kết quảthực tế là một môi trường Nho giáo đã được tạo lập nơi làng quê ViệtNam
Giáo dục cũng được xem là một phương tiện để tuyển chọn nhân
sự Nho học bổ dụng vào bộ máy nhà nước, vì thế, triều đình phongkiến đã dựa vào Nho giáo để xây dựng nội dung học tập, thi cử Chủtrương này không những đã tạo nên không khí sôi nổi học tập, ứng thí
để tiến thân, đổi đời nơi làng quê mà còn tạo ra một lực lượng nho sĩ,nho sinh, thầy đồ… đông đảo Họ là lực lượng nòng cốt và có vai tròrất quan trọng trong việc “Nho giáo hóa” xã hội
1.2.4 Văn học – Nghệ thuật
Nhằm vào mục đích chỉnh đốn phong tục, hướng người dân theo
“chính đạo”, các tác giả văn học đã cho ra đời những tác phẩm vănhọc mang đậm tính chất giáo dục đạo đức, “đạo làm người” như loạtbài “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn
có thêm một số bài với mục đích rõ ràng là răn dạy những người xungquanh, đặc biệt là con cái trong gia đình như “Giới sắc”, “Giới nộ”,
“Huấn nam tử” Nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có một chùm thơ
răn dạy đạo lý như “Giới đệ tử sự sư”, “Tử sự phụ mẫu”, “Khuyến phu đãi thê”…
Hình thức biểu diễn nghệ thuật cũng được các nhà nho khai tháctrong việc phổ biến “đạo thánh hiền” Hình thức này đã thu được một
số kết quả tích cực khi trực tiếp tác động vào tâm thức người dân Nóđịnh hướng cho quan niệm đạo đức xã hội và dần thay đổi hành vi ứng
xử của từng cá nhân theo những hình mẫu đạo đức trong sách truyện,tuồng, chèo…
Một cô gái đã chọn sống theo gương các nhân vật trong sách,truyện:
Chẳng thà em chịu đói chịu ráchHọc theo cách bà Mạnh, bà KhươngKhông thèm như chị Võ Hậu đời ĐườngLàm cho bại hoại cang thường hư danh
1.3 Nho giáo và tục ngữ ca dao – dân ca người Việt
Tục ngữ, ca dao – dân ca phản ánh tâm thức dân tộc, được các nhànho trân trọng lưu giữ bằng các hình thức:
(1) Tục ngữ, ca dao – dân ca được vận dụng vào sáng tác nhưtrong các tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…
(2) Các nhà nho xem tục ngữ, ca dao – dân ca như là đối tượngthẩm mỹ cần giới thiệu để cộng đồng thưởng thức
Trang 7(3) Tầng lớp trí thức chủ trương sưu tầm, tập hợp tục ngữ, ca dao –dân ca nhằm phác họa một bức tranh tư tưởng dân tộc Những văn bảnsưu tầm sơ khai này là nguồn tài liệu quan trọng để các nhà nghiêncứu thời hiện đại khai thác, tổng hợp thành những công trình tục ngữ,
ca dao – dân ca đồ sộ, phục vụ cho mục đích thưởng ngoạn, học tậpcũng như nghiên cứu ngày nay
Chính những công việc này đã đưa một số nội dung Nho giáo, saukhi được tiếp biến, trở thành một phần nội dung tư tưởng dân tộc,được lưu lại trong tục ngữ, ca dao – dân ca, đồng thời biến tục ngữ, cadao – dân ca thành phương tiện truyền bá Nho giáo
Tục ngữ, ca dao – dân ca là những tác phẩm văn học dân giannhưng thực tế chúng lại là kết quả của một quá trình tạo dựng và nuôidưỡng của cả tầng lớp trí thức phong kiến và người dân lao động.Tầng lớp trí thức vừa tạo tiền đề, cung cấp kiến thức cho người dân để
họ có thể lĩnh hội được ý nghĩa của tác phẩm do họ sáng tác, haychính người dân tự sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật mang nộidung, hình thức bác học, làm cho sinh hoạt văn hóa địa phương phongphú Đồng thời, cũng chính tầng lớp trí thức nho sĩ trực tiếp chi phối,định hướng cho những sinh hoạt văn hóa dân gian mang dấu ấn báchọc Kiến thức mà tầng lớp trí thức phong kiến thu nhận chủ yếu là từsách vở thánh hiền, sắp xếp thành hệ thống đạo đức chuẩn mực, sau
đó truyền lại cho người dân Vì thế, thông qua tục ngữ, ca dao – dân
ca chúng ta có thể phần nào thấy được cách tiếp nhận, nội dung Nhogiáo trong quan niệm đạo đức, nhân sinh của người dân
Chương 2
SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ ĐẠO VÀ THIÊN MỆNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT
2 1 Phạm trù Đạo道
2.1.1 Đạo trong kinh điển
Đạo cơ bản có hai nghĩa: đường đi (nghĩa đen) và là đường lối ứng
xử (nghĩa bóng) Lão giáo và Nho giáo phát triển nghĩa của Đạo theonhững hướng riêng Lão – Trang dùng Đạo để giải thích cho ý nghĩatối sơ và sự vận hành vô cực của thế giới thực thể, Đạo của Lão –Trang trở thành một phạm trù triết học thuộc về vũ trụ luận; còn Nhogiáo thì biến Đạo thành một triết lý đạo đức, nghiêng hẳn về nhân sinhluận, phục vụ cho chính trị
2.1.2 Đạo Nho giáo
Bên cạnh việc vận dụng Đạo theo nghĩa đen là đường đi, cách làm,Nho giáo tập trung khai thác và phát triển nét nghĩa bóng của Đạo,vận dụng vào giải thích cho những vấn đề thuộc về chính trị và mụcđích, lý tưởng của cá nhân thuộc về nhân sinh luận
Trang 82.1.3 Đạo trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt
Người dân Việt đã tiếp nhận nội dung và hình thức Đạo của Nhogiáo: Thiên đạo (Đạo Trời), Nhân đạo, Đạo hiếu, Đạo cang thường,Đạo tào khang…
Muối mặn ba năm muối hãy còn mặn
Gừng cay chín tháng gừng hãy còn cay
Đạo nghĩa cang thường chớ đổi đừng thay
Dẫu có làm nên danh vọng, hay rủi có ăn mày ta cùng
theo nhau
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dầu rằng không chiếu, trải tơi mà nằm
Điều đáng chú ý là phần lớn Đạo trong tục ngữ, ca dao – dân
ca được vận dụng tập trung vào việc xác định tính bắt buộc của phéptắc hành xử, là chuẩn mực đạo đức của xã hội, chi phối hành vi ứng
xử của mỗi cá nhân Nó được cụ thể hóa trong các cụm từ nói về quan
hệ nhân luân và chuẩn mực đạo đức Nho giáo: Đạo quân thần, Đạo vợ
chồng, Đạo mẹ cha, Đạo con, Đạo cang thường, Đạo nghĩa… Tục ngữ
có câu “Đạo vợ, nghĩa chồng” Người dân đã tiếp nhận ý nghĩa Đạo
luân lý và nâng lên thành những chuẩn tắc đạo đức mang tính bắt buộccho từng cá nhân Sự tiếp biến tích cực này thể hiện rõ nét và mangtính tự giác khi được vận dụng vào lời ăn tiếng nói của họ Chúng tôithống kê được tục ngữ có 11 câu dùng Đạo với ý nghĩa là những quytắc tu thân, ứng xử xã hội trong tổng số 15 câu đề cập đến Đạo mangnội dung tiếp biến tích cực, chênh lệch rất nhiều so với số lượng từĐạo được vận dụng trong tình huống phản ứng phá cách (3 lần), kiểu
như: “ Có thực mới vực được đạo”; “Hết tiền hết gạo, hết đạo hết
thầy” Trong ca dao – dân ca thì số lượng lớn hơn, 141 trường hợpdùng từ Đạo thì chỉ có hai bài Đạo được vận dụng trong tình huốngtiêu cực, con cái hờn trách cha mẹ Tuy nhiên, nội hàm của Đạo vẫnmang ý nghĩa chuẩn tắc đạo đức được xã hội quy định cho từng vị trí:
“Căm hờn Vệ Luật Lý Lăng/ Làm cho lỗi thửa đạo hằng quân thân”;
“Tưởng rằng là đạo mẹ cha/ Con trai con gái cũng là một thương”;
“ Thức khuya dậy sớm cho cần/ Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con”
Cũng trong ca dao – dân ca, Đạo tập trung vào mối quan hệ lứa đôichiếm tỉ lệ khá cao 106 bài trên tổng số 141 bài (75,1%)
Chim kia còn có đôi có bạn
Em hãy xem cặp nhạn vấn vương
Làm người giữ đạo tào khương
Thủy chung như nhất, giữ đường ngãi nhân
Qua ca dao – dân ca, Đạo đã được “làm mới” Trong nó bao hàm
cả Nhân, Nghĩa và Tình theo cách các cặp vợ chồng quan niệm “Đốn
cây ai nỡ dứt chồi/ Đạo nghĩa vợ chồng giận rồi lại thương”.
Trong tục ngữ Đạo có vẻ cứng nhắc và nghiêng về hướng thực tế,
biểu hiện qua các câu: “Có nhân đạo mới có gạo nấu”; “Gia đạo nhà
ai nấy biết” Đôi khi người dân còn thẳng thắn cho rằng: “Có thực mới
vực được đạo” , phủ định tính triết lý viển vông của Đạo.
Trang 9Đối với người dân và đặc biệt qua lời tâm tình của các đôi traigái, chúng ta thấy chữ Đạo của người dân trở thành tiếng nói lươngtâm mang nặng Nhân, Nghĩa, Tình không đơn giản chỉ là chuẩn tắchành xử thiên về Trí
2.2 Phạm trù Thiên mệnh
2.2.1 Thiên mệnh trong kinh điển
Truyền thống dân gian Trung Quốc cho rằng Thiên là Trời, là ông
tổ của vạn vật Còn Mệnh, theo Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, có banghĩa:
(1) Cái lẽ vô hình, linh diệu của trời đất mà con người có khi hiểuđược, có khi không hiểu được; theo nghĩa đó thì mệnh (mạng) gầnnhư luật tự nhiên của hóa công
(2) Những nguyên do nào đó ta không rõ, ảnh hưởng một cách bấtngờ tới những hoạt động của ta, khiến cho có kẻ tận lực mà khôngthành việc, lại có kẻ không làm mà thành việc
(3) Một sự tiền định, sức người không thể đổi được, như có ngườisinh ra vốn thông minh, có kẻ vốn ngu độn, quốc gia có thời thịnh,thời suy, theo nghĩa này, mạng thường được gọi là định mạng, sốmạng
Nho giáo kế thừa những ý nghĩa trên giải thích sự tồn tại của vạnvật và biến chuyển của xã hội theo một trật tự do Trời định sẵn, trong
đó con người đóng vai trò trung tâm nhưng chịu sự chi phối trực tiếpcủa Trời Quyền lực của Trời được hiện thực hóa qua “con” của Trời
là vua Đổng Trọng Thư cho rằng: “Con người nhận lãnh sinh mệnh
từ Trời, cho nên vượt trên tự nhiên và khác với mọi sinh vật khác.Trong gia đình thì người có tình thân của cha con, anh em; ngoài xãhội thì có nghĩa vụ vua tôi và kẻ trên người dưới, quây quần gặp gỡ thì
có sự cư xử đối với bậc già cả, người lớn và trẻ nhỏ” Sự áp đặt vàràng buộc theo cách cư xử này đã được Trương Hoành Cừ tiếp nốinhưng vận dụng dịch lý để củng cố Trong đó vua là con Trời, ngôivua là do Trời sắp đặt, mọi việc được mất ở đời đều do Trời quyếtđịnh , con người chỉ biết tận lực làm theo Từ đây, xuất hiện các kháiniệm: Mệnh số, Định phận
2.2.2 Thiên mệnh trong tục ngữ, ca dao – dân ca
Trước khi tiếp xúc với Nho giáo, người dân Việt đã có Trời củamình Từ thời Văn Lang – Âu Lạc, người Việt cùng với các dân tộcvùng Đông Nam Á đã tôn thờ các thế lực siêu nhiên, thông qua nhữnghiện thân: thần cây, thần núi, thần đá, thần sông… Đến một giai đoạnnhất định, người dân đã xác định trong số ấy có một nhân vật uy vũnhất, chi phối nhiều mặt đời sống của họ, đó là Trời Trời là một thếlực trung tâm của vũ trụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của cư dânnông nghiệp Hiển hiện cụ thể bằng một hình tròn và có những tiachiếu tỏa ra xung quanh Đối với người dân Việt, Trời rất gần gũi, họ
có thể thông giao dễ dàng: “Bắc thang lên hỏi ông Trời/ Những tiềncho gái có đòi được không” Họ còn trao cho Trời cả tính cách củacon người và là “người” rất đời thường, cháu của con cóc
Trang 10Từ sự vận dụng dịch lý để giải thích sự hình thành nên thế giới tựnhiên và xã hội của các nhà nho, người dân Việt tiếp xúc với một “ôngTrời” có ý chí ý và quyền năng vô hạn can thiệp vào đời sống, quyếtđịnh vấn đề sinh, tử của con người như là “ông tổ” của loài người, đồithời còn có khả năng chi phối các mối quan hệ xã hội Khi đi vào ngônngữ dân gian những nội dung đó được biểu đạt bằng những cụm từ:Trời sinh, Trời làm, Trời định, của Trời… thể hiện tính “Người” củaTrời Trời đã ảnh hưởng đến quan niệm nhân sinh của người dân theohai hướng: tích cực và tiêu cực.
Mệnh số
Hướng tích cực thể hiện qua cách người dân cho rằng: con người lànhân tố quyết định, Mệnh Trời chỉ là yếu tố khách quan mang tính hỗtrợ Họ bảo rằng: “Dầu cho năm lọc bảy lừa/ Giàu sang tại số, nên hưtại mình” Đối với người dân, Trời đại diện cho lẽ phải, cho công lý,phân xử công bằng, theo như cách họ tin tưởng: “Trời nào có phụ aiđâu/ Hay làm thời giàu, có chí thì nên” Điều này được phân tích rõhơn trong ca dao:
Trời sinh Trời chẳng phụ nàoPhong vân gặp hội anh hào ra tayTrí khôn xếp để dạ này
Có công mài sắt có ngày nên kim
Người dân phân biệt rõ ràng: kết quả của một quá trình lao động cần
cù là do “nhân định” Nó thể hiện ý chí và nỗ lực của một cá nhân, còn
sự ngẫu nhiên tạo nên sức bật, vượt ra ngoài suy tính của con ngườimới là “thiên định” Tinh thần này chưa hẳn mang tính cách mạngnhưng nó thể hiện sự tiếp biến linh động, tích cực của người dân từtriết lý Thiên mệnh của Nho giáo Người dân đã dùng Thiên mệnh,Mệnh số để lập luận với mục đích điều hòa những xung đột trái chiều,
về lẽ sống chết, giàu sang, được mất, mang đến một sự tĩnh tại annhiên về tinh thần
Hướng tiêu cực, khi Trời của người dân mở rộng tầm ảnh hưởngđến cả sự sinh tử, được mất của con người như những câu tục ngữ:
“Tử sinh hữu mạng”; “Giàu sang tại số”; “Chữ rằng: phú quý tại thiên/Giàu sang tại số hiển nhiên tại Trời”; “Khó giàu muôn sự tại Trời/Nhân sinh ai cũng kiếp người mà thôi” Những câu tục ngữ, ca daonày trên toát lên sự buông xuôi, chấp nhận sự xếp đặt của Định số.Đáng tiếc là suy nghĩ và quan niệm ứng xử với hoàn cảnh khách quantiêu cực này lại phổ biến, thể hiện qua con số mà chúng tôi thống kêđược Trong tục ngữ 93 câu/ 101 câu số câu nói về Định số; ca dao –dân ca thì có 210 bài/ 238 bài Chưa nói đến số câu có sự xuất hiệncủa từ Phận, một khái niệm thể hiện rõ nét xu hướng tiếp nhận tiêucực của người dân
Phận
Phận là “danh vị” của từng cá nhân được Trời xếp đặt Ứng với
“danh vị” đó là trách nhiệm với gia đình, xã hội mà một cá nhân phảithực hiện đúng để hợp với “danh” Trong ý nghĩa này người dân đãtiếp nhận một cách thụ động và theo chiều hướng chấp nhận tiêu cực
kiểu như “Phận đành chịu số phong trần”; “Bôn ba chẳng qua số
Trang 11phận”; “Khó đành phận khó, bèo đã biết thân bèo, bèo đâu dám chơi trèo”; “Nghèo an phận nghèo”…
Tuy là xác định “danh vị” nhưng Phận chỉ dành cho những kẻ chịu
lệ thuộc, thấp bé như “phận làm tôi”, “phận làm con”, “phận đàn bà”,
“phận hồng nhan”, “phận nghèo”, “phận hèn”… Cách dùng này kháphổ biến trong lời ăn tiếng nói của người dân Tục ngữ có đến 34 câu(tỉ lệ 0,22%), ca dao – dân ca có 224 bài (1,79%) Tuy nhiên, songhành với từ Phận, triết lý dân gian lại cho ra đời một khái niệm phản
án đúng tâm tư nguyên vọng và ý chí mạnh mẽ của người dân là Thân.Thân, ngoài cái vẻ như là một phiên bản của Phận, nó còn ẩn chứa ýthức về giá trị, sự tự tin, mạnh mẽ của người Việt, đặc biệt là đối vớiđối tượng mà Phận ám chỉ, trong đó nổi bật là các chị em phụ nữ nhưcâu ca: “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.Trở lại ca dao – dân ca chúng ta thấy Thiên định kết hợp với nhânduyên nhà Phật tập trung vào mối quan hệ lứa đôi:
Phàn Lê Huê say mê Thái tửOán thù dữ còn đổi ra hiềnHuống chi phận thuyền quyên
Chẳng qua căn số định, giận phiền uổng công.
Qua văn bản tục ngữ, ca dao – dân ca chúng tôi nhận thấy Thiênmệnh kết hợp với tín ngưỡng dân gian đã chi phối mạnh mẽ thế giớiquan, nhân sinh quan của người dân với định hướng buông xuôi theodiễn biến tự nhiên, chấp nhận thân phận Tuy nhiên, thực tế vẫn còn
có nhiều trường hợp vượt ra ngoài định hướng chung
Chương 3
SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ TRUNG – HIẾU, NHÂN – NGHĨA TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA
NGƯỜI VIỆT 3.1 Cặp phạm trù Trung – Hiếu
3.1.1 Trung
Nghĩa cơ bản của Trung là chỉ tính ngay thật
Theo cách biện luận của Nho giáo nguyên thủy chúng ta hiểu chữTrung luôn có sự tương tác hai chiều Mạnh Tử từng cho rằng: “Vua
mà coi bề tôi như tay chân, ắt tôi sẽ coi vua như bụng dạ Vua mà coitôi như chó ngựa, ắt tôi sẽ coi vua như kẻ qua đường Vua mà coi tôinhư bùn rác, ắt tôi coi vua như kẻ cướp người thù” (Quân chi thị thầnnhư thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm Quân chi thị thần nhưkhuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân Quân chi thị thần nhưthổ giái, tắc thần thị quân như khấu thù)
Thế nhưng đến Hậu Nho, Trung trở nên cực đoan, thiếu nhân văn.Danh nho Đổng Trọng Thư cho rằng: “Đất thuận theo trời, giống như
vợ thuận theo chồng và bầy tôi thuận theo vua” Cứng nhắc hơn khiông vận dụng thuyết Âm – Dương để quy các mối quan hệ xã hộithành ba giềng mối mang tính rường cột: “Vua là giềng mối của bềtôi, cha là giềng mối của con, chồng là giềng mối của vợ” “Âm là cáihợp với Dương Vợ là cái hợp với chồng Con là cái hợp với cha Bầy
Trang 12tôi là cái hợp với vua” Trong đó vua là Dương, bầy tôi là Âm; cha làDương, con là Âm; chồng là Dương, vợ là Âm Âm – Dương hòa hợp
là bản chất của tự nhiên Vì là bản chất của tự nhiên nên con ngườiphải tuân theo để giữ cho đời sống xã hội cân bằng và thịnh trị
Trung theo Nho giáo vào Việt Nam đã được khai thác, định hướngmột cách phức tạp
Đối với giai cấp cầm quyền, Trung xoáy vào mối quan hệ vua tôi,
có xu hướng cực đoan, nhằm vào mục đích bảo vệ quyền lợi và uy thếcủa các nhà cầm quyền Điều đó thể hiện rõ qua các điều khoản củaluật pháp Trong khi đó đối với người dân, Trung thiên về luân lý, đạođức
Chịu sự chi phối của tư tưởng chính thống, một chữ Trung với vuacứng nhắc, kiên định đã tồn tại trong quan niệm ứng xử của người
dân Họ bảo rằng: “Làm tôi cứ ở cho trung/ Đừng ở hai lòng sau hóa
dở dang” Tuy nhiên, chữ Trung quân của họ đôi khi lại trở nên linhđộng quyền biến, dựa trên quyền lợi dân tộc Nếu ông vua không đứng
về phía họ, không vì quốc gia, dân tộc thì đối với người dân đó là ôngvua bất trung Họ không hề e dè khi bình xét hai vua:
Trời ơi trông xuống mà coiNước Nam cơ khổ, “con trời” hai ông
Hàm Nghi chính thực vua trung
Còn như Đồng Khánh là ông vua xằng
Một khi vua bất trung với dân với nước thì người dân cũng khôngcần phải cư xử tôn kính, ngược lại còn thẳng thắn phê phán Cần thiết
họ thu về chú tâm cho gia đạo nếu hiện thực xã hội đảo điên và họkhông tìm được đấng minh quân để giữ đức Trung Chữ Trung củangười dân hướng đến đối tượng là cha mẹ, như cách họ biểu đạt:
Chữ hiếu, chữ trung là trung với mẹ
Chữ nhân, chữ nghĩa là ái với ânYêu nhau bao quản xa gần
Tuy có sự thay đổi đối tượng nhưng cơ bản chữ Trung của ngườidân cũng tập trung nói đến mối quan hệ quân thần, Trung với vuachiếm số lượng vượt trội so với Trung hướng đến cha mẹ Tục ngữ thì
số lượng câu ít ỏi (8 câu) không bộc lộ rõ, nhưng ca dao – dân ca thìđiều đó thể hiện rất rõ: 26 bài so với 2 bài đề cập đến Trung lứa đôi và
1 bài Trung hướng đến mẹ, 1 bài hướng đến cha Xét về bản chất, đốivới người dân, chữ Trung thể hiện một nhân cách trọng Đạo lý hơn làviệc thực thi bổn phận, vì vậy, chữ Trung của họ linh động theo nhậnthức lẽ đúng sai, thể hiện sự quý trọng, tri ân đôi khi gần nghĩa vớiHiếu nếu hướng đến hai bậc sinh thành
3.1.2 Hiếu
Có thể tóm lược nghĩa của Hiếu Nho giáo trong các nội dung sau:
Trang 13- Đó là phẩm hạnh cơ bản nhất vì nó dựa trên cơ sở tình thâm Từđây nó quyết định nhân cách, uy tín của một cá nhân trong quan niệm
xã hội
- Hiếu thể hiện ý thức ân trả ân, nghĩa trả nghĩa mà cha mẹ đãdành cho con cái
- Nó được biểu hiện cụ thể qua Lễ trong cách cư xử với cha mẹ
- Hiếu tổng hòa các đức tính: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
- Hiếu có vai trò quan trọng trong sự thịnh trị của quốc gia, dântộc vì nó cảm đến Trời
Đối với người dân Việt lòng hiếu thảo xuất phát từ tình yêu thươngcha mẹ là sự bộc phát tự nhiên theo bản năng, như cách họ tâm sự:
Gió đưa cây cửu lý hương,
Xa cha xa mẹ thất thường bữa ăn,Sầu riêng, cơm chẳng muốn ăn
Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm
Khi tiếp xúc với khái niệm Hiếu của Nho giáo, chữ Hiếu của ngườidân đã có những chuyển biến rõ nét theo hướng tự giác Người connhận thức đầy đủ lý do, mục đích và cách hành xử đối với hai đấngsinh thành Nội dung này được đúc kết trong bài ca dao mà người Việtnào cũng thuộc nằm lòng:
Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Sự hiếu kính với cha mẹ thể hiện thiết thực nhất là việc người conphải lập thân bằng con đường khoa cử để làm rạng rỡ tông môn, vuilòng cha mẹ
Trai thời đọc sách ngâm ngaDùi mài kinh sử để chờ đại khoaNữa mai nối đặng nghiệp nhàTrước là mát mặt sau là hiển thân
Việc thứ hai cũng nhằm vào mục đích thỏa ý nguyện của cha mẹ
và trọn đạo làm con chính là lập gia thất Người con ý thức rõ ràng:
“Thờ cha kính mẹ đã đành/ Theo đôi theo lứa mới thành thất gia”.Cũng vì lý do này mà việc lập thành gia thất của con cái không chỉ làmột bước ngoặc cuộc đời mà còn là một hành xử thuộc về Đạo lý.Hơn nữa, nó không chỉ là một tâm nguyện của các bậc làm cha làm
mẹ mà nó còn là bổn phận của những đấng sinh thành Các bậc cha
mẹ bảo rằng: “Nuôi con những tưởng về sau/ Trao duyên phải lứa,gieo cầu phải nơi” Vì ý nghĩa đạo lý mà hôn sự của con cái chỉ nhữngbậc cha mẹ, tôn trưởng mới có quyền quyết định Quyền hạn này đượcquy định rõ ràng trong các bộ luật Người con hoàn toàn bị động: “Phụmẫu sơ sinh hãy để người định/ Trong việc vợ chồng chờ lịnh mẹcha” Lui vào thế bị động chính là cách thể hiện lòng hiếu kính, thuậntùng cha mẹ của người con Người con luôn nhớ rằng: “Cha mẹ đặtđâu con ngồi đó” Tuy nhiên, lạm dụng quyền hạn được luật pháp bảotrợ, cùng với thái độ thuận tùng tuyệt đối của người con trong chuyệntình duyên, một số bậc sinh thành đã biến con mình thành “đồ vật” để