1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số bài tập thực hành về cách làm việc với tệp – tiết 39; 40

19 4,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 553,12 KB

Nội dung

CÁC THAO TÁC VỚI TỆP * Khai báo tệp văn bản: Tệp văn bản được khai báo trực tiếp trong phần khai báo biến: Var :Text; * Mở tệp để ghi dữ liệu: Để mở một tệp chuẩn bị lưu trữ dữ liệu,

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Hiện nay trong phân phối chương trình Tin học THPT có sự thay đổi giảm tải đối với việc học môn Tin học Có những bài được lược bớt đi 1 phần, một mục hoặc có bài học sinh không phải học mà chỉ đọc tham khảo thêm Bên cạnh đó để đảm bảo đủ số tiết học nên có những tiết được bổ sung như tiết bài tập hoặc bài tập thực hành, nhằm đảm bảo cho học sinh nắm rõ hơn, vững hơn những phần lý thuyết đã được học Tuy nhiên với những tiết bài tập hoặc bài tập thực hành này sách giáo khoa, cũng như sách giáo viên chưa có những hướng dẫn cụ thể để đạt được một cái chuẩn chung như những bài lý thuyết Thông thường giáo viên sẽ linh động dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt là tuỳ vào đối tượng học sinh của mình để cung cấp cho học sinh những bài tập nhằm củng cố cho học sinh những kiến thức ở phần lý thuyết đã học

- Tin học 11 là một modul chương trình tương đối khó trong hệ thống modul kiến thức Tin học khối THPT Ở đây học sinh được làm việc với ngôn ngữ lập trình và một ngôn ngữ lập trình cụ thể, với thực tiễn cơ sở vật chất của trường THPT Đông Sơn 1 chúng tôi sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để cùng làm việc với học sinh trong học phần này

Theo phân phối chương trình, ở chương 5: Tệp và thao tác với tệp của Tin học 11 có 2 tiết lý thuyết và 2 tiết bài tập thực hành Phần lý thuyết, sách giáo khoa cung cấp đã khá đầy đủ và dễ hiểu đối với học sinh Tuy nhiên phần bài tập thực hành thì chưa có

Với lý do trên tôi mạnh dạn đề xuất "Một số bài tập thực hành về cách làm việc với tệp" cho 2 tiết 39, 40 nhằm giúp học sinh nắm vững hơn về cách

làm việc với tệp

Tuy giờ dạy đã dựa vào đối tượng học sinh, vào trọng tâm kiến thức chương trình, nhưng vẫn còn mang tính chất cá nhân đề xuất, mong được sự góp

ý của bạn đọc và đồng nghiệp để tiết học trở thành chuẩn chung trong phân phối chương trình

Trang 2

II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Sử dụng các bài toán cụ thể trước hết để học sinh nắm được cú pháp, ý

nghĩa của các thao tác xử lý tệp Và thông qua các ví dụ đó hướng dẩn học sinh

sử dụng thuần thục, linh động khi xử lý các dữ liệu trong tệp

III NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Đưa ra một số bài tập về tệp để học sinh thảo luận, làm việc qua đó nắm vững câu các thao tác với tệp và cách làm việc với tệp Hình thành ở học sinh kỹ năng phân tích, xử lý các vấn đề liên quan đến kiểu dữ liệu tệp trong quá trình lập trình

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Học sinh khối 11 tại trường THPT ĐÔNG SƠN 1

Sử dụng máy tính để chạy các chương trình về thao tác với tệp

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT ĐÔNG SƠN 1

- Có tham khảo các tài liệu về ngôn ngữ lập trình Pascal và tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm

Trang 3

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khi học sinh học bài học Bài 14 - 15: Kiểu dữ liệu tệp - Thao tác với tệp Học sinh đã có rất nhiều khó khăn, nhầm lẫn trong việc xác định các thao tác xử

lý tệp

II NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 CÁC THAO TÁC VỚI TỆP

* Khai báo tệp văn bản:

Tệp văn bản được khai báo trực tiếp trong phần khai báo biến:

Var <Bientep>:Text;

* Mở tệp để ghi dữ liệu:

Để mở một tệp chuẩn bị lưu trữ dữ liệu, ta sử dụng 2 thủ tục chuẩn sau đây: ASSIGN(biến tệp, tên tệp);

REWRITE(biến tệp);

Trong đó:

Biến tệp: là tên biến tệp đã khai báo sau từ khóa VAR

Tên tệp: Là tên do ta chọn để ghi dữ liệu vào đĩa

Ví dụ : ASSIGN(f, ‘a:\baitap.txt’);

REWRITE(f); {khởi tạo tệp rỗng}

Sau 2 thủ tục trên, để tiến hành ghi dữ liệu vào tệp ta dùng thủ tục WRITE(…), hoặc WRITELN(… ):

Cách viết:

WRITE(biến tệp, các giá trị cần ghi vào tệp);

WRITELN(biến tệp, các giá trị cần ghi vào tệp);

* Mở tệp để đọc dữ liệu:

Để mở một tệp chuẩn bị lưu trữ dữ liệu, ta sử dụng 2 thủ tục chuẩn sau đây: ASSIGN(biến tệp, tên tệp);

Trang 4

RESET(biến tệp);

Trong đó:

Biến tệp: là tên biến tệp đã khai báo sau từ khóa VAR

Tên tệp: Là tên do ta chọn để ghi dữ liệu vào đĩa

Ví dụ : ASSIGN(f, ‘a:\baitap.txt’);

RESET(f);

Sau 2 thủ tục trên, để tiến hành đọc dữ liệu vào tệp ta dùng thủ tục READ(…), hoặc READLN(… ):

Cách viết:

READ(biến tệp, các giá trị cần ghi vào tệp);

READLN(biến tệp, các giá trị cần ghi vào tệp);

* Cuối cùng, ta phải đóng tệp bằng thủ tục:

CLOSE(biến tệp);

2 BÀI TẬP

Xác định bài toán:

Input: giá trị của n

Output: kết quả của n!

Giáo viên liên tưởng cho học sinh:

Trước khi học bài này:

Input: giá trị của n (dữ liệu vào)  được nhập từ bàn phím

Output: kết quả (dữ liệu ra)  được in ra màn hình

Đến bài này:

Bài toán 1:

Cho số nguyên dương n (n≤12)

Yêu cầu: hãy tính n!

Dữ liệu vào từ file ‘BT01.INP’ chứa giá trị của số nguyên dương n

Kết quả ghi vào file ‘BT01.OUT’ là kết quả của n!

Trang 5

Input: giá trị của n (dữ liệu vào)  được lấy (đọc) từ file dữ liệu

Output: kết quả (dữ liệu ra)  được đưa (ghi) vào file kết quả

Khi đó để giải 1 bài toán, người viết chương trình phải tương tác với 3 file: File chương trình (nếu dùng Pascal thì có phần mở rộng là PAS)

File chứa dữ liệu vào (thường người ta để phần mở rộng là INP)

File chứa dữ liệu ra – ghi kết quả (thường người ta để phần mở rộng là OUT) Quan hệ 3 file trong bài toán 1

Giải thích: dữ liệu (giá trị của n) được lấy từ file ‘BT01.INP’ cho chương

trình BT01.PAS, sau khi tính được kết quả (n!) ta ghi kết quả đó vào file

‘BT01.OUT’

Mô hình quan hệ chung

Giáo viên trình bày cách đọc và ghi file

Một bài toán mà dữ liệu được đọc và ghi vào file thường có các thao tác chính như sau:

var n,i:byte;

gt:longint;

f:text;

begin

assign(f,'BT01 INP');

reset(f);

read(f,n);

close(f);

gt:=1;

for i:=2 to n

do

gt:=gt*i;

assign(f,'BT01.OUT' );

rewrite(f);

writeln(f,gt);

close(f);

end

BT01.PAS

5

BT01.I

NP

120

BT01.OU

T

trình

File Output

Trang 6

Khai báo biến file

Đọc dữ liệu trong file

Tính toán để có kết quả

Lấy kết quả ghi vào file

Khai báo biến file:

Var f:text;

Ý nghĩa: khai báo biến f có kiểu file văn bản

Đọc dữ liệu trong file:

{dòng 1} assign(f,'BT01.INP');reset(f);

{dòng 2} read(f,n);

{dòng 3} close(f);

Ý nghĩa:

Dòng 1: Mở file ‘BT01.INP’ để đọc nội dung

Dòng 2: Đọc 1 giá trị số nguyên trong file ‘BT01.INP’ gán cho biến n Dòng 3: Đóng file ‘BT01.INP’ để an toàn dữ liệu

Ghi kết quả vào file:

{dòng 1} assign(f,'BT01.OUT');rewrite(f);

{dòng 2} writeln(f,gt);

{dòng 3} close(f);

Ý nghĩa:

Var <tên biến file>:text;

Assign(<biến file>,<tên file>);reset(<biến file>);

Read(<biến file>,<danh sách biến>);

Hoặc Readln(<biến file>,<danh sách biến>);

Close(<biến file>);

Assign(<biến file>,<tên file>);rewrite(<biến file>);

write(<biến file>,<danh sách biến hay kết quả>);

Hoặc writeln(<biến file>,<danh sách biến hay kết quả>);

Close(<biến file>);

Trang 7

Dòng 1: Mở file ‘BT01.OUT’ để ghi nội dung

Dòng 2: Ghi giá trị của gt vào file ‘BT01.OUT’

Dòng 3: Đóng file ‘BT01.OUT’ để an toàn dữ liệu

Một vài điều cơ bản cần quan tâm:

Cấu trúc của file văn bản:

Dữ liệu trong file văn bản là các ký tự (bảng mã ASCII) Có một số hàm chuẩn thường dùng trong khi đọc/ghi tệp văn bản là:

* Hàm EoLn(<biến file>) : Trả về giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng

* Hàm Eof(<biến file>): Trả về giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp

Ví dụ về hình ảnh mô tả cấu trúc 1 file văn bản (chữ in đậm trong file sẽ

không được thể hiện)

Thủ tục đọc file: Read(<biến file>,<danh sách các biến>)

Với thủ tục này, ta có thể hiểu như sau: đầu đọc sẽ đọc lần lượt các giá trị trong file gán tuần tự cho các biến có trong danh sách biến của thủ tục, sau đó đầu đọc không thực hiện việc xuống đầu dòng tiếp theo

Thủ tục đọc file: Readln(<biến file>,<danh sách các biến>)

Giống như thủ tục Read, nhưng điểm khác biệt là sau khi thực hiện đọc và gán giá trị cho biến xong thì đầu đọc sẽ xuống đấu dòng tiếp theo

Thủ tục ghi file: write(<biến file>,<danh sách biến hay kết quả>); hoặc writeln(<biến file>,<danh sách biến hay kết quả>);

Trong thao tác với file giống như việc in kết quả ra màn hình (chỉ khác là thay vì ta thực hiện in kết quả ra màn hình như thế nào thì sẽ ghi mọi thứ vào file như vậy)

5 Eoln

7 3 8 6 9 Eoln

4 5 6 7 9 Eoln

Eof File văn bản

Trang 8

Cũng giống như bài toán 1, nhưng mỗi dòng trong file dữ liệu vào chứa một giá trị của n và tương ứng với mỗi giá trị của n sẽ có một kết quả trong file

dữ liệu ra

Bài giải tham khảo:

var n,i:byte;

gt:longint;

f,g:text; {dùng 2 biến file f và g}

begin

assign(f,'BT02.INP');reset(f); {biến file f để làm file đọc dữ liệu}

assign(g,'BT02.OUT');rewrite(g); {biến file g làm file ghi dữ liệu}

while( not Eof(f)) do {đọc trong khi chưa kết thúc file}

begin

read(f,n); {hoặc readln(f,n) đều được}

gt:=1;

for i:=2 to n do

gt:=gt*i;

writeln(g,gt);

end;

close(f);

close(g);

end

Bài toán 2: Cho một số số nguyên dương n (n≤12)

Yêu cầu: hãy tính n! của mỗi số

Dữ liệu vào từ file ‘BT02.INP’ chứa giá trị của một số số nguyên dương n Kết quả ghi vào file ‘BT02.OUT’ là kết quả của n! Mỗi dòng trong file dữ

liệu vào chứa một giá trị của n và tương ứng với mỗi giá trị của n sẽ có một

kết quả trong file dữ liệu ra

Trang 9

Bài giải tham khảo:

var a:array[1 100] of integer;

n,i:byte;

max:integer;

f:text;

begin

assign(f,'BT03.INP');reset(f);

readln(f,n); {Đọc số lượng phần tử gán cho biến n rồi đầu đọc xuống hàng}

for i:=1 to n do

read(f,a[i]);

close(f);

max:=a[1];

for i:=2 to n do

if max<a[i] then max:=a[i];

assign(f,'BT03.OUT');

rewrite(f);

writeln(f,max);

close(f);

end

Bài toán 3:

Cho một dãy số nguyên gồm n phần tử

Yêu cầu: Tìm giá trị lớn nhất

Dữ liệu vào từ file ‘BT03.INP’

Dòng đầu là giá trị của n (n≤100)

Dòng thứ hai ghi n phần tử của dãy (mỗi phần tử có giá trị tuyệt đối không

vượt quá 30000, hai phần tử kế nhau cách ít nhất một khoảng trắng)

Kết quả ghi vào file ‘BT03.OUT’ ghi giá trị tìm được

Trang 10

Bài giải tham khảo:

var a:array[1 100] of integer;

n,i:byte;

max:integer;

f,g:text;

begin

assign(f,'BT04.INP'); reset(f);

assign(g,'BT04.OUT'); rewrite(g);

while (not Eof(f)) do

begin

readln(f,n);

for i:=1 to n do

read(f,a[i]);

readln(f); {Đưa đầu đọc xuống dòng tiếp theo để đọc dãy số mới}

max:=a[1];

for i:=2 to n do

if max<a[i] then max:=a[i];

writeln(g,max);

end;

close(f); close(g);

end

Bài toán 4: Cho nhiều dãy số, cứ mỗi một bộ hai dòng trong file sẽ mô tả một

dãy số nguyên

Yêu cầu: Tìm giá trị lớn nhất của mỗi dãy

Dữ liệu vào từ file ‘BT04.INP’ Với mỗi bộ 2 dòng:

Dòng đầu là giá trị của n (n≤100)

Dòng thứ hai ghi n phần tử của dãy (mỗi phần tử có giá trị tuyệt đối không

vượt quá 30000, hai phần tử kế nhau cách ít nhất một khoảng trắng)

Kết quả ghi vào file ‘BT04.OUT’ ghi giá trị tìm được Tương ứng một dãy số

sẽ có một kết quả ghi trên mỗi dòng khác nhau trong file dữ liệu ra

Trang 11

Bài giải tham khảo:

var a:array[1 100] of integer;

n,m,i,j:byte;

s:longint;

f,g:text;

begin

assign(f,'BT05.INP');reset(f);

assign(g,'BT05.OUT');rewrite(g);

for i:=1 to n do {đọc lần lượt n dòng tương ứng với n dãy số}

begin

m:=0; {m là số phần tử của dãy số}

while (not Eoln(f)) do {trong khi chưa kết thúc dòng}

begin

m:=m+1;

read(f,a[m]);

end;

readln(f); {Đưa đầu đọc xuống dòng tiếp theo để đọc dãy số mới}

s:=0;

for j:=1 to m do s:=s+a[j];

writeln(g,s);

end;

close(f);

close(g);

end

Bài toán 5:

Cho n dãy số nguyên

Yêu cầu: tìm tổng của các phần tử của từng dãy

Dữ liệu vào từ file ‘BT05.INP’ gồm n dòng, mỗi dòng là một dãy số (mỗi dãy

có tối đa 100 phần tử và mỗi phần tử có giá trị tuyệt đối không quá 30000; hai phần tử đứng kế nhau cách nhau ít nhất một khoảng trắng)

Kết quả ghi vào file ‘BT05.OUT’ gồm n dòng mỗi dòng là một kết quả tìm được tương ứng với dữ liệu trong file input

Trang 12

Bài giải tham khảo:

var s:string;

i,dem:byte;

f:text;

begin

assign(f,'BT06.INP');reset(f);

readln(f,s); {đọc toàn bộ chuỗi thì phải dùng Readln}

close(f);

dem:=0;

for i:=1 to length(s) do

if s[i]=’a’ then

dem:=dem+1;

assign(f,'BT06.OUT');rewrite(f);

writeln(f,dem);

close(f);

end

Bài toán 6:

Cho một chuỗi ký tự có tối đa 255 ký tự

Yêu cầu: hãy cho biết có bao nhiêu ký tự ‘a’

Dữ liệu vào từ file ‘BT06.INP’ chứa chuỗi ký tự đã cho

Kết quả ghi vào file ‘BT06.OUT’ ghi số lượng ký tự ‘a’ tìm được

Trang 13

Bài giải tham khảo:

var ch:char;

i:byte;

dem:longint;

f:text;

begin

assign(f,'BT07.INP');reset(f);

dem:=0;

while (not Eoln(f)) do

begin

read(f,ch); {đọc từng ký tự thì dùng read}

if ch=’a’ then dem:=dem+1;

end;

close(f);

assign(f,'BT07.OUT');rewrite(f);

writeln(f,dem);

close(f);

end

Bài toán 7: Cho một chuỗi ký tự

Yêu cầu: hãy cho biết có bao nhiêu ký tự ‘a’

Dữ liệu vào từ file ‘BT07.INP’ chứa chuỗi ký tự đã cho

Kết quả ghi vào file ‘BT07.OUT’ ghi số lượng ký tự ‘a’ tìm được

Bài toán 8:

Cho dãy số nguyên

Yêu cầu: Hãy cho biết dãy số đó có số nguyên tố nào hay không?

Dữ liệu vào từ file ‘BT08.INP’ mỗi dòng là một dãy số (có tối đa 100 phần

tử; mỗi phần tử có giá trị tuyệt đối không quá 109; hai phần tử cách nhau một khoảng trắng)

Kết quả ghi vào file ‘BT08.OUT’ tương ứng một dãy số trong file input là

Trang 14

Bài giải tham khảo:

var x,i:longint;

ngto:boolean;

f,g:text;

begin

assign(f,'BT08.INP');reset(f);

assign(g,'BT08.OUT');rewrite(g);

while (not Eof(f)) do

begin

while (not Eoln(f)) do

begin

read(f,x);

{đoạn chương trình kiểm tra số nguyên x có

phải là nguyên tố hay không?}

ngto:=true;

if x<2 then ngto:=false else

for i:=2 to trunc(sqrt(x)) do

if (x mod i=0) then

begin

ngto:=false;

break; {thoát khỏi lặp for}

end;

if (ngto=true) then break; {thoát khỏi lặp while not Eoln(f) trong tr hợp có số nguyên tố}

end;

if (ngto=true) then writeln(g,1) else writeln(g,0);

readln(f); {đưa đầu đọc xuống hàng tiếp theo}

end;

close(f); close(g);

end

Trang 15

Bài giải tham khảo:

var a,b:longint;

f,g:text;

begin

assign(f,‘BT09.INP’);reset(f);

assign(g,‘BT09.OUT’);rewrite(g);

while (not Eof(f)) do

begin

readln(f,a,b);

{đoạn chương trình tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương a và b}

repeat

if (a>b) then a:=a-b;

if (a<b) then b:=b-a;

until (a=b);

writeln(g,a);

end;

close(f); close(g);

end

Bài toán 9:

Cho hai số nguyên dương a và b

Yêu cầu: Hãy tìm ước chung lớn nhất của hai số đó!

Dữ liệu vào từ file ‘BT09.INP’ gồm nhiều dòng, mỗi dòng chứa một cặp giá

trị của a và b (a, b≤109; hai số cách nhau một khoảng trắng)

Kết quả ghi vào file ‘BT09.OUT’ tương ứng với mỗi dòng trong file input là

một kết quả

Ví dụ:

2 6

7 10

2

1

Trang 16

Bài toán 10:

Cho số nguyên dương n

Yêu cầu: Hãy đếm số lượng chữ số 0 tận cùng của n!

Dữ liệu vào từ file ‘BT10.INP’ gồm nhiều dòng, mỗi dòng chứa một giá trị

của n (n≤109

)

Kết quả ghi vào file ‘BT10.OUT’ tương ứng với mỗi dòng trong file input là

một kết quả

Ví dụ:

3

10

0

2

Bài giải tham khảo:

var n,dem:longint;

f,g:text;

begin

assign(f,‘BT10.INP’);reset(f);

assign(g,‘BT10.OUT’);rewrite(g);

while (not Eof(f)) do

begin

readln(f,n);

{đoạn chương trình đếm số lượng chữ số 0 tận cùng của n!}

dem:=0;

while (n>=5) do

begin

dem:=dem+(n div 5);

n:=n div 5;

end;

writeln(g,dem);

end;

close(f); close(g);

end

Ngày đăng: 06/06/2016, 11:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w